You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI

Đề bài: Tranh chấp trong chia di sản thừa kế, tranh


chấp tài sản có trên đất

Đơn vị giảng dạy : Trường Đại học Luật - ĐHQGHN


Giảng viên : PGS.TS.GVCC Doãn Hồng Nhung
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Lớp học phần : BSL2027 K65 LKD 1

Hà Nội - 2023
THÀNH VIÊN NHÓM

Tên Mã sinh viên Mức độ hoàn thành


Trần Tiến Đạt (nhóm trưởng) 20063041 Tốt
Nguyễn Vũ Hoàng Minh 20063111 Tốt
Phạm Ngọc Anh 20063013 Tốt
Trịnh Thị Ngọc Ánh 20063019 Tốt
Nguyễn Phương Nhi 20063127 Tốt
Hoàng Kim Ngân 20063117 Tốt
Nguyễn Thúy Hằng 20063057 Tốt
Trần Trung Kiên 20063089 Tốt

Nhận xét của nhóm trưởng:


Trong quá trình làm bài, nhóm đã sôi nổi trong việc xây dựng cấu trúc đề bài và hoàn
thiện công việc đúng hạn. Các bạn trong nhóm đã có những ý kiến cá nhân đưa ra cho cả
nhóm cùng thảo luận. Tất cả bài làm đều dựa trên sự cố gắng và nỗ lực của cả nhóm.

2
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................................5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................6
3. Tình hình nghiên cứu đề tài.........................................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................7
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG VIỆC
CHIA DI SẢN THỪA KẾ, TRANH CHẤP TÀI SẢN CÓ TRÊN ĐẤT...................................9
1.1. Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế........................................9
1.1.1. Khái niệm tranh chấp, chia di sản thừa kế......................................................................9
1.1.2. Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế...............................................9
1.1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế............................................11
1.1.4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế..............................................................11
1.1.5. Thủ tục khởi kiện..........................................................................................................12
1.2. Tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế..............................................13
1.2.1 Khái niệm tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa kế..................................13
1.2.2 Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế.......................14
1.2.3. Đặc điểm của thừa kế tài sản có trên đất......................................................................15
1.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa kế...............16
1.2.5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di san thừa kế..............17
1.3. So sánh giữa tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và động sản..................................21
1.4. Bản án minh họa.................................................................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG VIỆC CHIA DI SẢN
THỪA KẾ, TRANH CHẤP TÀI SẢN CÓ TRÊN ĐẤT...........................................................33
2.1. Thực trạng thực thi pháp luật..............................................................................................33
2.2. Thực tiễn.............................................................................................................................35
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.............................................................37
3.1. Một số kiến nghị.................................................................................................................37
3.2. Một số giải pháp..................................................................................................................39
KẾT LUẬN....................................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................44

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn để theo kịp và
phù hợp với pháp luật quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật này đặc biệt về mảng
pháp luật dân sự và pháp luật đất đai là một chủ đề khá được quan tâm. Trong xã hội,
việc chia di sản và tranh chấp tài sản có trên đất là hai vấn đề pháp lý được gặp phải
thường xuyên. Vấn đề pháp lý này mang tính cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hiện đại
ngày nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này giúp mang lại giá trị thực tiễn cao
đồng thời còn có sự ảnh hưởng rộng rãi. Ngoài ra, các tranh chấp liên quan đến việc chia
di sản thừa kế và tài sản có trên đất thường khá phức tạp. Các vấn đề liên quan đến quyền
sở hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đòi hỏi có sự hiểu biết nhất định về pháp luật
và các quy trình pháp lý cũng như các nguyên tắc phân quyền. Con người luôn có trong
mình bản chất tư lợi cá nhân, nên khi chia di sản và tranh chấp tài sản trên đất liên quan
trực tiếp đến quyền lợi cá nhân và gia đình. Một quá trình phân chia không công bằng có
thể gây nên sự bất hòa, xung đột và ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình. Hiểu
rõ về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý trong các tranh chấp này là cần thiết để tìm kiếm
sự công bằng và giải quyết mâu thuẫn. Việc nghiên cứu về vấn đề này không chỉ để nhằm
giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp trong xã hội mà còn nhằm phát triển và hoàn
thiện pháp luật hơn. Các trường hợp tranh chấp mang tính tiên phong và mở rộng phạm
vi áp dụng các nguyên tắc pháp lý hiện có. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi pháp
luật hoặc xem xét lại các quy định hiện hành. Đồng thời việc nghiên cứu về tranh chấp
khi chia di sản thừa kế và tranh chấp tài sản có trên đất cũng giúp tăng cường giáo dục tư
duy pháp lý của cộng đồng. Hiểu biết về quyền lợi, trách nhiệm và các quy định pháp lý
liên quan đến tranh chấp này giúp mọi người nhận thức được quyền của họ và hướng dẫn
cho việc giải quyết mâu thuẫn theo đúng quy định pháp luật.
Với những lý do trên, nhóm tôi đã nghiên cứu đề tài “Tranh chấp trong việc chia di
sản thừa kế, tranh chấp tài sản có trên đất”. Việc nghiên cứu về đề tài này có ý nghĩa lớn

