You are on page 1of 4

Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 24/03/2023, tổng số dân

của Thái Lan 70.154.494 người. Thái Lan đang đứng thứ 20 trên thế giới
trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, chiếm 0,88% tổng
dân số thế giới. Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2 với tổng
diện tích đất là 510.844 km2.
(Theo https://accgroup.vn/)
Thái Lan là quốc gia đa tộc người, gồm 23 dân tộc. Trong đó, dân tộc Thái
chiếm 75%; 14% là người gốc Hoa và 3% người gốc Mã Lai; số còn lại là
những dân tộc thiểu số khác (như Môn, Khơ-me và các tộc khác). Ở các
tỉnh vùng cao Thái Lan năm 1999 có 9 dân tộc (ethnic groups)
(Theo https://vass.gov.vn/)
Trang phục truyền thống Thái Lan được xem là một trang phục khá
thoải mái, với đường may tinh tế, màu sắc đa dạng vừa mang đến một sự dễ
chịu dành cho người mặc vừa đem đến một sức hút cuốn mắt lạ thường.
Trang phục truyền thống này thường được may bằng lụa không chỉ dành
riêng cho nữ giới mà ngay cả nam giới cũng có thể mặc.
Trang phục Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống (trang
phục cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm
cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may ôm sát
người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp
được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.
Trang phục của nữ Thái sẽ gồm có 8 nhóm: Thai Chakkri, Thai
Boromphiman, Thai Siwalai, Thai Chakkraphat, Thai Chitlada, Thai Ruean
Ton, Thai Amarin và Thai Dusit. Trong số đó có 3 loại phổ biến nhất được
sử dụng đến bây giờ là Thai Chakkri, Thai Boromphiman và Thai Siwalai.
Không đa dạng như quần áo của phụ nữ, trang phục của người đàn ông đơn
giản hơn nhiều. Điểm đặc biệt trong trang phục của người đàn ông đó là
Phá khảo. Phá khảo, thực chất là mặt một mảnh vải, khổ 70cm, dài cỡ
1m60, được ghép bởi những mảnh vải vuông có màu sắc khác nhau đan
xen rất đẹp mắt.
(Theo https://www.ivivu.com/)
Phật giáo là tôn giáo ở Thái Lan được nhiều người dân theo nhất và có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất với xã hội Thái Lan. Có thể xem Phật giáo là quốc
giáo ở quốc gia này. Ngoài ra ở Thái Lan còn có những nhóm dân cư theo
các tôn giáo khác như: thiên chúa giáo, hồi giáo, đạo Hindu, đạo Sikh…
(Theo https://vi.alongwalker.co/)
Trong hầu hết các món Thái đều có sự hòa quyện của vị chua – ngọt – mặn
– đắng – cay. Nếu không có đủ 5 vị trên, bạn cũng sẽ bắt gặp ít nhất 2 vị
hòa quyện cùng nhau. Cũng giống như nhiều món ăn châu Á khác, vị chua
sẽ từ chanh, me. Bên cạnh đó, sẽ có chút hương thơm của lá chanh, sả đi
cùng. Vị mặn trong món Thái xuất phát từ nước mắm hoặc xì dầu. Trong
các món ăn, đường cọ, đường nâu… được dùng để tạo vị ngọt. Ớt, gừng,
tiêu, riềng là những gia vị không thể thiếu trong món Thái để góp phần tạo
nên vị cay. Vị đắng trong món ăn có thể đến từ một số lá gia vị truyền
thống và khổ qua. Đặc biệt, nước cốt dừa là thành phần quan trọng để tạo
nên vị béo.
Ẩm thực Thái Lan vô cùng phong phú và đa dạng từ số lượng món ăn cho
đến hương vị. Điều này có thể bắt nguồn từ việc giao thoa, ảnh hưởng từ
các nền ẩm thực khác trong cùng khu vực. Trong đó phải kể đến sự ảnh
hưởng của Trung Quốc thông qua cộng đồng người Hoa. Nhiều gia vị như
cà ri được giao thoa và biến tấu từ Ấn Độ. Bạn cũng có thể tìm thấy những
mang ăn mang màu sắc ẩm thực Indonesia, Malaysia, Lào, Việt Nam,
Campuchia, Myanmar.
Người Thái không dùng đũa trong bữa ăn của mình mà thay vào đó là thìa
và nĩa. Cơm cũng như thức ăn sẽ được cho vào dĩa, tay phải cầm thìa và tay
trái cầm nĩa.
Người quan trọng nhất trong bữa ăn sẽ ngồi ở vị trí giữa bàn. Nếu ngồi trên
sàn, bạn phải tránh việc để chân của mình cho người khác thấy khi đang ăn.
Khi người lớn nhất trong bàn ăn bắt đầu dùng món, những người còn lại
mới có thể ăn. Khi lấy thức ăn từ dĩa chung, bạn cần phải lấy từ rìa dĩa,
không nên lấy ở giữa.
Bỏ thừa thức ăn là một trong những điều cấm kỵ của văn hóa ẩm thực Thái
Lan. Do đó, khi được mời ăn một món mới có thể quá cay hay đồ sống
không hợp khẩu vị, bạn có thể từ chối, không nên cả nể nhận lấy rồi để
thừa lại. So với việc để thừa thức ăn thì từ chối được xem là dễ chịu và lịch
sự hơn.
(Theo https://www.huongnghiepaau.com/)
Thái Lan hiện là một trong những quốc gia phát triển về kinh tế ở Đông
Nam Á, với nền văn hóa lịch sử lâu đời, hàng loạt công trình và cảnh quan
thiên nhiên phong phú. Bangkok và Pattaya hiện là 2 thành phố trung tâm
sầm uất nhất, thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm.
Là một vùng đất lâu đời và linh thiêng, văn hóa Thái Lan luôn được đánh
giá cao về sự bền vững và đa dạng. Từ các công trình đến đời sống, con
người đều thể hiện rõ các nét đặc trưng riêng khiến du khách thích thú.
Ngôn ngữ Thái đặc trưng cùng những lễ hội, cách chào hỏi lạ sẽ để lại ấn
tượng khó quên trong lần đầu ghé thăm.
(Theo https://goldensmiletravel.com/)

