You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ SỐ 13:
Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước
bằng pháp luật và sự vận dụng quan điểm trên trong xây
dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay.

NHÓM:01
LỚP:N07.TL1

1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ BÀI TẬP NHÓM

Nhóm 1 – Lớp N07.TL1


Tiến độ thực
hiện Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Họ và tên Công việc (đúng hạn) Kết l
STT
MSSV thực hiện Đóng góp Xếp
Khôn Không Trung Tham gia Tích cực
Có Tốt nhiều ý
g tốt bình đầy đủ sôi nổi
tưởng
1 Hoàng Thị Thảo II.2 + II.3 +
X X X X X A
472101 Mở đâu
2 Lại Thị Phương II.2 + II.3
X X X X X A
Anh 472102
3 Ngô Hồng Nhung II.4+thuyết
X X X X A
472103 trình
4 Hồ Khánh Linh II.2 + II.3
X X X X X A
47204
5 Vi Thị Thanh Bình I + PPT
X X X X X A
472105
6 Bùi Lâm Hùng II.4
X X X X X A
472106
7 Trần Khánh Chi - II.4 + Kết
X X X X X A
472107 luận
8 Phạm Thị Hải Yến II.1+thuyết
X X X X X A
- 472108 trình
9 Mai Vân Quỳnh I + Word
X X X X X A
Anh - 472109
10 Đào Thảo Nguyên II.1
X X X X X A
- 472110

- Điểm bài tập nhóm: Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2023


- Điểm thuyết trình: Nhóm trưởng
- Điểm tổng:

Đào Thảo Nguyên

2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT....................................................................................................................4
1. Quan điểm “ Nhà nước hợp hiến, hợp pháp” trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quản lý đất nước bằng pháp luật........................................................................4
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật thông qua xây
dựng nhà nước “thượng tôn pháp luật”..............................................................5
3. Quan điểm “giá trị đạo đức thấm sâu vào trong mọi quy định của pháp luật”
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật.....................6
II. SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT......................................................................................6
1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý đất nước bằng pháp luật......6
2. Những ưu điểm của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lí đất
nước bằng pháp luật trong xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay..................8
3. Những hạn chế trong hoạt động xây dựng và quản lí đất nước bằng pháp
luật ở nước ta hiện nay.....................................................................................10
4. Một số giải pháp cho để nâng cao hiệu quả quản lý đất nước bằng pháp
luật trong xây dựng nhà nước việt nam hiện nay.............................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................14

3
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật là hệ
thống các quan điểm về bản chất, vai trò, chức năng của quản lý đất nước bằng
pháp luật, về những yêu cầu, đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, trong xây dựng và thực thi pháp luật. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn
trân trọng, thấm nhuần và nỗ lực vận dụng sáng tạo những giá trị cốt lõi, nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Trong công cuộc đổi mới,
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nghiên cứu, kế thừa, vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cùng hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, thống nhất hơn. Hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề, nhóm em xin chọn đề tài: “ Trình bày tư tưởng Hồ Chí
Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật và sự vận dụng quan điểm trên trong
xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay ”.

