You are on page 1of 16

nội dung kiểm tra, đánh giá

văn hóa du lịch


phương

mục lục
1. Đề bài và yêu cầu ....................................................................................... 2

1.1. Đề bài.................................................................................................... 2

1.2. Yêu cầu về nội dung............................................................................. 2

1.2.1. Báo cáo nhóm .................................................................................. 2

1.2.2. Báo cáo lớp...................................................................................... 3

1.2.3. Báo cáo cá nhân ............................................................................... 3

2. Các bước thực hiện .................................................................................... 4

3. Đánh giá, điểm ........................................................................................... 5

4. Hướng dẫn lập kế hoạch nghiên cứu ........................................................ 6

4.1. Một số gợi ý .......................................................................................... 6

4.2. Hướng dẫn nghiên cứu ........................................................................ 7

4.2.1. Hướng dẫn chung ............................................................................ 7

4.2.2. Hướng dẫn chi tiết ........................................................................... 7

5. Hình thức, quy cách báo cáo ................................................................... 11

6. Tài liệu tham khảo cho sinh viên ............................................................ 12

7. Danh sách lớp........................................................................................... 13

1
1. Đề bài và yêu cầu
1.1. Đề bài
Tìm hiểu, đánh giá về văn hóa du lịch tại Hà Nội thông qua phân tích đặc điểm
của các nội dung/chủ đề sau
- Cảnh quan văn hóa, danh lam thắng cảnh (1)
- Kiến trúc, mỹ thuật (2)
- Văn hóa và nghệ thuật ẩm thực (3)
- Tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa tâm linh (4)
- Di tích lịch sử - văn hóa (5)
- Diễn xướng, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn (6)
- Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, văn hóa dân gian (7)
- Văn hóa lễ hội (8)
- Văn hóa làng nghề (9)
- Bảo tàng, di sản văn hóa (10)
- Chủ đề khảo cổ học (11)
- Văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch (12)
- Các loại hình du lịch văn hóa mới/độc đáo/đặc biệt có sức hấp dẫn lớn đối
với du khách trong và ngoài nước (13)
- Các chủ đề văn hóa đương đại, các thiết chế văn hóa khác (*)1

1.2. Yêu cầu về nội dung


1.2.1. Báo cáo nhóm
- Báo cáo nhóm nên làm rõ những nội dung sau2:
o Nêu rõ đề tài nhóm lựa chọn, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu.
o Trình bày, mô tả khái quát về đặc điểm, nội dung của chủ đề được giao;
vai trò, ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch/phát triển du lịch văn hóa
tại Hà Nội.
o Lập sơ đồ tuyến điểm du lịch văn hóa/tài nguyên văn hóa mà nhóm
nghiên cứu, điều tra, khảo sát.
o Đánh giá tài nguyên du lịch liên quan đến chủ đề và đề tài của nhóm
o Phân tích thực trạng, đặc điểm hoạt động du lịch liên quan đến chủ đề
đó, chẳng hạn: đặc điểm khách, chương trình, doanh thu, sản phẩm, giá
cả, tour tuyến, quảng bá/xúc tiến; ưu điểm, nhược điểm/tồn tại/hạn chế
v.v…
o Lập kế hoạch xây dựng, phát triển loại hình/sản phẩm du lịch dựa trên
các yếu tố, giá trị của tài nguyên du lịch thuộc chủ đề đó.
o Khuyến nghị, giải pháp, đề xuất (nếu có) v.v…

1Sinh viên có thể đề xuất, lựa chọn bất kể chủ đề nào liên quan.
2Không nhất thiết trình bày toàn bộ. Căn cứ vào đề tài nghiên cứu mà nhóm lựa chọn để đưa vào báo cáo các nội
dung phù hợp.

