You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
----------*----------

CHỦ ĐỀ 1
Để quản lý thông tin phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào
muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà
nước. Bằng kiến thức Luật Hiến pháp hãy đưa ra các luận
điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.

LỚP : 4812
NHÓM : 02 (Quan điểm phản đối)

Hà Nội, năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
B. CÁC LẬP LUẬN PHẢN ĐỐI 5
1. Luận điểm 1: Quy định trên đã vi phạm và ảnh hưởng đến quyền con người,
quyền công dân .......................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 5
1.2. Phân tích lập luận............................................................................................ 5
1.2.1. Ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin ............. 6
1.2.2. Ảnh hưởng đến quyền bình đẳng ............................................................... 6
2. Luận điểm 2: Quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng trên phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ................................... 7
2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 7
2.2. Phân tích lập luận............................................................................................ 7
3. Luận điểm 3: Quy định thiếu tính hiệu quả, có thể dẫn đến nguy cơ lạm quyền
và sự chồng chéo trong các văn bản hành chính .................................................... 8
3.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 8
3.2. Phân tích lập luận............................................................................................ 8
C. KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 02 (Quan điểm phản đối)


Lớp: 4812
Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội
phải xin phép cơ quan nhà nước. Bằng kiến thức Luật Hiến pháp hãy đưa ra các luận
điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.
1. Kế hoạch làm việc của nhóm.
1.1. Thời gian kế hoạch hoàn thành công việc nhóm.
• Tuần 5 – tuần 6:
+ Lên ý tưởng, kế hoạch, phân công nhiệm vụ từng cá nhân.
+ Tìm kiếm tư liệu tham khảo, nghiên cứu thông tin về kiến thức của chủ đề tranh
biện.
• Tuần 7 – tuần 8:
+ Tổng hợp nội dung, thống nhất ý kiến về cách thức thực hiện chủ đề.
+ Xây dựng nội dung bản trình bày báo cáo bài tập nhóm.
• Tuần 9 – tuần 10:
+ Hoàn thiện nội dung bản trình bày báo cáo bài tập nhóm để nộp.
+ Xây dựng kế hoạch, ý tưởng và phương thức triển khai tranh biện.
• Tuần 11:
+ Thực hiện trình chiếu powerpoint, phục vụ phần tranh biện.
+ Tập thử phần tranh biện.
1.2. Các bước để hoàn thành công việc nhóm
- Bước 1: Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến, tiến hành bàn bạc và thống nhất về vấn
đề cần thực hiện.
- Bước 2: Phân công nhiệm vụ, đầu công việc cần thực hiện cho từng cá nhân
theo từng ban nhỏ.
- Bước 3: Thực hiện tìm kiếm tài liệu, thông tin để xây dựng nội dung.
- Bước 4: Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, thông tin, tư liệu và tiến hành xây
dựng nội dung.
- Bước 5: Hoàn thiện bản báo cáo trình bày bài tập nhóm và nộp nội dung.
- Bước 6: Xây dựng kịch bản, ý tưởng cho phần thuyết trình bày tập nhóm.
2
- Bước 7: Thực hiện thuyết trình bài tập nhóm.
2. Phân chia công việc và họp nhóm

Tiến độ
thực hiện Mức độ hoàn thành Họp nhóm
(đúng hạn) Kết
S Công việc Có Không Tốt Trung Không Tham Tích Đóng luận Ký
T Họ và tên thực hiện bình tốt gia cực góp xếp tên
T đầy sôi nhiều loại
đủ nổi ý
tưởng
Thực hiện
1 Đỗ Minh Đức bản Word, X X X X X Tốt
thuyết trình
2 Phạm Linh Chi Luận điểm X X X X X Tốt
1
3 Trần Việt Chi Luận điểm X X X X X Tốt
2
4 Tô Đức Cường Xây dựng X X X X X Tốt
nội dung
5 Hoàng Thị Tìm kiếm X X X X X Tốt
Thùy Dung thông tin
6 Chu Cao Kỳ Xây dựng X X X X X Tốt
Duyên nội dung
7 Nguyễn Thị Luận điểm X X X X X Tốt
Thùy Dương 3
8 Trần Minh Đức Xây dựng X X X X X Tốt
nội dung
9 Cao Hương Tìm kiếm X X X X X Tốt
Giang thông tin
10 Nguyễn Thị Xây dựng X X X X X Tốt
Uyên Giang nội dung
11 Nguyễn Hoàng Tổng hợp X X X X X Tốt
Hà nội dung
12 Nguyễn Thị Thực hiện X X X X X Tốt
Thu Hà powerpoint
13 Phan Ngọc Luận điểm X X X X X Tốt
Minh Hải 1

