You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIỂU LUẬN

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1
NỘI DUNG

- Trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin khẳng định: “trong thời

kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản... bộ máy trấn áp đặc biệt là

“nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là
nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”. Trước tiên, ta cần biết tác phẩm “ Nhà
nước và cách mạng” của V.I.Lê nin được sáng tác trước ngày nổ ra cách mạng
tháng mười Nga. Người nhận thấy được vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức to
lớn của nhà nước, khi mà giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thì sức mạnh
của Đảng được thông qua nhà nước, Đảng sẽ lãnh đạo được toàn xã hội. Vì vậy,
việc có được nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách nhất lúc bấy giờ. Từ đó, ta có thể
thấy được nhà nước mà V.I. Lê nin đang đề cập tới đó là Nhà nước kiểu mới- Nhà
nước vô sản đầu tiên trên thế giới của V.I.Lê nin hay có thể nói đó là kiểu “ nhà
nước nửa nhà nước, nhà nước tự tiêu vong”. Đây là Nhà nước của giai cấp công
nhân và do nhân dân làm chủ.

- V.I.Lê nin đã khẳng định kiểu nhà nước đó “ không còn là nhà nước theo đúng
nghĩa của nó nữa”. Trước hết, ta cần hiểu nhà nước nguyên nghĩa là gì? Nhà nước
là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành
lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của chính mình. Nhà nước vì thế mang bản
chất giai cấp. Theo lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác, nhà nước là một “bộ máy
cai trị”[1], cai trị giai cấp thống trị. Từ đó, có thể thấy rằng quan hệ giữa vai trò
của giai cấp và vai trò của xã hội là một mối quan hệ biện chứng và luôn thống
nhất với nhau. Khi giai cấp thống trị này không còn thì nhà nước thống trị của giai
cấp đó sẽ mất đi. Khi mà chức năng của giai cấp yếu thì chức năng của xã hội ngày
một mạnh hơn, khi mà chức năng của giai cấp không còn nữa thì nhà nước chỉ còn

2
chức năng xã hội, bộ máy cai trị của nhà nước sẽ không còn hiệu lực nữa và
chuyển sang chế độ tự quản của toàn thể xã hội. V.I.Lê nin đã nói“làm hết năng
lực, hưởng theo nhu cầu”, nghĩa là khi người ta đã rất quen tôn trọng những quy
tắc cơ bản của đời sống chung trong xã hội, và năng suất lao động của người ta đã
lên cao đến mức người ta sẽ tự nguyện làm hết năng lực”[2]. Với những đặc trưng
về mặt kinh tế như xã hội xã hội cộng sản này, giai cấp công nhân là gia cấp thống
trị, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là như nhau, hưởng lợi
theo năng suất làm việc của mỗi người. Như vậy, trong xã hội này, chức năng giai
cấp của nhà nước ngày một bị suy giảm và chức năng xã hội của nhà nước ngày
một phát triển mạnh mẽ. Tóm lại, từ những lý luận trên có thể chứng minh rằng,
nhà nước xã hội chủ nghĩa của còn nguyên nghĩa của nó nữa mà đã dần chuyển
sang chế độ tự quản.

- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Nguyễn Ái Quốc đã học tập, noi theo tư tưởng
của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Theo Người: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên
cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác”[3]. Người đã
nhìn nhận một cách thực tiễn cách mạng Việt Nam và từ đó Nguyễn Ái Quốc đã áp
dụng chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo vào đường lối cách mạng Việt Nam. Người
lãnh tụ cao cả ấy và Đảng ta luôn coi trọng, đề cao việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì dân, xây dựng nhà nước “
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong suốt thời gian đổi
mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Đảng đã rút kinh nghiệm và đúc kết :“Trong quá trình đổi mới phải chủ
động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân

3
loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” [4].Trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng giữ vai trò hết
sức là to lớn và quan trọng. Bởi lẽ, Đảng gắn bó khăng khít với nhân dân, phục vụ
nhân dân, chịu trách nhiệm giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân
dân về những quyết định của mình. Đảng không ngừng tiếp thu, tích cực tổng kết
thực tiễn và nghiên cứu lý luận để nhận thức sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của
mình. Đảng đã không ngừng bổ sung, nâng cao năng lực, chức trách lãnh đạo của
mình đối với đất nước, với toàn thể nhân dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và toàn thể lực lượng vũ trang nhân dân tong thời kì mới. Công tác xây
dựng nhà nước pháp quyền ngày càng được đẩy mạnh. Đảng đã đề ra những
phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế; giữ vững chính trị ổn định; văn hóa
được bổ sung, cải thiện; mở rộng quan hệ quốc tế sâu rộng với tất cả trên thế giới,
tạo dựng được mối quan hệ hữu nghị với các nước bạn, không ngừng tham gia vào
các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế để phát triển hơn nữa về mặt kinh tế nước
nhà. Hơn thế nữa, Đảng và nhà nước cần phải đưa ra những quan điểm làm đổi
mới tư duy, nhận thức về con đường phát triển đất nước. Từ thực tiễn vốn có của
đất nước, kế thừa, phát huy những tinh hoa, văn hóa của nhân loại, đường lối đổi
mới của Đảng đã xác định rõ những bước đi, giai đoạn phù hợp cho quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới. Đảng và nhà
nước đã đưa ra những quan điểm, tư tưởng sâu sắc và toàn diện về xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau này là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, cần đề cao vai trò của pháp luật trong
tương quan của nó với quyền lực của nhà nước. Trong đó, nhà nước phải đặt mình
dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Tư tưởng về chủ quyền nhân dân
với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của nhà nước. Tư tưởng
đề cao các giá trị công bằng về quyền con người. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
4
nghĩa Việt Nam mà chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện có đầy đủ cơ sở, lý luận
và thực tiễn. Là sự vận dụng sáng tạo, hợp lý, tri thức về nhà nước pháp quyền thế
giới và thực tiễn nhà nước Việt Nam vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát,
chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền vừa mang những nét đặc thù của kinh tế,
chính trị, văn hóa Việt Nam. Đó là sự đổi mới về mặt tư duy, lý luận về nhà nước
của Đảng ta, từ tư duy lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy, lý
luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc nói “Chúng ta có thể khẳng định xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của nhà nước Việt Nam và cũng
thấy đó là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân phù hợp với xu hướng phát triển
của nhà nước, của đất nước ta với tình hình của thế giới… Chính vì vậy, trong bối
cảnh quốc tế có nhiều phức tạp, việc chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam để phát huy những giá trị tiến bộ nhằm phục vụ việc phát triển đất nước và
yêu cầu cấp thiết, tất yếu khách quan . Cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục
những khó khăn…”[5].

Qua đó, ta có thể thấy được giá trị cao cả cũng như ý nghĩa hết sức lớn lao
của chủ nghĩa Mác Lê-nin trong quá trình áp dụng vào thực tiễn việc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất nước chúng ta cần có nhiều
phương hướng và đề ra những cách khắc phục trong quá trình xây dưng nhà nước
pháp quyền, nhà nước do nhân dân và vì nhân dân. Đảng, nhà nước và toàn thể
nhân dân cần phải đồng lòng, chung sức đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vươn xa
ra ngoài khu vực năm châu. Là một người sinh viên, đoàn viên, tôi nhận thấy bản
thân cần phải cố gắng học tập để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình
vào việc xây dưng đất nước ngày càng hưng thịnh, đặc biệt hơn đó xây dựng nahf
nước pháp quyền Việt Nam.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] V.I.Lê nin: toàn tập,t.39, nxb tiến bộ, mát cơ va,197,tr.80.

[2] V.I.Lê nin: toàn tập,tập 33, nxb tiến bộ, mat cơ va,1976,tr.118

[3] Hồ Chí Minh : toàn tập,tập 4, nxb chính trị quốc gia,2011, tr315

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII , nxb CTQG-ST, 2016, tr.69.

[5] Hội thảo những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

You might also like