2
o Kết luận nêu rõ mức độ hoàn thành công việc mà nhóm thực hiện, những
vấn đề còn tồn tại, việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các mục tiêu
nghiên cứu, việc kiểm nghiệm giả thuyết v.v…
- Thời hạn, hình thức nộp báo cáo:
o 01 tuần trước buổi trình bày, các nhóm nộp báo cáo bản mềm (và các tài
liệu liên quan) vào địa chỉ sau:
o https://drive.google.com/drive/folders/1su6gUHmBhMy9N1w3QvdAx
wjPL4df3qtF?usp=drive_link
1.2.2. Báo cáo lớp
- Báo cáo lớp nên làm rõ những nội dung sau:
o Đặc điểm văn hóa du lịch tại Hà Nội: đặc điểm tài nguyên du lịch, đặc
điểm các lĩnh vực/thành tố của văn hóa trong hoạt động du lịch, đặc điểm
và thực trạng các loại hình/sản phẩm/hoạt động du lịch văn hóa tại Hà
Nội.
o Mô tả diện mạo văn hóa du lịch tại Hà Nội dựa trên kết quả nghiên cứu
của các nhóm.
o Phác họa kế hoạch phát triển loại hình/sản phẩm du lịch dựa trên các
điều kiện, thế mạnh về tài nguyên văn hóa. Giải thích cơ sở khoa học và
thực tiễn của kế hoạch.
o Phác họa sơ đồ tổng quan về tuyến điểm du lịch văn hóa dựa trên quan
điểm và kết quả nghiên cứu của lớp.
o Đưa ra nhận xét/bàn luận, khuyến nghị/giải pháp phát triển du lịch văn
hóa tại Hà Nội (nếu có).
- Thời hạn, hình thức nộp báo cáo:
o 02 ngày trước buổi trình bày cuối cùng, nộp báo cáo hoàn chỉnh vào địa
chỉ sau:
o https://drive.google.com/drive/folders/1qx3JApcCMiJWaHclsOvPX9jZFHc
m-vHO?usp=drive_link
1.2.3. Báo cáo cá nhân
- Nội dung:
Phần 1:
o Anh/Chị hãy phân tích vai trò của tài nguyên văn hóa đối với phát triển
du lịch.
o Lựa chọn một điểm đến cụ thể, phân tích các điều kiện phát triển du lịch
văn hóa tại điểm đến đó.
Phần 2:
o Anh/Chị tham gia vào công việc nào và đã làm gì để giải quyết các vấn
đề được giao trong quá trình làm việc nhóm?
o Anh/Chị nhận thức thế nào về kết quả nghiên cứu của nhóm và của lớp?
Anh/chị hãy đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy từ
môn học này cho định hướng công việc trong tương lai của mình.
- Hình thức:

3
o Đánh giá: Nội dung: 0.9; Hình thức: 0.1
o Bài viết là của cá nhân, thể hiện quan điểm của người viết. Tất cả những
bài giống nhau sẽ nhận điểm 0.
o Các trích dẫn phải có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ. Xem cách trích dẫn ở
đề mục 5 (Hình thức, quy cách). Tất cả các bài thiếu trích dẫn và có lỗi
sao chép (từ các tài liệu khác hoặc sao chép của nhau) đều nhận điểm 0.
Báo cáo/tiểu luận phải có danh mục tài liệu tham khảo.
o Hình thức:
▪ Hình thức, quy cách trình bày của báo cáo cá nhân tuân thủ quy định
ở mục 5
▪ Đánh máy hoặc viết tay trên giấy 1 mặt A4
▪ Không giới hạn số trang
▪ Không đóng bìa nilong (bản cứng)
▪ Bìa báo cáo ghi đầy đủ thông tin như quy định
- Thời hạn, hình thức nộp bài:
o Thời gian nộp báo cáo:
o Nộp bài: Sinh viên sẽ nộp bản mềm và bản cứng báo cáo cá nhân
Bản mềm:
▪ Ghi tên bài làm như sau: Số thứ tự. Họ và tên. mã số sinh viên [Ví
dụ: 1. Dương Thị Lan Anh. 22030839]. Nếu trùng tên với sinh viên
khác trong danh sách, bổ sung ngày sinh. Sinh viên xem và ghi đúng
thông tin như danh sách lớp ở mục [7].
▪ Xuất file bài làm ở định dạng PDF. Tự đăng tải vào đường link sau
đây (link tự đóng sau thời gian quy định ngày 10/5/2023):
▪ https://drive.google.com/drive/folders/1KOev3hlc0VX94oAG_0mIHe7
OIwQfM_WN?usp=drive_link
Bản cứng: Sinh viên nộp bài cho lớp trưởng và ký vào danh sách xác
nhận.

2. Các bước thực hiện


Tất cả các nhóm có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết đề bài, với
những giai đoạn cụ thể như sau:
Bước 1 (2 tuần đầu): Tất cả các nhóm họp, thảo luận về đề bài. Sau khi thống
nhất về nội dung và cách thức làm việc, tiến hành nhận chủ đề trên cơ sở
nguyện vọng/thế mạnh của nhóm, hoặc các trưởng nhóm tự thống nhất phân
chia chủ đề. Các nhóm đăng ký thứ tự trình bày báo cáo với cán sự lớp. Nội
dung của các buổi họp được ghi lại bằng biên bản và đưa vào báo cáo tổng
kết của lớp.
Lớp trưởng và lớp phó phụ trách tổng thể, điều phối các công việc của lớp
thông qua các trưởng nhóm.
Bước 2 (từ 27/01/2024 đến 04/04/2024) : Các nhóm tiến hành nghiên cứu chủ
đề được giao. Lựa chọn một đề tài cụ thể để làm rõ nội dung của chủ đề.

