You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH NHẬT BẢN HỌC


-----***-----

BÀI TẬP GIỮA KỲ

NHÓM 2

MÔN: QUAN HỆ VIỆT NAM- NHẬT BẢN

Thành viên nhóm:


1. Nguyễn Thị Phương Uyên - 20031230
2. Đỗ Minh Quý - 19031310
3. Nguyễn Hà Chi -20030083
4. Đỗ Bích Hà - 20031192
5. Bùi Vân Anh - 20031181

Error! No table of figures entries found.

1 HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC
1. BÀI ĐỌC 1.4.1 ......................................................................................3
2. BÀI ĐỌC 2.7........................................................................................12
3. BÀI ĐỌC 3.2........................................................................................16
4. BÀI ĐỌC 4.1........................................................................................17
5. BÀI ĐỌC 5.1.1.....................................................................................23

2
BÀI ĐỌC 1.4.1.
GỐM NHẬT BẢN TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG
Tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, từ những năm 2002 -
2009, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật và phát hiện
được một quần thể phong phú, đa dạng dấu tích nền móng của các công
trình kiến trúc cung điện, lầu gác cùng hàng triệu di vật của nhiều thời kỳ
nằm chồng xếp, đan xen nhau. Từ đây, nhiều bí ẩn lịch sử về Kinh đô
Thăng Long bắt đầu được khai phá, trong đó bao gồm đồ gốm sứ là
những đồ dùng trong đời sống hàng ngày của Hoàng cung. Đặc biệt,
ngoài gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc, đã có nhiều đồ gốm Nhật Bản
được tìm thấy, những bộ đồ sứ Nhật Bản, có niên đại thời Edo, là minh
chứng tiêu biểu cho việc tìm hiểu sự giao thoa giữa Thăng Long với Nhật
Bản và sự đóng góp quan trọng của Nhật Bản trong mạng lưới thương
mại quốc tế diễn ra vào thế kỷ XVII.
I. Những phát hiện về gốm Nhật Bản tại khu di tích Hoàng thành
Thăng Long
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy rất nhiều hiện vật
quý là đồ gốm sứ, ngoài số lượng lớn đồ gốm sứ Việt Nam có niên đại từ
thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, ở đây còn tìm thấy nhiều đồ gốm sứ được
nhập khẩu từ Trung Quốc, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX,... và
gốm Nhật Bản có niên đại thế kỷ XVII.
Gốm Nhật Bản nổi tiếng với tên gọi đồ sứ Hizen hay Imari hoặc Arita,
nơi có những trung tâm sản xuất gốm quan trọng tại tỉnh Hizen nay là
một phần của thành phố Saga và quận Nagasaki. Gốm Hizen Nhật Bản
được tìm thấy trong di tích có hai loại chủ yếu là gốm men trắng vẽ hoa
văn màu xanh cobalt dưới men ( gốm hoa lam ) – loại phổ biến và gốm vẽ
màu trên men.
1.1. Gốm hoa lam
Gốm hoa lam là dòng gốm được sản xuất chủ yếu ở vùng Arita, nơi
có các lò gốm nổi tiếng được ra đời để đáp ứng thị hiếu trong nước. Do
đang trong quá trình phân loại chỉnh lý, nên tại thời điểm này chưa thể
đưa ra số liệu cuối cùng và chính xác về số lượng cụ thể của từng loại
hình đồ gốm Nhật Bản tìm được tại khu di tích, tuy nhiên, dựa vào số liệu
phân loại bước đầu của năm 2006 – 2009, gốm hoa lam được tìm thấy ở
đây gồm 5 loại hình chủ yếu. Đó là các loại bát, đĩa, chén, bình rượu và
hộp nhỏ, trong đó có số lượng lớn là các loại bát đĩa.
1.1.1 Bát

3
Do nhu cầu sử dụng phong phú của Hoàng cung Thăng Long đương
thời, đã có nhiều loại bát kích cỡ và đồ án hoa văn trang trí khác nhau
tương đồng trên phương diện kiểu dáng và kỹ thuật chế tác. Trên các loại
bát phổ biến vẽ hoa văn màu xanh lam dưới men với các đồ án rông, mây,
chim, phượng, sư tử, hoa lá, phong cảnh và chữ Hán. Dựa vào đồ án hoa
văn trang trí có thể phân thành 8 nhóm bát nêu dưới đây:
a) Bát vẽ rồng
Lối bố cục và phong cách thể hiện đồ án trên nhóm bát này khá đa dạng
với ba loại chủ yếu. Thứ nhất, bát vẽ rồng và mây cách điệu mang phong
cách Nhật Bản. Thứ hai, bát vẽ rồng và mây mang phong cách Trung
Quốc. Chất lượng của loại bát này vượt trội so với loại bát vẽ rồng nói
trên, men trắng bóng, hoa văn màu xanh đậm và có sắc tươi tắn. Kiểu
cách và lối bố cục đồ án này phản ánh rõ sự mô phỏng gần như chính xác
từ đồ sứ thời Minh Trung Quốc, đồng thời cho thấy bước tiến rất nhanh
trong công nghệ sản xuất đồ gốm hoa lam của Nhật Bản.
Thứ ba, bát vẽ rồng trong vòng tròn và chữ Thọ ( 壽). Lối bố cục độc
đáo với hình rồng nằm trong vòng tròn và xung quanh viết chữ Thọ theo
lối chân phương tạo những giá trị thẩm mỹ và hàm ý sâu xa, rất được ưa
chuộng trên thị trường Đông Nam Án. Loại hình vốn khá phổ biến trên
đồ sứ Trung Quốc, điều này cho thấy đồ gốm sứ Hizen dù đã mang sắc
thái mới nhưng vẫn phản ánh yếu tố truyền thống của đồ sứ Trung Quốc.
b) Bát vẽ sư tử
Khu di tích còn tìm được loại bát cao cấp vẽ hình sư tử trong vòng
tròn, xung quanh vẽ cành hoa mẫu đơn, giữa lòng vẽ một cành hoa mẫu
đơn tương tự với lối công tô rất đặc trưng của gốm Nhật Bản. Trong
nhóm bát này còn có những tiêu bản vẽ hoa mẫu đơn dây và sư tử mà
cách thể hiện của nó làm liên tưởng đến đồ sứ Trung Quốc với những nét
tương đồng.
c) Bát vẽ chim phượng
Loại bát vẽ đồ án vẽ hình chim phượng phổ biến và sự ưa chuộng
ruộng rãi trên thị trường Đông Nam Á giai đoạn này, được minh chứng
bởi việc loại hình này được phát hiện tại nhiều di tích cổ Việt Nam.
Thành ngoài bát vẽ hình hai chim phượng đang xòe rộng đôi cánh với nét
vẽ phóng khoáng, cách điệu, giữa lòng vẽ văn sóng nước hoặc cá nhảy
trên sóng nước mà phong cách thể hiện giống hệt như loại bát vẽ rồng và
văn sóng nước nói đến ở trên. Ngoài ra, khu di tích còn tìm được 7 tiêu
bản của loại bát quý vẽ hình chim phượng ở giữa lòng với phong cách thể

4
hiện rất độc đáo, phản ánh sự vượt trội về phẩm cấp so với loại gốm
thông thường.
d) Bát vẽ gà trống
Loại hình này mới chỉ được tìm thấy tại di tích Hoàng thành Thăng
Long. Thành ngoài bát vẽ hình tả thực 3 con gà trống cùng phong cảnh
hoa cỏ bên núi đá. Ba con gà trống được diễn tả ở tư thế khác nhau, trong
đó hai con đang chọi nhau, trên đầu có chữ “Phu” ( 夫), con thứ ba quay
đầu đi nơi khác. Ý nghĩa biểu trưng của đồ án này trong quan niệm của
người Nhật cổ đại còn phải tiếp tục tìm hiểu, nhưng kỹ pháp vẽ trên bát
xứng danh là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.
e) Bát vẽ phong cảnh
Trong các loại hình đồ án đa dạng của đồ gốm Hizen, loại đồ án
phong cảnh với cảnh thuyền buồm, biển cả,.. với chất lượng men thấp,
hoa văn sắc trầm được coi là phổ biến. Ngoài ra còn có loại bát chất
lượng tốt hơn, hoa văn trang trí như là bát vẽ phong cảnh nhà cửa, núi đá,
bến thuyền,..và loại bát vẽ cây tùng với bút pháp điêu luyện gồm các yếu
tố du nhập cách vẽ trên đồ gốm lò Cảnh Đức Trấn thời Minh, Trung
Quốc.
f) Bát vẽ hoa lá
Đây là nhóm bát có nhiều kiểu bố cục và nhiều loại đồ án hoa văn
trang trí. Hai loại bát phổ biến mang phong cách của gốm Hizen là loại
bát men rạn trắng đục vẽ bông hoa trong vòng tròn, các nhụy hoa sống
động với lối chấm lam và loại bát vẽ bông cúc kiểu cánh quạt. Ngoài ra,
khu di tích còn tìm được nhiều loại bát cao cấp đồ án hoa cúc và hoa mẫu
đơn được thể hiện theo hai cách: vẽ đồ án dài ngang dưới dạng cành, dây
lá cuốn và dạng vẽ cành hoa trên các ô dọc thân bố cục đối xứng cùng
đan xen các họa tiết hoa văn khác. Trong lòng vẽ cành hoa, hoặc khóm
sen, quả đào, đáy ghi niên hiệu “Đại Minh Thành Hoá niên chế’
g) Bát vẽ cành lá
Loại bát vẽ cành lá không được tìm thấy phổ biến dù chất lượng
cao, loại bát này mang đặc trung riêng của Nhật Bản như cây lá thích
( cây lá đỏ ), giữa lòng vẽ khóm hoa lan hay cảnh hoa nhỏ, đáy ghi niên
hiệu như các loại trên.
h) Bát viết chữ Hán

