You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP


DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
ĐẠI HỌC KHÓA 12

I. NỘI DUNG BÁO CÁO:


Trong học phần thực tập tốt nghiệp, sinh viên thực hiện việc tiếp cận công việc
chuyên môn của ngành Ngôn ngữ Anh dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn thực tế
của đơn vị sinh viên đến thực tập và của giảng viên trực tiếp hướng dẫn. Kết thúc học
phần, mỗi sinh viên phải trình bày kết quả làm việc của mình về quá trình thực tập dưới
hình thức một bản Báo cáo thực tập doanh nghiệp.
Mục đích cụ thể của việc thực tập tại doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên:
Về kiến thức:
- Tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó có điều kiện so sánh, đối
chiếu giữa lý thuyết, kiến thức chuyên ngành học được trong nhà trường với thực tiễn vận
dụng tại các doanh nghiệp.
- Hiểu và mô tả được những đặc trưng, cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ các
bộ phận trong đơn vị thực tập;
- Mô tả được những quy trình nghiệp vụ cụ thể/ quy trình làm việc của một người biên
dịch, phiên dịch, giáo viên tiếng Anh, trợ giảng tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch, thư ký,
trợ lý, nhân viên văn phòng có sử dụng tiếng Anh tại các cơ sở thực tập. Từ đó, đưa ra
được các nhận xét và đề xuất các kiến nghị hay giải pháp liên quan đến công việc tại cơ sở
thực tập.
Về kỹ năng:
- Làm quen với môi trường làm việc, học hỏi tác phong làm việc và thực hành một số kỹ
năng trong công việc, kỹ năng giao tiếp trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng thu thập thông tin và mô tả thực tế.
- Phát triển kỹ năng trình bày một báo cáo công việc
Về thái độ:
- Xác lập cho mình định hướng nghề nghiệp đúng đắn và phát triển bản thân từ việc tiếp
xúc hoạt động thực tế tại cơ sở thực tập.
- Thể hiện tinh thần chủ động, tích cực trong quá trình thực tập và làm báo cáo thực tập
Page | 1
- Nhận thức ban đầu về môi trường làm việc, đạo đức nghề nghiệp và tính cách của người
thực hiện các công việc liên quan.

Báo cáo thực tập doanh nghiệp cần thể hiện các chuẩn đầu ra của học phần như sau:
L2.1: Thể hiện sự tích cực, chủ động trong công việc cá nhân, nhóm khi thực tập tại
doanh nghiệp;
L4.1: Nhận thức được bối cảnh nghề nghiệp của ngành Ngôn ngữ Anh trong bối cảnh
toàn cầu hóa, đồng thời thể hiện ý thức tôn trọng văn hóa tổ chức khi đi thực tập tại doanh
nghiệp;
L4.2: Xác định được yêu cầu của việc thực tập tại doanh nghiệp; lập kế hoạch và thực
hiện công việc hiệu quả theo kế hoạch, đồng thời đánh giá được chất lượng công việc.

I.1. Yêu cầu về nội dung:


(1) Mở đầu: (L4.1)
 Nêu lý do chọn doanh nghiệp làm nơi thực tập;
 Giới thiệu tổng quát về chương trình thực tập của bản thân tại đơn vị, trong đó,
xác định những mục tiêu của chương trình;
 Kết cấu của báo cáo thực tập.
(2) Nội dung:
Chương 1: Báo cáo quá trình thực tập tốt nghiệp (L2.1, L4.1, L4.2)
Sinh viên viết một báo cáo bằng tiếng Anh có độ dài 1500- 2000 từ về quá trình thực tập
tốt nghiệp của bản thân, cụ thể như sau:
1, Giới thiệu về nơi thực tập
- Tên công ty/ cơ quan/ trường
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Người liên hệ
- Lĩnh vực hoạt động
- Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ
- Chức năng

