You are on page 1of 20

pCHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


(Ban hành theo Quyết định số 2888/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 08 tháng 10 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Văn học nước ngoài
+ Tên tiếng Anh: Foreign Literature
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 9229030.03
- Tên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Văn học
+ Tên tiếng Anh: Literature
- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Văn học
+ Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Literature
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành văn học nước ngoài có mục
tiêu chung là đào tạo chuyên gia trình độ cao về văn học nước ngoài, trang bị
những kiến thức và phương pháp nghiên cứuchuyên sâu về các nền văn học lớn
trên thế giới như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc..., cập nhật với tư duy khoa học
xã hội hiện đại; có năng lực nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứutrong địa hạt
chuyên môn của mình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về các nền văn học nước ngoài tiêu biểu,
giúp người học tiếp cận với những vấn đề khoa học mang tính cập nhật trên thế giới
liên quan đến văn học nước ngoài và những phương pháp luận nghiên cứu đặc thù
có thể áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn học nước ngoài;

1
- Cung cấp nền tảng phương pháp luận và những phương pháp nghiên cừu
vừa có tính chuyên sâu, vừa có tính đặc thù ở bậc cao nhằm rèn luyện nghiệp vụ
nghiên cứu, đặc biệt rèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu, phát hiện vấn đề và
chủ động triển khai các đề tài nghiên cứu về hoặc có liên quan đến văn học nước
ngoài;
- Chương trình có mục tiêu đào tạo chuyên gia có thể công tác trong nhiều
lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến văn học nước ngoài nói riêng, văn học nói
chung, từ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành, giảng dạy văn học (tại
các cấp học và hình thức đào tạo khác nhau); tham gia công tác tại các cơ quan báo
chí, xuất bản và các cơ quan quản lý văn hóa;
- Nghiên cứu chuyên sâu về các hiện tượng của văn học thế giới (bao gồm
các tác giả, nhóm tác giả, khuynh hướng, trào lưu, trường phái, các vấn đề liên
quan tới thế giới nghệ thuật của tác phẩm...) trong quá khứ cũng như trong hiện tại;
- Vận dụng những tri thức và phương pháp hiện đại để khảo sát, lí giải
những hiện tượng, vấn đề trong các nền văn học nước ngoài khác nhau;
- Nghiên cứu so sánh các nền văn học của các quốc gia, dân tộc trên thế giới
với văn học Việt Nam dựa trên một (hay những) tiêu chí lý luận của quy luật vận
động văn học.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển thông qua việc đánh giá hồ sơ chuyên môn
theo quy định hiện hành.
3.2. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ văn
học nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
3.2.1. Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ
luật từ mức cảnh cáo trở lên.
3.2.2. Có đủ sức khỏe để học tập.
3.2.3. Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng (Văn học) từ loại
giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp hoặc
chuyên ngành gần với ngành Văn học/ chuyên ngành Văn học nước ngoài.
3.2.4. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục
công nhận theo quy định hiện hành.

2
3.2.5. Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là
tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành
hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc
gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc
đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên
ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận
văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo
thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
3.2.6. Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực
nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình
nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung
nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa
chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh
nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực
hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
3.2.7. Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư,
phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn
với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định
nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất, đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ
chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên
cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét
về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy
động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có
thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu
sinh.
3.2.8. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn
bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về
ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:
- Có chứng chỉ ngoại ngữ 1 trong 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung
Quốc, Nhật theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 1 (Quy chế đào tạo tiến sĩ tại Đại học

3
Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ – ĐHQGHN, ngày 24
tháng 11 năm 2017) do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận
trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự
tuyển;
- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho
chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng 1 trong 6 thứ tiếng: Anh,
Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật.
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước
ngoài của 1 trong 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật do các cơ sở đào
tạo Việt Nam cấp bằng.
- Trong các trường hợp trên, nếu không phải là tiếng Anh thì người dự tuyển
phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác
hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn
bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng
Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
3.2.9. Người dự tuyển là người nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối
thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.
3.2.10. Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy
định hiện hành về đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển
là công chức, viên chức)
3.2.11. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo
quy định của Nhà trường.
3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần
- Chuyên ngành gần: Văn học dân gian, Văn học Việt Nam, Lí luận văn học.
3.4. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 3 - 5 nghiên cứu sinh/năm.
PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Yêu cầu về chất lượng luận án:
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó
chứa đựng những đóng góp mới về lí luận và thực tiễn về văn học thế giới trên cơ
sở liên hệ với văn học dân tộc Việt Nam, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri
thức khoa học và giải quyết trọn vẹn các vấn đề thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của

