You are on page 1of 8

3. Giờ giấc và sinh hoạt.

Thưa cô giáo và các bạn, tiếp theo chúng ta sẽ đến với phần giờ giấc và sinh hoạt của
khách Ấn Độ. Trước tiên cho mình xin cánh tay của nhóm làm về tâm lý du khách Anh
được không ạ (đưa câu hỏi về thgian, hoặc là các bạn khác, các bạn cứ mạnh dạn dơ tay,
trả lời kiểu gì cũng đúng mà không đúng thì sao, thì sai !!).
Không có khái niệm đúng hẹn
Như các bạn biết, trong phần lịch sử hình thành của Ấn Độ, Anh Hoàng cũng đã trình
bày rằng AD là nước thuộc địa của Anh trong gần 2 thế kỉ, vì Anh rất là coi trọng thgian,
cho nên ng Ấn Độ họ cũng sẽ bị lây cái tật này của người Anh, các bạn nghĩ thế thật à,
KHÔNG HỀ đa số khách du lịch Ấn Độ đều trễ hẹn. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thiểu số
và tớ hy vọng khi làm HDV cta sẽ né được cái ông đa số kia ra. Nói vui như vậy chứ
mình mà làm HDV khách trễ giờ là bình thường. Khách nào cũng vậy, chủ yếu là cách
làm, cách nói của mình ra sao để họ thấy nể phục mà tuân theo cái quy tắc mà mình đã đề
ra.(còn làm sao để họ nể phục thì các bạn cứ đặt câu hỏi)
Hẹn lại giờ vào phút cuối
Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung
Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc vì phụ
nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình. Nam
giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút
cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn Độ.
Đã Đến giờ nghỉ
Giờ làm việc của người Ấn bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ
Hai đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ
không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù việc đó
là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã đến giờ nghỉ.
Phải nói một điều rằng, thời gian sinh hoạt của người Ấn Độ khó đoán như những định
luật vật lý trong phim của họ vậy, chính vì thế mà chúng ta cần phải học, cần phải tìm
hiểu thật rõ những vị khách khó tính ấy để phát triển ngành du lịch Việt Nam ngày càng
mạnh mẽ - xứng đáng với công việc chúng ta đang làm đó là 1 đại sứ du lịch.

4. Phần Ăn Uống:
Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là đất nước đông dân thứ hai trên thế giới với hơn 200
dân tộc khác nhau, đất nước được chia ra làm 29 bang và 7 khu vực, điều này thể hiện
rằng nền ẩm thực, khẩu vị của người Ấn Độ được coi là vô cùng đa dạng, phong phú và
cũng phức tạp như chính cộng đồng cư dân ở đây vậy (hơn nữa nó còn đặc biệt bởi cách
ăn uống của họ). Và không luyên thuyên dài dòng nữa, Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu
xem nó có gì khác biệt và tạo nên thương hiệu trong cách ăn uống của du khách Ấn Độ.
Có thể nói, một đặc điểm không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực của người Ấn Độ
chính là gia vị bởi nơi đây đã được mệnh danh là thiên đường của các loại gia vị. Vì thế,
các món ăn tại Ấn Độ luôn rất đậm đà gia vị và được kết hợp từ nhiều loại gia vị phổ biến
không thể thiếu của người Ấn như là ớt, lá thì là, lá quế, đinh hương, lá bạc hà, nghệ, cà
ri,…Cách kết hợp nhiều loại gia vị và đặc biệt là vị cay trong các món ăn một phần do
yếu tố khí hậu và truyền thống bao đời nay. Theo họ, sử dụng các món ăn cay nóng sẽ
giúp loại bỏ vi khuẩn và các loại thảo dược tốt cho sưc khoẻ.
Với người dân Ấn Độ, ẩm thực không chỉ là món ăn. Nó còn là sự kết hợp của nền văn
hóa truyền thống hết sức lâu đời. Các loại gia vị Ấn Độ được sử dụng tinh tế tạo nên
hương vị vô cùng lôi cuốn cho các món ăn. Bên cạnh đó chúng còn rất tốt cho sức khỏe
và sức đề kháng của con người. 
