You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


KHOA LUẬT CLC
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ BÀI: ĐỂ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI, CÓ Ý KIẾN CHO


RẰNG THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM. VỚI
KIẾN THỨC VỀ HIẾN PHÁP, HÃY LẬP LUẬN ĐỂ ỦNG HỘ/PHẢN ĐỐI Ý KIẾN
TRÊN

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 2
Lớp: 4628A
Chủ đề tranh biện: Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến cho rằng cần
thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Với kiến thức về Luật hiến pháp,
hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên
1. Kế hoạch làm việc của nhóm1
 Ngày 2/12/2021
- Nhóm bắt đầu làm việc, đề cử nhóm trưởng, phân tích câu hỏi.
- Nhóm trưởng phân công công việc, đầu mục cho các thành viên chuẩn bị.
 Ngày 2/12/2021-9/12/2021
- Các thành viên trong nhóm tìm kiếm, chuẩn bị nội dung đã được phân công.
 Ngày 10/12/2021
- Họp nhóm triển khai công việc, tổng hợp nội dung, các thành viên trong
nhóm góp ý về nội dung đã tìm được của thành viên khác.
- Chia luận điểm, chia thành viên phụ trách luận điểm, gia hạn thời gian
làm việc cho từng luận điểm.
 Ngày 10/12/2021-15/12/2021
- Kiểm tra bước 1 tiến độ làm việc, góp ý nội dung cho các phần làm việc
giữa các thành viên với nhau.
 Ngày 15/12/2021-20/12/2021
- Kiểm tra bước 2, tổng hợp nhận xét, góp ý chỉnh sửa, hoàn thiện bài.

 Ngày 21/12/2021-22/12/2021
- Hoàn thiện bài và các quy trình trong bài.

2. Phân chia công việc và họp nhóm


1
Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm
2
STT Họ và Công Tiến độ thực Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
tên việc hiện (đúng luận
hạn) Xếp
thực loạ
hiện Có Không Không Trung Tốt Tham Tích Đóng i2
tốt Bình gia cực góp
đầy đủ sôi nhiều ý
nổi tưởng
1 Vũ Bình Làm x x x x x
luận
điểm A
2+lời
mở đầu
2 Đinh Làm x x x x x
Khánh luận
A
Chi điểm 2+
mục lục
3 Trần Làm x x x x x
Minh luận
Đức điểm 2+
A
căn
chỉnh
bài tập
4 Phạm Làm x x x x x
Huyền luận
Diệu điểm 1+
A
phần
thông
tin
5 Hoàng Làm x x x x x
Thị luận
A
Thùy điểm 1+
Dương lời kết
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021
Nhóm trưởng
(Đã ký)
Vũ Bình

MỤC LỤC
I. PHẦN THÔNG TIN..................................................................................................3

2
Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình
3
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................4

II. NỘI DUNG TRANH BIỆN.....................................................................................5

1..Luận điểm 1: Vấn đề quyền con người luôn được Việt Nam coi trọng............................5
1.1. Luận cứ 1: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá tương đối
đầy đủ và toàn diện về quyền con người.......................................................................5
1.2. Luận cứ 2: Việt Nam đã và đang có những cơ quan với chức năng và thẩm quyền
tương tự như CQNQQG nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người..............................6
2. Luận điểm 2: Việc xây dụng cơ quan nhân quyền quốc gia là không thực sự phù hợp
trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay..........................................................................8
2.1 Luận cứ 1: Mô hình của cơ quan nhân quyền quốc gia không phù hợp với hệ thống
bộ máy nhà nước của Việt Nam..................................................................................8
2.2 Luận cứ 2: Kinh tế Việt Nam không đảm bảo để CQNQQG hoạt động hiệu quả.....10
2.3 Luận cứ 3: Vấn đề nhân lực của cơ quan nhân quyền quốc gia..............................12
2.4 Luận cứ 4: Hoạt động của các cơ quan nhân quyền còn thiếu hiệu quả. (Ở một số
nước tiêu biểu trên thế giới)......................................................................................14
III. KẾT LUẬN...........................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM


KHẢO…………………………………………………………...16

I. PHẦN THÔNG TIN


Chủ đề tranh biện: Có nên thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam không?

