You are on page 1of 22

Bìa ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
----------

NHÓM HỌC TẬP: NHÓM 6

ĐỀ TÀI: TỪ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ BẢN CHO VAY


ĐẾN THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA BỎ VẤN NẠN tín dụng đen Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.

BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ-NIN

TP. HCM, NĂM 2023


Bìa lót

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
----------

NHÓM HỌC TẬP: NHÓM 6

ĐỀ TÀI: TỪ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ BẢN CHO VAY


ĐẾN THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA BỎ VẤN NẠN TÍN DỤNG
ĐEN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ-NIN


GVHD: Phan Quốc Thái
Lớp danh nghĩa: 13DHTQ03
TKB chính thức: Thứ 3, tiết 7-9

NHÓM THỰC HIỆN:


1. 2004223014 – Lâm Nguyễn Nghỉ
2. 2029224039 - Hà Nguyên Quyên
3. 2004220433 - Trần Ngọc Công
4. 2032224436 - Lê Minh Tính
5. 2029220747 - Trần Đức Duy
6. 2029224427 - Hồ Sỹ Tín

TP. HCM, NĂM 2023

2
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM

Cá nhân tự GV
Nhóm đánh
STT Họ và tên Công việc đảm nhận đánh giá kết đánh
giá kết quả
quả giá
Hoàn thành
Lâm Nguyễn Hoàn thành
1 Chỉnh sửa, thêm nội xuất sắc,
Nghỉ (NT) dung word tốt
đúng thời hạn
Hà Nguyên Hoàn thành
Soạn lý luận của chủ Hoàn thành
2 Quyên nghĩa Mác về tư bản cho xuất sắc,
tốt
vay đúng thời hạn
Hoàn thành
Trần Ngọc Công Hoàn thành
3 Soạn giải pháp tốt, đúng thời
tốt
hạn
Soạn Thực tiễn và
nguyên nhân của vấn Hoàn thành
Lê Minh Tính Hoàn thành
4 nạn tín dụng đen ở Việt tốt đúng thời
tốt
Nam hiện nay hạn

Hoàn thành
Soạn khái niệm tín dụng Hoàn thành
5 Trần Đức Duy đen tốt, đúng thời
tốt
hạn
Hoàn thành
Soạn thảo Word Hoàn thành
6 Hồ Sỹ Tín tốt, đúng thời
tốt
hạn

3
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy Phan Quốc Thái – giảng viên bộ môn
Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin đã tận tình hướng dẫn, góp ý sửa đổi để chúng em có
được một bài tiểu luận chất lượng. Chúng em cũng trân trọng cảm ơn Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để
chúng em yên tâm học tập tại trường. Chúng em cảm ơn các thầy cô trong khoa
Chính trị - Luật đã biên soạn nên cuốn giáo trình làm tài liệu học tập và tham khảo
hữu ích, là tiền đề để chúng em gây dựng nên bài tiểu luận này. Chúng em xin hết
lời cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh ủng hộ về mặt tinh thần.
Những lời đóng góp quý báu của mọi người cho bài tiểu luận là món quà ý nghĩa
nhất mà chúng em nhận được trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nội dung đề
tài. Chúng em trân trọng cảm ơn.

Nhóm tác giả

4
MỤC LỤC

Contents
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM...........................3

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................4

MỞ ĐẦU.......................................................................................................6

NỘI DUNG....................................................................................................8

Chương 1: Lý luận của chủ nghĩa Mác về tư bản cho vay................................8

1. Tư bản cho vay 8


1.1. Nguồn gốc và khái niệm của tư bản cho vay.....................................................8

1.2. Đặc điểm của tư bản cho vay 9


1.3. Công thức vận động của tư bản cho vay 9
2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức 10
2.1. Lợi tức.................................................................................................................10

2.2. Tỷ suất lợi tức 11


2.2.2. Công thức tính tỷ suất lợi tức nhanh nhất....................................................11
2.2.3. Ý nghĩa của tỷ suất lợi tức đối với doanh nghiệp.........................................11
2.2.4. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào những yếu tố nào?........................................12