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC BẰNG


PHÁP LUẬT
1. Quan điểm “ Nhà nước hợp hiến, hợp pháp” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật.
Theo Hồ Chí Minh, quản lý đất nước bằng pháp luật là đặc trưng của nhà
nước kiểu mới, là biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng và củng cố chính
quyền nhân dân. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương phép
nước, mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp
và Pháp luật. Do đó vào ngày 03/09/1945, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính
phủ lâm thời, Người đã đề ra nhiệm vụ ban hành Hiến pháp là một trong những
nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng: “Chúng ta phải có một bản Hiến
pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển
4
cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Như vậy, với sự nhận biết được tầm quan
trọng của Hiến pháp và Pháp luật trong quản lý xã hội, Hồ Chí Minh đã chủ
trương xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến, đồng thời để cao các biện
pháp và hành động để quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng
đưa pháp luật vào đời sống.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật thông
qua xây dựng nhà nước “thượng tôn pháp luật”
Tinh thần thượng tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua
các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thiết lập và thực hiện “chế độ pháp trị” trong phạm vi cả nước.
Chế độ pháp trị theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là chế độ
trong đó pháp luật được đề cao, được tôn trọng và triệt để tuân theo. Theo
Người, có pháp chế thống nhất thì uy quyền của Nhà nước mới mạnh. Sức mạnh
đó thể hiện ở sức mạnh thống nhất, ở hiệu lực hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà
nước, ở sự nhịp nhàng, ăn khớp trên nền tập trung dân chủ, chống lại mọi biểu
hiện phân tán, thiếu đồng bộ trong áp dụng pháp luật.
Việc xây dựng một xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật thì việc đề cao
giá trị của Hiến pháp trong đời sống chính trị - xã hội là điều hết sức quan trọng
bởi cơ sở pháp lý cao nhất ở đây chính là Hiến pháp.
Thứ hai, đưa pháp luật vào đời sống một cách sâu rộng.
Cùng với công tác lập pháp, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đưa pháp luật
vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát
việc thi hành pháp luật.
Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực
sử dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật
trong nhân dân. Pháp luật là công cụ quyền lực của nhân dân, vì thế điều quan
trọng là phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền
dân chủ của mình, dám nói, dám làm”1

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.293.
5
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật. Người tuyên
bố:“Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính,
nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân”2
Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc
của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không
ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ
pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.
3. Quan điểm “giá trị đạo đức thấm sâu vào trong mọi quy định của
pháp luật” trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp
luật
Người cho rằng: đạo đức là gốc của pháp luật còn pháp luật chính là thứ đạo
đức chuẩn mực trong xã hội. Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng và thi hành pháp
luật phải dựa trên nền tảng đạo đức của xã hội. Nói cách khác, pháp luật phải vì
con người qua tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và chăm lo đến
lợi ích của mọi người. Pháp luật phải có tính nhân văn, khuyến thiện và thể hiện
ở việc ghi nhận đầy đủ và bảo vệ quyền con người; ở tính nghiêm minh nhưng
khách quan và công bằng. Vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước, Người coi
trọng đạo đức và giáo dục đạo đức nhưng cũng rất mực đề cao vai trò, sức mạnh
của luật pháp. Ngay từ khi Nhà nước mới ra đời, cũng như trong suốt quá trình
lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước sau này, Hồ Chủ tịch vừa chăm lo
xây dựng pháp luật, vừa chú trọng giáo dục, củng cố đạo đức cách mạng nhất là
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ và thế hệ thanh niên, vừa chú trọng
những giá trị, chuẩn mực, đạo đức nền tảng cần phải được pháp luật ghi nhận,
bảo đảm cho các chuẩn mực đó được thực thi hiệu quả.
II. SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Quan điểm của Đảng về quản lý đất nước bằng pháp luật
Đại hội XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược xây dựng nhà nước
pháp quyền: “Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống

2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.49.
6
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng
tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Lý luận về nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn; hệ thống
pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản. Cơ chế phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực:
Về lập pháp, hệ thống pháp luật đã được xây dựng tương đối ổn định, đồng
bộ, thống nhất, có sự gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các chỉ đạo, chủ trương
của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tại Hội nghị
giữa Đảng đoàn Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ngày 17/2/2023, các thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặc biệt đánh giá cao tinh thần đổi mới mạnh
mẽ, dân chủ và hành động quyết liệt của Quốc hội Khóa XV trong thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động của Quốc hội ngày nay thể hiện rõ nét tinh thần
gần dân, lắng nghe Nhân dân, tiếp thu có chọn lọc ý kiến của Nhân dân, đưa
cuộc sống vào hoạt động nghị trường và các quyết sách của Quốc hội nhiều hơn,
do đó, được Nhân dân tin tưởng. Đó là thành quả của sự vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp để xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật phục vụ sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Về hành pháp, Đảng và Nhà nước ta cũng đã áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
để quản lý đất nước thường xuyên và hiệu quả. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng
pháp luật dù có hoàn thiện và tiến bộ đến đâu mà không được tổ chức thực hiện
nghiêm túc, triệt để trong thực tiễn cuộc sống thì cũng chỉ là hình thức, vô nghĩa.
Thực tiễn ngày nay cho thấy rằng quan điểm, tư tưởng này của Hồ Chí Minh
được Chính phủ cùng với các cán bộ, công chức, viên chức đang ngày càng thực
hiện một cách nghiêm túc, chỉn chu nhằm đưa pháp luật vào đời sống một cách
công khai, nghiêm minh, phòng chống các vụ việc thực hiện sai quy định của
pháp luật. Nhiều văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật được ra để làm rõ các
quy định trong Hiến pháp cũng như các Bộ luật khác để nhân dân có thể dễ dàng
7
tiếp cận. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những quy định trong Hiến pháp và luật
chưa được cụ thể, chưa đi vào sinh hoạt cộng đồng như các quy định về hôn
nhân đồng giới, tôn giáo,... cần được Nhà nước làm rõ trong tương lai.
Về tư pháp, Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW
đã khẳng định rằng công tác cải cách tư pháp đã đạt được nhiều kết quả rất quan
trọng; nền tư pháp nước ta đã có một bước tiến dài trong việc bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật,
phòng, chống tham nhũng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Những ưu điểm của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lí
đất nước bằng pháp luật trong xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay
Trước hết, thông qua việc bám sát, vận dụng triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh
về quản lí đất nước bằng pháp luật cùng với những thành tựu to lớn trong công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hoạt động lập pháp ngày càng được chú
trọng và hoàn thiện cả về nội dung và quy trình, thủ tục, tạo cơ sở pháp lý chặt
chẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích
của các cá nhân, tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, ngày càng
tương thích với các nguyên tắc, chuẩn mực của các điều ước quốc tế.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được nâng lên. Công cuộc
đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước được
triển khai tích cực bằng nhiều biện pháp. Cải cách hành chính, tư pháp có bước
đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Thứ ba, nền tư pháp không chỉ đổi mới về lý luận mà còn đổi mới về chính
sách, về tổ chức hoạt động của tòa án và các cơ quan tham gia bổ trợ, về nhân
lực tư pháp, về hợp tác quốc tế về tư pháp, về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với
công tác tư pháp; từ đó đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội pháp quyền, nhà nước
8
pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế và các quy
luật phát triển của tư pháp trong pháp luật.
Thứ tư, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nhà nước ta vạch ra hướng đi
đúng đắn để đưa pháp luật vào đời sống nhân dân, nâng cao hiểu biết và năng
lực sử dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật
trong nhân dân3, từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, “nhân dân biết
hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.4
Thứ năm, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lí nhà nước bằng pháp luật là sự
định hướng cho tính nhân văn, khuyến thiện của pháp luật nước ta hiện nay, đặc
biệt được thể hiện rõ nét thông qua các quy định pháp luật Hình sự.
* Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng,
quản lí nhà nước bằng pháp luật ở nước ta hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để Đảng hoạch định đường lối,
là kim chỉ nam để chỉ đạo hiện thực hóa đường lối. Những thành tựu của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay được thể hiện trên những nét cơ bản sau đây:
Một là, bảo đảm tính hợp hiến và “thượng tôn pháp luật” của Nhà nước.
Theo đó, mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội được đảm bảo thực hiện
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước phục vụ,
kiến tạo phát triển. Trong công cuộc đổi mới đất nước, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh và tiếp thu các lý thuyết hiện đại về nhà nước pháp quyền, nhà nước
phục vụ, kiến tạo phát triển, Đảng ta khẳng định, “Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” -
một trong các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ba là, hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản, bảo đảm yêu cầu
quản lý, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt
là từ năm 2013 đến nay, nhiều bộ luật cơ bản cùng các văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng khác đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn nhằm thể chế hóa
3
Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, tr.153
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.49
9