5
Việc dùng chữ Hán để trang trí kết hợp với sự truyền tải ý niệm, lời
chúc vốn khá phổ biến trên đồ gốm Trung Quốc. Trong sưu tập đồ gốm
Nhật tìm được có chiếc bát lớn vẽ hoa văn dây lá và chữ Hán trong lòng.
Loại thường thấy trong lòng bát viết 3 chữ Hán “Vũ Hương Trai”, đáy
viết “Nhân ba”, cũng có loại ghi niên hiệu “Đại Minh Thành Hóa niên
chế” (大明成化年製)
1.1.2 Đĩa
Sự xuất hiện nhiều loại đĩa với kích thước lớn, nhỏ khác nhau và có
nhiều loại đồ án hoa văn trang trí khác nhau cho thấy nhu cầu sử dụng
thiết yếu của loại hình đồ gốm này trong Hoàng cung Thăng Long lúc bấy
giờ. Phổ biến là loại đĩa nhỏ sâu lòng với nhiều chất lượng và khá đa
dạng về đồ án trang trí. Loại đĩa lớn có số lượng ít hơn, nhưng đều thuộc
loại cao cấp, có kiểu dáng và hoa văn trang trí rất đẹp.
a) Đĩa nhỏ
Các loại đĩa nhỏ có nhiều kích cỡ và có hoa văn chủ yếu vẽ trong lòng
với nhiều đồ án phong phú như rồng mây, chim phượng và chữ Hán, thỏ
và phong cảnh, quả đào, hoa cúc, hoa lá và phong cảnh.
- Đĩa vẽ rồng: loại đĩa này có kích thước nhỏ nhất, nhưng là loại cao cấp.
Hình rồng trên đĩa này mang phong cách như đã giới thiệu ở trên, điểm
chú ý là cách vẽ đầu và đuôi rồng cho thấy dấu ấn riêng biệt của nghệ
thuật Nhật Bản. Một số loại có đáy ghi niên hiệu “Đại Minh Thành Hoá
niên chế” (大明成化年製).
- Đĩa vẽ chim phượng và chữ Nhật: loại đĩa đặc trung, chất lượng không
cao, được xuất khẩu cùng thời với lô hàng bát vẽ rồng và văn sóng nước.
Loại hình này có dáng lòng rộng, thành cong vẽ hình chim phượng,
miệng vát thẳng, xương gốm dày, men trắng đục hoặc trắng xám, giữa
lòng viết chữ Nhật. Ngoài ra có loại đĩa vẽ chim phượng và chữ Thọ có
chất lượng tốt, men trắng sáng, thông qua sắc men tươi và lối bốc cục cho
thấy nó được sao chéo từ hình mẫu của đồ sứ thời Minh.
- Đĩa vẽ hoa cúc: khu di tích tìm được loại đĩa vẽ khóm cúc cách điệu, có
thể đã được sản xuất trong giai đoạn sớm qua phẩm cấp và phong cách
vẽ. Ngoài ra, nhiều đĩa có chất lượng tốt hơn với phong cách hiện thực
được tìm thấy với số lượng phong phú. Ở đây còn có loại đĩa vẽ hoa cúc
trong lòng đĩa chỉ vẽ những bông cúc tròn nhỏ như đồng xu, không có
cành lá và thành ngoài vẽ đường chỉ lam cùng cành hoa nhỏ.

6
- Đĩa vẽ hoa lá: cùng thuộc loại đĩa nhỏ, nhưng chất lượng và hoa văn
trang trí phong phú được thể hiện sinh động như hoa trong khóm cỏ,
trăng thu, ....
- Đĩa vẽ phong cảnh: loại hình này tìm được chưua nhiều, nhưng là loại
cao cấp đáng chú ý.
b) Đĩa lớn
Sưu tập các loại đĩa lớn trong khu di tích chưa nhiều, nhưng đều là
những tiêu bản quý, chất lượng cao. Về hình dáng cơ bản có hai loại: thân
giật cấp và thân cong tròn, phổ biến là loại thân giật cấp với hoa văn trang
trí tinh xảo. Ngoài loại đĩa vẽ theo phong cách “Kraak” với đồ án hoa và
bát bửu, cũng cót tìm thấy loại đĩa vẽ phong cảnh sơn thủy, hoa lá và
trang trí chim phượng. Tuy nhiên, hầu hết các loại đĩa này chỉ được tìm
thấy những mảnh nhỏ, do đó khó cảm nhận vẻ đẹp hoàn chỉnh về hình
dáng và hoa văn, nhưng chúng ta có thể liên tưởng rõ về phẩm cấp và sự
sang quý của loại đĩa lớn từng được sử dụng trong di tích.
1.1.3 Chén
Dù theo ghi chép về việc vua Lê Hy Tông mua số lượng lớn chén bé
và chén trà, nhưng trên trên thực tế chưa có thông tin về việc tìm thấy loại
hình này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu đặc trưng về chất liệu, màu men và
hoa văn trang trí. Các loại chén đầu tiên vẽ hoa lá và phong cảnh được
nhận diện. Chén hoa lá thuộc loại chén chân nhỏ, thân cong vát, miệng
loe thẳng, thân vẽ ba cành hoa cúc cách điệu khác biệt với đồ sứ Trung
Quốc. Chén vẽ phong cảnh kích thước lớn hơn, chân đến rộng, miệng loe
ra ngoài, thân vẽ phong cảnh đặc trung của Nhật Bản. Hai loại nêu trên
đều cao cấp và đẹp hơn so với chén Trung Quốc được tìm thấy, thời gian
sản xuất có thể vảo khoảng năm 1670-1680.
1.1.4 Bình rượu
Từ các nghiên cứu cho thấy, những mảnh bình vỡ tìm được tại Thăng
Long thuộc loại bình hay nậm rượu có dáng “củ tỏi”, thân bầu thon cao
và cổ thắt nhỏ, chân đế rộng, quanh thân vẽ phong cảnh và hoa lá. Trong
ghi chép về mặt về giao thương, hàng gốm Nhật được vua chúa Đại Việt
ở Thăng Long không nói đến các loại bình rượu mà chỉ được nhắc đến
như các loại lọ.
1.1.5 Hộp nhỏ
Các mảnh vỡ của các loại hộp nhỏ men trắng vẽ lam chuyên đựng đồ
nữ trang có nắp đậy và kiểu dáng cho thấy sự ảnh hưởng từ thời Minh.