4
trong việc cải thiện hiểu biết pháp luật, giải quyết xung đột pháp lý và đảm bảo sự công
bằng trong xã hội.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chủ yếu là những quy định pháp luật có liên
quan đến tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế đặc biệt là những quy định về giải
quyết các tài sản có trên đất trong thừa kế. Không chỉ về mặt pháp luật mà còn đi sâu vào
thực tiễn để xem xét các hoạt động này diễn ra như thế nào và cách giải quyết tranh chấp.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ diễn ra ở pháp luật Việt Nam. Cụ thể các
văn bản pháp luật như Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 ngoài ra còn có
các đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong những giai đoạn gần đây.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Trong những năm gần đây theo tình hình thực tế trên nhiều địa bàn trong cả nước
đã có nhiều tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế đặc biệt là những tranh chấp đối với
các loại tài sản có trên đất trong thừa kế nên việc giải quyết các tranh chấp này cũng ngày
càng nhiều và nhận được sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều học giải ở nhiều
cấp độ khác nhau.

Chúng ta có thể thấy được rằng trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau tìm hiểu về chủ đề này, trong đó có các công trình ở cấp độ cao như luận văn
thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài này như:

- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Di sản thừa kế là quyền siwr dụng đất theo
pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Bình Trọng.
- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất từ
thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương” của tác giả Vũ Thị Thu
Thủy.

5
Ngoài ra, còn có một số sách tham khảo, chuyên khải của các tác giả là các giáo sư, tiến
sĩ uy tín như:

- Tác phẩm: Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử của Tưởng Duy Lượng, Nhà xuất
bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
- Tác phẩm: 99 tình huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và quyền sử dụng đất
của LS. TS Phan Thị Hương Thủy, Nhà xuất bản Tư pháp.

Có thể khẳng định được rằng những công trình nghiên cứu trên đã phần nào giải quyết
được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tranh chấp về chia di sản, tài sản có
trên đất và đây cũng là nguồn tư liệu quý giá để nhóm có thể tham khảo trong quá trình
thực hiện bài nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể cho rằng đến này chưa có công trình nghiên
cứu nào thực sự nghiên cứu sâu về vấn đề “Tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế,
tranh chấp tài sản có trên đất” nên nhóm sẽ tập trung nghiên cứu sâu các vấn đề lý luận
và đưa ra nhũng cơ sở thực tiễn để có thể đáp ứng được những yêu cầu về tính thời sự, có
giá trị về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp chúng ta hiểu được về những vấn đề pháp lý xoay
quanh việc tranh chấp trong chia di sản thừa kế đặc biệt là những tài sản có trên đất.
Đồng thời nhìn nhận vào thực tiễn để biết về những tác động tiêu cực và tích cực hiện
nay như thế nào. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện về cả mặt
pháp luật và mặt thực tiễn.
Từ những mục đích của việc nghiên cứu pháp luật về vấn đề pháp luật tranh chấp
chia di sản thừa kế và tài sản có trên đất. Nghiên cứu này nhằm tạo ra một môi trường
pháp lý ngày càng công bằng, minh bạch, công khai.

5. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp
logic, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý

6
luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương thức được sử dụng một
cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu.

6. Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu của nhóm được chia thành 4 chương:


- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vấn đề tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế,
tranh chấp tài sản có trên đất.
- Chương 2: Thực trạng vấn đề tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế, tranh chấp tài
sản có trên đất.
- Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp.

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP
TRONG VIỆC CHIA DI SẢN THỪA KẾ, TRANH CHẤP TÀI SẢN CÓ
TRÊN ĐẤT

1.1. Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di sản thừa kế

1.1.1. Khái niệm tranh chấp, chia di sản thừa kế

Có rất nhiều khái niệm để nói về tranh chấp nhưng có lẽ rằng nhìn tranh chấp dưới
góc độ pháp lý mang lại cho chúng ta cái nhìn chính xác nhân khi tranh chấp là những
mâu thuẫn về lời ích xảy ra khi một hoặc cả hai bên không thống nhất được với nhau về
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của mình lên một hoặc nhiều đối
tượng nhất định. Hiện nay, có rất nhiều loại tranh chấp khác nhau như tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ và nổi cộm nhất đó chính là tranh chấp về tài sản đặc biệt là tranh chấp
di sản trong việc chia thừa kế.
Như vậy, tranh chấp về phân chia di sản thừa kế được hiểu là những xung đột mâu
thuẫn giữa các chủ thể tỏng việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà người chết
đã để lại cho từng người còn sống có quyền hưởng thừa kế tỏng khối di sản chung sau khi
đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại. Trong phần di sản thừa kế của
người chết để lại có thể bao gồm cả động sản và bất động sản. Nhưng khi tranh chấp liên
quan đến bất động sản bao gồm đất và tài sản có trên đất cực kỳ rắc rối. Chúng ta biết
rằng theo Hiến pháp năm 2013 thì Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đồng thời căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai
năm 2013 “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Hiện nay tranh chấp đất đai là dạng
tranh chấp rất phổ biến và đồng thời những tranh chấp này rất phức tạp. Do đó để giải
quyết các tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.

8
1.1.2. Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế

Việc khởi kiện các tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là một
yếu tố cực kỳ nhạy cảm khi đây lại là quyền của người dân nhưng những đối tượng trong
chia di sản thừa kế thường là những người có quan hệ huyết thống với nhau. Nên khi tình
cảm liên quan tới tài sản mà đặc biệt khi đem ra pháp luật giải quyết thì thứ tình cảm máu
mủ ruột già đó liệu có còn hay không?
Để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, trước hết cần xác định những ai có
quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có hai hình
thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật. Đầu tiên, theo hình
thức thừa kế theo di chúc thì người có quyền khởi kiện là người có quyền thừa kế theo di
chúc hay có thể hiểu là người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản do người
chết để lại. Thứ hai, theo hình thức thừa kế theo pháp luật thì người có quyền khởi kiện là
người có quyền thừa kế theo pháp luật đó chính là những người nằm trong hàng thừa kế
được hưởng phần di sản thừa kế
Cụ thể theo quy định tại Điều 651 thì những người thừa kế theo pháp luật được
quy định theo thứ tự như sau:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.”

Như vậy, đối với những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phẩn di sản bằng nhau.
Đồng thời, những người ở hành thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu như không có ai

9
ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản

1.1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế

Thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế được tuân thủ theo
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 căn cứ vào Khoản 5 Điều 26 thì những tranh chấp về
thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể, tại Điều 35,
Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ những trường hợp đương sự hoặc
tài sản hoặc sự kiện pháp lý đang tranh chấp ở phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định Điều 26 điều 28, trừ tranh chấp
quy định tại Khoản 7 Điều 26 của Bộ Luật này”

Tuy nhiên chúng ta có một lưu ý rằng đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân
chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia và đây có thể coi là vùng đất
thuộc lãnh thổ của nơi đó. Đồng thời, trường hợp di sản thừa là động sản thì Tòa án có
thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa
thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh
chấp.

