You are on page 1of 40

CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu và phân tích được các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý -
Trần, Lê sơ và thời Nguyễn. Hiểu biết những nội dung cơ bản của các bộ
luật cổ: Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
- Nêu và phân tích được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Nêu được những điểm chung và nội dung cơ bản của các bản hiến pháp năm
1946, 1992 và 2013. Hiểu được những điểm mới của bản Hiến pháp năm
2013.
- Trân trọng những thành tựu xây dựng nhà nước và pháp luật của dân tộc và
nêu cao ý thức trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến nhà nước và
pháp luật trong lịch sử Việt Nam.
 Giao tiếp và hợp tác:
 Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ
thầy cô giao.
 Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá
nhân.
 Giải quyết vấn để và sáng tạo:
 Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề
xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
 Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV
yêu cầu.
- Năng lực lịch sử:
 Năng lực tìm hiểu lịch sử:
 Hiểu được các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần,
Lê sơ và thời Nguyễn.
 Hiểu biết những nội dung cơ bản của các bộ luật cổ: Quốc triều hình
luật, Hoàng Việt luật lệ.
 Nêu được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
 Nêu được nội dung cơ bản của các bản hiến pháp năm 1946, 1992 và
2013. Hiểu được những điểm mới của bản Hiến pháp năm 2013.
 Nhận thức và tư duy lịch sử:
 Phân tích được các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý -
Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
 Phân tích được các điểm tiến bộ của các bộ luật cổ: Quốc triều hình
luật, Hoàng Việt luật lệ.
 Phân tích được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
 Nêu được những điểm chung của các bản hiến pháp năm 1946, 1992
và 2013. Phân tích được những điểm mới của bản Hiến pháp năm
2013.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng: biết vận dụng những kiến thức đã học để
bảo vệ, phát huy những ưu điểm trong bộ máy nhà nước và pháp luật của
dân tộc.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: nêu cao ý thức trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Yêu nước: biết trân trọng những thành tựu xây dựng nhà nước và pháp luật
của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10,
Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Các hình ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Nhà nước
và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Nhà nước và
pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và
chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực
tế của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS sinh hoạt nhóm đôi, nêu các câu hỏi cho HS thảo
luận và trả lời.
- Quốc huy là gì? Quốc huy được sử dụng như thế nào?
- Ai là tác giả chế tạo Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Ý nghĩa của
các biểu tượng trên Quốc huy là gì?
c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về biểu tượng Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Quốc huy, tổ chức cho HS thảo luận và
trả lời câu hỏi:

+ Quốc huy là gì? Quốc huy được sử dụng như thế nào?
+ Ai là tác giả chế tạo Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Ý nghĩa của
các biểu tượng trên Quốc huy là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh Quốc huy, thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi có liên quan
đến Quốc huy mà GV đưa ra.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Quốc huy “Huy hiệu của Quốc gia một trong những biểu tượng của một nhà
nước.
+ Quốc huy là một biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của nhà nước
đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như tiền tệ, hộ
chiếu, giấy tờ.
+ Họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa. Ý nghĩa của các
biểu tượng trên Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
 Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh tượng trưng cho cờ Tổ
quốc, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam và tiền đồ xán lạn của
quốc gia.
 Bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe răng tượng
trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước “Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà”.
- GV mời đại diện HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Từ khi giành độc lập ở thế kỉ X đến nay, Việt Nam đã
trải qua các giai đoạn nhà nước phong kiến rồi nhà nước dân chủ với hệ thống tổ
chức có mô hình, đặc điểm khác nhau như thế nào? Phương thức quản lí ra sao?
Chúng ta cùng tìm hiểu qua Chuyên đề 3 – Nhà nước và pháp luật Việt Nam
trong lịch sử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Quan sát các hình 1,2,3 trong sách chuyên đề trang 39, tìm hiểu các mô hình nhà
nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
- Hiểu rõ các khái niệm: chế độ quân chủ quý tộc, quân chủ chuyên chế quan liêu,
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Phân tích được các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ
và thời Nguyễn. Qua đó so sánh tìm ra điểm chung và khác biệt để thấy được quá
trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền.
- HS tìm hiểu những nội dung cơ bản trong 2 bộ luật tiêu biểu của nhà nước phong
kiến là Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn). So
sánh 2 bộ luật để nhận thức được điểm tiến bộ của mỗi bộ luật.
- Phân tích được các điểm tiến bộ của các bộ luật cổ: Quốc triều hình luật, Hoàng
Việt luật lệ.
- Trân trọng, biết kế thừa những thành tựu xây dựng nhà nước và pháp luật thời
phong kiến.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá những thành tựu, hạn chế của bộ máy
nhà nước và pháp luật thời quân chủ, chỉ ra những giá trị tích cực, tiến bộ có thể kế
thừa trong hiện tại.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo 3 nhóm, mỗi nhóm điền sẵn câu trả lời
vào ô số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.
- Gv hướng dẫn HS hoàn thành bảng so sánh những điểm giống và khác biệt của
hai bộ luật Hồng đức và Gia Long vào Phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1 I. Nhà nước và pháp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập luật Việt Nam trước
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo 3 nhóm, mỗi năm 1858
nhóm điền sẵn câu trả lời vào ô số 1 và 2 (K, W) trong 1. Một số mô hình nhà
Phiếu học tập số 1. nước quân chủ Việt
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời Lý Nam tiêu biểu
- Trần Đính kèm kết quả Phiếu
 K: Nhà nước thời Lý - Trần tổ chức như thế nào? học tập số 1 bên dưới
Tiến hành tuyển chọn quan lại như thế nào? Thời hoạt động.
Lý - Trần bảo vệ nhà nước và giai cấp thống trị
bằng cách nào?
 W: Thể chế nhà nước thời Lý - Trần là thể chế gì?
Thể chế này kết hợp các nguyên tắc gì? Em có
biết gì về các bộ luật tiêu biểu của thời Lý - Trần?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời Lê

