You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


---o0o---

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA BA TƯỢNG ĐÀI


ĐIÊU KHẮC ĐÁ TẠI QUẢNG NAM,
NHA TRANG, THÁI BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NỮ VƯỢNG PHÚC


MÃ SINH VIÊN: 47 – DH20A3
CHUYÊN NGÀNH: ĐIÊU KHẮC

HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
---o0o---

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA BA TƯỢNG ĐÀI


ĐIÊU KHẮC ĐÁ TẠI QUẢNG NAM,
NHA TRANG, THÁI BÌNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Phan Hồng Giang


SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Nữ Vượng Phúc
MÃ SINH VIÊN: 47 – DH20A3
SĐT: 0839260175
CHUYÊN NGÀNH: ĐIÊU KHẮC

HÀ NỘI – 2020
MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài......................................................................................................................1.

2. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1.

3. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................1.

4. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2.

5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2.

6. Mẫu khảo sát.................................................................................................................3.

7. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................3.

8. Giả thuyết khoa học......................................................................................................3.

9. Phương pháp chứng giả thuyết khoa học......................................................................3.

10. Dự kiến luận cứ...........................................................................................................3.

10.1 Lý thuyết luận cứ.......................................................................................................3.

10.2 Luận cứ lý thuyết.......................................................................................................7..

PHẦN 2: DỰ KIẾN BÀI BÁO CÁO TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13..


DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1..............................................................................................................................5..

Hình 1.2..............................................................................................................................5..

Hình 1.3..............................................................................................................................6..

Hình 1.4..............................................................................................................................8..

Hình 1.5..............................................................................................................................9..

Hình 1.6………………............................................................................................…….10.
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài:
Giá trị nội dung của ba tượng đài điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha Trang, Thái Bình.
2. Lý do chọn đề tài:
Nghệ thuật điêu khắc vốn có lịch sử từ xa xưa, từ lúc con người còn sống trong các
hang động và bắt đầu biết làm đẹp cho cuộc sống của bản thân. Điêu khắc cũng có mối
quan hệ mật thiết với kiến trúc nên nó càng quan trọng trong đời sống và sự phát triển của
lịch sử loài người. Đây được coi là một loại hình nghệ thuật thị giác; hoạt động trong không
gian ba chiều.
Các tác phẩm điêu khắc thường được sử dụng nhiều chất liệu phong phú, đa dạng;
chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò… Với các tác phẩm điêu khắc,
các chất liệu thường được sử dụng bao gồm: đá, đất nung, thạch cao, gỗ, kim loại…
Ở Việt Nam, điêu khắc đã tồn tại từ lâu, trở thành một ngành nghề khá phổ biến
trong xã hội. Điêu khắc tượng đài được coi là một nhánh quan trọng của ngành điêu khắc.
Qua nhiều năm đổi mới, xã hội ngày một phát triển, hệ thống tượng đài của nước ta đã tăng
lên khá nhiều và khá đa dạng về cả hình thức lẫn chất liệu.
Các tượng đài thường được đặt ở nơi công cộng, những nơi có nhiều người qua lại
như: quảng trường, viện bảo tàng,... nhằm mục đích tuyên truyền, tôn vinh những giá trị
văn hóa, những nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm điêu khắc lại mang theo mình một giá trị
quý báu, một câu chuyện được ẩn giấu phía sau.
Tôi chọn đề tài cho đề cương nghiên cứu lần này là: “Giá trị nội dung của ba tượng
đài điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha Trang, Thái Bình”.
3. Lịch sử nghiên cứu:
Một số tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc liên quan đến đề tài có thể tìm
được gồm:
Nguyễn Hữu Cảnh (2005), Chất liệu đá với điêu khắc ngoài trời, luận văn tốt nghiệp
đại học Mỹ thuật Việt Nam. Luận văn có đề cập tới chất liệu đá trong điêu khắc tượng đài
nhưng mới chỉ dừng ở mức nói chung chung, chưa đi sâu vào tác phẩm.