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023


Nhóm trưởng

Đỗ Minh Đức
3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là quốc gia có độ phủ Internet cao với
khoảng 70 triệu người sử dụng, chiếm 70% dân số. Hạ tầng viễn thông đặc biệt quan
trọng khi mà trong khoảng 10 năm trở lại đây, Internet cũng như các nền tảng mạng xã
hội đã và đang đóng góp tích cực trên nhiều phương diện, góp phần thúc đẩy kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục… ngày càng phát triển cùng với dòng chảy của công cuộc
xu hướng Internet mở toàn cầu.

(Nguồn: Web Internetvietnam.net)


Với độ phủ sóng Internet cao trong dân số Việt Nam hiện nay đó là kết quả tất
yếu của quyền tự do ngôn luận, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham
gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học, công nghệ.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng “mở” đó, đã có ý kiến được đưa ra thảo luận
gần đây đó là: “Để quản lý thông tin phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã
hội phải xin phép cơ quan nhà nước.”
Dưới góc độ Luật hiến pháp, đây là biện pháp mang nhiều hạn chế nghiêm trọng
đến quyền con người, quyền công dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… và tiềm ẩn những nguy cơ tiêu cực trên nhiều phương
diện xã hội. Vì vậy, phần trình bày của Nhóm 2 – Lớp 4812 sẽ đi sâu phân tích những
lý do mà nhóm phản đối việc ban hành quy định trên.

4
B. CÁC LẬP LUẬN PHẢN ĐỐI

1. Luận điểm 1: Quy định trên đã vi phạm và ảnh hưởng đến quyền con người,
quyền công dân
1.1. Cơ sở pháp lý
- Điều 3, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
- Khoản 1, điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Điều 16, Hiến pháp năm 2013 quy định:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội.
- Điều 27, Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (UDHR) ghi nhận “Mọi người đều
có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ
thuật và chia sẻ những thành tựu và lợi ích của tiến bộ khoa học…
- Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rõ: “Mọi người đều
có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị
can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin
bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”.
- Điều 4, Luật An ninh mạng 2018: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân
đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”
1.2. Phân tích lập luận
Theo Điều 3 của Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩaViệt Nam “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân” và được tái khẳng định tại Điều 14 Hiến pháp: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Dưới góc độ pháp lý, quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lí toàn
cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ
mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.
5
Tuy nhiên, dự thảo quy định “muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép
cơ quan nhà nước” đã giới hạn phần nào các quyền của con người, đi ngược lại với
Hiến pháp và do đó dự thảo này không nên được thông qua. Cụ thể như sau:
1.2.1. Ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.”
Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử
(email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).
Quyền tiếp cận thông tin theo nghĩa hẹp có thể hiểu là quyền đọc, xem, nghe, ghi chép,
sao chụp thông tin; theo nghĩa rộng thì gồm tự do tạo lập, thể hiện, tìm kiếm, tiếp nhận
và truyền bá thông tin. Quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin là một trong
những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam
là thành viên. Như vậy, quyền tự do ngôn luận và quyền tìm kiếm thông tin được Nhà
nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Theo nguyên tắc
này, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin được xuất phát từ chính nội hàm
của chủ thể mỗi cá nhân, là “nhu cầu” cơ bản của mỗi người và không có sự giới hạn,
phân biệt nào.
Tuy nhiên, việc “muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà
nước” đã hạn chế yếu tố “tự do” mà Hiến pháp đã quy định. Thử hỏi, nếu không có
quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin thì xã hội có biết đến chàng trai trẻ
Tiktoker “Quan không gờ” với chuỗi hành trình phát đồ ăn miễn phí cho những hoàn
cảnh khó khăn hay không? Mỗi video phát trực tiếp của anh chàng này đều nhận được
lượt xem và tương tác rất lớn, nhận được sự ủng hộ của khán giả. Từ ví dụ trên có thể
thấy, quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin thông qua mạng xã hội là bước đi nhanh
nhất để lan tỏa những điều tốt đẹp, nhân văn đến toàn xã hội.
Quy định trên đã làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin
của mỗi người và cũng như Điều 4, Luật An ninh mạng 2018 nêu rõ: Tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Vì thế, quy định trên là không phù hợp, đặc biệt khi đặt trong
quy chiếu của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.2. Ảnh hưởng đến quyền bình đẳng.
Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội.

