You are on page 1of 24

TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4

1
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4

MỤC LỤC
I. Sơ lược về Nga và Malaysia: ............................................................................................... 3
1. Giới thiệu sơ lược về Nga: ................................................................................................... 3
2. Giới thiệu sơ lược về Malaysia ............................................................................................ 4
II. Hệ thống chính trị của Nga và Malaysia........................................................................... 5
1.Hệ thống chính trị ở Malaysia: ............................................................................................ 5
a. Thể chế chính trị: ................................................................................................................. 5
b. Hệ thống chính trị của Malaysia:. ...................................................................................... 5
c. Xung đột chính trị: ............................................................................................................... 7
2.Hệ thống chính trị ở Nga: ..................................................................................................... 7
a. Thể chế chính trị: ................................................................................................................. 7
b. Hệ thống chính trị của Nga: ................................................................................................ 7
c. Xung đột chính trị: ............................................................................................................... 9
III. Hệ thống kinh tế ở Nga và Malaysia: ............................................................................ 10
1. Đối với Malaysia ................................................................................................................. 10
a. Xếp hạng tự do kinh tế ...................................................................................................... 10
b. Hệ thống kinh tế ................................................................................................................. 10
c. Lý do .................................................................................................................................... 10
2. Đối với Nga ......................................................................................................................... 11
a. Xếp hạng tự do ................................................................................................................... 11
b. Hệ thống kinh tế ................................................................................................................. 12
c. Lý do .................................................................................................................................... 12
3. Tổng quan:........................................................................................................................ 12
IV.Hệ thống pháp lý: ............................................................................................................. 13
V. Lợi ích khi kinh doanh ở Nga và Malaysia:.................................................................... 16
1. Đối với Nga ......................................................................................................................... 16
a. Hiện tại:............................................................................................................................... 16
b. Dự đoán trong tương lai: .................................................................................................. 17
2. Đối với Malaysia ................................................................................................................. 17
a. Hiện tại ................................................................................................................................ 17
b. Dự đoán trong tương lai: .................................................................................................. 18
VI. Rủi ro khi kinh doanh ở Nga và Malaysia: ................................................................... 18
1. Đối với Nga: ........................................................................................................................ 18

2
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
a. Chính trị: ............................................................................................................................ 18
b. Kinh tế: ............................................................................................................................... 19
c. Pháp lý: ............................................................................................................................... 19
2. Đối với Malaysia: ............................................................................................................... 20
a. Chính trị: ............................................................................................................................ 20
b. Kinh tế: ............................................................................................................................... 20
c. Pháp lý: ............................................................................................................................... 21
VII. Chi phí khi kinh doanh ở Nga và Malaysia: ................................................................ 21
1. Chi phí cơ sở hạ tầng: ........................................................................................................ 21
2. Chi phí pháp lý:.................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 22

NỘI DUNG
I .Sơ lược về Nga và Malaysia:

1. Giới thiệu sơ lược về Nga:

- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc lục địa Á – Âu


- Diện tích: 17.075.400 km2 (rộng nhất trên thế giới).

3
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
- Tài nguyên thiên nhiên: than, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, kẽm, thiếc, vonfram…
- Dân số: 143,5 triệu người (ước tính năm 2013)
- Các dân tộc: Trên 180 dân tộc, trong đó người Nga chiếm 77,7%, người Tác-ta - 3,7%,
người U-crai-na - 1,35%... (theo Tổng điều tra dân số 2010)
- Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các tôn giáo
khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành… (số liệu thăm dò dư luận do VSIOM công bố
tháng 3/2010)
- Kinh tế: kinh tế Nga vẫn phát triển và tăng trưởng không ngừng chủ yếu dựa vào các nguồn
tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ và các tổ hợp công nghệ chuyên sâu về các lĩnh vực như vũ
trụ, điện hạt nhân, các ngành khoa học cơ bản. Sự thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng phát
triển các ngành dịch vụ và du lịch cũng là tiềm lực để kinh tế Nga phát triển hơn nữa. Nga
hiện vẫn là nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ hai thế giới.
- Văn hóa: Văn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav
- Giáo dục: Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí đảm bảo cho mọi công dân theo hiến
pháp, và có tỷ lệ biết chữ 99,4%.

2. Giới thiệu sơ lược về Malaysia

- Vị trí địa lý: Là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, nằm liền với eo biển Malacca, được hợp
thành từ hai khu bị chia cắt bởi biển Đông là:

4
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
+ Tây Malaysia gồm có 11 bang và 2 lãnh thổ liên bang thuộc miền Nam bán đảo Malay có
biên giới trên bộ ở phía bắc với Thái Lan với đường biên giới chung dài khoảng 480 km,
phía nam giáp với Singapore.
+ Đông Malaysia gồm 2 bang lớn nhất của Malaysia là Sarawak và Sabah, chiếm phần bắc
đảo Borneo, có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei.
- Diện tích: tổng diện tích đất liền là 330,803 km²
- Dân số: dân số 32,37 triệu người (2020), dân số tập trung chủ nhiều ở bán đảo phía Tây
Malaysia do ở đây có nhiều thành phố cũng như các khu công nghiệp lớn.

- Các dân tộc: Malay chiếm khoảng 59% tổng dân số, người hoa chiếm khoảng 24%, Ấn Độ
chiếm khoảng 8% và còn lại là một số dân tộc nhỏ khác.
- Ngành công nghiệp: Là một quốc gia đang phát triển, Malaysia có các ngành sản xuất công
nghiệp thế mạnh như: Dầu cọ, cao su, điện tử, công nghiệp chế tạo và dầu mỏ. Trong đó ngành
sản xuất gỗ, dầu cọ và cao su của Malaysia luôn nằm trong top đầu thế giới.
- Kinh tế: Năm 2019, nền kinh tế quốc gia này lớn thứ 3 Đông Nam Á, và là nền kinh tế lớn
thứ 33 thế giới.

