You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------------------

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ - NIN


Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên”

THÔNG TIN SINH VIÊN:


Họ và tên: Bùi Xuân Bảo Giang
Mã sinh viên: 11211726
STT: 07
Lớp: Ngôn Ngữ Anh 63B
Lớp học phần: LLNL1105 (221)_39
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2022

0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------------------

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ - NIN


Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên”

THÔNG TIN SINH VIÊN:


Họ và tên: Bùi Xuân Bảo Giang
Mã sinh viên: 11211726
STT: 07
Lớp: Ngôn Ngữ Anh 63B
Lớp học phần: LLNL1105 (221)_39
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

_____________________________________________________
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2022

1
MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
B. NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG................................................................4
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng..................................................................4
1.1 Định nghĩa bản chất....................................................................................4
1.2 Định nghĩa hiện tượng................................................................................5
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.....................................6
2.1 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng................................................6
2.2 Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.................................................7
3. Ý nghĩa phương pháp luận...............................................................................8
3.1 Đối với quá trình nhận thức........................................................................8
3.2 Đối với hoạt động thực tiễn........................................................................9
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN.................................................................................................10
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14

2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một
lĩnh vực nhất định. Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có
quá trình vận động, biến đổi, đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức, v.v..
Nghĩa là đều có những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh
trong các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật.
Trong các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, tồn tại một cặp phạm
trù là phạm trù bản chất và hiện tượng. Thực tế trong cuộc sống, khi quan sát và
đánh giá bất kì một sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên nào, ta đều phát hiện ra
những khía cạnh mà chúng ta có thể nhìn thấy và đánh giá chính xác được. Bên
cạnh đó, trong sự vật, hiện tượng đó cũng tồn tại những mặt, những khía cạnh,
những mối liên hệ bên trong, ẩn đằng sau sự vật mà ta chỉ có thể dùng cách nhận
thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng thì mới có thể xem xét và đánh giá
một cách chính xác được. Những khía cạnh có thể dễ dàng đánh giá được gọi là
hiện tượng, còn những mặt bên trong phải nhận thức bằng tư duy trừu tượng gọi là
bản chất. Trong mỗi sự vật khách quan luôn tồn tại song song hai phạm trù này.
Bản chất và hiện tượng thống nhất nhưng không đồng nhất, luôn vận động và phát
triển một cách khách quan. Để nhìn nhận và đánh giá chính xác một sự vật thì cần
phải phân tích cả hai mặt bản chất và hiện tượng của sự vật đó, không chỉ dừng lại
ở việc xem xét một vài hiện tượng đơn lẻ mà cần phải xâu chuỗi các hiện tượng đó
một cách logic để tìm được đến bản chất của sự vật.
Và khi đã nắm được định nghĩa của bản chất và hiện tượng, lại nảy ra câu
hỏi: Chúng có ý nghĩa trong cuộc sống thực tế ra sao? Đó chính là lý do để triển
khai đề tài sau: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên
cứu, học tập của sinh viên”.

3
B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan và luôn vận động,
phát triển. Theo quan điểm Mác Lênin, chủ nghĩa duy tâm không thừa nhận hoặc
có cách hiểu chính xác về sự tổn tại khách quan của cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng. Những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất không hề thật sự tồn
tại mà chỉ là một cái tên vô nghĩa do con người bịa đặt ra để giải thích cho những
điều không thể nhận thức được bằng các giác quan thông thường, còn hiện thực dù
luôn hiện hữu nhưng cũng chỉ là sự tổng hợp của những cảm giác của con người,
chỉ tồn tại trong thế giới chủ quan của loài người.
Ngược lại, cũng theo quan điểm của triết học Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật
biện chứng lại cho rằng cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong thế
giới tự nhiên, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng mà không phải là do bất cứ ai
sáng tạo ra. Căn cứ của nhận định này là do bất kì sự vật nào cũng được tạo nên từ
những yếu tố nhất định liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan
xen và phức tạp. Trong đó có các mối quan hệ tất nhiên tương đối ổn định và
những mối liên hệ tương đối không ổn định. Chính những mối liên hệ tất nhiên ổn
định sẽ tạo thành bản chất của sự vật. Vậy, bản chất là gì ? Hiện tượng là gì ? Ý
nghĩa nghĩa phương pháp luận ? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng ?
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
1.1 Định nghĩa bản chất
Bản chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt,
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ:
Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bản chất của con
người được quy định bởi tất cả mối quan hệ xã hội, tức là bị quy định bởi mối quan
hệ giữa người với người: ngay từ khi sinh ra, ta đã là con của cha mẹ, là cháu của
ông bà, là một thành viên trong gia đình. Nếu một cá nhân nào đó chưa từng có một
mối quan hệ xã hội nào, dù là mối quan hệ lớn hay nhỏ thì chưa thực sự được gọi là