Chương 2: Khái niệm tín dụng đen.............................................................13

Chương 3: Thực trạng và nguyên nhân của vấn nạn tín dụng đen ở Việt
Nam hiện nay.............................................................................................14

1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam qua cac
giai đoạn 14
2. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay 15
Chương 4: Chú trương và kiến nghị nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen ở
Việt Nam....................................................................................................17

5
1. Chủ trương: 17
2. Kiến nghị nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay 17
KẾT LUẬN...................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................21

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế của Việt Nam gặp không ít khó khăn.
Việc cần một số tiền lớn để khôi phục lại sản xuất, trả tiền mặt bằng, nhân công,…
đã trở nên vô cùng phổ biến. Song, không phải ai cũng có đủ điều kiện và khả năng
để tham gia các khoản vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng uy tín. Trong
tình hình đó, nhiều cá nhân mở ra các hãng tín dụng đen cho vay với thủ tục dễ dãi
và nhiều quảng cáo hấp dẫn, kèm theo đó là mức lãi suất cắt cổ. Nhiều người vì quá
túng bấn, lại không có khả năng vay chính thống, cộng thêm sự thiếu hiểu biết đầy
đủ về mối hiểm họa khôn lường do tín dụng đen gây ra, đã dấn thân đi vay ở các tổ
chức hoạt động phi pháp này và phải gánh chịu một món nợ khổng lồ vượt sức chi
trả, đến cuối phải cầu cứu đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải
quyết.
Trước các vấn đề thời sự đang còn bỏ ngỏ trên đây, chúng em chọn đề tài
“TỪ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ BẢN CHO VAY ĐẾN
THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA BỎ VẤN NẠN tín dụng đen Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY” để giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng rõ từ gốc rễ của vấn nạn tín dụng đen và tim ra phương hướng
giải quyết thỏa đáng.
- Vận dụng triệt để kiến thức và kỹ năng từ môn Kinh tế chính trị Mác – Lê-
nin để hiểu sâu, hiểu đủ về cách thức tín dụng đen hoạt động cũng như có biện pháp
bảo vệ cộng đồng.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của bài tiểu luận được gói gọn trong các mục: cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về vấn nạn tín dụng đen trong đời sống, thực trạng
đáng báo động của tín dụng đen, nguyên nhân khiến tín dụng đen hoành hành mất
kiểm soát, hậu quả nó để lại và giải pháp để khắc phục tình trạng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm tòi, đọc hiểu và tóm tắt tài liệu

7
- Đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
5. Bố cục bài tập nhóm
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tập nhóm được trình bày
trong bốn chương có cấu trúc như sau:
Chương 1. Lý luận của chủ nghĩa Mác về tư bản cho vay.
Chương này nêu tóm lược nguồn gốc, đặc điểm, công thức vận động của tư
bản cho vay và hai khái niệm liên quan đến tư bản cho vay: lợi tức và tỷ suất lợi
tức.
Chương 2. Khái niệm tín dụng đen
Chương này nêu khái niệm tín dụng đen là gì.
Chương 3. Thực tiễn và nguyên nhân của vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam
hiện nay.
Chương này nêu cặn kẽ thực trạng đáng báo động về vấn nạn tín dụng đen
hoành hành thiếu kiểm soát, và nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Chương 4. Chú trương và kiến nghị nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen ở Việt
Nam.

8
NỘI DUNG

Chương 1: Lý luận của chủ nghĩa Mác về tư bản cho vay.


1. Tư bản cho vay
1.1. Nguồn gốc và khái niệm của tư bản cho vay

1.1.1. Nguồn gốc

Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất lâu.
Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, trên cơ sở phát triển
của phân công xã hội, của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về
tài sản. Giai cấp tư sản, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã đấu tranh
chống thứ tư bản cho vay nặng lãi trên. Tư bản cho vay chính là một bộ phận của tư
bản công nghiệp tách ra hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Sự hình thành tư
bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ đạt đến trình độ
xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong khi lại có những người cần tư bản
để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động... Tư bản cho vay thực hiện vai trò
môi giới giữa người cho vay và người đi vay, thể hiện quan hệ tín dụng tư bản chủ
nghĩa.

