You are on page 1of 8

THÁI LAN

1.GIỚI THIỆU CHUNG


- Quốc gia cô lập.
- Giáp: (Bắc ) Lào, Mianma
(Đông ) Lào, Campuchia
(Nam ) Vịnh Thái Lan, Malaysia
(Tây ) Myanma, Biển Andama
- Thủ đô: Bangkok ( Krungthep Maha Nakhon )
VĂN HÓA
Năm 1431, quân Ayutthaya của người Thái chiếm kinh đô Yasodharapura của
Đế quốc Khmer, đốt phá và bắt nhiều nghệ nhân người Khmer về xây dựng các
công trình kiến trúc và văn hóa. Do đó, người Thái không có văn hóa riêng, văn
hóa Thái Lan ngày nay là sự pha trộn giữa các văn hóa của Ấn Độ, Trung
Quốc và ảnh hưởng từ các quốc gia láng giềng Đông Nam Á đặc biệt là văn
hóa Campuchia.
TÔN GIÁO
Tôn giáo ở Thái Lan là Phật Giáo. người Thái tiếp thu Phật Giáo thông qua
người Môn và Khmer. Gần 94% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền ( Phật
giáo Nam Tông ở Thái Lan được hậu thuẫn và quan tâm lớn từ Chính phủ. Các
nhà sư được hưởng nhiều lợi ích do Chính phủ mang lại, ví dụ như được sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng miễn phí.
PHONG TỤC
Điển hình của phong tục Thái là vái. Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia
tay hoặc xác nhận.
Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ. Mất lịch sự khi
đặt chân cao hơn đầu ai đó. Bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn
và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất.
Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, cảm
xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Sự không đồng tình hoặc các cuộc
tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối
phương.
Một phong tục Thái khác là bun khun, là sự mang ơn các đấng sinh thành, cũng
như là những người giám hộ, thầy cô giáo và những người có công dưỡng dục
chăm sóc mình.
Ngoài ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vô lễ vì hình ảnh đầu của quốc
Vương có xuất hiện trên tiền xu Thái. Khi ngồi trong các ngôi đền chùa, mọi
người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật.
Cởi giày dép trước khi vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền chùa
cũng là một phong tục, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.
LỄ HỘI
Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi
là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm.
Ngày lễ rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có
tục té nước rất huyên náo. Tục té nước bắt nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và
vẩy nước thơm lên tay người già. Một ít bột thơm cũng được dùng trong nghi thức
tắm rửa hàng năm. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng nước được
tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và một lượng lớn bột.
Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái.
Dù rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn
là một mỹ tục, mà "loi" có nghĩa là "thả trôi" và "krathong" nghĩa là một cái bè
nhỏ, theo truyền thống được làm từ một khúc thân cây chuối, được trang trí bằng
các lá chuối được xếp gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương...Việc thả đèn này là biểu tượng
của việc để cho những hận thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt
đầu bước tiếp cuộc đời họ một cách thanh sạch hơn.

KIẾN TRÚC
Kiến trúc Thái Lan được xem là bản giao hưởng, hoà quyện giữa tinh tuý của bốn
nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và Ấn Độ giáo. Trong đó,
Ấn Độ giáo du nhập vào Thái Lan sớm nhất, đã trở thành một trong những biểu
tượng cho đất nước này.
Nét ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ giáo thể hiện ở những chi tiết trang trí ngôi đền
Thái Lan. Những hình con rắn chạm khắc trên mái nhà gợi nhớ đến vị thần Naga
trong thần thoại Ấn Độ. Bên cạnh đó, những bức tượng chạm trổ rồng rắn hay các
vị Yaksha đứng gác đền thờ cũng là một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của
nền kiến trúc Ấn Độ giáo.

Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Thái Lan

Hầu hết các công trình kiến trúc Thái Lan đều được xây dựng bằng gạch đá. Bởi
theo phương pháp của người Thái Lan ngày xưa, sa thạch được dùng làm các bộ
phận của cánh cửa, dầm đỡ khung cửa hay những cửa sổ hình chữ nhật.

Những công trình kiến trúc Thái Lan nổi tiếng nhất

 Chùa Wat Arun

Được xem là ngôi chùa đẹp nhất kiến trúc Thái Lan. Ngôi chùa nằm ở phía bắc
sông Chao Phraya. Đây là một vị trí vô cùng đẹp, nhìn từ phía bên kia sông tòa
tháp sừng sững và mang một vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ.

Công viên Muang Boran - Quần thể kiến trúc cổ Thái Lan

Quần thể kiến trúc cổ Thái Lan, nằm ở vị trí cách thủ đô Bangkok 30km về hướng
nam. Nơi đây được sở hữu 115 công trình lớn nhỏ, bao gồm các cung điện, tượng
đài, đền chùa... bị phá hủy rồi được khôi phục lại.

