You are on page 1of 6

Chiang Mai เทศบาลนครเชียงใหม่ เชียงใหม่

Giới thiệu sơ lược về Chiang mai.


Chiang Mai (เทศบาลนครเชียงใหม่ เชียงใหม่) là tỉnh lớn thứ 2 thuộc miền núi phía
Bắc Thái Lan và nằm cách thủ đô Bangkok tầm 800km. Chiang Mai nằm trên vùng
địa hình đồi núi thuộc loại cao nhất của Thái Lan, được bao quanh bởi các ngọn núi,
rừng rậm và sông Maenam Ping (แม่น้ำปิ ง).

Diện tích của Chiang Mai là khoảng 20.107,0 km². Về dân số, theo thống kê gần đây
nhất vào năm 2021, tỉnh Chiang Mai có dân số xấp xỉ 1.814.470 người. Về khí hậu,
Chiang Mai có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ấm áp vào ban ngày lạnh ẩm vào ban đêm.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, trong khi mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và
kéo dài đến tháng 10.

Chiang mai có lợi thế về các di tích văn hóa tôn giáo cổ trong đó có hơn 300 ngôi
chùa, đền, tháp Phật giáo Lanna cổ xưa tiêu biểu như chùa Wat Chedi Luang (วัด
เจดีย์หลวง), Wat Phra That Doi Suthep.... Không chỉ vậy tại đây còn mang trong
mình nhiều lễ hội văn hóa tôn giáo đặc sắc như lễ hội hoa đăng và đèn trời (Loy
Krathong), Té nước (songkran),... Và những khu chợ nhộn nhịp xuyên đêm với mặc
hàng vô cùng phong với giá rẻ như những đặc sản bản địa, quần áo truyền thống,...
Từ những lợi thế trên đã tạo nên sức thúc mạnh mẽ về các tour du lịch tâm và du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng,...

Địa điểm du lịch và lễ hội

CHÙA THÁI LAN

I) CHÙA WAT CHEDI LUANG (วัดเจดีย์หลวง)

Chùa Wat Chedi Luang (วัดเจดีย์หลวง) là một trong những ngôi chùa lớn và quan trọng
nhất tại Chiang Mai, một thành phố nằm ở vùng phía Bắc của Thái Lan. Chùa này nằm ở
trung tâm của khu phố cổ của Chiang Mai và được coi là một điểm đến hấp dẫn cho du
khách quan tâm đến lịch sử và văn hóa của vùng này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản
về Chùa Wat Chedi Luang:

- Lịch sử: Wat Chedi Luang được xây dựng vào đầu thế kỷ 15 và được hoàn thành dưới
triều đại của vua Phra Kaew. Ban đầu, chùa này có một tháp chedi cao ở trung tâm, nhưng
tháng 16 năm 1545, một trận động đất đã gây sụp đổ một phần của chedi. Vào thế kỷ 20,
chính quyền Thái Lan đã thực hiện các công trình phục chế để khôi phục phần chedi còn lại.

- Kiến trúc: Chedi (tháp) của Wat Chedi Luang là một công trình kiến trúc đặc biệt với sự
kết hợp của nghệ thuật Lanna và phong cách Sukhothai. Đây là một điểm đặc biệt quan
trọng với ngôi chedi cao và ấn tượng. Ngoài ra, chùa còn có nhiều cấu trúc khác, bao gồm
ubosot (ngôi đền chính) và viharn (đền lớn).
- Đặc điểm tôn giáo: Wat Chedi Luang vẫn là nơi tôn nghiêm và được sử dụng cho các
hoạt động tôn giáo. Du khách có thể tham quan nơi này để tìm hiểu về đạo Phật và tham gia
vào các hoạt động tâm linh.

- Lễ hội và sự kiện: Chùa Wat Chedi Luang thường tổ chức các lễ hội và sự kiện tôn
giáo quan trọng, như lễ Loy Krathong. Đây là dịp tốt để tham quan chùa và tham gia vào
các nghi lễ truyền thống của người dân Thái Lan.

- Thời gian mở cửa: Wat Chedi Luang thường mở cửa hàng ngày và du khách có thể
tham quan từ sáng sớm đến chiều tối. Lưu ý rằng khi thăm chùa, bạn nên mặc áo lịch sự và
tránh đánh bóng lên các hình ảnh Phật.

- Vị trí: Chùa Wat Chedi Luang nằm tại trung tâm của thành phố Chiang Mai, dễ dàng
tiếp cận bằng taxi, tuk-tuk hoặc đi bộ từ nhiều khách sạn trong khu vực.

Chùa Wat Chedi Luang là một điểm đến lý tưởng để khám phá văn hóa và tôn giáo của Thái
Lan và thưởng thức kiến trúc độc đáo của nơi này.