4
Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa (nếu cần thiết) để làm rõ vấn đề nghiên
cứu. Trưởng nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên (ghi
rõ vào báo cáo nhóm).
Bước 3 (từ 05/4/2024 đến 26/4/2024): Trình bày kết quả nghiên cứu. Báo cáo
nhóm được nộp đầy đủ, hoàn chỉnh theo yêu cầu ở mục [1.2.1]. Các nhóm
lựa chọn bất kể hình thức trình bày khả dụng và phù hợp (khuyến khích
sáng tạo) để báo cáo kết quả nghiên cứu trước lớp. Bài thuyết trình có thể
trình chiếu video, kết hợp hỏi đáp (phát vấn), xử lý tình huống, đóng vai
(role play) sao cho sinh động và hiệu quả nhất.
Mỗi một nhóm sẽ chịu trách nhiệm đọc tài liệu và chuẩn bị các câu hỏi phản
biện cho báo cáo của một nhóm khác. Những nhóm này sẽ tranh luận với
nhau về các vấn đề liên quan đến chủ đề thuyết trình. Các nhóm bốc thăm
thứ tự phản biện (lớp trưởng điều hành).
Mỗi buổi sẽ có 2 nhóm báo cáo. Các tài liệu liên quan đến phần thuyết trình
của nhóm được nộp trước buổi báo cáo 01 tuần. Các báo cáo sẽ được thành
viên lớp và giảng viên cùng thảo luận, góp ý để hoàn thiện.
Bước 4 (06/4/2024 đến 02/5/2024): Các trưởng nhóm báo cáo kết quả nghiên
cứu cho lớp trưởng và lớp phó, phối hợp viết báo cáo tổng kết. Cán sự lớp
hoàn thiện báo cáo tổng kết với đầy đủ nội dung theo yêu cầu ở mục [1.2.2].
Cử người trình bày báo cáo tổng kết trước lớp. Báo cáo bản mềm được nộp
trước buổi 02 ngày, báo cáo bản cứng được nộp trực tiếp trên lớp (ngày
03/05/2024). Điểm của báo cáo tổng kết chiếm 10% tổng điểm giữa kỳ của
tất cả các nhóm.
Bước 5 (10/05/2024): Sinh viên nộp bài thu hoạch/tiểu luận cuối kỳ. Báo cáo/tiểu
luận được viết với kết cấu chặt chẽ như một bài nghiên cứu. Đảm bảo có
đầy đủ nội dung theo yêu cầu ở mục [1.3.3].

3. Đánh giá, điểm


- Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm giữa kỳ: 30%, trong đó:
o Quá trình làm việc của tất cả các nhóm phản ánh qua báo lớp: 10% tổng
điểm giữa kỳ. Giảng viên đánh giá đầu điểm này thông qua báo cáo lớp.
o Quá trình làm việc của nhóm, phần trình bày kết quả nghiên cứu và báo
cáo nhóm: 90% tổng điểm giữa kỳ. Cơ chế đánh giá như sau:
▪ Thành viên mỗi nhóm tự đánh giá, trên cơ sở đó, nhóm họp và đánh giá
kết quả thực hiện công việc của từng thành viên (20%)3
▪ Lớp đánh giá khách quan sự chuẩn bị và kết quả nghiên cứu của nhóm
(thông qua phần báo cáo và thuyết trình), trong đó: đánh giá của nhóm
phản biện (10%), tập thể lớp đánh giá (10%).

3 Xem mẫu đánh giá ở Phụ lục. Báo cáo nhóm phải có nội dung này.

5
▪ Giảng viên đánh giá dựa trên báo cáo nhóm và phần trình bày của nhóm
(50%)
▪ Điểm thành phần được công bố ngày 03/05/2024
- Điểm cuối kỳ là điểm báo cáo cá nhân của sinh viên (chiếm 60% tổng điểm
TBC học phần), công bố 02 tuần sau ngày nộp bài.

4. Hướng dẫn lập kế hoạch nghiên cứu


4.1. Một số gợi ý4
- Lựa chọn đề tài và xác định hướng triển khai:
o Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin sơ bộ, sau đó thảo luận nhóm để
chọn một đề tài/nội dung/đối tượng nghiên cứu phù hợp với chủ đề được
giao
o Đánh giá tài nguyên du lịch của đối tượng nghiên cứu. Tiến hành điều
tra, khảo sát thực địa (nếu cần thiết).
- Mô tả hiện trạng và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
o Thực hiện điều tra và tiến hành quan sát sâu, mô tả khách quan và toàn
diện về đối tượng nghiên cứu
o Đối chiếu, so sánh và tiến hành mô tả sơ bộ những thay đổi của đối tượng
theo lịch đại
- Làm rõ mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu với các hoạt động du lịch (nói
chung) thông qua việc lập kế hoạch chi tiết phát triển một sản phẩm du lịch
dựa trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị tài nguyên du lịch đó.
o Chẳng hạn tiếp cận trên các khía cạnh: dạng thức tài nguyên, điều kiện
phát triển, khả năng phát triển, tính chất tài nguyên, đối tượng khách, các
dịch vụ, chuỗi cung ứng, các bên liên quan, chủ trương/chính sách phát
triển, những tuyến điểm, kế hoạch quảng bá/xúc tiến, những mâu
thuẫn/khó khăn/hạn chế v.v…
- Nhận diện tài nguyên du lịch5:
o Xem xét không gian và thời gian của đối tượng nghiên cứu
o Xác định yếu tố tương tác của đối tượng nghiên cứu (chú ý các bên liên
quan trong các mối quan hệ tương tác)
o Xem xét đặc điểm, tính chất tài nguyên của đối tượng nghiên cứu
- Khai thác tài nguyên du lịch:
o Xác định công đoạn du khách có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại
điểm tài nguyên.
o Xác định các công đoạn du khách có thể quan sát hoạt động du lịch
đang diễn ra tại điểm tài nguyên