1.1.2. Khái niệm

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho
nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó,
gọi là lợi tức.

1.1.3. Ví dụ: Quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ
phải trả.

Trước thời hạn trả lương, nhà tư bản A nắm trong tay toàn bộ quỹ tiền lương
của công nhân. Ở đây, phần quỹ tiền lương này chính là bộ phận tư bản tiền tệ ở
trạng thái tạm thời nhàn rỗi và không sinh ra một khoản lợi nào cho chủ sở hữu.
Trong khi đó, đối với nhà tư bản, mục tiêu kinh doanh luôn hướng đến là “tiền phải
sinh ra tiền”. Vì vậy, nhà tư bản cho vay mang số tiền đó cho một đối tượng khác

9
(tư bản B đang rất cần tiền) vay để tạo tiền lời. Như vậy, tiền lương tạm thời nhàn
rỗi đó chính là tư bản cho vay.

1.2. Đặc điểm của tư bản cho vay


- Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản: Đối với người cho vay nó là
tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.

- Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: Là hàng hóa vì nó có GT và
GTSD. Tính đặc biệt của hàng hóa này thể hiện ở chỗ, khi cho vay bên cung không
mất quyền sở hữu, bên cầu chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định.
Mặt khác, khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên. Hơn nữa, giá
cả của nó không tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay.

- Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất và cũng được che giấu kín
đáo nhất: Quan hệ sản xuất TBCN vận động theo công thức T – T’ (T’= T+Δt).
Nhưng công thức của sự vận động của tư bản cho vay này chỉ biểu hiện mối quan
hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, gây ấn tượng bởi hình thức tiền đẻ
ra tiền. Ta có thể thấy, quan hệ bóc lột TBCN được che giấu một cách kín đáo nhất,
tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.

- Tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp: Sự
hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự vận động phát triển quan hệ hàng hóa -
tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm
thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
- Tư bản cho vay là hình thức ăn bám nhất của tư bản: Tư bản cho vay làm
hình thành một nhóm người trong xã hội tư bản: tư bản thực lợi (kinh doanh bằng
cách đầu tư tư bản để thu lợi tức mà không trực tiếp quản lý kinh doanh). Họ cho
vay tiền của nhân công và nhàn rỗi thu lợi nhuận từ bên vay tiền. Lênin đã khẳng
định: tư bản thực lợi là ăn bám, thối nát.
1.3. Công thức vận động của tư bản cho vay
Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất do vận động theo công thức T
– T’ (tiền đẻ ra tiền), trong đó có T’ = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động
của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản

10
đi vay. Do đó quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất
song vẫn đạt được hiệu quả tối đa.
2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức

2.1. Lợi tức

2.1.1. Khái niệm: Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư
bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ
mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
2.1.2. Nguồn gốc: Nguồn gốc của lợi tức cho vay chính từ giá trị thặng dư do
công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Hay chính là một
phần của lợi nhuận trung bình sinh ra khi sử dụng tư bản cho vay vào sản
xuất.
2.1.3. Bản chất:
- Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất của lợi tức ta cần phải xem xét dòng
lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.
- Về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho
người khác trong một thời gian nhất định nên thu được lợi tức.
- Về phía nhà tư bản đi vay thì họ dùng tiền để sản xuất , kinh doanh nên họ thu
được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá
trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có
tư bản hoạt động, trước đó anh ta phải đi vay, nên tư bản đi vay (tức tư bản hoạt
động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình
quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức.
Vậy về bản chất: lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử
dụng.
2.1.4. Ví dụ: Cách tính lợi tức đầu tư (ROI) khi làm quảng cáo Google
Adwords

