You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

TÊN ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH LÝ DO THẤT BẠI CỦA CHUỖI CỬA HÀNG CAFE THE KAFE
GVHD: Nguyễn Hoàng Long
Lớp: 48K30
Nhóm F: Ngô Thị Ánh Kim
Trần Thị Anh Thư
Võ Thị Thanh Vân
Hoàng Lê Uyên Trang
Trịnh Đức Tin

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
I. Giới thiệu The Kafe..........................................................................................................................................3
II. Các yếu tố của môi trường vĩ mô dẫn đến thất bại.....................................................................................4
1. Kinh tế............................................................................................................................................................4
2. Văn hóa - xã hội..............................................................................................................................................5
III. Các yếu tố của môi trường vi mô dẫn đến thất bại.....................................................................................5
1. Khách hàng.....................................................................................................................................................5
2. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................................................................6
3. Đối tác chiến lược...........................................................................................................................................7
4. Thị trường lao động........................................................................................................................................7
IV. Các yếu tố của môi trường bên trong dẫn đến thất bại..............................................................................8
1. Chủ sở hữu......................................................................................................................................................8
2. Nhân viên........................................................................................................................................................8
3. Cơ sở vật chất.................................................................................................................................................8
4. Quản trị...........................................................................................................................................................9
V. Bài học kinh nghiệm, các đề xuất để công ty tránh khỏi thất bại................................................................10
1. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................................................10
2. Các đề xuất để công ty tránh khỏi thất bại vào thời điểm đó.........................................................................11
VI. Kết luận.......................................................................................................................................................12

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Đào Chi Anh - CEO của The Kafe.................................................................................................................4
Hình 2. Một kiểu thiết kế của The Kafe......................................................................................................................5
Hình 3. Khách hàng đến The Kafe..............................................................................................................................7
Hình 4. Đối thủ cạnh tranh của The KAFe.................................................................................................................7
Hình 5. Không gian “ Tây” thiếu sự khác biệt............................................................................................................9
Hình 6. Chất khác biệt của cafe Cộng.......................................................................................................................10
I. Giới thiệu The Kafe
- Đào Chi Anh – CEO của The Kafe, cô gái sinh năm 1984 đã từng là tấm gương startup
cho hàng nghìn bạn trẻ. Bỏ công việc nghìn đô tại một tập đoàn nước ngoài nổi tiếng,
cô quay về đầu tư vào xây dựng một cửa hàng cà phê mang đậm chất hiện đại, với đồ
ăn kèm Á – Âu.
- Cùng với những am hiểu về ẩm thực, sự liều lĩnh. The Kafe đã ra đời trong sự tâm
huyết của Đào Chi Anh. Đây là chuỗi nhà hàng cafe đi đầu trong phong cách phục vụ
đồ ăn Á – Âu, với lối decor hiện đại, sang trọng. “Kafe” là viết gộp của Kitchen Art và
Cafe. Vừa ra mắt, chuỗi nhà hàng này đã lập tức thu hút giới trẻ, bằng chứng là việc

Hình 1. Đào Chi Anh - CEO của The Kafe


luôn luôn kín chỗ ngày tuần lễ đầu tiên. Người ta đến đây không chỉ để thưởng thức đồ
ăn, đồ uống; mà còn để check-in tại địa điểm đang hot nhất tại Hà Nội.Cứ thế cứ thế,
The Kafe nổi lên như một hiện tượng trong giới “Cà Phê”. Đứng trước những đối thủ
lớn đã ghi dấu ấn như Starbucks, Highlands, Trung Nguyên,…; The Kafe như thổi một
làn gió mới cho giới trẻ sành cà phê.
Hình 2. Một kiểu thiết kế của The Kafe

- Sau một tháng kinh doanh, cửa hàng đã thu về số vốn để để trả cho nhân viên và duy trì
hoạt động. Tiếp đó tới tháng 10/2015, CEO Đào Chi Anh công bố đã huy động thành
công 5,5 triệu USD từ các nhà đầu tư đến từ London và Hong Kong. Liên tiếp sau đó là
chuỗi các thương hiệu từ The KAfe, The Kafe Vintage, The Kafe Box, The Burger Box
nổ ra. Cùng với mở rộng đến 26 cửa hàng ở cả Hà Nội và Sài Gòn.

