You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

TRANG PHỤC VÀ TRANG SỨC THỜI LÝ-TRẦN


QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


Khóa: QH-2014- X-LS
Chuyên ngành: Khảo cổ học

Hà Nội, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

TRANG PHỤC SỨC THỜI LÝ-TRẦN QUA TƯ LIỆU


KHẢO CỔ HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


Khóa: QH-2014- X-LS
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Người hướng dẫn: TS. Đặng Hồng Sơn

Hà Nội, 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn bằng tất cả sự chân thành tới:
Thầy tôi - Tiến sỹ Đặng Hồng Sơn - người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài nghiên cứu
này.
Xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Văn Anh, NNC Nguyễn Anh Tuấn,
chú Nguyễn Hoài Nam, anh Đặng Bá Minh Công đã cho phép tôi sử dụng
những tư liệu ảnh quý giá.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Bùi Hữu Tiến, thầy Nguyễn Hữu Sử, anh
Nguyễn Ngọc Phương Đông đã có những góp ý kịp thời giúp tôi hoàn thiện
bài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Hiệu đã cung cấp cho tôi nhiều
nguồn tài liệu quý giá. Xin chân thành cảm ơn anh Trương Tuấn Anh đã cho
phép tôi sử dụng những bản vẽ kết cấu trang phục của anh cho bài nghiên
cứu này.
Xin chân thành cảm ơn BQL chùa Phật Tích, BQL chùa Long Đọi, BQL
chùa Bối Khê, BQL chùa Hoàng Kim, BQL Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam…đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điền dã, khảo sát thực địa để
hoàn thiện bài nghiên cứu.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
Chương 1. Tổng quan .................................................................................. 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 3
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3
Chương 2: Trang phục và trang sức thời Lý- Trần qua tư liệu khảo cổ học6
2.1. Kiểu tóc .......................................................................................... 6
2.2. Các kiểu mũ ................................................................................... 9
2.3. Trang sức ..................................................................................... 11
2.4. Một số kiểu trang phục của cung đình và dân gian ..................... 12
2.5. Trang phục quân đội .................................................................... 15
2.6. Trang phục biểu diễn ..................................................................... 17
KẾT LUẬN ................................................................................................... 19
PHỤ LỤC...................................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 37
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trang phục là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trang phục
cho thấy đời sống văn hóa, quan niệm thẩm mĩ, lối sống của xã hội.
Đồng thời, trang phục còn cho biết sự phân biệt giai tầng xã hội cũng
như những chuyển biến về kinh tế và kỹ thuật của xã hội ấy. Tuy
nhiên, nghiên cứu trang phục Việt Nam nói chung và trang phục Lý-
Trần nói riêng mới chỉ phát triển trong những năm gần đây.
Bấy lâu nay, xã hội vẫn tồn tại suy nghĩ “áo the khăn xếp” hay “áo
yếm váy đũi” là trang phục truyền thống của người Việt từ xa xưa tới
nay và hầu như không có thay đổi gì trong hàng ngàn năm. Những
năm gần đây, một số phim cổ trang lấy bối cảnh thời Lý-Trần như
“Huyền sử thiên đô”, “Đường tới Thăng Long”, “Thái sư Trần Thủ
Độ”được công chiếu đã gây nhiều bức xúc khi sử dụng trang phục cổ
đứng, vấn khăn thời Nguyễn. Phim “Mỹ nhân” trở thành “thảm họa”
của điện ảnh Việt Nam năm 2015 vì thêu Lion King lên bổ tử của một
ông quan thời Lê Trung Hưng1. Điều đó cho thấy đang có một sự
thiếu hụt trầm trọng kiến thức về trang phục cổ trong xã hội.
Những nghiên cứu gần đây về trang phục thời Lý-Trần của các nhà
nghiên cứu Trần Quang Đức, Đoàn Thị Tình chủ yếu dựa trên tư liệu
chữ viết chứ chưa khai thác triệt để nguồn tư liệu vật thật. Trong khi
đó, hiện vật khảo cổ học thời Lý-Trần thể hiện trang phục như các
tượng Kim Cương, tượng Phật, tượng võ quan, hình người trên gốm
hoa nâu… để lại tuy không nhiều, nhưng rất có giá trị trong việc
nghiên cứu, phục dựng trang phục thời kì này.
Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lấy đề tài “Trang phục và
trang sức thời Lý-Trần qua tư liệu khảo cổ học” làm bài nghiên cứu
khoa học sinh viên của mình

2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên những cứ liệu khảo cổ học hiện tồn, kết hợp với ghi chép
trong thư tịch, đề tài bước đầu hệ thống hóa và khảo tả nguồn tư liệu
di vật khảo cổ thời Lý- Trần, qua đó phác thảo một phần trang phục

1
Hà Tùng Long (2016), Những lí do khiến phim cổ trang Việt dù đầu tư tiền tỉ vẫn bị chê,
http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-li- do-khien- phim-co- trang-viet- du-dau- tu-tien- ti-van- bi-che-
20160825075926665.htm truy cập lúc 10h45’ ngày 19/03/2017

1
Đại Việt thời Lý- Trần trên các phương diện trang phục, kiểu tóc và
đồ trang sức. Tiếp đó, đề tài đi sâu tìm hiểu tập quán, lối sống và quan
niệm thẩm mĩ của con người thời kì này.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành
khảo cổ học như phân tích tài liệu, điền dã thực địa, vẽ phỏng
dựng…kết hợp với các phương pháp liên ngành của mỹ thuật, văn hóa
học, dân tộc học

4. Đóng góp của đề tài


Đề tài bước đầu bổ sung một phần nào tư liệu vật thật về trang phục
thời Lý- Trần, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ
thuật cổ đồng thời cung cấp một cái nhìn khách quan về trang phục
thời Lý- Trần thông qua hình ảnh, tranh vẽ phỏng dựng.
Trong xu thế “lên ngôi”của phim cổ trang, đề tài mong muốn có thể
cung cấp những tư liệu xác thực về trang phục thời Lý- Trần để quảng
bá, truyền thông đến rộng rãi quần chúng.

2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1. Tổng quan


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thời trung đại, các nhà sử học quân chủ như Lê Quý Đôn trong Vân
Đài loại ngữ, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí,
Phạm Đình Hổ trong Nhật dụng thường đàm…đều cố gắng khảo cứu
về trang phục cổ song chỉ trong một chừng mực nhất định với những
ghi chép ngắn, chưa thành hệ thống.
Trong thời cận đại, các nhà nghiên cứu phương Tây lại tập trung tìm
hiểu, khảo tả trang phục của đời sống đương thời và trang phục của
người Chăm trong lịch sử thông qua hệ thống điêu khắc trên tháp
Chăm2.
Một trong những công trình chuyên khảo đầu tiên về lịch sử trang
phục Việt Nam trong đó có trang phục Lý- Trần là cuốn Trang phục
Việt Nam của PGS.TS Đoàn Thị Tình xuất bản năm 2006. Năm 2010,
PGS.TS Đoàn Thị Tình tiếp tục ra mắt cuốn Trang phục Thăng Long
Hà Nội. Cả hai công trình đều có ý nghĩa nền tảng cho việc nghiên
cứu lịch sử trang phục Việt Nam sau này.
Năm 2011, Đài PTTH TP.HCM thực hiện phóng sự Đi tìm trang phục
Việt với sự hỗ trợ của PGS.TS Đoàn Thị Tình. Phóng sự dài 24 tập
với thời lượng 20 phút mỗi tập giới thiệu lịch sử trang phục Việt Nam
từ thời sơ sử đến cuối thế kỉ XX3.
Năm 2013, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức ra mắt cuốn sách Ngàn
năm áo mũ tạo được tiếng vang lớn, đặc biệt là với giới trẻ. Trần
Quang Đức đã khai thác tối đa nguồn sử liệu thư tịch trong và ngoài
nước, một số sử liệu chưa từng được khai thác trước đó để phác dựng
hình ảnh trang phục Việt Nam một cách toàn diện và chi tiết.
Mặc dù vậy, nguồn sử liệu khảo cổ học lịch sử Lý- Trần vẫn chưa
được các nhà nghiên cứu đi trước khai thác một cách triệt để và có hệ
thống.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những biểu hiện của trang phục thể hiện trên các
hiện vật khảo cổ học thời Lý-Trần, cụ thể như sau:

2
Phạm Thúy Hợp (2003), Điêu khắc Champa tại Bảo tàng LSQGVN, BTLSQG xuất bản; Ủy ban
KHXHVN (1988), Tập ảnh điêu khắc Chàm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3
Minh Anh (2011), Phim tài liệu: Đi tìm trang phục Việt, http://vtv.vn/goc-khan- gia/phim-tai- lieu-di- tim-
trang- phuc-viet-52384.htm truy cập lúc 10h26’ ngày 19/03/2017