4
luận án, các luận điểm và kết quả nghiên cứu cần bảo vệ, phân tích những bài học
để tác động ngược trở lại sự phát triển nền văn học dân tộc.
- Nghiên cứu sinh phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước đơn vị
chuyên môn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả
nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong thời gian thực hiện luận án.
- Có cam đoan và chữ kí của nghiên cứu sinh về nội dung luận án.
- Cấu trúc của luận án tiến sĩ phải đảm bảo tối thiểu có các phần sau:
+ Mở đầu: Giới thiệu tóm tắt về công trình nghiên cứu, lí do lựa chọn đề tài,
mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học hoặc thực tiễn của đề tài;
+ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các công trình
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã từng được công bố ở trong và
ngoài nước, chỉ ra những vấn đề mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục
tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lí thuyết, lí luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá.
+ Kết luận và kiến nghị: Trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút
ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.
+ Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án theo
quy định của Nhà trường.
+ Danh mục các công trình/ bài báo đã công bố liên quan đến đề tài luần án
của nghiên cứu sinh kèm theo văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có).
- Tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở
hữu trí tuệ: Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính
nghiên cứu sinh thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài
liệu của người khác thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận
án là công trình khoa học hoặc một phần của công trình khoa học của một tập thể
trong đó nghiên cứu sinh đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể
hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho nghiên cứu sinh sử
dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.
- Nghiên cứu sinh đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh)
02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành
5
trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí
ISI/ Scopus hoặc 02 bài báo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng
tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí
khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.
- Luận án được viết bằng tiếng Việt, sử dụng chữ thuộc mã Unicode, loại
chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, không quá 300 trang A4 (chưa kể phụ lục),
trong đó có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án, ít nhất 50% số
trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh
- Bản tóm tắt luận án phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của
luận án, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án. Bản thông tin luận án
khoảng 3 đến 5 trang (300 – 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày tóm
tắt những nội dung cơ bản, những nội dung mới và những kết quả nghiên cứu, đóng
góp quan trọng nhất của luận án.
2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Có kiến thức hệ thống, chuyên sâu và cập nhật về văn học nước ngoài; phân
tích, đánh giá được các hiện tượng văn học của các nền văn học thế giới tiêu biểu;
hệ thống hóa được các kiến thức cốt lõi, nền tảng về văn học nước ngoài; có khả
năng vận dụng kiến thức để tổ chức nghiên cứu khoa học và phát hiện, giải quyết
những vấn đề mới liên quan đến văn học nước ngoài thông qua việc vận dụng lý
thuyết và áp dụng những phương pháp mới; có năng lực về quản trị tổ chức trong
nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài.
3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu
- Có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến văn học
nước ngoài; sáng tạo và tư duy độc lập, đưa ra các ý tưởng nghiên cứu mới về văn
học nước ngoài; vận dụng kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác
nhau; thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác trong nghiên cứu và
giảng dạy văn học nước ngoài.
- Có khả năng tham gia tư vấn, tham mưu tích cực và hiệu quả các hoạt động
liên quan đến lĩnh vực văn học nước ngoài.
- Có năng lực tham gia vào các dự án nghiên cứu, giảng dạy, trao đổi học
thuật về văn học nước ngoài trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
4. Yêu cầu về kỹ năng