4
một con người. Bản chất con người phải đặt trong tổng quan cộng đồng với cá
nhân. Con người hòa nhập vào cộng đồng giúp làm phong phú xã hội và thể hiện rõ
ràng bản sắc cá nhân hơn. Bản chất của con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang
tính thời đại, cũng tồn tại khách quan và luôn luôn vận động phát triển. Nhờ bản
chất tự nhiên mà chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa con người và các loài
vật.
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất
với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản
chất.
Ví dụ:
Mọi con người đều là sản phẩm tổng hợp của các quan hệ xã hội, đó là cái
chung, đồng thời đó là bản chất của con người. Còn những đặc điểm về cấu trúc
sinh học của con người như đều có đầu, mình, và các chi... đó là cái chung, nhưng
không phải bản chất của con người.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc (xét
về mức độ nhận thức của con người). Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng
nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định
của bản chất. Mọi quy luật đều có đặc trưng cơ bản nhất là tính tất yếu và tính bản
chất Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy, có thể nói phạm trù bản chất
rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
1.2 Định nghĩa hiện tượng
Nếu như bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
đó thì hiện tượng là một phạm trù dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những
mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.
Ví dụ:
Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân, còn
những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác là
hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân.
Mỗi con người đều có một màu da cụ thể như trắng, vàng hay đen với các
sắc độ khác nhau. Vẻ bề ngoài này chính sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất,
hay còn gọi là hiện tượng.
5
Như vậy, nói tóm lại, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật;
hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không
phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
có nhận thức được hay không. Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố
nhất định, các yếu tố này tham gia vào những mối liên hệ qua lại với nhau trong đó
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
không chỉ thừa nhận sự tồn tại của bản chất và hiện tượng trong thế giới khách
quan mà còn cho rằng giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng, vừa
thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập với nhau.
2.1 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Không chỉ thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng còn là sự thống nhất
biện chứng. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ bản
chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu
hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy
ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu
hiện bản chất.
Vì vậy, để nhấn mạnh sự thống nhất này, V.I.Lênin cho rằng:
“Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”
Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất
được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy,
bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì
hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng
biểu hiện nó cũng mất theo. Và nếu có một bản chất mới xuất hiện thì cũng sẽ xuất
hiện những hiện tượng mới và phản ánh những bản chất mới. Như G.V.P Hêghen
đã từng nói:
“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng”
Ví dụ:
Qua từng thời kì xã hội, trải qua nhiều chế độ khác nhau, bản chất của các
chế độ đó cũng luôn có sự thay đổi. Khi chưa xuất hiện giai cấp, xã hội nguyên

6
thủy là một xã hội bình đẳng. Đến thời phong kiến, bản chất của xã hội thay đổi,
tập trung bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị. Bản chất đó được thể hiện qua
các hiện tượng như giai cấp địa chủ thống trị độc quyền ruộng đất, bóc lột và áp
bức nhân dân lao động bằng những thứ sưu cao thuế nặng. Nhiều năm sau, khi xuất
hiện chế độ tư bản, bản chất xã hội lại tiếp tục thay đổi: giai cấp tư sản bóc lột giá
trị thặng dư của giai cấp vô sản. Điều này được bộc lộ bằng các hiện tượng trong xã
hội như sự bần cùng, thống khổ của giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp lan rộng, ô
nhiễm môi trường tăng nhanh... Như vậy, khi xã hội bước qua các thời kì, chế độ
khác nhau, bản chất và hiện tượng của các chế độ đó đã thay đổi. Khi kết thúc thời
kì phong kiến, không còn giai cấp địa chủ bóc lột nhân dân, bản chất của xã hội
mất đi và thay đổi. Khi sang chế độ mới, chế độ tư bản, bản chất khác được hình
thành và bộc lộ qua các hiện tượng mới, khác biệt và độc lập so với bản chất và
hiện tượng trong xã hội phong kiến.
Tóm lại, chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái
quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện muôn hình vạn
trạng của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra
quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.
2.2 Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng là hai phạm trù thống nhất với nhau nhưng không hề
đồng nhất, đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Do vậy, bản chất và hiện tượng
không hoàn toàn phù hợp nhau, mà luôn luôn bao hàm sự mâu thuẫn với nhau. Sự
mâu thuẫn này trước nhất được thể hiện qua việc bản chất phản ánh cái chung, cái
tất yếu và quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh
cái riêng hay cái cá biệt. Cùng một bản chất có thể được biểu hiện ra bởi nhiều hiện
tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh.
Ví dụ:
Trong thế giới thực vật, ta dễ dàng quan sát được các loại lá cây khác nhau:
là này to, lá kia nhỏ, là thì màu xanh, lá thì màu đỏ,.. Mặc dù được thể hiện dưới
muôn vàn hình thức và hiện tượng khác nhau, nhưng tất cả lá đây đều có một bản
chất chung: cơ quan hô hấp và cải biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học trong quá trình quang hợp. Ngoài các chức năng hô hấp và quang hợp này –
những chức năng tạo nên bản chất của mọi mọi chiếc lá – mỗi là cây lại có những
đặc điểm riêng để phân biệt với các lá cây khác.

