You are on page 1of 6

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong
đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại,
và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và
khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi
dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào
phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức
sống trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu
những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.
Vì vậy, ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực
hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ
lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện
quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia
hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong
tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào,
như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng
dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc,
dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo
vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền
căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và
công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
Điều 11: 1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử
công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không
cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình
phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.
Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự
1

hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Page

Điều 13:1) Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
2) Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 14:1) Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
2) Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính
cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 15: 1) Ai cũng có quyền có quốc tịch.
2) Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.
Điều 16: 1) Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng
tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
2) Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
3) Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
Điều 17: 1) Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn
giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc
riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì
những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông
không kể biên giới quốc gia.
Điều 20:
1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều 21:1) Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do
lựa chọn.
2) Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
3) Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua
những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự
do tương tự.
Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được
hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ
lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Điều 23: 1) Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng
và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
2) Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.
3) Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống
xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác.
4) Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ
có trả lương.
Điều 25: 1) Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia
đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường
hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.
2

2) Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được
Page

hưởng bảo trợ xã hội như nhau.


Điều 26: 1) Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục
sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ
cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
2) Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn
bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm
trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.
3) Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.
Điều 27: 1) Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các
tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
2) Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học
hay nghệ thuật của mình.
Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên
Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.
Điều 29: 1) Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trog đó nhân cách của mình có thể được phát triển 1 cách tự do và đầy
đủ.
2) Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu
những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng
và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.
3) Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của LHQ.
Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay
một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn
này.
PHỤ ĐÍNH 1: CÁC ĐIỀU KHOẢN NHÂN QUYỀN TRONG HIẾN CHƯƠNG LIÊN HIỆP QUỐC (1945)
Điều 1: Những mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là:
1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
2. Phát triển tương quan hữu nghị giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền lợi và quyền
dân tộc tự quyết, cùng thi hành mọi biện pháp thích nghi để củng cố hòa bình thế giới.
 3. Đạt tới sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, hay nhân đạo, và phát huy, khuyến
khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn
ngữ hay tôn giáo.
Điều 55: Nhằm mục đích đạt được những điều kiện về ổn định và phúc lợi cần thiết cho việc thiết lập những tương quan hòa
bình và hữu nghị giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự bình đẳng quyền lợi và quyền dân tộc tự quyết, Liên Hiệp Quốc đề
xướng thực thi:
a. Một mức sống cao hơn, sự toàn dụng nhân công và tạo những điều kiện tiến bộ và phát triển về kinh tế xã hội
b. Tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa, thực thi sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục
c. Tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt
chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Điều 56: Các Quốc Gia Hội Viên cam kết, bằng những hành động riêng rẽ hay phối hợp, sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc
trong việc thực hiện những mục tiêu ghi trong điều 55 nói trên.
3
Page
Quyền về sức khỏe (right to health) bao gồm những nghĩa vụ gì?

1. Nghĩa vụ tôn trọng

·Đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả mọi người, kể cả các tù nhân hoặc người bị giam giữ, người thiểu
số, người xin tỵ nạn và người nhập cư bất hợp pháp, việc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau;

· không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của quốc gia

· không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của phụ nữ.

· Hơn nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa vụ của quốc gia khụng được cấm hoặc ngăn cản việc sử dụng phương
pháp chăm sóc dự phòng, tập quán và thuốc chữa trị truyền thống, khụng cho phộp bỏn ra thị trường những loại thuốc khụng
an toàn và ỏp dụng những biện phỏp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi đú là cần thiết để điều trị bệnh tõm thần hoặc để phòng
chống và kiểm sóat các loại bệnh có thể truyền nhiễm…

· Các quốc gia không được hạn chế việc tiếp cận các biện pháp tránh thai và các biện pháp khác để giữ sức khoẻ tình dục và
sức khoẻ sinh sản, không kiểm duyệt, kìm giữ hoặc cố tình giải thích sai thông tin liên quan đến sức khoẻ, kể cả thông tin và
giáo dục tình dục, cũng như ngăn cản người dân tham gia vào những vấn đề liên quan đến sức khoẻ.