4 Những nội dung gợi ý này không hệ thống, chỉ có giá trị tham khảo, không phải là yêu cầu, các nhóm không
nhất thiết tiếp cận theo các gợi ý này.
5 [Trích lược]. Có thể xem kỹ hơn trong giáo trình: Trần Thúy Anh (Chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa, NXB

ĐHQGHN, 2014.

6
o Xác định giá trị vật chất/vật thể (vật liệu/tạo tác/kỹ thuật, nghệ thuật
trang trí, tạo hình, chạm trồ v.v…) hoặc phi vật thể (các giá trị tinh hoa,
nghệ thuật biểu diễn, nghi thức, diễn xướng v.v…)
o Xác định giá trị giá trị tinh thần/tâm linh/thiêng (sự tích, huyền thoại,
giai thoại, các yếu tố chìm/nhòe/ngầm ẩn, các yếu tố tâm linh v.v…)
của đối tượng và các giá trị phi vật thể/tinh thần khác.
o Xác định vai trò, ý nghĩa thực tiễn của đối tượng
o Xác định những nội dung và hình thức cụ thể của đối tượng
o Làm rõ khả năng khai thác của nó trong thực tiễn hoạt động du lịch:
Khả năng quan sát và tham gia của du khách vào công đoạn/trình tự
nhất định của đối tượng/sản phẩm du lịch.
4.2. Hướng dẫn nghiên cứu
4.2.1. Hướng dẫn chung
Mục đích của các nội dung đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ tập trung vào cách sinh
viên thực hiện, triển khai nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung, kiến
thức của học phần. Do đó, những gợi ý/hướng dẫn dưới đây sẽ chủ yếu đưa
ra những định hướng về mặt phương pháp.
- Xác định vấn đề nghiên cứu
o Đề tài cần nêu tường minh các vấn đề, thể hiện sự logic giữa các nội
dung. Đề tài nên có tính mới, không trùng lặp và thể hiện sự sáng tạo: Ý
tưởng nghiên cứu → Vấn đề nghiên cứu → Đề tài nghiên cứu
- Các bước tiến hành nghiên cứu sau khi đã xác định tên đề tài
o Tổng quan tài liệu
o Xây dựng đề cương nghiên cứu
o Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu
o Tổng hợp, phân tích dữ liệu/thông tin
o Viết báo cáo và kết quả nghiên cứu
o Thiết lập các hình thức trình bày báo cáo

4.2.2. Hướng dẫn chi tiết6


a. Xác định đối tượng nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện tượng phải làm
rõ trong nghiên cứu. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu là vấn đề trọng
tâm phải được làm sáng tỏ của nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu là việc người thực hiện đề tài đưa ra những thắc mắc
cần giải quyết/giải thích. Câu hỏi nghiên cứu là trọng tâm của đề tài. Câu
hỏi nghiên cứu có thể là bản chất sự vật, hiện tượng nhưng cũng có thể liên
6Trích lược và diễn giải từ một số sách, giáo trình về văn hóa du lịch, du lịch văn hóa. Sinh viên có thể tham khảo
các sách, giáo trình sau để hiểu thêm về cách tiến hành nghiên cứu liên quan đến các nội dung văn hóa du lịch:
Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005. Nguyễn Văn
Thắng (chủ biên), Phương pháp nghiên cứu văn hóa du lịch, NXB ĐHQGHN, 2021; Trần Thúy Anh (chủ biên),
Giáo trình du lịch văn hóa, NXB ĐHQGHN, 2014.

