You are on page 1of 2

Phân tích những nguyên nhân thất bại của Dunkin’ Donuts.

1) Vấn đề về giá cả của Dunkin’ Donuts.

Mức lương trung bình ở Ấn Độ là khoảng ₹30.000 (Rupee Ấn Độ) mỗi tháng,
tương đương với 420 đô la Mỹ ở Hoa Kỳ. Theo Zomato, chi phí trung bình cho hai
người tại Dunkin' Donuts ở Ấn Độ có thể vào khoảng ₹600 - khá cao đối với hầu hết
những người đang kiếm được mức lương gần trung bình hoặc dưới trung bình.

Điều này đã khiến nhiều người không lựa chọn Dunkin’ Donuts và đây là một
trong những lý do tại sao Dunkin' Donuts có thể không bao giờ trở thành món ăn
chính ở Ấn Độ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chuỗi giá cao của phương Tây đều
thất bại ở Ấn Độ. Chẳng hạn, KFC đang hoạt động tốt và có khoảng 400–500 cửa
hàng ở vùng đất của những người ăn chay. Đầu tiên, đồ ăn của KFC thì khá là mặn và
không quá ngọt. Thứ hai, công thức chế biến của KFC thực sự độc đáo so với món cà
ri gà của Ấn Độ, điều này mang lại cho KFC một nét độc đáo.

2) Chọn không đúng thức uống phù hợp với khẩu vị của người dân Ấn Độ.

Không giống như các nước phương Tây, nơi mà người ta thích café, người Ấn Độ
lại ưa thích 1 loại thích uống khác, được gọi là Chai. Có nhiều loại Chai khác nhau
trên toàn thế giới, tuy nhiên ở Ấn Độ, họ làm Chai một cách rất độc đáo, Chai ở Ấn
Độ không có nhiều sự đa dạng trong hương vị Chai, đơn thuần đó chỉ là những thành
phần truyền thống của họ như sữa, đường, lá trà khô, gừng, bạch đậu khấu. Những cái
mà khiến Chai của họ trở nên đặc biệt và đậm vị nhất.

Tuy nhiên, khi đi vào thị trường Ấn Độ, Dunkin’ Donuts lại đem đến café Espresso
và trà đá, thứ mà người dân Ấn Độ cảm thấy khác lạ, và không quen dùng, điều này
khá giống với cách mà Starbucks làm ở Việt Nam, họ đã từng thất bại trong việc bán
loại đồ uống.

3) Khẩu vị đồ ngọt của người Ấn Độ khác biệt so với Donuts.

Ẩm thực Ấn Độ có rất nhiều món ăn ngọt khác nhau, vì thế, Donuts không thực sự
sẽ là một thứ gì đó đặt biệt, khác biệt ở đất nước Châu Á này. Rất khó cho Donuts để
có thể cạnh tranh lại với các loại bánh ngọt, đồ ngọt ở địa phương, rất đa dạng và
phong phú.

Việc người Ấn Độ không quen ăn đồ ngọt vào buổi sáng không có nghĩa là không
có chỗ cho những sản phẩm đó trên thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu
thụ thực sự rất là lớn, ở Ấn Độ có hàng trăm doanh nghiệp gia đình, họ được gọi là
Mithaiwalas (người bán đồ ngọt), đã bán đồ ăn vặt, đồ ngọt trong nhiều năm. Dokin
Donuts, một thương hiệu Mỹ ở Ấn Độ phải cạnh tranh với những cửa hàng địa
phương này, những cửa hàng mà họ thực sự có mối quan hệ gắn kết hơn với người dân
địa phương, có sự tương đồng văn hóa.

4) Dunkin Donuts đã thất bại trong việc hiểu được thói quen ăn sáng của người
Ấn Độ.

Dunkin’ Donuts được biết đến là một nhà hàng thức ăn nhanh tập trung vào buổi
sáng, nhưng thói quen ăn sáng ở Ấn Độ lại hoàn toàn khác. Ấn Độ là một quốc gia đa
dạng văn hóa, món ăn ở mỗi vùng mang một nét riêng biệt. Ví dụ, ở phía Bắc Ấn Độ,
người ta thích ăn một loại bánh mì truyền thống có tên là Paratha vào buổi sáng. Ở
phía Nam thì người ta lại thích ăn Medu Vada, một món rán kiểu Ấn Độ, hay là Idli –
một loại bánh gạo, hay Dosa - một loại bánh mì mỏng làm từ bột gạo trông giống như
bánh crepe.

Điểm mấu chốt có thể thấy ở đây là, dù là miền Bắc hay miền Nam, người Ấn Độ
có rất nhiều loại thức ăn sáng mà họ đã quen ăn trong nhiều thế kỷ. Dunkin’ Donuts
xuất hiện vào năm 2012, khi mà người Ấn Độ đã quen với những món ăn sáng đã xuất
hiện từ lâu đời trên đất nước họ, họ không muốn tiêu thụ các loại đồ ăn đến từ nơi
khác, cái mà được gọi là Donut kia.

Kết luận

Tóm lại, do tính chất sản phẩm và giá cả quá cao, Dunkin’ Donuts đã và đang
còn gặp rất nhiều khó khăn ở thị trường Châu Á này. Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ
rộng lớn, sẽ luôn có nhiều người muốn trải nghiệm thử thực đơn của nhà hàng. Tuy
nhiên, cứ đà này, sự tăng trưởng dài hạn vẫn sẽ tiếp tục chậm lại, nếu không đưa ra
những đột phá, bước đi mới trong tương lai.

You might also like