3
a. Tượng Phật A Di Đà bằng đá tại chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh): Tượng có niên đại khoảng 1057-1066(thời gian
xây dựng chùa). Tượng cao 1m87, tạc Đức Phật A Di Đà trong tư thế thiền
định. Phật mặc 2 lớp áo giao lĩnh, bên ngoài khoác đối khâm, quây thường,
nếp áo mềm mại dính sát vào thân.

b. Tượng Phật A Di Đà bằng đá tại chùa Phi Lai (chùa Nề/chùa Ngô Xá,
xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, Nam Định): tượng được xác định niên đại khoảng
1108-1117 trùng với thời gian xây dựng ngọn tháp Vạn Phong Thành Thiện.
Tượng làm bằng đá, cao 93cm tạc Đức Phật A Di Đà trong tư thế thiền định,
mình mặc áo giao lĩnh, quây thường, bên ngoài khoác đối khâm tương tự
như tượng chùa Phật Tích.

c. Dàn vũ công bằng đá điêu khắc trên thành bậc tháp Chương Sơn (Yên
Lợi, Ý Yên, Nam Định) có niên đại khoảng 1108-1117; Dàn vũ công bằng
gốm men trắng ngà trên mảnh gạch xây tháp khai quật tại Quần Ngựa có
niên đại thế kỉ 11-13; Phù điêu vũ công trên bệ đá chùa Hoa Long ( Vĩnh
Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) niên đại thời Trần.

d. Bộ tượng Kim Cương bằng đá tại chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh): Tượng có niên đại khoảng 1057-1066 trùng với
thời gian xây dựng tháp Phật Tích. Hiện nay tượng đã bị vỡ phần đầu, hai
chân, kiếm và nhiều bộ phận khác bị sứt mẻ. Trang phục của tượng theo lối
võ quan, đầu đội mũ trụ, thân mặc giáp

e. Bộ tượng Kim Cương bằng đá tại tháp Long Đọi(xã Đọi Sơn, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam): Tượng có niên đại khoảng 1118- 1121 trùng với
thời gian xây dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh. Hiện còn 6 pho tượng, trong
đó có 2 pho đã được phục chế tương đối nguyên vẹn, cao 1m6, trang phục
theo lối võ quan, đầu đội mũ trụ, thân mặc giáp tương tự như pho tượng Kim
Cương ở chùa Phật Tích.

f. Tượng chim thần Kalavinka/Ca Lăng Tần Già tại các di tích Phật
Tích, Chương Sơn, Long Đọi: Những tượng này đều có niên đại trùng với
thời gian xây dựng tháp, tức là trong khoảng thế kỉ 11-12. Kalavinka thời Lý
thường xuất hiện ở dạng điêu khắc tượng tròn với khuôn mặt đầy đặn, lông
mày cong thanh mảnh, sống mũi thẳng phần nào gần gũi với tạo hình tượng
Phật A Di Đà chùa Phật Tích. Phần tóc được túi tròn trên đỉnh đầu với
những dải hoa trang trí.

4
i. Điêu khắc dàn nhạc công Càn Thát Bà/Gandharva bằng đá trên tảng
kê chân cột chùa Phật Tích: tảng kê có niên đại khoảng 1057-1066 trùng với
thời gian xây dựng chùa tháp Phật Tích. Tảng kê chạm kín 4 mặt, tạc dàn vũ
công đối xứng hai bên hướng về lá đề ở giữa tượng trưng cho Đức Phật.
Gandharva thuộc Bát chúng bộ, là nhạc thần lo việc tấu nhạc, sửa chữa nhạc
cụ trên thiên cung vua Đế Thích. Gandharva không cần ăn uống, chỉ ngửi
hương thơm4. Trong nghệ thuật Lý- Trần, Gandharva được tạo hình là dàn
vũ công có khuôn mặt đầy đặn, tóc búi cao trên đỉnh đầu, mình đeo trang
sức, mặc quần ống rộng, đi giày mũi nhọn, quàng dải lụa phi bạch, trên tay
cầm các nhạc cụ như trống, đàn tỳ bà, tiêu, đàn nhị, trống phong yêu ( trống
trượng cổ)…

j. Tượng võ quan bằng đất nung gắn trên ngói bò thời Trần tàng trữ tại
Bảo tàng LSQG. Tượng cao 27cm tạc một người nam giới bán thân, đầu đội
mũ hình đầu hổ.

k. Các tượng và đầu tượng thời Lý-Trần, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Tượng bằng gốm men nâu, kích thước nhỏ, đã
bị vỡ phần đầu và hai tay, chiều cao còn lại khoảng 12cm, niên đại thế kỉ 11-
14. Tượng tạc người trong tư thế quỳ một chân, kết cấu trang phục rõ ràng.
Tượng mặc ít nhất hai lớp áo, lớp ngoài cùng tay thụng, thắt đai, quây tế tất,
đi giày mũi sen. Đầu tượng nữ giới bằng gốm men xanh lục và vàng, kích
thước khoảng 3-5cm, dẹt, có niên đại thế kỉ 11-13.

g. Ấm gốm hoa nâu hình chim thần Khẩn Na La/ Kinnara/Kinnari. Ấm


cao 13cm vẽ hoa nâu, tạc hình cặp chim thần Kinnari- Kinnara tay ôm vòi
ấm. Kinnari búi tóc cao trên đỉnh đầu, cổ cao 3 ngấn. Kinnara đầu đội mũ
Quyển Vân. Ấm có niên đại thế kỉ 11-125.

h. Thạp gốm hoa nâu vẽ cảnh sinh hoạt của con người thời Trần. Những
thạp này đều cao khoảng 31-35cm, niên đại thời Trần, thân thạp chia ba dải
trang trí. Dải trên và dưới trang trí hoa lá, sóng nước, dải ở giữa trang trí
hình con người đang trong các hoạt động săn bắn, đấu vật, tập luyện, gánh
nước. Nhân vật trong các tranh đều là đàn ông. Nét vẽ giản tiện, có phần thô
phác. Những thạp gốm này đều thuộc các bộ sưu tập tư nhân6.

4
Đoàn Trung Còn (1966), Phật học từ điển quyển 2, Nxb Phật học tùng thơ Sài Gòn, tr. 440
5
Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc Quân(2005), Gốm hoa nâu Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam , tr.90
6
Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc Quân (2005a), sdd, tr.120-125

5
l. Tranh “Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn đồ”(lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh,
Trung Quốc): họa phẩm có niên đại khoảng thế kỉ 14-15 vẽ vua Trần Anh
Tông cùng triều thần ra đón Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông từ động
Vũ Lâm trở về. Trong tranh có tổng cộng 82 nhân vật, từ vua quan đến
người hầu, người Việt và người ngoại quốc.

Chương 2: Trang phục và trang sức thời Lý- Trần qua tư liệu khảo cổ
học

2.1. Kiểu tóc


2.1.1. Kiểu tóc của nữ giới
Khi nghiên cứu các tượng và đầu tượng nữ giới, đề tài nhận thấy xu
hướng để tóc dài và búi cao trên đỉnh đầu rất phổ biến. Tuy vậy, quy cách
búi tóc cũng rất đa dạng. Năm 1131, đời vua Lý Thần Tông có lệnh “cấm
con gái dân gian không được bắt chước kiểu búi đầu tóc như cung
nhân”7, chứng tỏ trước thời điểm này nữ giới quý tộc và dân gian vẫn búi
tóc giống nhau, sau lệnh cấm mới có sự phân định rõ ràng. Qua nguồn tư
liệu khảo cổ hiện tồn, kiểu tóc của nữ giới thời Lý- Trần ít nhất có thể
chia thành các kiểu sau:
- Kiểu 1: Búi tóc thành một bọc tròn trên đỉnh đầu, đây là kiểu tóc đặc
trưng của hình tượng chim thần Ca Lăng Tần Già (h.1,tr.20). Bản thân
hình tượng này cùng với việc đi kèm dày đặc chuỗi trang sức chứng tỏ
rằng đây là kiểu tóc của người nữ giới có thân phận cao quý. Đặng Ngũ
Nương thời Trần được miêu tả trong Thiệu Long tự bi với hình ảnh “xung
xung phượng kế” (冲冲鳳紒)8 cho thấy búi tóc này được búi thẳng trên
đỉnh đầu (h.2,3,4,5, tr.20). Riêng từ “phượng kế”đề tài đặt ra 2 giả thuyết.
Thứ nhất đó chỉ đơn thuần là mĩ từ chỉ búi tóc như các từ “phượng thể”,
“kim thân”, “long thể”…. Thứ hai, từ “phượng kế”cũng có thể chỉ trang
sức hình phượng gài trên búi tóc.