4
Quan điểm bên bảo vệ: Phản đối

Nhóm tranh biện: …02… Lớp: 462801

Thành viên nhóm/Vai trò

STT Họ Và Tên MSSV Vai trò


1 Vũ Bình 462805 Trưởng nhóm
2 Đinh Khánh Chi 462806
3 Phạm Huyền Diệu 462807
4 Hoàng Thị Thùy Dương 462808
5 Trần Minh Đức 462809

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQNQ : Cơ quan nhân quyền

CQNQQG : Cơ quan nhân quyền quốc gia

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Lời mở đầu

Cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển đi cùng với đó, quyền con
người ngày càng được quan tâm và phát triển nhiều hơn. Theo pháp luật thực định,
5
quyền con người được hiểu là: “Những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại
đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản về quyền con người”. Ngoài
ra, nhân quyền cũng được nhìn nhận trên góc độ là các quyền tự nhiên nhưng dù được
hiểu hay nhìn nhận như thế nào thì quyền con người luôn luôn được Nhà nước, xã hội
tôn trọng và bảo vệ.

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên thành lập một cơ quan nhân quyền với những chức
năng, nhiệm vụ nhằm bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người. Tuy nhiên, tình hình
hiện tại, việc thành lập nên một cơ quan nhân quyền có đang hợp lý và cần thiết?
Đứng trước những câu hỏi đó, dưới góc nhìn của một nhóm phản đối, nhóm sẽ đưa ra
những lập luận, quan điểm của mình để phản đối thành lập 

Trong quá trình hoàn thiện bài tập, do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sẽ nhận
được những nhận xét, góp ý từ quý thầy cô để bài chúng em có thể được hoàn thiện
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

II. NỘI DUNG TRANH BIỆN

* MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHỦ ĐỀ TRANH BIỆN

6
- Quyền con người: Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lí
toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ
bản của con người.

- Cơ quan nhân quyền quốc gia: Cơ quan nhân quyền quốc gia (tiếng Anh là
National Human Rights Institution, viết tắt là NHRI) (từ đây viết tắt theo tiếng Việt là
CQNQQG) là những cơ quan do nhà nước thành lập, được trao thẩm quyền trong
Hiến pháp hoặc một đạo luật cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người.

- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhân quyền quốc gia:

+ Thúc đẩy các quyền con người;

+ Bảo vệ các quyền con người;

+ Tư vấn cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác về các vấn đề
quyền con người;

+ Giám sát các quyền con người;

+) Điều phối các hoạt động nhân quyền.

1.Luận điểm 1: Vấn đề quyền con người luôn được Việt Nam coi trọng.
1.1. Luận cứ 1: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá tương đối
đầy đủ và toàn diện về quyền con người.
* Cơ sở lý luận:  Khoản 1,2 Điều 2 Hiến pháp 2013
                            Điều 3 Hiến pháp 2013
                        Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013
- Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người như sau:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

