You are on page 1of 12

TỔNG QUAN VỀ MYANMAR

1. Tên đầy đủ
Cộng hòa Liên bang Myanmar(The Union of Myanmar).
2. Vị trí địa lý
Myanmar thuộc khu vực Đông Nam Á. Có biên giới giáp với Bangladesh, Ấn Độ phía tây
bắc; giáp Trung Quốc phía đông bắc; giáp với Lào và Thái Lan phía đông nam. Myanmar có
đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman phía tây nam và phía nam.
3. Diện tích
676.578 km² đứng thứ 39 thế giới
4. Địa hình
Vùng ven biển và trung tâm Myanmar chủ yếu là đồng bằng. Phía Tây, phía Bắc và phía
Đông là các dãy núi cao Bago, Rakhine và cao nguyên Shan, chạy từ dãy Hymalaya xuống
vùng trung tâm.
5. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 3 mùa chính trong năm, gồm màu hè từ tháng 2
đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và còn lại là mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau.
6. Thủ đô
Naypyidaw
7. Ngày quốc khánh
04/01/1948
8. Thể chế chính trị
Nhà nước đơn nhất, Cộng hòa đại nghị.
9. Hành chính
Chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Vùng hành chính lớn nhất là Bamar. Các vùng
hành chính được chia nhỏ theo thứ tự bang, thành phố, khu vực và các làng. Đối với khu
vực thành phố lớn, đơn vị nhỏ hơn phân thành quận.
10. Đơn vị tiền tệ
Kyat (MMK).
11. Ngôn ngữ
Tiếng Myanmar
12. Dân tộc
68% người Miến
9% người Shan
7% người Karen
4% người Rakhine
2% người Mon
10% dân tộc khác.
13. tôn giáo
Phật giáo Nam tông 87,9%
Cơ Đốc giáo 6,2%
Hồi giáo 4,3%
Khác 1,6%
14. Dân số
51,486,253 người.
15. Sân bay
Gồm có sân bay quốc tế Yangon và 25 sân bay lớn nhỏ khác.
16. Các thành phố lớn
Naypyidaw, Yangon.
17. các món ăn nổi tiếng
Cơm người Shan, Salad lá trà, cà ri Myanmar, mỳ Nan Gyi Thohk, mỳ Shan đậu phụ, trà
bánh Myanmar, đồ ngọt ăn nhẹ của Myanmar và các món chiên.
18. các địa điểm du lịch
chùa Vàng Shwe Dagon, chùa Botathaung, chợ Bogyoke Market, hồ Inle, chùa Shwedagon,
bảo tàng quốc gia Myanmar, đền Ananda, núi Popa,…
19. thời điểm du lịch
Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Myanmar là mùa thu, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm
sau. Thời tiết ít mưa và khá mát mẻ với nhiều lễ hội lớn của người dân địa phương.
20. Lễ hội nổi tiếng
Lễ hội năm mới Thingyan, lễ hội chùa ở chùa Shwedagon, lễ hội ánh sáng Thadingyut, lễ
hội âm nhạc truyền thống Myanmar, lễ hội Phaung Daw U,...

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ MYANMAR

1. Bối cảnh
Cuộc đảo chính Myanmar 2021 bắt đầu vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021, khi các
thành viên đắc cử thông qua bầu chọn dân chủ thuộc đảng cầm quyền Myanmar lúc
bấy giờ là Liên minh Quốc gia vì Dân chủ bị Quân đội Myanmar phế truất. Cuộc đảo
chính này đã trao quyền lực vào tay chính quyền quân đội, lập ra cơ quan lãnh đạo
lâm thời có tên gọi là Ủy ban Lãnh đạo Nhà nước. Quân đội ban bố tình trạng khẩn
cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lực đã được trao cho Tổng Tư lệnh Quân đội
Min Aung Hlaing. Cuộc đảo chính xảy ra một ngày trước khi các thành viên được
bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 tuyên thệ trước Quốc hội Myanmar
nhằm ngăn chặn điều này xảy ra. Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung
San Suu Kyi bị bắt giữ cùng với các bộ trưởng, thứ trưởng và thành viên Quốc hội.
2. Các hình thức bất tuân dân sự
 Phong trào bất tuân dân sự và đình công
 Chiến dịch tẩy chay quân đội
 Phong trào đập nồi chảo
 Biểu tình công khai
3. Biện pháp đối phó của chính quyền quân đội
 Chặn internet
 Đề xuất luật an ninh mạng
 Chặn phương tiện truyền thông
 Bắt giữ và buộc tội
 Dung nạp các đảng chính trị đối lập
 Truyền bá thông tin sai lệch
 Áp đặt thiết quân luật
 Đình chỉ các quyền cơ bản
 Biểu tình ủng hộ quân đội
 Lạm dụng vũ lực
4. Thương vong
 Kết án tù 28 người đốt nhà máy Trung Quốc
 Gần 40 người thiệt mạng trong 1 ngày 3/3 được xem là bạo lực nhất của
myanmar kể từ khi nổ ra cuộc đảo chính.
 Giá nhiên liệu và thực phẩm ở myanmar tăng cao
 10% nhà đầu tư nước ngoài rời myanmar