 K: Nhà nước thời Lê sơ tổ chức như thế nào? Tiến
hành tuyển chọn quan lại như thế nào? Thời Lê sơ
bảo vệ nhà nước và giai cấp thống trị bằng cách
nào?
 W: Thể chế nhà nước thời Lê sơ là thể chế gì? Thể
chế này có những đặc điểm gì? Em biết gì về vua
Lê Thánh Tông và bộ luật Hồng Đức?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời
Nguyễn
 K: Nhà nước thời Nguyễn tổ chức như thế nào?
Bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương thời
Nguyễn khác thời Lý - Trần và Lê sơ như thế nào?
Thời Nguyễn đã bảo vệ quyền lực của nhà vua và
giai cấp thống trị như thế nào?
 W: Thể chế nhà nước thời Nguyễn là thể chế gì?
Thể chế này có những đặc điểm gì? Em biết gì về
Bộ Hoàng Việt luật lệ?

- GV thu Phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ô K,W ở nhà.


- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS
chưa biết về bài học:
+ Tính chất và đặc điểm nhà nước:
 Theo em, vì sao lại khẳng định bộ máy nhà nước
thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc?
 Qua nội dung bài học và Dụ hiệu định quan chế
của vua Lê Thánh Tông năm 14717 em có nhận
xét gì về đặc điểm và tính chất của bộ máy nhà
nước thời Lê sơ?
+ Cơ cấu nhà nước:
 Sự phân tầng trung ương của thời Lê sơ và thời
Nguyễn khác thời Lý - Trần ở điểm nào?
(Không còn cấp quan đại thần).
 Điểm này thể hiện điều gì?
(Mức độ tập trung quyền lực vào nhà vua ngày
càng cao).
 Các cấp ở địa phương thời Lý - Trần và thời
Nguyễn có mấy bậc? Điểm giống nhau trong các
cấp địa phương của 3 triều đại là gì? Ý nghĩa của
điểm giống nhau đó là gì?
(Cấp cơ sở đều là cấp xã. Từ đó vấn đề quyền tự
trị làng xã ảnh hưởng đến sự tập trung quyền lực
vào tay vua.

+ Sự thay đổi quyền lực của nhà vua: Ấn triện và mũ


thượng của vua triều Nguyễn thể hiện điều gì?
(2 vật thể hiện quyền lực của nhà vua. Triều Nguyễn là
thời kì quyền lực chuyên chế của nhà vua và tính tập
quyền trung ương đạt cao độ).
- GV hướng dẫn tìm hiểu những kiến thức chưa biết về
bài học vào Phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhà nước Lý – Trần Lê sơ Nguyễn
Tính chất
Nền tảng
tư tưởng
Đặc điểm
Cơ cấu
Hệ thống
quan lại
Quyền lực
của vua
Vị trí của
làng xã
Kết luận Khác nhau
Giống nhau
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo 3 nhóm. Các nhóm phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên. Đọc thông tin mục I.1, kết
hợp quan sát Hình 3.2 – 3.6 và hoàn thành Phiếu học tập
số 1.
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng
dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
thảo luận theo Phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý
kiến (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số mô hình
nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện đồng loạt:
Đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 3.7-3.9
SGK tr.47-49 và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống
và khác biệt của hai bộ luật Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ theo bảng mẫu sau:
2. Một số bộ luật tiêu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
biểu trong lịch sử Việt
Pháp luật Quốc triều Hoàng Việt Nam trước năm 1858
hình luật luật lệ Đính kèm Phiếu học tập
Nội dung cơ bản số 2 bên dưới hoạt động.
Đối tượng bảo
vệ
Điểm tiến bộ
Nhận xét

