You are on page 1of 28

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: TRIẾT HỌC

Đề bài: Phân tích tư tưởng biện chứng của


trường phái Đạo gia. Giá trị và hạn chế

Lớ : 30B – Luật Kinh


p Tế
N : 04
hóm
Hà Nội - 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Nhóm số: 04 Lớp: Luật Kinh tế Ứng dụng (30UD207) Khóa: 30


Tổng số thành viên của nhóm: 8
Có mặt: 8/8
Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0
Đề tài: Phân tích tư tưởng biện chứng của trường phái Đạo gia. Những giá
trị và hạn chế
Môn học: Triết học

Đánh
giá Đánh giá
của của GV
HV S
V
S k Đ Đ
Mã SV Họ và tên G
TT ý iểm iểm
iảng
A B C tên ( (
viên
số) chữ)

30UD2 Đỗ Thị Phương


1 x
0725 Mai
30UD2
2 Nguyễn Hà Mai x
0726
30UD2 Nguyễn Thị Trà
3 x
0727 My
30UD2 Nguyễn Thị Minh
4 x
0728 Ngọc
30UD2 Phạm Hồng
5 x
0729 Nhung
30UD2 Đào Minh
6 x
0730 Phương
30UD2 Nguyễn Lan
7 x
0731 Phương
30UD2 Diệp Trọng Sang
8 x
0733 (Nhóm trưởng)

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm


2023
NHÓM TRƯỞNG
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................... 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG................................................................................................2
1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển của phép biện chứng..................2
1.1. Khái niệm biện chứng....................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của biện chứng...........................................2
2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của trường phái Đạo gia........3
2.1. Tổng quan chung về thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc....................................3
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng biện chứng của Đạo gia..............4
2.3. Những nhà triết gia tiêu biểu và quan điểm của trường phái Đạo gia..........5
II. TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA............................7
1. Tư tưởng biện chứng của trường phái Đạo gia..........................................7
1.1. Tư tưởng biện chứng về bản nguyên của thế giới.........................................7
1.2. Tư tưởng biện chứng về sự vận động.............................................................9
1.3. Tư tưởng biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh của sự vật..................12
2. Thuyết “vô vi”.............................................................................................14
III. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA...............15
1. Giá trị của trường phái Đạo gia.................................................................15
2. Hạn chế của trường phái Đạo gia..............................................................18
3. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay...............................................20
KẾT LUẬN...................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................22
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa các tư tưởng triết học đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
tổ chức xã hội và ảnh hưởng tới tất cả các mặt trong đời sống con người. Các tư
tưởng, học thuyết ra đời cả ở phương Đông và phương Tây, tại phương Đông thì
Trung Hoa và Ấn Độ là hai nước khởi nguồn của các tư tưởng triết học của các
thế hệ sau này.
Nghiên cứu về triết học phương Đông nói chung, triết học Trung Quốc nói
riêng, thì Trung Quốc thời cổ đại tồn tại 3 tư tưởng triết học lớn, được gọi là Tam
giáo, đó là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Các tư tưởng triết học Trung Hoa
“đua nở” và phát triển vượt bậc vào thời Xuân thu - Chiến quốc và những bậc học
sĩ thời này đã để lại cho đời sau những di sản văn hóa, tín ngưỡng, học thuyết đồ
sộ làm cơ sở cho những triết học hiện đại sau này. Trong đó Đạo là một khái
niệm rất cổ xưa. Những ý niệm về Đạo đã góp phần hình thành nên nền văn minh
và kho tàng triết lý phương Đông.
Trong bài nghiên cứu này, sẽ đề cập tới trường phái Đạo gia, một trường
phái được sáng lập bởi Lão Tử. Tuy rằng trường phái này không được các nhà
chính trị gia và các học giải tôn sùng nhiều bậc nhất thời bấy giờ nhưng nhìn từ
góc độ khoa học, thấy được Đạo gia đã có những đóng góp lớn lao trong việc tạo
ra những tư tưởng biện chứng đầu tiên cho những học thuyết của mình. Do vậy,
để hiểu rõ hơn tư tưởng biện chứng của Đạo gia có giá trị và những hạn chế gì
Nhóm 4 đã chọn đề tài “Phân tích tư tưởng biện chứng của trường phái Đạo
gia. Giá trị và hạn chế.”
Do những hạn chế về tri thức, đề tài này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế,
Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, ý kiến của Thầy Cô để bài làm
trở nên hoàn chỉnh hơn!

1
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển của phép biện chứng
1.1. Khái niệm biện chứng
Thuật ngữ “biện chứng” được sử dụng với nghĩa là “Nghệ thuật đối thoại
và tranh luận”, là nghệ thuật tìm ra mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và
nghệ thuật bảo vệ lập luận của mình.
“Biện chứng” là khái niệm để chỉ mối liên hệ, sự vận động và phát triển
của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Theo đó sẽ có hai hình thức biện chứng là Biện chứng chủ quan và
biện chứng khách quan:
“Biện chứng tự nhiên” hay “biện chứng khách quan” thể hiện qua
mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên với nhau, và chính mối liên
hệ đó đã tạo nên sự vận động và phát triển của giới tự nhiên mà không cần đến sự
tác động của con người.
“Biện chứng chủ quan” là sự phản ánh mối liên hệ, sự vận động và phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào trong đầu óc con
người. Kết quả của sự phản ánh đó, trong đầu óc con người đã hình thành nên các
nguyên lý, khái niệm, phạm trù và qui luật – đó chính là nội dung của phép biện
chứng duy vật.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của biện chứng
Lịch sử hình thành và phát triển của phép biện chứng đã được Ph. Ăngghen
khái quát khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của tư duy nhân loại,
được trình bày trong tác phẩm “Chống Đuy rinh”. Trong đó, Ph. Ăngghen đã
phân tích quá trình hình thành và phát triển của tư duy nhân loại theo qui luật phủ
định của phủ định. Với khởi đầu là Phép biện chứng duy vật ngây thơ, tự phát của
các nhà triết học thời cổ đại – Phép siêu hình của các nhà triết học duy vật Tây
Âu thế kỷ XVII-XVIII – Phép biện chứng duy tâm khách quan của triết học cổ
điển Đức – Phép biện chứng duy vật của C. Mác và Ph. Ăngghen. Tương ứng với
tiến trình hình thành và phát triển đó, lịch sử phép biện chứng được biểu hiện
dưới ba hình thức:

