You are on page 1of 21

HƯỚNG DẪN VIẾT THU HOẠCH

TS. Nguyễn Thị Thanh Trà


Mục tiêu
Đánh giá mức độ kết quả học tập của học
viên đã đạt được qua bồi dưỡng;
Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ
năng đã thu nhận được vào thực tiễn công tác
của chức danh nghề nghiệp giáo viên
THCS/THPT hạng 2.
Nhiệm vụ

Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài


thu hoạch gắn với công việc mà mình đảm
nhận,
Hình thức bài thu hoạch
Trang bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG


THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Cho Giáo viên THCS/THPT hạng II

Học viên :
Nơi công tác :
Địa điểm bồi dưỡng:

HÀ NỘI - 2017
Yêu cầu

Độ dài không quá 25 trang A4 (không kể


trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục).
Sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ
chữ 14, cách dòng 1,5.
Nội dung bài thu hoạch
Cấu trúc bài thu hoạch

1. Đặt vấn đề
2. Nội dung
3. Kết luận – kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo
5. Phụ lục
1. Đặt vấn đề

• Tầm quan trọng của các chuyên đề/ tầm


quan trọng của việc đi học bồi dưỡng
• Lý do tại sao thầy/cô đi học lớp bồi dưỡng
này?
Các chuyên đề đã học

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lí nhà nước và


các kỹ năng chung
1. Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước
2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào
tạo
3. Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục
trong cơ chế thị trường định hướng XHCN
4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường
THCS/THPT
Các chuyên đề đã học
Phần II: Kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức
nghề nghiệp
5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo
dục ở trường THCS/THPT
6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS/THPT hạng II
7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường
THCS/THPT
8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường
THCS/THPT
9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong
trường THCS/THPT
10. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất
lượng giáo dục và phát triển trường THCS/THPT
2. Nội dung
• Nêu những kiến thức và kỹ năng đã thu nhận
được trong các chuyên đề đã học (tóm lược
từng chuyên đề đã học về vấn đề gì, phân tích
học được gì từ chuyên đề đó. Chọn ra 5
chuyên đề trọng tâm và phân tích sâu).
Nội dung

• Phân tích yêu cầu của công việc hiện nay và


thực tế đòi hỏi để đáp ứng công việc
• Đề xuất vận dụng kiến thức, kĩ năng thu nhận
được nhằm phát triển công việc trong tương
lai.
3. Kết luận – kiến nghị
• Rút ra kết luận, nhận định, bài học gì sau khi
học xong các chuyên đề
• Kiến nghị: có đề xuất gì đối với việc học lớp
bồi dưỡng này (về nội dung chương trình, về
thời gian, hình thức tổ chức; về giảng viên; về
kiểm tra đánh giá…)
4. Tài liệu tham khảo
• Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, bảng biểu, hình vẽ,
công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng... không phải
của người viết và mọi tham khảo khác phải được trích
dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục TLTK.
• Nếu trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng
đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu
và kết thúc phần trích dẫn.
• Nếu trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành
một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với
lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc
đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.
Tài liệu tham khảo
• Các tài liệu tham khảo bao gồm các văn bản như
quyết định, quy định, thông tư, sách, bài viết trên báo,
tạp chí…
• TLTK được xếp theo thứ tự ABC (Tác giả là người
nước ngoài: xếp theo họ; Tác giả là người Việt Nam
xếp theo tên; Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo
thứ tự ABC của từ đầu tên cơ quan ban hành ấn phẩm,
ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…)
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy
đủ các thông tin sau:
• Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành
• Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc
đơn)
• Tên sách, luận án hoặc báo cáo (in nghiêng, dấy phẩy
cuối tên)
• Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
• Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Ví dụ:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm
(1992- 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ,
Phạm Đức Trực (1997), Đột biến - Cơ sở lý luận và ứng
dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí:
• Tên các tác giả
• Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc
đơn)
• Tên bài báo (đặt trong ngặc kép, không in nghiêng, dấu
phẩy cuối tên)
• Tên tạp chí (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• Số tạp chí
• Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết
thúc)
Ví dụ:
Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa
lai”, Di truyền học ứng dụng, 98, tr. 10 - 16.
5. Phụ lục
• Phần này bao gồm những nội dung cần thiết
nhằm minh họa hoặc bổ sung cho nội dung bài
thu hoạch như số liệu, bài tập, giáo án, mẫu
biểu, tranh ảnh, bản câu hỏi dùng để điều tra,
thăm dò ý kiến v.v…
Thời gian nộp bài
• 10 ngày sau khi được hướng dẫn viết thu
hoạch
• Nộp cho cô giáo phụ trách lớp, để GV nộp cho
cô Hằng, trung tâm bồi dưỡng trường ĐHSP
Hà Nội. Hoặc nộp trực tiếp cho cô Hằng.
Xin trân trọng cám ơn!

You might also like