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận và hoàn


thành nốt câu trả lời câu hỏi: Qua các hoạt động và 2
bảng so sánh:
+ Em hiểu thế nào về thể chế quân chủ quý tộc, quân
chủ chuyên chế quan liêu, quân chủ chuyên chế tập
quyền?
+ Tính chất bộ máy nhà nước thời phong kiến thay đổi
như thế nào?
+ Những điểm tiến bộ của 2 bộ luật có ảnh hưởng thế
nào cho đến nay?
 HS hoàn thành 2 ô K, W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ
hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.
Câu hỏi Điền thông tin
LEARN Tìm điểm khác biệt trong
bộ máy nhà nước và pháp
luật của thời Lý – Trần,
Lê sơ, Nguyễn.
HOW - Em hiểu thế nào về thể
chế quân chủ quý tộc,
quân chủ chuyên chế
quan liêu, quân chủ
chuyên chế tập quyền?
- Tính chất bộ máy nhà
nước thời phong kiến
thay đổi như thế nào?
- Những điểm tiến bộ của
2 bộ luật có ảnh hưởng
thế nào cho đến nay?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo 4 nhóm. Các nhóm phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên. Đọc thông tin mục I.2, kết
hợp quan sát Hình 3.7-3.9 SGK tr.47-49, hoàn thành
Phiếu học tập số 2.
- Hoàn thành Phiếu học tập số 1 trong quá trình học tập
chủ đề.
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng
dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
thảo luận theo Phiếu học tập số 2.
- GV thu Phiếu học tập số 1 (phần L, H).
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý
kiến (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số bộ luật
tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858:
+ Quản lí đất nước bằng pháp luật là một bước tiến có
tín nhảy vọt trong lịch sử nhân loại. Ở Việt Nam, triều
Lý được xem là triều đại đã khai sinh pháp luật thành
văn, đặt nền tảng cho sự phát triển của nền pháp luật
Việt Nam.
+ Các triều đại Trần, Hồ, Lê sơ, Lê trung hưng, Tây
Sơn,
Nguyễn đều đạt nhiều thành tựu về luật pháp. Trong số
những bộ luật được biên soạn dưới thời phong kiến,
Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ là những bộ
luật tiêu biểu nhất.
- GV chuyển sang nội dung mới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Nhà nước Lý – Trần Lê sơ Nguyễn
Tính chất Xây dựng theo thể Mô hình nhà nước Bộ máy nhà nước quản
chế nhà nước quân quân chủ chuyên chủ chuyên chế được
chủ qúy tộc, là thể chế quan liêu. củng cố, hoàn thiện và
chế kết hợp giữa mang tính tập quyền
nguyên tắc đề cao cao độ.
quyền lực của nhà
vua và nguyên tắc
liên kết dòng họ.
Nền tảng Chính quyền thời Lý Theo quan điểm Nho giáo giữ vị trí độc
tư tưởng - Trần là chính quyền Nho giáo. tôn trong xã hội.
sùng Phật và thân
dân.
Đặc điểm Được xây dựng trên Tập trung cao độ Tính chuyên chế tập
nền tảng kinh tế chủ quyền lực vào tay quyền cao độ, nạn
đạo là nông nghiệp vua tham nhũng của một
với vai trò của làng bộ phận quan lại và sự
xã được coi trọng. hoành hành bạo ngược
của cường hào địa chủ
khiến mâu thuẫn giữa
chính quyền và nhân
dân, nhất là nông dân
diễn ra gay gắt.
Cơ cấu - Bộ máy quan lại Bộ máy chính quyền Bộ máy nhà nước triều
được địa phương được Nguyễn hoàn thiện
tuyển chọn bằng hình thiết lập đồng bộ và hơn so với các triều
thức tập ấm, tiến cử thống nhất theo bốn đại trước.
và khoa cử. cấp: đạo (còn gọi là
- Dưới triều Lý còn thừa tuyên), phủ,
có hệ thống tăng huyện, xã, nhằm
quan, một số nhà sư chống lại xu hướng
được phong là Quốc cát cứ.
sư.
Hệ thống - Các bộ có chức - Từ thời Lê Thánh - Các cơ quan giúp
quan lại năng thực thi quyền Tông, chức Tướng việc cho vua ở trung
hành pháp do vua quốc (Tế tướng) đầu ương được tổ chức tinh
giao. triều và một số chức gọn, trực tiếp giúp việc
- Đứng đầu cấp bộ là danh đại thần (Đại cho vua là Văn thư
Thượng thư. Các cơ Hành khiển, Đại Tư phòng (từ năm 1829
quan chuyên môn có mã) bị bãi bỏ, quyền đổi gọi là Nội các) và
nhiệm vụ quản lí các lực của quý tộc tôn Tứ trụ triều đình gồm
lĩnh vực chuyên môn thất bị hạn chế. bốn vị điện Đại học sĩ
khác nhau và độc lập - Ở trung ương, bàn việc quân quốc
với các bộ. chức năng, nhiệm trọng sự (từ năm 1834
- Ở địa phương, vua vụ của Lục bộ (Lại, đổi gọi là Cơ mật
cử quý tộc chia nhau Lễ, Hộ, Hình, Binh, viện), có cơ chế giám
nắm giữ những vùng Công) được quy sát chặt chẽ để hạn chế
quan yếu. định rõ ràng. lạm quyền và lộng
- Quý tộc họ Lý, họ - Chức Xã quan đổi quyền. Các cơ quan
Trần được quyền thế thành Xã trưởng, đặt giám sát gồm: Tam
tập (cha truyền con thêm chức Thôn pháp ty, Đại lí tự và
nối). trưởng giúp nhà Đô sát viện do vua trực
nước quản lí các tiếp điều khiển có
hoạt động của làng nhiệm vụ giám sát từ
xã (thu thuế, hộ trung ương tới địa
khẩu, dân đỉnh, trật phương.
tự trị an,...). - Ở địa phương, buổi
đầu tình hình chính trị
xã hội còn nhiều bất
ổn, nhà Nguyễn tạm
đặt 11 trấn phía bắc
làm Bắc Thành và 5
trấn phía nam làm Gia
Định Thành, đứng đầu
là một viên Tổng trấn.
Sau cải cách hành
chính của vua Minh
Mạng vào năm 1831 -
1832, Bắc Thành và
Gia Định Thành được
bãi bỏ, trấn đổi thành
tỉnh. Cả nước chia làm
30 tỉnh và phủ Thừa
Thiên. Đứng đầu tỉnh
là Tổng đốc, giúp việc
có Tuần phủ, Bố
chánh, Án sát. Dưới
tỉnh là phủ -
huyện/châu - tổng - xã.
Quyền lực Thời Lý - Trần, vua Nhà vua cho đặt Vua nắm giữ quyền
của vua đứng đầu nhà nước thêm Lục tự để giúp lực tối cao.
nhưng mức độ tập việc cho Lục bộ, đặt
quyền chưa cao. Lục khoa để theo
Quyền lực của vua bị dõi, giám sát Lục bộ
hạn chế bởi đại thần về chuyên môn.
là hoàng thân quốc
thích.
Vị trí của Nhà nước đặt chức Tính tự trị, tự quản Thực hiện nhiều chính
làng xã Xã quan để quản lí, của làng xã bị thu sách quản lí tăng
thừa nhận tính tự trị, hẹp. cường ở làng xã, đặt
tự quản của làng xã, chức Lí trưởng giúp
nhất là thừa nhận sự nhà nước đốc thúc thuế
tồn tại phổ biến của khóa, bảo đảm an ninh
chế độ ruộng đất trật tự và giải quyết
công của làng xã và tranh chấp, kiện tụng.
duy trì quan hệ gắn
kết, hoà hợp giữa nhà
nước với làng xã.
Kết luận - Khác nhau:
Điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ và
thời Lý - Trần:
+ Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng
cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho
vua (Nội các, Văn thư phòng....), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự
sử đài, Đô sát viện,...).
+ Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực
tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm
1831 - 1832.
Giống nhau:
- Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc
quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố
chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn
định xã hội.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Pháp luật Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ
Nội dung cơ bản - Quốc triều hình luật là một - Hoàng Việt luật lệ là một bộ
bộ luật tổng hợp, gồm 722 luật tổng hợp, gồm 398 điều,
điều, chia làm 6 quyển, 13 chia làm 7 chương, chép trong
chương. một bộ sách gồm 22 quyển.
- Nội dung cơ bản của Quốc - Nội dung cơ bản của Hoàng
triều hình luật bao quát hầu Việt luật lệ được trình bày
hết các quan hệ xã hội đương thành sáu lĩnh vực gồm: Lễ luật
thời, tập trung vào bốn vấn đề (văn hoá, ngoại giao), Lại luật
cơ bản: Các chế định hình sự, (tổ chức bộ máy nhà nước và
các chế định dân sự, các chế quan lại), Hộ luật (đất đai, dân
định hôn nhân và gia đình, các cư), Hình luật (luật lệ, xét xử),
chế định tố tụng. Binh luật (quân đội, quốc
phòng) và Công luật (công trình
công cộng, kiến thiết).
- Tính giai cấp là đặc trưng nổi
bật của bộ luật.
Đối tượng bảo Đối tượng bảo vệ của Luật là Luật dành sự quan tâm bảo vệ
vệ vương quyền, chế độ quan nhất định đến dân thường, nhất
liêu, trật tự đẳng cấp, gia đình là người già, phụ nữ và trẻ em.
phụ hệ gia trưởng và ý thức hệ
Nho giáo.
Điểm tiến bộ Có những quy định tiến bộ Kĩ thuật làm luật đã tiến bộ khi
vượt bậc so với đương thời về có sự phân loại các điều luật
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ theo mỗi loại, cấu trúc các quy
trong thừa kế tài sản và trong phạm pháp luật gồm ba phần
xét xử li hôn. giả định (đặt tình huống), quy
định (xác định được hành vi
được phép hay không được
phép làm) và chế tài (biện pháp
xử lí).
Nhận xét - Quốc triều hình luật thể hiện - Dù có tiếp thu thành tựu luật
sự tiến bộ, nhân văn, đề cao pháp Trung Hoa, song Hoàng
giá trị đạo đức của con người Việt luật lệ vẫn chứa đựng tinh
- Tuy nhiên, nhược điểm của thần dân tộc và tính nhân văn
bộ luật: nhiều hình phạt nặng, sâu sắc.
… - Là một bộ luật đầy đủ và hoàn
chỉnh về kĩ thuật soạn thảo
trong hệ thống luật cổ của Việt
Nam.
Hoạt động 2: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Nêu và phân tích được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Trân trọng những thành tựu xây dựng nhà nước của dân tộc và nêu cao ý thức
trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Vận dụng những kiến thức đã học để tuyên truyền, vận động gia đình và cộng
đồng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương.
b. Nội dung : GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia,
hướng dẫn các nhóm căn cứ tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về các vấn đề sau :
+ Nhóm 1 : Khai thác hình 3.10 và 3.15 để tìm hiểu bối cảnh lịch sử và ý nghĩa sự
ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện vai trò của
nhà nước qua hai giai đoạn phát triển ?
+ Nhóm 2 : Lập bảng so sánh để hiểu rõ vai trò chủ yếu của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà có gì khác với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
Vì sao có sự khác biệt đó ?
+ Nhóm 3 : Khai thác hình 3.12, 3.13, 3.14 để đánh giá việc mở rộng quan hệ
ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước
Việt Nam có tác động như thế nào đến sự phát triển của công cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam ?