TÌNH CHÍNH TRỊ VĂN HÓA Ở MYANMA

3.Văn hóa Myanmar

3.1.Văn hóa tinh thần

3.1.1.Ẩm thực

Nền ẩm thực của Myanmar chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc và Ấn Độ nên có
những nét pha trộn. Tuy nhiên thì Myanmar vẫn giữ được cho mình những nét đặc trưng về
ẩm thực riêng biệt.

Ở Myanmar, gạo là thực phẩm chính và chiếm 75% trong các bữa ăn của người dân
Myanmar. Bữa ăn của họ luôn kèm theo các món thịt, súp, cá, salad và rau nấu theo cách
riêng của người Myanmar.

Trong bữa ăn, tất cả các món ăn đều được đặt hết trên bàn ăn, chính vì vậy mà thực khách
có thể chọn riêng các món ăn kết hợp với nhau cho phù hợp với khẩu vị của từng người. Ở
Myanmar, phương pháp nấu ăn phổ biến nhất là chiên cá hoặc thịt với hành khô, gừng, tỏi,
ớt và gia vị. Các gia vị thiết yếu và phổ biến nhất là các loại gia vị làm từ tôm hay cá và
được bảo quản với bột ớt.

Hầu hết các món ăn nhẹ truyền thống của Myanmar đều được làm từ gạo hay là gạo nếp rất
giàu hương vị và cũng rất đa dạng. Mỳ gạo hay là món Mohinga ăn với súp cá là món ăn
được người Myanmar yêu thích nhất, món ăn này được người dân Myanmar chủ yếu sử
dụng vào các bữa ăn sáng và những dịp lễ đặc biệt. Laphet (nước chè la) thêm vào một chút
dầu cũng với đĩa hạt vừng, đậu phộng rang và tỏi chiên là một món ăn phổ biến ở Myanmar.

Sau khi dùng bữa xong thì người ta chừa một ít cơm dư mới, thể hiện sự mong muốn. Khi
kết thúc bữa ăn thực khách sẽ được tráng miệng bằng nước trà lá, nước trái cây hay trà
xanh.

3.1.2.Trang phục

Nếu trang phục truyền thống của Việt Nam là Áo dài, Nhật Bản là Kimono, Hàn Quốc là
Hanbok thì điểm độc đáo trong trang phục truyền thống của người Myanmar đó là Longyi
mà cả nam cả nữ đều mặc ở mọi lúc mọi nơi.

Trang phục nam giới Longyi

Trang phục truyền thống dành cho nam giới gọi là longyi. Longyi được quấn bằng cách
quay quanh người, thắt chéo phần trên và gài lại trước bụng và thông thường nam sẽ mặc
longyi có màu sẫm, kẻ caro. Hoạt động nhiều khiến longchy lỏng ra, người ta lại thản nhiên
cởi ra, quấn lại cho chặt cho dù ở giữa phố phường.

Đàn ông Myanmar diện váy longyi trong mọi sinh hoạt đời sống từ đi bộ, đạp xe, lái ô tô và
cả khi đi ngủ. Hình ảnh đàn ông Myanmar bên trên mặc vest, phía dưới mặc longyi “đóng
thùng” phổ biến tại các buổi tiệc, hội nghị hay trong những chiếc xe hơi sang trọng trên
đường. Đàn ông mặc váy suốt ngày, trong lúc làm đồng, chạy xe ôm, đến công sở, trên các
công trình xây dựng và cả trong những hoạt động thi đấu thể thao. Tuy nhiên váy Longyi
không có túi nên nếu họ muốn mang theo tiền, điện thoại di động hay những vật dụng tùy
thân khác thì phải dắt quanh váy.