các nguyên tắc pháp quyền, dân chủ cơ bản, như: Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân
sự 2015, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)....
3. Những hạn chế trong hoạt động xây dựng và quản lí đất nước bằng
pháp luật ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy
phạm pháp luật gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của người
dân, doanh nghiệp cũng như việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước;
làm giảm tính minh bạch của pháp luật, có nguy cơ phát sinh các hiện tượng
nhũng nhiễu, tiêu cực, nhất là trong thực hiện các công trình, chương trình phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ hai, tính ổn định của pháp luật thấp, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung;
chưa thực hiện đúng các yêu cầu về xây dựng, phân tích chính sách trong quy
trình xây dựng pháp luật. Nhiều văn bản do vậy đã phải soạn thảo lại, sửa đổi
nhiều lần, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền bạc.
Thứ ba, chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật chưa bảo đảm, còn tình
trạng ban hành văn bản pháp luật sai về nội dung và thủ tục, hình thức. Cụ thể,
qua kiểm tra văn bản do các bộ ngành, địa phương ban hành, đã phát hiện 5.639
văn bản trái pháp luật. Trong đó, có tới 1.236 văn bản trái pháp luật về thẩm
quyền ban hành và nội dung; hơn 3.829 văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, thể
thức kỹ thuật trình bày văn bản; 574 văn bản không phải là văn bản quy phạm
pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật5.
Thứ tư, hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại
một số địa phương chưa được đầu tư, việc triển khai nhìn chung chưa được sâu
rộng về mọi mặt, đồng thời chưa có cơ chế hậu kiểm và xử lý trách nhiệm sau
thanh tra, kiểm tra nên có những trường hợp vi phạm nhưng chưa được xử lý
một cách triệt để6.
Thứ năm, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận cá nhân, tổ chức
còn hạn chế, thường xuyên lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi
5
Bộ Tư pháp: “Ban hành văn bản trái pháp luật thể hiện sự “nhờn” luật”, https://nld.com.vn/thoi-su/bo-tuphap-
ban-hanh-van-ban-trai-phap-luat-the-hien-su-nhon-luat-20180808091902444.htm
6
Những khó khăn, bất cập trong công tác triển khai thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay, Cổng thông tin điện tử
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10
phạm, do đó, việc triển khai, thực hiện còn khó khăn, chưa đồng bộ, hiệu quả,
kịp thời để đáp ứng yêu cầu thực tế trong công tác thi hành pháp luật của các
ngành, lĩnh vực...7
4. Một số giải pháp cho để nâng cao hiệu quả quản lý đất nước bằng
pháp luật trong xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, về lập pháp:
Pháp luật phải hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, có
tính dự báo và tính ổn định tương đối. Ngoài ra hệ thống pháp luật vừa theo tiêu
chuẩn, nguyên tắc pháp quyền hiện đại, vừa mang trong mình những chuẩn mực
giá trị đạo đức đương đại, tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động quản
lý đất nước.
Xác định đầy đủ, rõ ràng và hợp lý về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát
quyền lực nhà nước trong xây dựng pháp luật. Trong quá trình xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật phải gắn liền với việc rà soát, đánh giá, xem
xét, dự kiến bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm kịp
thời loại bỏ những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm
quyền, không minh bạch.
Xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về xây
dựng chính sách và pháp luật. Ngoài ra các bộ, ngành cần xây dựng các tiêu chí
cụ thể, theo từng lĩnh vực để phục vụ cho việc đánh giá chính sách. Những sự
thay đổi, bổ sung này cần thực hiện để có thể đạt được mục tiêu chính sách, có
được hệ thống chính sách, pháp luật chất lượng cao, bảo đảm được hiệu lực thi
hành.
Thứ hai, về hành pháp: đây là khâu trung tâm, thực hiện vai trò “kiểm định
chất lượng” đối với các văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi được tổ chức thi
hành kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh. Các cơ quan được giao trách nhiệm cần đẩy
nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật,
7
Những khó khăn, bất cập trong công tác triển khai thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay, Cổng thông tin điện
tử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11
đồng thời phải tăng cường, củng cố các thiết chế và điều kiện đảm bảo cho cơ
chế thực thi pháp luật nghiêm minh; rà soát, kịp thời phát hiện các quy định
pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn và đề xuất hướng
giải quyết. Để từ đó người dân hiểu biết pháp luật, tin vào cơ chế thực thi pháp
luật, tạo nên ý thức tuân thủ pháp luật và đảm bảo cho pháp luật đi vào thực tiễn.
Lấy ý kiến góp ý, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với
chính sách pháp luật một cách khách quan và thực chất.
Giáo dục đạo đức phải đi đôi với giáo dục pháp luật. Điều đó đòi hỏi phải
tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có phẩm
chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am
hiểu pháp luật và kiến thức xã hội. Pháp luật cần phải được phổ biến đến toàn
dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra
cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
về công tác giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy dân chủ,
kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, về tư pháp:
Tư pháp độc lập là điều kiện tiên quyết của hoạt động bảo vệ công lý. Để có
thể đảm nhận được nhiệm vụ “bảo vệ công lý”, tòa án phải giữ một vị trí, tư thế
độc lập, một cương vị đứng ngoài cuộc trong một mức độ nào đó. Do đó,
nguyên tắc tư pháp độc lập là nguyên tắc mang tính cốt lõi để tòa án thực thi
công lý.
Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch và tạo thuận lợi cho nhân dân
tiếp cận thông tin tư pháp. Trong quá trình giải quyết vụ án, phải bảo đảm cho
người dân thực hiện 6 quyền căn bản, gồm: quyền được biết; quyền được trình
bày; quyền bào chữa; quyền được đề nghị; quyền được kháng cáo; quyền được
khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện tốt nguyên tắc xét xử công bằng, bình đẳng, bảo đảm tranh tụng.
Ngoài ra, Tòa án phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho thẩm phán để nâng