Lễ hội Songkran
Đây là dịp để người dân Thái Lan chào đón năm mới theo lịch truyền thống
và cũng là cơ hội để du khách khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa
truyền thống độc đáo của xứ sở chùa Vàng. Lễ hội nước Songkran diễn ra
từ ngày 13 đến 15 tháng 4 hằng năm, trải dài khắp các thành phố và vùng
miền Thái Lan, tạo nên một không khí tưng bừng, sôi động, vui nhộn.

Lễ hội Loi Krathong


Loi Krathong là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất hằng năm
của xứ sở chùa vàng, được tổ chức vào đêm rằm (trăng tròn) tháng 12 theo
lịch Thái, tức vào tháng 11 dương lịch. Có nguồn gốc ở cổ trấn Sukhothai
mà nay thuộc tỉnh Sukhothai ở miền bắc Thái Lan, lễ hội Loi Krathong sau
đó phổ biến trên khắp Thái Lan và thậm chí tại một số vùng của Lào và
Myanmar. Lễ hội Loi Krathong lớn nhất là ở Sukhothai, Chiang Mai,
Ayutthaya và Bangkok.

Lễ hội Yi Peng
Yi Peng là lễ hội của người Lanna phía bắc Thái Lan, được tổ chức cùng
thời điểm với Loy Krathong (ngày chính thức là 8/11). Điều khác nhau
giữa hai lễ này là Yi Peng là thả đèn lồng lên trời, còn Krathong là thả đèn
hoa sen trên mặt nước. Việc thả hoa đăng thể hiện mong muốn mang những
điều rủi ro đi thật xa, đón phước lành tới.

Lễ hội đua trâu


Cứ vào dịp tháng 10 hàng năm, đua trâu Thái Lan là một hoạt động không
thể thiếu tại đất nước chùa Vàng. Lễ hội truyền thống này của người Thái
đã có cách đây hơn 1.400 năm và được tổ chức vào khoảng tháng 10 hàng
năm. Người dân Thái Lan tin rằng lễ hội này sẽ giúp những chú trâu của họ
khỏe mạnh hơn và đảm bảo cho mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống
no đủ.

Lễ hội Phi Ta Khon (Pee Ta Khon)


Lễ hội ma xó là một lễ hội đặc sắc ở vùng Đông Bắc Thái Lan giống như lễ
hội Halloween của các nước phương Tây vậy. Lễ hội này thường diễn ra
vào tháng 6 hoặc tháng 7 và kéo dài ba ngày. Trong lễ hội người dân khi
xuống đường sẽ đeo những chiếc mặt nạ sắc màu và không để lộ mặt. Đoàn
diễu hành là các thanh niên đóng làm những con ma đeo mặt nạ được làm
bằng thân cây dừa, bao phủ bởi một lớp liễu gai và gạo nếp hấp chín.
(Theo https://sakos.vn/)

You might also like