You are on page 1of 10

3. Tạo biểu tượng lịch sử.

Tóm tắt:
Lời đẫn:
Ăngghen viết : « Trong toàn bộ lĩnh vực khoa học, trong tự nhiên cũng như trong lịch
sử, chúng ta phải xuất phát từ những sự việc đã có >>

a. Biểu tượng lịch sử:


Biểu tượng lịch sử là hình ảnh của những sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh
trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất.

Tạo biểu tượng phải dựa trên sự kiện lịch sử cụ thể.

Mục đích của taoh biểu tượng lịch sử trong học tập:

- Tái tạo hình ảnh của những sự kiện xảy ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội
- Tạo nên sự nhận thức cụ thể về thời gian
- Xác định không gian

b. Phân loại biểu tượng lịch sử


- Biểu tượng về hoàn cảnh địa lí.
- Biểu tượng về nền văn hóa vật chất
- Biểu tượng về nhân vật chính diện cũng như phản diện, những đại biểu điển
hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiệt xuất.
- Biểu tượng về những biến cố, những nhân vật lịch sử cụ thể
- Biểu tượng rất ít cụ thể, giàu tính chất khái quát, trừu tượng, về những quan hệ
xã hội của con người

Những biểu tượng lịch sử nêu trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tạo thành một hệ thống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử.

c. Biện pháp tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh:


Thứ nhất, cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử.

Thứ hai, xác định địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử.
Thứ ba, sử dụng tài liệu, hiện vật để tạo cho học sinh biểu tượng cụ thủ đời sống
của con người qua các thời đại khác nhau.

Thứ tư, sử dụng số liệu để tạo biểu tượng cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng
lịch sử.

Thứ năm, sử dụng tài liệu văn học là biện pháp có hiệu quả cao trong việc cụ thể
hóa sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử.

Thứ sáu, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương là biện pháp quan trọng của việc cụ
thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc gồm 2 loại:

+ Loại thứ nhất xảy ra ở địa phương, nhưng có liên quan đến các sự kiện chung
của lịch sử dân tộc được quy định trong chương trình, sách giáo khoa.

+. Loại thứ hai là tài liệu lịch sử địa phương chỉ giới hạn trong phạm vì những
sự kiện của lịch sử địa phương

Thứ bảy, sử dụng tài liệu về tiểu sử các nhân vật lịch sử.

Thứ tám, hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử nhằm giúp cho học sinh dễ tiếp thu
nội dung, bản chất của hiện tượng.

Câu hỏi điền từ:


1. Ăngghen viết : « Trong toàn bộ lĩnh vực khoa học, trong tự nhiên cũng như
trong lịch sử, chúng ta phải xuất phát từ những sự việc đã có >>
2. Tạo biểu tượng phải dựa trên sự kiện lịch sử cụ thể.
3. Những biểu tượng lịch sử không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tạo thành một hệ thtống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử.
4. Sử dụng tài liệu văn học là biện pháp có hiệu quả cao trong việc cụ thể hóa sự
kiện để tạo biểu tượng lịch sử.
5. Tài liệu lịch sử địa phương chỉ giới hạn trong phạm vì những sự kiện của lịch
sử địa phương

Đầy đủ:
1. Biểu tượng lịch sử:
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh của những sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh
trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Nhờ có biểu trọng, học
sinh hình dung được rõ nét bức tranh muôn màu muôn vẻ của quá khứ. Nếu không
hình dung được quá khứ thì không thể học tập lịch sử chính xác được.

Tạo biểu tượng phải dựa trên sự kiện lịch sử cụ thể.

Mục đích của taoh biểu tượng lịch sử trong học tập:

- Tái tạo hình ảnh của những sự kiện xảy ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội
- Tạo nên sự nhận thức cụ thể về thời gian
- Xác định không gian

2. Phân loại biểu tượng lịch sử


– Biểu tượng về hoàn cảnh địa lí. Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một
không gian nhất định. Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, như
chiến trường châu u trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 , 1945), hoặc diễn ra ở
phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy, tạo
biểu tượng về hoàn cảnh địa lí nơi xảy ra sự kiện là yêu cầu trong dạy học lịch sử để
xác định không gian lịch sử.

- Biểu tượng về nền văn hóa vật chất. Đó là những hình ảnh về những thành tựu của
loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải
vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Ví dụ, khi nói đến Kim tự
tháp Ai Cập, không thể không tạo cho học sinh hình ảnh về sự hùng vĩ của công trình
vĩ đại này, tinh thần lao động sáng tạo và trình độ kiến trúc điêu luyện của các nhà
khoa học thời kì cổ đại cũng như sự hi sinh đổ máu của hàng chục vạn người để xây
dựng nên.