7
Như vậy, nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào
bản chất mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà trong đó bản chất được biểu
hiện. Chính vì thế, V.I Lenin nhận xét rằng hiện tượng phong phú hơn bản chất.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bản chất nghèo nàn. Dựa trên tính chất biện
chứng mà nói, bản chất cũng sâu sắc hơn so với hiện tượng.
Thứ hai, bản chất bao giờ cũng là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của sự vật,
còn hiện tượng là sự biểu hiện bản chất đó ra bên ngoài, nhưng biểu hiện dưới hình
thức đã cải biên, nhiều khi xuyên tạc bản chất. Hàng bao thế kỉ, người ta vẫn tin
rằng trái đất đứng yên, còn mặt trời quay xung quanh trái đất, nhờ vậy có ngày và
đêm. Trong khi đó, sự thực lại hoàn toàn ngược lại: trái đất quay xung quanh mặt
trời. Điều này là nguyên nhân sâu xa giải thích vì sao bản chất của nhiều hiện
tượng chỉ được tìm ra bởi khoa học sau một thời gian dài, có khi hàng thế kỉ hoặc
hàng chục thế kỉ.
Thứ ba, bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn
định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là từ lúc ra đời cho đến khi mất đi, bản chất vẫn giữ nguyên
như cũ mà bản chất cũng thay đổi. Ví dụ, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa thì bản chất của nó đã biến đổi ít nhiều, mặc dù căn bản
của nó vẫn giữ nguyên như cũ, mặc dù về căn bản nó vẫn giữ nguyên như cũ, tức là
vẫn chưa vượt ra ngoài khuôn khổ của hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa. Nếu
trong giai đoạn trước độc quyền, tự do cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa chiếm địa
vị thống trị, các tổ chức độc quyền chưa đóng vai trò gì đáng kể thì trong giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, tư bản độc quyền đã thay thế cho tự do cạnh tranh, quy luật lợi
nhuận tối đa thay thế cho quy luật lợi nhuận bình quân.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
3.1 Đối với quá trình nhận thức
- Nhận thức sự vật, hiện tượng không chỉ dừng lại ở việc xem xét các hiện
tượng được biểu hiện ra bên ngoài mà phải đi sâu, tìm hiểu các bản chất bên trong
của nó.
- Bản chất không tồn tại dưới dạng vật chất, nó bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài
thông qua các hiện tượng tương ứng. Do đó, chúng ta chỉ có thể tìm ra bản chất khi
và chỉ khi nghiên cứu các hiện tượng cụ thể.

8
- Quá trình nhận thức của con người là quá trình đi từ hiện tượng tới bản
chất, từ bản chất mờ nhạt đến bản chất sâu sắc. Quá trình này là quá trình không
ngừng dừng lại. Nó đòi hỏi chúng ta không được tự thỏa mãn dừng lại ở bất kỳ một
trình độ nhận thức nào về bản chất của sự vật.
- Khi tìm hiểu bản chất, không được chủ quan tùy tiện, cần công phu bởi vì
nó là một quá trình khó khăn và lâu dài.
3.2 Đối với hoạt động thực tiễn
- Về cơ bản, phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người để thay đổi
bản chất sự vật, khi đó hiện tượng mới có thể thay đổi. Mặt này của bản chất và
hiện tượng khá giống với mối quan hệ giữa lượng và chất.
- Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng loại. Vì thế, muốn thay đổi
bản chất của sự vật, phải thông qua hoạt động của mình, con người làm mất điều
kiện tác động của quy luật cũ, tạo điều kiện cho sự nảy sinh và tác động của quy
luật mới.