Váy nữ giới Longyi

Đó là một mảnh vải được quấn quanh người và gấp tà lại và khâu ở bên hông. Là loại vải
màu sắc sặc sỡ và nhiều họa tiết khác nhau dùng để làm chiếc váy đơn giản cho nữ giới.

Và thú vị hơn, khi cần thiết, những bộ trang phục truyền thống được kéo lên thành tấm áo
che mưa, che nắng, quấn tròn thành dạng đế mũ vững chắc cho những phụ nữ đội hàng hóa
(trái cây, bao gạo, thực phẩm) mà không cần dùng tay giữ.

Cả nam và nữ giới Myanmar đều mang dép lào, bên cạnh trang phục truyền thống thì ngày
nay người Myanmar cũng mặc Âu phục trong nhiều dịp và cũng đi giày.

3.1.3.Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc Myanmar ảnh hưởng từ Ấn Độ, nổi bật là các công trình kiến trúc tôn
giáo như Phật giáo, Hindu giáo. Kiến trúc Myanmar coi trọng những chi tiết tỉ mỉ, độc đáo,
tâm linh và mang đậm dấu ấn lịch sử. Kiến trúc Myanmar ghi dấu ấn bởi các công trình kiến
trúc đền chùa đồ sộ, độc đáo, có thể kể đến như Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon,
đền cổ Ananda ở Bagon, Đền Nathlaung Kyaung (đền Hindu giáo) ở Bagon, bức tượng Phật
nằm Shwethalyaung Buddha ở Bagon,…

Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV, ngôi chùa là
hình mẫu kiến trúc đền chùa Phật giáo của Miến Điện.

Ananda là ngôi đền cổ đẹp nhất tại cố đô Bagon. Nổi bật nhất là bức tượng Phật lớn bằng
vàng đặt ở 4 hướng và kiến trúc đặc trưng của dân tộc Môn kết hợp hài hòa với phong cách
kiến trúc của Ấn Độ.

Đền Nathlaung Kyaung là một trong những ngôi đền của Hindu giáo còn sót lại cuối cùng ở
Bagon. Được xây dựng từ những năm 900 và tồn tại đã hơn một thế kỷ, là kiến trúc Hindu
giáo cổ nhất của Bagon, phong cách và lối kiến trúc ảnh hưởng nhiều đến những công trình
Phật giáo sau này.

Shwethalyaung Buddha là bức tượng Đức Phật nằm tọa lạc ở phía tây của thành phố Bagon,
Myanmar. Được xây dựng từ năm 994 từ thời Môn. Bức tượng có chiều dài 55m và cao
16m, là bức tượng lớn thứ 2 thế giới. Dưới chân của bức tượng có khắc 10 bức tranh mô tả
về các giai đoạn cuộc đời của Phật.

Chùa Htilominlo là 1 trong 5 ngôi chùa cổ nhất của Bagon, đây cũng là kiến trúc Phật giáo
độc đáo, mang nét cổ kính đầy ấn tượng.

3.2.Văn hóa tinh thần

3.2.1.Tín ngưỡng

Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên chúa
giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do thái giáo, Đa thần
giáo, Vật linh giáo,…chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanmar được tự do tín
ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là
những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành
phố lớn.

Phật giáo

Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar. Đạo Phật ở Myanmar chiếm 89,3% số dân, chủ
yếu theo dòng Theravada, là Phật giáo nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo
phái Nam Tông. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống của người dân
không tách rời với các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay của Phật giáo cũng được ghi trên lịch
của Myanmar, đó là ba tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch). Trong thời
gian đó có các hoạt động cưới xin, chuyển nhà,…thường được hoãn lại.

Trong các tín đồ Phật giáo ở Mianma có 99% là người Miến, Shan và Karen. Cả nước
Myanmar có khoảng 500000 sư nam và sư nữ (nag và ni). Các sư không ở chùa mà ở thiền
viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc
đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.

Thiên chúa giáo

Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII, hiện chiếm
khoảng 5,6% số dân Myanmar. Phần lớn tín đồ Thiên chúa giáo là người Karen, Chin,
Kachin và người Miến, chủ yếu theo Thiên chúa giáo dòng Baptis.