7
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức.”
- Điều 3 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
- Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
* Phân tích lập luận:
Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt
là các các quy định liên quan đến quyền con người. Điều này thể hiện rõ nét và cụ thể tại
chương II trong Hiến pháp 2013 - văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay. Các điều này được quy định nhằm mục đích cốt lõi là bảo đảm
cho mọi công dân Việt Nam đều được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người cơ bản cũng
như quy định về nghĩa vụ của họ. Quyền con người, quyền công dân được thể hiện trên hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội:
- Về lĩnh vực dân sự, chính trị: Các quyền con người đã được bảo đảm một cách chủ
động trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Theo đó bảo đảm quyền sống
được quy định tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con
người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Đồng thời Bộ luật
Hình sự năm 2015 cũng tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình
với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội… Có thể thấy,
việc bỏ án tử hình sẽ đảm bảo được tính nhân văn, không trái với quy luật tự nhiên, tránh chết
oan người vô tội và phù hợp với pháp luật quốc tế.
  - Về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội: Quyền con người được thực hiện một cách tích
cực trong các chính sách quốc gia như bảo đảm quyền thoát nghèo; quyền được học tập, giáo
8
dục, …Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả nhân
dân ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện một cách rõ rệt. Đến
cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước chỉ còn 3,75%, tính bình quân giai đoạn 2015-2019
mỗi năm giảm 1,53% và ước tính đến 2020 chỉ còn 2,75% hộ nghèo.
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam không chỉ triển khai, thực thi chính sách bảo
đảm quyền con người ở trong nước mà còn chủ động, tích cực đóng góp vào việc tôn trọng,
bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tính đến
năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về
quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
1.2. Luận cứ 2: Việt Nam đã và đang có những cơ quan với chức năng và thẩm quyền
tương tự như CQNQQG nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Cùng với việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về quyền con
người, Việt Nam đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và củng cố các thiết chế bảo đảm quyền
con người. Ngoài thiết chế nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và
truyền thông, báo chí cũng tham gia tích cực bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân. Các cơ quan chuyên môn, chuyên trách về quyền con người đã được Nhà nước thành lập
với trách nhiệm tiếp nhận các khiếu nại, kiến nghị của công dân, nghiên cứu, giáo dục về
quyền con người, hoặc bảo vệ quyền của một số nhóm, bao gồm một số tổ chức liên ngành
như:
- Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ và các địa phương
- Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam;
- Uỷ ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam... 
Một số đơn vị thuộc Quốc hội, Chính phủ, các Bộ hoặc cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam như: 
- Ban Dân nguyện của Quốc hội
- Ban Tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ
- Ủy ban Dân tộc
- Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ)

9
Hiện nay, Việt Nam đã và đang có một vài thiết chế bảo vệ quyền con người thông qua
các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong hệ thống cơ quan lập pháp: Quốc hội cùng hệ thống uỷ ban thuộc Quốc hội trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ quyền con người, được tiến hành theo cách thức gồm
thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động mà cơ quan đó phụ
trách.Tính từ năm 2014 đến hết tháng 11/2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
hơn 100 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công
dân phù hợp với Hiến pháp 2013.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan hành pháp: Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính
phủ cũng có nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm
quản lý. Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đã được thành lập nhằm tham mưu cho Đảng, Chính phủ
về công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.
Trong hệ thống cơ quan tư pháp: Toà án bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động
tố tụng. Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, chế độ XHCN, bảo vệ tài sản của
nhà nước, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi
hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
đều được xử lý theo pháp luật.
 Có thể thấy, Việt Nam không thành lập một cơ quan riêng biệt để bảo vệ, thúc đẩy
quyền con người; mà vấn đề này được coi lẽ tất yếu trong nguyên tắc hoạt động của các cơ
quan nhà nước, và là đối tượng được bảo vệ xuyên suốt trong tư tưởng xây dựng hành lang
pháp lý và thi hành pháp luật.
2. Luận điểm 2: Việc xây dụng cơ quan nhân quyền quốc gia là không thực sự phù hợp
trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay
* Cơ sở lập luận
- Điều 56 Luật hiến pháp 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội và quản
lý nhà nước”