7
Tuy nhiên, đồ án hoa văn vẽ trên nắp hộp như lá cúc tô đậm đường viền
hay hình các cá cóc là đồ án mang phong cách rất riêng của gốm Hizen.
1.2 Gốm vẽ nhiều màu trên men
Ngoài gốm hoa lam được ưa chuộng, Nhật Bản còn xuất khẩu gốm
cao cấp vẽ màu lên men số lượng hạn chế. Trước đây, các nhà nghiên cứu
hầu như không biết sự tồn tại của loại gốm này, nhưng khi điều tra
thương cảng Thanh Hà, Nước Mặn và các khu mộ ở Hòa Bình, tôi tìm
thấy những mảnh đĩa lớn vẽ màu lên men rất đặc sắc. Những bằng chứng
này khẳng định rõ sự có mặt của đồ gốm cao cấp vẽ màu của Nhật Bản ở
thị trường Việt Nam trong cùng bối cảnh đồ gốm hoa lam. Tuy nhiên, số
lượng thực tế về đồ gốm quý được lấy lên từ cuộc đào không chính thức
sẽ còn lớn hơn nhiều lần tư liệu khảo cổ học.
Tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long lần đầu tiên cũng tìm được
một chiếc bát vẽ màu phủ men xanh, lòng bát men trắng, khắc chìm hình
rồng và giữa lòng vễ cành hoa dưới men, nhưng khi màu vàng phai đi chỉ
còn lại nét mờ có thể nhận diện đường nét tinh xảo dưới ánh sáng xiên.
1.3. Đặc trưng nghệ thuật và niên hiệu
Gốm sứ Hizen – Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn về trang trí và kiểu
dáng, các nhà nghiên cứu cũng phải thừa nhận khó phân biệt giữa gốm
Nhật bản và gốm Trung Quốc vì có nhiều điểm gần gũi, đặc biệt dưới đáy
đồ sứ Nhật ghi niên hiệu các vua Nhà Minh.
Theo thống kê sưu tập gốm Hizen tại Hoàng thành, có 5 cách ghi niên
hiệu các vua triều Minh như sau: Đại Minh” ( 大明), “Đại Minh Thành
Hóa niên chế” ( 大明成化年製 ), “Tuyên Minh niên chế” ( 宣明年製 ),
“Tuyên Đức niên chế” (宣徳年製), “Đại Minh Gia Tĩnh niên chế” (大明
嘉靖年製).
Việc mô phỏng các kiểu dáng, hoa văn trang trí, ghi niên hiệu vua
nhà Mkinh hay lò sản xuất gốm nổi tiếng Trung Quốc co thấy thợ gốm
Nhật chủ động trong việc làm giả đồ sứ Trung Quốc nhằm đáp ứng thị
hiệu tiêu dùng, họ nắm bắt bản chất đặc biệt của đồ sứ Trung Quốc và mô
phỏng khéo léo đến các nhà nghiên cứu sành sỏi cũng thấy khó khăn. Có
không ít các trường hợp gốm Hizen thiếu nguồn tư liệu đã bị xếp vào hệ
thống đồ sứ Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu kỹ thì thấy cách ghi niên hiệu trên
gốm Hizen có nhiều điểm đáng chú ý. Thứ nhất, niên hiệu ghi trên đồ sứ
đều thuộc niên hiệu nhà Minh, sớm trước thời điểm sản xuất vài chục

8
năm đến hàng thế kỷ, trong khi kiểu dáng và hoa văn phản ảnh yếu tố
muộn màng so với niên hiệu. Thứ hai, kiểu cách và lối viết chữ Hán ghi
niên hiệu trên gốm Hizen không rõ ràng và không quy chuẩn như đồ sứ
Trung Quốc, nhiều trường hợp viết sai, thiếu nét. Thứ ba, có một số
trường hợp phô diễn vụng về như ghi hai triều vua khác nhau trên cùng
một sản phẩm.
Khi nghiên cứu sâu hơn về chất liệu, men, phong cách nghệ thuật thì
thấy phản ánh việc đồ gốm sứ Hizen đã tự phát triển thêm với các phong
cách riêng biệt như Ko-Imari, Kakiemon, Nabeshima. Đồ gốm sứ Hizen
còn tìm cảm hứng sáng tác các đồ án phong cảnh, hoa lá mang đậm dấu
ấn của đất nước mình.
Loại đĩa nhỏ vẽ hoa cúc dưới dạng khóm được tìm thấy phổ biến
trong di tích, vì là loài hoa được Nhật Bản ưa chuộng, được chọn làm
biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản.
1.4 Nguồn gốc lò và niên đại
Tên gọi gốm Hizen cho thấy loại đồ sứ được tìm thấy trong di tích
sản xuất tập trung ở tình Hizen – nơi có nhiều lò gốm quan trọng, nổi
tiếng nhất trong đó là Arita – nơi sinh ra đồ sứ Nhật Bản.
Trước thể kỷ XVI, Nhật Bản phải xuất khẩu phần lớn đồ sứ Trung
Quốc vì chưa có kỹ thuật sản xuất gốm sứ. Tuy nhiên từ giữa năm 1592 -
1598, tướng quân Hideyoshi Toyotomi đã mang về Nhật Bản nhiều người
thợ gốm khéo léo của Triều Tiên. Những người này đã phát hiện mỏ đất
cao lanh và thiết lập xưởng chế tác gốm, từ đây, nhiều lò gốm mọc lên tại
Arita chuyên sản xuất các loại sứ men trắng, men trắng vẽ lam theo công
nghệ gốm Triều Tiên, mở ra trang sử mới cho đồ gốm sứ Nhật Bản.
Có thể thấy rằng đồ gốm Hizen nhập khẩu vào Thăng Long trong
nhiều thời điểm khác nhau khi xem biểu đồ thời gian về hành trình các
chuyền tàu buôn gốm. Từ năm 1650 - 1681, có 35 tàu, trong đó có chiếc
đầu tiên chuyển gốm từ Hizen đến buôn bán tại Đông Kinh, tuy nhiên đã
ngừng xuất khẩu trong khoảng 1960. Cho nên, việc xác định niên đại các
sưu tập đồ gốm dễ dàng hơn vì khoảng thời gian trên là hoàn toàn tin cậy,
Dù vậy, cũng có điều tra cho thấy các loại gốm sứ Hizen có niên đại sớm
hơn. Chất lượng không đồng đều và phong cách khác nhau biểu thị thời
kỳ khác nhau, hoặc xưởng sản xuất khác nhau. Vậy thời điểm đầu tiên đồ
gốm Hizen được nhập khẩu vào Đông Kinh diễn ra từ khi nào?
Manh mối quan trọng là những phát hiện đồ gốm Hizen được chôn
trong mộ cổ người Thổ tù người Mường Đinh Văn Kỷ ( 1582 – 1647 ),
niên đại đồ gooms Hizen sớm hoặc muộn nhất là cùng niên đại với bia

9
mộ. Điều này có nghĩa rằng đồ gốm Hizen được nhập khẩu vào Đông
Kinh trước năm 1650.
Bức tranh hành trình những chuyến hàng chở gốm sứ nước ngoài
nhập khẩu vào Đàng Ngoài do Hoàng Anh Tuấn tổng hợp công phu từ
kho lưu trữ của hai công ty Đông ấn Hà Lan (VOC) và Anh (EIC) cho
thấy việc nhập khẩu đồ gốm Hizen có thể diễn ra từ rất sớm. Nguồn tư
liệu này cho biết, tháng 7 năm 1637, tàu Grol (Hà Lan) đã từ Đài Loan
đến Đàng Ngoài mang theo 85 đồ gốm thô cao cấp làm mẫu. Và, mặc dù
không có những mô tả cụ thể nhưng xem xét trong bối cảnh khu vực,
nguồn gốc những lô hàng gốm nói đến ở đây được xác định bao gồm đồ
gốm Trung Quốc và đồ gốm Nhật Bản
Một sự kiện quan trọng được nhắc đến nhiều là thời kỳ diễn ra nội
chiến do sự thay đổi từ thời Minh sang thời Thanh ( 1644 ), số lượng đồ
sứ Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật Bản giảm sút, các lò gốm Hizen
không chỉ giành lấy thị trường trong nước mà còn cung cấp đồ sứ sang thị
trường Đông Nam Á thay thế sự thiếu vắng đồ sứ Trung Quốc.
Những nghiên cứu của Yamawaki Teijirō cũng chỉ ra rằng, gốm
Hizen bắt đầu xuất khẩu tới bán đảo Đông Dương khoảng chừng sau
những năm 1640, và chắc chắn vào năm 1647 đã có một chuyến hàng
gốm Hizen được thuyền Trung Quốc chở đến Campuchia qua đường
Thái.
Và, từ nghiên cứu so sánh về chất lượng và phong cách đồ gốm,
xem xét bối cảnh lịch sử và biểu đồ thời gian của những chuyến hàng, tôi
nghĩ rằng, đồ gốm Hizen đã được nhập khẩu vào Đông Kinh khoảng từ
năm 1645.Những kết quả phân tích nói trên được xem là quan trọng và có
ý nghĩa khoa học, bởi nó không chỉ giúp cho việc xác định niên đại trở
nên dễ dàng và chính xác hơn mà còn làm rõ hơn những mặt hàng gốm
Hizen được nhập khẩu vào Đông Kinh và được vua chúa Đại Việt mua
dùng trong Hoàng cung Thăng Long vào từng thời điểm rất cụ thể.
II. Vai trò của đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long
Số lượng vô cùng lớn đồ gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản
khai quật được tại khu di tích cho thấy sự góp mặt quan trọng của đồ gốm
trong đời sống Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. , đồ gốm là đồ
dùng, vật dụng không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong đời sống
Hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà
vua và triều đình trong các dịp đại lễ,.. Ngoài ra, đồ gốm còn được dùng
làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật để trang