6
Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người. Nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật phản ánh những nội dung căn bản, đó là tất cả mọi người đều
có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử. Dựa trên
nguyên tắc này, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt được đảm bảo cho mọi công dân,
không có sự phân biệt đối xử về vùng miền, độ tuổi, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng,
trình độ văn hóa… Trong cùng một điều kiện như nhau được hưởng quyền và nghĩa vụ
như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.
Đồng thời theo khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng
định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện
quyền tiếp cận thông tin”
Thế nhưng, tại sao chỉ những người phát ngôn trên internet và livestream trên
mạng xã hội phải xin phép trước khi đưa ra ý kiến, mà những người phát ngôn bằng lời
nói, hoặc văn bản hay bằng phương tiện nào khác (dù phát ngôn hay đưa ra ý kiến về
cùng một nội dung) thì lại không phải xin phép ý kiến. Có thể thấy, đây chính là biểu
hiện sự phân biệt đối xử giữa những người “tự do ngôn luận qua phương tiện mạng xã
hội” và những người “tự do ngôn luận qua lời nói, văn bản, hay phương tiện khác (mà
không phải phương tiện điện tử)”. Nhìn nhận một cách thực tế, quy định này thiếu công
bằng, phân biệt đối xử giữa những hình thức phát ngôn có thể gây nên những xung đột,
mâu thuẫn.
Như vậy, quy định “muốn livestream phải xin phép” đã vi phạm vào Điều 16,
Hiến pháp năm 2013. Sự bất bình đẳng về quyền của con người trong quy định này
chính là biểu hiện cho dấu hiệu vi hiến trong văn bản pháp luật.
2. Luận điểm 2: Quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng trên phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
2.1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 3, điều 62, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước tạo điều kiện để mọi người
tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
- Điều 41, Hiến pháp năm 2013: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị
văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
2.2. Phân tích lập luận
Theo khoản 3, điều 62, Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước tạo điều kiện để mọi
người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”.
Và cũng theo điều 41, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền hưởng thụ và
tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn
hóa”. Hình thức livestream trên mạng xã hội là thành quả của sự sáng tạo, nghiên cứu
khoa học và công nghệ. Việc mọi người tham gia và thụ hưởng từ thành quả là điều tất
yếu và không có sự hạn chế nào. Tuy nhiên, quy định “muốn livestream phải xin phép”
lại đi ngược với khoản 3, điều 62, Hiến pháp năm 2013.
7
Nhìn nhận từ thực tế, quy định yêu cầu xin phép để livestream trên mạng xã hội
có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo
dục. Ví dụ như trong đại dịch COVID – 19, Việt Nam và thế giới bị ảnh hưởng nghiêm
trọng về vật chất, tinh thần. Mọi hoạt động xã hội đều bị đình trệ, hạn chế, đặc biệt là
kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa. Thế nhưng, nhờ có hình thức livestream bán
hàng mà nhiều thương nhân đã tránh bị điêu đứng vì đại dịch này, thậm chí hình thức
này còn được nhà nước khuyến khích thực hiện. Có thể kể đến là năm 2021, bà con
nông dân ở Bắc Giang, Bắc Ninh,... cùng nhiều địa phương trên cả nước bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, nhiều sao
Vbiz như Xuân Bắc, Tuấn Hưng, Đại Nghĩa, Lê Dương Bảo Lâm,… đã có hành động
thiết thực khi ra tay giải cứu vải thiều, bí xanh, mận, dưa lưới... dưới hình thức
livestream “chốt đơn” liên tục để giúp người nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Cũng trong đại dịch COVID – 19, khẩu hiệu “tạm dừng việc đến trường nhưng không
tạm dừng việc học” được đưa ra trên cả nước và trước tình hình đó, các hình thức học
online thông qua livestream được xem là phương án tối ưu để học sinh ôn tập kiến thức,
giúp việc học không bị đình trệ, sa sút. Có thể thấy, nếu quy định “muốn livestream phải
xin phép” được đưa ra sẽ gây nhiều bất cập đến tất cả lĩnh vực của xã hội, đó có thể xem
là bước “đi lùi” của chúng ta so với xu hướng internet “mở” toàn cầu.
Để xây dựng Hiến pháp nói chung và một văn bản pháp luật nói riêng, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền luôn xét đến sự tác động của quy định đối với đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,... Bởi lẽ, quy định đi vào cuộc sống phải phù hợp với
điều kiện phát triển xã hội. Việt Nam – đất nước đang trên con đường hội nhập và đón
đầu những xu thế mới của thế giới, vì vậy “muốn livestream phải xin phép” là không
khả thi, có thể gây nên nhiều tiêu cực cho sự phát triển chung của xã hội.
3. Luận điểm 3: Quy định thiếu tính hiệu quả, có thể dẫn đến nguy cơ lạm
quyền và sự chồng chéo trong các văn bản hành chính.
3.1. Cơ sở pháp lý
- Điều 56, Hiến pháp năm 2013: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý
nhà nước.
- Khoản 1, điều 119, Hiến pháp 2013 quy định: Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật
khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
3.2. Phân tích lập luận
Theo Điều 56, Hiến pháp năm 2013: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và
quản lý nhà nước. Để hướng đến mục tiêu chung vì một xã hội trong sạch, công bằng,