7
quan đến những nội dung có ý nghĩa trọng yếu cần quan tâm giải quyết.
Hoặc cũng có thể hiểu câu hỏi nghiên cứu là vấn đề người nghiên cứu muốn
khám phá khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình.
- Giả thuyết nghiên cứu là các vấn đề phát sinh, khởi nguồn từ những câu hỏi
nghiên cứu. Giải thuyết nghiên cứu có thể được đưa ra dưới dạng quan hệ
nhân-quả hoặc dạng nếu-thì. Các giả thuyết đưa ra nhằm trả lời sơ bộ các
câu hỏi nghiên cứu, các vấn đề cần chứng minh. Những điều kiện giả thuyết
cần thỏa mãn có thể là: giả thuyết này có thể triển khai trong thực tiễn
không? Có thể tiến hành thực tế, thực nghiệm không? Điểm nào cần chú
trọng giải quyết? Xác định cách thức để giải quyết vấn đề mà nội dung
nghiên cứu quan tâm.
b. Xác định mục tiêu, mục đích nghiên cứu (giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu)
- Mục tiêu nghiên cứu là hướng tới điều người nghiên cứu muốn đạt được
của nghiên cứu, là cái đích mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, định
hướng nghiên cứu, thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu chung
(tổng quát) và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu tập trung trả lời các
câu hỏi của vấn đề nghiên cứu
o Mục tiêu chung là mục tiêu bao trùm toàn bộ nghiên cứu, nói cách khác
là mục tiêu này mong đợi kết quả nghiên cứu là gì.
o Mục tiêu cụ thể là các mục tiêu theo các bước, hay mục tiêu của từng nội
dung trong nghiên cứu cần đạt để góp phần hoàn thành mục tiêu chung
của nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu là hướng tới một công việc nào đó mà nghiên cứu
muốn hoàn thành. Nói cách khác, mục đích nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi
nghiên cứu “nghiên cứu làm gì? nghiên cứu để làm gì? nghiên cứu phục vụ
cho cái gì?”.
c. Xác định giới hạn của đề tài
- Giới hạn thời gian
- Giới hạn không gian
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: xác định khuôn khổ nội dung của nghiên
cứu, tránh việc xác định nội dung quá rộng hoặc quá hẹp dẫn tới không thể
thực hiện được.
d. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
Thường chia thành ba nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề
tài
- Mô tả thực trang, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Đề xuất biện pháp, giải pháp, khuyến nghị
e. Phương pháp nghiên cứu

8
- Làm rõ phương pháp nghiên cứu nào phù hợp với đề tài mà người nghiên
cứu thực hiện là điều quan trọng, vì kết quả nghiên cứu sẽ tương ứng với
phương pháp được sử dụng.
- Trước hết, cần xác định nghiên cứu thuộc loại nghiên cứu gì? (cơ bản, ứng
dụng, phát triển)
- Xác định mục tiêu, chức năng của đề tài. Là mô tả, giải thích vấn đề, tìm ra
thực trạng để đề xuất kiến nghị giải pháp hay kết quả nghiên cứu là phân
tích xu hướng đưa ra giải pháp.
- Xác định các nguồn thông tin/dữ liệu mà đề tài cần có/quan tâm (thư viện,
bảo tàng, điền dã thực địa v.v…)
Từ các nhận thức trên, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để giải
quyết vấn đề.
f. Xác định tình trạng của nghiên cứu (mới, cũ, tiếp nối v.v…)
- Là quá trình phân tích và tổng hợp mang tính phê phán các nghiên cứu
trước đó nhằm nêu những phát hiện, chứng cứ còn cần thảo luận/trao
đổi/tranh cãi và những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đó chưa đề
cập về một chủ đề nhất định.
g. Tổng quan nghiên cứu, tài liệu
- Tổng quan nghiên cứu nhằm làm rõ những công trình, những tác giả đã
quan tâm và giải quyết vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.Việc tổng
quan nghiên cứu thường được triển khai theo hai hình thức là tổng quan
theo công trình nghiên cứu và tổng quan theo vấn đề nghiên cứu:
o Tổng quan theo công trình nghiên cứu được hiểu là người viết đánh giá
từng công trình nghiên cứu của từng tác giả theo diễn tiến thời gian.
o Tổng quan theo vấn đề nghiên cứu là cách thực hiện đánh giá các công
trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề liên quan tới chủ điểm nghiên cứu đề
tài. Cách tổng quan tài chú tâm làm rõ nhóm công trình đã viết về đề tài
theo trật tự tên tác phẩm, năm xuất hiện tác phẩm.
- Tổng quan nghiên cứu là việc đánh giá, xem xét điểm chú ý và những mặt
còn chưa được công trình đó đề cập, giải thích thấu đáo. Đồng thời, từ
những nhận định, phân tích của tác phẩm ấy, người viết tiếp nhận được gì,
kế thừa được gì và sẽ làm rõ những gì trong nghiên cứu của mình.
- Khi tổng quan tài liệu, chú ý:
o Thu thập và tổng hợp từ các tài liệu sẵn có về một chủ đề xác định,
trong đó bao gồm các thông tin, ý tưởng, số liệu và bằng chứng. Từ đó
nêu lên các quan điểm về bản chất của một vấn đề và cách thức các
thông tin được thu thập.
o Tóm tắt lại các lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề
tài
o Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước
o Tổng quan tài liệu nhằm giúp người đọc có kiến thức hệ thống về chủ
đề cụ thể; giúp nhà nghiên cứu tìm ra những tác giả, công trình liên