10
hoàng nội ngoại thất của các cung điện nhằm điểm tô vẻ đẹp lộng lẫy
trong Hoàng cung. Những sưu tập phong phú, đa dạng đồ gốm sứ Trung
Quốc và Nhật Bản phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành Thăng
Long cho thấy, mặc dù trong bối cảnh đất nước có nội chiến triền miên và
bên cạnh việc sử dụng nhiều đồ gốm nội địa, triều đình Thăng Long vẫn
đặt hàng hoặc trực tiếp mua một số lượng không nhỏ đồ sứ Trung Quốc
và Nhật Bản nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xa hoa trong chốn cung
đình. Những khảo cứu từ các sưu tập đồ sứ do vua Lê - chúa Trịnh đặt
làm tại lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc), được gọi là đồ sứ kí kiểu cho
thấy rõ, thời kỳ này triều đình có những qui định rất chặt chẽ trong việc
sử dụng hoặc bày đặt các loại gốm quí tại các cung điện trong Hoàng
cung dựa trên phẩm cấp, đồ án hoa văn trang trí và hiệu đề ghi dưới đáy
đồ vật
Dựa vào các khảo cứu về mặt hàng gốm Nhật Bản xuất khẩu sang thị
trường Đàng Ngoài trước 1650 – 1681, cho biết rằng, triều đình Thăng
Long đã mua một số lượng khá lớn đồ gốm Hizen Nhật Bản để dùng
trong Hoàng cung, bao gồm các loại bình, lọ, nậm rượu, bát, đĩa, chén,
ấm trà với nhiều kiểu dáng và hoa văn trang trí khá phong phú, đa dạng.
Tổng hợp ghi chép tản mạn từ các kí sự đương thời và kết quả nghiên cứu
khảo cổ học, vai trò, chức năng của đồ gốm Hizen Nhật Bản trong Hoàng
cung Thăng Long được nhận diện khá rõ ràng với bốn loại chủ yếu sau:
- Đồ dùng uống rượu: gồm nậm hoặc lọ, hũ, bình có tay cầm nhỏ và chén
nhỏ.
- Đồ dùng uống trà: gồm ấm hoặc bình pha trà, chén trà và loại đĩa dùng
cho tiệc trà
- Đồ dùng trong bữa ăn: gồm bát, đĩa với 3 loại kích cỡ là to, trung bình
và nhỏ với nhiều kiểu dáng và hoa văn trang trí.
- Đồ dùng trong trang trí nội thất được mô tả chủ yếu là các loại bình thon
cao.
Và mặc dù, các loại hình đồ sứ Nhật Bản tìm được tại di tích có số
lượng ít hơn rất nhiều lần so với ghi chép của VOC, nhưng đây là những
tư liệu rất quan trọng, minh chứng sinh động về những mặt hàng gốm
Nhật Bản đã được triều đình nhà Lê nhập khẩu hoặc đặt làm để sử dụng
trong Hoàng cung Thăng Long đương thời. Những đồ gốm sứ này tuy có
nhiều chất lượng khác nhau, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau,
nhưng được đánh giá là những đồ gốm quí, có vai trò thiết yếu trong đời
sống cung đình.
KẾT LUẬN

11
1. Những khám phá khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu tạo nên sự nhận biết
rõ ràng hơn về hoàng cung Thăng Long, ngoài ra, sự phát hiện quan trọng
về các loại hình đồ gốm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
cũng mở ra trang sử mới cho việc nghệ cứu Kinh đô trên nhiều phương
diện.
2. Những phát hiện về đồ gốm sứ Hizen trong khu di tích không chỉ cho
ta cảm nhận trực quan về chết lượng và sự phong phú của các loại hình
đồ gốm Nhật Bản đã từng được sử dụng trong Hoàng cung mà đó còn là
những bằng chứng diễn giải sinh động lịch sử giao thương giữa Thăng
Long – Nhật bản trong thế kỷ XVII – thời kỳ hoạt động mậu dịch sôi
động.
3. Những sưu tập đồ gốm này được ví như là những chứng nhân lịch sử,
khơi gợi về mối quan hệ giao lưu giữa Nhật Bản và Thăng Long trong thế
kỷ XVII với những hình ảnh rõ ràng và ấn tượng.

BÀI ĐỌC 2.7

HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI ĐÔNG DƯƠNG
TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH CHÂU Á - THÁI BÌNH
DƯƠNG (Võ Minh Vũ)

Phần mở đầu

Ở phần mở đầu, tác giả nêu rằng của những chính sách của Nhật Bản đối
với các nước Đông Dương có nhiều nhiều khác biệt so với các khu vực
khác ở Đông Nam Á. Nhật Bản duy trì chế độ của thực dân Pháp ở Đông
Dương mặc cho phương châm trong Bản yếu cương quốc sách cơ bản
công bố tháng 7 năm 1940 chủ trương xóa bỏ ách cai trị thực dân này.
Công tác văn hóa nắm một phần quan trọng không kém vũ lực hay tiềm
năng kinh tế trong mọi công tác cướp bóc tài nguyên thuộc địa. Từ năm
1940 Nhật Bản đã xây dựng các hoạt động văn hóa ở Đông Nam Á với
hình thức “xây dựng nền văn hóa Đại Đông Á”. Trong thời kì chiến tranh,
hoạt động văn hóa của Nhật Bản dường như được chia làm hai, đó là giáo
dục và tuyên truyền.

Công tác phổ cập tiếng Nhật và giới thiệu văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản đã sử dụng biện pháp đơn giản đầu tiên là cho thấy lợi ích của
việc biết tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày, thúc đẩy người dân học

12
tiếng Nhật. Thời gian đầu không khả quan, nhưng sau đó nhiều thương
nhân đã nhận thấy rõ sự cần thiết của việc biết tiếng Nhật nên đã cố gắng
học tập, do đó mà tầng lớp học ngôn ngữ này nhiều nhất là thương nhân.
Có báo cáo về Nhật viết rằng: “ngày 3 tháng 3, Hội thương vụ Hoa kiều ở
Hà Nội đã thành lập trường tiếng Nhật dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán”,
ngoài ra thì việc truyền bá cũng do Đại sứ quán phụ trách dưới danh
nghĩa Hội người Nhật. Từ năm 1942, việc giảng dạy tiếng Nhật được chú
trọng phát triển ở Bắc Kỳ. Hội truyền bá tiếng Nhật tại Bắc Kỳ đã đàm
phán với chính phủ Đông Dương về việc mượn lớp học, trong đó cũng có
trường Trung học Hoa kiều ở Hải Phòng mở lớp tiếng Nhật như môn học
chính khóa.

Tại Nam Kỳ, công tác giáo dục bài bản hơn do người Nhật trực tiếp quản
lý. Năm 1943, Hội Truyền bá tiếng Nhật tại Nam Kỳ được thành lập. Do
quản lý trực tiếp và cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn nên ở Nam Kỳ
mọc lên hẳn các trường dạy tiếng Nhật thay vì chỉ là lớp học đi mượn như
Bắc Kỳ.

Tuy vậy, việc học tiếng Nhật lúc đó có nhiều hạn chế, đặc biệt là về vấn
đề tài liệu học. Do chưa có tài liệu học chính thức bằng ngôn ngữ Đông
Dương nên các tài liệu học không thống nhất, sự thật là điều này đến
ngày nay vẫn chưa thay đổi dù đã có nhiều nỗ lực được thực hiện. Ngoài
vấn đề này thì việc không có từ điển hay khóa học cho người học trình độ
cao cũng rất nan giải. Chính phủ Nhật cũng nhận thức được nên ngày
18/8/1942 việc biên soạn từ điển Nhật – Việt đã chính thức được quyết
định.

Để nâng cao ham muốn học tiếng Nhật, nhiều hoạt động truyền bá văn
hóa đã được tổ chức như các trải nghiệm về Ikebana (nghệ thuật cắm
hoa), trà đạo, …Kế đó là các hoạt động trao đổi giáo sư, trao đổi sinh
viên, trao đổi sách được thực hiện và thúc đẩy.

Từ tháng 10 năm 1941, trong khoảng thời gian hai tháng, Triển lãm mỹ
thuật hiện đại Nhật Bản đã được tổ chức theo hình thức lưu động tại Hà
Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn. Điều đáng lưu ý ở đây là tất cả các tác
phẩm nghệ thuật đều mang thể hiện truyền thống Nhật Bản, không có một
tác phẩm theo chiều hướng nghệ thuật phương Tây nào được trưng bày.

13
Mục đích truyền bá rất rõ ràng tuy nhiên tác dụng thì không được khả
quan, thậm chí gây nên một số tranh cãi.

Sau nhiều thúc đẩy thì Hiệp định văn hóa Nhật – Đông Dương được ký
kết năm 1943, tới tháng 6 Trung tâm văn hóa Nhật Bản được thành lập tại
Hà Nội và Sài Gòn. Từ đó trung tâm này đảm nhận các hoạt động truyền
bá và giáo dục văn hóa Nhật. Tuy nhiên từ năm 1944, dựa trên tình hình
chiến sự thì các hoạt động này bắt đầu thoái trào.