2
- Phép biện chứng sơ khai (hay còn gọi là “tự phát”): Là hình thức đầu
tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Theo đó, đây là những yếu tố
biện chứng con người đạt được trong quá trình tìm hiểu thế giới những chưa có
hệ thống và không phải là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực nghiệm khoa
học.
Trong nền triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại, những gì các
nhà biện chứng giai đoạn này thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của
nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, đây là những đặc điểm của phép biện
chứng sơ khai (tự phát). Phép biện chứng duy vật thời kỳ cổ đại đã đem lại cho
con người một bức tranh tổng thể về thế giới. Tuy nhiên, do chưa chỉ ra được bản
chất của các sự vật, hiện tượng của thế giới, vì vậy, phép biện chứng duy vật tự
phát thời kỳ cổ đại đã bị phép siêu hình của các nhà triết học Tây Âu thế kỷ XVII
- XVIII phủ định
- Phép biện chứng duy tâm: Là biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và
kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện
chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của
hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi
đầu là nhà triết học Kant (1724 -1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết
học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của
phép biện chứng.
- Phép biện chứng duy vật: Là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về
sự phát triển và là quy luật vận động của thế giới khách quan chứ không phải chỉ
là sự vận động của tư tưởng. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết
học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng. Karl Marx và Friedrich
Engels đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây
dựng phép biện chứngduy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến
và về sự phát triển. Hai ông cho rẳng phép biện chứng là quy luật vận động của
thế giới khách quan chứkhông phải chỉ là sự vận động của tư tưởng.
2. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của trường phái Đạo
gia
2.1. Tổng quan chung về thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc
Thời vua Chu Lệ (vị vua thứ mười nhà Chu) do chính sách chia thành các
3
chư hầu để cai quản đất nước, nhân dân ngày càng mâu thuẫn nặng nề với chính
sách bóc lột và tình cảnh chiến tranh triền miên của tầng lớp Quý tộc, chủ nô,
việc bóc lột trở nên đỉnh điểm khiến nhân dân nổi dậy tổ chức các cuộc bạo động.
Năm 841 TCN Chu Lệ băng hà tại đất Trệ và thái tử Cỡ Tĩnh lên ngôi lấy danh là
Chu Tuyên Vương. Đây cũng là mốc đánh dấu sự suy yếu của nhà Chu.
Sau khi Cơ Tĩnh chết thì con trai ông là Cơ Cung nối ngôi lấy danh là Chu
U Vương. Ông chỉ ham ăn chơi hưởng lạc mà không ngố ngàng tới triều chính.
Kết quả Cơ Tĩnh bị giết bởi quân Khuyển Nhung và thái tử cũ Cơ Nghi lên ngôi
lấy danh là Chu Bình Vương. Năm 770 TCN, sau khi bị quân Khuyển Nhung
đánh bại ông lệnh cho toàn quân rời đô về Lạc Ấp (một vùng đất ở phía Đông).
Từ đây, được gọi là thời kỳ nhà Đông Chu, hay còn gọi là thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc.
Thời Xuân thu – Chiến quốc được được chia thành hai giai đoạn từ năm
770 TCN tới năm 476 TCN là thời Xuân thu, còn từ năm 475 TCN tới năm 221
TCN là thời Chiến quốc.
Thời Xuân thu bắt đầu từ sau sự kiện Chu Vương phải dời đô, lại mất mát
đất đai cùng quân đội, quân lực nhà Chu ngày càng suy yếu, các "chư hầu" mỗi
ngày lại càng mạnh mẽ và độc lập. Các tiểu quốc cũng ngày một xảy ra các cuộc
chiến tranh thôn tính lẫn nhau, có đến hơn 480 trận chiến lớn nhỏ nổ ra liên miên,
hơn 50 nước "chư hầu" bị tiêu diệt và sát nhập.
Thời Chiến quốc bắt đầu từ khoảng năm 476 TCN, các nước chư hầu sau
quá trình thôn tín đất đai thì đã lớn mạnh và độc lập, còn lại bảy nước lớn là Tần -
Sở - Yên – Tề - Triệu – Ngụy – Hàn, các nước này chiến tranh triền miên để
xưng đế. Chỉ sau khi nhà Tần thâu tóm sáu nước và vua Doanh Dị Nhân lên ngôi
lấy danh là Tần Trang Tương Vương thì thời chiến quốc hoàn toàn được chấm
dứt.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng biện chứng của Đạo gia
Trong quá trình tan rã của chế độ nô lệ thị tộc, một bộ phận của tầng lớp
quý tộc nhỏ không chuyển biến kịp sang giai cấp địa chủ. Họ bị hai thế lực chèn
ép: Đại quý tộc áp bức và địa chủ mới lên uy hiếp, địa vị kinh tế và xã hội rất
mỏng manh. Họ ý thức được sự tiêu vong không thể tránh nhưng tỏ ra bất lực, có
tư tưởng bi quan trước hiện thực. Tư tưởng Đạo gia là phản ánh tư tưởng, nguyện
vọng của tầng lớp này.
4
Trường phái Đạo Gia xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc (năm
771 TCN – năm 476 TCN), với người được coi là nhà sáng lập, nhà triết học đầu
tiên của Trung Hoa cổ đại là Lão Tử (Khoảng thế kỷ VI - V TCN), được tiếp nốt
và phát triển với Trang Tử (Khoảng năm 369 – năm 286 TCN), Dương Tử (năm
395 – năm 335 TCN). Những tư tưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu chủ
yếu qua Đạo đức kinh và Nam hoa kinh. Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học
thuyết về “Đạo” với những tư tưởng biện chứng, cùng với học thuyết “Vô vi” về
lĩnh vực chính trị – xã hội.
2.3. Những nhà triết gia tiêu biểu và quan điểm của trường phái Đạo gia
Nếu các trường phái triết học cùng thời kỳ thường tập trung nghiên cứu
mối quan hệ xã hội mà ít quan tâm đến tự nhiên thì Đạo gia lại tập trung nghiên
cứu mối quan hệ trong tự nhiên một cách nghiêm túc. Đây là một đặc điểm hết
sức đặc sắc của tư tưởng biện chứng trong triết học của Đạo gia.
Đạo gia chia làm nhiều phái, tư tưởng của họ phong phú và đa dạng nhưng
đều đồng nhất với nhau ở một điểm là, lợi ích cao nhất của cá nhân là gì, và làm
thế nào để đạt tới lợi ích cho cá nhân; tức là họ chủ trương "vị ngã". Chẳng hạn:
Lão Tử cho rằng phải làm theo quy luật của tự nhiên, xã hội tức theo "Nhân đạo"
và “Thiên đạo"; Trang Tử lại cho rằng lợi ích tối cao của con người không phải là
sống lâu hay không sống lâu mà là thỏa mãn dục vọng, do vậy họ chủ trương tiêu
dao, hồn nhiên hưởng thụ. Sau đây chúng ta điểm qua những tư tưởng chính của
Lão Tử và Trang Tử, mà tư tưởng của họ đã có ảnh hưỏng lớn tới trường phái
Đạo gia:
- Lão Tử - quan điểm triết học thể hiện qua “Đạo Đức kinh”
Lão Tử, một con người mà lai lịch cuộc đời, sự nghiệp có nhiều điều còn
nghi hoặc, thậm chí được xem như một truyền thuyết. Học thuyết của Lão Tử
được gồm tóm trong Đạo Đức Kinh. Đây được xem như tác phẩm triết học đầu
tiên quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn của Trung Hoa. Qua tác phẩm này, Lão
Tử được xem như là người đầu tiên luận về vũ trụ.
Học thuyết trọng tâm của Đạo Đức Kinh là Đạo và Đức. Bởi vì, trình bày
về Đạo và Đức cũng là nói tới vũ trụ luận của Lão Tử. Theo ông, Đạo chính là
nguồn gốc của vũ trụ, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. “Đạo sinh nhất,
Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật, Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương,