10
- Nguyên tắc Paris về đảm bảo điều kiện kinh tế
- Nguyên tắc Paris về tính độc lập của cơ quan nhân quyền
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017
- Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
* Phân tích lập luận:
2.1 Luận cứ 1: Mô hình của cơ quan nhân quyền quốc gia không phù hợp với hệ thống
bộ máy nhà nước của Việt Nam
- Muốn thành lập CQNQQG việc đầu tiên sau đảm bảo được tính độc lập, dân chủ
giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là lựa chọn mô hình CQNQQG. Hiện nay trên thế
giới, không có mô hình cơ quan nhân quyền thống nhất và duy nhất. Vì vậy, nghiên cứu lựa
chọn mô hình phù hợp là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm sự phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của đất nước đồng thời tham khảo kinh nghiệm tốt của các mô hình trên thế giới,
tuy nhiên ở Việt Nam việc lựa chọn mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động CQNQQG nào
cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất thì đây vẫn còn là một câu hỏi lớn.
- Bởi không có một kiểu thống nhất về mô hình của CQNQQG cho các quốc gia, tuy
nhiên, thực tế có thể thấy các dạng mô hình cơ bản của CQNQQG: Mô hình Ủy ban nhân
quyền thuộc Quốc hội, Mô hình Ủy ban nhân quyền trực thuộc Chính phủ, Mô hình cơ quan
nhân quyền hỗn hợp, Mô hình cơ quan học thuật (Viện Nhân quyền), vv… Song phân tích
nhược điểm của các mô hình trên có thể thấy rất khó trong việc lựa chọn mô hình phù hợp với
điều kiện, bối cảnh đất nước ta:
+ Mô hình Ủy ban nhân quyền thuộc Quốc hội: Các cơ quan của Quốc hội đều có
thẩm quyền bảo vệ, thúc đẩy quyền con người thông qua việc thẩm tra các dự án luật, pháp
lệnh và thực hiện quyền giám sát nhưng bị giới hạn trong phạm vi chức năng của cơ quan.
Tuy nhiên quyền con người, quyền công dân có nội dung bao trùm các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội nên việc thẩm tra một dự án luật, kiến nghị về luật không thể giao cho một
cơ quan chuyên môn riêng lẻ, mà cũng không thể giao cho tất cả các cơ quan cho nên đây
chính là bất cập trong việc thành lập CQNQQG theo mô hình này.