- Kiểu 2: Búi tóc trên đỉnh đầu, uốn tóc thành hình rẻ quạt. Mặt sau của
hiện vật đầu tượng bằng gốm men thời Lý kí hiệu LSb11881/GM-2640

7
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), Nxb Thời đại, Hà Nội, tr.225-226
8
Phạm Văn Ánh (2012), “Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần”, Nghiên cứu lịch sử số 10-2012, tr.48

6
thể hiện rõ búi tóc này có khoảng trống ở giữa (h.6,7,tr.20). So sánh
tương quan với đầu tượng thì búi tóc này cao bằng khoảng ½ đến 2/3
đầu, độ cao này đòi hỏi người phụ nữ phải bôi một lớp sáp làm tăng độ
cứng và giữ nếp của tóc. Trần Quang Đức trích Lĩnh ngoại đại đáp của
Chu Khứ Phi nhà Tống miêu tả người Việt thời Lý “lấy cao thơm chuốt
tóc như sơn”9. Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài loại ngữ “Nay, tục nước
nhà, người ta hái hoa bưởi, theo cách cất rượu mà cất nước hoa. Lấy
mấy giọt nước hoa ấy, bôi vào đầu thì thấy thơm mát.”10 Chính vì sự cầu
kì này, đề tài cho rằng đây là kiểu tóc của tầng lớp quý tộc. Song đến thời
Trần, Trần Cương Trung lại cho rằng trên tóc của phụ nữ An Nam “
không xoa dầu xoa sáp gì cả”, cùng với đó là lối “ cắt tóc để lại 3 tấc tết
ở trên đỉnh đầu, buộc lấy đầu sợi tóc rồi bút chặt lại và cài bằng trâm, ở
đằng sau gáy không có tóc”11. Có lẽ để phù hợp với công cuộc kháng
chiến mà kiểu tóc nữ giới cũng trở nên giản tiện hơn thời kỳ trước.

- Kiểu 3: Tết tóc thành một dải rồi quấn quanh đầu. Thể hiện trên hiện
vật cho thấy để tạo kiểu tóc này người phụ nữ cần có mái tóc rất dài và
dày. Tuy nhiên, đây là kiểu tóc đơn giản, nhanh gọn nên có thể phổ biến
hơn hai kiểu trên (h.8,9,tr.20).

- Kiểu 4: Búi tóc thành hai bọc tròn hai bên đỉnh đầu (h.1,2,3,4,tr.21). Sự
thiếu vắng kiểu tóc này trong nền mỹ thuật truyền thống khiến đề tài
mạnh dạn nghi ngờ rằng đây là kiểu tóc của tầng lớp nô tỳ. Qua khảo sát
hệ thống tượng ở miền Bắc, chúng tôi nhận thấy chỉ có các tượng Phỗng
mới được tạo hình với hai búi tóc xoắn hai bên như một sự “hình thành
bản sắc”mà người chiến thắng gán cho kẻ thua cuộc với mục đích hạ thấp
đối thủ (h.7,tr.21). Kiểu tóc này có thể kết hợp với tóc mái rủ trước trán.

- Kiểu 5: Búi tóc trên đỉnh đầu, búi tóc thấp, rẽ mái sang hai bên
(h.5,6,tr.21).

2.1.2. Kiểu tóc của nam giới


Để khảo cứu về kiểu tóc của nam giới thời kì này, đề tài chỉ có thể dựa
vào những đường nét giản tiện còn để lại trên những bình gốm hoa nâu.
Phần lớn trong số đó có thể xác định được ngay, nhưng vẫn còn một số đồ

9
Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.94
10
Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp dịch (2006), Vân Đài loại ngữ, Nxb Văn hóa thông tin, Thanh Hóa, tr.409
11
Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, tr.77

7
án không thể luận giải được ý đồ của người tạo tác. Nhìn chung, kiểu tóc
của nam giới có thể chia làm 5 kiểu chính:
- Kiểu 1: Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu. Trần Quang Đức gọi đây
là kiểu búi chuy kế và cho rằng kiểu búi tóc của người Việt thường ở phía
sau đầu và thậm chí dời thấp xuống gáy12. Tuy nhiên, qua khảo sát nguồn
tư liệu khảo cổ học, đề tài nhận thấy rằng búi tóc này có xu hướng lệch
về phía trước trán (h.1, tr.22). Kiểu tóc này xuất hiện với tần suất thường
xuyên nhất. Đại Việt sử ký toàn thư chép vua Lý Huệ Tông “dần dần
phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc,
cắm cờ nhỏ vào búi tóc”13Có thể nhận định rằng đây là kiểu tóc phổ biến
cả trong cung đình, quân đội lẫn đời sống thường nhật. Một số hình vẽ
còn thể hiện việc người ta dùng khăn để bọc tóc (h.3,tr.22). Đại Việt sử kí
toàn thư chép “các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu
tía xen màu biếc”14 .”Có người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở
nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp khách hoặc ra đường mới đội khăn”15

- Kiểu 2: Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu nhưng khác kiểu 1 ở chỗ
người nam giới không giấu tóc thừa vào trong búi tóc mà để thừa ra
chừng 10cm (h.5,tr.22).

- Kiểu 3: Buộc tóc đuôi ngựa. Hình vẽ thể hiện lọn tóc này rủ đến tận
gáy, dựa trên tương quan với đầu người nam giới thực tế thì độ dài của
tóc ước chừng 20-25cm (h.7,tr.22).

- Kiểu 4: Cắt tóc ngắn. Kiểu tóc này phổ biến hơn vào thời Trần, trong cả
giới quan lại, quý tộc, nên mới có quy định các vương hầu “người tóc dài
đội mũ Triều Thiên, người tóc ngắn đội mũ Bao”16 Người nữ giới cũng
cắt tóc ngắn, đến thời thuộc Minh có quy định “cấm con trai, con gái
không được cắt tóc”17, song do chưa khảo được hiện vật khảo cổ nào thể
hiện kiểu tóc ngắn của nữ giới nên đề tài còn bỏ ngỏ vấn đề này. Trang trí
trên thạp gốm hoa nâu (h.2, tr.23), đầu tượng thời Trần tại lăng vua Trần
Hiến Tông (h.1, tr.23) và hình vẽ trên Trúc lâm đại sỹ xuất sơn đồ
(h.3,tr.23) cũng thể hiện kiểu tóc ngắn của nam giới, tuy độ dài có chênh
lệch nhưng không nhiều.

12
Trần Quang Đức (2013),sdd, tr.95
13
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.259
14
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
15
Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, tr.45
16
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.337
17
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.471

8
- Kiểu 5: Cạo trọc đầu. Kiểu tóc này đã được NNC Trần Quang Đức khảo
về mặt thư tịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm được tư liệu khảo cổ
học thể hiện nên xin tạm bỏ ngỏ.
Như vậy dưới thời Lý- Trần, kiểu tóc phổ biến của cả nam và nữ là búi tóc
chuy kế cao trên đỉnh đầu, nữ giới cài trang sức, nam giới dùng khăn bọc búi
tóc. Kiểu búi tóc này không mới và có tính phổ quát. Dựa trên hình người
thổi kèn trên muôi đồng thời Đông Sơn, đề tài nhận thấy kiểu búi tóc này
muộn nhất đã có từ thời kì Đông Sơn. Các quốc gia lân cận như Champa,
Nam Chiếu, Đường- Tống cũng đều thịnh hành kiểu búi tóc này.
Đối với nữ giới sau năm 1131 đã có quy định phân biệt kiểu tóc giữa cung
đình với dân gian sau lệnh cấm thời vua Lý Thần Tông.