5
xung khí dĩ vi hòa.”1 Chính nhờ vào sự sinh thành trời đất và vạn vật như vậy,
nên Đạo được gọi là “nguyên lý chung” hay “tổng nguyên lý” của tất cả 2. Đạo
là khởi nguồn, khai sinh từ khi hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và cũng
là sự vận động liên tục mà ta không thể cảm, không thể biết. Lão Tử nói: “Đại
Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất
danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ.”3. Mặt khác, Đạo là nguyên lý tạo ra
vạn vật nhưng nó khác với sự vật mà nó sinh ra, Đạo là bản nguyên của vũ trụ,
của mọi vấn đề. Từ đó, có thể nói, Đạo vừa Hữu vừa Vô. Vô vì Đạo không phải
là sự vật, Hữu vì Đạo có thể sinh ra vũ trụ và vạn vật. Vô là ám chỉ cái thể của
Đạo, Hữu là ám chỉ cái dụng của Đạo. Hay nói cách khác, Vô (Không tên) chính
là gốc của trời đất – Vô danh thiên địa chi thủy (Đạo Đức Kinh, chương 1), Hữu
(Có tên) là mẹ của muôn vật – Hữu danh vạn vật chi mẫu (Đạo Đức Kinh,
chương 1)4.
Còn “Đức” hiểu theo ý nghĩa của Lão Tử thì gần giống với “bản chất” bẩm
sinh nơi vạn vật vũ trụ. Nói ngắn gọn, Đạo thì sinh ra, còn Đức thì nuôi nấng –
Đạo sinh chi, Đức súc chi. Người sống có Đức tức là sống theo Đạo. 5 Mặt khác,
nếu như nói Đạo sinh ra vạn vật, thì vạn vật nhờ có Đức mới được hoạt động.
Đức được xem như là kết quả của Đạo. Hễ có được Đức thì một vật mới là chính
nó. Vì vậy, có thể nói, Đức là “chỗ ở của Đạo”, là Đạo cư ngụ trong vạn vật.
Nói cách khác, Đức là cái mà vật có được từ Đạo để cho vật là chính nó.6
Học thuyết vô vi của Lão Tử nhấn mạnh “Vô dục”, “Vô vi”, “bất tranh”.
Ông cho rằng bản tính tham lam, hiếu thắng là nguồn gốc của mọi cuộc chiến
tranh huynh đệ tương tàn. Muốn cho xã hội thái bình, con người phải sống thanh
cao, không tham lam, không màng danh lợi.
- Trang Tử - quan điểm triết học thể hiện qua “Nam Hoa kinh”
Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là
nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu
kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của
1
Đạo Đức Kinh – Chương 42
2
Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc (tập 1), Tp.HCM: Khoa học Xã hội, 2013, tr.
242
3
Đạo Đức Kinh, chương 34
4
Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc (tập 1), Tp.HCM: Khoa học Xã hội, 2013, tr.
243.
Xc. Nguyễn Ước, Đại cương triết học Đông phương, Nxb. Tri Thức, 2009, tr. 362-364.
5

Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc (tập 1), Tp.HCM: Khoa học Xã hội, 2013, tr.
6

245-246.
6
mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội. Có thể hiểu một cách khái lược tư tưởng triết
học của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh như sau:
Đạo là thứ phải nghe được, thấy được, hình dung được, nhưng không nên
đặt tên cho đạo. Đạo là cái trống không, mơ hồ, hỗn độn. Đạo vô danh không
phải vì nó không có gì mà đó là một cái gì đó ở trạng thái hỗn mang: “ở thì sâu
thẳm, trông thì lạnh ngắt”, là cái không hình thù, không bản sắc. Nó vượt khỏi
mối liên hệ với không gian, thời gian, sinh tử. Nó không phải là cái tồn tại vĩnh
viễn mà vĩnh viễn ra khỏi cả mối liên hệ giữa tồn tại và không tồn tại. “Đạo sinh
ra vạn vật, cho vạn vật biến hóa hoài, để cuối cùng lại quy căn, hợp nhất với
Đạo”. 7 Trạng thái vận động, không ngừng biến đổi của vũ trụ và vạn vật chính
là bản chất cơ bản của đạo. Đạo là nguồn gốc vũ trụ, chứa đựng vạn vật, luôn
biến đổi và vận động.
Đức là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào quan hệ
với xung quanh. Giống như đức của Mặt Trời là sáng và nóng, đức của nước là
lạnh và tuôn chảy, của gió là mát và dịch chuyển, đức của con người cũng là một
trạng thái tự nhiên không ràng buộc với bất kỳ mối quan hệ xã hội nào. 8 Đức là
độc lập, vận động theo lẽ lớn của tạo hóa và đạo.
Từ các quan điểm triết học nêu trên, tư tưởng nhân sinh căn bản trong Nam
hoa kinh của Trang Tử là vô vi - mẫu mực sống của các bậc thánh nhân - đứng ở
chỗ khôn lường mà chơi ở miền không có. Vô vi hành động theo lẽ tự nhiên nhi
nhiên, vô tư, hồn nhiên như trẻ thơ, hoài nghi hiện thực, trở về với tự nhiên, trở
về với đạo như một sức mạnh thiên nhiên huyền bí.
Có thể nhận thấy, tư tưởng biện chứng của Đạo gia là những quan niệm
biện chứng mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở kinh nghiệm trực giác,
mới chỉ dừng lại ở tính mô tả tính biện chứng của thế giới. Đạo gia được hình
thành theo tư tưởng biện chứng sơ khai, tư tưởng biện chứng nổi bật trong nền
triết học Trung Hoa cổ đại nói riêng và triết học phương Đông nói. Phương pháp
biện chứng của Đạo gia tập trung vào quan sát và phân tích sự phát triển của tất
cả các thứ trong vũ trụ, và tìm kiếm sự cân bằng và hài hòa trong mối quan hệ
giữa chúng. Nó coi tất cả các thứ là đồng vị nhau, và sự tồn tại của một thứ phụ
thuộc vào sự tồn tại của những thứ khác.

Trang Tử (2008), Nam Hoa Kinh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội– Tr. 129
7

Cổ Học Tinh Hoa - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc - CHƯƠNG 5: PHỤ LỤC C: CÁC DANH
8