11
+ Mô hình Ủy ban nhân quyền trực thuộc Chính phủ: thiết chế trực thuộc Chính phủ có
điểm yếu là khó giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của các cơ quan chính phủ,
có thể làm dấy lên những băn khoăn về tính độc lập, khách quan và hiệu quả trong thực tế.
+ Mô hình cơ quan nhân quyền hỗn hợp: việc thành lập cơ quan nhân quyền hỗn hợp
(do Chủ tịch nước quyết định thành lập, không thuộc về Quốc hội, cũng không thuộc về
Chính phủ) -đây là cơ quan có tính liên ngành, đa ngành vì vậy dễ gây ra xung đột, chồng
chéo chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác, đồng thời mô hình hỗn hợp còn
quá mới, có thể dẫn đến những lúng túng, khó khăn trong tổ chức và hoạt động.
+ Mô hình cơ quan học thuật (Viện Nhân quyền) là cơ quan nhân quyền quốc gia thì
không đáp ứng các yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam khi mà ngoài những ý kiến tư vấn
cho nhà nước và hoạt động giáo dục nhân quyền, cơ quan nhân quyền quốc gia cần tham gia
vào việc giám sát, ngăn ngừa những vi phạm nhân quyền trong thực tế - điều mà một cơ quan
nhân quyền là cơ sở học thuật khó có thể đảm nhiệm được.
- Trong số các nhà nước xã hội chủ nghĩa có nền chính trị tổ chức nhà nước tương
đồng với Việt Nam hiện nay thì cũng chưa có quốc gia nào xây dựng riêng một CQNQQG,
nên khó có mô hình phù hợp cho Việt Nam tham khảo (các quốc gia đã thành lập CQNQQG
thường là các nước có nền chính trị và tổ chức hệ thống bộ máy nhà nước khác biệt với Việt
Nam). Ngoài ra kể cả khi đã chọn được mô hình tổ chức CQNQQG phù hợp rồi thì vấn đề
thiết lập cơ sở hạ tầng, phát triển tổ chức, quản trị tài chính và xây dựng năng lực làm việc về
quyền con người cũng đặt ra không ít thách thức.
 2.2. Luận cứ 2: Kinh tế Việt Nam không đảm bảo để CQNQQG hoạt động hiệu quả 
- Về điều kiện vật chất, các nguyên tắc Paris khuyến nghị cần bảo đảm có cơ sở vật
chất tương xứng để các CQNQQG có thể hoạt động hiệu quả, đặc biệt là có nguồn ngân sách
đầy đủ. CQNQQG cần có đội ngũ nhân viên riêng và tài sản riêng để có thể “độc lập với
chính phủ và không bị phụ thuộc vào bất cứ sự kiểm soát tài chính nào mà có thể ảnh hưởng
đến sự độc lập của nó.
- Thế nhưng theo khảo sát về tự chủ và tính độc lập trong hoạt động và nguồn tài
chính: Về hoạt động, 70% trong số 61 CQNQQG được khảo sát rất tự chủ về hoạt động, 40%
12
chịu sự quản lý của một cơ quan hành chính, trong đó 20% bị cơ quan hành chính chi phối.
Về tài chính, gần 50% thiếu kinh phí hoạt động. Đa số nhận hỗ trợ kinh phí qua một cơ quan
Chính phủ và bị cơ quan này chi phối việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp vì vậy không chỉ
ảnh hưởng đến tính độc lập của CQNQQG mà còn xét đến tình cảnh hiện tại của đất nước ta,
nền kinh tế Việt Nam không thể đảm bảo dành một phần nguồn lực kinh tế chỉ để thành lập và
trợ cấp kinh phí cho một cơ quan có tính chất hoạt động giống với những cơ quan chúng ta
đang có thật sự không cần thiết và tốn kém.
- Thứ nhất, nước ta đang trong thời điểm đấu tranh rất căng thẳng với dịch Covid-19,
rất nhiều nguồn lực, tiền bạc, công sức được đổ vào để giúp cho người dân và đất nước vượt
qua dịch bệnh. Nền kinh tế bị trì trệ, không thể phát triển rồi người dân không thể giao thương
với các nước khác dễ dàng như trước kia do những quy định khắt khe của các nước trong thời
kỳ Covid. GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu
nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay do dịch Covid-19 ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực
hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trước bối cảnh đại dịch phức tạp
hiện nay nền kinh tế cũng đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống dịch, khi nhà nước chi ra
một số tiền khổng lồ để cung cấp vật tư y tế, thuốc men, vaccine rồi chi trả tiền bảo hiểm cho
người bệnh và tuyến đầu chống dịch; bên cạnh đó còn là những khoản trợ cấp cho những
người bị thất nghiệp, những người gặp khó khăn về kinh tế, đời sống xã hội do ảnh hưởng của
dịch bệnh. Như vậy việc chi ra thêm một khoản trợ cấp thành lập CQNQQG là không thiết
thực trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
- Thứ hai, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa
đất nước. Một trong những nhiệm vụ then chốt được Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.” Theo đó, Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025 là
nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam phấn đấu là nước đang phát
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Vì vậy nền kinh tế hiện nay phải tập
13
trung chi tiêu cho những công nghệ tự động hiện đại, những máy móc của nước ngoài, những
thành tựu nghiên cứu khoa học để áp dụng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại
bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Thứ ba, hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ về công
bằng xã hội, ở đây trước hết người dân phải được đảm bảo cuộc sống được đầy đủ từ sinh
hoạt hàng ngày đến đảm bảo về tri thức nhận thức. Có thể thấy hiện nay công cuộc xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam đã tiến bộ hơn trước rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều đồng bào
dân tộc vẫn không được đảm bảo đầy đủ về điều kiện sinh hoạt hàng ngày hay vẫn còn hạn
chế về tri thức, nhận thức khi ít được phổ cập, giáo dục thông tin pháp luật dẫn đến những vi
phạm pháp luật đáng tiếc. Song việc thực hiện tiến bộ xã hội vẫn còn những hạn chế như tình
trạng phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao, giảm nghèo chưa bền vững, bất bình đẳng
trong thu nhập, chênh lệch mức sống ngày càng tăng, không ít giá trị văn hóa, đạo đức bị mai
một, xuống cấp…
Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự tiến bộ xã
hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã nhấn mạnh cần chủ trương
tiếp tục thực hiện tiến bộ xã hội trong từng bước đi của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, ngày càng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang
được Đảng, nhân dân đồng thuận xây dựng. Do vậy nguồn lực kinh tế nước ta hiện nay cần
phải chi tiêu để nâng cao đời sống người dân, đảm bảo sự công bằng, tiến bộ cho toàn xã hội,
thay vì dành một phần nguồn lực thành lập một CQNNQQG mới mà những bất cập trong xã
hội nêu trên vẫn không được giải quyết triệt để.
- Ngoài ra theo điều 56 Luật hiến pháp 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội
và quản lý nhà nước”, thì việc thành lập CQNQ hiện tại có thể gây ra tốn kém bởi chúng ta đã
đang có những cơ quan với chức năng, thẩm quyền tương tự như CQNQQG, lãng phí cho nhà