- Biểu tượng về nhân vật chính diện cũng như phản diện, những đại biểu điển hình của
một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiệt xuất.

- Gồm những biểu tượng khái quát tổng hợp về những đại diện điển hình của các giai
cấp xã hội (như nô lệ, chủ nó, quý tộc, lữ bản, nông dân, công nhân...). Loại biểu
tượng này lại ít cụ thể hơn, chủ yếu là nêu những đặc điểm điển hình, tiêu biểu của
giai cấp, tầng lớp xã hội mà giai cấp ấy đại diện. Qua hình tượng Bạch Thái Bưởi, học
sinh hình dung được giai cấp tư sản dân tộc Việt nam thời Pháp thuộc. Phương pháp
chủ yếu để tạo loại biểu tượng này là trình bày miệng có hình ảnh, sinh động của giáo
viên kết hợp với việc dùng đồ dùng trực quan và việc phân tích tổng hợp của học sinh
dưới sự hướng dẫn của thầy.

- Gồm những biểu tượng về những biến cố, những nhân vật lịch sử cụ thể như biểu
tượng về cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpác-ta-cút lãnh đạo, biểu tượng về lãnh tụ Lê-
nin... Loại biểu tượng này phản ánh hiện tượng lịch sử ít chi tiết hơn, song cũng cần
cụ thể, đầy đủ, cho nên phải dùng đồ dùng trực quan (tranh ảnh để mô tả toàn bộ với
những nét cơ bản, điển hình). Loại biểu tượng này có tác động đến tình cảm của học
sinh, góp phần giáo dục tư tưởng rất tốt (như khi nếu các gương chiến đấu, hy sinh,
đạo đức của các anh hùng trong lịch sử), cho nên lời nói của giáo viên phải gợi cảm.

- Gồm những biểu tượng về những hiện tượng lịch sử điển hình của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa của xã hội, như việc hái lượm, săn bắn thời cổ đại, sản xuất thủ công
nghiệp, công trường thủ công, trong các xí nghiệp hiện đại, Phương pháp tạo biểu
tượng loại này gần với phương pháp tạo điều tượng loại thứ ba.

- là loại biểu tượng rất ít cụ thể, giàu tính chất khái quát, trừu tượng, về những quan hệ
xã hội của con người (như biểu tượng về địa chủ bóc lột nông dân, biểu tượng về hợp
tác xã hội chủ nghĩa. v.vt), trước hết là những quan hệ trong sản xuất. Thuộc loại này
còn có những biểu tượng về thời gian, về không gian. Loại biểu tượng này rất gần với
khái niệm, do đó phải cụ thể hóa bằng biểu đồ, đồ thị, địa đồ, sơ đồ..., bằng lời giải
thích của giáo viên.

Những biểu tượng lịch sử nêu trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết
với nhau, tạo thành một hệ thống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử. Ví như, khi nói về
phong trào nông dân Yên Thế, học sinh phải có đầy đủ biểu tượng về thời gian tồn tại
của phong trào, về núi rừng Yên Thế với những địa danh Phồn Xương, Hố Chuối, về
“con hùm xám” Hoàng Hoa Thám...

3. Biện pháp tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh:


Thứ nhất, cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Xác định về thời gian là một
đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh hiểu
chính xác hơn tính chất và ý nghĩa của sự kiện. Có nhiều cách xác định thời gian của
sự kiện như xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử mà không
cần phải chính xác cụ thể ngày, tháng, năm nào. Ví như, không thể xác định chính xác
thời gian xảy ra hiện tượng chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, nhưng có thể hiểu thời điểm ấy là “vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. Trong
trường hợp một sự kiện lịch sử đã được xác định chính xác ngày, tháng, năm, song có
nhiều lúc chúng ta vẫn có thể cho học sinh biểu tượng về khoảng cách thời gian của sự
kiện. Ví như, có thể nói “cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII” thay cho “cuộc
Cách mạng Pháp 1789”; điều chủ yếu là nêu rõ cuộc cách mạng này có ý nghĩa to lớn
không chỉ ở nước Pháp mà còn toàn châu u lúc bấy giờ... Tuy nhiên, việc xác định
chính xác niên đại của một biến cố quan trọng là điều hết sức cần thiết trong dạy học
lịch sử. Ví dụ, ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước mấy chục vạn
người tham gia cuộc mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn Độc lập”,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Để việc ghi nhớ niên đại được dễ dàng, chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp sư
phạm. Ví như, nêu đặc trưng của thời điểm xảy ra sự kiện thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam thì nhấn mạnh đó là ngày sau Tết Nguyên đán 1930. Hoặc học sinh nhớ một
sự kiện sẽ nhớ các sự kiện khác nếu thêm một khoảng cách thời gian. Ví như, Cách
mạng công nghiệp Anh diễn ra khoảng 100 năm sau Cách mạng tư sản Anh. Ở Anh
bắt đầu tiến hành cách mạng công nghiệp, thì ở Bắc Mĩ diễn ra cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân các thuộc địa của Anh và sau đó khoảng 10 năm, ở Pháp bùng
nổ cách mạng tư sản... Nắm được logic của thời gian xảy ra các sự kiện, khi nhớ được
một sự kiện, học sinh sẽ nhớ lại được niên đại của nhiều sự kiện khác...