· Các quốc gia cũng không được làm ô nhiễm không khí, nước và đất... một cách không hợp pháp, ví dụ, qua chất thải công
nghiệp từ các cơ sở quốc hữu, sử dụng hoặc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hoá học nếu việc thử nghiệm
đó dẫn đến việc thải ra các chất có hại cho sức khoẻ con người, và không hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ y tế như một biện
pháp trừng phạt, ví dụ, trong các cuộc xung đột vũ trang vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

2. Nghĩa vụ bảo vệ

· Yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; đảm bảo rằng tư nhân hoá ngành y tế không cấu thành
mối đe doạ đến khả năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thể chấp nhận và chất lượng của các cơ sở, hàng hoá và dịch vụ y tế; kiểm
soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và thuốc của bên thứ ba; và, đảm bảo rằng những người hành nghề y và các nhà chuyên
môn khác về sức khoẻ đáp ứng những tiêu chuẩn phự hợp về giáo dục, kỹ năng và hành vi đạo đức.

· Các quốc gia cũng có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng các tập tục truyền thống hoặc xó hội không can thiệp vào việc tiếp cận
dịch vụ chăm sóc tiền và hậu sản và kế hoạch hoá gia đình; không cho bên thứ ba ộp buộc phụ nữ phải sử dụng những tập tục
truyền thống, ví dụ, cắt bộ phận sinh dục nữ; và, thực hiện các biện pháp để bảo vệ các nhóm có nguy cơ dễ gặp rủi ro hoặc bị
gạt ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, vị thành niên và người cao tuổi, trước những biểu hiện của bạo lực dựa trên
giới.

· Các quốc gia cũng cần đảm bảo rằng bên thứ ba không được hạn chế người dân tiếp cận thông tin và dịch vụ liên quan đến
sức khoẻ.

3. Nghĩa vụ thực hiện

· Yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích
hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực
hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ.

· Các quốc gia phải đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh
truyền nhiễm cơ bản, và đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người,
4

chẳng hạn như lương thực an toàn đủ dinh dưìng và nước uống sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, điều kiện sống và nhà ở đầy đủ.
Page

Cơ sở hạ tầng y tế công cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả kỹ
năng làm mẹ an toàn, đặc biệt là ở các vựng nông thôn.
· Các quốc gia cũng phải đảm bảo đào tạo thích hợp đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế khác, cung cấp đủ số bệnh viện, trạm y tế và
các cơ sở khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, và....thúc đẩy và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch vụ y tế phân bố
đều trên toàn quốc.

· Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân và nhà nước phục có thể đáp ứng được mọi
đối tượng, thỳc đẩy nghiên cứu và giáo dục y tế cũng như là tuyên truyền thông tin, đặc biệt là về HIV/AIDS, sức khoẻ sinh
sản và giới tính, thói quen truyền thống, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và thuốc lá, thuốc gây nghiện và các chất có hại
khác…

 Việt Nam đã thực hiện như thế nào:


Trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo vệ sức khoẻ được quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 như
sau:

- Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân
dân.

- Bộ y tế có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống phòng bệnh, chống dịch, khám bệnh,
chữa bệnh, sản xuất, lưu thông thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dược.

- Hội đồng nhân dân các cấp dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở địa phương; thường
xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, của các cơ quan,
các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân trong địa phương. Uỷ ban nhân
dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh công cộng cho nhân dân trong
địa phương; lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để
thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Theo Hiến pháp Việt Nam điều 38: 1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các
dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Quyền tự do tôn giáo ( Nhóm 3 – Buổi 4)


Những người kháng cáo thuộc tôn giáo Rastafari. Tín đồ của tôn giáo sử dụng cần sa với mục đích tâm linh, y
học, ẩm thực, lễ nghi - đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tôn giáo - việc tàng trữ và sử dụng cần
sa đều xuất phát từ tinh thần của tôn giáo.
Người kháng cáo mong muốn trở thành một luật sư bào chữa. Anh ta đã đáp ứng các yêu cầu học tập để nhập
học và chỉ còn một yêu cầu nữa là phải có một thời gian phục vụ trong cộng đồng theo quy định. Hội Luật sư
đã từ chối đăng ký hợp đồng về dịch vụ cộng đồng cho người kháng cáo với lý do anh ta có tiền án về tội sở
hữu cần sa và thậm chí còn công khai ý định tiếp tục sử dụng. Họ tuyên bố rằng người kháng cáo không phải
là người phù hợp để làm luật sư khi anh ta liên tục vi phạm luật. Anh ta đã kháng cáo và kiến nghị tính hợp lệ
của hiến pháp đối với việc cấm sử dụng hoặc sở hữu cần sa vì hành vi của anh ta đều xuất phát từ tinh thần
của tôn giáo Rastafari. Tòa án Hiến pháp Nam Phi bác bỏ đơn kháng cáo, cho rằng năng lực nhà nước trong
việc thực thi luật pháp vì lợi ích của cộng đồng nói chung sẽ bị suy giảm đáng kể nếu việc miễn trừ sở hữu và
sử dụng thuốc cấm của 1 người được cho phép vì mục đích tôn giáo. Do đó, việc không cung cấp miễn trừ
cho hành vi sở hữu và sử dụng cần sa của tín đồ Rastafari là hợp lý và chính đáng theo hiến pháp.