II) CHÙA WAT PHRA THAT DOI SUTHEP

Chùa Wat Phra That Doi Suthep là một trong những địa danh tôn giáo quan trọng và
điểm du lịch hàng đầu ở Chiang Mai, miền bắc Thái Lan. Đây là một địa điểm thiêng
liêng và tượng đài của văn hóa và tôn giáo của Thái Lan :

- Lịch sử: Chùa Wat Phra That Doi Suthep được xây dựng vào thế kỷ 14 và được tạo
lập để bảo vệ một số xác thánh của Đức Phật. Chùa này nằm trên đỉnh núi Doi Suthep, cách
trung tâm thành phố Chiang Mai khoảng 15 km, và được xem là một biểu tượng của vùng.

- Kiến trúc nghệ thuật: Chùa Wat Phra That Doi Suthep nổi tiếng với kiến trúc truyền
thống và đẹp mắt. Điểm nhấn của chùa là chedi (tháp chùa) chứa xác thánh của Đức Phật và
được làm từ vàng hoặc kim loại quý. Ngoài ra, chùa có nhiều điểm nhấn khác, bao gồm
tượng Phật và các công trình điêu khắc độc đáo.

- Lễ hội và nghi lễ: Chùa Wat Phra That Doi Suthep thường là nơi diễn ra các nghi lễ tôn
giáo và lễ hội quan trọng trong nền văn hóa Thái Lan. Một trong những sự kiện nổi tiếng là
lễ hội Wisakha Bucha, kỷ niệm ngày sinh, giới, và qua đời của Đức Phật. Trong ngày này,
hàng ngàn người tín đồ đổ về chùa để tham gia lễ húy kỷ niệm.

- Quang cảnh và tầm nhìn: Từ chùa Wat Phra That Doi Suthep, bạn có thể thưởng ngoạn
cảnh thành phố Chiang Mai và khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Điều này làm cho chùa
trở thành một địa điểm lý tưởng để thư giãn và tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp.

- Thời gian mở cửa và giá vé: Chùa Wat Phra That Doi Suthep mở cửa hàng ngày từ sáng
sớm đến tối. Có một khoản phí vào cửa để tham quan chùa, và bạn cần tuân theo quy tắc về
trang phục và ứng xử trong các đền chùa Thái Lan.

Khi thăm Chùa Wat Phra That Doi Suthep, hãy tôn trọng văn hóa và tôn giáo của đất nước
Thái Lan, và hãy nhớ tuân thủ quy định về trang phục và ứng xử để du lịch thú vị và tôn
trọng. Chùa Wat Phra That Doi Suthep là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi bạn
đến Chiang Mai.
2.1 Lễ hội đèn lồng Yi Peng

Giới thiệu:
Lễ hội đèn lồng Yipeng hay còn gọi là Yee Peng có nguồn gốc từ văn hóa Lanna ở miền
Bắc Thái Lan. Yi Peng có nghĩa là “ngày rằm của tháng hai” theo lịch người Lanna cổ, là
một sự kiện tôn giáo với nhiều loại đèn lồng được treo trước cửa nhà để thể hiện lòng thành
kính với Đức Phật, trong đó có đèn trời để thờ các vị thần trên trời cao.

Điểm nổi bật của lễ hội Yipeng là đèn trời. Người ta tin rằng đèn lồng sẽ cuốn đi mọi điều
không may mắn, mang lại may mắn và tương lai tươi sáng. Trong Lễ hội Yipeng, nến được
thắp sáng khắp nội thành Chiang Mai tạo nên bầu không khí ấm áp.

Ba ngọn đèn của Yi Peng

Đèn trời

Sky lantern hay Khomploy là biểu tượng của lễ hội Yi Peng thường được cho là có tác dụng
xua đuổi những điều xui xẻo. Nó cũng có ý nghĩa nhằm bảy tỏ lòng thành kính tới tổ tiên đã
an nghỉ trên trời.

Krathong
Người dân địa phương tin rằng thả Krathong là để bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ thần
Nước. Ngoài ra còn có một câu nói lãng mạn rằng nếu những chiếc Krathong của một cặp
đôi nổi cạnh nhau thì nó tượng trưng cho tình yêu mãi mãi
Phang Pratheep

Trong đêm Loy Krathong, Chiang Mai sẽ được trang trí với hàng ngàn ngọn nến trong
những chiếc bình đất sét nhỏ. Nó được cho là mang lại trí tuệ và đóng vai trò như ánh sáng
dẫn đường trong cuộc sống của chúng ta

2.2 Lễ hội té nước Songkran

Songkran (chữ Thái Lan: สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan.
Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo
dương lịch) để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật,
dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc.
Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước,
bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
2.3 Chợ đêm
Chợ Đêm CHIANG MAI Night Bazaar
Hoạt động từ chiều tối và kết thúc tận sáng hôm sau.

Chợ đêm nổi tiếng này chuyên bán quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ và đồ trang sức truyền
thống cực độc đáo mà chẳng nơi nào có. Các mặt hàng ở chợ khá phong phú đa dạng, giá rẻ.