2.2. Các kiểu mũ


Các nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, Đoàn Thị Tình trong các nghiên cứu
của họ đã khảo cứu một số dạng mũ thời Lý-Trần như Lương Quan, Thông
Thiên, Dương Đường, Đinh Tự, Bao Cân, Triều Thiên, Toàn Hoa...Đề tài sẽ
không trình bày lại những thành quả nghiên cứu ấy mà sẽ chỉ khảo cứu một
số loại mũ thể hiện trên tư liệu khảo cổ mà những học giả đi trước chưa khai
thác.
2.2.1. Mũ Quyển Vân/ Thông Thiên
Dựa trên ghi chép trong An Nam chí lược, Quyển Vân là loại mũ dành cho
vua nhà Trần, tên gọi khác là mũ Thông Thiên. “Chính vì dáng mũ Thông
Thiên cao, chóp mũ uốn công ngã về phía sau, trông như áng mây cuộn lại
nên được gọi với cái tên hình tượng là mũ Quyển Vân”18 (h2, tr.24).
Đề tài không khảo được dấu vết của mũ Quyển Vân trên hiện vật khảo cổ
thời Trần, song lại phát hiện một ấm hoa nâu thời Lý thể hiện hình tượng
chim thần Kinara đội loại mũ tương tự như mô tả về mũ Quyển Vân. Mũ
màu đen, có phần vành được trang trí bằng các hạt ngọc, chính giữa đính
miếng trang sức hình lá đề, chạy dọc thân mũ là các viền trang trí màu
trắng(phỏng đoán là bạc hoặc các hạt châu kết thành dải), hai bên thái dương
có gắn miếng vải màu đen song chưa rõ tên gọi, dây thao cùng màu và to
bản, chóp mũ uốn cong về phía sau (h1, tr.24). Cũng có một ấm men khác

18
Trung Quốc phục sức đại từ điển, Trần Quang Đức dẫn (2013),sdd, tr.106

9
thể hiện dạng thức này nhưng không có dây thao và chóp mũ cũng không
uốn về phía sau.
Giả thiết niên đại thời Lý của hiện vật là chính xác thì mũ Quyển Vân/Thông
Thiên đã có từ thời Lý và được nhà Trần kế thừa.
2.2.2. Mũ Đinh Tự
Hình vẽ trên gốm hoa nâu thể hiện một dạng mũ hình ống màu sẫm, quây
quanh trán và rủ xuống phía sau, phía sau may thêm mảnh vải hình vuông
che kín gáy(h1, tr.25). Hình ảnh này phần nào khớp với miêu tả của sứ thần
nhà Nguyên Trần Cương Trung về quan lại nhà Trần: “[…] Khăn dùng màu
xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra, khi đội khăn thì dùng dây sắt cài lại, đằng
trước cao hai thước mà gập xuống đến cổ, lấy dải buộc thắt lại đằng sau,
trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt, người có quan chức thì thêm một mảnh
dải vào đinh sắt này”19. Trần Quang Đức lại cho rằng chữ Hạng (gáy) đã bị
chép nhầm thành chữ Đỉnh (chóp), phải là “ gáy mũ có móc sắt, người có
quan chức gia thêm mảnh vải vào móc”20. Điều này phù hợp với thể hiện
trên các hình vẽ trên gốm hoa nâu với phần vải được gắn vào gáy mũ che kín
gáy và một phần vai.
Toàn thư ghi nhận vào năm 1300, vua Trần Anh Tông “Mùa đông, tháng 10,
quy định kiểu mũ áo mới của quan văn võ. Quan văn thì đội mũ chữ đinh
màu đen, tụng quan thì đội mũ toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ”21
chứng tỏ quy chế mũ đinh tự đã có từ trước năm 1300. Đến năm sau lại ra
thêm quy định “các quan văn võ đều đội mũ chữ đinh”22.
Một số hình ảnh thể hiện rằng người ta buộc thắt nút ở sát đỉnh đầu, một số
lại thể hiện việc người ta để cả tóc và khăn rủ xuống gáy (h1, tr.25).
Mũ Đinh Tự tồn tại liên tục đến đầu thời Nguyễn thì bị bãi bỏ vì “kiểu dáng
thô bỉ”23 song đến nay vẫn được sử dụng trong các lễ hội truyền thống (hình
19). Ở hội Gióng(làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), mũ Đinh Tự là trang
phục của nhân vật Thánh Gióng, nhân vật Tả-hữu thị vệ và binh sĩ của Ngài
(h4, tr.25).

19
Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), sdd, tr. 76
20
Trần Quang Đức, sdd, tr. 124
21
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
22
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.336
23
Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Trần Quang Đức dẫn (2013), sdd, tr.123

10
2.3. Trang sức
Lối sống xa hoa của vua quan nhà Lý nhiều lần được đề cập đến trong thư
tịch, đơn cử như việc liên tục xuất vàng trong kho ra xây chùa, đúc tượng,
lấy vàng trang sức bành voi24, làm lọng vàng25…Nhiều hiện vật thời Lý-
Trần được làm từ vàng ròng, điêu khắc vô cùng tinh xảo. Trang sức của thời
kì này hẳn cũng phải rất tinh mĩ mới phù hợp với tâm lí chuộng xa hoa, cầu
kì này.
Khảo về trang sức thời kì này, dễ thấy nhất là trên các tượng chim thần Ca
Lăng Tần Già và hình tượng các vũ nữ, nhạc công, tuy vì một số nguyên
nhân khách quan(bị sứt mẻ, kích thước quá nhỏ…) nên thông tin không
được đủ đầy.
2.3.1. Trang sức tóc
Trang sức tóc gồm có các dải hoa quấn quanh trán, thông thường một dải có
5 đến 6 bông hoa giống nhau về tạo hình. Cắm vào búi tóc có loại trang sức
hình bán nguyệt chạm hoa lá theo trục đối xứng . Như đã nói ở phần 1. Kiểu
tóc của nữ giới, từ “phượng kế”có thể chỉ loại trang sức hình phượng gắn
trên búi tóc, song loại trang sức này hiện chưa khảo được. Hai bên thái
dương kết bằng dải lụa, buông thõng xuống vai và bắp tay (h1,5, tr.26).
Dấu vết hiện còn trên những đầu tượng bằng gốm men còn cho thấy dạng
trang sức tóc hình bán nguyệt trên đỉnh đầu tuy không khảo được chất liệu
(h3, tr.21). Phía sau búi tóc cũng có dạng trang sức tương tự, hai đầu giấu
trong búi tóc, có loại rủ xuống tận gáy, có loại chỉ ở lưng chừng thì còn được
gia thêm 2 dải rủ xuống (h1,tr.21). Một loại khác lại gồm một dải lụa cuốn
quanh đầu, hai bên thái dương có 2 dải rủ xuống nhưng không dài tới tận
bắp tay như kiểu đã trình bày ở phần trên mà chỉ ngắn đến cổ (h5, tr.21).
Một dạng trang sức khác của nữ giới có hình dáng tương tự mũ Phù Dung26
được dùng để bọc búi tóc. Trang sức này gồm 4 cánh như cánh sen úp vào
trong, nhìn tổng thể trông như một búp sen thanh thoát (h3, tr.26).
Có loại mũ hình dáng tương tự như mũ Ngũ Phật, Thất Phật ngày nay song
không trang trí bằng hình ảnh các vị Phật mà bằng các cánh hoa (h2, tr.26).

24
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.190
25
Đại Việt sử ký toàn thư (2013),sdd, tr.214
26
Trần Quang Đức (2013), sdd, tr.107

11
2.3.2. Trang sức thân thể
Thiệu Long tự bi miêu tả trang sức của Đặng ngũ nương như sau: “Phụng
kim xuyến nhi phó lục già, quang phi diệc dĩ; sức hương anh nhi huyền
lưỡng chấn, mạt lị hà tai” (奉金釧而副六珈光妃亦已,飭香瑛而懸两瑱
末利何哉)27. Có bốn loại trang sức xuất hiện trong câu trên là “kim xuyến-
奉金”- vòng vàng, có thể là vòng cổ hoặc vòng tay, “phó lục già-副六珈”-
lấy ý từ câu “quân tử giai lão, phó kê lục già君子偕老副笄六珈”là sáu thứ
trang sức ở trên đầu có thể là trâm hoặc dải anh lạc như ở phần 2.3.1,
“hương anh飭香”- ngọc thơm và “chấn瑱”- khuyên tai. Trên thực tế, khó có
thể tìm thấy khuyên tai trên các đầu tượng nữ giới, song lại thấy xuất hiện
phổ biến ở các tượng Garuda và hiếm hoi ở một bức phù điêu vũ công trên
bệ đá chùa Hoa Long. Như vậy, vào thời Lý- Trần, người phụ nữ tôn quý
thường búi tóc cao trên đỉnh đầu, gài trâm hình phượng, tai đeo khuyên
ngọc, người đeo ngọc thơm.