II. Hệ thống chính trị của Nga và Malaysia

1.Hệ thống chính trị ở Malaysia:

a.Thể chế chính trị:

Chính trị Malaysia dựa trên chế độ quân chủ lập hiến của Liên bang, trong đó Quốc vương
(Hiện tại là Sultan Abdullah) là người đứng đầu Nhà nước và Thủ tướng (Hiện tại là ông
Ismail Sabri Yaakob) là người đứng đầu Chính phủ. Quyền hành pháp được thực hiện bởi
Chính phủ Liên bang và 13 Chính phủ tiểu bang. Quyền lập pháp Liên bang được trao cho
Quốc hội Liên bang và 13 Hội đồng Nhà nước. Tư pháp độc lập với người điều hành và cơ
quan lập pháp.

b.Hệ thống chính trị của Malaysia: Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa, đặc
điểm này đóng một vai trò lớn trong hệ thống chính trị quốc gia.
* Đánh giá dựa vào 2 tiêu chí:
Thứ nhất: Mức độ chính phủ chú trọng đến chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể:
+ Malaysia theo chế độ đa đảng, mỗi đảng được thành lập đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích
của chủng tộc, cộng đồng mình. Người dân Malaysia cũng ý thức được rằng một chính đảng
mạnh có khả năng đưa đất nước phát triển.

5
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
+ Chiều 22/8/2021, Tân Thủ tướng Malaysia kêu gọi tất cả các nghị sĩ đoàn kết, gác lại bất
đồng, hợp tác, hướng tới xây dựng sự đồng thuận vì gia đình chung. Ông nhấn mạnh: “Cá nhân
tôi sẽ bảo đảm rằng không ai bị bỏ lại phía sau dù họ thuộc chủng tộc, tôn giáo và sắc tộc nào”.
+ Người Malaysia về cơ bản vẫn là những người theo chủ nghĩa tập thể xét về các mối quan hệ
xã hội, đức hy sinh và sự vẹn toàn trong gia đình, nhưng đồng thời, họ đã khắc sâu các yếu tố
cạnh tranh, một yếu tố chủ nghĩa cá nhân, ít nhất là trong cuộc sống lao động của họ. Sự thay
đổi này có thể được giải thích từ sự phát triển kinh tế nhanh chóng diễn ra ở Malaysia.
→ Mức độ chính phủ chú trọng đến chủ nghĩa tập thể cao

Thứ hai: Mức độ dân chủ hay chuyên chế:

(Bảng xếp hạng chỉ số dân chủ 2020)

+ Malaysia đã thực hành nền dân chủ xã hội kể từ khi giành được độc lập từ sự cai trị thuộc địa
của Anh vào năm 1957.
+ Việc tôn trọng thẩm quyền là những yếu tố quan trọng nhằm duy trì ổn định chính trị và chia
sẻ quyền lực trong các cuộc đua chính trị ở Malaysia. Vì vậy, sự đồng thuận và tôn trọng đối
với quần chúng là những yếu tố thiết yếu trong chính trị Malaysia – cách thức “Barisan”.
+ Abdullah Ahmad Badawi (Thủ tướng Malaysia giai đoạn 2003-2009) từng tuyên bố: Tất cả
đều có quyền được nói, ngay cả khi liên quan đến các các cuộc đua cụ thể hoặc tôn giáo cụ thể.
Trong phong cách Barisan, tin rằng chúng tôi có thể thảo luận tất cả vấn đề, ngay cả các chủ
đề nhạy cảm, một cách khôn ngoan và đi đến sự đồng thuận.
+ Đồng thuận chính trị ở Malaysia được tạo ra thông qua quá trình cân nhắc của công chúng,
không phải giới lãnh đạo chỉ định. Sự đồng thuận thông qua việc thảo luận công khai tổng thể

6
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
hơn, phản ánh và phục vụ lợi ích của mọi người trong các lĩnh vực như chính sách công và
chính trị văn hóa.

→ Kết luận: Malaysia bước vào giai đoạn mới của nền dân chủ, đó là di chuyển từ sự liên kết
đến sự cân nhắc công khai. Hoạt động của các đảng cầm quyền ở Malaysia, có thể được coi là
dân chủ.

c.Xung đột chính trị:


- Chính trường Malaysia đạt đỉnh điểm bất ổn mới với việc Thủ tướng Muhyiddin Yassin và
Chính phủ phải từ chức do không còn có được sự ủng hộ chính trị cần phải có trong quốc hội.
Ông Muhyiddin đã đi vào lịch sử Malaysia với tư cách thủ tướng cầm quyền ngắn nhất (17
tháng), ngắn hơn cả người tiền nhiệm Mahathir Mohamad (22 tháng). Malaysia từ mấy năm
nay vốn đã vài lần thay đổi thủ tướng và chính phủ mà nguyên nhân đều là phe liên minh cầm
quyền luôn không ổn định bền vững. Những cam kết về hợp tác với nhau để cầm quyền và
sự nhất trí về việc phải liên minh với nhau để không cho phe cánh khác lên cầm quyền tưởng
như rất vững chãi khi thành lập chính phủ nhưng rồi mau chóng bị quên lãng.
- Chính trường Malaysia đang trong tình trạng phân rẽ sâu sắc đến mức có tổ chức tổng tuyển
cử mới trong thời gian tới thì cũng chỉ đưa lại cục diện chính trị quyền lực trong quốc hội mới
mà không đảm bảo là rồi đây sẽ thành lập được chính phủ ổn định. Đến thời điểm này chưa
có chính sách nào có thể khắc phục được sự phân rẽ này ở Malaysia. Cho nên xem ra tình
trạng bất an về xã hội và bất ổn về chính trị ở quốc gia này sẽ còn dai dẳng.