11
Mỗi ngày, quảng cáo của doanh nghiệp có 50 lượt click (coi mỗi click là một người
dùng), tương ứng 50x30=1 500 lượt truy cập vào website mỗi tháng. Theo hợp đồng
kí kết, mỗi lượt truy cập doanh nghiệp phải trả cho Google 900 đồng.
Chi phí quảng cáo Adwords mỗi tháng doanh nghiệp phải trả là:
1500 x 900 = 1 350 000 (đồng)
Giả sử chỉ 5% trong số khách truy cập này sẽ mua hàng, tương ứng với 75 người,
mỗi sản phẩm bán được chỉ lời 50 000 đồng, vậy thu nhập hay chính là lợi nhuận
doanh nghiệp thu được là:
75 x 50 000 – 1 350 000 = 2 400 000 (đồng)
2400000
Vậy ROI = .100 %=177,7%
1350000
Mỗi đồng ban đầu đầu tư vào Adwords giúp bạn kiếm được 1,77 đồng lợi nhuận
trong một tháng.
2.2. Tỷ suất lợi tức
2.2.1. Khái niệm
Nó chính là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số Income của số tư bản tiền tệ cho
vay (thường tính theo tháng, theo quý, theo năm,...).
Nói một cách dễ hiểu hơn thì tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ lệ giữa lãi trả (phải trả)
trên vốn đầu tư (vốn vay) trong thời hạn. Về phía khoản nợ thì tỷ lệ trả nợ cũng
tương tự như lãi suất của khoản nợ.
Ví dụ: Ông A đang nợ ngân hàng một số tiền là 50.000.000 đồng trong thời hạn 1
năm. Sau 12 tháng, ông A sẽ phải trả ngân hàng số tiền là 59.000.000 đồng, trong
đó 50.000.000 đồng là tiền gốc và 9.000.000 đồng là tiền lãi.
Như vậy, lãi suất ngân hàng cho vay = 9000000/50000000 = 0.18 = 17%/năm.
Tỷ suất lợi tức = 18%/năm.
2.2.2. Công thức tính tỷ suất lợi tức nhanh nhất
Bạn có thể dễ dàng tính được dựa vào công thức sau đây:
Z’ = (Z/Tổng vốn) x 100%
Trong đó: Z’ là tỷ suất lợi tức
Z là lợi tức

12
2.2.3. Ý nghĩa của tỷ suất lợi tức đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dựa vào tỷ suất này,
người ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó trong suốt cả
năm. Nó chính thước đo hiệu quả nhất cho quá trình hoạt động của một doanh
nghiệp. Income, lợi nhuận chính là khoản thu nhập được doanh nghiệp sau khi đã
trừ đi toàn bộ chi phí.
Mặt khác, Income còn bao gồm một số khoản lợi nhuận thu được dựa trên các
khoản thu khác như: các hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc các hoạt động
bất thường của doanh nghiệp
2.2.4. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có 3 yếu tố cơ bản sẽ chi phối tỷ suất lợi tức, đó là:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư
bản hoạt động.
- Quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay.

13
Chương 2: Khái niệm tín dụng đen

Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi cá nhân hay
tổ chức không được pháp luật công nhận và là hình thức cho vay tín dụng với lãi
suất cao cùng với các quy định chi trả do một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức
nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật đề ra. Mức lãi suất của hoạt động cho vay
này thường rất lớn, vượt quá quy định của pháp luật
Nếu vay tiền tại các tổ chức tín dụng có uy tín, người vay sẽ nhận được sự
bảo hộ của pháp luật. Nhưng khi sử dụng tín dụng đen, người vay hoàn toàn không
được pháp luật bảo hộ trước rủi ro.
Lãi suất của tín dụng đen không có quy định cụ thể, thường do người vay và
cho vay tự thỏa thuận với nhau. Do đó, mức lãi suất này thường cao hơn nhiều lần
so với quy định của Nhà nước.

