You are on page 1of 8

1.

Phong tục tập quán


 a, Trang phục
Trang phục truyền thống của phụ nữ theo đạo Hồi ở Malaysia có tên là Baju
Kurung với thiết kế gồm một chiếc váy hay một chiếc sà rông kéo dài đến gót chân
cùng một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đến đầu gối. Phụ nữ Malaysia khi
mặc Baju Kurung sẽ đeo thêm một chiếc khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua
vai.
Bên cạnh đó, Baju Melayu là trang phục truyền thống Malaysia nam, với các thành cơ
bản giống Baju Kurung như quần áo dài tay, có nón đội, và một tấm vải quấn bên
ngoài quần giống như sà rông nhưng chỉ ngắn đến đầu gối. Những bộ trang phục này
đều được may bằng vải lụa mềm mỏng và được thêu họa tiết cầu kỳ bằng những họa
tiết trang trí hình hoa lá hay đường diềm cách điệu. Baju Kurung và Baju Melayu là
những trang phục lâu đời mang tính biểu tượng của đất nước Malaysia, thường được
sử dụng trong các dịp quan trọng như đám cưới, cầu nguyện vào thứ 6 hàng tuần cũng
như các ngày truyền thống như Tết Nguyên Đán và lễ Hari Raya, tạo nên một nét văn
hóa đặc trưng của người dân nơi đây.
b, Trong ăn uống
Phần lớn dân số Malaysia theo đạo Hồi do đó người dân ở đây phải tuân thủ
những điều khắt khe do tín ngưỡng này quy định, ví dụ thịt heo và rượu được coi là
những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi và các thực phẩm trước khi được sử dụng
phải được chế biến theo nguyên tắc của đạo Hồi. Những món ăn này được gọi chung
là Halal: món ăn phải tinh khiết trong quá trình chế biến, trong sạch, lành mạnh và bổ
dưỡng.
Thay vì việc sử dụng đũa, muỗng như các quốc gia khác, người Malaysia lại ưa thích
ăn bằng tay, tạo nên “văn hóa ăn bốc” đầy đặc sắc và để lại ấn tượng khó quên cho các du
khách đi du lịch tới nước này. Tuy là ăn bốc nhưng họ vẫn phải tuân thủ một số quy tắc
nghiêm ngặt như tất cả các đồ ăn kể cả đồ ăn lỏng như súp hay cà ri đều phải dùng tay và mọi
người đều phải dùng tay phải để bốc thức ăn. Vì theo tín ngưỡng nơi đây cho rằng, tay trái là
hiện thân cho những yếu tố xấu xa, tiêu cực và bẩn thỉu trong khi tay phải là đại diện của công
lý và sự trong sạch. Do đó, sử dụng tay trái trong ăn uống được đánh giá là người thiếu hiểu
biết và dám bôi nhọ thần linh. Bên cạnh đó, người Malaysia không mời khách uống rượu mà
chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt và kiêng ăn thịt lợn, thịt chó.
2. Giao tiếp
Mỗi quốc gia có một nét khác biệt riêng trong văn hóa, đặc biệt là trong giao tiếp. Đất
nước Malaysia cũng sở hữu nhiều nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp giữa người với
người. Trong số đó, điều quan trọng nhất phải kể đến sự nghiêm túc vì người Malaysia
rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng trang phục chỉnh tề. Khi chào hỏi, họ thường sờ vào
lòng bàn tay của nhau sau đó chắp tay lại và tuyệt đối không được xoa đầu và lưng
người khác. Người dân ở đây có quan niệm rằng, đầu người là một bộ phận cao quý,
linh thiêng không thể tùy ý đụng chạm, nên mọi hành động chạm tay vào đầu người
khác thể hiện sự bất lịch sự cũng như thiếu tôn trọng đối phương.