Thông qua viêc truyền bá các hoạt động văn hóa, Nhật Bản đang cố gắng
thu hút sự ủng hộ của người dân Đông Dương đối với đất nước của họ
(Cá nhân tôi cho rằng thời gian Nhật Bản có các hoạt động khá ít do đó
sức ảnh hưởng của họ không quá cao, các hoạt động chính thức chỉ được
tổ chức trong vòng 1 năm là quá ngắn. Do đó, cũng dễ hiểu khi Nhật Bản
không đạt được mục đích).

Công tác tuyên truyền bằng điện ảnh

Tại Đông Dương, ngoài những nội dung tuyên truyền giống với những
khu vực khác là ca ngợi Nhật Bản, phê phán Âu Mỹ thì Nhật Bản chú ý
đến đặc trưng riêng của Đông Dương, cố gắng tỏ ra có thái độ cố gắng
hài hòa với Pháp. Hơn nữa, trong công tác tuyên truyền, Nhật Bản cũng
chú ý tới sự khác biệt trong các thành phần cư dân ở Đông Dương. Công
tác tuyên truyền được xác định là do Bộ Ngoại giao, có sự hợp tác của lục
hải quân và hãng thông tấn Domei Tsushin đảm nhận.

Trong chiến tranh, các bộ phim tuyên truyền chống Nhật Bản của các
nước được lan truyền rộng rãi, Nhật cũng nhận thức được việc đối chọi
lại hình thức này là cần thiết. Tuy nhiên, việc duy trì quan hệ Nhật – Pháp
khiến cho việc kiểm soát các nội dung phim ảnh trở nên khó khăn hơn.
Do không có được tự do phim ảnh nên tháng 12 năm 1940, Hiệp hội Điện
ảnh Nam Dương đã được thành lập với mục đích tiến hành đạt tới tự do
điện ảnh. Cuối tháng 12, với việc thành lập chi nhánh Hà Nội, Hiệp hội
đã thành công trong việc nắm giữ hệ thống cung cấp tại khu vực Đông
Dương và tiến hành cung cấp phim ảnh một cách tập trung. Sau khi chiến
tranh Châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ, các chi nhánh khác được
thành lập.

14
Đương thời, tại Đông Dương có khoảng 90 rạp chiếu phim, phần lớn là
của Công ty Phim & Chiếu bóng Đông Dương (có khuynh hướng thân
Nhật) và Công ty Chiếu bóng Đông Dương (có vốn Hoa kiều nên có xu
hướng kháng Nhật).

Phim Nhật đầu tiên được khởi chiếu có nhược điểm là bản tiếng Nhật nên
công tác phiên dịch khó khăn, sau đó phương án sản xuất các phiên bản
tiếng Trung và tiếng Việt đã được đưa ra. Sau nhiều công tác chuẩn bị thì
bộ phim truyện Nhật Bản đầu tiên đã được trình chiếu ở Đông Dương là
phim “Bản giao hưởng đồng quê”. Điểm đáng lưu ý là Nhật đã cho trình
chiếu phim “Đêm Trung Hoa” bộ phim mang nội dung tinh thần thân
thiện giữa Nhật – Trung. Bộ phim đã nhận được phản hồi khá tích cực.

Để thực thi tích cực hơn nữa công tác điện ảnh, chi nhánh Đông Dương
của Công ty Cung cấp phim ảnh đã quyết định tiến hành tích cực việc
tuyên truyền các bộ phim. Trước khi trình chiếu, công ty tiến hành các
hoạt động tuyên truyền như làm các poster, tờ rơi, đèn lồng tuyên truyền,
chiếu phim mới nhằm gia tăng khán giả.

Hai chi nhánh tại Đông Dương của Công ty cung cấp phim ảnh đã dốc
sức vào hoạt động chiếu phim lưu động dành cho đối tượng là quân đội
Nhật và cư dân Đông Dương. Hoạt động này được tiến hành tập trung
vào những ngày kỷ niệm của phía Nhật Bản. Tuy nhiên, những bộ phim
được dân Nhật yêu thích lại không thu được khả quan nhất định tại Đông
Dương.

Sang năm 1944, những lý do như sự kiểm soát của chính quyền Thực dân
Pháp, tình trạng thiếu điện, khí hậu, tình hình chiến sự xấu đi... đã có
nhiều ảnh hưởng đến công tác điện ảnh của Nhật Bản tại Đông Dương.
Việc chiếu phim Nhật Bản cũng rơi vào tình hình khó khăn và tình trạng
này kéo dài cho tới khi kết thúc chiến tranh.

Tóm lại, Nhật Bản muốn chiếu phim tuyên truyền còn nhân dân Đông
Dương lại muốn xem phim truyện nên công tác tuyên truyền bằng phim
ảnh của Nhật Bản có thể nói là chưa thực sự thành công.

Phần kết luận

15
Dựa trên việc phân tích các hoạt động như phổ cập tiếng Nhật, truyền bá
văn hóa, nội dung nghe nhìn, điện ảnh, tác giả đã trình bày công tác văn
hóa của Nhật Bản tại khu vực Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh
Châu Á – Thái Bình Dương.

Rõ ràng các công tác này có sự khác biệt so với các khu vực khác. Nhật
Bản đã cố gắng thu hút sự đồng cảm và ủng hộ của cư dân bản địa đối với
Nhật Bản bằng cách nhấn mạnh sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa
phương Đông. Tuy nhiên, việc duy trì quyền của Pháp tại Đông Dương
khiến các công tác của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, có thể nói thay vì
trực tiếp đi thẳng thì họ phải đi đường vòng, do đó mà họ mất rất nhiều
thời gian cho công tác chuẩn bị, khiến cho văn hóa Nhật chưa kịp nở rộ
tại Đông Dương đã phải chịu sự thoái trào.

Do hạn chế về mặt tư liệu, tác giả vẫn chưa thể tìm hiểu kỹ về công tác
văn hóa của Nhật Bản tại Đông Dương thời kỳ này, tuy vậy tác giả vẫn
kỳ vọng có thể làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng của vấn đề này thông qua
việc phân tích tạp chí Tân Á. Tác giả bài viết dự định sẽ trình bày trong
một bài viết khác.

BÀI ĐỌC 3.2.


NHỮNG NGƯỜI NHẬT “VIỆT NAM MỚI” THỜI Ỳ KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (19945- 1954)

1. Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng
Minh, toàn bộ binh sĩ Nhật ở Đông Dương lúc đó hoảng vạn người. Do
sự nới lỏng, 1 số binh sĩ Nhật Bản đã đào ngũ. Lí do là:
1) Bi quan về tương lai nước Nhật dưới sự chiếm đóng của quân Mỹ.
2) Lo sợ bị ngược đãi với thân phận là tù binh.
3) Quyết tâm chiến đấu đến cùng với ý chí của một người lính với sứ
mạng Đại Đông Á.
4) Có mối quan hệ tình cảm nào đó ở Việt Nam.
Trong số các binh sĩ Nhật đào ngũ có 1 số đã tham gia Việt Minh và họ
được gọi là những người Việt Nam mới.

2. Những người Nhật “Việt Nam mới” đã có những đóng góp nhất định
trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam.
-Phần lớn họ đã trực tiếp tham gia chiến đấu,họ phát huy được khả năng
về kỹ thuật và chiến thuật góp phần tích cực cho thắng lợi của nhiều trận
đánh.

16
-Hoạt động nổi bật nhất của họ là lĩnh vực huấn luyện quân sự.Tiêu biểu
nhất là Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi có đội ngũ giáo viên
quân sự người Nhật.

Nhiều người Nhật “Việt Nam mới” còn được cử đến các địa phương huấn
luyện dân quân du kích.
Do những thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu,những người
Nhật “Việt Nam mới” đã nhận được trên 30 huân huy chương các loại
của Chính phủ và quân đội nhân dân Việt Nam. Có 4 người Nhật đã trở
thành Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.

3. Chính sách đối với những người Nhật còn lại Việt Nam từ năm 1946:
Sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh gây nên cuộc khủng hoảng tinh thần to
lớn của những binh sĩ Nhật Bản đang đóng quân ở Đông Dương.
Năm 1946, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ VN dân
chủ cộng hòa là cần nhanh chóng nâng cao số lượng và chất lượng lực
lượng vũ trang cách mạng để đối phó với TD Pháp. Trong bối cảnh đó,
lãnh đạo Đảng, Chính phủ và đặc biệt là các tướng lĩnh quân đội đã nghĩ
đến khả năng này của các binh sĩ Nhật Bản- Những người đào ngũ và
tham gia Việt Minh. Sau đó từ 1951, phần lớn những người Nhật VN mới
đang trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu lần lượt giải ngũ trở về
với gia đình, vợ con…. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: từ 1946
đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân VN diễn
ra trong hoàn cảnh ‘trong vòng vây”, không liên minh, không hậu thuẫn,
không chi viện. Nhưng từ năm 1950, sau khi cách mạng Pháp thành
công,VN nhận được sự ủng hộ của TQ và Liên Xô cho cuộc kháng chiến
chống Pháp, điều này khiến vai trò cố vấn, huấn luyện chỉ huy của người
Nhật VN mới bị giảm sút.
Từ giữa năm 1950 viện trợ của Liên Xô và chủ yếu là của TQ đã đến VN.
Nhân dân VN nhận được vũ khí, thuốc men, quân trang, quân dụng, các
cố vấn quận sự TQ…Chính vì thế hiện tượng người Nhật VN mới đồng
loạt giải ngũ. Có thể đây cũng là nằm trong một chủ trương của Đảng và
Quân đội Việt Nam.
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống TD Pháp của nhân dân VN kết thúc
thắng lợi.

