You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề bài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.

Nhóm: 04
Lớp: N06.TL1

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 22/06/2023. Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Môn học: Xã hội học pháp luật
Nhóm: 04 Lớp N06 – TL1
Xin được phép báo cáo:
Tổng số sinh viên trong nhóm:
+ Có mặt: 6
+ Vắng mặt: 0, có lý do: 0; không có lý do: ...
Đề bài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Bảng đánh giá làm việc nhóm
Đánh giá Điểm
Công việc được Ký
STT
MSSV Họ và tên Đúng Chất số đề
giao tên
hạn lượng xuất

Lê Nguyễn Hà Tìm, góp ý nội


1 471229 x Tốt 10
My dung, làm word
Hoàng Thu Tìm, góp ý nội
2 471237 x Tốt 10
Hiền dung, làm word
Tìm, góp ý,
Nguyễn Thị chỉnh sửa nội
3 471240 x Tốt 10
Thanh Huyền dung, thuyết
trình
Tìm, góp ý nội
4 471248 Trần Bảo Châu x Tốt 10
dung, làm ppt
Nguyễn Minh Tìm, góp y nội
5 471258 x Tốt 10
Thư dung, làm ppt
Tìm, góp ý nội
Phạm Trần
6 471261 dung, thuyết x Tốt 10
Long
trình

Hà Nội, ngày tháng năm 2023


Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................3
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...........................................3
3. Giải thuyết nghiên cứu...............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Chọn mẫu điều tra......................................................................................5
II. NỘI DUNG...........................................................................................5
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài ................................5
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài...............................................5
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài...................................................6
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...................................................................9
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật....................15
3.1. Quan điểm, tư tưởng, năng lực của các nhà làm luật :..........................15
3.2. Các phương tiện thông tin đại chúng :....................................................15
3.3. Dư luận xã hội :.......................................................................................16
4. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả của hoạt
động xây dựng pháp luật...................................................................................16
III. KẾT LUẬN.......................................................................................17
IV.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................19
V. PHỤ LỤC...........................................................................................20
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động xây dựng pháp luật là lĩnh vực hoạt động cơ bản, quan trọng của
nhà nước nên nó là lĩnh vực thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà luật học
và các nhà xã hội học pháp luật, trở thành đối tượng nghiên cứu của cả luật học và
xã hội học pháp luật. Không phải ngẫu nhiên mà trong các tác phẩm “Tinh thần
pháp luật” của S.L. Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của J.J. Rousseau -
những tác phẩm được coi là đặt nền móng cho cách tiếp cận xã hội học trong
nghiên cứu về pháp luật - các tác giả đều dành phần thích đáng để bàn về vấn đề
lập pháp. Xã hội học pháp luật chú trọng nghiên cứu, khảo sát các khía cạnh xã
hội của hoạt động xây dựng pháp luật nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho hoạt động lập
pháp. Trong đó, hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đang là vấn
đề đang được quan tâm sâu sắc trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Bởi lẽ, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thì một bộ phận
chức sắc vẫn có biểu hiện lấn lướt chính quyền, một số linh mục, tu sĩ lợi dụng
vấn đề tự do tôn giáo, tự do dân chủ để thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ; việc xây dựng những quy định, văn bản pháp quy để chủ động hướng dẫn các
tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo còn nhiều hạn chế,… ảnh hưởng tiêu cực
đến xã hội. Bởi vậy, nhằm mục đích tìm hiểu về các khía cạnh tác động đến hoạt
động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như đưa ra một số giải
pháp phù hợp để nâng cao mức độ hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật của
nhà nước, nhóm chúng tôi xin lựa chọn trình bày đề tài: “Phân tích các yếu tố xã
hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Mục đích
Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng
đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay” nhằm tìm hiểu và phân tích rõ các yếu tố xã hội có sức ảnh
hưởng lớn đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như
đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao mức độ hiệu quả của hoạt động xây
dựng pháp luật của của Nhà nước từ đó tạo tiền đề cho hoạt động thực hiện pháp
luật của người dân.