Một điều khác không kém quan trọng đó là người Malaysia không bao giờ nói
“không”, do đó việc bạn từ chối khi được mời trà bánh chính là bất lịch sự. Bên cạnh
đó, quy tắc tay phải không những được áp dụng khi ăn bốc mà còn đúng trong cuộc
sống hàng ngày vì tay trái được cho là không sạch sẽ, nên khi nhận tiền, quà thì người
nhận cũng phải dùng tay phải để đón nhận.
Một lưu ý quan trọng khác là người Malaysia hạn chế đụng chạm tiếp xúc với người
khác giới trong khi việc giao tiếp cùng giới nơi công cộng là hết sức bình thường. Các
chủ đề có thể thoải mái bàn luận ở Malaysia là kinh doanh, thành tựu văn hóa xã hội
Malaysia, ẩm thực, bóng đá và điều hạn chế bàn luận là chủng tộc, mức sống và chính
trị.
3. Ngày lễ
1. Lễ hội Ramadan 
Ramadan là một trong những ngày lễ lớn, quan trọng của người dân theo đạo Hồi tại
Malaysia được tổ chức vào tháng thứ 9 hàng năm theo âm lịch Ả Rập. Trong 30 ngày
diễn ra lễ Ramadan, người Hồi giáo ăn hai bữa đặc biệt trong ngày là bữa Sahur hay
Huhur trước khi mặt trời mọc và ăn bữa còn lại có tên là Iftar để “xả chay” diễn ra sau
khi mặt trời lặn để kết thúc quá trình chay tịnh trong ngày. Trong những ngày lễ
Ramadan tại Malaysia, người dân thường thực hiện nhiều nghi lễ như nhịn ăn, cầu
nguyện với ý nghĩa nhịn ăn uống là để có sự cảm thông với những người nghèo đói,
những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc. Ngoài ra, hành động này còn nhằm mục đích
rèn luyện cho con người sự tiết chế, chống sự ham muốn trước những cám dỗ vật chất,
tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Về trang phục, đàn ông và phụ nữ đều
cần phải ăn mặc nghiêm chỉnh trong tháng Ramadan nhằm tôn trọng những người
đang nhịn ăn trong dịp lễ Ramadan, tránh mặc trang phục hở đảm bảo vai và đầu gối
được che kín.

2. Lễ Hari Raya

Hari Raya là một sự kiện không kém phần quan trọng trong văn hóa Malaysia. Diễn ra
vào đầu tháng 8, đây là nghi thức đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan với nhiều
hoạt động như đi cầu nguyện tại nhà thờ vào buổi sáng sớm, tảo mộ và dự tiệc. Trong
khoảng thời gian diễn ra Hari Raya các trung tâm thương mại, cửa hàng ở Malaysia
chìm ngập trong ánh sáng của đèn màu lộng lẫy và bắt mắt. Bên cạnh đó, các tín đồ
đạo Hồi không ngừng cầu nguyện, mở cửa đón khách, tặng tiền may mắn đựng trong
các túi màu xanh lá cây cho người già và trẻ nhỏ cũng như tổ chức ăn uống trong hai
ngày diễn ra lễ hội. Trong đêm cuối cùng của tháng Ramadan, ở nhiều nơi tổ chức
những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc và nhiều chương trình lễ hội phong phú. Hari
Raya là ngày lễ ý nghĩa đáng mong đợi của người dân Malaysia vì đây là dịp họ đoàn
tụ với người thân và ăn các món ăn truyền thống là bò cay, bánh gạo, cà ri rau quả sau
những ngày tháng lo toan vất vả, làm tình cảm thêm khăng khít và bền chặt hơn.

3. Lễ hội ánh sáng (Deepavali)

Lễ hội ánh sáng Deepavali được người dân Hindu ở Malaysia tổ chức hàng năm vào
tháng 10, tháng 11 và đây cũng là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới
của người dân Hindu. Deepavali được diễn ra liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày lại
mang một hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều có chung một ý nghĩa “may mắn, ánh
sáng, hạnh phúc, bình yên”. Không gian của toàn lễ hội tràn ngập trong sắc màu ánh
sáng của các ngọn đèn, tượng trưng cho những chiến thắng, bình an và yên ấm. Theo
phong tục của người dân Hindu bước vào ngày lễ này họ sẽ phải thức dậy thật sớm để
tắm rửa sạch sẽ, với một quan niệm là chút bỏ hết những bộn bề và khó khăn trong
cuộc sống, những tội lỗi đã làm suốt 1 năm qua để đến nhà thờ với một tấm lòng trong
sạch và thánh thiện để cầu nguyện. 
4. Lễ Phật đản (Wesak)
Phật giáo là tôn giáo phổ biến thứ 2 tại Malaysia, chỉ xếp sau Hồi giáo. Do đó, Wesak
là một trong những lễ hội quan trọng nhất của tín đồ Phật giáo ở quốc gia này, diễn ra
vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm với quy mô trên toàn quốc. Vào ngày này thì
Phật tử trên khắp đất nước sẽ ăn chay để làm sạch chính mình và họ sẽ dành thời gian
để thiền định tại các chùa cả ngày để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Những nghi thức
và nghi lễ thường được thực hiện trong Lễ hội Vesak bao gồm cầu kinh; ăn chay;
phóng sinh và “tắm” cho tượng Phật. Những nghĩa cử cao đẹp này được cử hành tại
các đền chùa Phật giáo và còn được biết đến với tên gọi là Dana.
5.  Lễ hội thu hoạch (Sarawak Gawai) 

