You are on page 1of 3

- Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa,

di sản thiên nhiên:

+ Đối với các di sản văn hóa vật thể: công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất
trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và
của con người.

+ Đối với các di sản văn hóa phi vật thể: nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác
nhau mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển
đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng của di sản, phải giữ cho
được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”
của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. (SGK - Trang 26)

- Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời, vì:

+ Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở
nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

+ Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.

+ Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan
điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

+ Giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng; nắm bắt tốt các cơ hội
nghề nghiệp, việc làm và đời sống…

-Phân biệt các nguồn sử liệu và giá trị của mỗi loại hình sử liệu:

Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của các thông tin, sử liệu
được chia làm 2 nguồn cơ bản:

Sử liệu sơ cấp:

Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện
tượng được nghiên cứu như hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,....

Là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.

Sử liệu thứ cấp:

Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là
những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.

Là tài liệu tham khảo (đã thông qua qua điểm tiếp cận, nhận thức của con người).

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình cơ bản:

Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện
truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,....được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc những lời kể của nhân
chứng lịch sử.
Sư liệu hiện vật: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ
thể.

Sử liệu hình ảnh: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh ảnh, băng
hình.

Sử liệu thành văn: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước,....

- Cách thức sưu tầm, thu thập sử liệu:

+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập

+ Thu thập thông tin thông qua các phương pháp: phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát,quan sát, điền
dã.

+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Cách thức xử lí thông tin, tư liệu:

+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá

+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh..

- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá
nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra
bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho
cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện
thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế
hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng
khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự
báo tương lai của đất nước, nhân loại…

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử không thể thay đổi.

Ví dụ: Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh.


Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo
những cách khác nhau.

Ví dụ: Trận chiến giữa Tây Sơn và Nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết
“Hoàng Lê nhất thống chí”, hay nghiên cứu về nhà Tây Sơn của George Dutton,….

Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

- Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử quốc gia: chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải
nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm
hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản.

- Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tại, tôn vinh, phục dựng và quản lí
di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền
dại và tổ chức trình diễn,…

You might also like