Chùa Wat Phra Kaew

Wat Phra Kaew là ngôi chùa được tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bangkok Thái Lan,
nằm trong khuôn viên Cung Điện hoàng gia. Ngôi chùa được xây dựng bắt đầu khi
đời vua Yodfa Chulaloke (Rama I) vào năm 1785.

Khác với những ngôi chùa khác chúng ta thường thấy, ngôi chùa Wat Phra Kaew là
nơi duy nhất không có khu dành cho các chư tăng mà chỉ có các pho tượng quý được
trưng bày.
Cung điện Ananta Samakhom

Ananta Samakhom là một trong những công trình kiến trúc Thái Lan nổi tiếng
được xây dựng vào năm 1908 và hoàn thành năm 1915 tại Thái Lan. Được xây dựng
dựa theo kiểu kiến trúc Ý thời phục hưng với mái vòm đỉnh nhọn nhưng vẫn tạo
được sự kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của truyền thống của Thái Lan.

ẨM THỰC
là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với
những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự
phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm thực Thái Lan là một phần
của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.
Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người.
Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi lá cẩm, ăn cùng với nhiều món
được chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món
súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ
bản như nước mắm và ớt. Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay
những loại bánh truyền thống.
Ngoài ra khi nhắc đến ẩm thực Thái Lan chúng ta cũng phải nhắc đến ẩm
thực cung đình Xiêm trước kia. Ban đầu chỉ phổ biến trong hoàng tộc, ngày nay nó
được lưu truyền rộng rãi.
Ẩm thực Thái Lan nổi tiếng với sự kết hợp của 4 vị cơ bản

 Ngọt (ngọt đường hoặc trái cây)


 cay ớt
 chua chanh hoặc chua me
 mặn (từ nước mắm, nước tương)
ớt sừng, riềng, tỏi, lá chanh Kafirr, húng Thái, chanh ta, sả, ngò
rí, tiêu, nghệ và hành tím

CÁCH ĂN CỦA NGƯỜI THÁI LAN


Không nên là người đầu tiên ngồi vào bàn ăn
Đợi người lớn nhất, có địa vị nhất dùng bữa trước
Luôn lấy thức ăn trong bát, đĩa chung từ phía rìa
Đũa không phải dụng cụ ăn uống truyền thống ở Thái Lan
THỦ ĐÔ
(bao gồm 21 chữ) và sẽ là tên thủ đô dài nhất trên thế giới. “Krung Thep
Maha Nakhon”, hoặc “Krung Thep” được cho là phiên bản ngắn gọn tên một nghi
lễ của thủ đô, đó là: “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin
Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom
Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit
Sakkathattiyawitsanukamprasit”
Dịch sang có nghĩa là “Thành phố của các thiên thần, thành phố vĩ đại của
những người bất tử, thành phố tráng lệ của chín viên ngọc quý, nơi ở của nhà vua,
thành phố của các cung điện hoàng gia, quê hương của các vị thần, được
Vishvakarman dựng lên theo lệnh của thần Indra”.