1.1.4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế.

10
Việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự
thay đổi cực kỳ lớn theo Điều 623 thì “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là
30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết
thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng đối với những di sản là động sản thì thời hiệu
khởi kiện sẽ là 10 năm còn đối với những di sản là bất động sản thì sẽ có thời hiệu khởi
kiện lên đến 30 năm. Điểm mới ở đây đối với bất động sản khi thời hiệu được thay đổi
kéo dài lên tới 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và điều này hoàn toàn là hợp lý đối với
tình hình thực tế hiện nay.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện
về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm
1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế".

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày
01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không
tính vào thời hiệu khởi kiện.

Còn đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền
thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

1.1.5. Thủ tục khởi kiện

Về trình tự thủ tục để thực hiện việc khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế sẽ
giải quyết theo trình tự của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Về hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện, các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện
và người để lại tài sản như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận kết
hôn, … Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế, bản kê khai các di sản, các loại
giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tài sản và một số giấy tờ khác

11
Sau khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ,
nếu xét thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự
nộp tiền tạm ứng án phí. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thì đương
sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Đồng thời, sau khi nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án,
tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai thu tiền. Như
vậy, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Về thời hạn giải
quyết vụ án, thời hạn giải quyết về lĩnh vực chia thừa kế là 04 tháng, kể từ ngày Tòa án
thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan thì vụ án có thể kéo dài nhưng không được quá 06 tháng.

1.2. Tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế

1.2.1 Khái niệm tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa kế

Tài sản trên đất là cách gọi thông thường của mọi người để chỉ những tài sản được xây
dựng hay hình thành trên bất động sản. Cách gọi chính xác nhất được văn bản hóa trong
Luật đất đai 2013 là Tài sản gắn liền với đất, theo đó: hiện nay chưa có khái niệm cụ thể
để định nghĩa thế nào là tài sản gắn liền với đất mà chỉ liệt kê các loại tài sản gắn liền với
đất. Cụ thể tại Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà
ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm. Hay căn cứ theo
Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là bất
động sản, bao gồm nhà, cồn trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với
đất đai. Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ – CP thì lại liệt kê
các loại tài sản gắn liền với đất sau: nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây
dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây
lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của
pháp luật. Đồng thời theo Thông tư 07/2019 còn đề cập đến tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai. Cụ thể, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai sẽ có nhà
ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa
vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở

12
riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp
luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan. Hay là, rừng sản
xuất bao gồm rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế
chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Đối với những loại tài sản hình thành trên đất thì sẽ có những tranh chấp phổ biến như
tranh chấp giá trị cây cối được trồng trên đất đi thuê/mượn hay những tranh chấp công
trình như nhà xưởng, nhà khi, công trình phụ trên đất thuê/ mượn. Nhưng nổi cộm nhất
vẫn là những tranh chấp tài sản có trên đất trong phần di sản thừa kế.

Theo đó, tranh chấp tài sản có trên đất là sự xung đột, mâu thuẫn quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong quá trình sử dụng; sở hữu và định đoạt tài sản gắn liền với đất. Khác với
tranh chấp quyền sử dụng đất, đối tượng tranh chấp ở đây là những tài sản gắn liền với
quyền sử dụng đất. Trong một số trường hợp, tranh chấp tài sản trên đất xảy ra cùng thời
điểm với tranh chấp quyền sử dụng đất. Như vậy có thể thấy tranh chấp tài sản có trên đất
cũng là một phần của tranh chấp đất đai và có những đặc điểm của tranh chấp đất đai.
Hiện nay tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp rất phổ biến và đồng thời những tranh
chấp này rất phức tạp. Do đó để giải quyết các tranh chấp đất đai cần phải xác định được
các dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa
kế còn là một dạng tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai. Các tranh chấp này phát sinh
giữa các chủ thể đồng thừa kế, về việc xác định và phân chia di sản thừa kế là quyền sử
dụng đất.