Bên cạnh đó, khách du lịch Ấn Độ cũng có những kiêng kị nhất định, vì hồi Giáo và
Ấn Độ giáo chiếm số lượng % lớn tổng dân số nước này nên đối tượng khách này chúng
ta sẽ ưu tiên để nói đến. Với những người thực hành Hồi giáo, họ không ăn thịt lợn. Còn
với Ấn Độ giáo, bò là loài vật linh thiêng nên cũng bị loại khỏi danh sách thực phẩm hàng
ngày của họ.
Trong khi ăn
Mâm cơm Ấn Độ
Như các bạn thấy trên slide là hình ảnh của một mâm cơm mẫu mực tại ấn độ, nó
không những có cơm mà còn cả bánh mì và được xếp xung quanh bởi những bát nước sốt
hấp dẫn và đầy màu sắc sực sỡ. Ngoài ra mâm cơm còn không quên trang bị thêm 1 cốc
nước nguội(trà gừng hoặc là sữa hạt) để phòng chống mắc nghẹn nữa các bạn ạ.
Ăn bằng tay
Và như mình có nhá một chút trc đó rằng cách ăn của người Ấn đã tại nên thương hiệu
của họ thì ngay sau đây chúng ta sẽ được tìm hiểu về nó. Nếu như người Á Đông thường
dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay.
Điều này đã tạo nên một nét khác biệt trong cách chế biến và nêm nếm khẩu vị các món
ăn.
Nguồn gốc của việc ăn bằng tay không phải do họ không có bát đũa hay thìa dĩa mà là
do người Ấn Độ luôn tâm niệm rằng hạt gạo chính là hạt ngọc do trời ban cho. Vì vậy
người dân Ấn phải dùng tay để bốc trực tiếp, cầm vào đồ ăn thì mới thể hiện được sự trân
trọng, biết ơn chúa trời.
Và một điều nữa, Tuyệt đại đa số người Ấn Độ ăn tay phải và chỉ có tay phải mà
thôi, tay trái thì sử dụng để cầm cốc uống nước (bàn tay trái được xem là bàn tay
không sạch sẽ do sử dụng đụng chạm nhiều vào những khu vực ô uế, dơ bẩn.), nước
uống cũng rót thẳng vào miệng chứ không được ngậm vào miệng cốc. Hơn nữa, nước
uống phải là nước lã chứ không phải nước đã đun sôi.
Và cũng theo người Ấn, thì 5 ngón tay sẽ tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, và
trời. Cho nên, khi dùng tay để ăn sẽ cảm nhận hết hương vị của đồ ăn chuẩn hơn, ngon
nhất.Và để kiểm chứng cho điều này thì mình nghĩ trong tương lai gần các bạn nên ăn bốc
bằng tay thử một lần xem sao.
Thời điểm ăn
Nếu như thời điểm ăn của người Việt ta được coi là khá chuẩn thì đối với người Ấn lại
trái ngược hoàn toàn. Những bữa ăn trong ngày của họ bắt đầu muộn như các bạn thấy
trên slide. Theo thông tin tìm hiểu của nhóm mình thì 1 phần do truyền thống ăn muộn lâu
đời của Ấn Độ, bên cạnh đó một phần cũng do sự sai lệch múi giờ trong nhiều năm nên
việc ăn muộn đã ngấm sâu vào máu họ. Cứ tưởng nhập gia tuỳ tục là thế, tuy nhiên, nhiều
trường hợp bi hài đã sảy ra với những hướng dẫn viên VN đó là việc khách của mình ăn
quá muộn, dẫn đến việc các quán hàng đều đã đóng cửa hết thì mấy ông thần này mới bắt
đầu thấy đói. Tìm hiểu và chuẩn bị trước không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy lưu tâm đến
điều nay để sau ra gặp khách Ấn Độ đỡ bỡ ngỡ..