2.4. Một số kiểu trang phục của cung đình và dân gian
Đặc điểm nhất quán trong kết cấu trang phục cổ là dáng áo rộng kiểu chữ A
tuy không xòe rộng hẳn như trang phục Minh-Thanh, cũng không suôn dài
và bó sát như áo dài cách tân sau này. Nách áo rộng khiến tay áo có nhiều
nếp nhăn và độ phồng tự nhiên. Kết cấu này giúp trang phục vừa không quá
vướng víu trong sinh hoạt, vừa tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng.
Qua điền dã thực tế tại làng lụa Vạn Phúc(Hà Đông), đề tài nhận thấy khung
cửi cổ chỉ dệt được khổ vải rộng nhất khoảng 45cm, có lẽ vì thế nên trang
phục xưa thường phải may ghép từ 5-6 khổ vải, nên có tên gọi là áo ngũ
thân, lục thân. Đặc điểm của kết cấu này là đường nối trước sau chạy dọc
thân áo từ cổ tới vạt dưới. Trang phục của các nhân vật trong tranh Trúc
Lâm đại sỹ xuất sơn đồ đều thể hiện đường nối này (h1, tr.27).
2.4.1. Áo giao lĩnh
Giao lĩnh là tên gọi của loại áo vạt chéo, dân gian thường gọi là áo tràng vạt.
Toàn thư chép vua Trần Anh Tông mặc áo giao lĩnh: “Đế phục hoàng la
giao lĩnh y 帝服黄羅 交領衣”, bản dịch của Nxb KHXH năm 1971-1972
dịch là “áo tràng vạt”28. Có thể coi đây là trang phục thông dụng và có lịch
sử dài nhất trong hệ thống trang phục Việt Nam. Bức tượng đầu tiên thể hiện

27
Phạm Văn Ánh (2012), “Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần”, Nghiên cứu lịch sử số 10-2012, tr.48
28
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.349

12
trang phục giao lĩnh là tượng Phật A di đà chùa Phật Tích có niên đại năm
1057. Tượng Phật mặc 2 lớp giao lĩnh chồng lên nhau, độ cong võng của vạt
áo lớn, để lộ gần hết khuôn ngực (h2, tr.27). Vạt giao lĩnh có độ võng lớn là
một trong những đặc trưng của giao lĩnh Việt, hình thành từ sự thích nghi
với khí hậu nóng ẩm. Tay áo rộng khoảng 50-60cm. Đến thời Trần có quy
định về độ rộng tay áo của các quan văn, võ từ 9 tấc đến 1 thước 2
tấc(khoảng 30-40cm)29. Tượng Phật A di đà di chùa Ngô Xá cũng thể hiện
lối trang phục tương tự (h3, tr.27).
Đề tài đồng tình với nhận định của NNC Trần Quang Đức khi cho rằng giao
lĩnh là tiện phục của vua Lý- Trần và bổ sung thêm luận điểm: giao lĩnh còn
được dùng trong trang phục quân đội và dân thường. Một hình vẽ trên gốm
hoa nâu thể hiện cảnh săn bắn, nhân vật chính là một người nam giới, tay
cầm cung tên hướng về phía con vật. Người nam giới này búi tóc cao trên
đỉnh đầu, mặc áo giao lĩnh dài đến vế đùi, thắt đai lưng, mặc quần hai ống,
bắp chân cuốn xà cạp. Tay áo được may hẹp lại để phù hợp với hoạt động
săn bắn song nách áo vẫn rộng.
2.4.2. Áo viên lĩnh
Dạng áo cổ tròn may từ 5-6 thân vải, hình dáng giống như áo Bối Tử thời
Tống. Hình vẽ trên gốm hoa nâu thể hiện một người nam giới mặc áo viên
lĩnh dài quá đầu gối, không thắt đai, tay áo rộng, vạt dưới xòe ra, bên dưới
mặc quần, không quây thường (h1, tr.30). Lê Tắc miêu tả “Vương hầu và
thứ dân thường mặc áo cổ tròn, mặc thường màu đen, quần bằng là trắng,
chuộng loại hài bằng da”30.
Trần Cương Trung trong Nguyên thi kỷ sự- An Nam tức sự chép: “ Người
trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là,
đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào
cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là là khác với áo đàn ông”31
Bức vẽ bên cạnh lại thể hiện trang phục viên lĩnh chỉ dài hơn thắt lưng một
chút, thắt đai, dưới mặc quần đùi ngắn tới đầu gối. Có lẽ do đang phải lao
động (gánh nước) nên người ta thắt đai cho gọn gàng chăng?
Tượng người bằng gốm men nâu thời Lý, trưng bày tại Bảo tang LSQGVN
thể hiện kiểu trang phục gồm áo giao lĩnh lót trong, áo viên lĩnh mặc bên

29
Đoàn Thị Tình (2006), sdd, tr.35
30
An Nam Chí Lược, Trần Quang Đức dịch (2013), sdd, tr.151
31
Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch ( 2007), sdd, tr. 76

13
ngoài, tay áo dài sát đất, dưới thắt tế tất, quay thường, đi giày mũi sen.(h2,
tr.30)
Tượng quan hầu ở lăng vua Trần Hiến Tông tuy đã bị vỡ phần cổ nên không
còn dấu vết của kết cấu cổ áo, song vẫn có thể phỏng đoán loại trang phục
này là áo cổ tròn(phần cổ đứng là dấu vết mới tạo gần đây khi trùng tu).
Quan hầu tóc ngắn, đội mũ Bao, mặc viên lĩnh trường bào dài sát đất, thắt
đai có dây thao, trùm tế tất, bên ngoài khoác đối khâm (h3, tr.30).
Kết hợp với thông tin ghi chép trong thư tịch, có thể thấy viên lĩnh là trang
phục dùng cho cả triều đình và dân gian. Viên lĩnh thường xẻ bốn vạt, dài
quá đầu gối, tay áo rộng . Những khi phải luyện tập, lao động, người ta mặc
viên lĩnh dài quá thắt lưng, tay hẹp hoặc không tay, thắt đai, mặc quần đùi
hoặc quần dài quấn xà cạp.
2.4.3. Áo đối khâm
Đối khâm là loại áo cánh dùng khoác ngoài có hai vạt song song tựa như áo
Tứ thân ngày nay. Do là lớp áo ngoài cùng nên đối khâm thường có phần tay
rộng nhất. Tượng Phật A di đà chùa Phật Tích và tượng quan hầu lăng vua
Trần Hiến Tông đều thể hiện trang phục này (h2, tr.25; h3, tr.30). Như vậy,
đối khâm có thể kết hợp với cả giao lĩnh và viên lĩnh, thường dài chấm gót.
Một số tượng thời kì sau thể hiện kiểu đối khâm buộc vạt, có thể từ thời Lý-
Trần đã tồn tại lối ăn vận này (1, tr.32).
2.4.4. Thường/quần
Thường/quần là tên gọi chung của loại trang phục dùng để che hạ thể.
Thường là miếng vải hình chữ nhật, thường gấp nếp, quấn quanh thắt lưng,
phân biệt với “váy”là trang phục hình ống. Trước đây khái niệm “ thường”
tương đương với “ quần”. “ Loại váy đụp của đàn bà miền Bắc, trong tờ dụ
bắt người Bắc Hà thay đổi y phục của vua Minh Mạng được gọi là “ viên
thường””32
Lê Tắc trong An Nam chí lược khi chép về trang phục của người dân thời
Trần cũng ghi nhận: “ Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròn, mặc
thường màu đen, quần bằng là trắng”33

32
Trần Quang Đức (2013), sdd, tr.68
33
Trần Quang Đức (2013), sdd, tr. 68

14
Người ta có thể mặc một hay nhiều lớp thường, lớp ngoài ngắn hơn lớp
trong như trường hợp tượng Phật A di đà chùa Phật Tích. Trường hợp mặc
một lớp thì thường dài sát đất.

2.4.5. Giày
Người Việt có thói quen đi chân đất,thậm chí trong lúc thiết triều, nhưng
trong nhiều trường hợp họ vẫn đi giày da. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, vua
Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan vào chầu vua phải đi tất, đi hia
và đội mũ phốc đầu34. Thông tin về loại hia này đến nay chưa khảo được.
Tranh Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn đồ thể hiện vua và quan lại nhà Trần đi một
loại giày được may từ 4 mảnh vải hoặc da ghép lại, mũi giày hơi vếch, sáng
màu (h3, tr.32). Sách An Nam kỷ lược cảo thế kỉ XVII miêu tả giày của
người Việt được làm từ bông vải hoặc lụa, đế bằng da, mũi giày cong như
mũi thuyền, màu đen hoặc sáng màu thêu hoa35(h7, tr.32).
Giày của vũ công, vũ nữ là loại mũi cong và nhọn hơn hẳn loại giày của vua,
quan.( h4,5, tr.32 Chưa có tư liệu ghi chép về chất liệu và màu sắc của loại
giày này.
2.5. Trang phục quân đội
Trang phục quân đội chỉ được nhắc đến trong thư tịch bằng các từ chung
chung như “nhung phục”, “giáp phục”, “chiến bào”, “võ cân”…Để tái tạo
diện mạo loại trang phục này, đề tài chủ yếu tham khảo trang phục của các
tượng Thiên tướng/Kim Cương thời Lý tại di tích chùa/tháp Phật Tích và
chùa/tháp Long Đọi.
Bên cạnh đó, một hình vẽ hiếm hoi để lại trên gốm hoa nâu thể hiện người
binh sĩ trên tay cầm đao và khiên, đầu đội một dạng mũ không rõ tên gọi,
chóp nhọn, phía sau có miếng vải che tai và gáy.
Toàn thư ghi nhận sự tồn tại của mũ Bình đính với tư cách là một loại mũ
của quân đội36, song đề tài chưa nhận thấy loại mũ này trên các hiện vật
khảo cổ.

