You are on page 1of 10

*Giới thiệu về Hindu giáo:

-Xuất phát từ nước nào: Đạo Hindu hay Ấn Độ giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
Ấn Độ giáo hay Hindu giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo pháp, hay cách sống, được thực
hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu
đời nhất trên thế giới,và một số học viên và học giả gọi nó là Pháp Sanātana, "truyền thống vĩnh cửu",
hay "con đường vĩnh cửu", vượt ra ngoài lịch sử loài người. Các học giả coi Ấn Độ giáo là hợp nhất hoặc
tổng hợp của các nền văn hóa Ấn Độ khác nhau,[10] với nguồn gốc đa dạng.

+Vị trí/phân chia địa lý:


Ấn Độ nằm ở phía tây châu Á giáp với các nước Pakistan, Liên bang Nga, Trung Quốc,
Xirilanca... Ba mặt đông, tây, nam nhìn ra biển Ấn Độ Dương, cùng chung dãy núi hùng
vĩ nhất thế giới là Hymalaya với Trung Quốc, Nepal, Pakistan,….
Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa
mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao nguyên. Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn
Độ nằm trên mảng kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc. Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km, phần lớn
Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh
Bengal về phía Đông và Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích,
trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp
với Bangladesh ,Bhutan, Myanma, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nepal và Pakistan.

+Khí hậu:
Khí hậu của Ấn Độ bao gồm nhiều điều kiện thời tiết khác nhau trên phạm vi địa lý rộng lớn và
địa hình đa dạng, làm cho các khái quát hoá trở nên khó khăn. Dựa trên hệ thống Köppen, Ấn
Độ có sáu tiểu thể khí hậu chính, từ sa mạc khô cằn ở phía tây, dốc núi cao và sông băng ở phía
bắc và các vùng nhiệt đới ẩm ướt hỗ trợ các khu rừng nhiệt đới ở phía tây nam và đảo. Nhiều
vùng có khí hậu cực kỳ khác biệt. Quốc gia này có bốn mùa: mùa đông (tháng 12, tháng 1 và
tháng 2), mùa hè (tháng 3, tháng 4 và tháng 5), mùa mưa gió mùa (tháng 6 đến tháng 9) và mùa
mưa hậu (tháng 10 đến tháng 11).
-Những đất nước theo đạo Hindu:
Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba thế giới; những người theo nó, được gọi là người Ấn giáo,
chiếm khoảng 1,2 tỷ, tương đương 15-16% dân số toàn cầu.Ấn Độ giáo là đức tin được tuyên bố
rộng rãi nhất ở các nước như: Ấn Độ, Nepal và Mauritius,…. Đây cũng là tôn giáo chiếm ưu thế
ở Bali, Indonesia.Số lượng đáng kể các cộng đồng Ấn Đô giáo cũng tồn tại ở Caribbean, Đông
Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi và các khu vực khác
+ Các phong tục nổi bật của Ấn Độ Giáo(Hindu)
Chắp hai tay lại khi giao tiếp
Shikha: Shikha là lọn tóc được chừa lại khi người Ấn xuống tóc.
Tilak:Tilak là điểm đỏ được chấm trên ấn đường.
Sindoor: Sindoor là một dấu hiệu chứa nhiều ý nghĩa.
Nhẫn ngón chân là một dấu hiệu biết người phụ nưc đã lập gia đinh hay chưa.
Vòng tay Choodiyan :Choodiyan là một loại trang sức được ưa chuộng của phụ nữ Ấn Độ.

Vẽ henna Vẽ henna là cách trang điểm đặc trưng của người Ấn.

+ Trang phục:

Trang phục nữ:Kameez salwar đã trở thành trang phục phổ biến nhất cho phụ nữ. Nó bao gồm
quần dài (salwar) thu hẹp ở mắt cá chân, bên trên là áo choàng cổ (kameez). Phụ nữ thường
mang một dupatta hoặc odani (Veil) với salem kameez để che đầu và vai của họ. Nó luôn luôn
được đeo với một chiếc khăn gọi là dupatta, được sử dụng để che đầu và kéo qua ngực.

Trang phục nam: Đối với nam giới, quần áo truyền thống là Achkan / Sherwani, Bandhgala,
Lungi, Kurta, Angarkha, Jama và Dhoti hoặc Pajama. Ngoài ra, gần đây quần và áo sơ mi đã
được chấp nhận như là trang phục truyền thống Ấn Độ của Chính phủ Ấn Độ.

Quần áo đương đại: Quần áo ở Ấn Độ ngày nay bao gồm cả trang phục trang trọng và giản dị
như áo choàng, quần, áo sơ mi và áo. Quần áo truyền thống Ấn Độ như kurti đã được kết hợp với
quần jean để tạo thành một bộ trang phục giản dị. Các nhà thiết kế thời trang ở Ấn Độ đã trộn lẫn
một số yếu tố của thiết kế truyền thống Ấn Độ vào quần áo truyền thống của phương Tây để tạo
ra một phong cách độc đáo của thời trang Ấn Độ hiện đại.