2.Hệ thống chính trị ở Nga:

a.Thể chế chính trị:


- Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hòa bán tổng thống, theo đó Tổng
thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ.
- Tổng thống đương nhiệm của Nga là ông Vladimir Vladimirovich Putin (thuộc Đảng Nước
Nga thống nhất). Ông là người đã thay đổi nước Nga cơ bản và nhanh chóng chưa từng có
trong cả kinh tế-xã hội, đối ngoại. Tổng thống Putin chính là nhân vật đưa Nga trở lại vị trí
chủ chốt trên các bàn đàm phán quốc tế - một cực mạnh trong thế giới đa cực.

b.Hệ thống chính trị của Nga:


Đánh giá qua 2 tiêu chí:

Thứ nhất: Mức độ mà chính phủ chú trọng đến cá nhân hay tập thể

7
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
+ Một mục tiêu lớn đã được Chính phủ Nga đặt ra là khẳng định vai trò quan trọng của nền
kinh tế nước này trong nền kinh tế toàn cầu. Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
nền kinh tế, Chính phủ Nga đã cam kết giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của nền
kinh tế.
+ Chính phủ quan tâm đến việc tăng chi ngân sách cho các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm xã hội
và quỹ bảo hiểm y tế. Thủ tướng Putin cho biết, ngân sách chi cho các quỹ phúc lợi xã hội sẽ
tăng thêm. Chính phủ sẽ trích ngân sách bổ sung để xây nhà ở cho các cựu chiến binh của Cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trang bị loại phương tiện riêng cho thương binh hoặc đền bù tiền đi
lại bằng phương tiện công cộng cho họ, tăng trợ cấp cho việc chăm sóc người già, thương binh
và trẻ em tàn tật và bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc men cho những người được hưởng chế độ
ưu đãi. Phúc lợi cho người dân cao.
+ Hệ thống chính trị của Nga mang bản chất chủ nghĩa cá nhân cao và tập trung vào các mạng
lưới cá nhân chạy qua chính quyền tổng thống và Putin. Sự chia rẽ rõ ràng giữa các nhóm ưu
tú về chính sách nhà nước đã xuất hiện cùng với những phát hiện từ Trung tâm Levada cho
thấy sự suy giảm tổng thể về ảnh hưởng được nhận thức của hầu hết các thể chế chính trị lớn
của Nga ngoại trừ quân đội và FSB.
+ Mặc dù sự suy giảm đối với các tổ chức hàng đầu nói chung là hạn chế, nhưng nhận thức về
vai trò của tổng thống đã giảm đi một khoảng đáng kể so với hàng năm. Khi chủ nghĩa cá nhân
vẫn tồn tại, người Nga nhận thấy những thay đổi về quyền lực thể chế đang diễn ra.
→ Chính phủ chú trọng đến cá nhân cao.
Thứ hai: Mức độ Dân chủ và Chuyên chế
Theo theo nghiên cứu của Economist Intelligence Unit (EIU)

(Bảng xếp hạng chỉ số dân chủ 2020)


→ Nga xếp hạng 124 trên mức độ dân chủ → Là một quốc gia Chuyên chế.
- Nga là một nhà nước chuyên chế, vì Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục dựa vào sự thao túng
chuyên quyền của các thể chế bán dân chủ để tạo ra tính hợp pháp và phân phối quyền lực
chính trị giữa các thể chế chính thức và phi chính thức, được kiểm soát, sở hữu hoặc nói cách
khác là hợp tác và ép buộc bởi nhà nước. Quyền lực trong hệ thống chính trị chuyên chế của
Nga tập trung trong tay Tổng thống Vladimir Putin. Với lực lượng an ninh trung thành, một
nền tư pháp phụ thuộc, một môi trường truyền thông được kiểm soát, và một cơ quan lập pháp

8
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
bao gồm một đảng cầm quyền và các phe phái đối lập mềm dẻo, Điện Kremlin có thể thao túng
các cuộc bầu cử và trấn áp những người bất đồng chính kiến.
- Trong khi làn sóng bất bình dâng cao và tổ chức địa phương vẫn chưa làm suy yếu đáng kể
sự kìm kẹp của Điện Kremlin đối với quyền lực chính trị địa phương, khu vực và quốc gia, thì
việc các nhà chức trách sẵn sàng sử dụng bạo lực ở mức độ phi thường như vậy - cùng với việc
người biểu tình ngày càng sẵn sàng chịu đựng điều đó. vũ lực - đã cho thấy chế độ sẽ đi bao xa
để duy trì “chiều dọc quyền lực” của mình, vốn đang tụt hậu so với thực tế chính trị hiện tại.
- Điều này có lẽ xuất hiện rõ ràng nhất với việc thắt chặt kiểm soát quy định đối với ngôn luận
chính trị và internet, đồng thời mở rộng các hành động pháp lý chống lại những người biểu
tình. Vào đầu tháng 5, Putin đã ký thành luật một dự luật được thiết kế để đảm bảo chức năng
liên tục của internet trong trường hợp nó bị "cắt đứt" khỏi các kết nối quốc tế, tìm cách thiết
lập một cách hiệu quả một mạng internet "có chủ quyền" của Nga cho phép nhà nước phát huy
thậm chí kiểm soát tốt hơn quyền truy cập thông tin của công chúng.
- Tham nhũng tiếp tục cản trở quá trình dân chủ hóa của Nga vào năm 2019, nhưng vấn đề này
diễn ra theo một xu hướng khác khi các cuộc chiến giành nguồn lực nhà nước ngày càng gia
tăng.
→ Nga là một nước chuyên chế.

c.Xung đột chính trị:


- Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở Nga, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy
năm 2020 sẽ bộc lộ sự rối loạn ngày càng gia tăng trong chính trị nội bộ của đất nước khi Tổng
thống Vladimir Putin và chính quyền của ông điều động để đảm bảo kiểm soát mọi khả năng
kế vị quyền lực.
- Căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu từ năm 2014 khi chính quyền thân Moscow của cựu Tổng
thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Nga sau đó sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine trong
khi Kiev xung đột quân sự với lực lượng ly khai thân Nga ở Donbass. Tình hình căng thẳng ở
khu vực biên giới Nga - Ukraine những ngày qua tăng nhiệt đến độ thế giới phải lo ngại về
nguy cơ xung đột nóng chực chờ.
- Những bất đồng lâu nay trong quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây chưa có dấu hiệu
được hóa giải mà vẫn tiếp tục âm ỉ, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định việc Mỹ
cùng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức các cuộc tập trận
không có kế hoạch ở khu vực Biển Đen. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế vẫn đang đặt kỳ vọng
vào các cuộc đối thoại về ổn định chiến lược giữa Nga và Mỹ cũng như với các nước phương
Tây để tìm kiếm khả năng hóa giải bất đồng.