12
cao kỹ năng điều hành phiên tòa có tranh tụng, đánh giá kết quả tranh tụng để
ban hành các phán quyết tâm phục, khẩu phục.
Đổi mới chế định tham gia của nhân dân vào quá trình xét xử: Nhân dân
tham gia vào hoạt động tư pháp là đặc tính của Nhà nước dân chủ, tiến bộ. Bản
chất dân chủ thể hiện ở việc huy động nhân dân trực tiếp tham gia và giám sát
hoạt động của Nhà nước. Nguyên tắc hiến định “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án
nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia” chính là cơ chế để nhân dân trực tiếp
thực hiện quyền lực nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử: bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử là vấn đề có tính
nguyên tắc để TAND hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quản lý đất nước bằng pháp luật là việc
không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân. Tư tưởng đó đã được minh chứng qua thực tiễn cách mạng và những
thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ
luôn là ngọn đuốc soi sáng, dẫn dắt Đảng và nhân dân ta từng bước thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới," [Trực
tuyến].
[2] Thu Phương, "Những khó khăn, bất cập trong công tác triển khai thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam," 26 04 2020. [Trực
tuyến]. Available: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-
hoi.aspx?ItemID=45009.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội: Chính
trị Quốc gia Sự thật, 2021.
[4] Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Hà nội: Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật, 2011.
[5] Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 15, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc
gia, 2011.
[6] Minh Chiến, "Bộ Tư pháp: Ban hành văn bản trái pháp luật thể hiện sự
"nhờn" luật," 08 08 2018. [Trực tuyến]. Available: https://nld.com.vn/thoi-
su/bo-tu-phap-ban-hanh-van-ban-trai-phap-luat-the-hien-su-nhon-luat-
20180808091902444.htm.

14

You might also like