8
phát triển thì trong các thủ tục văn bản hành chính cần rút gọn và hạn chế tình trạng
quan liêu, tham nhũng.
Trước hết, Livestream được hiểu là hình thức “Phát sóng trực tiếp” những gì đang
xảy ra lúc bấy giờ (gương mặt, cảnh vật, sự kiện,… ) cho người ở khắp mọi nơi thấy
qua internet và mọi tương tác đều diễn ra một cách trực tiếp, nhanh chóng phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, để hoàn thành đầy đủ các thủ tục
xin giấy phép theo đúng trình tự quy định cần rất nhiều thời gian và công sức. Không
những thế, người dân muốn làm bất cứ thủ tục gì cũng cần phải có giấy tờ bản gốc, ký
tên, đóng dấu, thông quan điện tử có rồi nhưng vẫn phải gửi bộ chứng từ gốc để đối
chiếu. Mỗi năm, không biết một cá nhân hay tập thể phải tốn biết bao nhiêu giấy để in
những “bản cứng” đó, thật sự vừa không hiệu quả, vừa phí phạm tài nguyên. Những
quy định, thủ tục luôn cần được rút gọn và thay đổi theo thời gian để tăng hiệu quả và
tiện lợi, thay vì chỉ 'hành là chính'. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là xem xét,
thay đổi quy định nếu hoàn cảnh thực tế là cần thiết thay vì chỉ đơn giản là "theo quy
trình". Chính vì vậy, việc phải xin giấy phép trước khi livestream sẽ gây nhiều khó khăn,
làm chậm tiến độ hoạt động của người dân và không đáng có.
Tuy nhiên, khi quy định “muốn livestream phải xin phép” thực thi hiện hành sẽ
nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội, đặc biệt là “giấy phép con” và tăng nguy cơ
lạm quyền. Pháp luật chưa có văn bản chính thức định nghĩa rõ ràng thuật ngữ “giấy
phép con”, trong luận điểm này chúng ta có thể hiểu “giấy phép con” là những văn bản
được các cơ quan nhà nước cấp phép để thực hiện các hoạt động nhỏ lẻ của một cá nhân
hoặc tập thể. Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2017, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành khẩn trương rà soát lại các loại
“giấy phép con” - tạo hành lang thông thoáng, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân
phát triển. Theo đề bài, nếu người dân muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép
cơ quan nhà nước tức là phải có giấy cho phép chính thức để làm hay còn được gọi là
“uỷ quyền sử dụng thứ mà được cấp phép”. Trường hợp này góp phần vào việc gia tăng
các loại “giấy phép con” không đáng có và đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ.
Bên cạnh đó, việc cấp phép “giấy phép con” sẽ gây ra tính cục bộ và nhiều tiêu cực. Cụ
thể, nhiều trường hợp người dân muốn nhanh chóng thực hiện livestream trên các trang
mạng xã hội sẽ “đút lót”, hối lộ cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí,
việc cấp giấy phép nhiều sẽ khiến một số cá nhân, tập thể làm những việc trong quyền
hạn của mình để phục vụ mục đích riêng nào đó không đi đến mục tiêu chung của quyền
hạn đề ra, cố ý vượt quá giới hạn quyền lực cho phép, vượt quá quyền hạn mà pháp luật
giao cho khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân hay còn được gọi là “lạm quyền”, “đòi hối lộ”. Hai trường
hợp trên là vi phạm pháp luật được quy định trong Điều 354 Bộ luật Hình sự (Tội nhận
hối lộ) và Điều 364 Bộ luật Hình sự (Tội đưa hối lộ). Điều đó cũng sẽ gây ra các trường
hợp người này được cấp phép mà người kia thì không dù xin phép cùng nội dung.