1.2.2 Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế

Giải quyết là tổ hợp các hành động tư duy và hành động thực tiễn nhằm phát hiện ra mối
quan hệ thật chưa biết các của yếu tố có liên quan trong từng tình huống thông qua các
hành động xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ưu triển khai
và đánh giá kết quả. Đặc biệt, giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di
sản thừa kế là một trong dạng của giải quyết tranh chấp đất đai.Giải quyết tranh chấp đất
đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu

13
thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định
rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Về bản chất, giải quyết tranh
chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế cũng giống giải quyết tranh chấp
đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó
các cơ quan có thẩm quyền có thể phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm đồng
thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế là một trong những
dạng của giải quyết tranh chấp đất đai .Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc
chia di sản thừa kế là giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn nội bộ trong mối quan hệ giữa
những chủ thể đồng thừa kế, trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại,
đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xung đột, mâu thuẫn quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình sử dụng; sở hữu và định đoạt tài sản gắn liền với
đất.

Vậy những tài sản có trên đất này muốn trở thành di sản thừa kế cũng cần đáp ứng những
điều kiện nhất định về pháp luật thừa kế và một số pháp luật khác. Đầu tiên, phải có căn
cứ xác định tài sản đó thuộc sở hữu của người để lại di sản thừa kế chẳng hạn như nhà ở
thì phải có giấy nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Đây chính là căn cứ
quan trọng để xác định tính hợp pháp của di sản thừa kế. Thứ hai, tài sản đó hiện đang
không có tranh chấp. Vì nếu như tài sản đó đang có tranh chấp sẽ gây ra những vẫn đề
phức tạp và vô hình chung điều này sẽ làm tăng số vụ giải quyết tranh chấp. Thứ ba,
những tài sản này không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Vì những tài sản kê biên này
dùng để đảm bảo thi hành án là nghĩa vụ thanh toán trong khối di sản được để lại, khi
chia di sản thì các nhĩa vụ thanh toán được ưu tiền, vì vậy “cắt ra” một phần hoặc toàn bộ
tài sản có trên đtá để đảm bảo thi hành án, phần còn lại sau khi thành tonas các nghĩa vụ
đó (nếu còn) mà đảm bảo được các điều kiện khác thì vấn được xếp vào di sản thừa kế.

1.2.3. Đặc điểm của thừa kế tài sản có trên đất

14
Thứ nhất, thừa kế tài sản có trên đất có thể được đánh giá là sự chuyển quyền sở hữu tài
sản một cách đặc biệt. Chuyển quyền sử dụng tài sản có trên đất khi chia di sản thừa kế
xảy ra khi người có quyền sở hữu tài sản có trên đất đã chết và đã đến thời điểm mở thừa
kế (khác với chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại quyền sở hữu tài
sản,....)

Vậy nên có thể khẳng định rằng, đặc điểm nổi bật của thừa kế quyền sở hữu tài sản có
trên đất là việc này chỉ đặt ra khi người có quyền sở hữu tài sản có trên đất đã chết làm
cho quyền sở hữu tài sản có trên đất được chuyển dịch không dựa trên cơ sở một hợp
đồng được thiết lập giữa các bên.

Thứ hai, thừa kế quyền sở hữu tài sản có trên đất phải tuân theo quy định của Luật dân sự
năm 2015 và pháp Luật đất đai hiện hành. Đối với các tài sản có trên đất thì việc chuyển
quyền sở hữu có thể được người lập di chúc định đoạt mọi thứ về tài sản của mình, có thể
di chúc lại di sản của mình cho bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Hoặc khi người để
lại tài sản có trên đất sẽ không để lại di chúc thì tài sản này sẽ được chia theo pháp luật.
Việc để lại di sản thừa kế là tài sản có trên đất thì phạm vi người được hưởng di sản thừa
kế sẽ rộng hơn so với việc để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Bởi đối với tài sản
nếu có người nhận thừa kế là cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì các chủ thể
được nhận thừa kế bình đẳng với nhau, bình đẳng với các cá nhân Việt Nam, nhưng đối
với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài lại
thuộc các trường hợp được quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì mới được thừa kế
quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

1.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa
kế.

Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa kế là một dạng tranh
chấp đất đai. Nên khi Giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất trong việc chia di sản thừa
kế vừa phải tuân thủ các nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp đất đai, vừa phải bảo
đảm các nguyên tắc riêng như:

15
Đầu tiên, pháp luật bảo hộ thừa kế tài sản của cá nhân. Quyền thừa kế của công dân là
một hiến định, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa quyền này ở phần XXI. Điều đầu
tiên trong phần thừa kế đã đưa ra nguyên tắc đã đưa ra nguyên tắc chung nhất đó là
“quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân”. Thừa kế được thực hiện theo hai phương
thức: thứ nhất, theo sự định đoạt của người để lại thừa kế trên cơ sở di chúc để lại; thứ
hai, trong trường hợp không có di chúc để lại thì tài sản thừa kế được chia theo quy định
của pháp luật dân sự hiện hành.

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản.
Quyền tự do lập di chúc của cá nhân được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm
2015 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Điều này có nghĩa là nếu người chết để lại di chúc một cách hợp pháp thì việc thứ kế
được tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người chết, để đảm bảo và tôn trọng
quyền định đoạt của họ.

Thứ ba, nguyên tắc người thừa kế phải còn “sống” tại thời điểm mở thừa kế. Pháp luật
dân sự Việt Nam không quy định độ tuổi và năng lực hành vi của người nhận thừa kế mà
chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhận di sản thừa kế. Do vậy người nhận
thừa kế dù có năng lực hành vi hay không thì vẫn được hưởng di sản chỉ cần người đó
còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người chết để lại di chúc.

Cuối cùng, nguyên tắc người thừa kế có quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để
lại. Đi kèm với quyền được hưởng di sản thừa kế của người đã chết thì người nhận di sản
thừa kế phải chịu các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại phù hợp với phần di sản
nhận được. Trong trường hợp người thừa kế được xác định là có quyền hưởng di sản
nhưng phần di sản do người chết để lại ít hơn phần nghĩa vụ phải thanh toán thì quyền
hưởng di sản của người nhận thừa kế không phát sinh. Điều này cũng thể hiện rõ việc các
nghĩa vụ tài sản của người đã chết được ưu tiên thanh toán.

16
1.2.5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản có trên đất khi chia di sản thừa
kế

Việc giải quyết tranh chấp phát sinh khi chia di sản là tài sản có trên đât trong thừa kế thì
các bên có thể lựa chọn những cách giải quyết khác nhau

Đầu tiên, các bên tự đàm phán giải quyết tranh chấp. Tự đàm phán giải quyết tranh chấp
tài sản trên đất là việc các bên tranh chấp cùng nhau thương lượng, đề xuất cách giải
quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Hầu hết những tranh chấp này thường phát sinh
giữa những người cùng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đang tranh chấp. Do
đó, phương án tự đàm phán giải quyết tranh chấp tài sản trên đất luôn được thực hiện đầu
tiên. Các bên cũng có thể tìm đến luật sư để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp ngay từ
giai đoạn này. Luật sư với sự hiểu biết chuyên sâu về pháp luật sẽ giúp các bên phân tích,
đánh giá những mặt thiệt hơn, đưa ra phương án giải quyết tốt nhất để cân bằng quyền lợi
cho tất cả các bên.

Tuy đây là phương thức giải quyết tranh chấp tài sản trên đất đơn giản, nhanh gọn nhưng
hiệu quả trên thực tế lại không được đánh giá cao. Kết quả giải quyết tranh chấp tài sản
gắn liền với đất theo cách này phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các bên tranh chấp. Kết
quả này có thể không được đảm bảo thực hiện đến cùng do không có cơ chế bắt buộc các
bên phải thực hiện. Bên cạnh đó, nếu chỉ có các bên tranh chấp đứng ra đàm phán với
nhau thì rất khó trong việc các bên chịu lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của nhau. Nếu giải
quyết không khéo, tranh chấp tài sản trên đất có thể còn trở nên phức tạp và gay gắt hơn.