14
nước do kinh tế trong bối cạnh đại dịch hiện nay rất cần để ưu tiên những vấn đề quan trọng
cấp thiết đã đề cập ở trên.
 Do đó, việc thành lập CQNQQG vào thời điểm hiện tại là không phù hợp, không
thiết thực do không thể đảm bảo việc duy trì hoạt động của cơ quan mới này mà không biết nó
có hoạt động hiệu quả hay không.
2.3 Luận cứ 3: Vấn đề nhân lực của cơ quan nhân quyền quốc gia

- Về vấn đề nhân lực: Theo số liệu thống kê, với mỗi quốc gia khác nhau, số lượng cán
bộ trong CQNQQG cũng không giống nhau. Sự chênh lệch thậm chí có thể lên tới từ 20 cho
đến 200. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là trên dưới 50 cán bộ. Tùy theo điều kiện tại Việt
Nam, con số này ít nhiều cũng có sự xê dịch. Song, để có thể đào tạo được đội ngũ nhân lực
chất lượng vẫn là một trở ngại lớn đối với nhà nước.
Bên cạnh đó, quá trình bổ nhiệm nhân lực cũng cần phải xây dựng các thủ tục tuyển dụng
khoa học, hợp lý để tránh việc cơ chế tuyển dụng bị thiếu minh bạch. Thành phần các cán bộ
thường bao gồm đại diện của nhiều tầng lớp, có hai hướng để bổ nhiệm cán bộ trong cơ quan
nhân quyền: bổ nhiệm trực tiếp cán bộ chính phủ hoặc bổ nhiệm từ người ngoài chính phủ.
Dù bổ nhiệm theo cách thức nào cũng sẽ xuất hiện những hạn chế nhất định như:
- Thứ nhất, thành viên chính phủ, công chức nhà nước làm việc tại các cơ quan công
quyền, các cá nhân, tổ chức nằm trong các cơ quan Chính phủ, Quốc hội hoặc những cá nhân
15
tiêu biểu xuất sắc, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành ,… nhưng nếu vậy sẽ làm vi phạm tính độc
lập được quy định cụ thể trong nguyên tắc Pari thêm nữa, việc lập ra một cơ quan mới gồm
toàn thành viên của Chính phủ hoặc Quốc hội chẳng khác nào tạo nên một cơ quan nhà nước
với những thẩm quyền chồng chéo, sự trùng lặp về mặt chức năng với các cơ quan hiện tại mà
chúng ta đang có.
- Thứ hai, việc bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân lực ngoài chính phủ sẽ mang lại cho Cơ
quan nhân quyền một nguồn lực dồi dào về mặt cán bộ chuyên trách, cán bộ có chuyên môn
đã từng được đào tạo bài bản hoặc thậm chí là những chuyên gia đến từ nước ngoài. Nhưng
nó sẽ là một dấu hỏi khi tính độc lập của CQNQ được thực thi, liệu có xảy ra những xung đột
quyền hạn giữa cơ quan nhân quyền với chính phủ, quốc hội và ai sẽ xử lý CQNQ nếu họ có
những hành vi lạm quyền, xâm phạm lợi ích hay can thiệp quá sâu vào công việc của các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam?
Có thể thấy, để một cơ quan nhân quyền có thể hoạt động hiệu quả cần rất nhiều chi
phí để có thể xây dựng và đào tạo nên các nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho chính cơ
quan đó nhưng dường như, xây dựng cơ quan nhân quyền đang đi ngược lại với tinh thần
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về việc tinh
giản bộ máy Nhà nước, tránh trùng lặp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan với nhau. Vậy
nên, việc xây dựng cơ quan nhân quyền ở thời điểm này là chưa thật sự hợp lý.
2.4 Luận cứ 4: Hoạt động của các cơ quan nhân quyền còn thiếu hiệu quả. (Ở một số
nước tiêu biểu trên thế giới) 
Với chức năng, nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, liệu hoạt động của các cơ
quan nhân quyền trên thế giới có thật sự hiệu quả như mong đợi của người dân?
Thực tế đã chứng minh, tại Hoa Kỳ-quốc gia mà cơ quan nhân quyền được thành lập
vào những năm 50 của thế kỉ trước nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn đang là một vấn
đề nhức nhối mà đỉnh điểm là vụ việc xảy ra vào năm 2020, ông George Floyd - một người
Mỹ gốc Phi - đã bị một cảnh sát da trắng chẹt cổ dẫn đến tử vong gây nên làn sóng phẫn nộ
không chỉ đối với người dân tại Mỹ mà còn là trên toàn thế giới. Hay tại Hàn Quốc, nơi mà cơ
quan nhân quyền được thành lập vào năm 2001, tình trạng bạo lực học đường vẫn luôn duy trì