9
quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời giúp ích cho việc xác định câu
hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, định hướng được nội dung
cho các hướng nghiên cứu tương lai.
o Các kỹ năng thu thập thông tin trong tổng quan tài liệu:
▪ Thu thập những bài báo/tài liệu liên quan đến chủ đề tổng quan
▪ Xác định từ khóa và khái niệm chính
▪ Các dạng tài liệu cụ thể:
• Sách, giáo trình
• Tạp chí chuyên ngành
• Nghiên cứu khoa học
• Luận án/luận văn
• Tài liệu từ internet (chú ý nguồn dữ liệu cần đảm bảo tính tin cậy,
minh bạch)
h. Thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích. Quá trình thu thập thông
tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm gì, phục
vụ cho công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề?
- Tùy yêu cầu về thông tin/dữ liệu mà áp dụng các phương pháp, cách thức
thu thập thông tin cho phù hợp.
- Các kênh, nguồn thông tin có đặc điểm khác nhau. Người thu thập thông
tin cần có quá trình phê phán, đánh giá thông tin để tránh sa vào việc thu
thập vô tội vạ các nguồn thông tin sai/không tin cậy.
- Thông tin có thể phân loại theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn
chung, có thể chia thành hai dạng thông tin: thứ cấp và sơ cấp.
o Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin sẵn có từ các chủ đề khác nhau
cung cấp, chẳng hạn: các hồ sơ tài liệu, văn bản; sách, báo, tạp chí,
phương tiện truyền thông đại chúng v.v…
o Thông tin sơ cấp thông tin mới, được thu thập thông qua các phương
pháp, kỹ thuật xác định mà người nghiên cứu thực hiện, chẳng hạn: Quan
sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, bảng hỏi, phỏng vấn qua
điện thoại/trao đổi trực tiếp v.v…
- Phân tích dữ liệu. Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà người
nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật phân tích thích hợp, chẳng hạn: Phân tích định
tính, phân tích mô tả, phân tích định lượng.
i. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
- Giải thích ý nghĩa của dữ liệu và các kết quả phân tích. Cần phải trả lời rõ
những nội dung:
o Kết luận như nào về giả thuyết nghiên cứu?
o Ý nghĩa của nó đối với vấn đề nghiên cứu
o Ý nghĩa học thuật và ý nghĩa thực tiễn
o Giá trị của kết quả nghiên cứu đối với các nghiên cứu kế cận/liên quan

10
5. Hình thức, quy cách báo cáo
- Yêu cầu chung: Sinh viên tham gia viết bài báo cáo chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của báo cáo/tiểu luận, đảm bảo thực hiện đúng quy định về quyền
sở hữu trí tuệ.
- Trình bày báo cáo/tiểu luận):
o Trang mở đầu: Ghi tiêu đề bài viết, tên sinh viên, lớp.
o Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13,
o Lề trái 3 cm; lề phải 2cm; phía trên 2,5cm; phía dưới 2 cm;
o Cách dòng: đơn (single), cách giữa các khổ: Before 6 pt.
o Mở đầu, Kết luận, Tiêu đề cấp 1: chữ in hoa, đậm; đánh thứ tự theo ký
tự La mã (I, II, III,…) (nếu sử dụng cấu trúc này)
o Tiêu đề cấp 2: chữ thường, đậm; đánh thứ tự theo ký tự La tinh (2.1.;
3.2.,…)
o Tiêu đề cấp 3: chữ thường, in nghiêng, đậm, đánh thứ tự theo ký tự La
tinh (2.1.1.; 3.2.1.,….)
o Bảng: tên bảng sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 (Bảng
1., Bảng 2., Bảng 3,…), tiêu đề của bảng viết chữ thường và viết ở phần
trên của bảng
o Hình: tên hình sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự (Hình 1., Hình
2., Hình 3.,…) tiêu đề của hình viết chữ thường và viết ở phần dưới của
hình
o Phía cuối bảng và hình ghi rõ nguồn trích dẫn, căn lề phải.
o Tài liệu tham khảo: chữ in hoa, đậm; không đánh theo số thứ tự
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB). Tên bài báo. Tên tạp chí, Số tạp
chí, Trang.
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB). Tên chương. Tên tác giả sách, Tên
sách, (trang). Nơi xuất bản – Tên nhà xuất bản.
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB). Tên sách (Lần tái bản). Nơi xuất
bản – Tên nhà xuất bản.
▪ Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng (hạn chế
loại trích dẫn này), nếu thật cần thiết thì ghi trích dẫn như sau:
▪ Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường
dẫn để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn. Ví dụ:
• Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam,
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/chungtasuyngam/giaoduc/cai
_cach_giao_duc_Viet_Nam/, xem 12/3/2009.
• Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide.
[online] Available at:
http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/havard.htm, xem 11/8/2011
• Tất cả tài liệu nào được trích dẫn, đều phải có trong danh mục tài liệu
tham khảo, và ngược lại, tài liệu nào có trong danh mục tài liệu tham
khảo dều phải được trích dẫn.