34
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.195
35
Đoàn Lê Giang (2015), “ Hình ảnh Việt Nam 200 năm trước qua sách Nhật Bản”, Xưa&Nay số 455-
2015, tr.125
36
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.130

15
2.5.1. Mũ đâu mâu
Đâu mâu là tên gọi khác của mụ Trụ. Toàn thư ghi nhận sự tồn tại của tên
gọi này vào năm 1002 khi vua Lê Đại Hành “xuống chiếu làm mấy nghìn mũ
đâu mâu, ban cho sáu quân”37. Tham khảo các tượng Thần tướng/Kim
cương còn sót lại, chúng tôi nhận thấy hình dáng mụ trụ khá nhất quán. Mũ
hình bán cầu, trên chóp có phần lồi lên có lẽ là để chụp búi tóc, viền mũ
chạm nổi những bông hoa, phía sau gắn miếng vải/da che gáy.(h3, tr.33)

2.5.2. Mũ đầu hổ
Hiện loại mũ này chỉ được thể hiện trên một hiện vật hiếm hoi là tượng
người trên đầu ngói bò thời Trần. Phần chóp mũ được điêu khắc hình đầu hổ
với khuôn mặt dữ tợn, giáp đã được xử lí thành hình vảy cá, che kín tai và
gáy (h1, tr.33). Đây có thể là mũ của tướng lĩnh hoặc của đội quân Hổ Bôn,
Hổ Dực thời Trần. Trần Quang Đức dẫn Trung Quốc y quan phục sức đại từ
điển: “Mũ đầu hổ được gọi là Hổ quan, làm bằng sắt, xuất hiện từ thời Tùy
Đường- Ngũ Đại, từ thời Tống trở về sau không thấy nữa”38.

2.5.3. Minh Quang giáp


Minh Quang là tên loại giáp phục được đặc trưng bởi tấm hộ tâm hình tròn
trước ngực và miếng trang trí hình đầu hổ gắn hai bên vai. Các pho tượng
Thần tướng/Kim cương còn lại đều thể hiện loại quân phục này một cách
nhất quán (h4, tr.33).
Theo Họa thuyết Trung Quốc lịch đại giáp trụ: “Minh Quang là tên gọi của
loại giáp phục cổ đại xuất hiện từ thời Nam Bắc Triều dùng cho sĩ quan và
được lưu truyền đến đầu thời Đường”39
Sở dĩ gọi là giáp Minh Quang bởi tấm hộ tâm hình tròn trước ngực làm bằng
sắt phản chiếu ánh sáng. Kết cấu bộ giáp gồm có áo choàng mặc phía trong
khôi giáp, dài đến đầu gối, cổ áo hình tròn, lót bông để giữ ấm vào mùa
đông40.

37
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.148
38
Trần Quang Đức (2013), sdd, tr.134
39
陈大威(2009), 画说中国历代甲胄,上海书店出版社,tr.95
40
陈大威(2009), 画说中国历代甲胄,上海书店出版社,tr.95

16
Thư tịch không ghi chép gì về tên gọi của loại giáp này, song ghi nhận nhiều
lần các vị hoàng đế Đại Việt chủ động “xin” những bộ giáp phục của nhà
Tống. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh “lại xin áo giáp mũ trụ trang sức bằng
vàng. Vua Tống bằng lòng cho”41
Khảo cứu các pho tượng Kim Cương thời Lý, đề tài nhận thấy tuy chịu ảnh
hưởng lớn từ kết cấu của giáp Minh Quang nhưng thể hiện trang phục trên
các pho tượng này dày đặc các dải hoa và lụa trang trí, có lẽ đây chỉ là giáp
phục mặc trong các dịp lễ chứ không thực sự là giáp phục mặc trên chiến
trận(h1-2, tr.34). Do các tượng đều được gắn mới bằng xi măng nên không
có cơ sở phỏng đoán liệu giáp phục của Đại Việt có tấm bảo vệ cổ như Minh
Quang giáp của Trung Hoa hay không.

2.6. Trang phục biểu diễn


Sự xuất hiện của các hình thức âm nhạc và diễn xướng trong thời Lý- Trần
được ghi nhận từ rất sớm trong các bộ chính sử, cùng với đó đương nhiên là
các quy chế trang phục, trang sức dùng riêng cho hoạt động sân khấu này.
Khảo sát các bức phù điêu vũ công, nhạc công đề tài nhận thấy trang phục
biểu diễn về tổng quan có những đặc điểm chung sau:
Một là, trang phục biểu diễn có sự sai khác nhất định với trang phục đời
thường. Các vũ công, nhạc công luôn đeo trên mình những dải trang sức rất
dài và dày, cổ tay, cổ chân, bắp tay đều đeo trang sức, váy nhiều lớp và xòe
rộng hơn. Những trang bị này đều nhằm mục đích đảm bảo tính thẩm mĩ cho
hoạt động biểu diễn.
Hai là, trang phục biểu diễn thời kỳ này mang đậm màu sắc Phật giáo và
chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thời Đường, biểu hiện rõ nhất là kiểu mình
trần, quàng khăn vạt chéo, mặc váy gấm thịnh hành trong các bức bích họa
thời Đường.
Phù điêu dàn vũ công trên thành bậc tháp Chương Sơn thể hiện đoàn vũ nữ
gồm các cô gái trẻ, xiêm áo mềm mại. Động tác của họ nhất quán: hai tay
giơ ngang vai, gập khuỷu tay, chân trước hơi gập, chân sau duỗi thẳng. Vũ
nữ búi tóc cao trên đỉnh đầu, mình đeo trang sức, quàng khăn vạt chéo, mặc
váy gấm, đi giày mũi sen, mình quàng phi bạch. Motif này gần tương đồng
với phù điêu vũ nữ trên mảnh tháp được tìm thấy ở Quần Ngựa, Hà Nội.
Nguyễn Du Chi dẫn lời Tống Trung Tín cho rằng “ Đây là vũ điệu
Tribhanga, loại điệu múa dành cho Bồ tát và các tiên nữ, vừa thể hiện được

41
Đại Việt sử ký toàn thư (2013), sdd, tr.153

17
sức mạnh và sự ngưỡng vọng chân lý, vừa thể hiện được sự gần gũi trần
thế”42. Song đây cũng có thể là điệu Đạp ca vũ, một vũ điệu dân gian đơn
giản được lan truyền từ thời Hán, rất thịnh hành ở thời Đường, từng tốp tay
cầm tay, chân giậm đất, theo nhịp trống vừa hát vừa múa43
ĐVSKTT ghi nhận Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang múa điệu
người Hồ, được Thượng hoàng ban áo. “Hồ vũ- theo các nhà nghiên cứu
lịch sử âm nhạc Trung Quốc- là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực được
truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ
là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân
Cương, vũ đạo dân gian Uzerbec và Ấn Độ. Phong cách của Hồ vũ phóng
khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng
và tinh thần văn hóa thời Đường”44 Sự ảnh hưởng về vũ điệu này là cơ sở để
phỏng đoán rằng trang phục của vũ công cũng theo lối Hồ vũ, mà cụ thể là
điệu Giá chi vũ.
Phù điêu trên bệ đá chùa Hoa Long thời Trần thể hiện hai vũ công đầu đội
mũ có vành uốn cong, cổ đeo trang sức, mình trần thắt dải lụa, dưới mặc váy
xếp nếp, chân đi giày thêu. Lối ăn mặc này khác hẳn với những vũ công thời
Lý. Vũ công này đang múa điệu Giá chi vũ. “ Giá chi vũ cũng là một điệu
Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần. Điệu múa
này- theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc- vào thời Đường
được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các
sĩ đại phu. Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt dải lụa điều,
chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa
mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á”45 Bài thơ “ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân
bính” của Trần Nhân Tông có câu “ Giá chi vũ bãi, thí xuân sam”46 cho thấy
nhà Trần khi tiếp sứ giả thường cho múa điệu Giá chi vũ.