Page | 2
- Quy mô
……………..
2. Mô tả vị trí thực tập
- Tên công việc
- Mô tả chi tiết công việc đảm nhận
Sinh viên viết bản mô tả chi tiết về các việc đã làm trong quá trình thực tập (có
đính kèm một số minh chứng về công việc đã làm trong phần Phụ lục)
- Người quản lý trực tiếp: (ghi chi tiết tên, chức vụ, số điện thoại, email liên hệ)
3. Tự đánh giá quá trình thực tập
 Ưu điểm: Sinh viên trình bày các ưu điểm của bản thân trong quá trình thực
tập tại cơ sở thực tập (về thái độ tôn trọng văn hóa tổ chức, tính tích cực,
chủ động trong công việc, việc thực hành các kỹ năng mềm, kỹ năng khi
làm việc cá nhân, làm việc nhóm, việc thực hiện công việc thực tế tại cơ sở
thực tập và tự đánh giá chất lượng hoàn thành công việc)
 Nhược điểm: Sinh viên trình bày các thiếu xót của bản thân trong quá trình
thực tập tại cơ sở thực tập (về thái độ tôn trọng văn hóa tổ chức, tính tích
cực, chủ động trong công việc, việc thực hành các kỹ năng mềm, kỹ năng
khi làm việc cá nhân, làm việc nhóm, việc thực hiện công việc thực tế tại cơ
sở thực tập và tự đánh giá chất lượng hoàn thành công việc)
 Biện pháp khắc phục: Sinh viên đề xuất các giải pháp để khắc phục các
thiếu xót của mình trong quá trình thực tập
 Đề xuất đối với hình thức thực tập: Sinh viên nêu quan điểm của mình về
việc thực tập và nêu đề xuất về các hình thức thực tập nếu có
4. Nhận xét, đánh giá của cơ sở thực tập:
Nêu rõ nhận xét, đánh giá về thái độ tôn trọng văn hóa của tổ chức của sinh viên
khi thực tập, tính chủ động, tích cực trong công việc, việc thực hiện các kỹ năng
mềm, kỹ năng khi làm việc cá nhân, làm việc nhóm, việc thực hiện công việc và
chất lượng hoàn thành công việc.

Page | 3
Chương 2: Thực hành kĩ năng biên dịch (L4.1, L4.2)
 Sinh viên dịch 2 văn bản bằng tiếng Việt cùng thuộc MỘT chủ đề trong lĩnh vực
Kỹ thuật quy định ở mục I.2 và 2 văn bản bằng tiếng Anh cùng thuộc MỘT chủ đề
trong lĩnh vực Văn hóa xã hội quy định ở mục I.2 .
VD: Nếu chọn 2 văn bản tiếng Việt có chủ đề Điện tử (thuộc lĩnh vực Kỹ thuật) thì
2 văn bản tiếng Anh phải thuộc MỘT trong các chủ đề của lĩnh vực Văn hóa xã
hội ví dụ như Giáo dục.
Lưu ý: Sinh viên sẽ bị coi là phạm qui và bị trừ điểm nếu chọn sai chủ đề. Ví dụ:
- Chọn 2 văn bản tiếng Anh thuộc chủ đề Giáo dục và 2 văn bản tiếng Việt thuộc
chủ đề Du lịch là sai vì cả hai chủ đề này cùng thuộc một lĩnh vực Văn hóa xã hội.
- Chọn 2 văn bản tiếng Anh cùng thuộc một chủ đề Giáo dục (của lĩnh vực Văn
hóa xã hội) và 2 văn bản tiếng Việt thuộc lĩnh vực Kỹ thuật, nhưng 2 văn bản này
lại không thuộc cùng một chủ đề của lĩnh vực Kỹ thuật (Ví dụ: một văn bản về
Điện tử, một văn bản về Công nghệ thông tin).
 Mỗi văn bản có độ dài trong khoảng 200 - 250 từ. Sinh viên phải tổng hợp số từ
bằng Word count và ghi rõ ở phần cuối mỗi văn bản.
 Các văn bản được chọn phải là bài báo trích từ các nguồn điện tử (có trích dẫn
nguồn chi tiết ở phần Tài liệu tham khảo – Resources) được đăng tải lên mạng từ
ngày 1/12/2020.
 Các văn bản gốc phải được trích từ nguồn chính thống và được người bản ngữ
viết (authentic texts).
Lưu ý: Nếu sinh viên chọn nguồn văn bản sai thì sẽ bị trừ điểm phần này, đồng
thời điểm của các phần khác như chất lượng của bản dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng
theo.
- Ví dụ văn bản dưới đây được trích dẫn từ chuyên mục tin tức giáo dục của một tờ
báo điện tử của Việt Nam, nhưng văn bản này không phải do người bản ngữ viết,
mà là một văn bản đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Du học miễn học phí tại Đức
Việc miễn học phí đại học ở Đức nằm trong tiêu chí đảm bảo cơ hội giáo dục bình
đẳng cho người dân.
Page | 4
Tại Đức, bạn có cơ hội học tập ở những trường đại học có chất lượng đào tạo thuộc
hàng top trong những nước hàng đầu thế giới. Bằng tốt nghiệp ở các trường đại học
này được công nhận trên toàn châu Âu và thế giới. Bạn có thể lựa chọn học trong
12.500 ngành học khác nhau trên 380 trường đại học trải đều trên khắp nước Đức.
Tham khảo điều kiện du học Đức năm nay tại đây……………….
(Nguồn: Theo bbcnews)
- Thông thường các văn bản gốc được trích từ các nguồn chính thống và do người
bản ngữ viết đều có ghi rõ tên tác giả, ngược lại các văn bản đã được dịch lại hoặc
qua xử lý đều chỉ ghi nguồn chung chung là: Theo bbcnews, Theo vietnamnet,
Theo tạp chí y khoa… Do đó, sinh viên phải hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc
lựa chọn văn bản gốc cho đúng yêu cầu.
 Các văn bản tiếng Việt được lựa chọn không có sẵn phiên bản bằng tiếng Anh và
ngược lại.
 Sinh viên dịch các văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh và từ tiếng Anh sang tiếng
Việt.
 Khi trình bày, sinh viên chia nội dung thành 2 cột – 1 cột là văn bản nguồn, 1 cột
là văn bản dịch.
Lưu ý: 2 cột nội dung phải tương ứng với nhau và phải làm nổi bật việc dịch các
thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực mình lựa chọn bằng cách in đậm các thuật ngữ
và phần dịch trong văn bản dịch.
(3) Kết luận: (L2.1, L4.1, L4.2)
Đưa ra một số nhận định tổng quát và hướng phát triển cho bản thân sau khi hoàn thành
chương trình thực tập tốt nghiệp.
(4) Danh mục tài liệu tham khảo (Theo chuẩn APA)
(5) Phụ lục (nếu có)