6
- Kĩ năng nghề nghiệp: Hệ thống hóa các lí thuyết khoa học, phương pháp,
công cụ phục vụ nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài và vận dụng vào
nghiên cứu, giảng dạy; Có kĩ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên
môn, kĩ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lí
phù hợp, sáng tạo, thậm chí độc đáo liên quan tới văn học nước ngoài.
- Kĩ năng bổ trợ:
+ Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng làm việc độc lập và sáng tạo, kỹ năng tự xây
dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên sâu, tiến hành nghiên cứu và phổ biến các kết
quả nghiên cứu; kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo, làm việc nhóm; kỹ năng sử
dụng và làm chủ các phần mềm vi tính thông dụng và chuyên biệt phục vụ chuyên
ngành; sử dụng thành thạo internet phục vụ nhu cầu chuyên môn; kĩ năng quản lí,
điều hành chuyên môn trong nghiên cứu, giảng dạy văn học nước ngoài; kĩ năng
tham gia hội thảo, tọa đàm, diễn đàn thảo luận trong nước và quốc tế liên quan đến
văn học nước ngoài.
+ Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, chủ trì, xây dựng kế hoạch
nhóm, thực hiện các công việc chuyên môn và các hoạt động khác có liên quan.
+ Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: sử dụng tốt ít nhất 1 trong 6 ngoại ngữ Anh,
Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật theo bảng tham chiếu tại Phụ lục 1, Quy chế đào tạo
tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ –
ĐHQGHN, ngày 24 tháng 11 năm 2017) để khai thác tư liệu bằng tiếng nước
ngoài, tham gia hội thảo quốc tế, công bố quốc tế.
5. Yêu cầu về phẩm chất:
- Trách nhiệm công dân: Nhận thức và ứng xử đúng theo các nguyên tắc và
chuẩn mực đạo đức, hiểu biết và tuân thủ hiến pháp, pháp luật, các quy định, quy
chế hữu quan và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhận thức đúng vai trò của người
lao động trí óc trong xã hội, có trách nhiệm trước các vấn đề xã hội, từ những vấn
đề có liên quan đến lĩnh vực văn học nghệ thuật đến các vấn đề của đời sống nhân
sinh, có ý thức trong việc sử dụng kiến thức để đóng góp vào sự phát triển chung
của xã hội.
- Trách nhiệm, đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:
Có tinh thần khách quan khoa học, có đạo đức khoa học, trung thực trong khoa học.
Độc lập, tự tin, có óc phê phán và tinh thần duy lí trong nhận thức, cởi mở, có cái
nhìn khách quan và chấp nhận cái mới. Biết chấp nhận cái mới và tính đa dạng của

7
các giá trị thẩm mỹ để đưa ra những cách ứng xử phù hợp; Có trách nhiệm với
công việc và đảm bảo uy tín trong công việc, dám chịu trách nhiệm về sản phẩm do
mình tạo ra. Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia; quản lí nghiên cứu và
có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, sáng tạo
ra ý tưởng mới và đánh giá, lựa chọn hướng xử lí hữu hiệu liên quan đến Văn học
nước ngoài.
6. Mức tự chủ và chịu trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm về các phát ngôn của bản thân về những vấn đề liên quan
đến chuyên ngành được đào tạo. Biết đánh giá để đưa ra những quan điểm được
suy xét đa chiều, có thái độ đúng mực khi đối diện với những vấn đề mới mẻ, phức
tạp của văn hóa và xã hội.
- Thích ứng với các môi trường hoạt động chuyên môn đa dạng, tự định
hướng và dẫn dắt các nhóm chuyên môn liên quan đến văn học nước ngoài.
- Đánh giá, đưa ra kết luận mang tính chuyên gia liên quan đến văn học nước
ngoài.
- Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập và phát triển
tri thức về văn học nước ngoài.
7. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành văn học nước ngoài, người tốt
nghiệp phải có khả năng và trình độ nghiên cứu khoa học độc lập, có thể nghiên
cứu ở các Viện, có thể trở thành giảng viên ở các trường Đại học/ Cao đẳng, giáo
viên các trường chuyên bậc phổ thông trung học, hoạt động trong các lĩnh vực báo
chí, xuất bản, khoa học xã hội và nhân văn.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Với những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đã đạt được, nghiên cứu sinh có
thể tự mình rèn luyện, nâng cao thêm về ngoại ngữ, chuyên môn để thực hiện các
đề tài nghiên cứu lớn hơn, hoặc đăng kí các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ
trong và ngoài nước, tự nâng cao trình độ trong chính công việc mà mình đảm
nhiệm.
9. Các chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế
mà đơn vị đào tạo tham khảo:

8
- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành): Chương trình tiến sĩ ngành
Văn học, chuyên ngành Văn học so sánh và Văn học thế giới (Comparative
Literature and World Literature)/ phiên bản mới nhất, áp dụng từ tháng 9/2010.
- Tên đơn vị đào tạo: Khoa Ngữ văn, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh (Trung
Quốc).