Đối với học sinh trung học phổ thông, việc xác định thời gian của sự kiện Còn có ý
nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức về phân kì lịch sử, với việc nhận thức những
sự kiện đương đại và đồng đại. Điều này góp phần hình thành học sinh tư duy lịch sử
và quan điểm khoa học về sự phát triển lịch sử theo các hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau.
Thứ hai, xác định địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử, Bất cứ biến cố lịch sử nào
cũng xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Không xác định thời gian, không
gian, sự kiện sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nội dung thực tế, không phản ánh được hiện
thực khách quan trong nhận thức của chúng ta. Không gian có tác dụng nhất định đến
diễn biến cụ thể của sự kiện xảy ra. Thông thường khi tạo biểu tượng về không gian
trong dạy học lịch sử, giáo viên sử dụng các đồ dùng trực quan quy ước bản đồ, lược
đồ...), tranh ảnh minh họa, hiện vật khảo cổ, kèm theo lời nói của giáo viên và học
sinh. Ví như, khi giới thiệu - sinh về vị trí địa lí các nước Đông Nam Á, giáo viên vừa
chỉ bản đồ để xác vị trí của từng nước, vừa giới thiệu cho các em điều kiện tự nhiên
cũng như trình hình thành dân tộc của từng nước trong khu vực.

Thứ ba, sử dụng tài liệu, hiện vật để tạo cho học sinh biểu tượng cụ thủ đời
sống của con người qua các thời đại khác nhau. Điều này tránh cho học sinh rơi vào
việc hình dung lịch sử một cách công thức. Ví dụ, học sinh không thể chỉ nói chung
chung rằng “đời sống nhân dân lao động rất khổ cực”, còn “giai cấp thống trị tàn ác,
xa xỉ, ăn chơi vô độ...” mà phải tạo biểu tượng cụ thể về quá khứ của các thời đại, chế
độ xã hội khác nhau, biểu hiện ở tổ chức bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội, công cụ
lao động, dụng cụ sinh hoạt, kĩ thuật sản xuất... Những tài liệu cụ thể và những dấu vết
quá khứ giúp cho học sinh có biểu tượng sâu sắc về từng thời đại, chế độ xã hội... Ví
dụ, để học sinh có biểu tượng đúng về đời sống của người Việt cổ, giáo viên cần giới
thiệu cho các em những hình khắc trên trống đồng, học sinh sẽ có biểu tượng cụ thể về
đời sống vật chất giản dị trong cách thức ăn, ở, mặc cũng như đời sống tinh thần
phong phú, ưa chuộng lễ hội, múa hát của người Việt cổ...

Thứ tư, sử dụng số liệu để tạo biểu tượng cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng
lịch sử. Ở đây, số liệu không làm cho bài học lịch sử trở thành khô khan nặng nề mà
trái lại làm cho nó sinh động và dễ hiểu hơn. Ví như, khi nói về thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng các số liệu như sau: “... Như vậy, 9
nước với tổng số dân 320.657.000 người và với diện tích 11.497.600km bóc lột các
nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với SỐ dân 560.193.000 người và với diện tích
55.637.000km2. Toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ các
chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc
địa”.