Thứ hai, yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải tại cơ sở. Ngoài phương án tự
thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản trên đất các bên có thể yêu cầu hòa giải viên tổ
chức buổi hòa giải, tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên trung gian, làm cầu
nối, tư vấn để các bên lựa chọn, đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp. Trình tự,
thủ tục hòa giải tranh chấp tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Luật hòa giải cơ
sở 2013. Hòa giải viên là người có hiểu biết pháp luật, được Chủ tịch UBND xã ra quyết
định công nhận hòa giải viên. Các bên được tự lựa chọn hòa giải viên hoặc tổ trưởng tổ
hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tham gia hòa giải tranh chấp tài sản trên đất.

17
Lựa chọn giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất theo cách này cũng có những điểm
hạn chế như khi các bên tự đàm phán với nhau. Do đó, hiệu quả giải quyết không cao, các
bên vẫn có thể thay đổi ý kiến, quan điểm của mình. Nếu nhận thấy tranh chấp tài sản
trên đất quá căng thẳng, khó có thể đạt được thỏa thuận với nhau thì các bên nên cân
nhắc, có thể bỏ qua bước này để tránh làm mất thời gian của các bên. Hơn nữa, thời gian
tranh chấp kéo dài còn có thể ảnh hưởng tới sự biến động của tài sản tranh chấp, gây khó
khăn hơn cho quá trình giải quyết sau này.

Và cuối cùng là khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa. Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất
đai năm 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì
được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy
tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do
Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một
trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết

18
thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án
nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền
khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân
dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết
định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải
được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành
sẽ bị cưỡng chế thi hành”

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo đó thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Ủy ban nhân dân hoặc Tòa
án dân

Tóm lại, tranh chấp tài sản có trên đất khi phân chia di sản thừa kế nói chung phải
hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có tài sản trước khi khởi kiện, trường hợp không
hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện
khởi kiện.Theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Tranh chấp về thừa
kế tài sản” sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Thẩm quyền của tòa án
theo lãnh thổ giải quyết tranh chấp thừa kế quy định tại Điều 39. Thẩm quyền giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều
26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Các đương sự có quyền tự thỏa thuận
với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên
đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức

19
giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết. Như vậy đối với các tranh chấp mà tài sản thừa kế là động sản thì thẩm quyền
giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ là tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền. Cần lưu ý,
đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế là bất động sản (như nhà ở, quyền sử dụng đất)
thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.

Theo quy định tại Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế nếu tranh chấp đó
không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, không cần phải thực hiện ủy thác tư pháp;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế nếu
tranh chấp đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải thực hiện ủy thác tư
pháp; giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp
huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

1.3. So sánh giữa tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và động sản

Những tài sản có trên đất là cách gọi thông thường của mọi người để chỉ những tài sản
được xây dựng hay hình thành trên bất động sản cụ thể là đất đai. Mà đối với bất động
sản bao gồm đất đai, nhà, công trình, xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng và các loại tài sản khác do pháp luật quy định. Như vậy,
việc tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản khác gì so với động sản.
Để có thể so sánh giữa tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và di sản thừa kế là
động sản, cần phải hiểu bất động sản và động sản là gì. Động sản là tài sản có thể chuyển
dịch hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên
tính năng, công dụng. Còn với bất động sản, bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà
đất, là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh
viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến
trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó.