I.2. Yêu cầu về chủ đề:


Các lĩnh vực để sinh viên lựa chọn văn bản dịch:
 Kỹ thuật – Technology (Công nghệ thông tin, Điện tử, Khoa học công nghệ)
 Văn hóa xã hội – Culture & Society (Giáo dục, Du lịch, Kinh tế, Môi trường, Y tế)
I.3. Quy định về việc nộp báo cáo

Page | 5
 Sinh viên nộp bản in báo cáo thực tập tại văn phòng khoa và nộp bản mềm (soft
copy) vào hòm thư điện tử : tochuyenanh@gmail.com
 Yêu cầu tên file mềm được đặt như sau: TÊN LỚP_HỌ TÊN SV (Chữ In hoa
không dấu). Ví dụ TA2AK12_NGUYENTHIANHDAO (Tên file của bạn Nguyễn
Thị Anh Đào lớp ĐHTA 2A K12)
 Hạn nộp bản cứng và bản mềm: 22/3/2021 (Nộp bản cứng tại phòng cô Nguyệt)
II. ĐỊNH DẠNG
II.1. Định dạng chung:
o Khổ giấy: A4, in một mặt
o Font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13
o Cách lề: trái – 3,5 cm, phải – 2,5 cm, trên – 2,5 cm, dưới – 2,5 cm.
o Đánh số trang bắt đầu từ phần Mục lục (Contents)
o Line spacing: 1,5 line
II.2. Các trang nội dung (được sắp xếp tuần tự theo các mục sau)
a. Bìa ngoài (bìa 1)
 Trình bày đủ các nội dung sau:
o Tên trường, tên khoa
o Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Practicum Report)
o Ngành, hệ đào tạo (B.A. in English Linguistics)
o Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên, lớp
o Tên giáo viên hướng dẫn, học hàm, học vị
o Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo.
 Bìa cứng (không đóng giấy bóng kính)
b. Bìa trong (bìa phụ)
 Trình bày đủ các nội dung sau:
o Tên trường, tên khoa
o Báo cáo thực tập tốt nghiệp
o Ngành, hệ đào tạo
o Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên, lớp

Page | 6
o Tên giáo viên hướng dẫn, học hàm, học vị
o Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo.
 Giấy A4 thông thường như các trang nội dung
c. Trang nhận xét của cơ sở thực tập
 Phần “Nhận xét của cơ sở thực tập” do đại diện cơ sở mà sinh viên đến thực tập
hoàn thiện, ký và đóng dấu, có ghi chức vụ.
Lưu ý: Đối với SV thực tập tại các công ty nước ngoài, SV có thể tự chuyển trang Nhận
xét sang tiếng Anh với nội dung tương tự như bản Tiếng Việt.
d. Trang phiếu chấm điểm và nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Phần nội dung để
trống, GV hướng dẫn sẽ ghi nhận xét sau.
Giáo viên hướng dẫn nhận xét, đánh giá và cho điểm phần nội dung bài tập sinh viên được
giao.
e. Trang mục lục (Contents)
Nêu rõ chủ đề, tên các phần nội dung và số trang tương ứng, Word count, Updated time...
f. Các trang dịch văn bản : theo hướng dẫn ở mục I.1, I.2, II.1.
g. Trang tài liệu tham khảo (Resources)
Ghi chi tiết các nguồn tài liệu theo thứ tự lần lượt được sử dụng trong bài làm. (Ghi rõ
đường dẫn (link) tới các văn bản đó). Lưu ý : copy đường link trong cửa sổ address,
không gõ lại đường link nhằm tránh sai sót trong quá trình đánh máy.