42
Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Mỹ thuật,
Hà Nội, tr.159; Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần ( thế kỷ XI-
XIV), Nxb Khoa học xã hội, tr. 61, 71.
43
Bộ VHTT&DL(2010), 1000 năm âm nhạc Thăng Long-Hà Nội quyển 1: Tài liệu Hán Nôm nhạc vũ cung
đình- ca trù, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, tr. 44
44
Bộ VHTT&DL(2010), sdd, tr. 49
45
Bộ VHTT&DL (2010), sdd, tr. 50
46
Ủy ban KHXHVN, Viện văn học (1988), Thơ văn Lý- Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 457

18
KẾT LUẬN

Bên cạnh giá trị thẩm mĩ, những tác phẩm nghệ thuật thời Lý- Trần phần nào
còn phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân đương thời. Sự trùng khớp
giữa những ghi chép, mô tả trong thư tịch với hiện vật khảo cổ là cơ sở cho
phép chúng tôi tin rằng ở một chừng mực nhất định các nhà nghiên cứu ở
thời hiện đại bằng cách gạt bỏ những biểu hiện “thiêng hóa”có thể tái tạo
được hình ảnh con người quá khứ một cách khoa học và tiệm cận với sự
thật.
Trang phục sức Việt Nam thời Lý- Trần hết sức phong phú, đa dạng. Có
những yếu tố bản địa được duy trì như búi tóc chuy kế, đóng khố, săm mình,
đi chân đất, có những yếu tố mới sáng tạo như kiểu mũ Đinh Tự không thể
nào tìm thấy ở những quốc gia lân cận, song chủ yếu vẫn là cách con người
thời kỳ này ứng xử với nền văn hóa khác. Kiểu áo giao lĩnh vạt cong để lộ
cơ thể là một ví dụ về sự tiếp nhận và biến đổi thứ trang phục có nguồn gốc
Trung Hoa trên cơ sở khí hậu, thổ nhưỡng bản địa. Trong khi đó trang phục
cung đình lại là biểu hiện của động thái hướng tới mô hình Trung Hoa sang
trọng và nghiêm cẩn.
Trang phục sức Lý- Trần có sự phân biệt đẳng cấp, nó thể hiện qua các lệnh
cấm của triều đình đối với việc ăn mặc của dân gian.
Về tổng quan, trang phục Lý- Trần đều thể hiện sự sang trọng, nhiều lúc phô
trương nhưng vẫn tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Nó phải là sản phẩm
của một cuộc sống sung túc, thịnh vượng, giàu đủ cùng với đó là lối sống xa
hoa của một bộ phận quý tộc với tư tưởng “vô tốn”- chẳng những muốn
ngang bằng mà còn muốn vượt trội hơn Trung Hoa.

19
PHỤ LỤC

1. Tượng chim thần Ca Lăng Tần Già/ Kalavinka bằng đá trên tháp Phật Tích. (Nguồn: Nguyễn Anh
Tuấn)
2. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 1 dựa theo hình 1. (Nguồn: Tác giả)
3. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. (Nguồn: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình
Chiến(2005a), sdd, tr.139)
4. Đầu tượng thời Lý trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Nguồn: Tác giả)
5. Đầu tượng chim thần Ca Lăng Tần Già bằng đá trên tháp Phật Tích. (Nguồn: Tác giả)
6. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. Ảnh: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình Chiến(2005a),
sdd, tr.139)
7. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 2 dựa theo hình 6. (Nguồn: Tác giả)
8. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. Ảnh: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình Chiến(2005a),
sdd, tr.139)
9. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 3 dựa theo hình 8. (Nguồn: Tác giả)

20
1. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. Ảnh: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình
Chiến(2005a), sdd, , tr.139)
2. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 4 dựa theo hình 1. (Nguồn: Tác giả)
3. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. Ảnh: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình
Chiến(2005a),sdd, tr.139)
4. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 4 dựa theo hình 3. (Nguồn: Tác giả)
5. Đầu tượng bằng gốm men vàng thế kỉ 11-12. Ảnh: Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình
Chiến(2005a), sddtr.139)
6. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 5 dựa theo hình 5 (Nguồn: Tác giả)
7. Tượng Phỗng thế kỉ 18-19. Ảnh: BTLSQG, BTTDBK (2010), Cổ vật Việt Nam, tr. 181

21
1. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn): Ảnh: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005b), sdd, tr.121-125
2. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 1 dựa theo hình 1. (Nguồn: Tác giả)
3. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn): Ảnh: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005b),sdd, tr.125
4. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 1 dựa theo hình 3. (Nguồn: Tác giả)
5. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn): Ảnh: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005b),sdd, tr.125
6. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 2 dựa theo hình 5. (Nguồn: Tác giả)
7. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn): Ảnh: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005b), sdd, tr.125
8. Bản vẽ phỏng dựng kiểu búi tóc 3 dựa theo hình 7. (Nguồn: Tác giả)

22
1. Tượng quan hầu lăng vua Trần Hiến Tông. Nguồn: Ths. Nguyễn Văn Anh
2. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn): Nguồn: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005), Gốm hoa nâu Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tr.121
3. Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn đồ(trích đoạn): Nguồn: Bảo tàng Liêu Ninh
4. Bản vẽ phỏng dựng kiểu tóc ngắn của nam giới. Nguồn: tác giả

23
1. Hai ấm men nâu thời Lý. Nguồn: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc Quân(2005), Gốm hoa nâu Việt
Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tr.90
2. Mũ Quyển Vân thời Tống. Nguồn: Trần Quang Đức(2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, tr.107
3. Bản vẽ phỏng dựng mũ Quyển Vân thời Lý- Trần. Nguồn: tác giả

24
1. Thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn). Nguồn: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc Quân(2005),
Gốm hoa nâu Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tr.124-125
2. Bản vẽ phỏng dựng mũ Đinh Tự thời Trần. Nguồn: tác giả
3. Binh sĩ thời Lê Trung Hưng cởi trần đóng khố, đội mũ Đinh Tự tập luyện. Tranh do S.Baron vẽ
năm 1683. Nguồn: Royal Society.org
4. Mũ Đinh Tự trong diễn xướng Thánh Gióng đánh trận, hội Gióng năm 2017.
Nguồn:http://disanthegioi.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60765&sitepageid=276;
http://www.thanhgiong.org/39/print-article.html truy cập lúc 11h50’ ngày 15/03/2017

25
1. Tượng chim thần Ca Lăng Tần Già/ Kalavinka bằng đá thời Lý ở Phật Tích. Nguồn: BTLSQG,
BTTDBK (2010), Cổ vật Việt Nam, tr. 22
2. Bản vẽ phỏng dựng các kiểu trang sức dựa theo hình 1. Nguồn: Tác giả
3. Đầu tượng người bằng đất nung thời Lý. Nguồn: BTLSQG, BTTDBK (2010), Cổ vật Việt Nam,
tr. 35-36
4. Bản vẽ phỏng dựng kiểu trang sức dựa theo hình 3. Nguồn: Tác giả
5. Đầu tượng người bằng đất nung thời Lý. Nguồn: BTLSQG, BTTDBK (2010), Cổ vật Việt Nam,
tr. 35-36
6. Bản vẽ phỏng dựng kiểu trang sức dựa theo hình 5. Nguồn: Tác giả

26
1. Một số nhân vật trong tranh Trúc lâm đại sỹ xuất sơn đồ. Nguồn: Bảo tàng Liêu Ninh
2. Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích. Nguồn: Tác giả
3. Tượng Phật A Di Đà của Phi Lai. Nguồn: Trần Quang Đức

27
1. Bản vẽ kết cấu áo giao lĩnh. Nguồn: Trương Tuấn Anh

28
1. Bản vẽ phỏng dựng trang phục nữ giới thời Lý Trần búi tóc cao, mặc ba lớp áo giao lĩnh, mặc váy,
quây thường, đi hài mũi sen, quàng dải phi bạch. Nguồn: Tác giả
2. Bản vẽ phỏng dựng trang phục nam giới thời Lý Trần búi tóc cao, mặc áo giao lĩnh,, mặc quần, đi
chân đất. Nguồn: Tác giả

29
1. Trang trí trên thạp gốm hoa nâu thời Trần(trích đoạn). Nguồn: Nguyễn Đình Chiến- Phạm Quốc
Quân(2005), Gốm hoa nâu Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tr.124
2. Tượng người bằng gốm men nâu trưng bày tại Bảo tang LSQGVN. Nguồn: Tác giả
3. Tượng quan hầu lăng vua Trần Hiến Tông. Nguồn: Ths Nguyễn Văn Anh
4. Bản vẽ phỏng dựng trang phục quan hầu dựa theo ảnh 3. Nguồn: Tác giả
5. Bản vẽ kết cấu áo viên lĩnh. Nguồn: Trương Tuấn Anh