9
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
* Tổng kết:

So sánh Malaysia Nga

Nga là một liên bang và theo chính


Chính trị Malaysia dựa trên chế độ quân
thức là một nền cộng hòa bán tổng
chủ lập hiến của Liên bang, Quốc vương
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ thống, theo đó Tổng thống là nguyên
là người đứng đầu Nhà nước và Thủ tướng
thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo
là người đứng đầu Chính phủ
chính phủ.

Chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa cá nhân


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Dân chủ đại diện Chính phủ chuyên chế

III. Hệ thống kinh tế ở Nga và Malaysia:

1. Đối với Malaysia

a.Xếp hạng tự do kinh tế

Theo chỉ số tự do kinh tế năm 2021 của The Heritage Foundation công bố, điểm số tự do kinh
tế của Malaysia là 74.4, đứng vị thứ 22 trong tổng số 178 nước, với màu hiển thị là màu xanh
nhạt, thuộc nước hầu hết là tự do trong năm nay. Xếp hạng thứ 5 trong tổng số 40 quốc gia ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

b.Hệ thống kinh tế

Malaysia là nền kinh tế thị trường, tuy nhiên có thể thấy với mức điểm 74.4, đây là nền kinh tế
thị trường thấp, do các vấn đề tiêu biểu nhất là tham nhũng và nhà nước vẫn còn đóng một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng có xu hướng ngày càng giảm xuống.

c.Lý do

Nền kinh tế của Malaysia là nền kinh tế thị trường, bởi vì:

10
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
- Chính sách của chính phủ trong khu vực tài chính nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài và tư
nhân hóa các doanh nghiệp công khai.

- Ban hành các “Đạo luật cạnh tranh” cấm cartel và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

- Chính phủ cho phép do thương mại: dễ dàng xuất khẩu hàng hóa ra các nước khác, hưởng lợi
từ việc ưu đãi thuế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ tăng cường các hoạt động của khu vực tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của
đất nước nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ, hơn thế nữa, số nợ lớn của chính
phủ ngày càng nhiều sau khi thành lập các doanh nghiệp đã thúc đẩy chính phủ chuyển các
doanh nghiệp công sang sở hữu tư nhân.

Tuy nhiên, malaysia là nước chủ yếu là tự do nhưng nhiều nghi ngờ cho rằng tự do của nền
kinh tế Malaysia bị cản trở bởi:

- Nhận thức gia tăng mức độ tham nhũng cụ thể phải kể đến là vụ tham nhũng của Najib Razak
(cựu thủ tướng của Malaysia) và các quan chức khác dính líu đến một kế hoạch rửa tiền và biển
thủ trị giá hàng nghìn tỷ đô liên quan đến 1MDB (một quỹ đầu tư thuộc sở hữu của nhà nước)

- Thời điểm sau đại dịch COVID – 19, chính phủ tăng thêm nguồn thu để phục hồi nền kinh tế
bằng cách đánh thuế mới hoặc tăng thuế suất của các mức thuế hiện hành.

- Sự can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ thông qua các công ty có liên hệ với chính phủ,
mục đích là làm bình đẳng sân chơi kinh tế và làm phương tiện cho lĩnh vực tư nhân, nhưng
thực chất đó là các phương tiện cho tham nhũng.

2. Đối với Nga

a. Xếp hạng tự do

Theo chỉ số tự do kinh tế năm 2021 của The Heritage Foundation công bổ, điểm số tự do kinh
tế của Nga là 61,5, đứng vị trí thứ 92 trong tổng số 178 nước, với màu hiển thị là màu cam,
khiến nước này trở thành nước có mức độ tự do trung bình, tức là đã 2 năm liên tiếp nước Nga
đạt mức tự do trung bình sau hơn một thập kỷ nằm trong danh mục hầu như không tự do. Được
xếp hạng lên đến thứ 42 trong số 45 quốc gia ở khu vực Châu Âu

11
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
b. Hệ thống kinh tế

Nga là nước có nền kinh tế hỗn hợp, lấy kinh tế thị trường làm cơ sở, nhưng có thể thấy mức
độ tự do kinh tế của Nga chỉ ở mức 61.5, vẫn còn chịu nhiều sự can thiệp của chính phủ thông
qua các chính sách khắt khe vì vậy đây là nước có nền kinh tế hỗn hợp nhưng thiên về hướng
kinh tế tập trung nhiều hơn.

c.Lý do

- Tổng thống Putin nhấn mạnh yếu tố quyết định phân bổ nguồn lực ở Nga là bộ máy hành
chính, các quan chức gián tiếp xác định ai sản xuất cái gì, số lượng và giá cả bao nhiêu, người
tiêu dùng chỉ có chủ quyền trong khuôn khổ được xác định bởi bộ máy quan liêu của chính phủ

- Quan chức chính phủ nhận hối lộ trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các hoạt động kinh
doanh của doanh nhân, gián tiếp làm tăng phí và hạn chế cạnh tranh

- Chính phủ kiểm soát năng lượng, bất kể nguồn năng lượng nào như: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên,
điện...đều do chính phủ kiểm soát, họ xem những nguồn năng lượng thống trị của mình là quá
quan trọng để giao cho những người mua và người bán độc lập đầu tư, dẫn đến lợi nhuận không
thể kể đến cho tầng lớp đứng đầu của đất nước.

Bên cạnh các chính sách khắt khe thì chính phủ cũng nới lỏng hơn sự can thiệp vào nền kinh
tế thông qua các chính sách như:

- Nga đã khởi xướng các chương trình đầu tư mới và đang khuyến khích đầu tư nước ngoài,
điều này có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn và tiếp tục quá
trình mở rộng.

- Các doanh nghiệp tư nhân được quyền kiểm soát trên các lĩnh vực: bất động sản, thương mại
bán buôn và bán lẻ, nông nghiệp, lâm nghiệp.

3. Tổng quan:

Nền kinh tế của Malaysia và Nga thực chất là 2 nền kinh tế khác nhau nhưng chung quy lại cả
2 nước đều chịu sự kiểm soát của chính phủ trong những chính sách, những lĩnh vực nhất định.