+ Nhóm 4 : Khai thác các hình 3.16, 3.17, 3.18 để nhận định những thành tựu nổi
bật của công cuộc Đổi mới dưới vai trò điều hành, quản lí của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tác động thế nào đến quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam ?
c. Sản phẩm : HS ghi được vào vở
- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Nhà nước Việt Nam
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm Dân chủ Cộng hòa và
chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ tài liệu đã chuẩn Cộng hòa xã hội chủ
bị, thảo luận về các vấn đề sau : nghĩa Việt Nam
+ Nhóm 1 : Khai thác hình 3.10 và 3.15 để tìm hiểu bối 2.1. Nhà nước Việt Nam
cảnh lịch sử và ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Dân chủ Cộng hòa
Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa a. Sự ra đời của Nhà
Việt Nam. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng như thế nào nước Việt Nam Dân chủ
đến thực hiện vai trò của nhà nước qua hai giai đoạn Cộng hòa
phát triển? - Bối cảnh:
+ Cách mạng tháng Tám
thành công, xóa bỏ chế
độ phong kiến, thiết lập
nền dân chủ cộng hòa.
+ Ngày 2-9-1945: tại
Quảng trường Ba Đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Ngày 6 - 1 – 1946 :
bầu ra bộ máy Nhà nước
nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
- Ý nghĩa của sự ra đời
+ Nhóm 2 : Lập bảng so sánh để hiểu rõ vai trò chủ yếu
Nhà nước Việt Nam Dân
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có gì khác
chủ Cộng hoà:
với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Vì
+ Là thành quả của quá
sao có sự khác biệt đó ?
trình đấu tranh giành lại
+ Nhóm 3 : Khai thác hình 3.12, 3.13, 3.14 để đánh giá
độc lập dân tộc, chấm dứt
việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình
ách đô hộ của thực dân
và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước Việt Nam
Pháp và quân phiệt Nhật,
có tác động như thế nào đến sự phát triển của công cuộc
mở ra kỉ nguyên mới của
kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất
dân tộc Việt Nam.
nước của nhân dân Việt Nam ?
- Có sức cổ vũ lớn lao
đối với phong trào đấu
tranh vì độc lập dân tộc
và dân chủ của các dân
tộc ở châu Á, châu Phi và
khu vực Mỹ La-tinh.
- Đặc điểm và tính chất
của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà:
+ Nhóm 4 : Khai thác các hình 3.16, 3.17 để nhận định + Theo chế độ dân chủ.
những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới dưới vai + Là nhà nước kiểu mới,
trò điều hành, quản lí của Nhà nước Cộng hoà xã hội là nhà nước của dân, do
chủ nghĩa Việt Nam đã tác động thế nào đến quá trình dân và vì dân, do nhân
hội nhập quốc tế của Việt Nam ? dân bầu ra, đại diện cho ý
chí và quyền lợi của nhân
dân.
b. Vai trò của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong sự nghiệp
kháng chiến chống ngoại
xâm, xây dựng đất nước
(1945 – 1976)
- Vai trò của Nhà nước
trong kháng chiến chống
ngoại xâm:
+ Tổ chức và lãnh đạo
nhân dân tiến hành thắng
lợi hai cuộc kháng chiến
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập chống thực dân Pháp và
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành chống đế quốc Mỹ, cứu
viên, thảo luận và thống nhất đáp án cho nội dung được nước.
phân công tìm hiểu. + Mở rộng quan hệ ngoại
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng giao, tranh thủ sự đồng
dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). tình ủng hộ của các lực
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận lượng dân chủ, tiến bộ và
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận : nhân dân thế giới, nâng
+ Nhóm 1 : cao vị thế Việt Nam trên
 Giống nhau : Cả 2 nhà nước đều ra đời sau quá trường quốc tế.
trình lâu dài đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến - Vai trò của Nhà nước
tới xây dựng nhà nước dân chủ. trong xây dựng đất nước:
 Điểm khác biệt : chăm lo phát triển đời
 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giành sống nhân dân, xây dựng
được độc lập dân tộc từ tay quân phiệt Nhật, mở hậu phương kháng chiến
ra kỉ nguyên độc lập tự do. Thực dân Pháp và đế và xây dựng cơ sở vật
quốc Mỹ không công nhận nền độc lập đó nên chất, kĩ thuật cho CNXH.
nhân dân Việt Nam phải bước vào 2 cuộc kháng 2.2. Nhà nước Cộng hòa
chiến suốt 30 năm để giải phóng đất nước, bảo vệ xã hội chủ nghĩa Việt
nền độc lập, thống nhất của dân tộc. Nam từ năm 1976 đến
 Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nay
ra đời đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt a. Sự ra đời Nhà nước
nhà nước, đưa cả nước bước sang giai đoạn xây Cộng hòa xã hội chủ
dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này đã tạo điều kiện nghĩa Việt Nam
cho cả dân tộc bước vào thời kì xây dựng Tổ quốc - Bối cảnh ra đời:
xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện để mạnh mẽ + Sau chiến thắng lịch sử
hội nhập quốc tế. 30/4/1975, hai miền Nam
+ Nhóm 2 : Do bối cảnh ra đời nên Nhà nước Việt Nam – Bắc tồn tại hai hình
Dân chủ Cộng hoà thực hiện vai trò chủ yếu quan trọng thức tổ chức nhà nước
nhất là lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc khác nhau.
kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu + Ngày 2 - 7 - 1976,
nước. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội đã quyết định
thực hiện vai trò chủ yếu quan trọng nhất là lãnh đạo đặt tên nước Việt Nam
thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo thống nhất là nước Cộng
vệ Tổ quốc ; tiến hành Đổi mới đất nước, chủ động hội hoà xã hội chủ nghĩa Việt
nhập quốc tế. Nam.
+ Nhóm 3 : Việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ - Ý nghĩa lịch sử của việc
sự ủng hộ của quốc tế đã giúp khẳng định tính chính ra đời Nhà nước Cộng
nghĩa của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. hòa xã hội chủ nghĩa
Phong Việt Nam
trào phản chiến của nhân dân các nước xã hội chủ + Đánh dấu việc hoàn
nghĩa cũng như các lực lượng dân chủ hoà bình tiến bộ thành thống nhất đất
trên thế giới, đặc biệt là cả nhân dân Pháp và nhân dân nước về mặt nhà nước.
Mỹ, đã tạo sức ép lớn, góp phần buộc Pháp phải ký Hiệp + Đáp ứng yêu cầu tất
định Giơ-ne-vơ (1954) và Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri yếu khách quan của sự
(1973) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. phát triển cách mạng Việt
+ Nhóm 4 : Thực hiện Đổi mới đất nước, Việt Nam đã Nam.
đạt nhiều thành tựu quan trọng : + Tạo nên những điều
 Hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã kiện chính trị cơ bản để
hội chủ nghĩa, chính trị ổn định. phát huy sức mạnh toàn
 Kinh tế đối ngoại phát triển (Việt Nam nằm trong diện của đất nước,.
nhóm ba nước xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới, + Tập trung cho công
xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng thuỷ hải sản, cuộc xây dựng và bảo vệ
may mặc, thủ công mỹ nghệ. Tổ quốc thống nhất, mở
 Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ra
không ngừng được nâng cao. khả năng to lớn để phát
 Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập Hiệp triển quan hệ với các
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, năm nước trên thế giới.
1995), gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á b. Vai trò của Nhà nước
– Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, gia nhập Cộng hòa xã hội chủ
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, kí nghĩa Việt Nam trong
nhiều Hiệp định thương mại tự do với các đối tác quá trình đổi mới và hội
trên thế giới, gần đây nhất là Hiệp định Thương nhập quốc tế
mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và - Vai trò của Nhà nước
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vào năm 2019. trong công cuộc đổi mới
Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng trên đất nước:
trường quốc tế thông qua việc 2 lần được bầu làm + Tổ chức, quản lí điều
Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hành đất nước xây dựng
hợp quốc nhiệm kì 2008 – 2009 và nhiệm kì 2020 nền kinh tế thị trường
– 2021. định hướng XHCN.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ + Đổi mới cơ chế quản lí
sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). trong các ngành kinh tế
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học thuộc tất cả các thành
tập phần kinh tế; bước đầu
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của 4 nhóm. đẩy mạnh CNH – HĐH
- GV kết luận, chốt lại kiến thức : đất nước.
+ Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ + Thực hiện chính sách
Cộng hòa. để nông dân chủ động
+ Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội phát triển sản xuất, ứng
chủ nghĩa Việt Nam. dụng tiến bộ KHCN và
- GV chuyển sang nội dung mới. chủ động tham gia vào
thị trường.
- Vai trò của Nhà nước
trong hội nhập quốc tế:
+ Thực hiện đường lối
đối ngoại mở rộng, chủ
động hội nhập quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ kinh
tế, thương mại, đầu tư,
thiết lập đối tác chiến
lược toàn diện với nhiều
quốc gia chủ chốt trên thế
giới.
Hoạt động 3: Một số bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
a. Mục tiêu : Thông qua hoạt động HS :
- Nêu được những điểm chung và nội dung cơ bản của các hiến pháp năm 1946,
1992 và 2013. Hiểu được những điểm cơ bản của Hiến pháp năm 2013.
b. Nội dung: GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận, chuẩn bị nội dung thuyết trình
các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Từ mục “Em có biết” trang 56 và nội dung phần IIl.1 trang 57 hãy
khái quát khái niệm “hiến pháp” là gì? Bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp từ
năm 1946 đến nay có những điểm chung nào? Các bản hiến pháp đó có những đặc
điểm chung gì?