Số liệu dùng trong dạy học lịch sử phải đảm bảo tính chính xác và chọn lọ cho phù
hợp với từng đối tượng, có tính tiêu biểu và gợi cảm. Ví dụ: khi nói đến sự ăn chơi Vô
độ dẫn đến tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp trước
Cách mạng tư sản 1789, có thể đưa số liệu sau: “Chuồng ngựa của nhà vua có tới
1857 con, với 1400 người giữ ngựa. Ở các tỉnh còn dự trữ 1200 ngưa nữa. Mỗi khi
vua ra ngoài, có đến 217 bộ hạ theo hầu...”. Việc sử dụng số liệu phải kèm theo sự giải
thích cần thiết về thời điểm. Ví như: nếu chỉ nói thuế thân dưới thời Pháp thuộc rất
nặng, mỗi người dân ở Trung kì phải đóng 2,5 đồng thì học sinh không thể nhận thức
được mức thuế nặng nề như thế nào (đối với các em hiện nay số tiền đó không đáng
kể); song nếu nói rõ lúc bấy giờ số tiền ấy có thể mua được trên 100kg gạo thì các em
mới biết được thuế má lúc ấy nặng đến mức nào (tương đương hiện nay khoảng
800.000 đồng)

Trong dạy học lịch sử, số liệu cụ thể được sử dụng ở hầu hết các dạng bài. Đối với các
bài về chiến tranh, khởi nghĩa, chiến dịch, số liệu thường được sử dụng để so sánh lực
lượng kết quả và ý nghĩa các sự kiện. Ví dụ, khi nói về kết quả của chiến dịch Biên
giới, giáo viên dẫn các số liệu: ta đã tiêu diệt 115.000 tên địch (trong đó có 2 đại tá, 91
sĩ quan, 200 hạ sĩ quan), thu 11 đại bác, 3.000 súng các loại, 60 xe vận tải, 500 tấn đạn
dược... Chính số liệu đó giúp học sinh nhận thức được ngay rằng: đây là thắng lợi lớn
nhất của nhân dân ta từ khi kháng chiến toàn quốc bắt đầu, đã tiêu diệt một bộ phận
lớn sinh lực của địch để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Đối với các bài học về
kinh tế, số liệu dùng để so sánh hay khẳng định tốc độ phát triển kinh tế trong một giai
đoạn lịch sử. Ví dụ, số liệu dùng để so sánh tốc độ phát triển không đều giữa các đế
quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX...

Thứ năm, sử dụng tài liệu văn học là biện pháp có hiệu quả cao trong việc cụ
thể hóa sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử. Ví dụ, hình tượng chị Dậu trong “Tắt đèn”
giúp cho học sinh có biểu tượng chân thực về đời sống người nông dân Việt Nam thời
Pháp thuộc. Ở đây, cần chú ý đến hình tượng văn học được nhà văn sáng tạo, hư cấu
trên cơ sở chất liệu cuộc sống, phản ánh được hiện thực, giúp cho học sinh cụ thể hóa
trong việc tạo biểu tượng. Song nhân vật trong sáng tác văn học không phải là nhân
vật có thật trong lịch sử mà hư cấu, được tác giả tạo nên. Song nhân vật, hiện tượng,
chi tiết được miêu tả trong tác phẩm văn học đều dựa trên cơ sở hiện thực, phản ánh
sự thật, mang tính điển hình. Hiểu đúng đắn việc sử dụng tác phẩm văn học trong dạy
học lịch sử tránh cho học sinh có những nhận thức không chính xác về lịch sử, dễ đi
đến chỗ xuyên tạc, làm sai lệch tính khách quan khoa học lịch sử, cần hướng dẫn học
sinh phân tích nội dung hiện thực của tài liệu văn học, để tìm thấy giá trị thực nhằm
phục vụ cho nhận thức lịch sử khách quan được tốt hơn.

Thứ sáu, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương là biện pháp quan trọng của việc
cụ thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc, làm cho các em hội được dễ
dàng những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khoa học, tạo được những
biểu tượng rõ ràng, có hình ảnh. Việc sử dụng ... lịch sử địa phương giúp cho học sinh
“trực quan sinh động” quá khứ lich .. tộc. Nó làm cho quá khứ lịch sử xích gần lại với
nhận thức của học sinh, dr. như biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết
cụ thể, sâu sắc về Sống hiện thực ngày nay, gắn các em vào đời sống xã hội. Thông
thường có - loại tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Loại thứ nhất xảy ra ở địa phương, nhưng có liên quan đến các sự
kiện chung của lịch sử dân tộc được quy định trong chương trình, sách giáo khoa. Ví
dụ, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa phương hoặc phong trào phá
kho thóc Nhật trong Cách mạng tháng Tám... được đưa vào chương trình lịch sử dân
tộc. Loại thứ hai là tài liệu lịch sử địa phương chỉ giới hạn trong phạm vì những sự
kiện của lịch sử địa phương, không quy định trong chương trình sách giáo khoa lịch
sử dân tộc.