9
Đồng thời, theo Khoản 1, điều 119, Hiến pháp 2013 quy định: Hiến pháp là luật
cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến
pháp đều bị xử lý. Như thế có nghĩa là quy định trên đang tồn tại nhiều vấn đề vi phạm
đến Hiến pháp và đó chính là sự không phù hợp, trái với nguyên tắc của Hiến pháp,
pháp luật Việt Nam. Có thể thấy, nếu quy định đi vào thực tế sẽ gây ra tình trạng mâu
thuẫn giữa quy định và quy định, đồng nghĩa với việc gia tăng thêm sự chồng chéo trong
văn bản pháp luật vốn đã tồn tại từ lâu mà chưa có hướng giải quyết triệt để.
Vì vậy, nhóm 2 chúng tôi cho rằng: Cơ quan nhà nước chỉ nên nắm chức năng
hậu kiểm. Cá nhân hoặc tập thể cho dù đã được cấp giấy phép trước khi livestream thì
các cơ quan nhà nước cũng sẽ không thể kiểm soát được hết những nội dung đang phát
trực tiếp. Cơ quan nhà nước chỉ nên có chức năng hậu kiểm, tức kiểm tra nội dung sau
khi cá nhân, tập thể thực hiện phát trực tiếp để kiểm soát chính xác và triệt để. Trường
hợp không tuân thủ, cơ quan nhà nước quản lý có quyền yêu cầu dừng hoạt động/tạm
đình chỉ hoạt động của toàn bộ các nền tảng mạng xã hội cho đến khi các cá nhân, tổ
chức thực hiện các yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm.

10
C. KẾT LUẬN

Trong thời đại 4.0 với sự phát triển như “vũ bão” của internet và mạng xã hội,
quyền được sử dụng, tiếp cận với khoa học, công nghệ là điều cần thiết. Nó không chỉ
nâng cao trình độ bắt kịp xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự hiệu quả trên nhiều
phương diện. Vì vậy, việc thông qua và áp dụng quy định: “Để quản lý thông tin phát
ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định
người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước.” nhìn
nhận từ thực tế là không khả thi. Quy định này có thể sẽ gây ra hạn chế về quyền con
người, quyền công dân, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin và
quyền được giải trí, đồng thời quy định cũng không đảm bảo được quyền và lợi ích của
nhân dân. Hơn nữa, quy định còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… quốc gia. Đặc biệt, quy định còn là “rào
cản” trên con đường hội nhập xu hướng Internet “mở” toàn cầu của Việt Nam.
Thực tế hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội đều đã có phần mềm quét chống
những hành vi vi phạm pháp luật và văn hóa phẩm đồi trụy. Từ đây, có thể thấy nếu
thêm quy định “muốn livestream phải xin phép” sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa văn bản
pháp luật và làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam thêm rườm rà, chồng chéo.
Tóm lại, dự thảo nêu trên trong thời điểm hiện tại là không phù hợp, do đó cần
cân nhắc kỹ lưỡng và có những phương án lâu dài, tối ưu, nhất là hoàn thiện cải cách
thủ tục hành chính nhà nước để tạo ra không gian mạng trong sạch, an toàn và đảm bảo
quyền lợi của người dân.

Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài làm của chúng em còn nhiều hạn chế,
thiếu sót. Nhóm 2 lớp 4812 rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý quý báu của
thầy cô để bài làm của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ!

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu:
1. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2022.
3. Bộ môn Luật Hiến pháp – Trường Đại học Luật Hà Nội, Hướng dẫn môn học Luật
Hiến pháp (sách tham khảo), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2013.
4. Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2012.
5. Luật An ninh mạng Việt Nam, 2018.
6. Luật Tiếp cận thông tin, 2016.
7. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
8. Hiến chương Liên hợp quốc.

* Văn bản quy phạm pháp luật:


1. Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

* Nguồn Internet:
1. https://luatminhkhue.vn/quyen-tiep-can-thong-tin-la-gi-co-so-phap-ly-cua-quyen-
tiep-can-thong-tin-o-viet-nam.aspx
2. https://internetvietnam.net/bang-thong-ke-nguoi-dung-internet-viet-nam.html
3. https://baochinhphu.vn/mang-xa-hoi-co-giay-phep-moi-duoc-cung-cap-dich-vu-
livestream-102230718160318404.htm
4. https://thuongtruong.com.vn/news/chuyen-gia-lo-ngai-ve-quy-dinh-muon-
livestream-tren-mang-xa-hoi-phai-xin-phep-108912.html
5. https://nhandan.vn/giai-quyet-tinh-trang-mau-thuan-chong-cheo-trong-cac-van-ban-
quy-pham-phap-luat-post777259.html

12

You might also like