1
Tài liệu sách liên quan tới đề tài Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), “Giáo
trình Mỹ thuật học”, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. Trong cuốn sách, điêu khắc cũng được
nhắc đến với tư cách là một trong hai loại hình cơ bản của nghệ thuật tạo hình.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), “Tượng đài và tranh hoành tráng Việt
Nam”. Đây là một tập sách được biên tập công phu, hiện diện nhiều tượng đài, vinh danh
nhiều danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc,… Tập sách khá đầy đủ những thông tin về chất
liệu, cách thức thể hiện và ý nghĩa của các tượng đài; đưa cho người đọc thống kê về các
tác phẩm và số lượng tượng đài điêu khắc trên cả nước.
Triệu Ân (2011), bài viết “Màu - trong điêu khắc ngoài trời” phân tích về vai trò,
hiệu quả và đặc điểm của màu sắc trong các tác phẩm điêu khắc ngoài trời cũng như mối
quan hệ của yếu tố màu với các yếu tố hình khối trong điêu khắc, không gian trưng bày
điêu khắc.
Các tài liệu nghiên cứu nhỏ lẻ, hầu như không chuyên sâu về giá trị nội dung từng
tác phẩm tượng đài.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị nội dung của ba tượng đài điêu khắc đá ở Quảng Nam,
Nha Trang, Thái Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu giá trị nội dung của ba tượng đài điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha Trang,
Thái Bình, từ năm 2011 đến năm 2020.
6. Mẫu khảo sát:
- Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (2011) ở Quảng Nam.
- Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời (2017) ở Nha Trang.
- Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam (2020) ở Thái Bình.
7. Vấn đề nghiên cứu:
Ba tượng đài điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha Trang, Thái Bình có những giá trị nội
dung gì ?
8. Giả thuyết khoa học:
Giá trị nội dung của ba tượng đài điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha Trang, Thái Bình
như sau:
2
- Giúp chúng ta hiểu biết một cách khái quát, có hệ thống về lịch sử vẻ vang của dân
tộc.
- Vinh danh các nhân vật lịch sử, các nhân vật có công với đất nước: những bà mẹ
Việt Nam anh hùng, những người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, … để giáo dục con
người hôm nay.
9. Phương pháp chứng giả thuyết khoa học:
Để làm rõ luận điểm, trong đề cương nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp từ một số nguồn chính thống về các đề
tài có liên quan: các công trình nghiên cứu, các bài viết trên tạp chí, đặc san chuyên ngành,
các bài viết trên các trang thông tin điện tử… để có những thông tin toàn diện làm cơ sở
nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: đánh giá vai trò và giá trị chất liệu đá đem lại cho các tác
phẩm điêu khắc tượng đài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, hỏi ý kiến chuyên gia: đánh giá về tạo hình, tính thẩm
mỹ của các nghệ thuật tạo hình.
10. Dự kiến luận cứ:
10.1. Luận cứ lý thuyết:
- Khái niệm của điêu khắc, nghệ thuật điêu khắc đá nói chung và điêu khắc tượng
đài đá nói riêng:
+ Điêu khắc là một trong những loại hình cơ bản của nghệ thuật tạo hình. Theo các
di chỉ khảo cổ khai quật được, có thể thấy rằng: nghệ thuật điêu khắc đã ra đời từ thời tiền
sử, khi tư duy thẩm mỹ của con người dần hình thành và xã hội loài người đã có những
bước tiến bộ nhất định. Mỗi một thời kỳ và một nền văn hóa, nền nghệ thuật thậm chí mỗi
một cá nhân sẽ có định nghĩa về ngành nghệ thuật này không hoàn toàn giống nhau. Ngôn
ngữ của nghệ thuật điêu khắc là hình khối trong không gian, chất liệu. Đặc điểm của nghệ
thuật điêu khắc là nghệ thuật xử lý các hình khối và chất liệu trong không gian hai chiều
(phù điêu) hoặc ba chiều (tượng tròn) từ những chất liệu như: gỗ, đá,…
+ Nghệ thuật điêu khắc đá:

3
Nghệ thuật điêu khắc đá đã tồn tại từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại.
Điêu khắc đá bắt đầu từ việc tạo ra các công cụ đá đến xây nhà, các kiến trúc lớn. Vật liệu
đá đã được sử dụng để xây dựng rất nhiều các lâu dài, các di tích cổ, cổ vật, đền thờ, và các
thành phố trong nhiều nền văn hóa. Các công trình nổi tiếng đã được các thợ điêu khắc tạo
ra như Taj Mahal, bức tường đá vĩ đại bao quanh thành phố Cusco, vạn lý trường thành,
kim tự tháp, đền Angkor Wat, khu đền thờ Tenochtitlan, khu đền Persepolis, đền Parthenon
hay Stonehenge...
Thợ điêu khắc đá sử dụng nhiều loại đá khác nhau trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật, cho ra tác phẩm như: đá macma, đá trầm tích, đá biến chất,…