+ Nhóm 2: So sánh nội dung và ý nghĩa lịch sử của các bản Hiến pháp năm 1946,
năm 1992 và năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đã thể hiện nhiệm vụ cơ bản nào
trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam?
+ Nhóm 3: Em hãy chứng minh: Hiến pháp năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí
quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế
của Việt Nam.
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở
- Những điểm chung về bối cảnh ra đời, vị trí, pháp lí, tổ chức hoạt động của bộ
máy nhà nước.
- Những điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946, 1992, 2013.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Một số bản hiến pháp Việt
- GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận, yêu cầu Nam từ năm 1946 đến nay
các nhóm HS chuẩn bị nội dung thuyết trình 3.1. Những điểm chung của các
trước các vấn đề sau: bản hiến pháp từ năm 1946 đến
+ Nhóm 1: Từ mục “Em có biết” trang 56 và nay
nội dung phần III.1 trang 57 hãy khái quát a. Bối cảnh ra đời các bản hiến
khái niệm “hiến pháp” là gì? Bối cảnh ra đời pháp
của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay - Hiến pháp năm 1946: ra đời trong
có những điểm chung nào? Các bản hiến pháp bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân
đó có những đặc điểm chung gì? chủ Cộng hoà mới thành lập, việc
xây dựng nền dân chủ nhân dân là
nhiệm vụ cấp bách.