 Nhiệm vụ
Đánh giá đúng đắn thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo và mức độ nhận thức
của người dân cũng như hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước thông qua
việc nghiên cứu số liệu thống kê, bản khảo sát về hoạt động xây dựng pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khảo sát để xác định đúng các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây
dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đề xuất một vài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chúng ta xác định được các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây
dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thì sẽ đưa ra
được giải pháp phù hợp nhất để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tình
trạng lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện thực hiện diễn biến
hòa bình, xuyên tạc, bạo loạn chính quyền,... và nâng cao hiệu quả của hoạt động
xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện cho việc thực hiện pháp
luật của người dân.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chung
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, nhóm chúng em có sử dụng
các phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp
và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.
 Phương pháp thu thập thông tin
Trong bài nghiên cứu lần này, nhóm chúng tôi lựa chọn phương pháp Anket
để thu thập thông tin.
5. Chọn mẫu điều tra
- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên bằng hình thức online qua biểu mẫu.
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Tất cả người dân học tập, sinh sống và
làm việc trên thành phố Hà Nội.
- Dung lượng mẫu: 100 người.
- Số lượng phiếu phát ra và thu về: 100 phiếu.
- Phương pháp xử lí kết quả điều tra: Ý kiến phản hồi được thu thập online. Sau
đó, tính toán và được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ để làm báo cáo.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
(khoản 5 điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016). Tôn giáo cũng có thể được
định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các
hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể
hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri,
quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu
nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. VD: đạo Phật, đạo Kito, đạo Thiên chúa,...
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những
lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an
về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. (khoản 1 điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn
giáo 2016). Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự
bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu
nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc một cộng đồng dân
chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn của tôn giáo.
VD: Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ,...
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn
các hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, do có nhiều chủ thể có
vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của
giai cấp cầm quyền thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những
hình thức pháp luật
VD: công nghệ, khoa học, kỹ thuật 4.0 ngày càng phát triển, kèm theo đó là
ngày càng nhiều các tội phạm công nghệ, vì vậy đặt ra yêu cầu phải có chế
tài hay biện pháp xử lý để ngăn chặn, răn đe các hành vi đó. Đề nghị xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật về các hành vi phạm pháp về công nghệ,
sao khi đc chấp thuận thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xây dựng và ban
hành luật đó.
Hoạt động xây dựng pháp luật là lĩnh vực hoạt động cơ bản, quan
trọng của nhà nước nên nó là lĩnh vực thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà luật học và các nhà xã hội học pháp luật, trở thành đối tượng nghiên
cứu của cả luật học và xã hội học pháp luật.
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
 Hiến pháp 2013
Điều 24:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ
nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo
luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn
giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại
cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo,
giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi
hành tạm giam giữ; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn
giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định
tại khoản 5 Điều này.”
Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo
“1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo
phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín
ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy
định của pháp luật.”
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
“1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín
ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài
sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn
giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”
Điều 60. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.”
 Quyết định 32/2018/ QĐ - TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ
 Nghị định 162/2017/ QĐ - CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo
 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT - BVHTTDL - BNV hướng dẫn việc thực
hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
Điều 3. Nguyên tắc nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
“Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động
tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; tôn trọng giá
trị văn hoá, đạo đức tôn giáo; đảm bảo sự trang trọng, tôn nghiêm của cơ sở
tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
2. Không lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước,
gây mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc; gây rối an ninh trật tự, vi phạm pháp luật
và các quy định của địa phương.
3. Hoạt động thờ cúng, tham quan cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải
đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người tham gia và của cơ sở tín
ngưỡng, cơ sở tôn giáo; đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường
4. Tiền, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tín ngưỡng,
cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh
bạch.”
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Hiện nay vấn đề xây dựng pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo đang là một vấn
đề được đặt ra hàng đầu trên cả nước và Hà Nội cũng vậy.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn người dân trên
địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích
lớn nhất cả nước (3.324,92 km2) với hơn 8 triệu người (thực tế gần 10 triệu người
nếu tính cả những người cư trú nhưng không đăng ký). Hiện Hà Nội có 7 tôn giáo
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao
đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn
giáo khác (đạo lạ), cụ thể:
- Phật giáo: số lượng tín đồ khoảng hơn 800.000 người với 2.060 tăng, ni và
khoảng hơn 1.000 chức việc, sinh hoạt tôn giáo tại 2.059 ngôi chùa, tự viện.