+ Lễ hội:

Có 5 lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất:

+ Diwali
+  Holi
+ Onam
+ Maha Shivaratri
+ Krishna Janmashtami
Văn hóa ẩm thực, văn hóa

-Đặc trưng ẩm thực:


+Những tín đồ sùng đạo của đạo Hindu ăn chay theo nguyên tắc “sattvic”, nghĩa là “tinh khiết”
hoặc “tốt”. Họ tin rằng ăn chay theo kiểu cân bằng này sẽ kéo dài tuổi thọ và giữ cho tinh thần
minh mẫn, trong khi họ tin rằng thịt thúc đẩy nguyên tắc vô minh.
-Khẩu vị, nguyên liệu, gia vị đặc trưng:
Thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo,bột mì và đồ chay,….
Lương thực chính là gạo, hạt kê, bột nguyên cám và đa phần người Ấn độ ăn chay nên thực
phẩm chính là các loại đậu khác nhau, đặc biệt món masoor có nhiều đậu lăng đỏ,đậu vùng
Bengal, đậu xanh hoặc vàng, đậu đen…và khi nấu, người dùng luôn cả vỏ đậu hoặc tách hạt làm
đôi. Ngoài ra thì còn có rau, dưa, sữa, vừng, lạc. Do ảnh hưởng mạnh của tôn giáo nên ở Ấn Độ
không ăn thịt bò và thịt lợn. Thực phẩm từ động vật chủ yếu là thịt cừu, dê, gia cầm và các loại
thủy hải sản. Đặc biệt, với dân cư sống gần biển Ấn Độ Dương.
Loại gia vị đặc trưng khi ở Ấn Độ phải kể đến là cà ri và bột cà ri. Nó được coi là gia vị
quốc hồn của món ăn. Đây là loại bột được kết hợp từ loại gia vị khác như: Bột nghệ, hạt
mù tạt, bột ớt, hạt thì là, đinh hương. Sự kết hợp của các loại gia vị này tạo nên bột cà ri
hấp dẫn, không thể thiếu trong các món ăn càng làm cho ẩm thực Ấn Độ thêm đặc sắc,
cuốn hút khách du lịch hơn. Các loại gia vị được sấy khô, rang và nghiền thành bột mịn
trộn đều thành bột cà ri. Ngoài ra, họ sử dụng nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, gừng, hạt cẩm
chướng, thì là, nghệ, tỏi, hành, đào lộn hột, hạnh nhân.

- Phong tục tập quán trong bữa ăn của Đạo Hindu:


Người theo đạo Hồi chỉ được ăn thịt Halal, tức là thịt được giết mổ theo nghi thức của đạo hồi.
Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Thực phẩm cho người Hồi giáo phải đạt chứng nhận Halal.(Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa
là “hợp pháp” hoặc cho phép. )
Ăn như thế nào:Người theo đạo Hindu có văn hóa ăn bằng tay(Người Ấn luôn tâm niệm rằng
gạo là hạt ngọc trời ban. Vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân
trọng, biết ơn chúa trời. Và theo người Ấn, 5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí,
trời. Cho nên, khi dùng tay ăn sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon nhất)

- Phương pháp chế biến món ăn:


Cách nấu cơm của người Ấn cũng rất đặc biệt. Trước khi nấu, gạo sẽ được
xào qua với dầu hoặc bơ rồi mới đổ nước vào nấu. Khi cơm gần chín, họ sẽ bỏ
thêm các gia vị như quế hồi, hạt thì là, tiêu, lá bạc hà… cùng các loại thịt, cá,
rau củ quả vào nấu kèm.
Ẩm thực Ấn Độ, các món ăn thường có màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt bởi các
món ăn được tẩm ướp với các loại bột gia vị. Cách trang trí đồ ăn cũng rất
cầu kỳ.

- Các quy tắc kiêng kỵ:


+Người theo đạo Hindu cấm kỵ ăn thịt bò, thịt lợn
+ Khi ăn,tay trái tuyệt đối không được dùng để cầm, nắm thức ăn.
+Hãy dùng hết phần ăn của mình, tránh lãng phí vì đây được xem là một hành vi bất kính, không
tôn trọng người khác.
+Không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, tốc độ ăn rất quan trọng.
+Không để thức ăn rơi xuống trong khi đưa thức ăn lên miệng nếu để rơi coi
như đĩa thức ăn đó là bỏ đi
+Khi uống nước, họ không ngậm miệng vào cốc mà rót thẳng nước vào miệng.
+Nước họ uống là nước lã chứ không phải là nước đun sôi.
+Đừng ăn bằng tay trái vì đây là hành vi bị xem là dơ bẩn.
+Hãy rửa sạch tay trước và sau khi ăn, chú ý rửa sạch các móng tay.
+Không ăn uống trước mặt người Hồi giáo trong tháng ăn chay Ramadam vì
điều này chứng tỏ bạn không tôn trọng họ và bạn sẽ gặp rắc rối nếu phạm
phải điều này.
+Không ăn thịt bò vì bò là con vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người theo
đạo Hindu
+Khi mời cơm những người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn
không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực
phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo Hồi Giáo.