II. Các yếu tố của môi trường vĩ mô dẫn đến thất bại

1. Kinh tế
- Ngày xưa, thời còn làm một mình hoặc hai ba mình, tiền bao nhiêu thì cứ chui vào
tài khoản rồi lấy ra chi tiêu, đầu tư và chia nhau. Giờ đây, mọi thứ cần phải chuẩn
chỉnh, thế là các founders không biết xoay sở thế nào.
- Bên cạnh đó, lại còn vấn đề về thuế: Trước đây bán F&B, toàn khách lẻ nên khai
thuế thấp. Giờ đây, phải khai đủ doanh thu, chi phí thuế tăng vọt lên. Founders thấy
thu được bao nhiêu thì chi hết bấy nhiêu, chưa thấy lợi ích đâu, chỉ thấy quy mô to
thì việc nhiều và hiệu quả thấp. Dòng tiền tự dưng chạy hỗn loạn, không biết đằng
nào mà lần.
- Không những vậy, có founders thậm chí không đọc được báo cáo tài chính và báo
cáo hoạt động. Sau khi quy mô to, thiếu tiền do hiệu quả xuống thấp, founders lại
tính đến chuyện gọi vốn lần tiếp theo. Lúc này, lợi ích của nhà đầu tư sẽ bị ảnh
hưởng dẫn tới xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, startup cần một chiến lược tài chính tốt và
thực thi chiến lược tài chính một cách hiệu quả.
2. Văn hóa - xã hội
- Đồ ăn của The Kafe là đồ ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các
món hầu như là món ăn chơi chơi như bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ
The Kafe Village thì có vẻ đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Với đồ
ăn như thế này sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt. Đơn giản bởi vì
khách hàng người Việt chẳng thể ăn chơi chơi đồ Tây cả tuần. Nhưng cơm phở thì
có thể ăn hàng ngày. Đó là lý do vì sao các mô hình cafe kết hợp cơm trưa văn
phòng thì vẫn sống khỏe.
- Chuỗi cửa hàng cũng chưa thực sự có cho mình những hương vị riêng mà có pha
lẫn đồng thời những yếu tố bản địa khiến cho khách hàng ưa thích hay tạo ấn tượng
để khách hàng muốn quay lại cửa hàng.
- Trước năm 2015: Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu Cafe đứng thứ 2 thế giới,

nhưng lượng tiêu thụ cafe lại cực kỳ thấp. Theo Viện Chính sách và Chiến lược

phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), 1 người Việt Nam chỉ tiêu thụ

khoảng 0,5 kg cafe/năm. Trong khi đó, Brazil là 5 - 6kg, các nước Bắc Âu: 10kg

(số liệu năm 2014).

- Lượng tiêu thụ cafe tăng lên khi những thương hiệu nước ngoài bắt đầu vào Việt

Nam như Starbucks, McCafé, Gloria Jeans Coffees, The Coffee Bean & Tea Leaf,

Dunkin Donuts,... làm thay đổi thói quen uống cafe của người Việt. Trước tình hình

này, một số thương hiệu cafe “sân nhà" bắt đầu hình thành và nỗ lực không ngừng

để giành lại thị phần. Các chuỗi cafe startup ồ ạt ra đời.

III. Các yếu tố của môi trường vi mô dẫn đến thất bại

1. Khách hàng
- Mức giá của The Kafe được đánh giá là khá cao, thực đơn đồ ăn ở đây thì có chút
lai giữa món ăn nhanh, ăn chơi và khó phục vụ 1 nhu cầu bữa ăn cụ thể của người
Việt. Sản phẩm của The Kafe chỉ lạ chứ để đánh giá là ngon thì không.
- Và cốt lõi cũng như lợi thế cạnh tranh của The Kafe thời điểm đó có lẽ là độc và
đẹp. Đáng tiếc đây lại là lợi thế không bền vững, vì nó hướng vào nhóm tuổi khá
trẻ, những người rất dễ bị tác động bởi cái mới và vòng đời khách hàng không cao.
Họ nhanh chóng tìm tới những thương hiệu mới ra đời, lạ hơn, đẹp hơn.

Hình 3. Khách hàng đến The Kafe

2. Đối thủ cạnh tranh


- Các đối thủ cạnh tranh lớn như: Starbucks, Highlands, Trung Nguyên, Cộng
- Ví dụ như Cafe Cộng: Chuỗi Cộng chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept
rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa giữa những hối hả hiện đại.Và
thành công của Cộng đến từ việc khác biệt bằng concept “bao cấp”, được thể hiện
rất “nổi bật” một cách nhất quán, xuyên suốt qua logo, màu xanh áo lính, những tờ
menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày, không gian, website, … Điều đó
làm cho Cộng không bị nhạt nhòa mà ngược lại rất nổi bật, rất riêng.
Hình 4. Đối thủ cạnh tranh của The KAFe

Hình 3.2 Đối thủ cạnh tranh của The KAFe

- Không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, chuỗi cửa hàng The KAfe còn phải đối mặt với
sự cạnh tranh về phong cách của cửa hàng. Bởi The KAfe hướng tới một không gian
bài trí hiện đại và sang trọng nên buộc phải cạnh tranh với các thương hiệu nhượng
quyền đến từ bên ngoài - những thương hiệu này không chỉ mang lại cho khách hàng
sự sang trọng, hiện đại mà còn chứa đựng trong đó những điểm nhấn khác biệt đến từ
quốc gia họ và sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút sự thích thú của khách hàng.