NHÂN TRUNG HOA ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG CỔ HỌC TINH HOA
7
II. TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1. Tư tưởng biện chứng của trường phái Đạo gia
1.1. Tư tưởng biện chứng về bản nguyên của thế giới
Khác với Nho gia khi coi trời sinh ra sự vật, trong Đạo gia, mối quan hệ
tinh tế giữa thực tại tối thượng của Đạo và sự tồn tại siêu việt có nghĩa là, từ quan
điểm vũ trụ học hoặc siêu hình học, không cần có một vị thần riêng biệt hay
người đi trước, bởi vì không có khoảng cách rõ ràng giữa tính không tối thượng
và tổng thể nguyên thủy. Đạo gia cho rằng thế giới không do một ai sáng tạo ra
mà nó xuất phát từ từ tự nhiên - Đạo của chính nó. Bằng trực giác thiên tài, Lão
Tử đã phỏng đoán khởi nguyên của thế giới không phải là một cái cụ thể, mà là
một yếu tố hết sức trừu tượng và khái quả cao, đó là “đạo”. Ổng sử dụng thuật
ngữ Đạo để luận giải về vũ trụ, vừa để xây dựng nên tư tưởng biện chứng của
mình về quá trình vận động, phát triển, mâu thuẫn và cả trong nhận thức.
- Về bản thể luận, "Đạo" là phạm trù quan trọng nhất, ông cho rằng mọi sự
sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ "Đạo" mà ra, “Đạo” là bản nguyên, là
nguồn gốc và là quá trình hình thành vạn vật trong tự nhiên. "Đạo" của Lão Tử
nhiều khi được dùng như một thuật ngữ để chỉ về trật tự của tự nhiên, về tính quy
luật: "Người theo quy luật của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật
của "đạo", "đạo" theo quy luật của tự nhiên"; nhiều khi Lão Tử lại dùng "Đạo" để
hình dung vạn vật, có chỗ ông lại cho "Đạo” là cái có trước vạn vật; có trước hiện
tượng đầu tiên: "Đạo" sinh ra "khí thống nhất", "khí thống nhất" sinh ra hai thứ
"âm dương" đối lập, hai thứ "âm dương" đối lập sinh ra ba lực lượng "trời, đất,
người"; ba lực lượng đó sinh ra vạn vật.
Như vậy " Đạo" của Lão Tử là một thứ rất huyền bí, thoát trần, không thể
dùng ngôn ngữ, khái niệm để nói và nhận thức về nó: cái "đạo" có thể dùng lời
nói để diễn đạt không phải là đạo vĩnh hằng không thay đổi, cái tên có thể nói ra
được không phải là tên vĩnh hằng không thay đổi, cái không tên là nguồn gốc của
vạn vật, cái có tên là mẹ của vạn vật", nghĩa là vượt ra ngoài nhận thức của loài
người.
Trang Tử cũng bảo vệ quan điểm về Đạo của Lão Tử, đồng thời chống lại
quan điểm hữu vi của Nho gia, cho rằng: “Đạo không thể nghe được; cái gì nghe
được không phải là Đạo. Đạo không thể thấy được; cái gì thấy được thì không
phải là Đạo. Đạo không thể đem ra giảng được, cái gì giảng được thì không phải
8
là đạo. Ai biết được rằng cái gì sinh ra hình thể thì không có hình thể. Đạo không
thể dùng tên mà gọi được”9
Dương Chu đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật ngây thơ chất phác cho
rằng lẽ tự nhiên chi phối mọi sự vật hiện tượng, ông phê phán quan niệm duy tâm
về sự bất tử. Mỗi sự vật, hiện tượng trên thế giới sinh ra đều theo bản tính tự
nhiên và nó tồn tại, phát triển, diệt vong theo bản tính tự nhiên ấy: “trời không
giúp được ai mà đời sống tự sinh, tự chết, thân thể tự khoẻ mạnh, tự bạc nhược”.10
- Về nhận thức luận: Có lẽ những biến động xã hội dữ dội, sự thay đổi
nhanh chóng địa vị xã hội của các giai tầng trong xã hội cùng những thành tựu
dồn dập của khoa học tự nhiên trong thời đại đã là nguồn gốc quan trọng cho
những tư tưởng mới mẽ của Lão Tử về lý luận nhận thức, ông chủ trương thuyết
"vô danh", có tư tưởng biện chứng sơ khai.
Tóm lại, Đạo tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Vậy,
đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn
từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của
mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đạo được tạm hiểu như là cái tự
nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có
đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không
nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng
động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa…
Đạo mang tính tự nhiên nhưng không phải là một dạng tồn tại có định tính,
định lượng mà là một trạng thái vĩnh cửu, chứa đựng trong đó tất cả. Nhưng khi
có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết: Có một vật
hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình độc lập, tản
mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian… Cái hỗn mang chưa
có tên nên tạm gọi là đạo… Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh
mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời đất, có tên là
mẹ của vạn vật…
1.2. Tư tưởng biện chứng về sự vận động
Tư tưởng biện chứng trong triết học trường phái Đạo gia không chỉ dừng
lại trong quan niệm về “Đạo” và “Đức” – khởi nguyên của vũ trụ. Các nhà triết

9
Trang Tử (2008), Nam Hoa Kinh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr. 4040
10
Nguyễn Hiến Lê (2002), Liệt Tử - Dưởng tử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.226
9
học còn xem xét thế giới trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, đồng
thời cố gắng làm rõ những quy luật vận hành của nó.
Về sự vận động và phát triển, thế giới vận động không ngừng theo một
vòng tròn khép kín và “Đạo” là trung tâm của vòng tròn đó. Quá trình vận động,
biến đổi của mọi sự vật, hiện tượng chỉ mang tính tương đối, trong một không
gian và thời gian nhất định, cuối cùng sẽ biến mất. Các nhà tư tưởng Đạo gia xem
mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động của mọi sự vật. Tuy nhiên, họ cũng
xem sự vận động đến một lúc nào đó thì sự vật sẽ đứng im và sự đứng im này chỉ
mang tính tương đối, tạm thời cho một chu kỳ vận động tiếp theo.
Trang Tử cũng khẳng định “Đạo sinh ra vạn vật, cho vạn vật biến hoá hoài,
để cuối cùng lại quy căn, hợp nhất với “Đạo”.
Dương Chu thì cho rằng, vạn vật sinh ra từ tự nhiên, thuận theo tự nhiên để
tồn tại, Trong quá trình tồn tại ấy, mỗi vật đều chứa trong mình sự tốt - xấu, đúng
- sai. Các tính chất chuyển hoá cho nhau theo một vòng tròn định sẵn.
Cùng với nỗ lực làm rõ những quy luật vận hành vũ trụ, trường phái Đạo
gia cho rằng mọi sự vật hiện tượng đểu có quá trình vận động trở về với cái căn
bản vốn có của nó. Con người sinh ra và mất đi thì sẽ biến thành một vật khác
nhưng dù biến thành vật gì rồi cũng quay về với “Đạo”. Sự biến hóa ấy không
theo một trình tự nào cả mà chịu sự tác động của luật quân bình và luật phản phục
a. Quy luật quân bình
Khi xây dựng luật quân bình Lão Tử dựa trên tư tưởng của dịch học để bàn
về thế cân bằng của trời đất, vạn vật. Luật quân bình làm cho mọi vật được giữ
trạng thái cân bằng, không thiên lệch, sự vật còn là nó mà chưa chuyển thành cái
khác. Lão Tử sử dụng biểu tượng “nước” để diễn tả về luật quân bình. Như
chúng ta đều thấy, nước có đặc điểm nổi bật đó là tính mềm mại, gặp chỗ trũng
chảy vào, gặp chỗ đầy chảy ra, tránh cao tìm thấp, vì thế nó luôn vận động chảy
mãi không ngừng. Ông viết: “nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở thì
hay lựa chỗ thấp, lòng thì dựa chỗ thâm sâu, bị cản thì dừng, mở đường thì chảy”
(chương 8).
Tuân theo luật quân bình có nghĩa là vạn vật luôn giữ được trạng thái cân
bằng, theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì
bất cập. Ông nói: “Cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái

10
gì cũ thì mới lại, cái gì ít sẽ được, nhiều thì mất” 11. Đó chính là cái “đạo của
trời… chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì nâng lên cao, có dư thì bớt đi,
không đủ thì bù vào. Đạo của trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu” 12 .Nếu vi phạm luật
quân bình, phá vỡ trạng thái cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và
có nguy cơ bị hủy diệt.
Luật quân bình được hiểu trong thời đại xã hội thời điểm đó, loạn lạc, luân
lý đạo đức suy đồi. Đạo gia quan niệm nguyên nhân là việc lễ nghi không phù
hợp tự nhiên, nhà cai trị đưa quá nhiều lệnh cấm để tầng lớp cai trị ngày càng
giàu lên trong khi người dân đang lâm vào cảnh khốn cùng. Một vài nước chư
hầu tăng bành trướng lãnh thổ, trong khi số khác thì bạc nhược kinh tế. Thực tế
này dẫn đến chiến tranh để cân bằng xã hội, hung các cuộc chiến chỉ là sự biến
động trong sự vạn động của lịch sử. Biến động không mãi mãi mà sẽ trở lại vị trí
cân bằng.13
Có thể nói, Luật quân bình làm cho vạn vật tồn tại, biến đổi không ngừng
theo một trật tự tự nhiên nhất định. Luật quân bình chống lại với những gì thái
quá, chống lại với những gì không hợp tự nhiên.
b. Quy luật phản phục
Quy luật phản phục là sự phát triển cực điểm thì quay lại phương hướng
cũ. Theo Lão Tử trong quá trình vận động, biến đổi khuynh hướng tất yếu của
vạn vật là trở về trong “đạo”, trở về với cái tĩnh lặng hư không và ông gọi là luật
phản, phục - là trở lại với Đạo.
Lão Tử cho rằng hai từ phản phục có nghĩa là vạn vật biến hóa trao đổi,
biến đổi cho nhau theo một vòng tuần hoàn, đều đặn, kế tiếp, nhịp nhàng, bất tận
như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Dưới sự tác động của luật phản phục khi âm
cực thì sinh dương, dương cực thì sinh âm, trăng tròn rồi lại khuyết, vạn vật biến
hóa bù trừ cho nhau. Luật phản phục làm cho mọi sự vật tồn tại trong trạng thái
không thái quá, không bất cập. Tuy nhiên, chuyển hóa và vận động trong tư
tưởng biện chứng của Lão tử chỉ mang tính tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có
sự thay đổi về chất dẫn đến sự xuất hiện của cải mới.