14
Chương 3: Thực trạng và nguyên nhân của vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam
hiện nay.

1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam qua
cac giai đoạn
Tín dụng đen là một vấn nạn nghiêm trọng đang diễn ra tại Việt Nam, và đã
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người.
- Giai đoạn trước đổi mới (từ 1975 đến 1986): Trong giai đoạn này, nền
kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mới sau chiến tranh. Khi đó, hầu hết
người dân đều đang ở giai đoạn khó khăn và cần sử dụng vốn để khởi nghiệp, đầu
tư hoặc mua sắm hàng hóa cần thiết. Tuy nhiên, do các tổ chức tín dụng chính thức
không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, nên nhiều người đã phải vay mượn từ các
chủ tiệm vàng, đồng hồ, băng đĩa... với lãi suất cực cao. Tình trạng tín dụng đen đã
bắt đầu xuất hiện từ đó.
- Giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến 2000): Trong giai đoạn này, nền kinh tế
Việt Nam bắt đầu phát triển và nhiều người dân đã có điều kiện để vay vốn từ các tổ
chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, tình trạng tín dụng đen vẫn tiếp tục diễn ra với
mức lãi suất cực cao, lên tới hàng trăm đến hàng nghìn phần trăm mỗi năm. Lý do
chính là do các tổ chức tín dụng chính thức chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của
người dân.
- Giai đoạn hiện nay (từ 2000 đến nay): Tình trạng tín dụng đen ở Việt
Nam vẫn còn rất phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các địa phương
nghèo khó. Các tổ chức tín dụng chính thức đã có sự phát triển, tuy nhiên, vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Đồng thời, những đối tượng cho vay không hợp
pháp, như các đại lý thu lãi trước khi cho vay hay các đối tượng không có giấy tờ
hợp pháp cũng đang trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người
dân.

15
Tín dụng đen là một vấn nạn lớn đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các
địa phương nghèo khó và các thành phố lớn. Thực trạng này gây ra nhiều hệ lụy và
ảnh hưởng đến đời sống của người dân, bao gồm:
- Tình trạng nợ nần chồng chất: Với lãi suất cực cao và thủ tục vay không
rõ ràng, nhiều người dân đã vay mượn từ các tổ chức cho vay không hợp pháp và dễ
dàng rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.
- Các hành vi đe dọa và đánh đập: Nhiều đối tượng cho vay tín dụng đen
thường sử dụng các hành vi đe dọa, đánh đập để ép người vay trả nợ. Đây là hành vi
phi pháp và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người dân.
- Tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân: Nhiều đối tượng cho vay tín
dụng đen đã sử dụng các chiêu thức đánh cắp thông tin cá nhân của người vay để ép
họ trả nợ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng.
- Gây áp lực lên người vay và gia đình: Với mức lãi suất cực cao và thủ tục
vay không rõ ràng, nhiều người dân đã phải bán nhà, bán đất, hoặc thậm chí là cầm
cố tài sản để trả nợ. Điều này đã gây ra áp lực lớn lên người vay và gia đình, gây
ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống của họ.
- Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế: Tín dụng đen cũng gây ảnh hưởng đến
nền kinh tế vì các đối tượng cho vay không hợp pháp thường không đóng thuế và
không có sự giám sát của cơ quan chức năng. Điều này làm cho nền kinh tế trở nên
bất ổn và khó khăn hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay,
bao gồm:
- Khó khăn trong tiếp cận vốn vay: Đối với những người dân có thu nhập
thấp hoặc không có tài sản để thế chấp, việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng
truyền thống là rất khó khăn. Điều này dẫn đến việc tìm kiếm các nguồn vốn khác,
trong đó có các tổ chức cho vay tín dụng đen.