- Hiến pháp năm 1959: ra đời trong


bối cảnh đất nước thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược.
- Hiến pháp năm 1980: ra đời khi
đất nước đã thống nhất, cả nước
bước vào thời kì quá độ xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp năm 1992: được sửa
+ Nhóm 2: So sánh nội dung và ý nghĩa lịch đổi từ Hiến pháp năm 1980 đáp
sử của các bản Hiến pháp năm 1946, năm ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới
1992 và năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đã thể đất nước được Đảng Cộng sản Việt
hiện nhiệm vụ cơ bản nào trong từng giai Nam.
- Hiến pháp năm 2013: ra đời đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu
rộng và xu thế hợp tác, phát triển
của đất nước.
b. Điểm chung của các bản hiến
pháp Việt Nam
- Về vị trí:
+ Là văn bản duy nhất quy định
đoạn phát triển của Việt
việc tổ chức quyền lực của nhà
Nam?
nước.
+ Nhóm 3: Em hãy chứng minh: Hiến pháp
+ Đối tượng điều chỉnh: là những
năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí quan
quan hệ xã hội chủ đạo nhất liên
trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới
quan đến lợi ích của mọi giai cấp
đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
trong xã hội.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- Về pháp lí:
học tập
+ Có hiệu lực pháp lí cao nhất
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
từng thành viên, thảo luận và thống nhất đáp
+ Là nền tảng cho các ngành luật
án cho nội dung được phân công tìm hiểu.
khác thuộc hệ thống pháp luật Việt
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các
Nam.
nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Về tổ chức hoạt động của bộ máy
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
nhà nước:
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả + Theo nguyên tắc tập trung dân
thảo luận: chủ.
+ Nhóm 1: + Quyền lực NN là tập trung, thống
 Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lí nhất, không phân chia các quyền
đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm lập pháp, hành pháp, tư pháp.
sự ổn định chính trị, xã hội và chủ 3.2. Hiến pháp năm 1946
quyền của quốc gia, thể hiện bản chất - Bối cảnh ra đời: Ngay sau khi
dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế thành lập Nhà nước Việt Nam Dân
độ. Là đạo luật cơ bản (luật gốc) của chủ Cộng hoà, ngày 9 - 11 - 1946,
nhà nước, hiến pháp có hiệu lực pháp lí tại kì họp thứ hai, Quốc hội khoá l
cao nhất trong hệ thống pháp luật. đã thông qua bản Hiến pháp năm
(Em có biết - Sách chuyên đề trang 56) 1946.
 Hiến pháp: Bộ luật cơ bản của một - Nội dung: gồm Lời nói đầu, 7
nước trong đó xác định tên nước, quốc chương, 70 điều.
kì, quốc ca, thủ đô, thể chế chính trị, tổ  Quy định về chính thể dân chủ
chức bộ máy nhà nước, quyền lợi và cộng hoà; quy định nghĩa vụ và
nghĩa vụ công dân. quyền lợi của công dân; quy định
(Sổ tay thuật ngữ lịch sử phổ thông, Phan cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
Ngọc Liên chủ biên, NXB Giáo dục, Bình gồm các cơ quan Nghị viện nhân
Thuận, 1993, trang 50) dân, Chính phủ, Hội đồng Nhân
 Hiến pháp: Luật lệ căn bản của nhà dân, Ủy ban Hành chính và Toà án.
nước quy định chế độ chính trị, kinh tế, - Ý nghĩa:
xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công + Là sự ghi nhận thành quả của
dân, tổ chức bộ máy nhà nước. cuộc cách mạng tháng Tám năm
(Từ điển tiếng Việt, GS Hoàng Phê chủ biên, 1945, ghi nhận quyền bình đẳng,
Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, Hà Nội, nghĩa vụ công dân và hiến định cơ
2019, trang 552) cấu chính trị của nước Việt Nam
+ Nhóm 2: Dân chủ cộng hòa.
 Hiến pháp năm 1946 thực hiện nhiệm + Là bản hiến pháp đầu tiên trong
vụ cấp bách là xây dựng nền dân chủ lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên
nhân dân. trong lịch sử Việt Nam, hình thức
 Hiến pháp năm 1992 đẩy mạnh công chính thể cộng hoà được xác lập,
cuộc Đổi mới đất nước được Đảng đề nhân dân Việt Nam được đảm bảo
ra từ năm 1986. quyền tự do, dân chủ.

