You are on page 1of 7

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LẬP LUẬN

TS. Lê Thị Hồng Vân

1. Nhận diện đoạn lập luận và không phải lập luận.


2. Nhận diện các dạng lập luận (chứng minh và giải thích; diễn dịch và quy
nạp).
3. Phân tích cấu trúc lập luận:
- Tìm luận cứ - kết luận;
- Rút gọn lập luận;
- Vẽ sơ đồ cấu trúc lập luận.
4. Nhận diện quan hệ logic giữa luận cứ với kết luận (nguyên nhân – kết
quả; điều kiện – kết quả).
5. Nhận diện quan hệ logic giữa các luận cứ (quan hệ bổ sung; quan hệ phụ
thuộc).
TS. Lê Thị Hồng Vân
Đoạn văn sau đây có phải là lập luận không? Vì sao?
Ngày 4/8/2022, khi tan ca về, ra đến cổng nhà máy, chị M nhặt được chiếc ví
bên trong có nhiều tài sản là nữ trang kim loại màu vàng. Cùng ngày, đội bảo vệ nhà
máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó và dán thông báo ở cổng nhà máy, nhưng sau
01 tháng vẫn không có ai đến nhận. Ngày 5/9/2022, công an phường X lập biên bản
tạm giữ số tài sản trên và chuyển hồ sơ đến Công an thành phố H để thụ lý giải quyết
theo thẩm quyền. Cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an vẫn chưa có thông tin
phản hồi với chị M. Như vậy, từ khi chị M nhặt được tài sản, các tổ chức có thẩm
quyền đã trực tiếp xem xét xử lý nhưng chưa đưa ra kết luận nào về sự việc.
ÞĐoạn văn này không phải đoạn lập luận. Vì 2 sự việc nêu ra phải rút ra 1 cái kết luận
mới mà câu kết luận chỉ là câu cuối mang tính chất tổng hợp.

TS. Lê Thị Hồng Vân

Đoạn văn sau đây có phải là lập luận không? Vì sao?


Triển lãm “Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam vượt khó vươn lên” kéo dài từ
nay đến hết ngày 10-8. Triển lãm diễn ra trong khuôn viên phía ngoài bảo tàng, trưng
bày 50 bức ảnh về cuộc sống lao động thường ngày của 50 nạn nhân da cam có ý chí
vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, phòng triển lãm cố định về các nạn nhân chất độc
da cam với tên gọi “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt
Nam” cũng được mở cửa thường xuyên tại lầu 2 của bảo tàng. Đây là một trong những
hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.
=> Đoạn văn này không phải là lập luận vì không rút ra được kết luận nào từ những
luận cứ đã nêu. Câu cuối là sự phát triển của mệnh đề đầu tiên

TS. Lê Thị Hồng Vân


Đoạn văn sau đây có phải là lập luận không? Vì sao?

Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh
thái và đang đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.
(KL)
=> Đoạn văn này là đoạn lập luận.

TS. Lê Thị Hồng Vân

Lập luận sau đây có thuyết phục không? Vì sao?


Dịch bệnh (VẤN ĐỀ) không phải là điều đáng để con người phải hoảng loạn (GIỚI HẠN).
Bởi vì quanh ta diễn ra biết bao điều khủng khiếp. Cái cảm giác mình không còn là chính mình, không
biết mình là ai, sống mà không làm chủ và định hướng được chính cuộc đời mình thì đó quả là một
cảm giác kinh hoàng, rất đáng sợ.
ÞLập luận trên không thuyết phục vì nên nêu ra những điều khủng khiếp tương đồng với dịch bệnh
như hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai,.. Để chứng minh rằng dịch bệnh không phải là điều đáng để con
người phải hoảng loạn. Còn cảm giác không còn là chính mình đó là tâm lý của con người nên nó
không mang lại giá trị thuyết phục cao.
SỬA BÀI:
ÞYêu cầu: Luận cứ: 1. Ko hợp logic: LC-KL / 2. Lcứ thiếu khách quan

TS. Lê Thị Hồng Vân


1) Đoạn lập luận sau đây là chứng minh hay giải thích? Giải thích
2) Tìm luận cứ và kết luận của đoạn lập luận (phân tích cấu trúc lập luận).
3) Rút gọn đoạn lập luận và vẽ sơ đồ lập luận sau khi đã rút gọn.
Việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình là câu chuyện đang tranh cãi nhưng đã được sự đồng
thuận của đa số các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, trong số 193 quốc gia thành viên Liên
hợp quốc, có tới 162 quốc gia đã không có vụ hành quyết nào trong ít nhất 10 năm, trong đó
có 112 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong luật (tính đến năm 2019, theo liên minh châu Âu)
(LC). Vì vậy việc bãi bỏ án tử hình là cần thiết và cũng là xu thế chung của các quốc gia (KL).
Trong bộ phận luận cứ bao gồm: lý lẽ và bằng chứng. Luận cứ nằm ở câu 1. Câu 2 để chứng
minh cho luận cứ
Rút gọn: Bỏ câu 2
Sơ đồ: KL (C3) <- LC (C1)