PHẦN III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
1.1. Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ:
Người học phải hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ và
các nội dung của chương trình đào tạo tiến sĩ.
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 130 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần bổ sung : 40 tín chỉ
+ Khối kiến thức chung: 4 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ

 Bắt buộc: 16 tín chỉ

 Tự chọn: 20/40 tín chỉ


- Phần 2: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần tiến sĩ: 9 tín chỉ

 Bắt buộc: 6 tín chỉ

 Tự chọn: 03/18 tín chỉ


+ Chuyên đề tiến sĩ: 09 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng
không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là
yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương
trình đào tạo).
- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

9
1.2. Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 100 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần bổ sung: 10 tín chỉ
+ Bắt buộc: 06 tín chỉ
+ Tự chọn: 4/12 tín chỉ
- Phần 2: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần tiến sĩ: 9 tín chỉ

 Bắt buộc: 06 tín chỉ

 Tự chọn: 03/18 tín chỉ


+ Chuyên đề tiến sĩ: 09 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng
không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là
yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương
trình đào tạo).
- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ
1.3. Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 90 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần tiến sĩ: 09 tín chỉ

 Bắt buộc: 06 tín chỉ

 Tự chọn: 03/18 tín chỉ


+ Chuyên đề tiến sĩ: 09 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 2: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng
không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

10
- Phần 3. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là
yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương
trình đào tạo).
- Phần 4: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

2. Khung chương trình


2.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

Số giờ tín chỉ Mã


học
Số Thự
ST Mã học Tự phần
Tên học phần tín Lí c
T phần họ tiên
chỉ thuyết hàn
c quyế
h
t
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

I. Khối kiến thức chung 4


1. Triết học
PHI5001 4 60 0 0
(Philosophy)

II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36

II.1. Bắt buộc (Compulsory Courses) 16


2. Phương pháp luận nghiên cứu văn học
LIT 6004 2 29 0 1
(Methodology of Literary Study)
3. Thời gian trong Truyện kể
LIT 6001 2 20 7 3
(Time in Narratives)
Loại hình học tác giả văn học trong văn
4. học trung đại Việt Nam
LIT6058 2 20 5 5
(Typology of Writer in Vietnamese
Medieval Literature)
5. Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới
LIT6007 (Chinese Novels in the Reform Period) 2 15 10 5

Văn học Nga hải ngoại-sáng tạo và tiếp


6. nhận
LIT6060 2 17 5 8
(Russian literature broad: Its Creation
and Reception)
7. Lịch sử phê bình văn học phương Tây
LIT6069 (History of Western Literary Criticism) 2 20 10 0

8. LIT6095 Tiểu thuyết cổ điển Nga- những vấn đề 2 20 5 5


thi pháp thể loại
11
Số giờ tín chỉ Mã
Số Thự học
ST Mã học Tự
Tên học phần tín Lí c phần
T phần họ
chỉ thuyết hàn tiên
c
h quyế
(Russian Classical Novel – A Study in t
the Poetics of Genre)
Mỹ học Ấn Độ cổ điển và ảnh hưởng
9. đối với văn học Việt Nam
LIT6096 2 20 5 5
(Classical Indian Aesthetics and
Influence to Vietnamese Literature)
20/
II.2. Tự chọn (Elective Courses)
40

10. Đặc điểm thơ Việt Nam 1945 – 1975


LIT6008 (Features of Vietnamese Poetry in the 2 15 10 5
Period 1945-1975)
Văn học trung đại Việt Nam - tiếp cận
11. từ góc nhìn văn hóa
LIT6012 2 20 5 5
(Vietnamese Medieval Literature from
Cultural Perspectives )
12. Nghiên cứu văn học dân gian theo loại
LIT6011 hình học 2 25 5 0
(Typological Studies of Folk Literature)
13. Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học
LIT6064 (Vietnamese Identity from Literary 2 20 6 4
Exchange.)
14. So sánh văn luận Đông-Tây
LIT6061 (Comparative Study of Western and 2 25 5 0
Eastern Literary Criticism)
Một số vấn đề lí luận của văn học hiện
15. đại và hậu hiện đại
LIT6063 2 20 10 0
(Some Theorical Issues of Modern and
Postmodern Literature)
16. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
LIT6021 (Modern Vietnamese Novels) 2 30 0 0