BÀI ĐỌC 4.1.


SỰ BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ CỦA NHẬT BẢN VỚI VIỆT
NAM (GS. Ito Go)
Tác động của “Cú sốc Nixon” đầu tiên

17
Hai “cú sốc” Nixon khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản hoài nghi về mối
quan hệ Mỹ-Nhật được coi là vững chắc. Trước thực tế một trong những
mục tiêu chủ yếu mà chính quyền Nixon theo đuổi - bắt đầu bằng hành
động mở cửa với Trung Quốc nhằm cô lập Bắc Việt Nam và chấm dứt
chiến tranh Việt Nam, sự tiếp xúc của Nhật Bản đối với Bắc Việt Nam đã
trở thành vấn đề gây quan ngại lớn cho chính phủ Mỹ. Trước khi dẫn
chứng quá trình bình thường hoá, bài viết sẽ tóm lược lịch sử chính sách
ngoại giao của Nhật Bản đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
II.
Việt Nam là thuộc địa của Pháp cho đến khi Nhật Bản xâm chiếm bán
đảo Đông Dương vào năm 1941. Thoả thuận trong Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1954 đã khiến Việt Nam tạm thời bị chia cắt. Sau đó, vào năm 1960,
Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với miền Nam Việt Nam.
Hai chính phủ đã ký kết một hiệp ước hòa bình. trong suốt Chiến tranh
Thế giới thứ II, một trong những mục tiêu của việc bình thường hóa với
miền Nam Việt Nam của chính phủ Nhật Bản là nhằm duy trì quan hệ
kinh tế ở Đông Nam Á.
Ngược lại, các mối quan hệ của Nhật Bản với Bắc Việt Nam bị hạn chế
nghiêm ngặt trong phạm vi quan hệ kinh tế phi chính phủ.
Ở cấp chính phủ, liên hệ của Nhật Bản với Bắc Việt Nam tập trung vào
các hoạt động phi chính trị như giới thiệu sinh viên Bắc Việt đến các
trường đại học Nhật Bản và cung cấp hỗ trợ phát triển thông qua Hội Chữ
thập đỏ quốc tế.
Tác động của “cú sốc Nixon”
Tuyên bố ngày 16 tháng 7 năm 1971 của Nixon về sự mở cửa của Mỹ đối
với Trung Quốc làm biến chuyển hoàn toàn sự im lìm của Nhật Bản. sau
“cú sốc Nixon” và chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, chính quyền
Nhật Bản đã tìm cách liên hệ với Hà Nội sau lưng Mỹ. Nhật Bản với sự
ủng hộ ngày càng cao của toàn thể nội các của thủ tướng Sato đã có
những tiếp xúc với chính quyền Bắc Việt Nam, trước tiên là phái đoàn do
một số quan chức Bộ Ngoại giao dẫn đầu. Thủ tướng Sato và Bộ trưởng
Ngoại giao Fukuda, mặc dù không công khai nhưng rất mong đợi có tiếp
xúc liên chính phủ với Bắc Việt Nam.
sau “cú sốc Nixon” và chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, chính
quyền Nhật Bản đã tìm cách liên hệ với Hà Nội sau lưng Mỹ. Tháng 11
năm 1972, liên quan đến quan hệ Trung - Nhật, Chu Ân Lai đã phát hiện
ra bức thư Hori, trong đó Miyake xin phép đến thăm Hà Nội thông qua

18
Đại sứ quán của Bắc Việt Nam tại Paris. So với thái độ trung thành của
Bộ Ngoại giao trước đây đối với chính sách kiềm toả của Mỹ tháng 6
năm 1971, chính phủ Nhật lúc này buộc phải xem xét lại các mục tiêu của
chính sách ngoại giao, sau khi Nixon tuyên bố sự hoà giải Mỹ - Trung.
Phúc đáp các đề xuất của Nhật Bản, chính phủ Bắc Việt Nam đã gửi các
câu trả lời vào ngày 5 tháng 1 năm 1972 như sau:
(1) Chính phủ Bắc Việt Nam đồng ý về nguyên tắc với việc trao đổi các
đại diện thương mại.
(2) Chính phủ Bắc Việt Nam cho phép hai công chức Bộ Ngoại giao tới
thăm Hà Nội.
(3) Chính phủ Bắc Việt Nam đề xuất rằng cuộc đối thoại trong tương lai
với chính phủ Nhật Bản được thực hiện ở Paris
Một trong những lý do mà chính phủ Bắc Việt Nam, dù nghĩ rằng Nhật
Bản là đồng minh của Mỹ vẫn đồng ý tiếp xúc liên chính phủ là do sự lo
ngại của các nhà lãnh đạo ở Hà Nội về khả năng thất bại của cuộc tấn
công sắp tới vào Nam Việt Nam mà họ lên kế hoạch thực hiện vào tháng
2 năm 1972.
Sự chỉ trích của Mỹ và đề nghị hợp tác đầy tự chủ của Nhật đối với Bắc
Việt Nam
Chính phủ Nhật Bản thông báo cho Washington về chuyến thăm Hà Nội
của một số công chức trong Bộ Ngoại giao. Ngay khi tin tức tới
Washington, chính phủ Mỹ đã phản đối mạnh mẽ sự tiếp xúc giữa hai
chính phủ. Đầu năm 1972, chính quyền Nixon đã có một bài diễn văn về
Việt Nam nhằm gây áp lực cho Bắc Việt Nam phải chấp nhận đình chiến.
Tại Washington, Đại sứ Nhật Bản Nobuhiko Ushiba thuyết phục các quan
chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ rằng liên hệ giữa Nhật Bản với
Bắc Việt Nam sẽ không gây ảnh hưởng đến mục tiêu của Mỹ.
Miyake (sử dụng biệt hiệu là Sato) vào Hà Nội với tư cách là khách thăm
cá nhân theo lời mời của Phòng Thương mại Bắc Việt Nam. Yoshisaburo
làm cùng bộ phận với Miyake ở Bộ Ngoại giao và thông thạo tiếng Việt
đã lấy biệt hiệu là Tanaka để tháp tùng Miyake trong chuyến đi. Cả hai
định sẽ tới Paris trước để nhận thị thực từ Đại sứ quán Bắc Việt Nam ở
đây.

19
Phần tiếp theo thảo luận về các nội dung của cuộc đàm phán giữa hai
chính phủ và thuật lại cả quá trình mà đỉnh cao là hiệp định bình
thường hoá được ký kết vào tháng 9 năm 1973.
Chuyến thăm của Miyake tới Hà Nội và sự bình thường hoá quan hệ giữa
Nhật Bản và Bắc Việt Nam: Ý nghĩa của Chính sách Ngoại giao tự chủ
Miyake đã tới thăm Hà Nội hai lần, lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1972,
và lần thứ hai vào khoảng tháng 3 - tháng 4 năm 1973. Cuộc gặp đầu tiên
chỉ tìm cách xác nhận việc tiếp tục các mối quan hệ kinh tế phi chính phủ
giữa hai nước, còn cuộc gặp thứ hai, với sự thành công của Hiệp định
Paris, xác định các vấn đề cụ thể sẽ được đàm phán để thiết lập mối quan
hệ ngoại giao. Theo tuyên bố của Miyake tại cuộc họp báo, chuyến thăm
đầu tiên của ông không nhằm “thay đổi to lớn quan điểm của
Nhật Bản đối với hai miền Việt Nam”. Cuộc gặp không vượt quá ba vấn
đề trên và chỉ để xác nhận nhu cầu tiếp tục các cuộc thảo luận giữa hai
chính phủ. Sau khi trao đổi ý kiến chung, Miyake đề xuất những nội dung
sau:
1. Với phương châm tách rời chính trị và kinh tế, chính phủ Nhật Bản đề
xuất trước hết là mở rộng quan hệ thương mại và kinh tế với Bắc Việt
Nam.
2. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không có ý định thay đổi mối quan hệ
an ninh vững chắc với Hoa Kỳ.
3. Quán triệt hai mục tiêu trên, chính phủ Nhật Bản tìm cách nối lại quan
hệ ngoại giao với Bắc Việt Nam trong dài hạn.
Tuy nhiên, sau khi Miyake rời Hà Nội, Inoue nán lại Bắc Việt Nam thêm
ba ngày để thăm Hòn Gai và Hải Phòng- cảng biển phục vụ cho các tàu
chuyên chở than Hòn Gai.
Tại Mỹ, chuyến thăm của Miyake được thuật lại như là dấu hiệu Nhật bắt
đầu độc lập với Mỹ.
Sau Hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 2 năm 1973, chính phủ Nhật
Bản ngày càng trở nên quan tâm tới quan hệ với Hà Nội.
Chính phủ Bắc Việt Nam đề xuất chuyến thăm thứ hai của Miyake thông
qua một bức điện mật vào ngày 15 tháng 3 năm 1973, nói rằng Miyake sẽ
được Phòng Thương mại Bắc Việt gửi giấy mời lần nữa. Trong các cuộc
đàm phán, Bắc Việt Nam nêu rõ ba điều kiện:
(1) Chính phủ Nhật Bản cần công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
(2) Chính phủ Nhật Bản cần bồi thường chiến tranh cho Bắc Việt Nam.