- Công giáo: có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo
xứ, 306 họ giáo. Hà Nội có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt
tôn giáo ở 20 tu viện. Giáo phẩm Công giáo có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn
90 linh mục và gần 2.000 chức việc.
- Tin lành: có 33 hệ phái, trong đó: 7/33 hệ phái được Nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân với 167 điểm, nhóm và hơn 10.000 tín đồ. Cụ thể: tín đồ là
người Việt Nam khoảng trên 6.000 người; Hàn Quốc khoảng 1.400 người và
hơn 3.000 tín đồ khác là người nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau
đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
- Cao đài: có 3 họ đạo Cao đài thuộc Cao đài Bến Tre (Ban chỉnh đạo là 1 họ
và Cao đài Tây Ninh 2 họ), với 21 chức sắc, 30 chức việc và gần 400 tín đồ.
- Hồi giáo: có 1 Thánh đường với 86 tín đồ người Hà Nội, khoảng 300 tín đồ
là người Chăm, Tây Ninh; hơn 500 tín đồ là nhân viên các Đại sứ quán,
doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập đang công tác tại Hà Nội; 1 Ban Quản
trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chức sắc thuộc hàng Imam 7.
- Đạo Baha’i: có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 3 Hội đồng đã
được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố công nhận là Hai Bà Trưng,
Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng hơn 400 tín đồ và 20 chức việc.
- Minh sư đạo: có 1 tổ chức Minh sư với 1 chức sắc, 50 tín đồ và 3 chức việc.
- Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có 1 Trưởng Ban đại
diện; 5 vị trong Ban đại diện với khoảng 200 tín đồ, hoạt động tại 3 điểm
nhóm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các tín ngưỡng dân gian: có 5.211 di
tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… , trong đó di tích được xếp hạng cấp
Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp thành phố khoảng 900 di tích 10.
Thứ nhất, Ban Tôn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện trên địa bàn cấp phép
sửa chữa, cải tạo và xây mới cho trên 1.500 cơ sở tôn giáo. Cấp 540m2 đất xây
dựng nhà nguyện ở giáo xứ Hoàng Nguyên (Phú Xuyên); cấp 600m2 đất xây
dựng tượng Chúa Giêsu Kitô Vua tại giáo xứ Xuy Xá (Mỹ Đức), cấp 297 m2 đất
xây dựng nhà nguyện họ giáo Lục Xuân (Phúc Thọ), cấp 1.000 m2 đất xây dựng
nhà nguyện tại giáo xứ Bái Xuyên (Phú Xuyên).... Các vấn đề liên quan đến khiếu
kiện, khiếu nại, tranh chấp đất đai có liên quan đến tôn giáo đã được các cấp chính
quyền thành phố quan tâm, xem xét và giải quyết đúng quy định pháp luật.Đối với
những vụ việc phát sinh, tiềm ẩn phức tạp, Ban Tôn giáo thành phố đã chủ động
phối hợp với UBND các quận, huyện nơi phát sinh vụ việc giải quyết theo thẩm
quyền, ổn định tình hình tại địa phương, không làm phát sinh các vấn đề phức tạp,
giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.
Thứ hai, mở lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ chức sắc,
chức việc các tôn giáo trên địa bàn. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm thành phố mở
được từ 6 – 10 lớp, mỗi lớp từ 100 – 150 học viên. Ngoài ra, mở một số lớp bồi
dưỡng chuyên hoạt động về tôn giáo; chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm,
thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo theo đúng quy định.
Thứ ba, giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, như:
đề nghị thành lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; chấp thuận đăng ký hoạt động
của Ủy ban Bác ái Xã hội (Caritas) Tổng giáo phận Hà Nội; tôn giáo Baha’i tổ
chức Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cộng đồng tôn giáo Baha’i lần thứ IV. Đồng
ý cho Tổng giáo phận Hà Nội tổ chức các đại hội Giáo lý viên; Tòa Giám mục
Hưng Hóa kỷ niệm 30 năm tuyên thánh tử đạo; kỷ niệm 100 năm Hội thánh Tin
lành Việt Nam; chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo người nước ngoài đăng ký
sinh hoạt tôn giáo tập trung tại 3 điểm nhóm Tin lành Hàn Quốc.