 Hiến pháp năm 2013 ra đời đáp ứng 3.3. Hiến pháp năm 1992
yêu câu hội nhập quốc tế sâu rộng và xu - Là hiến pháp trong thời kì đầu của
thế hợp tác, phát triển của đất nước. tiến trình đổi mới, tạo cơ sở chính
+Nhóm 3: trị - pháp lí quan trọng cho việc

 Điều 12. Nước Cộng hoà xã hội chủ thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt
nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán Nam.
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà - Là bước hoàn thiện chế độ chính
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; trị, chế độ kinh tế, chính sách văn
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ;
chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản
quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, của công dân; củng cố việc tổ chức,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không phân công và phối hợp các nhánh
can thiệp vào công việc nội bộ của quyền lực trong tổ chức bộ máy
nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ nhà nước theo mô hình nhà nước
Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa hướng đến mục tiêu xây dựng một
Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
tin cậy và thành viên có trách nhiệm công bằng, dân chủ, văn minh, phù
trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp 3.4. Hiến pháp năm 2013
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và - Bối cảnh ra đời: được Quốc hội
tiến bộ xã hội trên thế giới. phê chuẩn ngày 28/11/2013.
 Điều 52: Nhà nước xây dựng và hoàn - Nội dung:
thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh + Thể hiện sâu sắc, toàn diện sự
tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị đổi mới đồng bộ về kinh tế và
trường; thực hiện phân công, phân cấp, chính trị.
phân quyền trong quản lí nhà nước; + Là cơ sở chính trị - pháp lí quan
thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc
tính thống nhất của nền kinh tế quốc đổi mới đất nước và hội nhập quốc
dân. tế của Việt Nam.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận - Ý nghĩa:
xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm + Là bản hiến pháp thứ hai của thời
bạn (nếu có). kì đổi mới.
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm + Thể hiện rõ sự tiến bộ về tư
vụ học tập tưởng dân chủ, cơ cấu nhà nước và
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của 3 kĩ thuật lập pháp.
nhóm.  Tư tưởng dân chủ: cơ chế
- GV kết luận, chốt lại kiến thức : dân chủ trực tiếp, dân chủ đại
+ Những điểm chung về bối cảnh ra đời, vị trí, diện.
pháp lí, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà  Cơ cấu nhà nước: quy định
nước. rõ thẩm quyền của các nhánh
+ Những điểm cơ bản của Hiến pháp năm quyền lực trong nhà nước
1946, 1992, 2013. pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
 Kĩ thuật lập hiến: các quy
định được diễn đạt rõ ràng,
minh bạch theo ngôn ngữ
pháp lí.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức căn bản; kĩ năng thực
hành và khả năng vận dụng kiến thức
b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi bài tập 1 – phần Luyện
tập SGK tr.58; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS trả lời điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà
nước các triều đại Lý – Trần, Lê sơ và Nguyễn.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài vào vở: So sánh những điểm giống nhau
và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý – Trần, Lê sơ
và Nguyễn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về nhà nước Việt Nam trước năm 1858 để thực
hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp:
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà
nước các triều đại Lý – Trần, Lê sơ và Nguyễn:
+ Giống: đều cố gắng tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, cấp xã là
cấp thấp nhất và cơ bản nhất, ít nhiều vẫn duy trì được tính tự chủ,...
+ Khác: Đặc điểm của bộ máy nhà nước (thời Lý - Trần: quân chủ quý tộc, thời
Lê sơ: quân chủ quan liêu, thời Nguyễn: quân chủ chuyên chế); ở địa phương, tính
tự trị, tự quản của xã thôn bị thu hẹp dân ở thời Lê sơ và hạn chế ở thời Nguyễn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Củng cố kiến thức căn bản; kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực
tế của HS.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi bài tập 1 – phần
Vận dụng SGK tr.58; HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành
nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Tính chất của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ
; Những giá trị của pháp luật Việt Nam hiện nay kế thừa những giá trị từ hai bộ
luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: Từ nội dung cơ bản
của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, hãy nêu tính chất của hai bộ luật
này. Pháp luật Việt Nam hiện nay có kế thừa những giá trị gì từ hai bộ luật trên?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, vận dụng kiến thức đã
học và sưu tầm thêm thông tin, tài liệu về hai bộ luật Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:
+ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật - Luật Hồng Đức)

