You are on page 1of 3

Họ tên: Bùi Thị Khánh Ly

Mã sinh viên: 20030850


Lớp: K65 Lịch Sử (QH – 2020 – X)
Học phần: Phương pháp luận sử học (HIS1150)
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài: Bàn về vai trò của sử liệu trong nghiên cứu lịch sử, nhà sử học Topolski
viết: “Sử liệu là tài sản quý giá nhất của nhà sử học. Không có sử liệu, không có
nhà sử học”. Anh/Chị hãy phân tích ý kiến trên.
Bài làm
Lịch sử là dòng chảy liên tục trên dòng thời gian định hướng từ quá khứ đến
hiện tại kéo dài đến tương lai, khoa học lịch sử có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu
những hoạt động này. Tuy nhiên các sự kiện lịch sử thì đều đến từ quá khứ, vì vậy
các nhà sử học không thể quan sát một cách trực tiếp. Nhà sử học không thể dùng
thí nghiệm hay thực nghiệm như các nhà sinh học, mà phải nghiên cứu từ những sử
liệu, cũng như nhà sử học Topolski đã viết: “Sử liệu là tài sản quý giá nhất của nhà
sử học. Không có sử liệu, không có nhà sử học”. Thực vậy, để phục dựng lại một
bức tranh lịch sử thì cần phải có sử liệu, nếu không có nguồn sử liệu về một sự kiện
thì cũng không thể nào phục dựng được sự kiện đó một cách đầy đủ và chính xác
được. Nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là một căn nhà thì các nguồn sử
liệu chính là móng nhà mà người ta phải có để có thể xây dựng nên căn nhà ấy.
Trước khi nói về vai trò của sử liệu trong nghiên cứu, ta cần phải hiểu sử liệu
là gì, và cho tới nay các nhà sử học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về sử liệu.
Nhà sử học Langloas cho rằng sử liệu là “những dấu vết do tư tưởng và hoạt động
của con người từ quá khứ để lại, nó bao gồm tư duy, nhận thức, hành động của con
người được để lại từ quá khứ”. Trường phái sử học Ba Lan, đại biểu là
Koslatskowsky cho rằng sử liệu là “dấu vết còn lại sau một sự kiện lịch sử phục vụ
cho việc nhận thức lịch sử và khôi phục sự kiện lịch sử”. Còn nhà sử học Topolski
thì đưa ra quan điểm “sử liệu là mọi thông tin về đời sống của con người trong quá
khứ cùng với kênh thông tin”. Nhìn chung, nhận xét của nhà sử học Langloas và
Koslatskowsky chỉ đề cập đến yếu tố dấu vết hoặc sản phẩm hoạt động của con
người để lại từ quá khứ mà không đề cập đến yếu tố tự nhiên và môi trường sống
của con người. Còn về định nghĩa của nhà sử học Topolski không chỉ nói đến dấu
vết, đến hoạt động và tư tưởng của con người trong qúa khứ mà còn có thể khai thác
những thông tin về đời sống của con người qua các yếu tố tự nhiên. Từ các khái
nghiệm trên có thể hiểu một cách khái quát rằng sử liệu là mọi thông tin về quá khứ
về thế giới tự nhiên, xã hội, hoàn cảnh sống, phong tục tập quán được biết đến nhờ
cách phương tiện như văn bản, âm thanh, hiện vật. Bên cạnh đó cũng có những sử
liệu không do con người tạo ra, ví dụ như di chỉ của khảo cổ về hệ sinh thái tự nhiên,
mà dựa vào đó có thể biết được về môi trường, đời sống sinh hoạt, sự phát triển của
con người tại thời điểm đó. Vì vậy, muốn đi tìm và khẳng định cái đã xảy ra trên
thực tế, nói cách khác là muốn tiến hành hoạt động nghiên cứu của con người về các
vấn đề trong lịch sử đòi hỏi phải có sử liệu, phải dựa trên cơ sở các nguồn sử liệu
chân thực, có độ tin cậy cao.
Sử liệu đóng vai trò liên kết giữa sự kiện lịch sử và nhà sử học, để từ đó các
nhà sử học có thể phỏng đoán về những biến cố, sự kiện lịch sử đã diễn ra. Nó góp
phần mô tả lại các sự kiện, quá trình lịch sử qua các thông tin lịch sử đã được xác
định. Giữa nhà sử học và lịch sử luôn có một rào cản, đó là bởi nhà sử học không