TS. Lê Thị Hồng Vân

1) Đoạn lập luận sau đây là chứng minh hay giải thích?
2) Tìm luận cứ và kết luận của đoạn lập luận (phân tích cấu trúc lập luận).
3) Rút gọn đoạn lập luận và vẽ sơ đồ cấu trúc lập luận sau khi đã rút gọn.
Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà
khoa học khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã
chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn
là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của
Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc
thụ đắc lãnh thổ hiện hành - nguyên tắc chiếm hữu thật sự - của Công pháp quốc tế.
Do đó, việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan đã
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công
nhận, Việt Nam phản đối mạnh mẽ những hành vi này.
TS. Lê Thị Hồng Vân
1) Tìm luận cứ và kết luận trong đoạn lập luận.
2) Nhận diện quan hệ logic giữa các luận cứ trong đoạn lập luận.
Để mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta sớm thành hiện
thực thì phải xây dựng, tạo lập một nền tảng văn hóa pháp luật lành mạnh trên
tinh thần thượng tôn pháp luật. Muốn xây dựng một xã hội có nền văn hóa pháp
luật lành mạnh thì phải bắt đầu từ những người hành nghề luật. Để những người
hành nghề luật có văn hóa ứng xử tích cực với pháp luật thì các trường đào tạo
ngành Luật phải coi trọng việc giáo dục tinh thần thượng tôn pháp luật (LC).
Như vậy, để mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta sớm thành hiện
thực thì các trường đào tạo ngành Luật phải coi trọng việc giáo dục tinh thần
thượng tôn pháp luật. (KL)

TS. Lê Thị Hồng Vân

1) Tìm luận cứ và kết luận của đoạn lập luận (phân tích cấu trúc lập luận).
2) Nhận diện quan hệ logic giữa các luận cứ và cách sắp xếp luận cứ.
“Một người đàn ông trước mặt đông đảo mọi người lặp đi lặp lại
chuyện vợ mình là gái mại dâm, đi bán bia ôm. Một người đàn ông nằng
nặc đòi đưa một đứa trẻ con đi xét nghiệm, đòi mở vụ án truy tìm cha nó
dù nó chỉ là một đứa bé vô tội, không có trách nhiệm gì trong lỗi lầm của
mẹ nó, nếu có. Và cũng mặc dù trong suốt thời gian vừa qua, nó đã sống
trong gia đình ấy như một đứa con ruột thịt (LC). Một người đã không
thương được đứa trẻ sống gần gũi với mình trong ngần ấy năm trời, liệu
người đó có thương yêu được những đứa trẻ bụi đời xa lạ không?” (KL).
=> Lập luận qui nạp: Đưa ra những luận cứ trước từ đó rút ra kết luận.
TS. Lê Thị Hồng Vân
1) Phân tích cấu trúc của lập luận.
2) Lập luận này có thuyết phục không? Tại sao?
“Thế giới có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Đức, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ đã có
đường sắt cao tốc; Brazil, Nga, Indonesia đang triển khai. Tôi thấy
những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng
có chỉ số IQ cao, vì vậy nên làm đường sắt cao tốc”.
ÞLC không chân thực + Suy luận hợp Logic
Þ Kết luận đúng
Þ Lập luận ko thuyết phục

TS. Lê Thị Hồng Vân

1) Phân tích cấu trúc của đoạn lập luận.


2) Nhận diện quan hệ logic giữa các luận cứ và giữa luận cứ với kết luận.
Giữa các LC : Bổ sung
Giữa các KL: Điều kiện – Kết quả
3) Lập luận này có thuyết phục không? Vì sao?

ÞLC không ko khách quan + Suy luận ko hợp Logic vì ở câu đầu tiên tác giả đã ngụy biên, đánh tráo
khái niệm giữa ăn hối lộ với nhận tiền bồi dưỡng’
Þ Kết luận ko đúng
Þ Lập luận ko thuyết phục

TS. Lê Thị Hồng Vân


1) Tìm luận cứ và kết luận của đoạn lập luận.
2) Nhận diện quan hệ logic giữa các luận cứ và logic sắp xếp luận cứ.

Những lý do đó khiến
cho tình trạng án oan sai phổ biến hiện nay đang làm xói mòn, làm mất
lòng tin của người dân vào pháp luật (KL).
TS. Lê Thị Hồng Vân

SỬA LỖI DÙNG TỪ LIÊN KẾT

(1) Cô ấy thông minh và lười nên thi trượt. Và => Nhưng


(2) Thằng bán tơ vu oan và gia đình Kiều tan nát. Và => Nên
(3) Mặc dù Cũng bị con chó trên cắn nhưng anh Nguyễn Văn Bính uống thuốc ông lang Hào
đầy đủ hiện nay vẫn sống.
(4) Vì chị Út Tịch rất thương yêu con, nhưng chị rất căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước
nên chị đã hy sinh tình riêng. Vì => Mặc dù
(5) Sống trong một gia đình đài các phong lưu nhưng Thúy Kiều với Thúy Vân là hai người
con gái có nhan sắc mà tính tình rất dịu dàng nên mọi người yêu mến.
=> Chẳng những sống trong một gia đình đài các phong lưu, Thúy Kiều với Thúy Vân còn là
hai người con gái có nhan sắc mà tính tình rất dịu dàng nên mọi người yêu mến.

TS. Lê Thị Hồng Vân

You might also like