Hai nội dung khá thú vị trên đã kết thúc phần thuyết trình của mình, sau đây mời các
bạn cùng nhau đi qua nội dung tiếp theo do bạn Sơn trình bày.

Cari: Họ đi đến đâu là mùi cari bay tới đó


Nước uống: Họ không thường uống rượu mà uống các thức uống rất là healthy
Các bạn có biết quốc gia nào an toàn trên thế giới đối với người tham gia giao thông ?
Có một điều chắc chắn rằng đó không phải Việt Nam và Ấn Độ. Đặc biệt là Ấn Độ, vì
nước này lọt top 10 những quốc gia nguy hiểm nhất với người tham gia giao thông theo
báo cáo của công ty giáo dục lái xe quốc tế, bởi vì mật độ dân cư vô cùng dày đặc cũng
như an toàn giao thông lỏng lẻo. Nói không phải đùa chứ có khi khách Ấn Độ qua VN
còn dắt cả HDV qua đường ý các bạn ạ

Thân chào các anh chị em và các bậc tiền bối trong nghề . Nghĩa chỉ là bậc hậu bối
trong nghề hdv, về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với rất nhiều các cô chú anh chị trong nhóm
này. Nghĩa cứ do dự mãi không muốn viết vì bài viết kia đã hơn 1 năm. Lúc nãy Nghĩa
vừa nói chuyện với một đơn vị lữ hành ở Sài gòn , điều hành cũng nhắc đến clip của các
anh chị HDV đòi tiền tip ở sân bay vừa rồi và đọc các dòng bức xúc của các ACE bức xúc
khi đi tour với khách Ấn nên Nghĩa xin mạt phép chia sẻ đôi dòng về kinh nghiệm cá
nhân của Nghĩa để anh chị em tham khảo. Rất mong được các cô chú và ACE đóng góp
và chỉ bảo thêm .
Như bài : VÌ SAO TÔI KHÔNG ĐI KHÁCH ẤN bạn Anh Vương đã chia sẻ các tật xấu
của khách Ấn , Nghĩa xin tạm gút lại các tật xấu như sau :
1/ KHÔNG TÔN TRỌNG NGƯỜI PHỤC VỤ ( HDV – TX ).
2/ LUÔN TRỄ GIỜ
3/ LUÔN ĂN TỐI TRỄ
4/ CÓ CÁC TẬT XẤU VẶT VÃNH
5/ XÙ BO
6/ MÊ GÁI , XÀM SỠ.
7/ CTP TOUR ẤN THẤP ( CÁI NÀY THÊM THÔI – KHÔNG LIÊN QUAN TỚI
KHÁCH)
Theo như chia sẻ của anh THÁI HỒNG ĐỨC các ACE nên chia sẻ để các công ty đang
đánh vào thị trường Ấn Độ nên coi lại cách tính giá tour và chọn lựa phân khúc khách
hàng. Khi ngồi viết những dòng này thì Nghĩa cũng chẳng hay ho gì, cũng nếm đủ mùi
các vấn đề mà các ACE đã trải qua nhưng Nghĩa chẳng bao giờ than phiền trên FB của
mình mà Nghĩa coi đó là thử thách dành cho bản thân và làm sao khắc phục nó.
Để khắc phục được tình trạng này trước hết phải hiểu khách hàng mình là ai?
TRƯỚC HẾT LÀ TẦNG LỚP NÀO CỦA XÃ HỘI ẤN ĐỘ CÓ THỂ ĐI DU LỊCH VÀ
TÍNH CÁCH HỌ NHƯ THẾ NÀO, TỪ ĐÓ CÓ CÁCH LÀM VIỆC VỚI HỌ THÔI.
TÙY VÀO TỪNG DÒNG KHÁCH HÀNG MÀ CÓ MỖI CÁCH CƯ XỬ KHÁC
NHAU.