Page | 7
HANOI UNIVERSITY OF INDUSTRY
FACULTY OF FOREIGN LANGUAGES
--------------------------------

PRACTICUM REPORT
B.A. IN ENGLISH LINGUISTICS

By: (student’s name)


Student ID: .......
Group: ĐHTA 2A – Intake 12
Supervisor: ……..

Hanoi, March, 2021


(Mẫu trang bìa)

Page | 8
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………….. ……………………………..
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:  …………………............................ Nam/Nữ…..……………………………..
Sinh ngày………………………………..... Mã số SV……………………......................................
Lớp …………………...………………….. Khóa………………......................................................
Thời gian thực tập:  Từ ngày......./.…./........ đến ngày….…./…../...........……...................................
Nơi đến thực tập:………………………………….............................................................................
…………………………………………………………………………….........................................
Nội dung công việc thực tập:…………………………………..........................................................
…………………………………………………………………………….........................................
…………………………………………………………………………….............................
…………………………………………………………………………….............................
…………………………………………………………………………….............................
                                                     ......………., ngày....... tháng........năm
              Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP


- Ý thức, thái độ làm việc:
……………………………………………………………………............................….
…………………………………………………………………............................…….
………………………………………………………………..........................................
......................
………………………………………………................................................................
………………………………………………...........................................
- Kết quả công việc:
……………………………………………………………………............................….
…………………………………………………………………………..........................
..
……………………………………………………………………………......................
......………………………………………………………..........................
..……………………………………………………………………………............
- Kết luận: (Xin vui lòng đánh dấu √ vào ô lựa chọn)
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Người nhận xét (ký tên và đóng dấu)
Page | 9
PHIẾU CHẤM ĐIỂM

1. Chuẩn đầu ra L2.1 (2,0 điểm) …………

2. Chuẩn đầu ra L4.1 (3,0 điểm) …………

3. Chuẩn đầu ra L4.2 (5,0 điểm) …………

Nhận xét khác:

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

.............................................................................................................................. …………

Page | 10
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .....

ĐƠN XIN THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP

Kính gửi: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Công ty……………………………………………………………….
- Tên tôi là:………………………………………………………………..……....
- Mã sinh viên:……………………………………………………………………
- Ngày sinh:…………………………………………………………….…………
- Sinh viên lớp - khóa:……………………………………………….……………
- Trường:………………………………………………………………………….

Hiện nay tôi đang muốn tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về lĩnh vực……….
…………………………………………………………………………..………. .

Được biết công ty……………………………………………………………...…, địa chỉ:


…………………………………………………………………..……….. đang hoạt động sản xuất,
kinh doanh lĩnh vực mà tôi đang quan tâm.
Trong thời gian từ ……………….….. đến ………………..……… tôi đi thực tập tại
doanh nghiệp theo kế hoạch của nhà trường. Với nguyện vọng được thực tập tại công
ty……………………………………………………………….. Kính mong quý công ty và Nhà
trường chấp thuận.
Tôi xin cam kết chấp hành mọi nội quy, quy định của công ty, Nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TL. HIỆU TRƯỞNG KHOA/TT NGƯỜI LÀM ĐƠN


TP. CÔNG TÁC HSSV

Trần Ngọc Khánh

Page | 11
Phần xác nhận của doanh nghiệp đến thực tập
- Tên Công ty:………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..
- Người liên hệ, chức vụ:…………………………………………………………………….
- SĐT liên hệ:…………………………………………………………………………….….
- Email:…………………………………………………………………………….……..….
Đồng ý tiếp nhận sinh viên………………………………….. vào thực tập từ thời gian
……………….… đến……….…………. và được phân thực tập tại bộ phận
………………………………………………………………………………..…….............

Trong quá trình sinh viên thực tập, công ty đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, bố trí
đúng vị trí được công ty xác nhận thực tập, tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành, chế độ
quyền lợi cho sinh viên thực tập..
………….., ngày ….. tháng ….. năm .........