Người Iban và Bidayua tại bang Sarawak của Malaysia hằng năm đều tổ chức lễ hội
thu hoạch có tên là Sarawak (trùng với tên bang Sarawak) vào ngày 1 tháng 6 nhằm kỉ
niệm cuối mùa thu hoạch với nhiều hoạt động đặc sắc như các cuộc vui múa hát, uống
rượu tuak và múa điệu múa đặc biệt Ngajat Lesong. Trong dịp lễ hội này, người dân
thường bày biện các món ăn truyền thống Zhongzi được làm từ gạo nếp được bọc
trong lá tre hoặc sen.

MÔ HÌNH HOFTED

KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC (POWER DISTANCE)

Chỉ số về khoảng cách quyền lực của một quốc gia thể hiện mức độ chấp nhận sự bất
bình đẳng của một cá nhân trong xã hội hoặc trong một số tổ chức nhất định. Có thể
thấy rằng, điểm số hạng mục này của Malaysia đạt 100 điểm, một số điểm cao cho
thấy khoảng cách quyền lực ở đất nước này là rất lớn. Điều đó có nghĩa là xã hội
Malaysia chấp nhận sự mất cân bằng về phân phối quyền lực trong cộng đồng. Trong
một tổ chức, các nhân viên phải công nhận quyền lực của lãnh đạo, chỉ được gửi báo
cáo cho quản lý cấp cao và chỉ những vị lãnh đạo cấp cao mới có quyền tham gia các
cuộc họp kín. Điều này còn thể hiện ở đặc điểm về chiến lược của các doanh nghiệp,
hầu hết các quyết định quan trọng hay các ý tưởng của công ty đều được thực hiện bởi
các lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh thể hiện cấp bậc trong các tổ chức kinh doanh, khoảng
cách quyền lực còn thể hiện rõ rệt trong các thứ bậc về tuổi tác, trình độ học vấn, cấp
bậc trong gia đình như trong các mối quan hệ cha-con, sếp- nhân viên, …

6. Yếu tố hạn chế rủi ro (Uncertainty Avoidance)


Chiều văn hóa này thể hiện mức độ lo lắng của các cá nhân trong xã hội khi gặ phải
một trường hợp không chắc chắn. Chỉ số UAI càng thấp thể hiện người dân càng có xu
hướng chấp nhận và trải nghiệm những điều mới lạ. Malaysia là một quốc gia châu Á
đạt 36 điểm UAI, chứng tỏ rằng người Malaysia thoải mái chấp nhận và đối diện với
rủi ro và đôi lúc có thể phá bỏ các quy tắc hay luật lệ. Thật vậy, trong tác phong làm
việc của người Malaysia, ngoài những yếu tố liên quan đến tôn giáo thiêng liêng thì
mọi thứ đều hoàn toàn có thể linh động phù hợp với từng trường hợp khác nhau như về
thời gian, các quy định trong công ty, làm thêm giờ hoặc sự đổi mới nơi làm việc. Do
đó, trong khi ở nhiều quốc gia, nhiều cuộc họp phải được chuẩn bị và lên kế hoạch từ
sớm đồng thời phải vạch sẵn các ý chính thì người Malaysia lại có cách tiếp cận vấn đề
một cách nhã nhặn, nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, phong cách làm việc của người Malaysia
hoàn toàn cởi mở và ít mang sắc thái căng thẳng. Tuy nhiên, Malaysia đạt được một số
điểm thấp ở chiều văn hóa này nên cũng có nhiều điểm hạn chế như các cá nhân thiếu
trung thành với chủ, chỉ gắn kết với chủ/cấp trên trong thời gian ngắn. Đồng thời
người Malaysia thích làm việc trong các công ty nhỏ và ít làm theo ý mình nên thiếu đi
sự mới lạ và đột phá.