17. Tiểu thuyết Nga xô viết về chiến tranh


LIT6005 (Russian War Novels) 2 18 0 12

18. Bakhtin và những vấn đề của nghệ thuật


LIT6006 ngôn từ 2 18 0 12
Bakhtin and Language Art Issues
19. Lý thuyết tự sự học
LIT6062 (Theory of Narratology) 2 24 0 6

20. LIT6067 Những vấn đề loại hình học chủ nghĩa 2 20 6 4


hiện thực Nga thế kỷ XIX
(Typology of Russian Realism in the

12
Số giờ tín chỉ Mã
Số Thự học
ST Mã học Tự
Tên học phần tín Lí c phần
T phần họ
chỉ thuyết hàn tiên
c
h quyế
19th Century) t
21. Phiên dịch học
LIT6066 (Translation Studies) 2 18 0 12

22. Tiểu thuyết Mỹ thế kỉ XX


LIT6002 (American Novels in the 20th Century ) 2 20 7 3

Thơ Xuân Diệu và một số đặc điểm thi


23. pháp thơ lãng mạn 1932-1945
LIT6010 (Poetry of Xuan Dieu and Some 2 24 3 3
Features of Vietnamese Romantic
Poetry in the Period 1932-1945)
Kịch phương Tây- Một số vấn đề lý
24. thuyết và thực tiễn thể loại
LIT6098 2 30 0 0
(Western Drama- Some about Theory
and Reality of Genre)
Tiểu thuyết huyền thoại phương Tây thế
25. kỷ XX- đặc điểm thi pháp thể loại
LIT6099 2 22 0 8
(Western Novel-myth of 20th Century:
Characteristics of Genre Poetics)
Tiếp cận văn học và văn hóa Mĩ từ điểm
nhìn dịch văn hóa
26. (American Literary and Cultural
LIT6097 2 22 0 8
Practices: An Approach from the
Perspective of Cultural Translation
Studies.)
Tiếp nhận văn học hiện đại và đương
27. đại Trung Quốc ở Việt Nam.
LIT6094 (Reception of Modern and 2 22 0 8
Contemporary Chinese Literature in
Vietnam)
28. Tâm lí học sáng tạo nghệ thuật
LIT6024 2 28 0 2
(Psychological Approach to Arts)
Nghiên cứu văn học dân gian từ góc
29. nhìn văn hóa
LIT6127 2 25 5 0
(Researching Folk Literature from
Cultural Perspectives)
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG
QUAN
I. Các học phần tiến sĩ 9
I.1. Bắt buộc (Compulsory Courses) 6

13
Số giờ tín chỉ Mã
Số Thự học
ST Mã học Tự
Tên học phần tín Lí c phần
T phần họ
chỉ thuyết hàn tiên
c
h quyế
Các trường phái nghiên cứu lí luận phê t
30. bình trong văn học Nga thế kỷ XX
LIT 8002 3 25 10 10
(Russian Schools of Theories and
Literary Criticism 20th century)
Phê bình văn học phương Tây hiện đại –
31. lí thuyết và ứng dụng
LIT 8004 3 25 10 10
(Western Modern Literary Criticism -
Theory and Practice)
I.2. Tự chọn (Elective Courses) 3/18
Lí luận văn học – nghiên cứu và ứng
32. dụng
LIT 8003 3 25 10 10
(Theory of Literature – Study and
Practice)
Ảnh hưởng của VH Nga đối với thế giới
33. và Việt Nam
LIT 8005 (The Impacts of Russian Literature on 3 25 10 10
the World Literature: The Case of
Vietnam)
Motip Kyto giáo trong văn học cổ điển
34. Nga
LIT 8006 3 25 10 10
(Evangelic Motifs in Russian Classical
Literature)
Một số vấn đề văn học Trung quốc
35. đương đại
LIT 8007 3 25 10 10
(Some Issues of Contemporary Chines
Literature)
36. Thơ Trung Quốc - lịch sử và lí luận
LIT 8008 3 25 10 10
(Chinese Poetry – History and Theory)