Hồi giáo

Đạo Hồi tại Myanmar chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây
Myanmar. Người hồi giáo dòng Rohingya sống chủ yếu ở các quận Maungdau, Buthidaung
và Rathedaung – bang Rakhine.

3.2.2. Chữ viết

Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của người
Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó
được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn.
Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Môn, ký tự Môn được phát triển từ ký tự nam Ấn
Độ trong thập niên 700. Ký tự này được cũng được sử dụng để viết chữ Pali, ngôn ngữ
thiêng liêng của Phật giáo Tiểu thừa. Ký tự Miến Điện cũng được dùng để viết nhiều ngôn
ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và Kayah; ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có
thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc biệt khác nhau. Tiếng Myanmar sử dụng nhiều từ thể hiện
sự kính trọng và phân biệt tuổi tác.

Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các
ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục
trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ. Tương quan lực
lượng giữa quân đội và chính phủ Myanmar cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về phương hướng,
đường lối và tư tưởng chính trị giữa hai bên.Với quân đội, những người đứng đầu phe đảo
chính được sự ủng hộ nhiệt thành của các chức sắc Phật giáo, những người theo dân tộc chủ
nghĩa và các tổ chức về xã hội, sắc tộc. Quân đội Myanmar đã xây dựng hình ảnh như một
người bảo an, phục vụ khối thống nhất quốc gia thay vì lãnh đạo Myanmar.
3.2.3.Lễ hội truyền thống Myanmar

Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội vào bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn
ra quanh các năm. Các lễ hội ở đây vô cùng độc đáo và thú vị thu hút mọi người đến đây
nhiều hơn.

Lễ hội Năm mới – Thingyan

Thingyan – lễ hội đón mừng năm mới hay còn gọi là lễ té nước, một sự kiện quan trọng và
đầy ý nghĩa của người Myanmar cũng mang đậm màu sắc văn hóa Phật giáo. Lễ hội rơi vào
tuần thứ hai của tháng tư hàng năm và kéo dài ba hoặc bốn ngày.

Lễ hội chùa

Chùa Shwedagon – một trong những ngôi chùa vĩ đại và thiêng liêng nhất tại Myanmar.
Chùa là nơi tổ chức lễ hội Shwedagon hàng năm, đây là một sự kiện văn hóa tâm linh truyền
thống rất quan trọng ở Myanmar. Lễ hội được diễn ra trong vòng nửa tháng với nhiều hoạt
động, nghi thức, nghi lễ truyền thống mang đậm nét Phật giáo. Lễ hội Chùa vàng
Shwedagon ở Yangon thật sự là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo và lễ hội văn hóa dân
gian truyền thống của dân tộc Myanmar.

Lễ hội âm nhạc truyền thống

Âm nhạc truyền thống là một phần của cuộc sống của người dân Myanmar. Nếu được tham
gia lễ hội âm nhạc truyền thống ở nơi đây, bạn sẽ cảm nhận được “sự chuyển động” của cơ
thể mình theo điệu nhạc cũng những vũ điệu truyền thống ở nơi đây.

Trong lễ hội âm nhạc, có nhiều nghệ nhân âm nhạc tài ba, điệu nghệ và có các vũ công xinh
đẹp trong trang phục kín đáo và đầy hấp dẫn.

Lễ hội Phaung Daw U

Một trong những lễ hội quan trọng và phổ biến nhất tại Myanmar, đặc biệt là ở tỉnh Shan là
Phaung Daw U, lễ hội được tổ chức vào khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 nhằm tỏ
lòng tôn kính với Đức Phật. Đặc biệt nhất là hình ảnh chiếc xà lan với hình dáng của một
con chim vàng nổi tiếng trong thần thoại của Myanmar. Bên trong chiếc xà lan chở năm bức
tượng Phật nhỏ của ngôi chùa Phaung Daw U. Lễ hội Phaung Daw U được kéo dài trong 18
ngày và kết thúc vào khoảng giữa tháng 10, sau chuyến hành trình trên hồ.