30
1. Bản vẽ phỏng dựng trang phục nữ giới thời Lý Trần búi tóc hình rẻ quạt, đeo trang sức, mặc hai
lớp áo viên lĩnh, mặc váy, đi giày mũi sen. Nguồn: Tác giả
2. Bản vẽ phỏng dựng trang phục nam giới thời Lý- Trần đội mũ Đinh Tự, mặc áo viên lĩnh, mặc
quần, đi giày mũi sen. Nguồn: Tác giả

31
1. Tượng Quan Âm Chuẩn Đề thế kỉ 17-18 mặc đối khâm buộc vạt. Nguồn: BTLSQG-BTTDBK
(2010), sdd, tr.176
2. Bản vẽ kết cấu thường. Nguồn: Trương Tuấn Anh
3. Giày của quan lại thời Trần thể hiện trong tranh Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn đồ. Nguồn: Bảo tàng
Liêu Ninh
4. Giày của nhạc công Càn Thát Bà/ Gandharva thời Trần ở chùa Thái Lạc. Nguồn: Nguyễn Ngọc
Duy
5. Giày của nhạc công Càn Thát Bà/ Gandharva thời Lý trên tảng kê chân cột chùa Phật Tích.
Nguồn: Tác giả
6. Bản vẽ phỏng dựng giày mũi sen thời Lý- Trần. Nguồn: Tác giả
7. Giày của người An Nam trong An Nam kỷ lược cảo. Nguồn: Đoàn Lê Giang (2015), “Hình ảnh
Việt Nam 200 năm trước qua sách Nhật Bản”, Tạp chí Xưa&Nay số 455-2015, tr.25

32
1. Tượng người trên ngói bò thời Trần. Nguồn: TS. Đặng Hồng Sơn
2. Bản vẽ phỏng dựng mũ đầu hổ dựa theo hình 1. Nguồn: Tác giả

3 4
3. Đầu tượng Kim Cương chùa Long Đọi bằng đá thời Lý đội mũ đâu mâu. Nguồn: Tác giả
4. Mảnh vỡ tượng Kim Cương chùa Phật Tích. Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn

33
1 2

1. Tượng Kim Cương bằng đá thời Lý tại tháp Phật Tích. Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn
2. Tượng Kim Cương bằng đá thời Lý tại chùa Long Đọi. Nguồn: Tác giả

34
1 2

39. Phỏng dựng Minh Quang giáp. Nguồn: 陈大威(2009), 画说中国历代甲胄, 上海书店出版社,tr.95

40. Phỏng dựng Minh Quang giáp dựa trên tượng Kim Cương thời Lý. Nguồn: Tác giả

35
1. Vũ công trang trí trên mảnh tháp bằng gốm men trắng ngà thời Lý. Nguồn: BTLSVN,
BTTĐBKTQ (2010), sdd, tr.52
2. Vũ công trang trí trên mảnh tháo bằng sứ trắng thời Lý. Nguồn: Hội KHLSVN, Tạp chí
Xưa và Nay (2004), Hoàng thành Thăng Long- Phát hiện Khảo cổ học,tr.95
3. Tượng màu Bồ tát trong hang số 45 động Mạc Cao, Đôn Hoàng thời thịnh Đường.
Nguồn: Nguyễn Tuệ Chân (2008), Nghệ thuật Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Tp.HCM, tr. 260
4. Nhạc công Càn Thát Bà/ Gandharva trên tảng kê chân cột chùa Phật Tích. Nguồn: Tác
giả
5. Vũ công trên bệ đá hoa sen chùa Hoa Long thời Trần. Nguồn: Nguyễn Hoài Nam

36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Ánh (2012), Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần, Tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 10-2012, tr.48
2. Nguyễn Tuệ Chân(2008), Nghệ thuật Phật Giáo, Nxb Tôn giáo,
Tp.HCM
3. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa
đầu thời kỳ phong kiến, Trường ĐH Mỹ Thuật và Viện Mỹ Thuật xuất
bản, Hà Nội, 2003.
4. Phan Huy Chú, Viện Sử học dịch (2005), Lịch triều hiến chương loại
chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội
5. Đoàn Lê Giang (2015), “Hình ảnh Việt Nam 200 năm trước qua sách
Nhật Bản”, Tạp chí Xưa&Nay số 455-2015, tr.17-25
6. Lê Quý Đôn, Trần Văn Giáp dịch (2006) Vân Đài Loại Ngữ, Nxb Văn
hóa Thông Tin, Thanh Hóa
7. Lê Quý Đôn, Phạm Trọng Điểm dịch (2007), Kiến Văn Tiểu Lục, Nxb
KHXH
8. Trần Quang Đức(2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội
9. Đại Việt sử ký toàn thư(2013), Nxb Thời đại, Hà Nội
10.Nguyễn Duy Hinh (2013), Tháp cổ Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông
tin, Hà Nội
11.Hội KHLSVN, Tạp chí Xưa và Nay (2004), Hoàng thành Thăng
Long- Phát hiện Khảo cổ học
12.Trần Trọng Kim (2007), Phật Giáo, NXB Tôn giáo, TP.HCM
13.Nguyễn Anh Thái Lâm (2010), “Nhận thức mới về chùa tháp Phật
Tích qua triễn lãm Phật tích và di sản mỹ thuật thời Lý”, Tạp chí
Nghiên cứu Mỹ thuật, số 4-2010, tr. 16-21.
14.Trần Đình Luyện, Trần Văn Lạng (1992), “Bàn thêm về khối tượng A
Di Đà ở chùa Phật Tích (Tiên Sơn - Hà Bắc)”, Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 1991, Viện Khảo cổ học xuất bản, Hà Nội, tr. 143
15.Đỗ Văn Ninh (1971), “Khảo cổ học và lịch sử triều Trần”, Tạp chí
Khảo cổ học, số 11-1971
16.Nguyễn Bích Ngọc (2006), Vương triều Lý trong văn hóa Việt Nam,
Nxb văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17.Đỗ Xuân Ngọc (2013), “Bảo vật quốc gia- Tượng chùa Phật Tích”,
Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số 09-2013
18.Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
19.Nguyễn Đức Nùng chủ biên (1973), Mỹ thuật thời Lý, NXB Văn Hóa,
Hà Nội

37
20.Nguyễn Đức Nùng (1977), Mỹ thuật thời Trần, NXB Văn Hóa, Hà
Nội
21.Cao Xuân Phổ (1978), “Tháp Chương Sơn- nhà Lý”, Tạp chí Khảo cổ
học, số 3-1978
22.Trần Mạnh Phú (1986), “Diện mạo thực của bệ tượng A Di Đà chùa
Phật Tích”, Kỷ yếu Viện Bảo tàng Mỹ thuật, số 4, tr. 13-17.
23.Chu Quang Trứ (1971), Chùa Phổ Minh, Tạp chí Khảo cổ học số 11-
1971
24.Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình Chiến (2005), Gốm hoa nâu Việt
Nam, Bảo tàng LSVN, Hà Nội
25.Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình Chiến (2005), 2000 năm gốm Việt
Nam, Bảo tàng LSQGVN, Hà Nội
26.Lê Tắc, Viện Đại học Huế dịch (2015), An Nam chí lược, NXB Thuận
Hóa, TP.HCM
27.Tống Trung Tín (2006), Hoàng thành Thăng Long, NXB Văn hóa Thể
thao, Hà Nội
28.Đoàn Thị Tình(2006), Trang phục Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội
29.Đoàn Thị Tình (2010), Trang phục Thăng Long- Hà Nội, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội
30.Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội (2012), Khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long, Hà nội- di sản văn hóa thế giới, NXB Hà
Nội, Hà Nội
31.Chu Quang Trứ (2000), Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật Phật giáo, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
32.Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền (1985), “Thêm hai pho tượng Phật
thời Lí”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1983, Viện Khảo
cổ học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản, Hà Nội, tr. 212-
213.
33.Nguyễn Văn Tiến (2004), Chùa Thầy (Thiên Phúc tự), Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
34.Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam- Viện Mỹ Thuật (2000), Bản rập họa
tiết mỹ thuật cổ Việt Nam, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội
35.The Metropolitan Musiem of Art New York (1982), Along the Ancient
Silk Routes, Bradford D. Kellcher, New York
36.陈大威(2009), 画说中国历代甲胄,上海书店出版社, 上海

38
39

You might also like