37. Vai trò tôn giáo trong văn học Phương


LIT 8024 Đông 3 25 10 10
(Religion’s Role in Oriental Literature)
II. Chuyên đề tiến sĩ (Research Essays) 9
38. Chuyên đề 1
LIT 8053 3 0 0 45
(Research Essay 1)
39. Chuyên đề 2
LIT 8054 3 0 0 45
(Research Essay 2)
40. Chuyên đề 3
LIT 8055 3 0 0 45
(Research Essay 3)
III. Tiểu luận tổng quan (Literature Review) 2

14
Số giờ tín chỉ Mã
Số Thự học
ST Mã học Tự
Tên học phần tín Lí c phần
T phần họ
chỉ thuyết hàn tiên
c
h quyế
41. t
Tiểu luận tổng quan
LIT 8111 2 0 0 30
(Literature Review)

PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố
42. các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí
chuyên ngành theo quy định dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn.
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG
VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng
43. NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại
seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học. NCS
phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội
thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
44. Luận án Tiến sĩ
LIT 9003 70
(Dissertation)
Cộng (Total) 130

2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số
Mã học Thự phần
STT Tên học phần tín Lí c Tự
phần tiên
chỉ thuyết hàn học quyết
h

PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

I.1. Bắt buộc (Compulsory Courses) 6

1. Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi


LIT6007 mới 2 25 5 0
(Chinese Novels in the Reform Period)
2. LIT6060 Văn học Nga hải ngoại-sáng tạo và 2 25 5 0
tiếp nhận
(Russian literature abroad: Its
15
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số
Mã học Thự phần
STT Tên học phần tín Lí c Tự
phần tiên
chỉ thuyết hàn học quyết
h
Creation and Reception)
3. Lịch sử phê bình văn học phương Tây
LIT6069 (History of Western literary criticism) 2 25 5 0

I.2. Tự chọn (Elective Courses) 4/12


Tiểu thuyết Nga – Xô viết về chiến
4.
LIT6005 tranh 2 25 5 0
(Russian War Novels)
Bakhtin và những vấn đề của nghệ
5.
LIT6006 thuật ngôn từ 2 25 5 0
(Bakhtin and Language Art Issues)
6. Lý thuyết tự sự học
LIT6062 (A Theory of Narratology) 2 25 5 0
Những vấn đề loại hình học chủ nghĩa
7. hiện thực Nga thế kỷ XIX
LIT6067 2 25 5 0
(Typology of Russian realism in the
19th Century)
8. Phiên dịch học
LIT6066 (Translation Studies) 2 25 5 0
Tiểu thuyết Mỹ thế kỉ XX
9.
LIT6002(American Novels in the 20th 2 25 5 0
Century )
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG
QUAN
I. Các học phần tiến sĩ 9

I.1. Bắt buộc (Compulsory Courses) 6


Các trường phái nghiên cứu lí luận
phê bình trong văn học Nga thế kỷ
10.
LIT 8002 XX 3 25 10 10
(Russian Schools of Theories and
Literary Criticism 20th century)
Phê bình văn học phương Tây hiện
11. đại – lí thuyết và ứng dụng
LIT 8004 3 25 10 10
(Western Modern Literary Criticism -
Theory and Practice)
I.2. Tự chọn (Elective Courses) 3/18

12. Lí luận văn học – nghiên cứu và ứng


LIT 8003 3 25 10 10
dụng
16
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số
Mã học Thự phần
STT Tên học phần tín Lí c Tự
phần tiên
chỉ thuyết hàn học quyết
h
(Theory of Literature – Study and
Practice)
Ảnh hưởng của VH Nga đối với thế
giới và Việt Nam
13.
LIT 8005 (The Impacts of Russian Literature 3 25 10 10
on the World Literature: The Case of
Vietnam)
Motip Kyto giáo trong văn học cổ
14. điển Nga
LIT 8006 3 25 10 10
(Evangelic Motifs in Russian
Classical Literature)
Một số vấn đề văn học Trung quốc
15. đương đại
LIT 8007 3 25 10 10
(Some Issues of Contemporary
Chines Literature)
Thơ Trung Quốc - lịch sử và lí luận
16.
LIT8008 (Chinese Poetry – History and 3 25 10 10
Theory)
Vai trò tôn giáo trong văn học
17. Phương Đông
LIT8024 3 25 10 10
(Religion’s Role in Oriental
Literature)
II. Chuyên đề tiến sĩ (Research Essays) 9