7. Yếu tố chủ nghĩa cá nhân

Trong số các chiều văn hóa, Hofstede cho rằng cặp phạm trù cá nhân- tập thể thể hiện
nền tảng của các nền văn hóa vì nó hiện diện trong nhiều hoạt động trong đời sống của
con người. Tương tự với nhiều quốc gia phương Đông khác, Malaysia có số điểm cho
chỉ số yếu tố chủ nghĩa cá nhân thấp (26 điểm). Điều này chứng tỏ rằng các quốc gia
này nói chung và Malaysia nói riêng đều coi trọng chủ nghĩa tập thể. Theo đó, xã hội
Malaysia đánh giá cao sự hợp tác, lòng trung thành và sự gắn bó lâu dài của một cá
nhân đối với một tổ chức. Tại quốc gia này, mỗi cá nhân chịu đóng góp cho sự phát
triển chung của tổ chức mà mình thuộc về, vì họ cho rằng sự lớn mạnh của tổ chức thì
quan trọng hơn sự phát triển nhỏ lẻ của các cá nhân, đây chính là động lực để họ đóng
góp tích cực hơn cho tổ chức của mình. Bên cạnh đó, chiều văn hóa này còn được thể
hiện trong mối quan hệ ngược lại- giữa tổ chức đối với các thành viên. Các tổ chức,
doanh nghiệp ở Malaysia có quan hệ gần gũi với các thành viên như là gia đình, bảo vệ
quyền lợi cho nhân viên và ít mang tính quyền lợi cá nhân. Điều này không có nghĩa là
các tổ chức này phớt lờ quyền lợi của nhân viên, mà là các thành viên và tổ chức có
mối quan hệ 2 chiều liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó, tổ chức phải chăm lo, đảm
bảo về lợi ích và sự phát triển của cá nhân, còn các cá nhân thì thì hành động phù hợp
với lợi ích của tổ chức.

Malaysia đạt số điểm trung bình cho mỗi tiêu chí là 53

SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA MALAYSIA VÀ VIỆT


NAM

Bảng tổng hợp điểm các chỉ số các chiều văn hóa theo mô hình Hoftede (Tổng
hợp lại từ biểu đồ ở website https://www.hofstede-insights.com/country-
comparison/malaysia,vietnam/ )

Malaysia Việt Nam


Chủ nghĩa cá nhân- tập thể 26 20
Khoảng cách quyền lực 100 70
Nam tính- nữ tính 50 40
Né tránh rủi ro 36 30
Nhìn vào bảng so sánh, có thể thấy được rằng số điểm cho mỗi chiều văn hóa
trong mô hình Hofstede của Malaysia đều cao hơn so với Việt Nam, tuy nhiên,
tỷ lệ giữa các chiều văn hóa trong 1 quốc gia lại có sự tương đồng đáng kể.

Thứ nhất, điểm số cao nhất mà 2 quốc gia này đạt được thuộc về chỉ số khoảng
cách quyền lực với 100 điểm cho Malaysia và 70 điểm cho Việt Nam. Điều này
thể hiện văn hóa Malaysia đề cao tính phân cấp hơn so với nền văn hóa Việt
Nam và mỗi cá nhân có xu hướng chấp nhận sự phân chia thứ bậc trong các tổ
chức, gia đình, tập thể một cách tự nguyện. Hệ thống thứ bậc giữa các thành
viên được công nhận là một điều bình thường, phổ biến trong các mối quan hệ
gia đình và xã hội, tạo nên cách ứng xử hợp lí giữa người và người. Theo đó, số
điểm cao như vậy ở cả hai quốc gia nói trên phản ảnh mức độ bất bình đẳng
trong một tổ chức vì các quyết định hầu hết được thực hiện bởi các quản lí cấp
cao, các nhân viên đều phải phục tùng mệnh lệnh, chỉ thị được đưa ra và các ý
kiến đóng góp của họ hầu như không có trọng lượng hoặc được không được cân
nhắc để áp dụng. Do đó, nét tương đồng này giữa hai quốc gia thể hiện sự bất
cập thường thấy là hầu hết các tổ chức đều mang dấu ấn cá nhân của người đứng
đầu, khoảng cách quyền lực càng lớn thì mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
ngày càng thêm gò bó, cứng nhắc, câu nệ hình thức và thiếu sự linh hoạt. Điều
này thể hiện rõ trong nền văn hóa Malaysia hơn ở Việt Nam, đây cũng là lí do
cho 30 điểm chênh lệch về điểm số của chiều văn hóa này ở giữa hai quốc gia.
Theo đó, ở Malaysia, cấp dưới phải gọi đúng chức vụ của người người cấp trên
kèm theo tên riêng của người đó hoặc phải xưng hô theo một cách trang trọng là
“Mr…” hoặc “Mrs…”.