11
6. Tài liệu tham khảo cho sinh viên
- Tài liệu tổng hợp về Hà Nội:
https://drive.google.com/drive/folders/1T1LX-
fHynSc9wbbvKWRJwWMgNJiRlObH?usp=sharing
- Kiến trúc, cảnh quan:
https://drive.google.com/drive/folders/18ppbFXaYt9s9YsEoHPwyKYoo1
FQJ7D9C?usp=sharing
- Mỹ thuật:
https://drive.google.com/drive/folders/10gpt9S_KP-_bli-
pcqn1jsix5yknmYvg?usp=sharing
- Phong tục tập quán, lễ hội:
https://drive.google.com/drive/folders/1HpXANSmLk2RqAOTlaBPIDHd
BvLWGYmp4?usp=sharing
- Văn hóa ẩm thực:
https://drive.google.com/drive/folders/10zempyKeJEevTpEG6bbC4KnjB
doHYxi6?usp=sharing
- Văn hóa làng nghề:
https://drive.google.com/drive/folders/1mKKGp-
LETfBm0KYq0GjHddAPp3pAbMl6?usp=sharing
- Văn hóa, văn hóa du lịch:
https://drive.google.com/drive/folders/1vN8P84L3MpNAoYJ6EV5D7LY
eTJ-X5ZaX?usp=sharing
- Tài nguyên du lịch:
https://drive.google.com/drive/folders/165QSg8MGgQkXO6mRYJemCu
Sp_T9zhtdx?usp=sharing
- Tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa tâm linh:
https://drive.google.com/drive/folders/1_bnXkqcQRF1K63R1kUTeJ91cv
2XSkc91?usp=sharing

12
7. Danh sách lớp

STT Mã SV Họ và tên Ngày sinh Lớp Ghi chú


1 22030918 Đào Thị Vân Anh 06/01/2004 QH-2022-X-QTKS
2 22030917 Đỗ Hồng Anh 01/06/2004 QH-2022-X-QTKS
3 22030919 Hà Hiếu Anh 03/10/2004 QH-2022-X-QTKS
4 21030583 Lê Thị Vân Anh 13/10/2003 QH-2021-X-TQ
5 22030920 Mai Vũ Xuân Anh 21/03/2004 QH-2022-X-QTKS
6 22030921 Nguyễn Phương Anh 17/07/2004 QH-2022-X-QTKS
7 22030922 Nguyễn Phương Anh 13/09/2004 QH-2022-X-QTKS
8 22030923 Phạm Thị Lan Anh 24/07/2003 QH-2022-X-QTKS
9 22030926 Bùi Ngọc Ánh 28/05/2004 QH-2022-X-QTKS
10 22030927 Hà Hồng Ánh 29/09/2004 QH-2022-X-QTKS
11 22030928 Vũ Gia Bảo 13/01/2004 QH-2022-X-QTKS
12 22030929 Phạm Thị Thanh Bình 06/09/2004 QH-2022-X-QTKS
13 22030930 Đỗ Du Châu 06/01/2004 QH-2022-X-QTKS
14 22030931 Hoàng Quỳnh Chi 24/11/2004 QH-2022-X-QTKS
15 22030932 Trần Thị Chi 30/10/2004 QH-2022-X-QTKS
16 22030933 Triệu Thị Cúc 21/01/2004 QH-2022-X-QTKS
17 22030850 Vũ Thị Diễm 11/10/2003 QH-2022-X-QTDVDL
18 20030169 Đào Việt Dũng 01/06/2002 QH-2020-X-QTH
19 19032400 Bùi Quang Duy 01/11/2001 QH-2019-X-VH
20 22030853 Hoàng Mỹ Duyên 19/08/2004 QH-2022-X-QTDVDL
21 22030934 Lương Thùy Dương 10/04/2004 QH-2022-X-QTKS
22 22030935 Nguyễn Thị Thùy Dương 16/06/2003 QH-2022-X-QTKS
23 22030937 Hoàng Ngân Hà 01/08/2004 QH-2022-X-QTKS
24 21030862 Nguyễn Hải Hà 11/01/2003 QH-2021-X-LS
25 22030938 Trần Thị Thu Hà 02/06/2004 QH-2022-X-QTKS
26 22030939 Trần Thanh Hảo 26/06/2004 QH-2022-X-QTKS
27 22030940 Phạm Thị Thu Hằng 23/08/2004 QH-2022-X-QTKS
QH-2022-X-
28 20040424 Ứng Nguyễn Thảo Hằng 12/06/2002
QTDVDL.BK
29 22030943 Vũ Đức Hiếu 20/09/2004 QH-2022-X-QTKS
30 22030944 Trần Huy Hoàn 07/01/2004 QH-2022-X-QTKS
31 22030948 Nguyễn Minh Khang 09/12/2004 QH-2022-X-QTKS
32 22030951 Bùi Khánh Linh 22/04/2004 QH-2022-X-QTKS
33 22030953 Nguyễn Phạm Khánh Linh 06/09/2004 QH-2022-X-QTKS

