You are on page 1of 2

Đề bài: Các áp lực Mc Donald's đã gặp tại thị trường Việt Nam là gì?

MD đã áp
dụng chiến lược gì tại Việt Nam trước những áp lực đó?

1.Đồ ăn Việt còn nhanh hơn cả đồ ăn nhanh McDonald’s

Ở Việt Nam, dù không có khái niệm “đồ ăn nhanh” nhưng tất cả các món ăn đều
rất nhanh. Dù là phở hay bánh mì, thì khách hàng đều có rất nhiều lựa chọn
nhanh gọn lẹ cho các bữa ăn.

Phở, người bán chỉ cần vài chục giây chuẩn bị là có thể phục vụ khách hàng. Bánh
mì cũng vậy, chỉ mất khoảng một phút, người bán đã xẻ bánh mì, bỏ nhân xong
vào bánh để đưa đến tay khách hàng.

Vậy nên điểm độc đáo nhất trong chiến lược kinh doanh của McDonald’s - Nhanh
- đã “không còn đất dụng võ” tại thị trường Việt Nam.

2. Cạnh tranh khốc liệt với các quán địa phương

Theo thống kê trong năm 2018, trên cả nước Việt Nam có khoảng 540.000 đơn vị
phục vụ dịch vụ ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng địa phương.

Ăn uống vỉa hè đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam. Thức ăn đủ
các kiểu đều có ở mọi nơi, dù trên các lề đường hay trên những con thuyền dưới
sông. Trong khi đó, thực đơn của McDonald’s chỉ xoay quanh các loại burger và
nước uống. Rõ ràng, người Việt Nam có nhiều lựa chọn rẻ hơn, ngon hơn, phù
hợp hơn ở bên ngoài so với trong những cửa hàng McDonald’s

3. McDonald’s áp giá “tây” vào thị trường “ta”

Hiện tại, một phần Big Mac ở Việt Nam có giá khoảng 65.000 VNĐ (2.82 USD). Đây
là cái giá hợp lý cho đời sống phương Tây. Tuy nhiên với mức chi tiêu ở Việt Nam,
giá cả này khá xa xỉ và không thích hợp dùng hàng ngày.
Theo Numeo, một bữa ăn ở Việt Nam chỉ tốn trung bình khoảng 50.000 VNĐ (2.16
USD), trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có thể đắt gấp đôi, khoảng 100.000
VNĐ (4.32 USD).

Việc phải chi trả gấp đôi cho một chiếc burger, một cốc nước ngọt và một vài
miếng khoai tây chiên đã kéo dài hố sâu giữa khách hàng và McDonald’s. Mặc dù
McDonald’s đã có một vài món cải biến phù hợp khẩu vị địa phương, như món
cơm gà và cơm tấm, tuy nhiên không phải thực khách Việt Nam nào cũng đủ tài
chính để làm khách quen ở các cửa hàng McDonald’s.

4. Người Việt quen ăn chung

Không phù hợp với văn hóa địa phương là lý do dẫn đến sự thất bại của Starbucks
ở Úc và KFC ở Israel.

Trong văn hóa Việt Nam, cả gia đình hoặc nhóm bạn ngồi ăn và cùng nhau chia sẻ
đồ ăn là một việc rất bình thường. Khi ấy, phong cách ẩm thực của McDonald’s
không hề phù hợp với nét văn hóa này.

Thứ nhất, Burger không phải là món để chia sẻ với người khác. Thứ hai, việc phải
ăn nhanh để dành không gian cho những người đến sau không phù hợp cho thói
quen ăn chuyện trò vui vẻ kéo dài của người Việt.

Kết luận
Bước vào một thị trường đông đúc không hề dễ dàng, ngay cả với người làm việc
tự do hay các tập đoàn lớn. Bắt đầu đã khó, trụ vững và phát triển lại càng khó
hơn.

Giờ đây, tại Việt Nam, McDonald’s đang phải đối đầu với hàng loạt cửa hàng ẩm
thực địa phương. Tuy nhiên những chỉ số phát triển hiện tại không phải là dấu
hiệu lạc quan cho tương lai của McDonald’s ở Việt Nam.

You might also like