3.3 Bàn luận:


Văn hoá myanmar ở các khía cạnh vật chất và tính thần đều mang dấu ấn của đất nước và
con người Myanmar. Trang phục, kiến trúc, lễ hội truyền thống thú vị và độc đáo. Văn hoá
tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân
Myanmar. Ẩm thực Myanmar ảnh là sự kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và 2 nền ẩm
thực Trung Hoa, Ấn Độ. Cũng như người Việt thì gạo là thành phần không thể thiếu trong
bữa ăn hàng hàng ngày cũng như trong các buổi lễ hội. Trang phục truyền thống của
Myanmar là Longyi dành cho cả nam và nữ. Kiến trúc Myanmar cũng chịu ảnh hưởng từ
Ấn Độ và Trung Hoa. Kiến trúc mang đậm dấu ân lịch sử, độc đáo, hoạ tiết tỉ mỉ, tinh tế và
đề cao tính tâm linh với những công trình kiến trúc tôn giáo đồ sộ nổi tiếng bậc nhất. Tín
ngưỡng tôn giáo và lễ hội là những văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
người Myanmar. Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số với gần 90% dân số. Tiếng Myanmar là
ngôn ngữ chính thức. Văn hoá lễ hội là nét riêng của Myanmar. Qua tấc cả những điều đó
cho thấy sự coi trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Myanmar.

4. Thể chế chính trị của Myanmar

4.1 Thể chế nhà nước

Myanmar là nhà nước Liên bang với 14 bang. Hệ thống pháp luật của Myanmar dựa trên cơ
sở truyền thống pháp luật án lệ (Common law). Quyền lực Nhà nước của Myanmar được tập
trung vào hội đồng quân sự tuy nhiên vẫn có sự phân chia giữa hành pháp, lập pháp và tư
pháp. Thủ tướng Chính phủ là nguyên thủ quốc gia và đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng
Hoà Bình và Phát triển của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan lập pháp và được bầu theo hình
thức phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ 4 năm. Hệ thống tư pháp bao gồm toà án ở các cấp
và xét xử dựa trên cơ sở luật thành văn. Xin giới thiệu hai cơ quan tư pháp của Myanmar đó
là Cơ quan Tổng Chưởng lý và Toà án các cấp.

4.1.1 Hành pháp

Nội các Myanmar hay còn được gọi Chính phủ liên bang là cơ quan hành pháp của Cộng
hòa Liên bang Myanmar. Theo Hiến pháp Myanmar các Bộ trưởng Liên bang đều phải là
công dân Myanmar, đã cư trú liên tục tại Myanmar ít nhất 10 năm. Ít nhất 40 tuổi có trình
độ chuyên môn nếu không đủ 40 tuổi theo quy định tại điều 120 cho đại diện Pyithu
Hluttaw (hạ viện) Có trình độ chuyên môn nhưng không vi phạm các quy định trung thành
với Liên bang và người dân. Tổng Tư lệnh bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ và
Biên giới lựa chọn các ứng viên từ Tatmadaw. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên còn lại.
Tổng thống cũng bổ nhiệm các Thứ trưởng của các Bộ tương đương, với trình độ chuyên
môn tương ứng Bộ trưởng nhưng có độ tuổi ít hơn (35 tuổi thay vì 40).

4.1.2 Lập pháp

Quốc hội là cơ quan lập pháp và được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ
4 năm. Quốc hội Liên bang được thành lập theo Hiến pháp Quốc gia 2008, được tạo thành
từ 2 viện, Amyotha Hluttaw (thượng viện) với 224 ghế và Pyithu Hluttaw (hạ viện) với 440
ghế. Tại 14 bang và vùng hành chính đều được tổ chức Hluttaw cấp bang và vùng gồm:
Hluttaw Vùng (Hội đồng Vùng) hoặc Hluttaw Bang (Hội đồng Bang).

4.2 Bàn luận :

Thể chế chính trị của Myanmar cũng giống với thể chế chính trị của các nhà nước khác, đó
là sự phân chia quyền lực một cách rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Cơ quan hành pháp gồm nội
các Myanmar hay còn gọi là chính phủ liên bang. Các Bộ trưởng phải là công dân
Myanmar, có trình độ chuyên môn và trung thành với đất nước. Điều này nhằm làm ngăn
chặn các thế lực từ bên ngoài gây ảnh ảnh đến sự phát triển đất nước hoặc sự rò rỉ các bí mật
quốc gia. Cơ quan lập pháp được thiết lập thông qua hình thức bỏ phiếu, tạo điều kiện để
người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân. Đông thời thể hiện sự minh bạch
của một nhà nước, ngăn chặn việc mua bán chức quyền, địa vị của những cá nhân, tổ chức
yếu kém,không có trình độ chuyên môn trong bộ máy nhà nước.

TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở MYANMAR

5.1 nền kinh tế

Myanmar vẫn là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, theo phân cấp của
Liên hợp quốc. Nhưng sự chuyển đổi dần dần sang nền dân chủ đã làm dấy lên hy vọng rằng
đất nước này sẽ sớm trỗi dậy giống như nhiều quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á khác. Phần
lớn dân cư liên quan đến hoạt động sản xuất gạo và làm nông nghiệp

5.1.1 tổng thu nhập quốc gia

Tổng sản phẩm nội địa (GDP): GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Myanmar là
1.326 USD/người vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của
Myanmar đạt 6% trong năm 2018, với mức tăng 76 USD/người so với con số 1.250
USD/người của năm 2017.
5.1.2 mức độ phát triển con người (HDI): 0.58 (2017)
5.2 ngoại giao
Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc
biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ cua rnhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmar là thành viên của tổ chức
ASEAN , phong trào không liên kết và Liên Hợp Quốc.

5.3 Hoạt động kinh tế ngưng trệ


Nền kinh tế Myanmar hiện chỉ chiếm khoảng 2% GDP trong khối ASEAN. Tuy nhiên, theo
bà Liu, điều đó có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp
vào Myanmar hoặc làm ăn với công ty nước này.

Sau sự sụt giảm do dịch Covid-19, Myanmar chứng kiến các tín hiệu phục hồi trong vài
tháng qua. Tuy nhiên, những diễn biến chính trị dẫn tới một bước lùi

5.4 Đầu tư cạn kiệt

Giới quan sát nhận định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giảm trong một thời gian. “Bất
ổn chính trị có thể hạn chế FDI mới. Nhiều nhà đầu tư thậm chí có khả năng rút lại các
khoản đầu tư hiện có, nhất là ở những nơi có liên hệ với quân đội”

5.5 bàn luận

Nhiều công nhân hoặc đang tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính quyền hoặc đã bỏ chạy
về quê khi chính quyền đàn áp, làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh thường xuyên. Sự hỗn
loạn dường như cũng ảnh hưởng đến việc ngăn chặn lại dịch Covid-19 và làm tăng tăng những
lo ngại về sự phục hồi của đất nước sau đại dịch. Cuộc chính biến cũng có nguy cơ bóp nghẹt
khoản đầu tư và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số.

Nguyên nhân của cuộc đảo chính là hệ lụy của một nền dân chủ quá kệch cỡn khi các hoạt
động bầu cử đã bị nhân dân và quân đội nghi ngờ có sự gian lận. Đồng thời, quân đội nước
này cho rằng, hành động của họ là cần thiết để bảo vệ “ sự ổn định” của đất nước , cáo buộc ủy
ban bầu cử quốc gia đã không giải quyết “những sai phạm lớn” trong cuộc tổng tuyển cử. ..
Câu chuyện Myanmar cho thấy rằng chiếc áo khoác dân chủ rất mong manh, khi nòng súng
giương lên là bộ đồ dân chủ lập tức bị lột và một sự thật trần trụi đã được phơi bày trước dư
luận cũng xuất phát từ câu chuyện tranh dành, đấu đá theo các đảng phái cạnh tranh quyền
lãnh đạo đất nước.

Các doanh nghiệp sẽ thâm nhập và thị trường Myanmar hoặc đang hoạt động trên thị trường
thì có ảnh hưởng như thế nào?

- Lĩnh vực viễn thông:

+ Telenor – một hãng viễn thông có trụ sở ở Na Uy và đang làm ăn ở Myanmar, trước đó
đều đặn cập nhật cho khách hàng của mình về các chỉ thị của quân đội đối với việc ngắt
internet từ ngày 1/2.

Tuy nhiên, vào hôm 14/2 hãng nãy thông báo rằng họ sẽ không còn có thể tiết lộ các chỉ thị
mà họ nhận được từ giới chức.

