You are on page 1of 2

1. Phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh của Burger King tại Việt Nam?

a. Môi trường về lĩnh vực thức ăn nhanh


Việt Nam là một thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, đa phần là
dân số trẻ với hơn 60% dưới 35 tuổi- đây là lực lượng khách hàng chính,
GDP tăng ổn định ở mức trên 6%, thu nhập bình quân theo đầu người
tăng trưởng đều trong 10 năm trở lại đây và đạt hơn $2,200 năm vừa
qua. Với nhịp sống nhanh tại những thành thị lớn, thức ăn nhanh vẫn là
một phân khúc không thể thiếu và rất thu hút.
Theo các số liệu nghiên cứu thị trường, ngành thức ăn nhanh tại Việt
Nam hiện vẫn tăng trưởng 2 con số và điều này càng làm cho ngành này
có sức hút lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và muốn tham gia
thị trường. Sự cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, từ địa điểm, đến
nhân lực và xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần. Cũng chính vì
có tính cạnh tranh cao nên lĩnh vực này hấp dẫn nhiều thương hiệu tham
gia và cũng là một trong các yếu tố dẫn đến việc một số nhà hàng đóng
cửa trong thời gian qua. Vì thế, mỗi thương hiệu phải tự cân đối trong
chiến lược kinh doanh của mình để hoạt động sao cho hiệu quả.
b. Môi trường về văn hóa-xã hội
Nhìn chung, người Việt Nam không có thói quen sử dụng thức ăn nhanh
tại các cửa hàng, nhà hàng. Người Việt thường cho rằng thức ăn nhanh
không có nhiều giá trị dinh dưỡng, khi ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe
nên nhiều người dân Việt Nam vẫn trung thành với đồ ăn nhanh vỉa hè
truyền thống như bánh mì, phở, bánh xèo, thịt nướng...Đa phần, những
người đến cửa hàng thức ăn nhanh là khi họ được mời, đi với con cái
vào dịp cuối tuần hay họ thật sự cảm thấy thèm.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, một bộ phận không nhỏ người
dân, trong đó có tầng lớp du học sinh đang chuyển sang các cửa hàng đồ
ăn nhanh nước ngoài do chỗ ngồi sạch sẽ, thái độ phục vụ lịch sự của
nhân viên và tính đơn giản nhưng đậm đà của thức ăn.
c. Đối thủ trực tiếp
Trong lĩnh vực này, Burger King có rất nhiều đối thủ lớn nhỏ có thể kể
đến như KFC, McDonald, Lotteria, Jollibee,…
Đối thủ trực tiếp thường hay đối đầu với Burger King ( có mặt tại thị
trường Việt Nam năm 2012) chính là McDonald’s tại thị trường Việt
Nam (McDonald’s có mặt tại Việt Nam đầu năm 2014). Ngoài ra còn có
các đối thủ gián tiếp là các hãng pizza, Lotteria, KFC… những nhãn
hàng mà người tiêu dùng Việt thường mặc định hết vào danh mục “thức
ăn nhanh” - dù có khác biệt.
d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đây là một lĩnh vực kinh doanh khá thu hút nên cũng có không ít sự
xuất hiện của các thương hiệu mới đến từ cả trong và ngoài nước. Có
không ít các cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam cũng “âm thầm” gia nhập với
quy mô không cần lớn nhưng giá cả và chi phí thấp cũng đủ để hấp dẫn
khách hàng.
e. Áp lực từ nhà cung cấp
Nguyên liệu được cung cấp từ nước ngoài (thịt bò) khiến cho chi phí
làm ra một chiếc burger cao. Bên cạnh đó, nếu nguồn cung không đủ sẽ
dẫn đến thiếu hụt mà không thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước
thay thế
f. Áp lực từ khách hàng
Thực tế là hamburger chưa hẳn là món ăn yêu thích của người Việt. Với
thu nhập của người Việt thì bánh mỳ cũng rất đa dạng, đủ mọi loại nhân
với giá rất “mềm”: chỉ từ 8.000đ đến 25.000đ. Trong khi đó nếu so sánh,
một chiếc burger của Burger King loại rẻ nhất cũng có giá 39.000đ, loại
đắt nhất lên tới gần 90.000đ. khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn thay
thế nếu họ cảm thấy Burger King không phù hợp với yêu cầu của họ.
g. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Ngoài phải cạnh tranh với các hãng thức ăn nhanh, Burger King còn
phải đối mặt với những sản phẩm thay thế như bún phở, bánh mỳ, cơm
văn phòng, nhà hàng... vốn quen thuộc với người Việt hơn và có mặt ở
khắp mọi ngóc ngách phố phường.

You might also like