11
Đạo đức kinh, Chương 22
12
Đạo Đức Kinh, chương 42
13
Nguyễn Thị Cẩm Tú (2016), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng biện chứng của Lão Tử trong tác
phẩm Đạo đức kinh”, Tuyển tập hội nghị Khoa học thường niên năm 2016, Trường Đại học Thuỷ Lợi,
Hà Nội, tr,228
11
Trang Tử thì hình dung quy luật phản phục như một vòng tròn khép kín.
Đó là quá trình mà vạn vật vận động từ thấp đến cao, đạt cực thịnh rồi lại vận
động trở lại, quá trình đó liên tục tiếp diễn như một vòng tròn khép kín mà không
rõ đâu là điểm bắt đầu và kết thúc. Vật gì cũng do “Đạo” sinh ra, rồi biến đổi
hình trạng mà thành một loại khác, trước sau nối nhau như một vòng tròn, không
biết đâu là đầu mối.
Như vậy, các nhà tư tưởng học phái Đạo gia đã làm rõ quy luật của vạn vật
không phải từ một thế lực nào đó, mà nó có nguồn gốc từ chính thuộc tính bên
trong, vốn có của sự vật. Với việc xem xét vũ trụ vận động, chuyển hóa theo quy
luật phản phục, học phái Đạo gia cho rằng, vũ trụ vận động đến đỉnh điềm của
một trạng thái nào đó thì quay trở lại, tức là vận động sang một trạng thái trái
ngược, ngược lại trạng thái trước đó: như mặt trời lặn lúc hoàng hôn ngược lại
với mặt trời mọc lúc bình minh, trăng khuyết ngược lại với trăng tròn, đêm ngược
với ngày, thủy triều dâng cao ngược với thủy triều ròng... Đó cũng chính là cách
mà các nhà Đạo gia xem xét mối liên hệ, chuyển hóa trong sự thống nhất biện
chứng giữa các mặt đối lập.
Tuy nhiên, sự vận động, chuyển hóa trong tư tưởng biện chứng chất phác
của Lão Từ chỉ là sự lặp đi lặp có tính tuần hoàn theo quy luật phản phục mà
không nhìn thấy sự thay đổi về chất của sự vật dẫn đến sự xuất hiện của cái mới
từ quá trình vận động, chuyển hóa đó. Do vậy, tư tưởng về vận động, phát triển
theo luật phản phục chỉ là sự vận động lặp đi lặp lại theo một vòng tròn khép kin
một cách đơn thuần. Quan điểm này cũng được Trang Tử sử dụng khi ông cho
ràng, vạn vật trong vũ trụ có tính nối tiếp nhau theo một vòng tròn nhưng không
biết đâu là điểm khởi đầu và điểm kết thúc, ông gọi đó là “Thiên quân”.
Tóm lại, luật quân bình và luật phản phục là những thuật ngữ mà Lão Tử
sử dụng để chỉ quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong quá
trình tồn tại của chúng. Luật quân bình giữ cho sự vật tồn tại trong trạng thái cân
bằng. Luật phản, phục làm cho vạn vật xoay vần, biến đổi từ trạng thái này sang
trạng thái khác, kế tiếp, nhịp nhàng và bất tận. Do đó, theo ông, việc hiểu và nắm
được những quy luật đó, sẽ tránh được những thất bại.
1.3. Tư tưởng biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh của sự vật
Từ Tư tưởng về sự vận động, đạo giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều
liên quan đến sự kết hợp tinh tế của các khía cạnh âm và dương đối lập. Để có ý

12
nghĩa, hai thành phần phải phối hợp hài hòa với nhau để đạt được điều gì đó lớn
hơn tổng của các phần khác nhau của chúng. Trong trạng thái hài hòa như vậy,
toàn bộ và bộ phận, hay hai khía cạnh của trực giác và logic là phụ thuộc lẫn
nhau, hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau14
Cùng với những quan niệm về tính thống nhất của vạn vật trong vũ trụ và
sự vận động biến đổi của thế giới, các nhà tư tưởng Đạo gia nhìn thấy mâu thuẫn
trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Họ cho rằng mỗi sự vật đều chứa đựng các
mặt đói lập, vừa tương hoà, vừa xung khắc, vừa đối lập, vừa liên hệ, ràng buộc,
bao hàm lẫn nhau và không thể thiếu một trong hai mặt đó. Quan điểm này được
thể hiện rõ nét trong quan điểm về âm dương. Hai cực âm dương là hai mặt đối
lập tồn tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Sự đối lập và thống nhất này
theo Lão Tử chúng luôn tuân theo luật quân bình để điều hòa nhau. Cũng giống
như nguyên lý âm - dương, quy luật mâu thuẫn có những đặc tính đối lập nhau
như cương - nhu, nóng - lạnh, sáng - tối… Tuy nghịch nhau, nhưng để mà bổ
sung nhau, chứ không phải để triệt tiêu lẫn nhau. Hễ âm cực thì dương sinh,
dương cực thì âm sinh, “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”
Do vậy, quan niệm về mâu thuẫn trong học thuyết của Đạo gia không chỉ
mang tính khách quan mà nó còn mang tính phổ biến, nó tồn tại trong vạn vật.
Không dừng lại ở việc nhìn thấy mâu thuẫn trong bản thân sự vật, hiện tượng,
Đạo gia còn làm rõ bản chất thực sự của mọi mâu thuẫn. Đó là, mối quan hệ biện
chứng giữa động vả tĩnh, giữa thống nhất và đấu tranh giừa các mặt. Họ cho ràng:
“Vạn vật trong thiên hạ từ “có” mà sinh ra; “có” lại từ “không” mà sinh ra”. Hữu
vả vô sinh ra vạn vật nhưng lại không chiếm lấy bất cứ vật nào, nhưng không vật
nào không có nó. Đó là quan niệm về sự tương phản vốn có trong sự vật mà
nguyên lý chung nhất là sự đối lập và thống nhất giữa “hữu” và “vô”. Theo Lão
Tử, không có cái gì tồn tại một cách thuần tuý, tách rời cái đối lập với nó; trong
mặt đối lập này đã chứa đựng mầm mổng của mặt đối lập kia và ngược lại. Vì
thế, “hữu” và “vô” là cùng một gốc, đó là “Đạo”. Những mặt đối lập trong các sự
vật, hiện tượng đó không chỉ tương hòa, xung khắc nhau trong sự thống nhất mà
chúng còn chuyền hóa lẫn nhau. Lão Tử vạch ra được mối quan hệ biện chứng
của các mặt đối lập là nguồn gốc của mọi sự vận động và biến đổi vì chúng có thể
chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển hoá này là quá trình mà sự vật, hiện tượng phát
triển đến cực điểm, chúng sẽ chuyển thành mặt đối lập với chính nó. Chương 22,
14
Lão Tử (1998), Đạo Đức Kinh, Nbx Văn hoá, Hà Nội, tr.143.
13
23 ông viết: “họa là tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa, khuyết thì toàn vẹn,
cong lại ngay, trũng lại đầy, cũ lại mới... "... có và không sinh lẫn nhau; dễ và khó
tạo nên lẫn nhau; ngắn và dài làm rõ lẫn nhau; cao thấp dựa vào nhau; âm và
thanh hoà lẫn nhau; trước và sau theo nhau".15
Tuy nhiên Đạo gia dù nhìn thấy sự đối lập trong sự vật tồn tại thống nhất,
nhưng không nhìn thấy được sự xuất hiện cái mới trong quá trình phủ định của
các mặt đối lập. Theo Đạo gia, những mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để quay
trở lại mặt đối lập theo tính tự nhiên, khách quan. Do vậy, học phái này chủ
trương lấy cái tĩnh, cái vô vi, cái điều hòa để giải quyết mâu thuẫn. Và chính việc
xem xét sự vận động, chuyền hóa của các mặt đối lập theo hai quy luật quân bình
và phản phục đã làm tư tường biện chứng của Đạo gia mất sinh khí và mang tính
máy móc. Học phái Đạo gia chủ trương: “Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy
mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn
phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã.
(Hiểu) như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường”.
Việc không nhìn rồ mâu thuẫn một cách triệt để đã làm cho các nhà tư tưởng Đạo
gia rơi vào bế tắc trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc
thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc.
2. Thuyết “vô vi”
Tư tưởng vô vi của Lão Tử với tự nhiên là quan niệm con người sống phụ
thuộc, hài hòa với thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên luôn đồng hành,
bao quát và phối hợp chặt chẽ với nhau. Con người không thể tách rời với tự
nhiên.
Theo Lão Tử, danh từ “vô vi” không có nghĩa là không làm gì mà là hành
động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản
tính tự nhiên của mình; không làm trái với quy luật tự nhiên, không can thiệp vào
guồng quay của tự nhiên.16
Ông cho rằng chính con người cũng thống nhất với “đạo”, tức là mang tính
tự nhiên. Con người – Tự nhiên – “Đạo” là một thể thống nhất. Chính xác hơn,
“đạo” là cơ sở của sự thống nhất, hài hòa giữa con người và tự nhiên. Con người,