20
(3) Chính phủ Nhật Bản cần ngừng vận chuyển vũ khí và đạn dược từ các
căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản đến miền Nam Việt Nam.
Sau chuyến thăm thứ hai của Miyake, các chuyến thăm lẫn nhau của các
phái đoàn hai bên tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong tháng 7,
chính phủ chấp nhận một phái đoàn bao
gồm các thành viên của Chính phủ Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách
mạng Lâm thời theo lời mời của Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và
Ủy ban Hỗ trợ người Việt của Nhật Bản. Hai chính phủ chính thức quyết
định mở các cuộc thảo luận về bình thường hoá quan hệ vào tháng 7 năm
1973 tại Paris, và các cuộc đàm phán được mong đợi sẽ tập trung vào ba
vấn đề mà Miyake đã nêu rõ trong chuyến thăm của mình.
Các cuộc họp ở Paris và Bình thường hoá quan hệ với Bắc Việt Nam
Cuộc đàm phán giữa Bắc Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu tại Paris vào
ngày 25 tháng 7 và hai chính phủ đi đến quyết định bình thường hoá quan
hệ ngoại giao vào ngày 14 tháng 8.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Nhà Trắng ban hành Bản ghi nhớ về quyết sách
an ninh quốc gia số 210, ngày 11 tháng 4 năm 1973, về một kế hoạch
phát triển kinh tế cho miền Nam Việt Nam:
Tổng thống vừa quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp đầy đủ viện trợ
phục vụ mức độ nhập khẩu cần thiết để nền kinh tế có sự phục hồi nhanh
chóng.
Theo tinh thần bản ghi nhớ, Tổng thống Nixon nhấn mạnh sự cần thiết
phải hỗ trợ nền kinh tế miền Nam Việt Nam sau khi kết thúc cuộc chiến
tại cuộc họp giữa Nixon và Tanaka, được tổ chức từ ngày 31 tháng 7 đến
mùng 1 tháng 8, 1973. Sau cuộc họp, chính phủ Nhật Bản quyết định
cung cấp 50 triệu đô la từ ngân sách bổ sung của năm tài khoá 1973 cho
sự phục hồi kinh tế của miền Nam Việt Nam.
Ngày 21 tháng 9 năm 1973, cả hai chính phủ Nhật Bản và Bắc Việt tuyên
bố thiết lập quan hệ ngoại giao tại Paris. Như vậy, Nhật Bản đã trở thành
quốc gia thứ 62 công nhận Chính phủ Bắc Việt Nam. Nhật Bản quyết
định ứng xử với hai miền Bắc và Nam của Việt Nam như các quốc gia
độc lập riêng biệt, như đã thỏa thuận tại Hiệp định Paris.
Đánh giá tình hình dựa trên thoả thuận mang tính quyết định với Bắc Việt
Nam, Chính phủ Nhật Bản ngả theo mục tiêu duy trì chính quyền Sài Gòn
trong chính sách ngoại giao của Mỹ, nhưng thực hiện sự tự chủ trong việc
tìm kiếm mục tiêu riêng đối với việc bình thường hoá quan hệ với chính
quyền Hà Nội. Nếu những đề nghị với Hà Nội lúc đầu được coi là phản

21
ứng tiêu cực của Nhật Bản đối với việc Mỹ tuyên bố mở cửa với Trung
Quốc, sự tự chủ trong chính sách ngoại giao của Nhật về sau dần dần
thích ứng với chiến lược Nixon-Kissinger đối với Việt Nam. Với chiều
hướng này, ý nghĩa của tự chủ không nhất thiết phải đối nghịch với sự lệ
thuộc.
Kết luận
Về lý thuyết của “tình thế tiến thoái lưỡng nan trong liên minh”, sự hoà
giải giữa Mỹ với Trung Quốc đã khuyến khích Chính phủ Nhật Bản theo
đuổi một chính sách ngoại giao tự
chủ hơn đối với Mỹ. Nỗi lo ngại bị bỏ rơi nhen nhóm sau tuyên bố của
Nixon về việc Mỹ mở cửa đối với Trung Quốc, thúc giục những nhà lãnh
đạo Nhật Bản tìm kiếm quan hệ với các nước cộng sản ở Đông Á và xa
hơn nữa, và chính phủ Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao
với Mông Cổ, Trung Quốc, Đông Đức và Bắc Việt Nam vào đầu những
năm 1970. Thực tế là Mỹ và Nhật Bản có lợi ích chung trong chính sách
kiềm toả ở Đông Á, và chính sách này đã ngăn cản Nhật Bản phát triển
quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản này cho tới đầu những năm
1970. Việc Nhật Bản khẩn trương tiến hành bình thường hoá quan hệ với
những nước này nhằm làm giảm đi nỗi lo ngại bị bỏ rơi, cảm giác mà các
nhà lãnh đạo Nhật Bản chưa từng trải qua cho tới khi “cú sốc Nixon” đầu
tiên diễn ra.
Sự tự chủ mới trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản được thể hiện ở
hai điểm. Đầu tiên, mặc dù không thực sự rõ ràng, chính phủ Nhật Bản
ngày càng trở nên miễn cưỡng trong
việc tuân theo các yêu cầu của Mỹ về vấn đề kinh tế. Trong khi tuyên bố
sự cần thiết phải hợp tác với Mỹ trong các thông cáo báo chí, nội các
Tanaka không quên nhấn mạnh về sự nới lỏng chính sách tài chính và thả
nổi đồng tiền như một phản ứng đối với yêu cầu nâng giá đồng yên lên 10
phần trăm của Mỹ. Thứ hai là, ngày 21 tháng 9 năm 1973, Nhật Bản
tuyên bố công nhận chính phủ Bắc Việt Nam, điều mà chính phủ Mỹ đã
không thực hiện cho tới tận
ngày 11 tháng 7 năm 1995. Điều này chỉ ra quan điểm mới của Nhật Bản
hướng tới việc vun xới quan hệ ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á.
Việc tìm kiếm một vai trò chính trị và kinh tế mới, bao gồm một mối
quan hệ mới với Trung Quốc, phản chiếu sự theo đuổi một chính sách đối
ngoại độc lập với chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, cùng với việc theo đuổi quyền tự chủ, chính phủ Nhật Bản
luôn coi trọng các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ mặc dù
vẫn chưa đủ để thoả mãn chính quyền