12
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
IV.Hệ thống pháp lý:
Malaysia Russian

Bộ máy nhà nước


- Là nước quân chủ lập hiến. - Là nhà nước cộng hoà liên bang

- Cơ quan nhà nước Malaysia gồm: -Bộ máy nhà nước Liên bang gồm :

+Quốc hội + Tổng thống Liên Bang Nga

+ Chính phủ + Lập pháp: Quốc hội Liên bang Nga

+ Quốc vương + Hành pháp: Chính phủ liên bang nga và


các cơ quan hành pháp
+ Thủ tướng
+ Tư pháp: Tòa án liên bang nga
+ Bộ tướng
- Nhiệm kỳ tổng thống Nga được kéo

+ Nội Các dài từ 4 năm lên 6 năm

+ Tư pháp

+Uỷ ban chống tham nhũng

+ Chính quyền địa phương

- Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm


kỳ 5 năm

Hệ thống toà án
- Hệ thống tư pháp Malaysia được tổ - Hệ thống tòa án Nga gồm ba nhánh:
chức theo 3 cấp :
+ Tòa án Hiến pháp
+Tòa án cấp thấp (cấp 1):xét xử sơ thẩm
+ Các toà án tối cao
+Tòa án cấp cao (cấp 2) :xét xử sơ thẩm + Các toà án có thẩm quyền chung
và phúc thẩm

+Tòa án tối cao: xét xử phúc thẩm và các


vấn đề liên quan đến Hiến pháp

13
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
Nguồn luật
- Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên - Nguồn pháp luật chủ yếu là các văn bản
thông luật Anh. quy phạm pháp luật

- Luật cao nhất nước đến từ Hiến pháp - Ở cấp liên bang văn bản có giá trị pháp lý
Malaysia. Đất nước này có luật liên cao nhất là Hiến pháp.
bang và tiểu bang, cũng như luật pháp - Dưới Hiến pháp có các luật hiến pháp như
địa phương Luật Chính phủ, Luật Quốc hội liên bang,
Luật Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa
án Trọng tài cấp cao, về hệ thống tòa án
Liên bang Nga, về tổ chức trưng cầu dân ý,
về thay đổi quy chế chủ thể liên bang, hạn
chế quyền con người hoặc về quy chế ban
bố tình trạng khẩn cấp...
Luật hợp đồng và Thời 425 ngày 337 ngày
thực thi hợp đồng gian
Chi
37,9%(81,3 cent so vs đồng dola) 16,5%
phí
Chất
13/18 9,5/18
lượng

Quy trình và phán quyết giữa các toà án có


mẫu thuẫn
Bảo vệ tài sản trí
Quy - Thường trải qua 6 bước - các bước gần như được tối giản hơn.
tuệ
trình
- Thời gian đăng kí và nhận kết quả khá - Thời gian đăng kí thường 8-12 tháng chưa
đăng
lâu từ 18 tháng trở lên. kể thời gian nhận kết quả

- Thời hạn bảo hộ đã được cấp là 20
năm.
- Các hành động vi phạm bằng sáng chế
Giải - Hệ thống thực thi quyền SHTT của Nga
phải được khởi xướng tại Tòa án cấp
quyết khá hiệu quả và phát triển tốt. Hành vi xâm
cao. Sau đó, một bên không hài lòng có
kiện phạm quyền SHTT chủ yếu có thể bị truy
thể khiếu nại lên Tòa án cấp phúc thẩm.
tụng tố thông qua tố tụng dân sự và hành chính,
Trước tiên, phải xin phép Tòa án Liên
bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự

14
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
bang để được tiếp tục kháng cáo lên Tòa
- Các tranh chấp về vi phạm quyền sở hữu
án Liên bang (tòa án cấp cao nhất).
trí tuệ thường được xét xử bởi các tòa án
- Có một Tòa án Sở hữu Trí tuệ chuyên
thương mại sơ thẩm ở các khu vực cấu
biệt tại Tòa án Cấp cao Kuala Lumpur
thành của Liên bang Nga. Quyết định của
thường xét xử tất cả các tranh chấp liên
họ có thể bị kháng cáo lên các tòa án cấp
quan đến SHTT được đệ trình lên Tòa
phúc thẩm có thẩm quyền. Các kháng nghị
án Cấp cao Kuala Lumpur. Tuy nhiên,
tiếp theo (giám đốc thẩm) lên Tòa án Sở
bên ngoài Kuala Lumpur, bất kỳ Tòa án
hữu trí tuệ Nga và Ban Kinh tế của Tòa án
cấp cao nào ở Malaysia đều có thẩm
Tối cao Nga. Kháng nghị giám sát cuối
quyền xét xử các tranh chấp về SHTT.
cùng, nếu được chấp nhận, có thể được xem
- Không có thủ tục theo dõi nhanh hoặc
xét bởi Tòa án tối cao Nga,
yêu cầu nhỏ.

Mức
Thấp.Vì môi trường pháp lí mạnh mẽ Cao. Vì: Mặc dù các bước được tối giản và
độ rủi
thuận lợi tạo điều kiện và bảo đảm các thực thi cũng hiệu quả nhưng thiết lập
ro
tiêu chí về bảo vệ tài sản trí tuệ tốt cho quyền sở hữu trí tuệ ở Nga vẫn là một công
doanh nghiệp đầu tư và phát triển tại việc kinh doanh mệt mỏi các chính sách
quốc gia này pháp lí chưa rõ ràng và có các chế tài bảo
vệ doanh nghiệp chưa cao.

Luật về an toàn sản phẩm Luật của Malaysia xác định khuyết tật Các hàng hoá được nhập khẩu và lưu thông
và trách nhiệm đối với sản của sản phẩm căn cứ vào mức độ an trên lãnh thổ Liên bang Nga cần phải tuân
phẩm toàn. Cụ thể là sản phẩm sẽ được coi là thủ các điều luật của “Luật bảo vệ người
có khuyết tật nếu không đạt được yêu tiêu dùng và giải quyết các quan hệ giũa
cầu về an toàn như mức độ mà một người mua và người bán trong khi bán các
người tiêu dùng thông thường có quyền hàng thực phẩm và phi thực phẩm.
trông đợi Người bán hàng hoặc người cung cấp cần
Cục Tiêu chuẩn Malaysia cung cấp dịch phải kịp thời thông báo cho người mua mọi
vụ kiểm định cho cơ quan cấp giấy thông tin chính xác và cần thiết về hàng hoá
chứng nhận, cũng như cơ quan kiểm tra và người sản xuất, đảm bảo cho việc lựa
và thử nghiệm. chọn hàng chính xác.