13
34 22030954 Vi Khánh Linh 06/12/2004 QH-2022-X-QTKS
35 22030956 Hoàng Thảo Ly 18/04/2004 QH-2022-X-QTKS
36 22030957 Nguyễn Thị Diệu Ly 27/05/2004 QH-2022-X-QTKS
37 22030958 Ngô Tuyết Mai 01/11/2004 QH-2022-X-QTKS
38 22030960 Hồng Thị Mẫn 03/11/2004 QH-2022-X-QTKS
39 20032312 Trần Hoàng Minh 06/09/2002 QH-2020-X-VNH
40 22030961 Nguyễn Thị Hà My 16/01/2004 QH-2022-X-QTKS
41 22030962 Vũ Hải Nam 19/12/2004 QH-2022-X-QTKS
42 22030963 Nguyễn Tuyết Ngân 20/11/2004 QH-2022-X-QTKS
43 22030964 Đào Triệu Vân Ngọc 05/03/2004 QH-2022-X-QTKS
44 22030965 Nguyễn Trần Bảo Ngọc 11/10/2004 QH-2022-X-QTKS
45 22030966 Trần Thị Hồng Ngọc 23/03/2004 QH-2022-X-QTKS
46 22030967 Bùi Thị Nguyên 01/08/2003 QH-2022-X-QTKS
47 22030968 Lê Thị Nguyên 30/07/2004 QH-2022-X-QTKS
48 22030969 Nguyễn Minh Nguyệt 06/01/2004 QH-2022-X-QTKS
49 22030884 Nguyễn Văn Thị Nguyệt 19/11/2004 QH-2022-X-QTDVDL
50 22030970 Nguyễn Thị Yến Nhi 09/02/2004 QH-2022-X-QTKS
51 22030971 Phạm Thị Yến Nhi 22/12/2004 QH-2022-X-QTKS
52 22030972 Trịnh Hoàng Yến Nhi 27/01/2004 QH-2022-X-QTKS
53 21031501 Nguyễn Thị Nhung 11/06/2003 QH-2021-X-QTKS
54 22030441 Trần Tâm Như 24/08/2004 QH-2022-X-LS
55 22030973 Đỗ Phương Ninh 05/11/2004 QH-2022-X-QTKS
56 22030974 Đặng Thùy Nương 24/01/2004 QH-2022-X-QTKS
57 22030975 Ngô Văn Phong 06/07/2004 QH-2022-X-QTKS
58 22030976 Nguyễn Ngọc Phương 05/03/2004 QH-2022-X-QTKS
59 22030977 Trần Lan Phương 25/03/2004 QH-2022-X-QTKS
60 21030894 Nguyễn Duy Quý 19/02/2003 QH-2021-X-LS
61 22030978 Nguyễn Thục Quyên 06/03/2004 QH-2022-X-QTKS
62 22030979 Nguyễn Thị Hải Quỳnh 28/12/2004 QH-2022-X-QTKS
63 20030883 Trần Ngọc Sơn 29/10/2002 QH-2020-X-LS
64 22030892 Nguyễn Thị Tâm 23/01/2004 QH-2022-X-QTDVDL
65 22030896 Nguyễn Thị Phương Thảo 26/01/2004 QH-2022-X-QTDVDL
66 22030980 Nguyễn Thị Thúy 13/02/2004 QH-2022-X-QTKS
67 22030981 Đặng Thị Thư 13/10/2004 QH-2022-X-QTKS
68 22030982 Trần Hoàng Minh Thư 24/11/2004 QH-2022-X-QTKS
69 22030983 Nguyễn Thủy Tiên 15/06/2004 QH-2022-X-QTKS

14
70 21031514 Nguyễn Hương Trà 17/04/2003 QH-2021-X-QTKS
71 21031515 Phùng Thị Hương Trà 04/06/2003 QH-2021-X-QTKS
72 22030984 Bùi Thị Thuỳ Trang 28/09/2003 QH-2022-X-QTKS
73 22030985 Lê Huyền Trang 22/02/2004 QH-2022-X-QTKS
74 22030986 Nguyễn Thu Trang 07/09/2004 QH-2022-X-QTKS
75 21031518 Phan Quỳnh Hạnh Trang 29/11/2003 QH-2021-X-QTKS
76 22030987 Trần Thị Huyền Trang 07/03/2004 QH-2022-X-QTKS
77 22030988 Nguyễn Đức Trung 14/05/2004 QH-2022-X-QTKS
78 21031523 Vũ Thị Tố Uyên 25/02/2003 QH-2021-X-QTKS
79 20030157 Dương Đức Việt 29/11/2002 QH-2020-X-QTKS
80 22030990 Trần Hùng Việt 13/10/2004 QH-2022-X-QTKS
81 22030915 Nguyễn Vũ Yến Vy 02/03/2004 QH-2022-X-QTDVDL
82 21031524 Nguyễn Bảo Yến 26/10/2003 QH-2021-X-QTKS

15
PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ

STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ Thành Nhóm Ghi chú


SV phức tạp viên tự đánh giá
của công đánh
việc giá
1 Nguyễn Văn - Chuẩn bị Phần trăm Thang Thang Nhóm
A nội dung hoặc thang điểm 10 điểm 10 trưởng
- Làm điểm 10
powerpoint
- Thuyết
trình
phần…
- …
2 Nguyễn Thị - Tìm tài liệu Phần trăm Thang Thang
B - Làm tóm hoặc thang điểm 10 điểm 10
tắt điểm 10
- …

16

You might also like