Trước hết , các ACE phải biết xã hội Ấn Độ ảnh hưởng từ văn hóa Hindu giáo, xã hội
phân tầng giai cấp ra 5 cấp:
I. Giai cấp cao nhất là ”Brahmani” gồm các tư tế, các người trí thức, các nhà chú giải các
văn bản thánh, dậy dỗ và truyền thụ.
II. Giai cấp thứ hai là ”Kshatriya” gồm, vua, các nhà lãnh đạo quân sự, các chiến sĩ tức
giới thượng lưu quân sự.
III. Giai cấp thứ ba là ”Vaishya” gồm các thương gia, các nông dân và các người chăn
nuôi súc vật.
IV. Giai cấp thứ tư là ”Shudra” gồm các người làm thủ công nghệ, đầy tớ và công nhân
thợ thuyền.
IV. Thấp nhất trong bậc thang xã hội là các người ”ngoài giai cấp” thường được gọi là các
người ”paria” hay ”không thể đụng tới”, vì các công việc ô uế và hèn hạ họ làm như thu
dọn vệ sinh, chùi rửa cầu tiêu và chôn người chết. Hay những người đã vi phạm các luật
lệ và mất các quyền xã hội và tôn giáo như thành phần của các giai cấp khác….. Ngày nay
những người ”paria” này thích tự định nghĩa họ là ”dalit”, những người ”bị áp bức”.
Hệ thống phân chia giai cấp trên đây được biện minh bởi Kinh Rig Veda, là phần đầu của
kinh điển Ấn giáo, theo đó giai cấp Brahmani cao nhất bắt nguồn từ đầu của thần tạo
dựng Brahma, giai cấp Kshatiya và giai cấp Vaishya bắt nguồn từ hai cánh tay và hai
chân của thần Brahma, trong khi giai cấp Shudra thấp nhất bắt nguồn từ hai chân của thần
và hiện nay xã hội Ấn có khoảng 200 triệu người thuộc tầng lớp Paria, chiếm hơn 1/7 dân
số Ấn Độ.
Theo như nghĩa của cách phân cấp trên thì chúng ta – HDV Tài xế trong xã hội Ấn giáo là
thuộc tầng lớp thứ 4, vì thế nên tầng lớp mà được đi du lịch ở thời điểm này trong xã hội
Ấn Độ là họ thuộc tầng thứ nhất đến tầng thứ ba, nên khi họ sang nước ta trong đầu họ là
mặc định họ trả tiền và chúng ta là những người phục vụ từ đó xảy ra vấn đề 1 và 2 mà
Nghĩa đề cập ở trên.
Còn ăn tối trễ là do văn hóa Ấn họ có thói quen ăn tối trễ, khác chúng ta có thói quen ăn
sớm rồi nghỉ sớm, chúng ta khó mà thay đổi được họ giống như cách mà người khác bảo
chúng ta thay đổi thói quen của bản thân, các ACE cần bao lâu để thay đổi thói quen của
mình ? Nên khoảng này tùy bản lĩnh của hdv mà có thể bảo khách ăn sớm hoặc trễ.
Còn tật số 4 và số 5 thì do sống trong xã hội như thế sẽ sinh ra các tật xấu như thế là điều
dễ hiểu. Các ACE nhìn lại người Việt mình có các đức tính đó hay không ( đọc các bài
báo người Việt đi du lịch nước ngoài cách đây vài năm các anh chị em sẽ thấy ).
Còn tật số 6 thì Nghĩa xin phép không bàn sâu nhưng theo hiểu biết của Nghĩa là do thực
phẩm của Ấn Độ có nhiều tính dương nên người đàn ông Ấn luôn hừng hực………
chuyện ấy. Nên khi thấy gái đẹp Việt Nam là không kiềm chế được, hay…..lộ tật 35 ra là
thế. Vấn đề này các chị em có chồng rồi mới hiểu được, còn các em chưa chồng thì
……..hỏi các chị vậy.