15
Nguyễn Hiến Lê (1993), Lão Tử - Đạo đức kinh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
16
Nguyễn Huỳnh Bích Phương (2018), “Quan niệm về mối quan hệ con người – Tự nhiên trong
triết học Đạo gia và ý nghĩa của nó”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr
112.
14
tự nhiên vừa nằm trong “đạo”, vừa thuộc về “đạo”, vừa tuân theo “đạo”. Như thế,
quan niệm “vô vi” của Lão Tử nghĩa là con người cần tôn trọng sự vận động, phát
triển khách quan của bản thân hiện thực, từ đó con người mới giữ được “đạo” và
tuân theo “đạo”.
Triết lí “vô vi” của Lão Tử còn thể hiện ở sự nhận thức các quy luật của tự
nhiên, và từ đó làm theo các quy luật của tự nhiên. Theo Lão Tử, toàn thể vũ trụ
bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến và cơ bản nhất đã được trình bày là luật quân
bình và luật phản phục.
“Vô vi” còn có nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phác vốn có
của vạn vật, không dục vọng, không ham muốn những gì trái với bản tính tự
nhiên của mình và của vạn vật. Nếu để mất đức tự nhiên, ham muốn những gì trái
với bản tính tự nhiên của mình, cố thỏa mãn những dục vọng đó, dẫn tới sự can
thiệp vào guồng máy tự nhiên sẽ mang lại những tai họa. Con người phải sống có
Đức, tức là sống không phân biệt nhị nguyên, không khiên cưỡng, sống tự nhiên,
vi vô vi - làm một cách tự nhiên - và đi đúng con đường vận hành của Đạo. Tự
nhiên trong tư tưởng vô vi của Lão Tử là sống đúng với bản chất cốt lõi, tự nhiên
của con người. Đó chính là sự lương thiện, đạo đức tốt đẹp vốn có của con người.

III. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO
GIA
1. Giá trị của trường phái Đạo gia
Mặc dù triết học của Lão Tử hay triết học Đạo gia, từ đời Hán trở đi, không
trở thành học thuyết chính thống của chế độ quân chủ, các ảnh hưởng vẫn tiếp tục
tồn tại, và thường chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của con người.
Thứ nhất, tư tưởng biện chứng về “Đạo” của Đạo gia có khả năng giải
quyết câu hỏi nguồn gốc của thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của tư
tưởng. Việc ông cho rằng toàn bộ vụ trụ vạn vật do sự chi phối của “Đạo”, luôn
luôn trong quá trình vận động và biến hóa không ngừng nghỉ, chúng luôn có hai
mặt đối lập dựa vào nhau và tương tác lẫn nhau, tức ông đang tôn trọng những
quy luật của tự nhiên và dùng đó biện chứng cho các học thuyết của mình. Qua
đó quan điểm này đã chi phối các vấn đề triết học của các trường phái khác ví dụ
như Pháp gia (tình thần vô thần, tức không tin vào thần thánh) và làm cơ sở cho