22
Nixon. Dù thế, chính phủ Nhật Bản, không tìm kiếm quyền tự chủ ở mức
độ mà chính quyền Nixon đã nghĩ. Các đề nghị hợp tác của Nhật Bản đối
với các nước cộng sản châu Á chỉ đơn giản là để mở rộng các lựa chọn
cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản, tại một thời điểm mà các nhà
lãnh đạo Nhật Bản phải đối mặt với một sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu
trúc hệ quốc tế.
Chính sách xoa dịu của Mỹ nhằm có được sự nhượng bộ về kinh tế của
các đồng minh, đòi hỏi sự cân bằng tinh tế trong quan hệ giữa Mỹ và thế
giới cộng sản. Một mặt, chính quyền
Nixon cần làm giảm đi sự đe doạ từ khối cộng sản để có đòn bẩy trong
việc yêu cầu sự nhượng bộ từ các đồng minh. Mặt khác, Nixon và
Kissinger cần duy trì sự đe doạ từ khối cộng sản khiến các đồng minh
nhượng bộ để đổi lấy sự bảo đảm về an ninh của Mỹ trước Trung Quốc
hay Liên Xô. Vì vậy, chính sách xoa dịu của Mỹ thực tế nhằm tìm kiếm
đòn bẩy cho cả “cuộc chơi với đối thủ” và “cuộc chơi với liên minh”
bằng cách thao túng mối đe doạ từ chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, vừa
làm giảm đi nỗi lo ngại đối với kẻ thù chung, vừa làm tăng lên sự e ngại
bị Mỹ bỏ rơi, chính sách xoa dịu của Mỹ làm cho các đồng minh thêm
sẵn sàng theo đuổi một nền hoà bình riêng với các quốc gia cộng sản.
BÀI ĐỌC 5-1-1.
QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC NHẬT BẢN ‐ VIỆT NAM:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TRIỂN VỌNG (Shiraishi Masaya)
Mở đầu
Ở phần Mở đầu, tác giả nêu ra mốc thời gian Nhật Bản và Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9 năm 1973.
Quan hệ Nhật-Việt bắt đầu phát triển nhanh chóng từ tháng 12 năm 1986
và liên tiếp có các bước tiến mới. Thuật ngữ “đối tác” được sử dụng lần
đầu vào năm 2002 để biểu hiện mối quan hệ giữa 2 nước, sau đó, tháng
10/2006, thuật ngữ “đối tác chiến lược” được sử dụng và cả 2 nước cam
kết phát triển mối quan hệ này cho đến nay. Từ đó, tác giả cho biết nội
dung bài báo cáo gồm 2 phần: 1- xem xét về thực trạng “quan hệ đối tác
chiến lược” Nhật-Việt ; 2- triển vọng của mối quan hệ đó trong tương lai.
1. Hướng tới xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược”
Năm 2002: Đối tác chân thành cởi mở, cùng hành động cùng
tiến bước

23
Trường hợp đầu tiên có ý nghĩa trong quan hệ hai nước với ý nghĩa “đối
tác” là tuyên bố báo chí chung được đưa ra ngày 4 tháng 10 năm 2002,
sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Koizumi Junichiro và Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Nhật Bản
1. Văn bản này thể hiện quan điểm xúc tiến quan hệ Việt Nam- Nhật Bản
trên tinh thần “ổn định lâu dài, tin tưởng lẫn nhau” với tư cách là đối tác
chân thành cởi mở, bình đẳng, nhất trí nhiều vấn đề bước đầu thiết lập
quan hệ ngoại giao Nhật-Việt.
Sáng kiến chung Nhật-Việt và Hiệp định đầu tư Nhật Bản Việt
Nam
Tiếp đó, trong hội đàm ngày 7/4/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải
và Thủ tướng Koizumi đã nhất trí bắt đầu “sáng kiến chung Nhật-Việt”
có mục tiêu là xây dựng chiến lược thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam và cải thiện môi trường đầu tư. Ngày 14 tháng 11 năm 2003,
Ngoại trưởng Kawaguchi Yoriko và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ
Hồng Phúc - đang đến thăm Nhật Bản – đã ký kết Hiệp định đầu tư Nhật
- Việt (Hiệp định bảo hộ, xúc tiến và tự do hóa đầu tư) và có hiệu lực từ
tháng 12 năm 2004.

Năm 2004: Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững
Ngày 3 tháng 7 năm 2004, trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại
trưởng Kawaguchi Yoriko cùng với Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên đưa
ra tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững”.
Kawaguchi Yorik nhấn mạnh tăng cường hơn mỗi quan hệ hai nước trên
cơ sở tinh thần “cùng hành động, cùng tiến bước”, ổn định lâu dài, tin cậy
lẫn nhau, nâng mối quan hệ hữu nghị, gắn bó đã có lên tầm cao mới của
quan hệ đối tác bền vững, đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định
và thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phương châm
này đã nâng quan hệ hai nước lên mức “đối tác bền vững” trên cơ sở quan
hệ hữu nghị sẵn có.
2. Hướng tới xây dựng “đối tác chiến lược”
Năm 2006: Thử tướng 2 nước đưa ra tuyên bố chung hướng tới đối tác
chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của Châu Á
Năm 2007: chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Nhật
Bản với tư cách là khách mời cấp nhà nước đầu tiên của Việt Nam đã hội
đàm với Thủ tướng Fukuda Yasuo, hai bên đã ra “Tuyên bố chung làm

24
sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Nhật Bản-Việt Nam”, đồng thời ký kết
“Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-
Việt Nam”.
Năm 2008, 2 nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật
Bản-Việt Nam
Ngày 01/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Việt (EPA) chính thức
có hiệu lực.
3. Việc thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược
Năm 2009 được chọn là Năm Giao lưu Nhật Bản - Mekong. Trong
quá trình thắt chặt quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, Hoàng thái tử Nhật Bản
đã có chuyến viếng thăm Việt Nam. Cũng trọng năm 2009, lãnh đạo hai
nước đã phát biểu Tuyên bố chung Nhật Bản - Việt Nam về quan hệ đối
tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Trong cuộc bầu cử tại Hạ viện tổ chức ngày 30 tháng 8 năm 2009,
Đảng Dân chủ giành thắng lợi, ngày 16 tháng 9 chính quyền của ông
Hatoyama Yukio được thành lập.
Ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2009 tại Tokyo đã diễn ra hội nghị cấp
cao Nhật Bản – Mekong lần thứ nhất. Song song với mối quan hệ đối tác
chiến lược giữa Nhật Bản và Việt Nam, mối quan hệ đối tác ở giữa Nhật
Bản và tiểu vùng sông Mekong đã chính thức khởi động.
Năm 2010, 2 nước đưa ra tuyên bố chung về việc thúc đẩy toàn
diện mối quan hệ hợp tác chiến lược.
Ngày 11 tháng 3 năm 2011, miền Đông Nhật Bản đối mặt với thảm họa
động đất-sóng thần lớn nhất từng thấy. Việt Nam đã có sự thăm hỏi và hỗ
trợ vật chất đối với các nạn nhân Nhật Bản, khiến người dân Nhật cảm
kích. Ngày 30/10/2011: 2 nước đưa ra tuyên bố chung về triển khai hoạt
động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược.
Tháng 4 năm 2012 tại Tokyo đã diễn ra hội nghị cấp cao Nhật Bản –
Mekong lần thứ 4. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có
cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Noda Yoshihiko.
Ngày 16 tháng 12 năm 2012, Đảng Tự do dân chủ giành thắng lợi,
ngày 26 tháng 12 chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo một lần nữa
được thành lập. Việt Nam và Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục phát triển
hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược và cùng trao đổi ý kiến về tình
hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương2.

25
Lời kết
Cơ chế trao đổi giữa hai nước
Quan hệ Nhật - Việt phát triển từng bước bắt đầu từ giai đoạn
hướng tới xây dựng “quan hệ đối tác”, đến giai đoạn hướng tới xây dựng
“quan hệ đối tác chiến lược” và sau đó là giai đoạn làm sâu sắc hơn “quan
hệ đối tác chiến lược” đã được xây dựng.
Quan hệ Nhật Việt và quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và
Nhật Bản thường xuyên tổ chức những cuộc viếng thăm lẫn nhau của
lãnh đạo cấp cao và hàng năm đưa ra tuyên bố chung liên quan đến “quan
hệ đối tác chiến lược”. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là nước viện trợ
ODA lớn nhất, đồng thời về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là
nước đứng đầu về cả số vốn giải ngân và số vốn được cấp phép. Về phía
Nhật Bản, những năm gần đây Việt Nam luôn là đối tác nước ngoài nhận
ODA lớn nhất nhì của Nhật Bản.
Quan hệ đối tác nhiều tầng
Nhật Bản và Việt Nam đã nhất trí xây dựng “quan hệ đối tác chiến
lược” ở cấp độ hai quốc gia. Đồng thời cùng có “quan hệ đối tác chiến
lược” hay “quan hệ đối tác” ở nhiều cấp độ đa quốc gia đan xen nhau.

Triển vọng tương lai của quan hệ đối tác chiến lược Nhật-Việt
Quan hệ Nhật - Việt được đặt trong phương châm cơ bản là tiếp tục
mở rộng. Giữa Nhật Bản và Việt Nam không tồn tại những điểm bất đồng
sâu sắc. Thuật ngữ “Đối tác chiến lược” vốn là một thuật ngữ chỉ quan hệ
có mức độ không mạnh bằng thuật ngữ “Đồng minh” nhưng lại có ý
nghĩa sâu sắc hơn nhiều so với quan hệ hữu hảo hay hợp tác thông
thường. “Quan hệ đối tác chiến lược” sẽ mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa
quan hệ giữa hai nước, đồng thời sự mở rộng và tiến triển sâu sắc trong
quan hệ giữa hai nước có lẽ sẽ là tác nhân củng cố hơn nữa nền tảng của
“quan hệ đối tác chiến lược”.

26

You might also like