15
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
Các chủ thể phải chịu trách nhiệm về Vẫn chưa quy rõ trách nhiệm khi xảy ra
thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây thiệt hại với người dùng
ra trước hết là nhà sản xuất (bao gồm cả
người đưa tên lên nhãn hiệu thương mại
của sản phẩm) và nhà nhập khẩu

V/ Lợi ích khi kinh doanh ở Nga và Malaysia:

1. Đối với Nga

a/ Hiện tại:

- Kinh tế Nga là một nền kinh tế đang phát triển, GDP danh nghĩa của nước này là 1,464 nghìn
tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020.

- Nga là thị trường tiêu nội địa lớn đứng thứ 7 trên thế giới và thứ nhất ở châu Âu và đang
phát triển với dân số khổng lồ là hơn 145 triệu người (2021) với thu nhập cá nhân đang tăng
ước tính từ 10% đến 15% mỗi năm. Mức lương trung bình ở Nga là khoảng 500 $. Điều này
cho phép các doanh nhân giảm chi phí tiền lương cho người lao động.

- Với dân số như vậy thì Nga sở hữu một lực lượng lao động có tay nghề cao và được đào tạo
chuyên sâu, điều này thuận lợi lớn trong việc thâm nhập thị trường và mang lại lợi nhuận lớn
cho doanh nghiệp.

- Là một nước theo chủ nghĩa cá nhân nên chính phủ Nga đã cam kết giảm sự can thiệp của
nhà nước vào hoạt động của nền kinh tế làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
trở nên dễ dàng hơn.

- Doanh nhân nước ngoài được bảo đảm một chế độ pháp lý quốc gia. Một công ty ở Liên
bang Nga có thể được sở hữu 100% bởi người nước ngoài - điều này không phải ở tất cả các
quốc gia.

- Các công ty được bảo hộ ở Nga chủ yếu bằng cách thành lập và thông qua luật nhãn hiệu.
Nhưng một công ty cũng được hưởng lợi từ việc bảo vệ phần mềm, cơ sở dữ liệu, kiểu dáng
công nghiệp và mô hình tiện ích.

16
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
- Hệ thống pháp lý bảo vệ quyền sở hữu tài sản: Luật đã được sửa đổi để có lợi cho các chủ
sở hữu doanh nghiệp, bất kể họ là người trong nước hay nước ngoài, bằng cách nâng cao quyền
sở hữu và bảo vệ vốn.

- Luật hợp đồng và thực thi luật hợp đồng: Theo Báo cáo Kinh doanh năm 2020 của Ngân
hàng Thế giới, Nga được xếp hạng thứ 21 về thực thi hợp đồng. Các tòa án thương mại được
yêu cầu theo luật để giải quyết các tranh chấp kinh doanh một cách hiệu quả. Điều này tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kinh doanh ở quốc gia này.

b/ Dự đoán trong tương lai:

- Nga có xu hướng ngày càng theo nền kinh tế thị trường và đất nước này cũng được hưởng
một môi trường chính trị ổn định từ khi Vladimir Putin tái đắc cử vào tháng 3 năm 2018 với
nhiệm kỳ 6 năm. Và tăng trưởng dài hạn ở Nga phụ thuộc vào cải cách chính trị và cơ cấu,
cùng với việc đa dạng hóa nền kinh tế khỏi lĩnh vực dầu khí. Điều này khiến cho sức mua trong
tương lai của nước này ngày càng tăng lên.

2. Đối với Malaysia

a/ Hiện tại

- Kinh tế Malaysia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển.
Năm 2019, quốc gia này có quy mô GDP danh nghĩa đạt 365,3 tỷ USD, lớn thứ 3 tại khu vực
Đông Nam Á, xếp hạng 33 thế giới, thứ 11 châu Á.

- Hiện nay dân số Malaysia hơn 32 triệu người với lực lượng lao động trẻ, có học thức, có tay
nghề cao; hầu hết những người trong lực lượng lao động cũng có thể nói tiếng Anh điều này
đem đến những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp nước ngoài.

- Là một nền kinh tế thị trường nên chính sách của chính phủ trong khu vực tài chính nhằm
thúc đẩy đầu tư nước ngoài, cạnh tranh thị trường và tư nhân hóa các doanh nghiệp công khai.

- Malaysia là một nước theo chủ nghĩa tập thể và dân chủ nên môi trường chính trị ở đây
được coi là một trong những môi trường tốt nhất ở Đông Nam Á, mang lại cho các doanh
nghiệp sự ổn định cần thiết để thành công lâu dài. Chính phủ cũng đưa ra quan điểm rất ủng hộ
doanh nghiệp, thực hiện các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp
tư nhân. Các ưu đãi về thuế và trợ cấp tài chính cũng được cung cấp cho các công ty có vị thế

17
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
tiên phong. Quốc gia này cũng cho phép người nước ngoài thành lập các công ty 100% vốn
nước ngoài và có một khu vực tài chính được thành lập.

- Luật pháp bảo vệ mạnh mẽ đối với các chủ sở hữu các bất động sản tại Malaysia. Các giao
thức được thiết lập đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống đăng ký và tiêu chuẩn của tài sản.

- Khung pháp lý vững chắc: Trong báo cáo kinh doanh 2017 của ngân hàng thế giới, Malaysia
đứng thứ 3 trong việc bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số.

b/ Dự đoán trong tương lai:

- Malaysia hiện đang có tốc độ tăng dân số đang dần chậm lại. Dân số Malaysia hiện là 32,37
triệu người. Người ta ước tính rằng dân số Malaysia sẽ đạt đỉnh vào năm 2068 là 42,07 triệu
người. Với quy mô thị trường đang tăng dần sẽ thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường và
mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

- Malaysia có xu hướng ngày càng theo nền kinh tế thị trường, nền chính trị hiện nay cũng
tương đối ổn định, dân số trong tương lai được dự đoán ngày càng tăng lên khiến cho quy mô
thị trường và sức mua của người tiêu dùng trong tương lai sẽ tăng lên.