 Điểm thứ nhất, là nó có một tiến khá căn bản trong việc coi trọng địa vị của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề
cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy
người vợ có quyền quản lí tài sản của gia đình và họ có quyền thừa kế như
nam giới.
 Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với
phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu:
“Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80
trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể
cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu.”
Điều 680: “Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để
sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình
thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục định. Dù đã
sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục
quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà
không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt”.
 Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng
phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và
lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580). Những
điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà
nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc
sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 9).
 Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo,
thể bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định:
“Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi tàn tật mới bị phát giác thì xử
theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn
bé nhỏ phạm tội thì xử theo luật lúc còn nhỏ”. Quốc Triều Hình Luật còn
thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát
giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều
19: “Phàm ăn trộm tài vật của người sau lại tự thú với người mất của thì
cũng coi như là thú ở cửa quan" Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình
Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng
đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).
 Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho
giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ:
Điều 40: “Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít
người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội.
Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và
miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội” Có thể nói đây là một trong
những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị
của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ
nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn
tại lâu đài trước cả khi có luật.
+ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)

 Tư tưởng nhân đạo trong luật Gia Long thể hiện rõ nhất ở những quy định
mang tính nhân văn như: Chính sách khoan hồng đối với người phạm tội,
bảo vệ người già và trẻ em; giúp đỡ những người tàn tật và cô quả, những
người có hoàn cảnh khó khăn và những người phạm tội tuy chưa bị phát
giác đã đi tự thú. Quyển 3 mục Danh lệ, Điều 21 Lão thiếu phế tật thu phục
(nhận giá chuộc đối với người già, trẻ em, người tàn phế): “Nếu người già
70 tuổi trở lên, trẻ em 15 tuổi trở xuống và người tàn phế (hư mắt, gãy
chân) phạm tội lưu trở xuống cho nhận giá chuộc tội... Người già 80 tuổi trở
lên, trẻ em 10 tuổi trở xuống bệnh nặng, phạm tội giết người thì nghị xử tâu
lên vua chờ quyết định của vua... Người già 90 tuổi trở lên, trẻ em 7 tuổi trở
xuống dù có phạm tội chết cũng không phải chịu hình phạt nào...”. Điều 22
thì viết: “Lúc phạm tội mà chưa già, chưa tàn tật, nhưng khi tội bị phát giác
thì xử theo tội già và tàn tật...“ Quyển 19, mục Hình luật, Điều 10 quy định:
“Những người trên 70 tuổi (xót thương người già), 15 tuổi trở xuống (vì
lòng yêu mến trẻ), tàn phế (thương kẻ tàn phê) nếu có phạm tội thì quan tỉ
không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các chứng cứ mà định
tội”.
 Luật Gia Long có một số điều quy định chú ý phần nào đến quyền lợi và
thân phận người phụ nữ. Pháp luật nghiêm cấm và có những hình phạt đối
với những hành vi lừa gạt để kết hôn. Quyển 7 Hộ luật hôn nhân, Điều 12
Cưỡng chiếm lương gia thê nữ viết rằng: “Cưỡng đoạt vợ con gái nhà lành
bán cho người khác làm thê thiếp, hay đem dâng cho vương phủ, cho nhà
huân công hào thích thì đều bị xử giam chờ thắt cổ“ Hay trong quyển 7 mục
Hộ luật hôn nhân, Điều 15 Xuất thê viết rằng: “Nếu chồng bỏ vợ đi biệt 3
năm, trong thời gian ấy không báo quan biết, rồi bỏ đi thì phạt 80 trượng, tự
ý cải giá thì phạt 100 trượng” Như vậy người đàn ông mới có ý thức trách
nhiệm với người phụ nữ hơn, quan tâm đến gia đình mình hơn.
 Người Việt Nam luôn đề cao và bảo vệ giá trị đạo đức tốt đẹp của con
người, như lòng nhân ái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, tình nghĩa
vợ chồng... Những tiêu chuẩn đạo đức đó đều được ghi nhận và đề cao
trong Luật Gia Long. Tất cả những di phạm tội thập ác đều phải chịu hình
phạt nặng nhất. Đề cao lòng hiếu thảo, quyển 9 mục Lễ luật, Điều 17 Khí
thân chi nhiệm quy định: “Tuổi già có bệnh ắt đợi cháu con về phụng dưỡng
để sau yên phần. Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80
tuổi mà lại bị bệnh nặng, trong nhà không có ai thay mình chăm sóc, mà
không chịu về hầu hạ, tham phú quý vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha
mẹ, tội này khép vào tội bỏ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi
cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV kết thúc tiết tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
Hiểu biết những nội dung cơ bản của các bộ luật cổ: Quốc triều hình luật, Hoàng
Việt luật lệ.
+ Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Những điểm chung và nội dung cơ bản của các bản hiến pháp năm 1946, 1992
và 2013. Những điểm mới của bản Hiến pháp năm 2013.
- Hoàn thành câu hỏi bài tập 2, 3 - phần Luyện tập và câu hỏi bài tập 2 – phần Vận
dụng SGK tr.51.

You might also like