Công ty này ra thông báo vào hôm 5/3 nói rằng họ “lấy làm tiếc về các gián đoạn gần đây
xảy ra với tất cả khách hàng viễn thông ở Myanmar” và rằng họ không thể cung cấp các
thông báo trước cho khách hàng.
- Ngân hàng

Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, BIDV, hiện đang trong tiến trình thành lập một chi nhánh ở
Myanmar. BIDV đang trông đợi là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở lại nước này vào năm
tới. Hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam từ lớn đến nhỏ đều tin rằng cuộc khủng hoảng hiện
nay chỉ là tạm thời, và việc làm ăn sẽ sớm trở lại ở mức độ gần như bình thường tại
Myanmar.

Cho đến nay, các lệnh trừng phạt kinh tế đối với những người lãnh đạo cuộc đảo chính vẫn
chỉ giới hạn ở một số cá nhân ở cấp cao nhất.

Nhưng nếu như châu Âu và chính phủ các nước khác quyết định tăng áp lực, thì một số
doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ rơi vào tình thế bị rà soát khắt khe hơn

Các nhà máy của Tung Quốc

- các nhà máy do Trung Quốc điều hành ở Myanmar đã bị tấn công, trong bối cảnh các
cuộc đàn áp người biểu tình chống đảo chính liên tục xảy ra. Nhiều người biểu tình tin rằng,
Trung Quốc đã hỗ trợ quân đội và lực lượng an ninh cũng như những kẻ kích động khác,
nhằm gây bạo loạn và tạo thêm rắc rối.

- Các cuộc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc sôi sục trong những tuần gần đây và người
biểu tình đã tập trung đông đảo bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh lên án
cuộc đảo chính.
- Trong số các mục tiêu của cuộc tẩy chay có cả trái cây nhập khẩu của Trung Quốc,
và điện thoại di động do Huawei sản xuất. Đây là hãng điện thoại mà những người biểu tình
báo cáo rằng, có chứa công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã hỗ trợ Tatmadaw (quân đội
Myanmar) trong việc bắt bớ người dân.
- Ngay cả các trò chơi điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng
rơi vào tầm ngắm. Hàng nghìn người dùng đã xóa ‘Mobile Legends: Bang Bang’, do
Moonton phát triển và ‘PUBG MOBILE’ của Tencent. Các ứng dụng như TikTok cũng đang
bị gỡ bỏ.
- Trên mạng xã hội, đã có những lời kêu gọi phản đối một đường ống dẫn khí đốt của
Trung Quốc xuyên qua đất nước, nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.
- Trong khi đó, các công ty Hồng Kông phải đối mặt với câu hỏi về đạo đức khi muốn
đầu tư vào Myanmar. 

(Singapore)

- Tập đoàn Sembcorp Industries có kế hoạch phát triển một khu công nghiệp ở Yangon
(thành phố lớn nhất Myanmar), nhưng một cuộc chiến kéo dài giữa những người phản đối
và chính quyền có thể xóa sổ nhu cầu về cơ sở vật chất từ các nhà đầu tư nước ngoài. Công
ty sẽ "đợi cho đến khi tình hình ổn định", đồng thời cũng cần xem phản ứng của khách
hàng.

 Cuộc đảo chính đã gây ra rất nhiều hậu quả về mặt văn hóa, xã hội, môi trường và
đặc biệt là nền kinh tế .  Nhiều công nhân đã tham gia biểu tình phản đối chính quyền quân
sự hoặc bỏ về quê nhà, gây gián đoạn mọi hoạt động kinh doanh sản xuất. Những biến động
chính trị không chỉ ngăn cản đầu tư FDI mới, mà còn có thể khiến nhiều nhà đầu tư rút khỏi
những thỏa thuận từ trước, đặc biệt là khi chúng có liên hệ tới quân đội. Tình hình này càng
kéo dài thì thiệt hại với nguồn đầu tư càng lớn. Cuộc đảo chính có thể cắt đứt nguồn đầu tư
và cản trở nền kinh tế số của Myanmar phát triển. Giới phân tích cũng dự đoán nguồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar cũng có thể suy giảm trong một thời gian. Các
doanh nghiệp chuẩn bị hoặc sẽ thâm nhập và các doanh nghiệp đang hoạt động ở myanmar
đang giảm mạnh cho thấy họ không sẵn sàng mạo hiểm trong bối cảnh bất ổn chính trị.

You might also like