16
- Thiếu kiểm soát và quản lý của cơ quan chức năng: Cơ quan chức năng
không đủ khả năng kiểm soát và quản lý các tổ chức cho vay tín dụng đen, dẫn đến
sự lạm dụng và lợi dụng tình trạng nghèo khó của những người vay tiền.
- Thiếu thông tin và kiến thức về tài chính: Nhiều người dân không có đầy
đủ kiến thức và thông tin về tài chính, đặc biệt là về các khoản vay và lãi suất. Điều
này khiến họ dễ bị lừa bởi các tổ chức cho vay tín dụng đen.
- Tham lam của người cho vay: Một số đối tượng cho vay tín dụng đen
thường sử dụng chiêu trò để lôi kéo khách hàng, tạo ra các cam kết hấp dẫn nhưng
không thực hiện được. Điều này khiến người vay rơi vào tình trạng nợ nần chồng
chất.
- Vấn đề về pháp luật: Hiện tại, việc quản lý và kiểm soát hoạt động của
các tổ chức cho vay tín dụng đen vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ theo các quy định
pháp luật. Điều này dẫn đến sự lợi dụng và lạm dụng của các đối tượng cho vay tín
dụng đen.
Tóm lại, tín dụng đen đã trở thành một vấn nạn lớn ở Việt Nam, và những
nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này phần lớn là do nhu cầu vay tiền của người dân,
thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng, sự thiếu thông tin và kiến thức của người
dân, và lãi suất cao và các khoản phí phụ thu áp dụng bởi các tổ chức tín dụng đen.

17
Chương 4: Chú trương và kiến nghị nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen ở Việt
Nam

1. Chủ trương:
Tín dụng đen đã là một vấn đề không mới nhưng nó đã tồn tại, không ngừng
phát triển và đổi mới lớp “áo” ở từng khu vực như thành thị và nông thôn, thay từng
cách thức như phát tờ rơi mà nay đã tinh vi hơn khi nó lan rộng trên mạng xã hội
bằng nhiều cách thức khó lường. Với chủ trương nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen
ở Việt Nam hiện nay, ta cần đổi mới tư duy người dân về vấn nạn “cho vay nặng
lãi“ ở nông thôn.
Chính vì những trụ điện, những bờ tường ngoài phố những tấm giấy A4
quảng cáo, những câu mời chào đầy sự “thấu hiểu” như là “Cho vay không lãi suất,
thủ tục nhanh gọn, 5 phút có tiền, chỉ cần liên hệ với số điện thoại 0xxxxxxx” mà
làm biết bao con người chao đảo. Vì lẽ đó, chủ trương đơn giản hóa thủ tục vay
ngân hàng sẽ là một giải pháp cứu cánh cho những cá nhân thoát khỏi con dao của
nạn tín dụng đen.
Nếu chỉ lướt trên mạng xã hội hay các nền tản khác sẽ không khó để bắt gặp
những quảng cáo về việc cho vay không lãi suất, đó là những lớp “áo“ tinh vi hơn
nó tồn tại ở dạng web, ứng dụng, rất dễ đưa người đọc vào những giấc mơ không
thoát được của nạn tín dụng đen. Giải quyết nạn tín dụng đen trên thời buổi 4.0 sẽ là
một chủ trương vô cùng hiệu quả vì con người đang bước vào thời buổi mà đi đâu ta
cũng dễ nhìn thấy ai ai cũng sắm cho mình những chiếc điện thoại thông minh có
kết nối mạng.
2. Kiến nghị nhằm xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Ở nông thôn, cần tạo một nên tảng hiểu biết về nạn tín dụng đen nơi người
dân, thường xuyên thực hiện truyền thông trên báo đài, tại các nhà văn hóa, các
trung tâm xã của khu vực; ngăn chặn các vấn đề phát tờ rơi vay tín dụng vay vốn,
lập các đội tuần tra định kỳ tháo gỡ các nhãn quảng cáo cho vay vốn, vay nhanh với
hình thức tinh vi.