Thứ tư, Ban Tôn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức
năng tổ chức các hoạt động tôn giáo trong dịp lễ, tết trọng đại: Lễ Phật đản, Phục
sinh, Khai đạo… và Tết Nguyên đán. Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas thuộc Tổng
Giáo phận Hà Nội tổ chức các hoạt động từ thiện phẫu thuật mắt cho người
nghèo; trao gần 2.000 suất quà cho người nghèo trong thời gian cách ly đại dịch
Covid-19 vừa qua; đặt quầy hàng tặng nhu yếu phẩm cần thiết tại Giáo xứ Hà
Đông và Tòa Tổng Giám mục; đặt cây ATM gạo tại sân nhà thờ Chính tòa tặng
cho người dân gặp khó khăn. Bắt đầu từ ngày 04/5/2020, cây ATM gạo sẽ được di
chuyển về Nhà thờ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) và Nhà thờ giáo họ Pháp Vân.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo vững
về chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đồng thời, đưa
các hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, từng bước giúp chức sắc, tín đồ hành đạo
trong khuôn khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đứng trước thực
trạng đó, nhằm đánh giá khách quan hơn các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhóm chúng em đã đưa ra 5 câu hỏi sau đây.
2.1. Đầu tiên, để thu thập được thông tin về mức độ nhận thực của người
dân về tín ngưỡng tôn giáo nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi: “ Theo
anh (chị) tín ngưỡng tôn giáo có đồng nghĩa với mê tín không?”

Tỷ lệ 90,5% không đồng ý có thể cho rằng tín ngưỡng tôn giáo là một hình
thức tin tưởng mang ý nghĩa sâu sắc và có căn cứ trong kinh nghiệm và quan điểm
tâm linh của họ. Trong khi đó, 9,5% đồng ý có thể chỉ ra rằng một số người cho
rằng tín ngưỡng tôn giáo có một yếu tố mê tín, chẳng hạn như tin vào các hiện
tượng siêu nhiên không có bằng chứng rõ ràng.
2.2. Để thu thập được thông tin về mức độ quan tâm của người dân trên
địa bàn thành phố đến việc xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
trên địa bàn nhóm chúng em đã đặt câu hỏi: “Anh (Chị) có quan tâm
đến hoạt động Xây dựng pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn
Hà Nội hiện nay ?”
Câu hỏi đã nhận được câu trả lời phân chia khá rõ rệt. Khoảng 81% người
trả lời cho biết họ quan tâm đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, trong khi 19% cho biết họ không quan tâm. Việc quan tâm đến hoạt động
xây dựng pháp luật về lĩnh vực này có thể phản ánh những mối quan tâm về sự đa
dạng tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, và mong muốn đảm bảo công
bằng và bình đẳng trong việc áp dụng các quy định liên quan. Trong khi đó,
những người không quan tâm có thể có những quan điểm khác nhau về tín
ngưỡng và tôn giáo, hoặc coi rằng việc xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này
không ưu tiên hoặc không cần thiết.
2.3. Tiếp theo, để đánh giá mức độ tiếp cận các văn pháp luật của người
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
nhóm chúng e đã đặt ra câu hỏi: “ Anh (Chị) có biết những VBQPPL
nào có quy định về tín ngưỡng tôn giáo?”
Trong những phương án đưa ra trên chúng tôi đã đưa ra các văn bản quy
phạm pháp luật có chứa đựng các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo với hy vọng
khi khảo sát mọi người có thể biết hết về các văn bản này và bổ sung thêm những
văn bản khác có quy định liên quan. Tuy nhiên tỷ lệ cho thấy mọi người biết đến
các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu thông qua Hiến pháp 2013, điều này cho
thấy sự tìm hiểu về pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo chưa cao. Có thể
đánh giá trong thực tiễn, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến của các văn bản
quy phạm pháp luật chưa được thực hiện tốt.
2.4. Để đánh giá một cách khách quan trực tiếp nhóm đưa ra câu hỏi khảo
sát: “Theo anh (chị) Hà Nội hiện nay có đang thực hiện tốt các quy định
của Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam?” và nhận được câu trả lời như
sau:
Với tỷ lệ câu trả lời 33,3% là "Tốt" và 66,7% là "Bình thường" có thể đưa
ra một số nhận xét sau: Đánh giá không hoàn toàn tích cực: Tỷ lệ này chỉ đạt
33,3%, kết quả cho thấy chỉ có một phần nhỏ người được hỏi cho rằng Hà Nội
đang thực hiện tốt các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Đa số
cho rằng hiện tại chỉ "bình thường": 66,7% người trả lời cho biết Hà Nội đang
thực hiện các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam ở mức "bình
thường". Kết quả này đặt ra câu hỏi về chất lượng thực hiện quy định về tín
ngưỡng và tôn giáo tại Hà Nội. Điều này có thể chỉ ra rằng có một số hạn chế
hoặc vấn đề cần cải thiện trong việc thực hiện luật này tại thành phố.