Còn vấn đề số 7 là do các công ty mà các ACE làm việc, thỏa thuận ngay từ đầu, có
những Điều hành, Giám đốc công ty đứng sau hỗ trợ , bảo vệ quyền lợi ACE nhưng cũng
có những điều hành, công ty giao tour cho HDV xong rồi nói chuyện kiểu bố thí ( Nghĩa
trải qua đủ nhé ) nên tùy từng mối quan hệ mà các ACE lựa chọn thôi, khách hàng không
quyết định công tác phí hay TIP cho các ACE. NÊN CÁC ACE E THỎA THUẬN
NGAY TỪ ĐẦU, RÕ RÀNG , HỢP LÝ THÌ NHẬN – KHÔNG HỢP LÝ THÌ TỪ CHỐI
NGAY TỪ ĐẦU CHO KHỎI MẤT LÒNG 2 BÊN.
TỪ NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN NÊN NGHĨA XÁC ĐỊNH – ĐÃ NHẬN LÀM THÌ
KHÔNG THAN – MÀ ĐÃ THAN THÌ KHÔNG NHẬN, VÀ LÀM SAO ĐỂ KHỎI
PHẢI THAN. ĐÓ LÀ LÀM CHO KHÁCH PHẢI ĐI THEO Ý MÌNH VÀ TÔN TRỌNG
MÌNH. Nghĩa xin chia sẻ cách giải quyết vấn đề từ số 1-6 nhé :
Thứ 1 : Ngày đầu đón khách chúng ta nên chỉnh tề, tươi cười chào đón khách đến với
đất nước chúng ta , tạo sự thân thiện ngay từ đầu. Điều này quyết định 50 % những lời nói
của các anh chị được khách hàng tôn trọng và lắng nghe hay không.Không nên có suy
nghĩ ( khách Ấn Độ là bèo bọt rồi, không mua sắm, ki bo ,….các kiểu ) từ đó, những suy
nghĩ này nó sẽ hiện lên ánh mắt của các ACE và khách hàng sẽ cảm nhận được.
Thứ 2 : Sau màn chào hỏi giới thiệu sơ qua về đất nước mình, về thành phố mình, các anh
chị hãy giới thiệu sơ sơ về đất nước Ấn Độ ( giọng ngưỡng mộ về các đức tính tốt đẹp
hay các công trình nổi tiếng bên nước bạn ) để tìm sự tương đồng với khách hàng, đồng
thời nói luôn là tui nghe nhiều người nói bên đất nước ông bà đang phân chia xã hội thành
5 cái đẳng cấp mà Nghĩa chia sẻ như trên phải không ? Lúc này cả xe sẽ nhao nhao lên
khó chịu vì sao thằng/con hdv này nó nói đất nước mình như thế, chúng tao tốt đẹp hơn
những điều mày nghe nhiều. Tiếp đến là tươi cười cám ơn những điều ông bà đã chia sẻ,
tui cũng không tin những điều mà người ta nói, tui tin đoàn chúng ta là những vị khách dễ
thương từ đất nước Ấn với những đức tính tốt đẹp và các công trình vĩ đại mà tui ao ước
được một lần được đặt chân đến trong cuộc đời của tui. Nên tui cũng biết là khi ông bà
sang du lịch đất nước tui ông bà cũng sẽ tôn trọng những nét văn hóa của đât nước tui , rất
mong được sự giúp đỡ của ông bà để đoàn chúng ta có 1 chuyến đi tốt đẹp ,đầy kỉ niệm
về đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng tôi. Sau đây là các quy định cho đoàn : a, b,c,
d….mỗi một câu là hỏi ông bà thấy điều này được không ạ, vì sĩ diện mà 70% sẽ đồng ý,
30% còn lại ấm ức khó chịu nhưng sẽ im lặng vì số đồng ý quá nhiều, với lại không đồng
ý các điều kiện như đúng giờ, đi ăn sớm hơn thường ngày ở đất nước bạn vì đất nước
chúng tôi nhà bếp thường đóng bếp lúc 21 h thì sẽ mất nét quá.