16
ở mức cao. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Quỹ Phòng chống bạo lực thanh thiếu niên
Hàn Quốc vào tháng 11 và 12 năm 2009, 22% trong số 4.073 học sinh ở 64 trường tiểu học và
trung học cho biết, các em từng bị bắt nạt ở trường hay vào năm 2016, đài truyền hình KBS
đã thống kê rằng số học sinh tiểu học chiếm 67% số lượng học sinh bị bạo lực học đường.
Qua những dẫn chứng trên, có thể thấy mặc dù các nước trên thế giới đã có CQNQ
nhưng vẫn còn nhiều vụ việc vi phạm quyền con người vẫn đang còn tồn tại từ rất lâu rồi
nhưng các CQNQ của nước sở tại chưa đưa ra được hướng xử lý thấu đáo, hiệu quả và triệt
để. Do đó, việc Việt Nam thành lập một cơ quan nhân quyền có thật sự là một điều nên làm?
Trong khi đất nước ta, với những điều luật được quy định cụ thể trong Hiến Pháp, với những
cơ quan phụ trách về những vấn đề của quyền con người đã và vẫn đang cho thấy sự hiệu quả
vượt trội khi Việt Nam nằm trong danh sách là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất ở Châu
Á do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính
tại Vương quốc Anh công bố. Vậy, với những lập luận trên, có thể khẳng định rằng việc thành
lập CQNQ tại Việt Nam thật sự là điều không cần thiết.

III. KẾT LUẬN


Tóm lại, ở một số nước trên thế giới CQNQQG là một bộ phận quan trọng
trong việc bảo vệ, thúc đẩy các giá trị tự do, dân chủ và quyền con người. Tuy nhiên,
Việt Nam - một quốc gia đã và đang thực thi bảo vệ quyền con người trong Hiến pháp
một cách hiệu quả nhất và ngày càng đổi mới để theo kịp với xã hội hiện nay. Hơn
nữa, có nhiều cơ quan tại Việt Nam vẫn đang thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong
việc bảo vệ quyền con người, được sự ủng hộ và quan tâm nhiệt tình của nhân dân. Vì
vậy, CQNQQG vẫn chưa thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện tại của nước ta và cần
có sự cân nhắc hơn về vấn đề này.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Sách
1. Lã Khánh Tùng “Cơ quan nhân quyền quốc gia 101 câu hỏi-đáp”, Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), “Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam”, Nxb
Tư pháp, Hà Nội

*Tạp chí, bài báo


1. “Bảo vệ và phát huy những giá trị, thành tựu về quyền con người ở Việt Nam”, Báo
Quân đội nhân dân, ngày 24/08/2021
https://www.qdnd.vn/cuoc-thi-bao-chi-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-
trong-tinh-hinh-moi/bai-2-bao-ve-va-phat-huy-nhung-gia-tri-thanh-tuu-ve-quyen-con-
nguoi-o-viet-nam-tiep-theo-va-het-669191
2. PGS.TS Vũ Công Giao – Nguyễn Xuân Sang” Các nguyên tắc Paris về cơ quan
nhân quyền quốc gia”, Báo Quốc tế, ngày 03/04/2021.
https://baoquocte.vn/cac-nguyen-tac-paris-ve-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-
140320.html?fbclid=IwAR18voT8cIdXYEuE4w2n86-
DQG4B04EDoYeOyG2X9p1LZ32v8qO1EwSkJ1c
3. PGS.TS Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng “Các nguyên tắc Paris về tính độc lập của
cơ quan nhân quyền quốc gia và việc áp dụng ở Việt Nam”,Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 10 (338)/Kỳ 2, tháng 5/2017
http://www.lapphap.vn/Pages/anpham/xemchitiet.aspx?
ItemID=18&fbclid=IwAR3ieHpXit7JbHA9aTs50XFN47Zg8djUnnkzfKMGrcrtnBR0
Om2u3XRBVag
4. PGS, TS. Đoàn Thế Hanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “Phát triển
kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản ,ngày 19/07/2021