2.5. Cuối cùng, nhóm đưa ra câu hỏi để lấy ý kiến dựa trên hiểu biết của
mọi người “Những tri thức, hiểu biết của anh (chị) về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa
bàn Hà Nội hiện nay?”
Phần lớn câu trả lời được đưa ra là “Không biết”, “Chưa rõ”, song, bên cạnh
đấy, dù còn cũng có những ý kiến khác được đưa ra như “Môi trường”, “Yếu tố
chính trị, kinh tế, văn hóa”, “Niềm tin”, “Ý thức, nhận thức của người dân” hay
“Dự liệu của các nhà làm luật”. Từ đó có thể nhận xét, mặc dù các hoạt động xây
dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn còn chưa được phổ biến tuy
nhiên, các ý kiến đưa ra về yếu tố ảnh hưởng của hoạt động trên vẫn được đóng
góp khá là phong phú, đa dạng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật
3.1. Quan điểm, tư tưởng, năng lực của các nhà làm luật :
Thứ nhất, về mặt tích cực: Khi các nhà làm luật có tư tưởng đúng đắn, quan
điểm tích cực về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời có sự tìm hiểu, nghiên
cứu sâu, khảo sát thực tế. Từ đó sẽ có thể đưa ra các điều luật có tính ứng dụng
cao, vừa có thể tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, vừa có thể hạn chế được
những tiêu cực còn tồn đọng trong lĩnh vực này (lợi dụng tôn giáo để chống phá
nhà nước; tôn giáo, tín ngưỡng bị biến tướng thành các hoạt động mê tín dị đoan)
Thứ hai, về mặt tiêu cực: Ngược lại, khi các nhà làm luật có tư tưởng sai
lệch, quan điểm không phù hợp, không có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo sẽ dẫn
đến các điều luật ban hành không sát thực tế, không phù hợp gây ra nhiều ý kiến
trái chiều trong dư luận đặc biệt là trong lĩnh vực thiên nhiều về đời sống tinh
thần, tình cảm như tôn giáo, tín ngưỡng.
3.2. Các phương tiện thông tin đại chúng :
Thứ nhất, mặt tích cực: Các phương tiện thông tin chính thống là công cụ
hữu hiệu để truyền bá pháp luật; đưa ý chí của các nhà làm luật, của nhà nước đến
với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đồng thời cũng là diễn đàn để tổng hợp các ý
kiến, góp ý từ dư luận, từ nhiều tầng lớp khác nhau. Từ đó trở thành một nguồn
tham khảo hữu ích cho các nhà làm luật. Đặc biệt trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn
giáo, vai trò điều hướng dư luận của các phương tiện thông tin đại chúng càng trở
nên đặc biệt. Các thông tin chính thống, thể hiện một cách rõ ràng ý chí của nhà
nước sẽ giúp người dân tuân thủ pháp luật; tránh xa các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng vi phạm chuẩn mực.
Thứ hai, mặt tiêu cực: Tuy nhiên, các kênh thông tin truyền thông không
chính thống với các luận điệu xuyên tạc lại đem tới hiệu quả ngược lại. Là công
cụ truyền bá cho các luận điệu tôn giáo, tín ngưỡng sai lệch. Góp phần điều hướng
dư luận đi theo những tôn giáo, tín ngưỡng không phù hợp với thuần phong mỹ
tục, trái với ý chí nhà nước.
3.3. Dư luận xã hội :
Dư luận xã hội có vai trò tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa giáo dục,...
trong đó, phải kể tới sự tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động
xây dựng pháp luật. Việc xây dựng văn bản pháp luật về tín điều tôn giáo luôn là
một vấn đề nhạy cảm và gặp nhiều tranh cãi trong xã hội.