15
những học thuyết của các trường phái này.17
Thứ hai, tư tưởng biện chứng hai mặt đối lập của một sự việc là một phép
biện chứng vượt thời đại, nhờ chỉ ra được sự đấu tranh này mà các học thuyết của
Đạo gia được hoàn thiện hơn vì chỉ ra được những khuyết điểm và bảo vệ quan
điểm của bản thân. Thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai thông qua việc chỉ ra sự
thống nhất giữa ý thức và tự nhiên của một sự vật hiện tượng, nó luôn biến đổi và
có hai mặt đối lập nhau.
Mối quan hệ biện chứng của các mặt đối lập chính là nguồn gốc của mọi sự
vận động, biến đổi. Lão Tử cho rằng mâu thuẫn là tai họa của xã hội và đề ra cách
giải quyết những vấn đề của xã hội là giải quyết các mâu thuẫn có nguồn gốc chủ
quan trong xã hội. Đây là nơi tập trung giá trị của quan điểm biện chứng của Lão
Tử, thể hiện một trình độ khái quát cao và tư duy biện chứng khi giải quyết vấn
đề bản nguyên thế giới.
Mặc dù những học thuyết đó từ chiêm nghiệm nhưng cũng đã trả lời được
bản chất của thế giới và biện chứng đó không phải là bịa đặt. Có thể thấy nó rất
đúng với phép biện chứng khách quan ở dạng sơ khai.
Thứ ba, mọi sự việc hiện đều liên hệ thống nhất với nhau
Lão Tử là một trong những nhà triết học cổ đại Trung Quốc đầu tiên chỉ ra
rằng mọi sự việc hiện tượng đều tồn tại không phải trong trạng thái cô lập mà liên
hệ thống nhất với nhau. Hiện tượng thống nhất các mâu thuẫn đối lập là hiện
tượng phổ biến không những trong tự nhiên mà cả trong xã hội. Trong tự nhiên
các mặt như lớn nhỏ, cao thấp dây mỏng, trắng đen lạnh nóng đều tồn tại bên
nhau. Trong xã hội các mặt như xấu đẹp, thiện ác, họa phúc, đúng sau cũng tồn
tại bên nhau. Nếu mặt này mất đi thì mặt kia cũng không thể tồn tại được. Người
đời đương thời chỉ thấy cái nọ không thấy cái kia, Lão tử hơn người ở chỗ thấy
được cả hai mặt.
Thứ tư, giá trị về nhân sinh
Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội,
nhưng quan điểm "vô vị" của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái
độ ứng xử của con người, phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà
nước, và đây cũng chính là chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông.
17
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), Tiểu luận Triết học: Tư tưởng Đạo gia, những giá trị và hạn
chế, Trường đại học kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr16, 17.
16
Lão Tử cho rằng nếu không hành động theo tự nhiên, đem cái hữu vi trong
bản chất con người mà áp đặt vào cái tự nhiên có sẵn sẽ làm mất tính tự điều hòa,
làm xáo trộn trật tự tự nhiên sẽ dẫn đến thất bại. Ông hướng con người đến lối
sống gần gũi với thiên nhiên, cây trong rừng mọc làm sao thì để tự như vậy. Nếu
chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thi là phải đạo nhất. Lý thuyết nảy
thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không phải
động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ. Quan niệm của Lão Tử cho rằng con
người không bị ràng buộc bởi bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào.
Nếu trong đời sông người ta cố chạy theo những nhu cầu. ham muốn trái với khả
năng, bản tính tự nhiên của mình thì sẽ đánh mất chính bản thân mình. Lão Tử đã
nâng quan điểm vô vi lên thành một nghệ thuật sống cho con người trong xã hội.
Đó là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung.
Không chỉ có vậy, Lão tử còn có tư tưởng tự do bình đẳng. Dân tộc Trung
Hoa tới đầu đời Chu (thế kỉ thứ XII TCN) đã tổ chức xã hội hoàn chỉnh trên cơ sở
tôn quân quyền, phụ quyền và nam quyền: Quyền trị dân thuộc về giai cấp quí
tộc, họ nắm luôn quyền tôn giáo (chỉ thiên tử mới được tế trời đất, bốn phương,
chư hầu chỉ được tế phương mình ở, người dân chỉ được tế tổ tiên); họ có bổn
phận che chở dân, dân phải nuôi họ, tuân lệnh họ. Trong nước thì như vậy, còn
trong nhà thì người cha nắm quyền, đàn ông có quyển hơn đàn bà. Trong xã hội
thì kẻ sĩ đứng đầu, rồi tới nông dân công đúng sau nông, thương bị coi rẻ hơn cả.
Tổ chức đó chặt chẽ, có tôn ti hẳn hỏi, xã hội nông nghiệp nào hồi đầu cũng như
vậy cả.
Nhưng Lão coi vạn vật như nhau, không phân biệt qui, tiện, như vậy là chủ
trương bình đẳng; ông lại bảo phải để cho vạn vật tự nhiên phát triển theo bản
tính của chúng không can thiệp vào, như vậy là chủ trương tự do. Bình đẳng và tự
do là những giá trị ngược với chế độ phong kiến dựng trên quân quyền, phụ
quyền và nam quyền. Vua phai tự đặt minh dưới sau dân: “Thánh nhân đặt thân
mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài må thân mới còn
được. Lão từ không nói tới phụ quyển (quyền của cha), nhưng cứ theo qui vô vị,
bất can thiệp thì nhiệm vụ và quyền của cha cũng giảm thiểu như quyền của vua.
Cha chỉ phải nuôi con, che chở chúng, hướng dẫn chúng sống theo tự nhiên, như
vậy là “từ phu” rồi. Ông cũng không nói đến nam quyển (quyền của đàn ông, của
chồng), nhưng rõ ràng ông trọng nữ tính hơn nam tỉnh. Chương 28 ông khuyên ta
phải “Biết trống (nam tính) mà giữ mái (nữ tỉnh) (Tri kì hùng thủ kì thư)”.

17
Có thể thấy, các tư tưởng về một xã hội mới hướng tới sự bình đẳng và xã
hội đó là một xã hội “tự quản” không có sự quản lý của giai cấp thống trị của Đạo
gia có phần nào đó mang hơi hướng của tư tưởng Xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam
đang theo đuổi.
Thứ năm, giá trị trong đường lối an dân, trị nước
Lão Tử đã giải thích được nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội và
nhận thấy được sự tha hóa của con người. Lão Tử chủ trương phải bỏ hết những
gì trái với đạo tự nhiên vô vi, vượt quá bản tính, khả năng, nhu cầu tự nhiên cần
thiết của con người. Ông nói: "Thánh nhân bỏ nhiều, bỏ thừa, bỏ quá". Và, "theo
đạo thì càng bớt, bớt rồi lại bớt đến vô vi". Khi đã đạt tới mức "vô vi thì không gì
không tri. Thường dùng vô vi mà được thiên hạ; hữu sự không đủ lấy thiên hạ".
Ông cho rằng thánh nhân trị vị thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vị và
khuyến khích con người không tham lam, không dục vọng, không bị ràng buộc
bởi đạo đức mà phải hành động theo bản chất tự nhiên của mọi người theo một
cách tự nhiên vốn có. Lão Tử phản đối chiến tranh. Ông nói nơi đóng quân mọc
đầy gai góc; sau chiến tranh lớn ắt sẽ xảy ra nạn đói. Ông còn phản đối hành vi
cướp bóc vô tội vạ của giai cấp thống trị. “Nước lớn mả hạ mình trước nước nhỏ
thì được nước nhỏ thân phục; nước nhỏ mà hạ mình trước nước lớn thì tất được
nước lớn che chở.
2. Hạn chế của trường phái Đạo gia
Thứ nhất, Đạo gia hạ thấp tính năng động, chủ quan của con người
Đối với Lão Tử, vạn vật đều có bản tính tự nhiên, chúng tồn tại, vận động,
biến hóa theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của bản thân
chúng. Nghĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, thuần phác của mình, không trái
với quy luật của tự nhiên, không can thiệp vào quá trình vận động của tự nhiên.
“Vô vi” không chỉ là sống một cách tự nhiên, thuần phác, mà còn không cần đến
cả tri thức, văn hóa, kĩ thuật và cả sự tiến bộ xã hội.
Ông cho rằng, con người chỉ thích ứng với quy luật tự nhiên một cách bị
động, đứng trước tự nhiên con người không cần làm gì cả. Do vậy, tính năng
động, chủ quan của con người đã không được đánh giá cao, con người phải phục
tùng tự nhiên, không cần đấu tranh, cải tạo tự nhiên. Rõ ràng, con người trong
triết học Lão Tử là con người gắn với tự nhiên, là một bộ phận không tách rời tự
nhiên và thuận theo quy luật của tự nhiên.
18
Thứ hai, quan niệm của Đạo gia mang tính tuần hoàn, chỉ nói đến vận
hành, không đề cập đến sự phát triển
Đạo gia đã nêu ra quan điểm và tư tưởng về chu kỳ phát triển và sự lặp lại
của chu kỳ này. Nhưng do chưa nhận ra được sự tự phủ định của sự vật sau một
chu trình dường như quay trở về cái ban đầu, Lão Tử chưa kết luận được những
triết lý về sự phát triển. Tại quan điểm này, Đạo gia cho rằng quá trình phát triển
không tiến lên, diễn ra theo đường thẳng hay hình xoáy ốc mà là những vòng tròn
khép kín. Điều này đã hạn chế tư tưởng của các nhà triết học cổ đại trong việc
giải thích các sự vật hiện tượng trong xã hội.
Mặt khác, ông không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng chuyển hóa
giữa các mặt đối lập mà ông chú trọng lấy cái “tĩnh”, cái “vô vi” để điều hòa, để
làm sự vật phát triển. Sự chuyển hóa của “các mặt đối lập” ở Lão Tử chính là sự
điều hòa theo luật quân bình. Chính vì thế làm mất đi sinh khí trong phép biện
chứng của Lão Tử.
Do hạn chế bởi thời đại ông không chứng minh được cái lý tận cùng cuộc
sống là cạnh tranh, là phát triển. Vì ngay cả cây cỏ muông thú cũng có cạnh tranh
để tồn tại, cây cỏ cạnh tranh vươn ra chỗ ánh sáng, có nguồn nước, muông thú
giành nhau môi trước có thức ăn; từ vô thức đến hữu thức. Vì vậy bất tranh không
phải là quy luật tồn tại phát triển mà là quy luật triệt tiêu. Do đó, có thể nói Đạo
gia không có những tư tưởng bao hàm về sự phát triển.
Thứ ba, Đạo gia phủ định quan niệm luân lý, quan niệm tốt xấu và mọi thứ
văn hóa tinh thần của xã hội hiện thực
Lão Tử chủ trương con người cần phải trở lại trạng thái tự nhiên chất phác
của trẻ con, “cần phải có trái tim ngu". Ông chủ trương "học ở những người
không học” và cho rằng "vứt bỏ thánh trí, nhân dân sẽ có lợi gấp trăm lần; vứt
nhân bỏ nghĩa, nhân dân sẽ trở lại hiếu từ". Lão Tử phủ định mọi quan niệm luân
lý, quan niệm tốt xấu và mọi thứ văn hóa tinh thần của xã hội hiện thực mà trở lại
với cái chất phác "vô danh", trở lại với cái ý thức của trẻ con không phân biệt tốt
xấu, phải trái. Từ đó ông cho rằng mọi sự sản xuất tinh thần, mọi văn hóa tinh
thần đều là "ý muốn thừa và hành vi vô dụng". Ông đã phủ định tri thức, bài trừ
khoa học một cách cực đoan.
Thứ tư, tư tưởng Đạo gia sẽ dẫn chúng ta đến với chủ nghĩa duy tâm thần
bí về “đạo”, tư tưởng biện chứng tuần hoàn thô thiển, chủ nghĩa khách quan tuyệt
19
đối, thuyết bất khả tri...Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ,
không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. Có yếu tố duy tâm trong tư
tưởng, thể hiện ở chỗ đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ
thể.
Thứ năm, về đường lối trị nước an dân
Nhà nước yên tĩnh vô vị thì dân sẽ thành chất phác, nhà nước tích cực làm
việc thì dân đầy tai họa. Bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của
đạo vô vi, và chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật.
Đạo gia chủ trương xây dựng một xã hội phi thể chế, phi nhà nước, phi giáo dục,
phi khoa học – kỹ thuật, chẳng cần văn hóa với văn minh; một cộng đồng ít dân
ấu trĩ, sống bằng săn bắn hái lượm gắn với trồng trọt và chăn nuôi tự cấp tự túc,
khép kín hoàn toàn, không trao đổi qua lại với bên ngoài. Đây là tư tưởng lạc hậu
về quan điểm chính trị - xã hội.
Thứ sáu, chủ trương phải toàn sinh và vị ngã, nghĩa là phải yên theo thời
gian mà ở thuận, vì cái tự nhiên nào cũng hợp lý cả; không khen chê phải – trái,
tốt xấu làm gì, phải lánh nạn để bảo toàn sinh mạng. Tư tưởng này khiến cho con
người nhu nhược, ích kỷ, sống vì bản thân, không biết đấu tranh vì lợi ích chung.
3. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Tư tưởng “Vô vi” của Đạo gia cũng có giá trị ứng dụng trong hoạt động
quản lý Nhà nước, cụ thể là ở Việt Nam. Đạo gia quan niệm rằng nhà nước cần
giảm sự can thiệp vào đời sống thường dân, hạn chế các quyền công dân một
cách thái quá. Do đó hiện nay, việc tinh giản biên chế và điều chỉnh pháp luật là
điều phải hướng tới và phải làm được thì mới là một xã hội tốt. Việt Nam cũng đã
và đang thực hiện theo hướng này “nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa”.