18
Không chỉ tìm cách làm thay đổi cách nhìn về nạn tín dụng đen trong nhân
dân, mà nó còn là sự đổi mới từ các tổ chức ngân hàng trong việc cho vay vốn. Việc
đơn giản thủ tục cho việc vay vốn sẽ là một trong những giải pháp hàng đầu. Nên
tạo điều kiện để khách hàng có thể thanh toán online qua ví điện tử, website hoặc
ứng dụng, với những thao tác vô cùng dễ dàng, tiện lợi để việc vay vốn dễ dàng
hơn; có thể giảm bớt các thủ tục, các giấy tờ hoặc chuyển sang làm việc online. Các
ngân hàng cần có một quy chế về việc vay vốn mở rộng hơn, không chỉ với hộ
nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách có xác nhận của địa phương hay cơ quan
có thẩm quyền… Bà Đặng Thị Thanh Hồng, Phó Trưởng phòng Tín dụng ngành
nông nghiệp, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
biểu: “Các tổ chức tín dụng cũng cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tiếp
cận khách hàng. Tại những vùng chưa có chi nhánh, các tổ chức tín dụng có thể
thiết lập mô hình ngân hàng lưu động. Ngành ngân hàng cũng nên chủ động có giải
pháp tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh lãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp để khách hàng
không cần tìm đến tín dụng đen.
Bộ Công an cũng cần phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng đẩy mạnh các
biện pháp để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng của
ngân hàng một cách thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu kịp thời, không phải đi vay tín
dụng đen. Cần có biện pháp để ngăn chặn sự phát tán của những trang web cho vay
trên mạng, có những chế tài xử lý nghiêm minh về việc cho vay vốn với lãi suất
khủng trên các ứng dụng khi đánh vào tâm lý cần tiền nhanh, thủ tục đơn giản của
bộ phận nhân dân. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ cho việc tăng cường pháp luật
trong việc xử pháp cho vay nặng lãi (cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay
cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy
định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự - từ 20%/năm). Trường hợp cho vay
bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản
đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay. Trường hợp thu lợi bất chính là
tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm
chuyển giao tài sản vay. Như vậy, theo Điều 201 Bộ luật hình sự thì người phạm tội
cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể phạt tù đến 05 năm.

19
Tóm lại, để xóa bỏ nạn tín dụng đen, cần có sự thay đổi nhận thức bên trong
ở mỗi cá nhân, cần có một quyết định đúng khi cần vay mượn tiền. Và hơn hết,
ngân hàng cần có những thay đổi về mặc thủ tục vay vốn cần đơn giản, giải quyết
vay vốn nhanh cho người có nhu cầu, kịp thời cập nhật biện pháp phòng tránh khi
những chiêu trò của tín dụng đen luôn thay đổi một cách đa dạng và tinh vi, để
không ai phải chịu thêm cảnh “nợ trả chưa hết, lãi trả chưa xong”.

20
KẾT LUẬN

Nạn tín dụng đen cho tới hiện nay vẫn luôn là một vấn nạn lớn trong xã hội
Việt Nam hiện đại, bởi nhiều biến tướng tinh vi khó lường của nó cũng như trình độ
hiểu biết của một bộ phận người dân về tín dụng đen vẫn chưa thực sự đầy đủ. Giải
pháp đưa ra trên đây ít nhiều đều phụ thuộc chặt chẽ vào chính người dân. Bao giờ
người dân Việt Nam vẫn còn vì cái lợi ngay trước mắt, còn ngại tiếp cận nguồn vốn
của các ngân hàng uy tín, thì chừng ấy tình trạng tín dụng đen hoành hành vẫn còn
tiếp diễn.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://xemtailieu.net/tai-lieu/phan-tich-tu-ban-cho-vay-va-loi-tuc-cho-vay-
2069162.html
https://citinews.net/ty-suat-loi-tuc-la-gi.html
https://www.dnse.com.vn/hoc/tin-dung-den-la-gi
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOF157684
https://cand.com.vn/tai-chinh-40/giai-phap-xoa-bo-
tinh-trang-tin-dung-den-o-vung-cao-i640285/
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-
moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42507/toi-cho-vay-nang-
lai-trong-giao-dich-dan-su-theo-bo-luat-hinh-su

22

You might also like