- Các món ăn đặc trưng:


+ Cà ri
+ Súp
+ Thịt viên sốt kem
+ Biriani
+ Chapati

Phật Giáo

1. Nguồn gốc
Xuất xứ: Ấn Độ
Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm
(Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền
bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên
lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương
pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội
với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với
nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày
nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong
các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
2. Vị trí địa lý
Phật giáo Nam tông thì phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Campuchia, Miến
Điện, Lào, Thái Lan, Miền Nam Việt Nam). Phật giáo Bắc tông thì phát triển mạnh ở Đông Bắc
Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan,Việt Nam) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn
như Tịnh độ tông, Thiền tông,... Còn Phật giáo Mật tông thì phát triển ở Tây Tạng, Mông
Cổ, Nepal và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy
ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y Tam bảo) vào
khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, tuy nhiên số người chưa chính thức theo Phật giáo nhưng có
niềm tin vào Phật giáo còn đông hơn con số đó rất nhiều, có thể đạt tới 1,5 tỷ người. Chẳng hạn
như Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân thì phần lớn dân số tin một phần hoặc toàn bộ giáo lý Phật giáo
và thường đi chùa lễ Phật, dù trên giấy tờ tùy thân thì họ không được xác định là tín đồ Phật giáo.

4. Khí hậu (không có thông tin)

5.Những nước theo đạo Phật.


Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ vào khoảng 488 triệu người trên khắp thế giới,495
triệu hoặc 535 triệu người trong thập niên 2010, chiếm 7% tới 8% dân số toàn thế giới.
Trung Quốc là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật tử hay 18,2% dân số
cả nước.[1] Đa phần họ theo Phật giáo Đại Thừa, làm cho hệ phái này trở thành bộ phận đông đảo
nhất của Phật giáo. Phật giáo Đại Thừa, cũng hiện diện ở các nước có văn hóa Đông Á khác, có
hơn phân nửa số Phật tử trên toàn thế giới tu tập.
Bộ phận lớn thứ hai trong các hệ phái Phật giáo là Phật giáo Nam Tông, chủ yếu thu hút các tín đồ
tại Đông Nam Á.[1] Bộ phận thứ ba và cũng là nhỏ nhất của Phật giáo, Kim cương thừa, với tín đồ
hầu hết ở Tây Tạng, vùng Himalaya, Mông Cổ và nhiều khu vực ở Nga,nhưng cũng được phổ biến
trên khắp thế giới.
Và một số bộ phận nhỏ các nước theo đạo Phật: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar,….
6. Phong tục
Gồm các phong tục như là:
+ Thờ
+ Cúng
+ Tế

7. Trang phục.
Phật giáo Bắc tông có 2 loại y phục là y phục thường nhật (gồm thường phục trong
chùa và thường phục tiếp khách) và y phục nghi lễ. Thông thường trong chùa nhà sư
sẽ mặc áo vàng, nâu hoặc lam cùng quần dài. Những người mới xuất gia hay còn gọi là
chú tiểu thì mặc màu lam. Lúc tiếp khách thì mặc áo dài màu nâu cho chư tăng và màu
lam cho chư ni. Áo thường nhật và áo nghi lễ có thể phân biệt được ở ống tay áo, áo
thường nhật có ống tay nhỏ và áo nghi lễ ống tay rộng. 

Phật giáo Nam tông thì không có trang phục may thành quần như phái Bắc tông mà chỉ
dùng một tấm vải màu vàng vắt lên người.
8. Lễ hội.

+Lễ Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)


Người dân tiến hành lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tạ ơn trời đất, đã có một mùa lúa
trúng. Còn trong truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa lớn, khi
dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện
an lành. 
+Lễ Phật Đản (mùng 8 đến Rằm tháng Tư)

Lễ Phật đản là ngày trọng đại, được tổ chức với quy mô lớn. Để tưởng nhớ và trân quý
ngày Đức Phật ra đời, đây là dịp những người con Phật thực hành giữ Ngũ giới, thực
hành bố thí và làm việc từ thiện như tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong
cộng đồng.
+Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy)

Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của
cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ
được hưởng công đức. Các chùa sẽ tổ chức tập họp Phật tử, cài cho nhau những nụ
hoa hồng trên ngực áo để còn được tự hào và hạnh phúc vì vẫn còn có mẹ trên đời.

You might also like