18
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823675/phat-
trien-kinh-te-di-doi-voi-tien-bo-va-cong-bang-xahoi.aspx?
fbclid=IwAR25fbp1xjnM8ysSLYcXjsx3iJ7MA0-
eVVkzhcK3xMjEuRlAWg9Rn1dlwY8
5. Nguyễn Thái Sơn, “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ”, Tạp chí Cộng sản
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-
kien-dang/cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-gan-voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-va-bao-
ve-moi-truong-trong-thoi-ky-qua-do-879
6. PGS.TS Vũ Công Giao- Nguyễn Thị Thúy Chung “Lựa chọn mô hình cơ quan
nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam” , Báo Thế giới và Việt Nam
https://baoquocte.vn/lua-chon-mo-hinh-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-thich-
hop-cho-viet-nam-145315.html?
fbclid=IwAR2v5rrUk016rreuwt6m3fseBhpN1QaFR_YWIi7GhhYpVEW50Q3gPKh0
DO8
7.Bạo lực học đường ở Hàn Quốc: Sự thật đen tối đằng sau thế giới phim ảnh long
lanh, báo Kênh 14 ngày 13/09/2017
https://kenh14.vn/bao-luc-hoc-duong-o-han-quoc-su-that-den-toi-dang-sau-the-
gioi-phim-anh-long-lanh-20170909122109243.chn
8. Quyền con người: Nhìn vào nước Mỹ, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày
26/09/2012
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/quyen-con-nguoi-
nhin-vao-nuoc-my-

*Văn bản quy phạm pháp luật


1. Quốc hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017

19
* Văn kiện
1. Đại hội đồng Liên hợp quốc -Bộ nguyên tắc Paris “Thiết chế n hân quyền quốc gia”, năm
1993

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHÓA 46 VB1CQ


Nhóm: 02
Lớp: 4628A
Chủ đề tranh biện:

Giảng viên chấm: Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến cho
rằng cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Với kiến
thức về Luật hiến pháp, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên

(Ghi rõ họ tên và ký)

20
Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh Ghi
tối đa giá của chú
giảng viên
Nội dung Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện 3
bài tranh rõ ràng quan điểm ủng hộ/phản đối.
biện Các lập luận có liên quan đến luận
điểm chính; logic và chặt chẽ.
Thông tin đưa ra rõ ràng và chính
xác
Có sử dụng số liệu, ví dụ minh hoạ
cho luận điểm, có độ tin cậy cao
Hình thức Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo 1
trình bày dõi….
Lỗi chính tả và văn phạm
Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và
thu hút
Có trích dẫn nguồn tài liệu tham
khảo
Buổi tranh Phong cách thuyết trình tự tin, linh 4
biện hoạt, năng động, cuốn hút.
Nhóm tranh biện có sự phối hợp
trong thời gian thuyết trình và trả
lời tranh biện
Nhóm tranh biện nắm vững nội
dung trình bày nội dung một cách
thuyết phục
Tranh luận đúng chừng mực và
kiểm soát được cảm xúc trong tranh
biện.
Đúng thời gian
Các lập luận phản bác chính xác,
phù hợp và mạnh mẽ
Trả lời được các câu hỏi của các
21
nhóm quan sát
Theo dõi và Đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề 2
nhận xét tranh biện
các cặp Nhận xét về tính thuyết phục và kỹ
tranh biện thuật tranh biện cuốn hút
khác
Tổng điểm toàn bài 10

22

You might also like