You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH


***

Học viên thực hiện:


HỒ THỊ THANH NHÀN – K13

Tiểu luận môn học


VĂN HÓA DÂN TỘC HỌC

Đề tài

TƯỢNG, NHÀ MỒ, LỄ BỎ MẢ VÀ TÍN NGƯỠNG


CỦA DÂN TỘC GIA RAI, BA NA Ở BẮC TÂY NGUYÊN
TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA
TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật


Mã số: 60 21 01 01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG

***
TP.HCM, năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
***

Học viên thực hiện:


HỒ THỊ THANH NHÀN – K13

Tiểu luận môn học


VĂN HÓA DÂN TỘC HỌC

Đề tài

TƯỢNG, NHÀ MỒ, LỄ BỎ MẢ VÀ TÍN NGƯỠNG


CỦA DÂN TỘC GIA RAI, BA NA Ở BẮC TÂY NGUYÊN
TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA
TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật


Mã số: 60 21 01 01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG

***
TP.HCM, năm 2013
MỤC LỤC
Mở đầu
1 – Lý do chọn đề tài
2 – Giới hạn đề tài và đối tượng nghiên cứu
3 – Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 1 – Khái quát về tín ngưỡng, phong tục tang ma của người Gia Rai, Ba Na
trong bối cảnh vùng địa lý và văn hóa Bắc Tây Nguyên ............................ Trang 1

1.1. Lược sử và đặc điểm vùng địa lý, văn hóa các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên ................. 1
1.2. Quan niệm về “ba thế giới” trong tín ngưỡng của người Gia Rai và Ba Na ................ 3
1.3. Tượng, nhà mồ, lễ bỏ mả trong phong tục tang ma của người Gia Rai và Ba Na ........ 4

Chương 2 – Sự thay đổi trong tín ngưỡng và phong tục tang ma của người Gia Rai
và Ba Na từ giữa thế kỷ XIX đến nay ........................................................... 9
2.1. Lược sử những cuộc tiếp xúc của người Gia Rai và Ba Na ở Bắc Tây Nguyên với
các cư dân ngoại vùng và ngoại quốc ........................................................................... 9
2.2. Những nguyên nhân và biểu hiện thay đổi trong tín ngưỡng, phong tục tang ma của
người Gia Rai và Ba Na ở Bắc Tây Nguyên ................................................................ 11
2.3. Quan điểm của người viết về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc Gia Rai và Ba Na ở Bắc Tây Nguyên ............................................. 17

Kết luận ................................................................................................................................ 19


Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 20
Phụ lục hình ảnh ................................................................................................................. 20
1 - Lý do chọn đề tài
Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa vừa thống nhất lại vừa đa dạng, trong đó
tính đa dạng thể hiện rất rõ bởi trên lãnh thổ nước ta không chỉ có người Kinh mà có đến
54 dân tộc, mỗi dân tộc lại là một “tiểu văn hóa” với những nét đặc trưng riêng biệt. Tiểu
luận này chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến văn hóa của những người dân cư trú lâu
đời trong khu vực Tây Nguyên vì đây là mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn và cưu mang
gia đình tác giả – những người Việt mới đến định cư trên vùng đất này. Tác giả đã lớn lên
và chứng kiến một phần quá trình giao thoa văn hóa của người Việt với những dân tộc tại
chỗ, yêu mến và xem Tây Nguyên là quê hương mình. Sau mỗi bài viết về Tây Nguyên,
mong muốn lớn nhất của tác giả là để hiểu về Tây Nguyên thêm chút nữa.
Nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường nhắc đến không gian văn hóa cồng chiêng
đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2005. Nhưng văn hóa của
các dân tộc Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn rất nhiều phong tục tập quán
truyền đời khác nữa, một ví dụ tiêu biểu nhất là lễ bỏ mả (pơ thi). Đây là nghi thức cuối
cùng trong phong tục tang ma của người Gia Rai và Ba Na ở khu vực Bắc Tây Nguyên,
gắn liền với tượng và nhà mồ – đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận này.
2 – Giới hạn đề tài và đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận xác định đối tượng nghiên cứu chính là tín ngưỡng và phong tục tang ma
của người Gia Rai và Ba Na, thông qua những phương tiện cụ thể là nhà mồ, tượng mồ
và các nghi thức trong lễ bỏ mả, xem xét đối tượng ở góc độ Văn hóa dân tộc học làm cơ
sở để hiểu đúng hơn về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của hai dân tộc này.
Thêm vào đó, vì văn hóa luôn tồn tại trong một không gian nhất định và khoảng thời
gian xác định, là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con
người với con người trong xã hội, do đó tiểu luận cũng dành một phần nhỏ để nhắc đến
bối cảnh sống, nguồn gốc các tộc người ở khu vực Bắc Tây Nguyên nói chung, dân tộc
Gia Rai và Ba Na nói riêng. Về giới hạn thời gian, tiểu luận sử dụng các tư liệu về lịch sử
nguồn gốc của các tộc người Bắc Tây Nguyên, riêng về sự giao thoa văn hóa từ bên
ngoài với người dân tộc thiểu số trong vùng thì tiểu luận chỉ chú trọng đến khoảng thời
gian từ giữa thế kỷ 19 đến nay, trước đó chỉ có người Kinh lên giao lưu kinh tế nhỏ lẻ.
3 – Lịch sử vấn đề
Trong quá trình tìm tư liệu cho đề tài, tác giả tiểu luận đã tiếp cận được với nhiều
nguồn tư liệu nghiên cứu có liên quan, nhưng các tài liệu chủ yếu chỉ nhắc đến lịch sử tự
nhiên và văn hóa ở Tây Nguyên nói chung. Hai tài liệu hiếm hoi chuyên biệt về nhà mồ,
tượng mồ, lễ bỏ mả và phong tục tang ma là quyển “Điêu khắc gỗ dân gian Giarai-
Bahnar” (1995) của tác giả Trần Phong và “Nhà mồ và tượng mồ Giarai, Bơhna” (1993)
của tác giả Ngô Văn Doanh. Tài liệu của nhiếp ảnh gia Trần Phong là sách ảnh, ông chỉ
ghi chú địa điểm và thời gian ghi hình, ngoài ra không chú thích gì thêm. Tài liệu của nhà
nghiên cứu Ngô Văn Doanh là một quyển sách thú vị mô tả rất chi tiết về tượng mồ, nhà
mồ và những nghi lễ ông đã chứng kiến trong các cuộc điền dã, đây là những tư liệu rất
quý giá vì hiện nay những nghi lễ này hầu như không còn nữa.
Tuy nhiên, những tài liệu trên được xuất bản đã lâu (khoảng hai thập niên trước),
đến nay những gì được các tác giả mô tả đã thay đổi nhiều. Dựa trên những số liệu thống
kê từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai, kết hợp với những tài liệu nghiên cứu về
sự thay đổi lớn trong tôn giáo tín ngưỡng của các dân tộc Bắc Tây Nguyên gần đây, hi
vọng rằng tiểu luận này sẽ là một bài viết hữu ích về giá trị văn hóa của tượng nhà mồ
trong giai đoạn mới, như một phần tiếp nối cho các tài liệu trên.
4 - Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là lý thuyết và thực nghiệm:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chủ yếu dựa trên các tài liệu của các tác giả
khác nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và xã hội ở khu vực Tây Nguyên nói chung, các văn
kiện và báo cáo khoa học về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Dựa vào những trải nghiệm của bản thân
qua nhiều năm sinh sống tại Tây Nguyên, đồng thời khi bắt đầu bước vào tìm hiểu lĩnh
vực lý luận và phê bình Mỹ thuật, tác giả tiểu luận thường chọn những vấn đề về Tây
Nguyên để nghiên cứu thêm về văn hóa các dân tộc trong khu vực này, tiến hành đi điền
dã, ghi chép qua lời kể của những người có liên quan, thu thập hình ảnh và sưu tầm nhiều
tư liệu, trong đó có những tư liệu phục vụ trực tiếp cho đề tài này.

You might also like