CHÍNH PHỦ
Royal Thai Government) là chính phủ của Vương quốc Thái Lan. Triều đại
hiện tại của Vương quốc Thái Lan là Vương triều Chakri, với thủ đô là Băng
Cốc từ năm 1782. Cuộc cách mạng năm 1932 đã kết thúc chế độ Quân chủ tuyệt
đối và thay vào đó là chế độ Quân chủ lập hiến.
Thái lan đến nay đã có 17 hiến pháp. Dù vậy, cơ cấu của chính phủ vẫn như
nhau. Chính phủ Thái lan gồm có ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hệ
thống chính phủ được hình thành dựa vào hệ thống Westminster của Vương quốc
Anh. Tất cả các nhánh của chính phủ đều được tập trung ở Bangkok, thủ đô của
Thái lan.
Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej (Rama IX) là vị vua có thời gian trị vì lâu
nhất thế giới, ông lên ngôi từ năm 1946 đến năm 2016. Hiến pháp quy định rằng
chủ quyền nhà nước thuộc về người dân, nhà vua sẽ thực hiện quyền hạn của mình
thông qua ba nhánh của chính phủ Thái Lan. Theo hiến pháp nhà vua có rất ít
quyền lực, và là một biểu tượng của quốc gia. Là nguyên thủ quốc gia, ông được
trao một số quyền lực và có một vai trò trong các hoạt động của chính phủ. Theo
hiến pháp, nhà vua là người đứng đầu của các lực lượng vũ trang. Ông được yêu
cầu phải là Phật tử cũng như là người bảo hộ của tất cả các tôn giáo trong nước.
Nhà vua cũng được giữ lại một số quyền hạn truyền thống như quyền chỉ định
người thừa kế và ân xá dưới sự đồng ý của Hoàng gia. Nhà vua được trợ giúp trong
những nhiệm vụ của mình bởi Hội đồng cơ Mật của Thái lan.
QUỐC HUY
các sinh vật huyền thoại đã được sử dụng như một biểu tượng của hoàng gia
Thái Lan trong nhiều thế kỷ. Garuda được mô tả trên con dấu, được sử dụng bởi
nhà vua Thái Lan và Chính phủ Thái Lan để xác thực các tài liệu chính thức và
biểu tượng cá nhân.
Kim sí điểu là một loài chim trong thần thoại của Hindu và Phật giáo truyền
thống. Theo thần thoại Hindu, Garuda là vahana (xe) của thần Vishnu (thường
được biết đến ở Thái Lan là Narayana). Các nhà vua cổ xưa Thái Lan tin vào
vương quyền của vua các vị thần, và tự coi mình là hiện thân của thần Narayana.
Như vậy, Garuda tượng trưng cho quyền năng thiêng liêng và quyền hạn của nhà
vua
Kim sí điểu được sử dụng làm Quốc huy Indonesia và Thành huy
của Ulaanbaatar (thủ đô Mông Cổ).
QUỐC KÌ
Quốc kỳ Thái Lan hiện tại là một trong những lá cờ lâu đời nhất thế giới
Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan gồm Năm sọc ngang đỏ, trắng, xanh da trời,
trắng và đỏ, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác. Ba màu đỏ-trắng-xanh da
trời đại diện cho dân tộc-tôn giáo-nhà vua, một khẩu hiệu không chính thức
của Thái Lan.
Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo (nơi đây lấy đạo Phật
làm quốc giáo).
Màu lam đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở
trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết. Lá cờ này đã được chọn dùng
vào ngày 28 tháng 9 năm 1917, theo sắc lệnh hoàng gia về quốc kỳ vào năm đó.
Thái Lan có hơn 30 dân tộc, trong đó có dân tộc Thái, dân tộc Lào. Màu đỏ
tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần xả thân của các dân tộc. Sự hy sinh và tinh
thần đấu tranh anh dũng kiên cường của những người dân. Để tưởng nhớ công ơn
và tinh thần anh dũng kiên cường của các tộc người này mà chính quyền hoàng gia
nơi đây đã lựa chọn màu đỏ cho những tộc người này để đưa vào quốc kỳ Thái
Lan.
QUỐC HOA
Đó chính là hoa "Muồng hoàng yến" - quốc hoa Thái Lan.
Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật
giáo và sự vinh quang. Có lẽ vì thế mà Hoa muồng hoàng yến (ratchaphruek) được
chọn làm quốc hoa cho đất nước này, hoa muồng hoàng yến tượng trưng cho sự
đoàn kết và hòa hợp của người Thái.
Hoa được trồng ở khắp đường phố và trong vườn nhà ở Thái Lan. Người dân
thường dùng hoa trong những dịp cúng lễ long trọng hay làm vòng đeo đón tiếp
khách quý từ phương xa.
Hơn hết, theo quan niệm của người Thái, hoa Muồng Hoàng Yến mang ý
nghĩa biểu tượng cho màu sắc của Phật Giáo, cũng như màu sắc của hoàng gia
sang trọng. Nó mang tính tượng trưng cho sự vinh quang và tinh thần đoàn kết
trong cách hành xử văn minh và lễ phép của người Thái Lan.
tháng 4 đến tháng 11
LINH VẬT
Voi thái lan
Trong nhiều truyền thuyết và truyền thuyết phương Đông, voi đóng vai trò là một
động vật khôn ngoan và phục tùng, giúp một người thực hiện nhiều nhiệm vụ:
mang vác đồ nặng, trong các trận chiến đấu, xây dựng nhiều công trình xây dựng,
như một phương tiện giao thông thuận tiện. Voi ở Thái Lan được hưởng sự tôn
trọng và tôn kính đặc biệt.

Theo nhiều truyền thuyết và truyền thuyết địa phương, con voi trắng mang
hài cốt của Đức Phật, nên voi được kính trọng và mang ý nghĩa nhất. Khi bạn gặp
một con voi trắng là một thành công lớn.
Ngày nay, những con voi ở Thái Lan, với tư cách là người tham gia đầy đủ
các lễ hội, được trang trí và mặc quần áo theo mọi cách để làm nổi bật vai trò quan
trọng của chúng trong bất kỳ dịp long trọng nào.
Phuang Malai - Vòng hoa biểu tượng của Thái Lan

You might also like