9
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN
Về vai trò và ý nghĩa, phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm trù
bản chất – hiện tượng nói riêng đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát
đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc
đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một
hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có
thể đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới,
giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu
này sang lĩnh vực nghiên cứu khác. Cụ thể ở đây, ta sẽ nói về ý nghĩa của mối quan
hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu và học tập của
sinh viên.
Thứ nhất, quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng của cặp
phạm trù bản chất và hiện tượng giúp sinh viên chúng ta định hướng nguyên tắc
nghiên cứu và học tập: muốn nhận thức rõ được bản chất của đối tượng nghiên cứu,
học tập thì cách duy nhất phải tìm hiểu sâu, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng, quá
trình thực tế.
Ví dụ:
Trong môn học Thị trường chứng khoán, trước tiên chúng ta được tìm hiểu
về chứng khoán là gì? Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá khác nhau được các
tổ chức phát hành (theo luật định). Có 3 loại chứng khoán chính mà các doanh
nghiệp niêm yết thường phát hành: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.
Tiếp theo, sau khi hiểu được định nghĩa, ta phải tiếp tục đi đào sâu vào từng
loại chứng khoán cụ thể:
- Cổ phiếu là một tờ giấy có giá, chứng nhận quyền sở hữu một lượng cổ phần
nhất định trong công ty phát hành của người nắm giữ nó.
- Còn trái phiếu: Nếu bạn sở hữu nó, bạn là Chủ Nợ của công ty phát hành ra
trái phiếu. Nếu bạn mua tất cả trái phiếu của một công ty phát hành ra, bạn là
chủ nợ lớn của công ty, nhưng bạn KHÔNG phải chủ sở hữu của công ty.
- Trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu có thể quy đổi thành Cổ phiếu.

10
Suy ra, muốn nhận thức rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, ở đây ví dụ cụ
thể là chứng khoán, cần phải tìm hiểu sâu về nó, bóc tách các thành phần cấu tạo
nên đối tượng, hiểu rõ từng phần, sau đó tổng hợp lại đầy đủ tất cả các hiện tượng,
quá trình thực tế.
Thứ hai, quá trình tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu, học tập sẽ là
một quá trình tư duy vô cùng lâu dài và phức tạp. Đó là quá trình sinh viên phải tìm
hiểu từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất mờ nhạt đến bản chất sâu sắc, từ bản
chất sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn,… Khi tổng hợp các hiện tượng, sinh viên
cần đặt đối tượng nghiên cứu vào các môi trường, điều kiện hoàn cảnh khác nhau,
bởi vì môi trường bên ngoài làm cho hiện tượng bộc lộ ra bị tác động hoặc ít hoặc
nhiều. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được bản chất cấp I, và như thế chưa phải là hết. Từ
bản chất cấp I, sinh viên lại có thể nghiên cứu, nghiền ngẫm thêm để tổng hợp ra
bản chất II, và từ cấp II đến cấp III, cứ như thế mãi tới các bản chất cấp cao hơn…
Ví dụ:
Khi nghiên cứu về một nguyên tố hoá học, các nhà khoa học đã cùng nhau
khám phá ra bản chất của nguyên tử là sự tương tác của điện tử và hạt nhân. Mặc
dù ban đầu nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt không thể phân chia nhỏ hơn
nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của nhiều
hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron, proton và neutron.
Đó là bản chất cấp I. Sau một thời gian dài, các nhà khoa học lại khám phá ra lượng
tử. Những nguyên lý của cơ học lượng tử đã mô tả thành công các tính chất quan
sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và hạt hạ nguyên tử.
Đây là bản chất cấp II của nguyên tử. Có thể nói, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu là
kéo dài vô tận, không bao giờ kết thúc. Có thể trong tương lai, bản chất cấp III
cũng sẽ sớm được phát hiện.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và học tập, sinh viên phải xem xét đối
tượng nghiên cứu dưới nhiều hiện tượng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên trong thực tế, các loại nguồn lực là có hạn nên trong một phạm vi hoàn cảnh
và thời gian nhất định, sinh viên khó có thể xem xét hết toàn bộ các hiện tượng có
thể xảy ra. Do vậy, sinh viên nên thu hẹp phạm vi để xem các hiện tượng điển hình
trong các hoàn cảnh điển hình. Tuy kết quả của việc xem xét này không thể phản
ánh đầy đủ bản chất thực sự của sự vật nhưng nó cũng đã phản ánh bản chất đến

11
một cấp độ nhất định. Cũng vì lẽ đó, khi tổng kết nghiên cứu, sinh viên nên đưa ra
kết luận của mình một cách hết sức thận trọng.