Thứ hai, theo Hofstede, điểm số cho chiều văn hóa chủ nghĩa cá nhân- tập thể ở
Malaysia và Việt Nam lần lượt là 26 và 20, một mức điểm thấp thể hiện cả hai
quốc gia đều đặc biệt coi trọng tính tập thể. Mỗi cá nhân đều xem bản thân mình
chính là một hạt nhân trong một tập thể vì vậy họ xem thường cái tôi của bản
thân mình là đề cao lợi ích cộng đồng hơn. Do đó, họ ít có xu hướng tách biệt
với tập thể, thường ỷ lại và đi theo lối mòn định sẵn. Hệ quả là, kinh tế của hai
nước này thường chậm phát triển hơn so với các quốc gia đề cao chủ nghĩa cá
nhân như Mỹ. Bên cạnh đó, điều làm nên sự chênh lệch về điểm số trong chiều
văn hóa này là do sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ ở Malaysia
(Malaysia từng là thuộc địa của Anh), điều làm ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tư
tưởng của người Malaysia. Ngoài việc coi trọng tập thể thì họ vẫn chú trọng vào
phát triển và khẳng định bản thân. Họ phải luôn nỗ lực phấn đấu cho sự đi lên
của tổ chức, đồng thời để lại những dấu ấn mang tính cá nhân về năng lực, phẩm
chất để được thăng tiến và được xã hội thừa nhận.

Thứ ba, Hofstede đánh giá lần lượt 50 điểm và 40 điểm cho chiều văn hóa nam
tính- nữ tính ở Malaysia và Việt Nam. Điều này phản ánh một sự thật là, trong
hệ tư duy của các nước châu Á, xã hội thường đánh giá thấp vai trò của phụ nữ.
Tuy nhiên, Malaysia, một quốc gia đạo Hồi thì phụ nữ lại đóng góp vai trò đáng
kể trong xã hội. Theo đó, 22,68% phụ nữ ở Malaysia nắm giữ các vai trò chủ
chốt trong ban lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp, tương tự như vậy, tỉ lệ ở
Việt Nam là 36%. Khi phải đứng trước hai sự lựa chọn giữa gia đình và sự
nghiệp, ở cả hai quốc gia này, người phụ nữ đều có xu hướng đặt gia đình của
họ lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Điều này dẫn đến sự chênh lệch giới trong nhiều
ngành nghề và cấp bậc khác nhau trong xã hội như trong lĩnh vực điện tử, viễn
thông, quân đội hay các ngành kĩ thuật cao.

Từ các phân tích trên có thể thể đưa ra các kết luận về các thuận lợi và khó khăn
khi người Việt Nam kinh doanh tại Malaysia như sau:

Về thuận lợi, Malaysia và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa, giao
thoa trên cả 4 chiều văn hóa của mô hình Hofstede, nhờ đó một cá nhân hoặc tổ
chức Việt Nam chập chững bước vào môi trường kinh doanh của Malaysia cũng
hạn chế được sự bỡ ngỡ và nhanh chóng bắt nhịp được. Người Malaysia có khả
năng chấp nhận nhiều điều mới mẻ do đó việc kinh doanh và hợp tác với người
Malaysia không là quá khó khăn nếu tôn trọng những điểm đặc biệt liên quan
đến văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo của họ.

Về khó khăn, Malaysia chú trọng về khoảng cách quyền lực cũng như tính tập
thể trong xã hội, do đó con người thường có tính ỷ lại, tư duy tập thể cũng như
thiếu đột phá trong ý tưởng. Do đó kinh doanh thiếu đi tính sáng tạo vì chỉ dựa
vào những gì có sẵn. Thêm vào đó, yếu tố “nhập gia tùy tục” cũng hoàn toàn
đúng không chỉ khi bước vào môi trường kinh doanh mới như Malaysia mà với
tất cả các các nơi mới mà các cá nhân, tổ chức muốn bắt đầu kinh doanh.

You might also like