Thứ 3 : Các tật xấu vặt vãnh thì các ACE có thể mượn hình ảnh người Việt ra so sánh, kể
các câu chuyện người Việt từng ra nước ngoài từng làm xấu mặt hình ảnh người Việt như
thế nào, và dưới góc độ người làm du lịch, ông bà có biết không tui cảm thấy xấu hổ với
ông bà khi chia sẽ những điều này vì họ chỉ là 1 số nhỏ của người Việt chứ không phải
đại đa số nhưng làm chúng tôi phải mang tiếng .( Lúc này dưới xe có mấy thành phần có
tính này sẽ thấy nhột nhột , sẽ dè chừng cho các hành động…….đã dự định trong đầu)
nên điều này sẽ giảm được khoảng 80% cái vụ số 4.
Thứ 4: Giải quyết vấn đề số 5: 1 là hãy làm việc với cty, tùy vào tình hình mà cứng mềm
với khách hoặc TL nhưng hãy nên khơi gợi lòng hào phóng của khách hàng ( xã hội Ấn
họ rất thường hay cúng dường cho các đền thờ ) nên thâm sâu trong bản chất con người
Ấn vẫn có lòng trắc ẩn và sự lương thiện, ACE hãy khơi gợi nó – trong sách ĐẮC NHÂN
TÂM của Nguyễn Hiến Lê có chỉ các cách này !
Thứ 5 : Cái vụ này không khó, tùy theo quan điểm của từng ACE, nó chỉ là vấn đề sinh
lý, nếu họ thích thì cho họ giải quyết thôi, chỉ có điều có đủ tiền chơi hay không. Tùy
quan điểm của ACE, Nghĩa không bàn sâu vấn đề này nhưng chỉ cho khách chơi có nét và
học cách tôn trọng phụ nữ- ăn có nơi chơi có chỗ.
Và khi viết những dòng này Nghĩa chia sẻ Nghĩa lấy kinh nghiệm từng bị người Việt đối
xử tệ như thế nào rồi đem nó áp dụng lại trên đường tour với khách Ấn thôi. Bài viết được
viết ra từ những cảm xúc của một HDV mới vô nghề, bị một anh HDV đàn anh chửi vào
mặt “ Mày biết con …c gì mà lên tiếng vì anh ki bo tới mức sáng sớm vô nhà hàng người
ta xin cho khách tiểu mà không mua nổi ly café cho người ta trong khi anh về văn phòng
thì nói xấu hdv thực tập chẳng biết điều, ca na khúm núm mời điều hành đi ăn trưa, tâm
sự của một hdv từng bị TL Ấn Độ ăn tiền tip ngay trước mắt mà khi báo về điều hành :
Điều hành phán cho một câu: Việc của anh , anh tự lo đi, gọi hoài hay anh cố gắng lên đi
trong khi CTP chỉ trả 550k, là tâm sự của 1 hdv từng hỏi thẳng 1 GĐ cty ngoài HN hỏi
khi nào chị có tiền TIP theo tour cho HDV và tài xế, đáp lại chỉ là ánh mắt ngó lơ và câu
trả lời “ Để chị xem rồi báo em sau rồi chẳng bao giờ thấy báo” , hay những năm tháng
xin đi học theo tour khu Tây ba lô, sáng sớm mặt mày hớn hở mời ly café sáng anh tài
xế…..hoàng gia để rồi nhận câu trả lời gọn lỏn “Mày thực tập mới mà muốn mời café tao
ah ? chỉ vì Giám đốc cty sử dụng anh ta như công cụ “nghe lén” xem hdv hay nhân viên
cty nói về GĐ như thế nào… ….và còn nhiều thứ khác nữa. Từ đó Nghĩa lên tour phải để
cho khách thấy mình là mình, mình không phải là cấp thứ 4 trong xã hội của họ. Nghĩa
từng bị khách Ấn bắt dắt đi coi mấy nhà hàng cho bữa ăn tối, tới chỗ nào bảo cũng không
xứng đáng với tao, rồi cuối cùng cũng chọn được 1 cái trên đường Hai Bà Trưng vào lúc
9:30 tối , vào chọn được thức ăn xong ngồi ăn ngon lành mà chẳng thèm hỏi hdv ăn uống
gì một câu, Nghĩa thấy thế bèn chọn bàn ngồi kế bên ,gọi thức ăn ra, bảo quản lý nhà hàng
rót cho ly vang ……..Đà Lạt, nhưng cho mượn chai Vang xịn Chile loại khui dở bán ly
cho khách để lên bàn rồi ngồi uống. Khách ngồi kế bên liếc sang rồi đứng dậy sang bàn
mình hỏi mày làm hdv mà sang thế ah? Ăn nhà hàng mà còn uống cả rượu xịn nữa ?
