You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ CÂU HỎI

LỚP: CLC-QTL 44 A, CLC-QTL 44 B, AUF 44, QTL 44A

Tuần từ ngày 17/2-23/2


Chương III. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê
(Từ 939-1009)
1. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên đọc tài liệu như sau:
Chương III. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê của
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 3 Phần II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Chương 3. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai
đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê (từ 939-1009)

2. Nội dung câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được duy trì trên nền
tảng:
a. Ý thức hệ Nho giáo
b. Tuyển dụng quan lại bằng khoa cử
c. Nền hành chính - quân sự
d. Quý tộc thân vương
2. Trong tổ chức chính quyền quân quản với nền hành chính quân sự, chức năng
quan trọng nhất của nhà nước là:
a. Tiến hành chiến tranh xâm lược
b. Tăng cường bóc lột kinh tế
c. Tăng cường hoạt động lập pháp
d. Trấn áp, cưỡng chế
B. Nhận định
1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền
Lê.
2. Khoa cử là cách thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Ngô –
Đinh – Tiền Lê.
3. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ hạn
chế.
4. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có tính quý tộc – thân vương.
C. Tự luận
Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ CÂU HỎI
LỚP: CLC 44A, CLC 44B, CLC 44E, QTL 44 A, QTL 44B
Tuần từ ngày 17/2-23/2

CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ


Bài 2. Pháp luật chiếm hữu nô lệ
1. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên đọc các tài liệu như sau:
- Bộ luật Hammurapi
- Chương II. Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại và Chương III. Nhà nước
và pháp luật phương Tây cổ đại của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam.
- Chuyên đề 1. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ (Phần B. Pháp luật chiếm
hữu nô lệ) của Đề cương chi tiết môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật (cho CTĐB).
- Phần pháp luật trong Chương 1. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương
Đông và Chương 2. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Tây của Đề cương
chi tiết môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy
Xem Video ghi hình powerpoint: Chương 2. Pháp luật phương Đông cổ đại và
Chương 4. Pháp luật phương Tây cổ đại
2. Câu hỏi ôn tập
A. Trắc nghiệm
1. Hình phạt trong pháp luật phương Đông cổ đại :
A. Mang tính hà khắc, dã man
B. Được áp dụng ngang bằng cho các giai cấp khác nhau trong xã hội
C. Mang tính nhân đạo
D. Không áp dụng với phụ nữ và trẻ em
2. Bộ Luật 12 bảng ra đời là kết quả sự đấu tranh của
A. Dân tự do La Mã đối với quý tộc La Mã
B. Nô lệ đối với quý tộc La Mã
C. Quý tộc thị tộc đối với quý tộc công thương nghiệp
D. Bình dân Plebs đối với quý tộc La Mã
B. Nhận định
1. Bộ luật Hammurapi của Lưỡng Hà thừa nhận sự bình đẳng trong xã hội thông
qua nguyên tắc “đồng thái phục thù” .
2. Mệnh lệnh/ chiếu chỉ/ quyết định của hoàng đế La Mã là một trong những
nguồn luật của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi.
3. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà nước chiếm
hữu nô lệ Trung Quốc.
C. Tự luận
Giải thích vì sao pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi rất phát triển trong
lĩnh vực dân sự?

You might also like