3. Đối tác chiến lược


- Nhưng bất ngờ, năm 2016 hoạt động của thương hiệu này chững lại. Tiếp sau đó,
lùm xùm về chiếm dụng vốn kinh doanh khiến cho The KAfe rơi vào quên lãng.
The KAfe bị đối tác tố chây ì công nợ và chiếm dụng vốn kinh doanh đến hàng tỷ
đồng Chưa biết ai đúng ai sai, nhưng scandal này đã khiến The KAfe ảnh hưởng
không nhỏ.
- Nhận tiền đầu tư sẽ kèm theo hàng loạt các điều kiện của nhà đầu tư, nhất là họ sẽ
đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Trong khi đó, các founders lại
thường không giỏi về vấn đề này.
- Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founders không đạt
được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty. Các start-up thường
không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu, nên khi khát
tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.
- Ngoài ra, họ cũng sẽ thường quên đàm phán một gói Incentive (lợi tức, gồm cả
lương và thưởng) cho các founders. Gói Incentive là bình thường trong mọi thương
vụ, nhưng các nhà đầu tư thường hay lờ đi, còn start-up thì không biết mà đàm
phán.

4. Thị trường lao động


- Vào ngày 19/04/2015, tại Hội thảo Tôi 2.0 - Khởi nghiệp ở hội trường A trường Đại
học Kinh tế quốc dân, khi được hỏi về việc nắm trong tay 2 thương hiệu nổi tiếng là
Kitchen Art và The KAfe thì có khiến cô khó khăn trong việc quản lý. Trước câu
hỏi này, diễn giả Đào Chi Anh đã khẳng định có và khó khăn chủ yếu nằm ở con
người, cô cần tìm những người hiểu được cách làm việc với cô cũng như là chờ đợi,
chờ mong của cô đối với doanh nghiệp. Ở thị trường lao động Việt Nam không phải
ai cũng hiểu và làm tốt được công việc nên việc tìm người phù hợp làm việc trong
công ty đối với cô là thử thách lớn nhất.

IV. Các yếu tố của môi trường bên trong dẫn đến thất bại

1. Chủ sở hữu
- Chăm chăm hoàn thành chỉ tiêu của nhà đầu tư mà quên mất giá trị ban đầu của
thương hiệu. Trong khi ngày càng nhiều các thương hiệu mới, độc, thú vị nổi lên.

2. Nhân viên
- Quy trình quản lý nhân viên chưa được hoàn thiện nên chất lượng phục vụ và cửa
hàng của The KAfe đôi khi thiếu chu đáo, tươm tất, điều lẽ ra là tất yếu ở các cửa
hàng có mức giá cao. Hệ quả, The KAfe khó tạo ra lượng khách hàng thân quen,
cho dù số lượng người tò mò đến thử khá cao.

3. Cơ sở vật chất
- The KAfe khá đầu tư vào không gian thương hiệu bởi họ hướng đến phân khúc
khách hàng trẻ tuổi và cho rằng mọi người không thích ăn những quán ăn đường
phố mỗi ngày nữa, họ cũng không muốn dành tới 15 USD mỗi bữa cho việc ăn
uống, họ chỉ muốn có một chỗ ngồi đẹp, thoải mái thôi. Tuy nhiên doanh nghiệp
này vẫn không tránh được việc mắc sai lầm :
Hình 5. Không gian “ Tây” thiếu sự khác biệt.

- Lấy cảm hứng từ các thương hiệu cà phê ở Mỹ và khắp châu Âu, nội thất của The
KAfe tạo không khí thật thân mật, tuy nhiên “Không gian của The Kafe được đánh
giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất nhiều
thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The Kafe. The Kafe không mới,
không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác
biệt”.
- So sánh với một số chuỗi cửa hàng café cùng phân khúc, thử ví dụ với chuỗi Cộng
Cà Phê. Với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa giữa những
hối hả hiện đại. Sự đồng nhất từ logo, màu xanh áo lính, những tờ menu giấy ngả
vàng hoen ố, vật dụng trưng bày, không gian, website,…Điều đó làm Cộng không
bao giờ nhạt nhòa mà còn rất nổi bật. Ngay cả khi Cộng trở thành một chuỗi cà phê
có tiếng và quy mô, nó vẫn giữ nguyên được bản sắc của riêng mình để dù ở bất cứ
đâu.
Hình 6. Chất khác biệt của cafe Cộng.

