You are on page 1of 2

1.

“Google Trend Study” vừa thực hiện một khảo sát về các món ăn truyền
thống được ưa chuộng ở 24 quốc gia và 28 thành phố trên thế giới. Ba món
ăn chính trong khảo sát này là Phở của Việt Nam, món mì Ramen và Soba
của Nhật Bản. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ người Ấn Độ ưa thích món
Phở Việt Nam cao hơn hai món mì Ramen và Soba của Nhật Bản với 73%,
ramen 21% và soba 6%. Các quốc gia nơi món Phở Việt Nam được ưa
chuộng nhiều là Canada, Pháp, Mỹ và Úc.
Điều ngạc nhiên là Việt Nam không nằm trong số 24 quốc gia Google Trend
khảo sát, nhưng thành phố Hồ Chí Minh vào top các thành phố lớn trên thế
giới nơi món Phở được ưa chuộng với 98%.

2. Nhiều doanh nghiệp nhỏ của người Mỹ gốc Á như nhà hàng và tiệm làm nail
(nail salons) đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đại dịch Covid-19.
Một khó khăn lớn nhất với người Việt ở đây là rào cản ngôn ngữ (language
barriers). Tiếng Anh của họ chỉ đủ đế giao tiếp hằng ngày, nhưng họ có rất
nhiều hạn chế (limitations) khi đọc hiểu các văn bản hành chính nhất là về
các lĩnh vực chuyên môn như ngân hàng, pháp lý v.v. mà họ rất cần để nắm
được thông tin về các chương trình hỗ trợ của chính phủ Mỹ trong giai đoạn
bất ổn (this unsettling time) này. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với sự kỳ thị
đang gia tăng đối với người Mỹ gốc Á trên đất Mỹ. Nhiều người Mỹ đổ lỗi
người châu Á đã mang vi rút Corona đến đất nước họ (to blame someone for
doing something).

3. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen báo rằng Việt Nam là một trong các
quốc gia có tỉ lệ cao nhất về để dành tiền. Việt Nam được xem là một xã hội
tiết kiệm (a saving society), khác với nhiều quốc gia khác như Hoa kỳ hoặc
các nước phương tây, các xã hội tiêu dùng (consuming societies). Kết quả
cho thấy 69% những người Việt Nam tham gia trong khảo sát này nói rằng
họ gửi tiền dư thừa vào tiết kiệm (put extra money into savings). Thứ đến là
Trung Quốc với 66% và Indonesia 62%. Là một quốc gia đang phát triển,
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một đất nước giàu mạnh. Nhiều câu
chuyện đã được kể về người Mỹ gốc Việt đã gặp ít khó khăn hơn so với
người Mỹ da trắng do họ biết dành dụm cho những lúc khó khăn.

4. Người Hồi giáo (Moslems/ Muslims) trên toàn thế giới đã bắt đầu tháng
chay Ramadan (Month of Ramadan) hôm thứ ba. Theo truyền thống, trong
suốt tháng này người theo đạo Hồi sẽ nhịn ăn và uống (do not eat and drink/
go fasting) từ sáng đến tối. Có nghĩa là họ sẽ không ăn và uống khi có mặt
trời. Phong tục này có nghĩa là ngừng những thói quen không lành mạnh (to
stop unhealthy habits) và cảm thấy gần với Chúa/ Thượng đế / Thánh hơn
(to feel closer to God). Đến cuối ngày khi mặt trời thực sự đã lặn, họ sẽ tập
trung gia đình và bạn bè ăn một bữa thật thịnh soạn (a big feast) có tên gọi là
“iftar”.

5. Năm ngoái, tháng chay Ramadan đúng vào lúc bắt đầu đại dịch Covid.
Nhiều nhà thờ Hồi giáo (mosques) phải đóng cửa. Năm nay, tình hình dường
như lắng dịu hơn và các nhà thờ (mosques) đã được mở cửa lại. Tuy nhiên,
các chính phủ vẫn cấm (ban) tụ tập đông người (crowded / large gatherings)
ở các nhà thờ cũng như các nhà hàng ăn uống.

Mecca ở Á Rập Xê Út (Saudi Arabia) là trung tâm thánh địa của người Hồi
giáo. Đây là nơi thiêng liêng nhất của người Hồi giáo (Islam’s holiest site).
Tại Lebanon, các kế hoạch tổ chức tháng chay Ramadan đã phải thay đổi khi
quốc gia này đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch
sử của mình.

You might also like