18. Chuyên đề 1
LIT 8053 3 0 0 45
(Research Essay 1)
19. Chuyên đề 2
LIT 8054 3 0 0 45
(Research Essay 2)
20. Chuyên đề 3
LIT 8055 3 0 0 45
(Research Essay 3)

III. Tiểu luận tổng quan (Literature Review) 2

21. Tiểu luận tổng quan


LIT 8111 2 0 0 30
(Literature Review)

PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

22. NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các
công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên

17
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số
Mã học Thự phần
STT Tên học phần tín Lí c Tự
phần tiên
chỉ thuyết hàn học quyết
h

ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG
VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO

Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng
NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại
23.
seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học.
NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị,
hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ

24. Luận án Tiến sĩ


LIT 9003 70
(Dissertation)

Cộng (Total) 100

2.3. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng
hoặc phù hợp
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số Thự
ST Mã học Lí Tự phần
Tên học phần tín c
T phần thuyế họ tiên
chỉ hàn
t c quyết
h
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I. Các học phần tiến sĩ 9
I.1. Bắt buộc (Compulsory Courses) 6
Các trường phái nghiên cứu lí luận
phê bình trong văn học Nga thế kỷ
1.
LIT 8002 XX 3 25 10 10
(Russian Schools of Theories and
Literary Criticism 20th century)
2. LIT 8004 Phê bình văn học phương Tây hiện 3 25 10 10
18
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số Thự
ST Mã học Lí Tự phần
Tên học phần tín c
T phần thuyế họ tiên
chỉ hàn
t c quyết
h
đại – lí thuyết và ứng dụng
(Western Modern Literary Criticism
- Theory and Practice)
3/1
I.2. Tự chọn (Elective Courses)
8
Lí luận văn học – nghiên cứu và ứng
3. dụng
LIT 8003 3 25 10 10
(Theory of Literature – Study and
Practice)
Ảnh hưởng của VH Nga đối với thế
giới và Việt Nam
4.
LIT 8005 (The Impacts of Russian Literature 3 25 10 10
on the World Literature: The Case
of Vietnam)
Motip Kyto giáo trong văn học cổ
5. điển Nga
LIT 8006 3 25 10 10
(Evangelic Motifs in Russian
Classical Literature)
Một số vấn đề văn học Trung quốc
6. đương đại
LIT 8007 3 25 10 10
(Some Issues of Contemporary
Chines Literature)
Thơ Trung Quốc - lịch sử và lí luận
7.
LIT 8008 (Chinese Poetry – History and 3 25 10 10
Theory)
Vai trò tôn giáo trong văn học
8. Phương Đông
LIT 8024 3 25 10 10
(Religion’s Role in Oriental
Literature)
II. Chuyên đề tiến sĩ (Research Essays) 9
9. Chuyên đề 1
LIT 8053 3 0 0 45
(Research Essay 1)
10. Chuyên đề 2
LIT 8054 3 0 0 45
(Research Essay 2)
11. Chuyên đề 3
LIT 8055 3 0 0 45
(Research Essay 3)
III. Tiểu luận tổng quan ((Literature Review) 2
12. Tiểu luận tổng quan
LIT 8111 2 0 0 30
(Literature Review)

19
Số giờ tín chỉ
Mã học
Số Thự
ST Mã học Lí Tự phần
Tên học phần tín c
T phần thuyế họ tiên
chỉ hàn
t c quyết
h
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố
13.
các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí
chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG
VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng
NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại
14. seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học.
NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị,
hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
15. Luận án Tiến sĩ
LIT9003 70
(Dissertation)
Cộng (Total) 90

20

You might also like