Thứ bảy, sử dụng tài liệu về tiểu sử các nhân vật lịch sử. Mỗi bài học lịch sử
đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật
chính diện lẫn phản diện. Lịch sử là do con người sáng tạo ra. Vì vậy không thể có
được lịch sử mà thiếu yếu tố con người. Mặt khác, sự hoạt động của các nhân vật lịch
sử phản ánh ở mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân. Vì
vậy tài liệu về tiểu sử của nhân vật có tác dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử. Ví
dụ, cuộc đời và hoạt động cách mạng - Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với lịch sử dân tộc
từ đầu thế kỉ XX trở đi. Các liệu về tiểu sử của Người giúp học sinh cụ thể hóa một số
sự kiện cơ bản " sử dân tộc, như việc Bác ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu và truyen
9 nghĩa Mác - Lênin, sáng lập và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam là Cách mạng
tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ...

Việc sử dụng tài liệu tiểu sử của nhân vật lịch sử được tiến hành bằng nhiều cách. Đối
với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với một nhân vật lịch sử thì phải
khắc họa cho học sinh những nét tiểu sử quan trọng của nhân vật đó, giúp học sinh
hiểu rõ hơn nội dung của bài. Ví như, khi dạy học bài “Thống nhất nước Đức”, để học
sinh hiểu rõ hơn quá trình thống nhất đó được diễn ra từ trên xuống” bằng bạo lực
phản cách mạng, giáo viên cần hướng dẫn các em nắm một đôi điều về con người
Bixmac: “Đó là một con người độc đoán, với bản tính cương quyết lại thông minh và
xảo quyệt, Bixmac là một nhà chính trị rất khôn khéo”. Y là địa chỉ quý tộc người
Phổ, thuộc phải quân chủ nên rất căm ghét công nhân. Người cao lớn, tính tình bướng
bỉnh, tàn nhẫn với nông dân, có đầu óc thực tiễn và kiên nhẫn, dùng mọi thủ đoạn để
đạt được mục đích đề ra. Năm 1862, Bixmac tuyên bố trước nghị viện: “Những vấn đề
lớn của một thời đại không thể giải quyết được bằng những bài diễn văn hoặc bằng
cách biểu quyết theo đa số, mà phải bằng sắt và bằng máu”.

Có trường hợp không cần thiết trình bày toàn bộ tiểu sử của nhân vật mà chỉ cần nêu
đặc trưng, tính cách của nhân vật đó. Ví dụ: khi nói về Rôbexpie là “con người không
thể mua chuộc được”, hay khi nói về Chie, Mác viết: “Chie, Con người bé nhỏ quái dị
đó đã làm cho giai cấp tư sản Pháp say mê non nửa | thế kỷ nay, bởi vì hắn đại diện
cho cái tư tưởng hoàn bị nhất của chính ngay sự thủ bại giai cấp của bọn tư sản đó...
Với cánh tay bé nhỏ của một thằng lùn, hắn ta Thường thích giơ lên trước mặt châu u
thanh gươm của Napôlêông”.

Thứ tám, hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử nhằm giúp cho học sinh dễ HP
thu nội dung, bản chất của hiện tượng. Đối với những hiện tượng hay mối quan hệ
giữa các vấn đề phức tạp mà học sinh cần nắm vững, nếu chỉ giải thích lí luận thì các
em sẽ không có biểu tượng cụ thể; vì vậy phải “hình tượng hóa” hiện tượng đó. Ví dụ,
để cụ thể hóa mâu thuẫn giữa các nước đế quốc 4 gia trong việc tranh giành nhau
thuộc địa, V.I. Lênin đã ví Đức như con hổ đói đến bàn tiệc chậm. Khi nói về mối
quan hệ giữa thuộc địa và chính quốc mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc với cách mạng vô sản ở Chính quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng:
“Chủ nghĩa tư bản là con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và
một Các bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu ta muốn giết con vật ấy Phải đồng
thời cắt cả hai cái vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vài thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút
máu giai cấp vô sản, con vật ấy vẫn tiếp tục sống cái vòi và bị cắt đứt sẽ mọc ra”. Để
diễn tả mối quan hệ bất bình đẳng giữa Phổ và các bang khác trong đế quốc Đức vào
cuối thế kỉ XIX, người ta nêu hình, Về sự liên minh của một con dã thú (ám chỉ Phố)
với 6 con cáo, 20 con .. chuột nhất (chỉ các bang khác)”.

Cách nêu hình tượng như trên giúp cho học sinh có biểu tượng khá cụ thể Về một vấn
đề phức tạp mà nếu bằng lí luận, diễn giảng sẽ làm cho bài học khô khan, hiệu quả giờ
học không thể cao được.

Việc cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử cụ thể sinh động để biểu tượng là
bước đầu quan trọng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông Nó là những điều
kiện cơ bản để hình thành khái niệm lịch sử.

You might also like