Ví dụ:
Khi sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học với chủ đề: “Nhân tố ảnh
hưởng đến khởi nghiệp của giới trẻ khu vực Đông Nam Á”, sinh viên cần có nhiều
người khác nhau tham gia ngủ dưới những điều kiện, tác động khác nhau. Tuy
nhiên, khảo sát hết toàn bộ mọi người là bất khả thi. Vì vậy, sinh viên cần tuyển
mẫu 1000 người trẻ trong khu vực Đông Nam Á: đến từ tất cả các nước trong khu
vực, mọi độ tuổi, mọi giới tính, không phân biệt màu da, sắc tộc. Mặc dù 1000 chỉ
là con số nhỏ so với toàn bộ người trẻ trong khu vực Đông Nam Á nhưng nó đã
phản ánh một lượng lớn thông tin để cung cấp cho nghiên cứu khoa học của sinh
viên, từ đó tiếp tục phân tích, tổng hợp để phân tích được những nhân tố nào cấu
thành nên sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ trong khu vực Đông
Nam Á.
Cuối cùng, mọi đối tượng đều được tạo thành từ sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, nên mọi đối tượng luôn không ngừng phát triển. Mà bản chất
là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định
bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng. Nên khi sự vật phát triển
thì bản chất cũng thay đổi để tạo ra sự chuyển hoá của đối tượng từ dạng này sang
dạng khác. Vì thế các phương pháp đã áp dụng vào hoạt động nghiên cứu cũ trước
đây cũng cần sinh viên đổi mới, sáng tạo bằng các phương pháp mới, phù hợp với
bản chất đã thay đổi của đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh trong học tập và công việc.

12
C. KẾT LUẬN
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của
sự vật đó. Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản
chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài. Cặp phạm trù này vừa thống nhất với
nhau, vừa đối lập nhau, tuy nhiên vẫn nằm trong mối liên hệ phụ thuộc qua lại lẫn
nhau.

Phép biện chứng duy vật nói chung cũng như cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng nói riêng đã đặt nền móng, định hướng và đề ra các nguyên tắc đúng đắn và
chính xác trong hoạt động nhận thức và vận dụng vào cuộc sống thực tế của con
người. Đồng thời, đây cũng là hình thức tư duy hiệu quả nhất trong quá trình
nghiên và học tập.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội ngày càng phát triển và
đòi hỏi yêu cầu cao hơn ở con người – thích ứng nhanh hơn và nhạy bén với cuộc
sống. Do đó, việc không ngừng tư duy, học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức
vào cuộc sống thực tiễn là một việc vô cùng cấp thiết. Một trong những kiến thức
đó chính là quan điểm biện chứng duy vật và mối quan hệ biện chứng của cặp
phạm trù bản chất và hiện tượng. Đứng trên cương vị là một người sinh viên năm
nhất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau khi học tập và tham khảo về mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, em đã có cho mình những kiến
thức cơ bản, là nền tảng xây dựng tư duy và thế giới quan cho riêng mình, để sẵn
sàng cho việc nghiên cứu và vận dụng trong cuộc sống thực tiễn sau này.

13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu Nghĩa, Phạm Ngọc Quang, Mai Thi, Mai Văn Bính , Câu hỏi và bài tập
Triết học, tập III: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, NXB Khoa học Xã hội, TP Hồ
Chí Minh, 2005.

2. Trần Văn Phòng, Nguyễn Thế Kiệt , Hỏi – Đáp môn Triết học Mác - Lênin,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hà Nội, 2005.

3. Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội,
Tập bài giảng Triết học Mác – Lê nin, tập 1: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, NXB
Chính trị Quốc gia, TP Hà Nội,2000.

4. Vũ Thiện Vương, Triết học Mác – Lênin về con người và việc xây dựng con
người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc
Gia, TP Hà Nội, 2000.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (Dành cho bậc đại
học không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, TP Hà Nội,
2021.

14

You might also like