- Về mặt bằng, vị trí đối với các chuỗi Cafe phân khúc trung cao trở lên, thương hiệu
nào cũng chọn cho mình những vị trí đẹp và trung tâm. Sản phẩm không đủ chất
lượng thì sẽ được bù đắp bởi không gian và ngược lại. Nhưng, với The Kafe, cả mô
hình, sản phẩm và không gian đều không khác biệt, không nổi bật.

4. Quản trị
- Không nhiều start-up hiểu thế nào là quản trị công ty. Cơ chế quản trị công ty
không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà
đầu tư tài chính thuần tuý.
- Khi xảy ra mâu thuẫn, các cơ chế không rõ ràng đã khiến mâu thuẫn trầm trọng
hơn. Và như trường hợp The KAfe, người sáng lập Đào Chi Anh đã phải rời khỏi
công ty chỉ trong thời gian ngắn ngay sau khi nhận vốn, khiến công ty sụp đổ.
- Kế hoạch kinh doanh nửa vời là vấn đề. Khi chỉ có một mình làm chủ, bạn có thể
làm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Nhưng khi có nhiều hơn các "ông chủ" bạn cần phải
đảm bảo lợi ích của tất cả.
- Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi và từ đó các bên bám vào đó
mà thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng
cam cộng khổ".
- Ngược lại, thì mâu thuẫn sẽ ra tăng. Nhất là founder nào có tư tưởng "tự dưng có
tiền" mà giảm nhiệt huyết công việc. Nhà đầu tư cảm thấy lợi ích của họ bị ảnh
hưởng, và họ sẽ hành động. Lúc này cơ chế quản trị không tốt sẽ dẫn tới ngõ cụt
cho các bên.

V. Bài học kinh nghiệm, các đề xuất để công ty tránh khỏi thất bại

1. Bài học kinh nghiệm


- Thứ nhất, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp
+ Có những nhà đầu tư gọi là Nhà đầu tư cá mập, chỉ có mục tiêu thâu tóm chứ
không có mục tiêu đồng hành. Họ đến để tiếm quyền và với mục tiêu kiếm
lời ngắn hạn từ việc kiểm soát công ty và bán công ty chứ không hướng tới
dài hạn.
+ Nhiều nhà đầu tư tài chính nhắm đến mục tiêu này. Vì thế, thứ tự ưu tiên lựa
chọn nhà đầu nên là Đối tác cùng ngành => Quỹ đầu tư cùng ngành => Quỹ
đầu tư tài chính..
- Thứ hai, doanh nghiệp cần có định hướng rõ ràng
+ Muốn hướng tới một mục tiêu kinh doanh lớn, ta luôn phải có một định
hướng rõ ràng từ điểm bắt đầu. Phải đặt ra câu hỏi “Sản phẩm kinh doanh
chính của mình là gì”, “Concept của quán sẽ hướng tới cái gì” hay “Đối
tượng khách hàng mà cửa hàng muốn hướng tới là gì”, …Đặt ra những câu
hỏi sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng nhất về những gì mà cửa hàng cafe
của chúng ta sẽ hướng tới, khiến chúng ta không bị mơ hồ và đi lạc trong
quá trình phát triển.
- Thứ ba, lắng nghe và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu
+ Dành thời gian nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, đào tạo nhân viên về cả
nghiệp vụ, thái độ và kỉ luật, để khiến họ ở trước mặt khách hàng phải luôn
là những người có thể đưa ra sự trợ giúp tốt nhất. Tìm hiểu khách hàng cần
gì, muốn gì, và đặt khách hàng làm trung tâm, suy nghĩ xem làm gì để khách
hàng của mình có được những trải nghiệm tốt nhất. Đó là chiếc chìa khóa để
níu chân khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ của chúng ta lần nữa.
- Thứ tư, doanh nghiệp nên phát triển theo hướng chậm mà chắc, quan tâm đến vai
trò người lãnh đạo
+ Trước khi mở rộng kinh doanh, phải có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ càng về cả
tài chính và đào tạo nhân viên, đồng bộ chất lượng sản phẩm,.. không thể để
lợi nhuận trước mắt làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Luôn sáng tạo
và đổi mới phù hợp với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Do đó, nhà
lãnh đạo cần phải là một người có tầm nhìn rộng, vững chắc về quản trị
doanh nghiệp và luôn tự trau dồi để có thể vươn xa hơn.
- Thứ năm, doanh nghiệp cần chú tâm và đầu tư vào chất lượng sản phẩm
+ Hãy đảm bảo rằng sản phẩm của chúng ta luôn là tốt nhất. Sản phẩm của một
quán cafe không nhất thiết phải khác biệt nhưng nhất định phải là phiên bản
hoàn hảo nhất của nó, bởi không ai muốn thưởng thức lại một đồ uống tệ đến
2 lần. Bên cạnh đó, kinh doanh cafe tức là việc bán cafe là chủ đạo, không để
các yếu tố hay sản phẩm kinh doanh nào khác ảnh hưởng đến sản phẩm
chính.