Nghĩa bèn trả lời : Xin thưa ông bà, tui phục vụ ông bà dưới góc độ là hdv- là công việc
của tui, còn ăn uống là cuộc sống riêng của tui – và đây là phong cách của tui , tui gọi
thức ăn , gọi rượu tui trả tiền chứ ông bà có mời tui ăn cái gì đâu, khách đành im lặng bỏ
về bàn, từ đó, sang ngày hôm sau không bao giờ có thái độ coi thường hdv và tài xế nữa.
KHI VIẾT NHỮNG DÒNG NÃY NGHĨA VẪN TÂM ĐẮC VỚI CHIA SẺ CỦA
ANH THÁI HỒNG ĐỨC , CÁC ACE HÃY NÓI LÊN NGUYỆN VỌNG CỦA MÌNH,
THỎA THUẬN VỚI CÔNG TY MỨC PHÍ CÁC ANH CHỊ EM HÀI LÒNG ĐỂ KHI ĐI
LÀM ĐƯỢC THOẢI MÁI , NHẬN ĐƯỢC MỨC PHÍ XỨNG ĐÁNG VỚI CÔNG SỨC
LÀM VIỆC MÀ ACE BỎ RA VÀ QUAN TRỌNG NHẤT LÀ ĐỂ LẠI HÌNH ẢNH ĐẸP
CỦA ĐÂT NƯỚC TRONG LÒNG NHỮNG DU KHÁCH ĐẶT CHÂN ĐẾN ĐẤT
NƯỚC CHÚNG TA.
CHÚC CÁC ACE CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM, DỒI DÀO SỨC KHỎE ĐỂ TIẾP TỤC
CÔNG VIỆC ĐẦY TỰ HÀO CỦA ACE MÌNH – NHỮNG ĐẠI SỨ DU LỊCH CỦA
ĐẤT NƯỚC !
P/S:
- Nghĩa xin lỗi nếu như bài viết này đụng chạm đến một số anh chị nào đó, làm cho anh
chị khi đọc bài này các anh chị cảm thấy khó chịu.
- Đừng vì địa vị, hay tiền bạc mà phải cúi mình trước người khác. Vì nếu chúng ta sẽ theo
quy luật đó thì kết quả sẽ là" Đến vì cái gì thì ra đi vì cái đó" . Khi người ta không còn địa
vị hay lợi ích chúng ta mong muốn, thái độ chúng ta sẽ khác hẳn.
- Chúng ta sống chỉ có một đời, hãy là chính mình. Vì thế hãy để người khác cảm thấy
may mắn khi có bạn !
- SỰ TÔN TRỌNG, LÒNG CHÂN THÀNH là 2 thứ xa xỉ đối với những người không có
đức tính này, hãy mang nó đến cho họ. Và các ACE sẽ cảm nhận được sự vi diệu của 2
điều này !
CÁM ƠN ACE ĐÃ ĐỌC ĐẾN DÒNG NÀY !

You might also like