VI. Rủi ro khi kinh doanh ở Nga và Malaysia:

1. Đối với Nga:

a.Chính trị:
- Thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh ở Nga là tình trạng tham nhũng (Nga
đứng thứ 129 trong số 179 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2020 của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế về chống tham nhũng).
- Đất nước này đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Việc chuyển đổi này đã gây nhiều rủi ro cho các công ty nước ngoài. Các nhà quản lý phải tập
trung chú ý vào những đặc thù trong môi trường chính trị và luật pháp của các nền kinh tế
chuyển đổi, đặc biệt là ở Nga. Những quy chế mơ hồ, khung pháp chế chưa đầy đủ, sự thi hành
luật không đủ nghiêm, một hệ thống tòa án sơ sài cùng với chính phủ chuyên chế đã tạo nên
vô số khó khăn. Mặc dù các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp đề phòng để ngăn
chặn rủi ro thì vẫn có những rủi ro là không thể tránh được

18
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
b.Kinh tế:
- Sự can thiệp của chính phủ và mức độ độc quyền cao (nền kinh tế bị quản lý quá mức). Một
báo cáo của EU cho thấy "sự gia tăng đáng kinh ngạc" trong các biện pháp bảo hộ khi các chính
phủ tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp quốc gia khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài trong
bối cảnh môi trường kinh tế khó khăn. Điều này làm cho các doanh nghiệp khó phát triển khả
năng kinh doanh và rủi ro thất bại trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước và của
nhà nước là rất lớn.
-Các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trên tất cả các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như
năng lượng, vận tải và ngân hàng, và chiếm khoảng một nửa GDP. Họ được hưởng đặc quyền
tiếp cận các nguồn và lợi ích tài chính của nhà nước. Vị thế thống trị của các công ty nhà nước
cản trở việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác. Điều này cản
trở sự cạnh tranh nội bộ trên thị trường
- Kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước sự biến
động giá dầu toàn cầu. trong bối cảnh giá dầu và khí đốt tăng cao, thu ngân sách của Nga từ
dầu khí năm nay có thể đạt gần 125 tỷ USD, nhiều hơn 50 tỷ USD so mức của năm 2020. Dự
trữ quốc tế của Nga đạt mức kỷ lục hơn 618 tỷ USD.Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái. Lạm
phát hằng năm ở Nga đã tăng lên mức 7,5%, cao hơn nhiều so mức mục tiêu là 4%. Theo các
chuyên gia, mối lo chính không phải lạm phát ở Nga tăng, mà nó có thể duy trì ở mức cao 7%
- 8% trong thời gian dài

c.Pháp lý:

- Thủ tục xin cấp thị thực vào Nga còn phức tạp, chi phí cao, thời hạn thị thực ngắn. Hơn nữa
để bắt đầu một doanh nghiệp ở Nga cần thời gian dài và chi phí lớn (trung bình phải mất 9 thủ
tục và hơn 23 ngày để bắt đầu kinh doanh tại Nga ,chi phí trung bình là 2,3% thu nhập trên đầu
người)

- Sự mập mờ trong hệ thống pháp luật dẫn đến tạo điều kiện cho việc nhận hối lộ của quan
chức cấp cao. Chính vì môi trường pháp lý yếu kém, kinh doanh ở Nga rất khó khăn. Tổng
thống Vladimir Putin đã từng bình luận rằng: “Bất kỳ doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động
thành công ở Nga đều xứng đáng nhận được huy chương”, thể hiện cụ thể:

+ Các tổ chức nhà nước bị coi là không đảm bảo việc thực thi hợp đồng và quyền tài sản, các
doanh nghiệp nhỏ ngày càng dựa vào các cách thay thế (phi nhà nước) để thực thi các thỏa
thuận kinh doanh của họ

19
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
+ Quyền tài sản không ổn định
+ Nga áp dụng các rào cản thương mại và phi thương mại nhằm hạn chế hàng nhập khẩu vào
trong nước. Ví dụ như các yêu cầu về kỹ thuật của chất lượng cao su tự nhiên, thủy sản…
+ Sự phức tạp của mã số thuế và sự không thể đoán trước của việc thực hiện các loại thuế và
phí.
+ Khó tiếp cận đầu mối cung cấp thông tin thị trường, vùng kinh tế ngành hàng, thông tin cụ
thể, chi tiết và hướng dẫn cụ thể những quy định về hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm,
quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng nhập khẩu,… làm cho kinh doanh trở nên khó khăn,
khi thông tin không được nắm chắc doanh nghiệp sẽ gặp các sai phạm khi kinh doanh sản
phẩm.

2. Đối với Malaysia:

a.Chính trị:
- Tình hình chính trị bất ổn, sự lên nắm quyền của thủ tướng mới, là một trong các rủi ro mà
các nhà kinh doanh gặp phải trong việc kinh doanh tại Malaysia hiện nay, bởi sự bất ổn này sẽ
khó khăn trong việc thực thi các điều lệ, hợp đồng thậm chí gây suy thoái kinh tế dẫn đến các
doanh nghiệp phá sản.
- Tham nhũng là một thách thức lớn ở Malaysia, Malaysia được xếp hạng 57 (trong số 180)
trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm 2020.
- Là một nước đa tôn giáo và sắc tộc vì thế chủ nghĩa chủng tộc phát triển ảnh hưởng tới công
cuộc phát triển của Malaysia gây trở ngại cho các doanh nghiệp đầu tư vào đâu về sự bất ổn
này.
- Thông tin về việc Tổ Chức Người Malaysia thống nhất bắt tay với đảng Hồi giáo Malaysia
càng thúc đẩy chủ nghĩa chủng tộc và tôn giáo ở Malaysia, ảnh hưởng tới quyết sách của chính
phủ dẫn đến các chính sách chưa được xác định dễ dàng thay đổi là một rủi ro rất lớn đối với
các doanh nghiệp khi kinh doanh ở Malaysia.

b.Kinh tế:

- Thu nhập tài chính của Malaysia lệ thuộc rất lớn vào dầu mỏ. Giá dầu giảm không chỉ khiến
đồng ringgit của Malaysia mất giá mà còn gây áp lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế của nước
này. Khi nền kinh tế biến động tác động ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp không chỉ về
mặt tiêu thụ sản phẩm của người dân trong nước mà còn khó khăn trong việc huy động nguồn
vốn nếu có trở ngại

20
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
-Phụ thuộc quá nhiều vào lao động nước ngoài giá rẻ, không chỉ làm giảm thu nhập mà còn
khiến nền kinh tế trì trệ và làm xói mòn động cơ đầu tư vào các hoạt động có giá trị gia tăng
cao hơn.

c.Pháp lý:
- Phải mất 425 ngày để thực thi một hợp đồng, bao gồm tổng cộng 35 thủ tục. Việc giải
quyết tình trạng vỡ nợ trung bình mất 1 năm, với tỷ lệ thu hồi là 81,3 cent so với đồng đô la.
Điều này cho thấy mức độ để thực thi một hợp đồng cần một thời gian khá dài và khoảng chi
phí khá lớn dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp khi có tranh chấp hoặc sai phạm.
- Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Ipsos Business Consulting (Ipsos BC) với
hơn 100 doanh nghiệp tại Malaysia từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018 cho thấy sự
không chắc chắn về chính sách liên quan đến các chính sách kinh tế như thuế, thương mại và
đầu tư, cản trở đáng kể các quyết định kinh doanh.
- Sự thiếu rõ ràng và định hướng chính sách chắc chắn sẽ tạo thêm một lớp rủi ro cho
việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn.

VII. Chi phí khi kinh doanh ở Nga và Malaysia:

1.Chi phí cơ sở hạ tầng:

Nga Malaysia

Dealing with construction permits: Xử lý giấy phép xây dựng 1.2% 1.4%
Chi phí (% giá trị kho hàng)

Getting electricity: Lấy điện (chắc là chi phí điện nước) 5.7% 26.0%
Chi phí (% thu nhập bình quân đầu người)

Registering property: Đăng ký tài sản 0.1% 3.5%


Chi phí (% giá trị tài sản)

2.Chi phí pháp lý:

21
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
Nga Malaysia

Starting a business: Khởi nghiệp 1.1% 11.6%


Chi phí (% thu nhập bình quân đầu người)

Registering property: Đăng ký tài sản 0.1% 3.5%


Chi phí (% giá trị tài sản)

Trading across borders: Giao dịch qua biên giới


Chi phí xuất khẩu:
+Tuân thủ giấy tờ 92 USD 35 USD
+Tuân thủ biên giới 580 USD 213 USD

Chi phí nhập khẩu 152,5 USD 60 USD


+Tuân thủ giấy tờ 587,5 USD 213 USD
+Tuân thủ biên giới

Enforcing contracts: Thực thi hợp đồng 16.5% 37.9%


Chi phí (% giá trị yêu cầu)

Resolving insolvency: Giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán 9.0% 10.0%
Chi phí (% bất động sản)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://daibieunhandan.vn/bai-1-vai-net-ve-the-che-chinh-tri-g7pqekj9vp-34213
2. .https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/dan-chu-trong-chinh-tri-kinh-te-o-
malaysia-314741.html
3. .http://clearlycultural.com/geert-hofstede-cultural-dimensions/individualism/
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%C3%A1_nh%C3
%A2n

22
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_ch%C3%AD
nh_tr%E1%BB%8B_Malaysia_2020
6. https://cand.com.vn/hau-truong/nhung-thach-thuc-cua-tan-thu-tuong-malaysia-
i625737/
7. https://kinhtedothi.vn/chinh-truong-malaysia-da-bat-an-lai-bat-on-431527.html
8. https://www.thebalance.com/russian-economy-3306352
9. https://study.com/academy/lesson/economies-of-russia-central-asia.html
10. https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Malaysia
11. https://www.heritage.org/index/
12. https://www.shsconferences.org/articles/shsconf/pdf/2018/17/shsconf_iclm2018_0500
4.pdf
13. https://worldlaw.vn/2021/05/15/tong-the-ve-he-thong-phap-luat-lien-bang-nga/
14. https://text.123docz.net/document/1464050-nghien-cuu-bo-may-nha-nuoc-malaysia-
1-pptx.htm
15. http://maivanthangsl.blogspot.com/2015/06/van-hoa-phap-luat-nga-nhung-net-ac.html
16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga#Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_v%C3%A0_ch
%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B
17. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_d%C3%A2n_ch%E1
%BB%A7#B%E1%BA%A3ng_x%E1%BA%BFp_h%E1%BA%A1ng_2020
18. https://text.123docz.net/document/3458799-the-che-chinh-tri-lien-bang-nga.htm
19. https://option.news/vi/kollektivismus-vs-individualismus/
20. https://cand.com.vn/eMagazine/Putin-Nguoi-hung-dua-nuoc-Nga-ve-lai-vi-tri-sieu-
cuong-i532224/
21. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1017500/cang-thang-giua-nga-va-cac-
nuoc-phuong-tay-bat-dong-chua-de-hoa-giai
22. https://thanhnien.vn/cang-thang-nga-ukraine-nong-the-nao-post1056150.html

23.https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-
/2018/45289/cac-loi-ich-thuc-day-malaysia-tham-gia-ky-ket-cac-hiep-dinh-thuong-mai-
tu-do.aspx

24.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet
tin?dDocName=MOFUCM212449

25.https://www.britannica.com/place/Malaysia/Malaysia-in-the-21st-century

23
TÌM HIỂU VỀ NGA VÀ MALAYSIA – NHÓM 4
26.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM212449

27.https://www.aseantoday.com/2016/06/a-quantitative-analysis-of-economic-freedom-
for-key-asean-economies/?lang=vi

28.https://www.heritage.org/index/country/malaysia

29.https://www.thebalance.com/russian-economy-3306352

30.https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-0-306-47828-4_126

31.https://www.investopedia.com/articles/investing/040414/how-russia-makes-its-
money-and-why-it-doesnt-make-more.asp

32.https://www.heritage.org/index/country/russia

-HẾT -

24

You might also like