20
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển vượt bậc của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân
Thu Chiến Quốc, những tư tưởng triết học trong thời kỳ này cũng phát triển và để
lại những nội dung vô cùng đa dạng và độc đáo. Đạo gia là một trường phái triết
học đại diện cho tầng lớp chủ nô đã suy tàn, với những nhà tư tưởng chủ yếu như
Lão Tử, Dương Tử, Trang Tử. Với quan điểm Đạo là bản nguyên của vũ trụ, là
căn nguyên của trời đất, Đạo gia đã lý giải về quá trình vận động của các sự vật
hiện tượng. Quan điểm biện chứng trong triết học Đạo gia còn tự phát, thô sơ
nhưng đã để lại những giá trị cho tư tưởng biện chứng trong các lĩnh vực tự nhiên
xã hội. Đó là tư tưởng về tính thống nhất của vạn vật, về các mặt đối lập, về sự
vận động, biến đổi không ngừng của thế giới theo quy luật quân bình và phản
phục. Mặc dù còn mang nhiều hạn chế bởi sự quy định về lập trường giai cấp và
điều kiện lịch sử nhưng những tư tưởng biện chứng của trường phái Đạo gia, với
tư cách là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử nhận thức biện chứng đã để lại những
giá trị to lớn, góp phần làm phong phú lịch sử phát triển của phép biện chứng.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đức Dũng, Một số giá trị và hạn chế của tư tưởng biện chứng
trong triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại, Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình.
2. Hegel, Các bài giảng về Lịch sử Triết học, chú thích 2,
3. Huang Di nei jing su wen: An Annotated Translation of Huang Di’s
Inner Classic – Basic Questions, Tập 1 và 2 (Paul U. Unschuld và Hermann
Tessenow chuyển ngữ, Nhà xuất bản Đại học California 2011)
4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), Tiểu luận Triết học: Tư tưởng Đạo
gia, những giá trị và hạn chế, Trường đại học kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh,
Tr16, 17.
5. Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triết học Trung Quốc (tập 1), Tp.HCM:
Khoa học Xã hội, 2013, tr. 245-246.
6. Nguyễn Hiến Lê (2002), Liệt Tử - Dưởng tử, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Hiến Lê (1993), Lão Tử - Đạo đức kinh, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
8. Laozi (Lao-tzu, fl. 6th cn. B.C.E.), Internet Encyclopedia of
Phisolophy
Link: https://iep.utm.edu/laozi/
9. Nguyễn Huỳnh Bích Phương (2018), “Quan niệm về mối quan hệ
con người – Tự nhiên trong triết học Đạo gia và ý nghĩa của nó”, Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
10. Cổ Học Tinh Hoa - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc - Chương 5: Phụ lục
C: Các danh nhân Trung Hoa được nói đến trong Cổ học tinh hoa
11. Lão Tử, Đạo Đức Kinh (D. C. Lau dịch 1963); Zhuangzi, Zhuangzi:
The Essential Writings with Selections from Traditional Commentaries (Brook
Ziporyn trans. 2009);
12. Lão Tử (1998), Đạo Đức Kinh, Nbx Văn hoá, Hà Nội
13. Trang Tử (2008), Nam Hoa Kinh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

22
14. Nguyễn Thị Cẩm Tú (2016), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng biện
chứng của Lão Tử trong tác phẩm Đạo đức kinh”, Tuyển tập hội nghị Khoa học
thường niên năm 2016, Trường Đại học Thuỷ Lợi, Hà Nội.
15. Xc. Nguyễn Ước, Đại cương triết học Đông phương, Nxb. Tri
Thức, 2009, tr. 362-364.
16. Những biến đổi lớn trong xã hội thời Chiến quốc
Link: https://lichsu.org/xa-hoi-thoi-chien-quoc/ , tham khảo ngày 7/6/2023
17. Hình thái xã hội của thời Xuân Thu Chiến Quốc
Link: https://nghiencuulichsu.com/2015/10/28/hinh-thai-xa-hoi-cua-thoi-xuan-
thu-chien-quoc/, tham khảo ngày 7/6/2023
18. Văn hóa thời Xuân thu – Chiến quốc
Link: https://lichsu.org/van-hoa-thoi-xuan-thu-chien-quoc/, tham khảo ngày
7/6/2023

23

You might also like