Hình 1.1: Đá macma


https://www.wikiwand.com/vi/%C4%90%C3%A1_magma

4
Hình 1.2: Đá trầm tích
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_tr%E1%BA%A7m_t%C3%ADch

Hình 1.3: Đá biến chất


http://vietnam12h.com/chi-tiet-index.aspx?baivieturl=da-bien-chat-11-10-2013
5
+ Nghệ thuật điêu khắc tượng đài đá:
Nghệ thuật điêu khắc tượng đài bằng đá là các công trình văn hóa nghệ thuật, các
công trình điêu khắc ngoài trời. Thông qua những tác phẩm điêu khắc đó, người xem có thể
cảm nhận được tính thới đại, tính biểu tượng của một sự kiện, một giai đoạn lịch sử nhất
định. Không chỉ vậy, nghệ thuật điêu khắc tượng đài còn góp phần làm đẹp cảnh quan đô
thị.
Một số tác phẩm tượng đài tiêu biểu trong những năm gần đây có thể kể đến là:
+ Tượng đài Bác Hồ với Tây Nguyên ở Gia Lai.
+ Tượng đài Bác Hồ với Tuyên Quang.
+ Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam.
+ Tượng đài Những người anh hùng nằm lại phía chân trời ở Nha Trang.
Đây là những công trình có tính biểu tượng, có nội dung tư tưởng sâu sắc, thấm
nhuần những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đồng thời, những tượng đài này còn góp
phần làm đẹp cảnh quan, phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta.
- Các đặc điểm của các tượng đài được điêu khắc bằng chất liệu đá ở Việt Nam:
Chất liệu của một tác phẩm điêu khắc luôn giữ vị trí quan trọng, thể hiện chất cảm
của tác phẩm. Đồng thời, chất liệu cũng quyết định độ khó, thời gian gia công của một tác
phẩm.
Đối với việc sử dụng chất liệu đá, ý nghĩa nghệ thuật các tác phẩm đem lại sẽ thêm
tính bề thế, trang nghiêm. Do đặc thù của các các tượng đài, đá là một chất liệu vô cùng
thích hợp. Với những tác phẩm có bề mặt đá thô ráp, ánh sang khi chiếu vào sẽ tạo được sự
tương phản đậm, tạo sự cứng cỏi. Ta có thể dễ dàng tìm thấy những tường đài được điêu
khắc bằng đá như: tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hung; tượng đài Bất khuất; tượng đài Vì
an ninh thủ đô,...
Tóm lại, chất liệu đá là một chất liệu thể hiện sự oai nghiêm, trường tồn, bền đẹp và
phù hợp cho các công trình ngoài trời, thích hợp với thời tiết Việt Nam.
- Các giá trị nội dung mà tượng đài đem lại:
Giá trị nội dung của tường đài giúp chúng ta hiểu biết một cách khái quát, có hệ
thống về lịch sử vẻ vang của dân tộc; nêu cao tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm,

6
lao động sản xuất, vinh danh các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa… để giáo dục con
người hôm nay.
10.2. Luận cứ thực tiễn:
- Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (2011) ở Quảng Nam:

Hình 1.4: Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (2011)


https://vovworld.vn/vi-VN/van-hoa/tuong-dai-tri-an-cac-ba-me-viet-nam-anh-hung-
320340.vov

Tượng đài tọa lạc trên đỉnh núi Cấm (thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Khối tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng gây ấn tượng mạnh với
người nhìn bằng kiến trúc đá sa thạch, có chiều cao 18,5m và chiều rộng theo đường cong
lên tới 117m. Phía trước tượng đài là quảng trường tiền môn, với 30 ô thảm cỏ, tượng trưng
cho 30 năm trường kỳ kháng chiến. Hai bên tượng đài bố trí hai thảm hoa lớn (diện tích
600m2), với các họa tiết trang trí, được lấy cảm hứng từ sắc thái văn hóa, của 54 dân tộc
sống trên dải đất Việt Nam. Khối tượng đài chính còn gắn kết với hồ nước rộng khoảng
1.000m2.
7
Quần thể kiến trúc này có tổng diện tích 150.000m2, có 8 trụ huyền thoại, mỗi trụ
cao 9m, đường kính bình quân 1,2m và được dựng bằng đá sa thạch. Người ta đã khắc lên
mỗi trụ đá, công lao của các Mẹ Việt Nam Anh hùng đối với Tổ quốc. Thêm một điểm
nhấn đặc biệt của khối kiến trúc này là tượng đài được làm rỗng. Trong lòng khối tượng là
không gian rộng 1.800m2, nơi trưng bày tư liệu, hình ảnh, hiện vật về cuộc đời và công lao
của hàng nghìn Mẹ Việt Nam Anh hùng trên khắp cả nước.
Tượng đài được xây dựng để ghi nhớ công ơn với những người mẹ vĩ đại. Họ là
những người đã hy sinh thầm lặng, đã cống hiến đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Tượng đài nhằm mục
đích tôn vinh nên có kích thước khá lớn. Độ lớn của tượng đài đá đã góp phần tạo nên sự
hoành tráng và tính sử thi cho tác phẩm. Trong tác phẩm, thế của nhân vật tạo nên cảm giác
vững chãi, thân hình và khuôn mặt hướng về phía trước để lột tả ý chí, sự quyết tâm, hy
sinh vì sự nghiệp nước nhà.
- Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời (2017) ở Nha Trang:

Hình 1.5: Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời (2017)
http://cadn.com.vn/news/71_174495_khu-tuo-ng-nie-m-chie-n-si-ga-c-ma-nhu-ng-nguo-i-
n.aspx
8
Tượng đài được xây dựng trong khuôn viên rộng 2,5 ha tại Công viên Biển Đông
nằm ở Bắc bán Đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đây là công trình do
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ dự án, được thiết kế xây dựng theo các cụm
liên hoàn, trong đó tượng đài chính đặt chín hình tượng chiến sĩ hải quân Việt Nam đặt trên
đồi cát cao dưới “vòng tròn bất tử”, thể hiện sự chiến đấu kiên cường bất tử của các chiến
sĩ.
Tượng đài có kích thước to, đồ sộ thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường bất tử của
các chiến sĩ; có ý nghĩa đặc biệt nhằm tri ân 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh
dũng hy sinh trong sự kiện “Trường Sa - 1988”, đồng thời là nơi giáo dục thế hệ trẻ về lòng
yêu nước, tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong thời kỳ mới.

- Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam (2020) ở Thái Bình:

Hình 1.6: Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam (2020)
https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/244/99445/cong-trinh-tuong-dai-bac-ho-voi-nong-
dan-viet-nam-niem-tu-hao-cua-nhan-dan-thai-binh
9
Tượng đài nằm trong quần thể kiến trúc ở Quảng trường Thái Bình thuộc phường
Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình. Công trình được triển khai xây dựng từ tháng 10/2018,
gồm nhóm tượng Bác Hồ với nông dân Việt Nam và các mảng phù điêu. Qua nhóm tượng
Bác Hồ với nông dân Việt Nam, chúng ta được gặp lại hình ảnh Bác Hồ trong bộ quần áo
giản dị, nụ cười đôn hậu như đang nói, đang cười với tất cả mọi người. Xung quanh Bác là
các nhân vật như cụ già, phụ nữ, thanh niên, trẻ em... Hàng chục nhân vật nhưng tất thảy
đều đang hướng về Bác, qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đều thể hiện sự kính yêu vô bờ bến
với Bác.
Tượng đài được tạo tác vững chắc, tỉ mỉ, thể hiện sự kính yêu vô bờ bến với Bác
cũng giống như sự kính yêu mà nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Thái Bình nói
riêng vẫn luôn dành cho vị Cha già của dân tộc. Bằng tất cả các đường nét hài hòa và tinh
tế, nhóm tượng đã thể hiện khá đậm nét và sinh động những tình cảm mà lúc sinh thời Bác
Hồ dành cho giai cấp nông dân và mỗi người nông dân đối với Bác Hồ.
Tóm lại, các tác phẩm điêu khắc tượng đài nhằm ca ngợi nhân vật lịch sử thường có
kích thước cao lớn. Kết hợp với các kĩ thuật tạo hình của điêu khắc nhằm tạo nên chân dung
của một nhân vật lịch uy nghiêm và vững chãi. Hơn thế, việc tạo tượng cao lớn cũng là thể
hiện sự tôn kính của nhân dân đối với nhân vật trong tượng đài.

10
PHẦN 2: DỰ KIẾN BÀI BÁO CÁO
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài.
2. Lý do chọn đề tài.
3. Lịch sử nghiên cứu.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Mẫu khảo sát.
7. Vấn đề nghiên cứu.
8. Giả thuyết khoa học.
9. Phương pháp chứng giả thuyết khoa học.
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở mang tính lí luận để nghiên cứu đề tài.
1.1 Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc tượng đài”.
1.1.1 Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc”.
1.1.2 Khái niệm “tượng đài”.
1.1.3 Khái niệm “điêu khắc tượng đài”.
1.2 Khái quát tình hình điêu khắc tượng đài 5 năm gần đây.
Chương 2: Giá trị nội dung ẩn sau mỗi tác phẩm điêu khắc đá ở Quảng Nam, Nha
Trang, Thái Bình.
2.1 Giới thiệu các tượng đài.
2.1.1 Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (2011) ở Quảng Nam.
2.1.2 Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời (2017) ở Nha Trang.
2.1.3 Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam (2020) ở Thái Bình.
2.2 Giá trị nội dung của các tượng đài.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm (2010), Tượng đài và tranh hoành tráng Việt
Nam.
2. Nguyễn Thái Lai (2000), “Điêu khắc hiện đại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Mỹ thuật
Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật.
3.Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học
Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật.

12
1

You might also like