Quyền không bị trừng phạt dã man (Nhóm 4 – Buổi 5)


Canadian Foundation for Children, Youth and the Law đã kiện Tổng trưởng lí Canada ra Tòa phúc thẩm
Ontario vì cho rằng Mục 43 của Luật Hình sự Canada đã vi phạm mục 7, 12, 15(1) của Hiến chương về các
quyền và tự do của Canada. Phán quyết này sau đó bị bác bỏ. Nguyên đơn tiếp tục nộp đơn kháng cáo lên Tòa
án Tối cao Canada cũng với lí do trên và để nhằm thay đổi phán quyết của tòa phúc thẩm Ontario, đồng thời
5

xóa bỏ mục 43 khỏi BLHS. Tòa án Tối cao bác bỏ đơn kháng cáo và tuyên bố không có sự vi phạm quyền trẻ
Page

em trong trường hợp này.


Quyền tự do biểu đạt ( Nhóm 2 – Buổi 4)

Case LEE V ASHERS BAKING COMPANY

Vụ kiện xảy ra ở Bắc Ireland. Ngày 17/5/2014, Ông Lee khiếu nại lên Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland (Equality
Commission for North Ireland) thuộc Tòa án quận Bắc Ireland (The Northern Ireland County Court).

+ Bên nguyên đơn: Ông Gareth Lee. Bên bị đơn: Công ty Ashers Baking Company (Mà chủ sở hữu là ông bà
McArthur).

Ngày 19/5/2014, tại phiên sơ thẩm, Tòa án quận Bắc Ireland đưa ra phán quyết rằng Ashers đã phân biệt đối xử và
phải trả khoản tiền bồi thường cho ông Lee là £500. Bị đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm Bắc Ireland (The
Northern Ireland Court of Appeal). Ngày 24/10/2016, Tòa án giữ nguyên phán quyết trước đó. Bị đơn tiếp tục
kháng cáo lên Tòa án Tối cao (The Supreme Court of United Kingdom). Lần này, Tòa án Tối cao đã đảo ngược
quyết định trước đó, phán quyết rằng ông Lee không bị phân biệt đối xử. Sự phản đối của McArthur là đối với
thông điệp trên chiếc bánh chứ không phải cho bản thân Lee, vì vậy không có sự phân biệt đối xử.

Quyền làm việc ( Nhóm 5 – Buổi 5)

Case LOCHNER V NEW YORK

Tiểu bang New York ban hành một đạo luật được gọi là Đạo luật Bakeshop, theo đó cấm các thợ làm bánh làm
việc hơn 60 giờ một tuần hoặc hơn 10 giờ mỗi ngày. Lochner – người sở hữu Lochner's Home Bakery ở Utica bị
buộc tội cho phép một nhân viên làm việc hơn 60 giờ trong một tuần. Khoản phí đầu tiên ông này bị phạt là 25 đô
la và lần thứ hai sau đó vài năm là 50 đô la. Louchner không chống lại bản án đầu tiên của mình, nhưng anh ta đã
kháng cáo ở lần thứ hai và bị từ chối tại tòa án của bang. Trước Tòa án Tối cao, ông lập luận rằng Bản sửa đổi
Hiến pháp thứ mười bốn nên được giải thích để bao gồm quyền tự do hợp đồng trong đó theo đúng quy trình.

Quyền dân tộc tự quyết ( Nhóm 1 – Buổi 6)

Quyền tiếp cận nguồn nước ( Nhóm 6 – Buổi 6)


6
Page

You might also like