2. Các đề xuất để công ty tránh khỏi thất bại vào thời điểm đó
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần khẳng định giá trị bản thân
+ Để tồn tại, The KAfe chỉ có 2 cách, một là R&D để mình luôn “độc-đẹp-
sang chảnh”. Hai là, tìm kiếm 1 lợi thế bền vững hơn, ví dụ như khẳng định
chất lượng phục vụ, để khách hàng không chỉ cảm nhận đây là 1 nơi “đến
thử cho biết” mà còn là 1 địa điểm để quay lại. Còn không, mọi nỗ lực PR,
truyền thông sẽ như muối bỏ bể.
- Thứ hai, cẩn trọng trong tìm kiếm nhà đầu tư và quá trình sau khi nhận được đầu tư
( Theo NGUYỄN VIỆT, (2021) )
+ Cẩn trọng trong đàm phán: Tiền đầu tư sẽ đi cùng hàng loạt điều kiện từ nhà
đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Nhà
đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founder không đạt
được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty. Các startup
thường không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu,
nên khi khát tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà
đầu tư. Cụ thể hơn thông qua lời chia sẻ của Founder Đào Chi Anh khi mới
rời The KAfe được 3 tuần: “Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc
đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không
chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình… Những chỉ tiêu đó, tôi cũng đạt
được và đã có trả giá. Những trả giá đó càng về sau càng hiện ra rõ hơn…”
+ Xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn: khi có nhiều hơn
các "ông chủ", bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả. Khi đó, một kế hoạch
kinh doanh chi tiết và khả thi làm cơ sở để thực hiện sẽ giúp đáp ứng được
lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng cam cộng khổ".
+ Quản lý tài chính một cách thông minh: Khi công ty có sự tham gia của các
nhà đầu tư, việc thu - chi và tính toán lời - lỗ không còn đơn giản như khi
người điều hành cũng là ông chủ. Vì thế, cần phải xây dựng được một chiến
lược tài chính phù hợp và có phương pháp thực thi chiến lược ấy một cách
hiệu quả.

VI. Kết luận


- Hành Trình Start-up lừng lẫy của Đào Chi Anh đã khép lại. Cái mà cô thu được rất
nhiều nhưng thất bại nhận lại thì cũng không ít. Đây cũng là bài học cho các Start-
up trẻ, những người mới nhìn thấy cái lợi của việc Start -up đã vội lao ngay vào thị
trường.
- Người ta hay nói “khác biệt hay là chết”, nhưng đa số lại hay chết vì khác biệt
không đúng cách hoặc khác biệt theo cách khách hàng không thích. Bởi vì sự khác
biệt đôi khi đến từ những giá trị rất nhỏ nhặt trong cách cấu trúc menu, chất lượng
phục vụ và đáp ứng được những nhu cầu có tần suất lặp lại lớn của nhóm khách
hàng đủ lớn. Với The Kafe, cả mô hình, sản phẩm và không gian đều không khác
biệt, không nổi bật. Đây có lẽ là lý do mà The Kafe phải dừng lại giữa chừng khi
còn chưa kịp trở thành Thánh Gióng.
- Nếu tất cả các cô gái đều xiêm y lộng lẫy, để khác biệt bằng một bộ cánh đẹp hơn,
lộng lẫy hơn quả là không dễ. Nhưng khác biệt đôi khi chỉ đơn giản là khoác lên
người một dải yếm đào, chiếc khăn mỏ quạ và cái quần nái đen cũng đủ để làm vấn
vương bao kẻ si tình, giống như cái cách mà Cộng Cà Phê đã làm.
- Những Start-up hãy luôn nhớ điều này, để thành công phải khác biệt, và khác biệt
không nhất thiết phải tốt hơn, hay hơn hoặc giỏi hơn. Khác biệt chỉ đơn giản là
“làm khác đi”.

You might also like