Thứ nhất, về mặt tích cực: Một số người cho rằng việc quy định và kiểm
soát tôn giáo là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự và đảm bảo quyền lợi của
những người khác.
Thứ hai, về mặt tiêu cực: Trong khi đó, một số người lại cho rằng việc can
thiệp vào tôn giáo là vi phạm quyền tự do tôn giáo và làm giảm đi tính đa dạng về
tôn giáo.
4. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả của
hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ nhất, tăng cường công tác thẩm định nội dung các dự án luật bằng công
cụ xã hội học: Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng vốn là một lĩnh vực gắn với đời sống
tinh thần của đông đảo người dân. Vì vậy, nội dung các dự án luật phải sát với
thực tế, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu tâm linh của người dân . Khi đó các công
cụ xã hội học như: Tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo, tôn vinh các giá trị đạo đức
và văn hoá của các tôn giáo khác nhau; Tổ chức các cuộc điều tra và thăm dò ý
kiến của cộng đồng liên quan đến các vấn đề tôn giáo; Nghiên cứu và phân tích dữ
liệu về tôn giáo,.... sẽ là công cụ hữu hiệu để kiểm định tính thực tế của các dự án
luật
Thứ hai, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt
động xây dựng pháp luật về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo: Các cơ quan lập pháp
cần tăng cường hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tế, tổ chức hội thảo lấy ý
kiến,... Nhằm đưa ra những điều luật sát thực tế, tính hiệu quả cao, hạn chế tối đa
được các tiêu cực.
Thứ ba, tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng: Như đã đề cập ở
trên, phương tiện thông tin đại chúng là công cụ hữu hiệu để truyền bá thông tin,
kết nối nhà nước với người dân. Vì vậy cần tận dụng công cụ đó để định hướng
dư luận, giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ những quy định của nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo; tránh xa tiêu cực,...
Thứ tư, mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt
động xây dựng pháp luật, bảo đảm giá trị bền vững: Tính dân chủ, công khai minh
bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật về tôn giáo là vô cùng quan trọng. Đó là
cách tốt nhất để hạn chế những ý kiến trái chiêu, phản đối liên quan tới vấn đề dân
chủ. Đồng thời tăng cường lòng tin của người dân đối với khả năng quản lý của
nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo.

III. KẾT LUẬN


Sau khi tìm hiểu về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây
dựng pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, chúng tôi nhận thấy rằng: Tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng bào các
tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, cần thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo cũng phải
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, nghiêm cấm lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật
và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh
quốc gia. Cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính cơ bản và toàn diện
cho vấn đề này nhằm xây dựng thành phố Hà Nội thực sự là thành phố văn hiến
và thành phố vì hòa bình.
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xã hội học pháp luật
2. Nghị định 162/2017/ QĐ - CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật tín ngưỡng, tôn giáo
3. Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT - BVHTTDL - BNV hướng dẫn việc thực
hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
4. Quyết định 32/2018/ QĐ - TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ
5. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
6. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương
về công tác tôn giáo
7. Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà,
đất liên quan đến tôn giáo.
8. ThS. Vũ Thế Duy. Học viện Hành chính Quốc gia. Quản lý nhà nước về tôn
giáo ở thành phố Hà Nội.
<https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/08/18/quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-
giao-o-thanh-pho-ha-noi/?fbclid=IwAR3IxKbL8AnN5KyEHqu-
6Qa4COhqZSX4ifpiNXqldftcqyNKBHI7DvhhMe4>
V. PHỤ LỤC
Bảng hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay
1. Theo anh (chị) tín ngưỡng tôn giáo có đồng nghĩa với mê tín không?
 Có
 Không
2. Anh (Chị) có quan tâm đến hoạt động Xây dựng pháp luật về tín ngưỡng
tôn giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay ?
 Có
 Không
3. Anh (Chị) có biết những VBQPPL nào có quy định về tín ngưỡng tôn giáo?
 Hiến pháp 2013
 Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam
 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
 Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV Hướng dẫn việc
thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
 Khác
4. Theo anh (chị) Hà Nội hiện nay có đang thực hiện tốt các quy định của luật
tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam?
 Tốt
 Bình thường
 Không tốt
5. Những tri thức, hiểu biết của anh (chị) về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xây dựng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội hiện
nay?
.................................................................................................................

You might also like