Chính sách phát triển thị trường du lịch của Thái Lan và gợi ý Việt Nam trong phát
triển du lịch hiện nay.
3.1 Những Chính sách đặc biệt của Thái lan trong phát triển thị trường du lịch
Thái Lan là nước rất coi trọng chính sách phát triển du lịch. Ngay từ rất sớm, Chính
phủ Thái Lan nhận thức rằng, để đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì
phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
+Để thu hút khách quốc tế, họ đã thực hiện chính sách “Bầu trời mở” để đơn giản
hóa thủ tục visa cho khách quốc tế vào du lịch. Hiện nay, họ đang miễn thị thực cho du
khách từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ. Du khách tới từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này
có thể được lưu trú ở Thái Lan trong dài gian rất dài. Ngày 25/9 đến ngày 29/2/2024, Thái
Lan sẽ miễn thị thực cho du khách đến từ hai nước Trung Quốc và Kazakhstan nhằm tìm
cách thúc đẩy ngành du lịch. Thị trường khách Trung Quốc đứng thứ 2 sau Malaysia (Theo
thống kê của Bộ du lịch và thể thao của Thái Lan năm 2023).

+ Thái Lan cũng rất chú trọng đến chính sách miễn giảm thuế trong việc mua bán các
mặt hàng phục vụ du lịch và giảm thuế cho các công ty về du lịch.
+ Để góp phần phát triển du lịch, Thái Lan chú trọng phát triển đường giao thông
hiện đại. Chính hệ thống giao thông tốt đã làm cho thời gian di chuyển giữa các điểm du
lịch được rút ngắn, từ đó du khách có nhiều thời gian hơn để tham quan, mua sắm và tiêu
tiền. Đường giao thông tốt, phương tiện giao thông tốt làm cho du khách không thấy mệt
mỏi khi di chuyển, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng đến Thái Lan tham quan, du lịch. Đặc
biệt là giao thông đường hàng không, ngoài hệ thống hàng không ở thủ đô Bangkok, Thái
Lan còn có 2 hệ thống trung tâm hàng không lớn ở Chiang Mai và Phuket.

+ Tổng cục Du lịch Thái Lan đặc biệt coi trọng hoạt động xúc tiến và quảng bá du
lịch.

+ Thái Lan cũng rất chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Hiện nay,
Thái Lan phát triển các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữa
bệnh, du lịch nông nghiệp, du lịch mua sắm. Du lịch văn hóa là một trong những loại hình
du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến Thái Lan.

3.2 Ứng dụng cho Việt Nam trong phát triển du lịch tâm linh hiện nay
Một là, định hướng chính sách phát triển du lịch. Để phát triển du lịch Việt Nam,
Chính phủ cần có sự hoạch định các chính sách, xây dựng các kế hoạch, đề án để phát triển
du lịch cho từng giai đoạn, từng khu vực, từng vùng, từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt đối với
những nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

Hai là, đầu tư mạnh mẽ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Một trong những
yếu tố mang đến thành công trong phát triển du lịch ở Thái Lan là họ chú trọng phát triển cơ
sở hạ tầng phục vụ cho du lịch. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển du
lịch đa dạng, nhưng một trong những điểm yếu hiện nay của chúng ta là hệ thống cơ sở hạ
tầng nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch nói riêng còn nhiều
yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, nhu cầu của du khách.

Ba là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Ở Việt Nam hiện nay, nguồn
nhân lực phục vụ cho du lịch vừa thiếu, vừa yếu trên tất cả các lĩnh vực, từ quản lý du lịch
đến nhân viên, hướng dẫn viên du lịch. Hiện nay, nhân lực có trình độ đại học trở lên chỉ
chiếm 4%, đội ngũ hướng dẫn viên thiếu hụt, hạn chế về năng lực ngoại ngữ… Đây là rào
cản lớn kìm hãm sự phát triển của du lịch Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam
cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Bốn là, tăng cường công tác quảng bá du lịch. Hiện nay, hình ảnh du lịch của Việt
Nam được du khách biết đến còn hạn chế, đây là lý do khiến nhiều khách quốc tế chưa tìm
đến Việt Nam. Do vậy, trong thời gian đến Việt Nam cần tăng cường công tác quảng bá
hình ảnh du lịch ra bên ngoài.

Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm gắn liền với lợi thế, tiềm năng của Việt Nam.
Nhiều người cho rằng, Việt Nam là đất nước trời phú cho điều kiện để phát triển du lịch, có
thể phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch khác nhau,Vì thế trong tương lai chúng ta
cần phải khai thác hết những thế mạnh và tiềm năng đó.

Ứng dụng cụ thể …..Cho Việt Nam

cơ sở hạ tầng giao thông vận tải


cơ sở vật chất kỹ thuật
tài nguyên du lịch
nguồn nhân lực du lịch
Quảng bá, xúc tiến du lịch

You might also like