Page | 12
BỘ CÔNG THƯƠNG PHIẾU LẤY Ý KIẾN DOANH NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ (Dành cho đơn vị phối hợp tổ chức thực tập) Mẫu 4
NỘI

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mong nhận được ý kiến đánh giá về quá trình
thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp. Ý kiến của Quý doanh nghiệp sẽ giúp Nhà trường
cải tiến chương trình và chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
Chúng tôi đảm bảo các thông tin này được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích khảo sát
của Nhà trường. Xin chân thành cám ơn!
Phần I. Thông tin về Đơn vị/cá nhân cung cấp thông tin
1. Tên doanh
nghiệp: ................................................................................................................
2. Ngành (nghề), lĩnh vực hoạt
động: .......................................................................................
3. Tên người cung cấp thông tin: ............................................ Chức vụ: ...............................
4. Điện thoại: .................................................... Email: ........................................................
Phần II. Thông tin về thực tập
1. Mức độ thường xuyên nhận sinh viên thực tập của doanh nghiệp
□ Thường xuyên (3 đợt/ năm) □ Hiếm khi
□ Thỉnh thoảng (1 - 2 đợt/ năm) □ Không bao giờ
2. Thời điểm nhận Sinh viên thực tập trong năm của doanh nghiệp
□ Tháng 1 – 3 □ Tháng 7 - 9
□ Tháng 4 – 6 □ Tháng 10 - 12
□ Khác
3. Nhu cầu tiếp nhận sinh viên thực tập
- Thuộc ngành (Có thể nhiều ngành):………………………………………………..
- Số lượng:
- Trình độ tối thiểu: □ Đại học □ Cao đẳng
4. Tác dụng của việc thực tập tại doanh nghiệp là
□ Có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế
□ Được củng cố và vận dụng kiến thức đã học ở trường
□ Có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp
□ Rèn luyện được các kỹ năng và nghiệp vụ
□ Giúp định hướng nghề nghiệp tương lai
Page | 13
□ Khác
5. Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội
(Xin đánh theo thứ tự từ 1 đến 7. Trong đó, 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Trung bình
khá; 5: Khá; 6: Giỏi; 7: Xuất sắc)

Mức độ
STT Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4 5 6 7
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Trình độ ngoại ngữ
3. Trình độ tin học
4. Trình độ chuyên môn
5. Khả năng ứng dụng kiến thức vào
công việc thực tế
6. Khả năng làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp
7. Khả năng hội nhập
8. Kỹ năng làm việc nhóm
6. Thời gian thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp
□ Quá ngắn □ Quá dài □ Hợp lý
7. Sự phối hợp giữa Nhà trường với doanh nghiệp trong vấn đề quản lý sinh viên
thực tập
□ Chưa tốt □ Tốt
□ Bình thường □ Rất tốt
8. Góp ý của doanh nghiệp để việc quản lý sinh viên thực tập được tốt hơn
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Phần III. Thông tin về tuyển dụng/đào tạo bồi dưỡng
1. Trong thời gian tới doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên không
□ Có □ Không
2. Doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên thông qua các kênh
□ Báo, đài, Tivi □ Các đơn vị đào tạo
□ Website của Công ty □ Dự lễ trao bằng tốt nghiệp của các Trường
□ Hội chợ việc làm □ Các trung tâm giới thiệu việc làm
□ Khác
3. Hình thức tuyển dụng
□ Phỏng vấn trực tiếp □ Người quen giới thiệu
□ Thử thách qua thời gian thực tập □ Khác

Page | 14
4. Doanh nghiệp thường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các ngành đào tạo nào
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
5. Thời điểm tuyển dụng mới của doanh nghiệp tập trung
□ Tháng 1 – 3 □ Tháng 7 - 9
□ Tháng 4 – 6 □ Tháng 10 – 12
6. Khi quyết định tuyển chọn một nhân viên, doanh nghiệp dựa trên những tiêu
chuẩn nào
(Xin đánh theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong đó, 1: ít ưu tiên; 4: ưu tiên nhất)
Mức độ
STT Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4
1. Kỹ năng của ứng viên phù hợp
2. Kết quả học tập (bằng + bảng điểm)
3. Kết quả phỏng vấn
4. Bằng cấp (Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học)
5. Kinh nghiệm làm việc
6. Các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
7. Tiêu chuẩn khác
7. Trong thời gian tới doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân viên không
□ Có □ Không
8. Lĩnh vực doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý doanh nghiệp.
…......., ngày ..... tháng ..... năm .....
Người đại điện
(Ký tên)

Page | 15

You might also like