thể quan sát trực tiếp hiện thực lịch sử vì hiện thực là một cái đã qua, nhà sử học
cũng không thể làm lại lịch sử vì lịch sử là một thực tế xảy ra một lần và không lặp
lại. Nhà sử học chỉ có nhận thức lịch sử dựa trên những dấu vể của lịch sử để lại
trong các nguồn sử liệu, vì vậy, sử liệu là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên
cứu lịch sử.
Sử liệu chính là nền tảng của quá trình nghiên cứu, muốn nghiên cứu về một
vấn đề, một quá trình lịch sử ta cần có sử liệu về quá trình ấy, nếu nguồn sử liệu
không tồn tại thì cũng sẽ không thể nghiên cứu. Sử liệu là cơ sở để xem xét đánh
giá, nhận thức, khôi phục sự kiện lịch sử. Với chức năng nhận thức luận: sử liệu
là một bộ phận của sự kiện lịch sử mà nó phản ánh, chứa đựng những phần mà nó
tham gia, là cái còn lại của sự kiện lịch sử, là tiền đề để nhận thức quá trình lịch
sử, sự kiện lịch sử và các quy luật của lịch sử. Ví dụ để nghiên cứu về nước Phù
Nam cổ thì đều phải dựa trên các nguồn sử liệu viết về quốc gia này chứ không
thể nghiên cứu trực tiếp đối tượng vào thời điểm nó tồn tại, tức là cách đây tới
gần 2000 năm. Từ đây cho thấy vai trò của sử liệu trong nghiên cứu: sử liệu là cơ
sở để xem xét đánh giá, nhận thức, khôi phục sự kiện lịch sử.
Sử liệu là một bộ phận của sự kiện lịch sử mà nó phản ánh, chứa đựng
những phần mà nó tham gia, là cái còn lại của sự kiện lịch sử, là tiền đề để nhận
thức quá trình lịch sử, sự kiện lịch sử và các quy luật của lịch sử. Sự liệu còn phản
ánh trực tiếp hoặc gián tiếp sự kiện lịch sử, đó chính là bản chất của sử liệu.
Những thông tin từ nguồn sử liệu có thể trực tiếp phản ánh hiện thực lịch sử, quá
trình lịch sử, các sự kiện lịch sử mà không qua một kênh, một khâu trung gian
nào, ví dụ có những sử liệu được bảo mật tại Hội nghị bộ chính trị vê mở chiến
dịch Thu - Đông năm 1950…
Vai trò của sử liệu còn thể hiện qua vị trí của nó trong hệ thống nhận thức
lịch sử đó là: Sự kiện lịch sử luôn được phản ánh trong sử liệu thông qua tác giả.
Sự kiện sử học là hình ảnh của sự kiện lịch sử do nhà sử học tạo nên dựa trên cơ
sở sử liệu. Sử liệu phản ánh về sự kiện lịch sử thông qua lăng kính của nhà sử
học. Dựa trên cơ sở về khái niệm, chức năng, tính chất có thể thấy, vai trò sự liệu
là rất to lớn. Sử liệu là cơ sở, điều kiện cũng như tiền đề cho mọi quá trình nhận
thức lịch sử. Nghiên cứu lịch sử mục đích chính là nhằm tìm ra qui luật phát triển,
con đường đi lên của lịch sử xã hội, đúc rút những bài học, những kinh nghiệm hữu
ích cho hoạt động thực tiễn trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà người ta ví
“lịch sử là ngọn đuốc soi đường đưa ta đến tương lai”.
Lịch sử không có nghĩa là dấu chấm hết cho một quá trình, vì vậy sử liệu sinh
ra để nối tiếp quá trình lịch sử, dựa vào sử liệu để nối tiếp quá trình phát triển của
con người. Thông qua sử liệu, cho phép phát hiện ra khả năng tiềm tàng của các sự
kiện hiện tượng của lịch sử bằng việc phát hiện ra các quy luật vận động và lôgíc phát
triển nội tại của chúng để rồi từ đó sẽ đúc kết được xu hướng vận động phát triển của
một sự vật, sự việc của lịch sử trong tương lai. Sử liệu tồn tại một cách khách quan
đồng thời cũng là yếu tố tham gia quá trình vận động phát triển của con người. Tóm
lại, sử liệu đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục lại bức tranh chân thực của
lịch sử, phác họa một cách sinh động phong phú những sự kiện lịch sử. Sử liệu
lịch sử là nguồn thông tin chính xác, là chứng cứ tin cậy phục vụ cho quá trình
nghiên cứu lịch sử.

You might also like