You are on page 1of 2

Họ & tên: Phan Thị Quỳnh Nghi

MSSV: 31191025419
Lớp IB002 – KDQT1 – chiều thứ 6

Đề bài: Phân tích hai ví dụ về sự thất bại của doanh nghiệp (trong nước/quốc tế) khi tham
gia thị trường mới (Nêu rõ nguyên do và phân tích, liên hệ với lý thuyết IB)
Bài làm
1. Bút Parket tại Mexico
Thương hiệu Parker được sáng lập bởi George Safford Parker, ông là một giảng viên và cũng
làm đại diện cho một hãng bút ký tại Hòa Kỳ. Sau đó ông đã lên ý tưởng và sáng tạọ ra thương
hiệu bút cao cấp của riêng mình. Công ty Parker chính thức được thành lập vào năm 1888.
Những chiếc bút ký Parker đã giải quyết được các vấn đề chưa tốt của bút ký thời đó như chất
lượng mực, tuổi thọ, thiết kế…nên đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được tin dùng. Đến nay
với hơn 130 năm hoạt động, các còng bút của thương hiệu Parker đã có mặt trên toàn thế giới và
là sự lựa chọn hàng đầu của những người yêu thích bút ký cao cấp.
Khi Parker vào thị trường bút bi tại Mexico, quảng cáo của họ có đoạn “It won’t leak in
your pocket and embarrass you” (sản phẩm bút bi này sẽ không bị chảy mực trong túi của
bạn và đảm bảo không gây rắc rối).
Tuy nhiên, người Mexico lại nghĩ rằng “embarrass” (rắc rối) có nghĩa là ( embarazar),
chính vì vậy quảng cáo được hiểu rằng “ It won’t leak in your pocket and make you
pregnant”( Không gây chảy mực trong túi áo của bạn mà còn khiến bạn có bầu”.
 Nguyên nhân là do công ty đã không kiểm tra và khảo sát bản dịch thật kỹ lưỡng trước
khi phát hành sản phẩm ra thị trường Mexico. Và mọi việc lại tái diễn một lần nữa ở Nam
Mỹ, khi Parker Pens cho phát hành một cây bút mang tên “The Jotter”, vốn là tiếng lóng
của từ “jockstrap” có nghĩa là cái khố đeo của các vận động viên thể dục thể thao.
 Ngôn ngữ định hình cách con người nhận thức về thế giới, nó là một trong những
đặc điểm định hình nền văn hóa. Nhưng Parker Pens đã lơ là và không thực sự quan
tâm vấn đề này và để xảy ra tình huống dở khóc dở cười trên, trong khi việc này chỉ
tốn khoảng vài phút để một người biên dịch chuyên nghiệp xác nhận rằng bản dịch đó có
đúng hay không.

2. Dunkin' Donuts thất bại ở thị trường Ấn Độ


Dunkin' Donuts hiện tại là một trong những thương hiệu fastfood nổi tiếng nhất thế giới, với hơn
12.600 nhà hàng trên 41 quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Dunkin’Donuts tự tin rằng khi bước
chân vào thị trường Ấn Độ, họ sẽ là những người tiên phong hình thành được thói quen ăn sáng
cho người dân nơi đây. Kỳ vọng của hãng này là sự bùng nổ cả về số lượng đơn hàng, cả về số
lượng cửa hàng tại thị trường Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo một thống kê đầu năm 2018 của CNBC, Dunkin' Donuts đã phải đóng hơn 1/2
số cửa hàng tại Ấn Độ chỉ trong vòng 2 năm gần nhất, do hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ quá
nhiều.
 Có thể thấy nguyên nhận chính của sự thất bại này đó là không phù hợp văn hóa.
Dunkin' Donuts đã chủ quan khi áp dụng văn hóa Mỹ vào Ấn Độ. người Ấn Độ không có
hứng thú gì với thói quen ăn sáng của người Mỹ. Về cơ bản, đại đa số người Ấn không thích
ăn sáng tạm bợ bằng fastfood. Họ muốn được ngồi xuống, quây quần bên gia đình và có một
bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng hơn, điều này ăn sâu vào văn hóa của người dân nơi đây.
 Thất bạo trong market research, không hiểu hành vi người tiêu dùng.

"Người Ấn Độ xem donut là một dạng bánh tráng miệng, nghĩa là có rất nhiều thứ bên trong, và
chứa nhiều năng lượng," 
"Nó trở thành một loại mặt hàng đắt tiền, một thứ người ta chỉ mua trong các dịp lễ hay kỷ niệm
đặc biệt nào đó, chứ không phải dùng hàng ngày."
- trích lời tiến sĩ Ashita Aggarwal, giám đốc Marketing tại Viện Quản lý và Nghiên cứu S.P.
Jain (Ấn Độ).

Kết luận:
Để thấu hiểu được văn hoá, trước tiên cần phải hiểu rõ ngôn ngữ của quốc gia đó. Nhiều công ty
đa quốc gia gặp phải vấn đề trong việc mở rộng thương hiệu ra toàn cầu vì không nghiên cứu thị
trường kỹ và thiếu đi những nổ lực cần thiết để thấu hiểu văn hoá bản địa. Điều này gây ra thất
bại trong việc quảng bá hình ảnh, giữ chân người tiêu dùng, và có khi phải mất hàng triệu đô la
để bắt đầu lại từ đầu. Vì thế, việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu ở thị trường nước
ngoài cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc tìm hiểu bức tranh tổng thể văn hoá bản địa, con
người, điều kiện kinh tế, xã hội để đưa ra được chiến lược hiệu quả nhất.

You might also like