20
Sự giống nhau giữa tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và tranh chấp di sản
thừa kế là động sản đó là sự mâu thuẫn hay xung đột liên quan đến việc phân chia tài sản
của một người sau khi họ qua đời.
Về những điểm khác nhau giữa hai tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và
động sản. Đầu tiên, về loại tài sản mà người qua đời để lại. Trong trường hợp tranh chấp
di sản thừa kế là bất động sản, người chết để lại các tài sản bất động sản như nhà, đất đai,
căn hộ, biệt thự hoặc tòa nhà kinh doanh. Người thừa kế tranh chấp di sản có thể là con
cái, người thân hoặc những người được chỉ định trong di chúc để chia tài sản này. Trong
quá trình tranh chấp, người thừa kế có thể không đồng ý về cách phân chia tài sản này
hoặc có thắc mắc về tính công bằng của quá trình phân phối. Đối với tranh chấp di sản
thừa kế là động sản, tài sản chủ yếu là động sản, chẳng hạn như tiền mặt, tài khoản ngân
hàng, cổ phiếu, trái phiếu, xe hơi, bảo hiểm và các loại tài sản có giá trị tương tự. Tranh
chấp di sản đối với động sản xảy ra khi người chết để lại một di chúc hoặc không để lại di
chúc, và người thừa kế có ý kiến khác nhau về cách phân chia hoặc quản lý các đối tượng
này.
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. Sự khác nhau chính
giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản và tranh chấp di sản
thừa kế là động sản nằm ở việc quyền và quy trình pháp lý liên quan đến từng loại tài sản.
Đối với tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản, thông thường, tranh chấp di sản bất
động sản rơi vào thẩm quyền của tòa án địa phương hoặc tòa án mà bất động sản đó nằm
trong phạm vi theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
2015. Ví dụ, nếu căn nhà nằm ở một tỉnh cụ thể thì tòa án địa phương trong tỉnh đó sẽ có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đối với tranh chấp di sản thừa kế là động sản, thông
thường, tranh chấp di sản là động sản có thể nằm trong thẩm quyền của tòa án khu vực.
Tuy nhiên, quy trình cụ thể có thể khác nhau tùy theo quốc gia và địa phương.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế. Thời hiệu khởi kiện tranh
chấp di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản cũng thường phụ thuộc vào quy định
của pháp luật trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Đối với tranh chấp di sản thừa kế
là bất động sản, việc tranh chấp di sản thừa kế bất động sản có thể đòi hỏi thời gian lâu

21
hơn so với động sản do quy trình pháp lý thường phức tạp hơn. Điều này có thể bao gồm
việc định giá, bán hoặc chuyển nhượng bất động sản, và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.
Còn về tranh chấp di sản thừa kế là động sản, trong một số trường hợp, tranh chấp di sản
thừa kế động sản có thể được giải quyết nhanh chóng hơn, đặc biệt nếu tài sản này dễ
dàng chuyển nhượng hoặc phân chia. Thời hiệu khởi kiện trong các tranh chấp di sản
động sản thường ngắn hơn so với bất động sản.
Bên cạnh đó, thời hiệu khởi kiện cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định
pháp luật và mức độ phức tạp của tranh chấp. Thời hiệu khởi kiện có thể được quy định
bởi pháp luật hoặc bởi di chúc của người chết, nếu có. Nếu có di chúc, thời hiệu khởi
kiện có thể phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể được đề cập trong di chúc. Ngoài ra, thời
hiệu khởi kiện cũng có thể phụ thuộc vào sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan, bao
gồm các thừa kế, người thừa kế, và luật sư đại diện cho họ. Nếu có tranh chấp hoặc
không đồng thuận, quá trình có thể kéo dài thêm.

1.4. Bản án minh họa

Bản án 02/2022/DT-ST ngày 26/01/2022 về tranh chấp chia di sản thừa kế


Ngày 26-01-2022, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình xét xử
sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 11/2020/TLST- DS ngày 22 tháng 6 năm 2020 về
“Tranh chấp chia di sản thừa kế” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:
25/2021/QĐXX-ST ngày 01 tháng 12 năm 2021; Thông báo thay đổi lịch xét xử vụ án
dân sự số: 06/TB-TA ngày 15 tháng 12 năm 2021; Quyết định hoãn phiên tòa số:
20/2021/QĐST-DS ngày 24 tháng 12 năm 2021; Quyết định hoãn phiên tòa số:
01/2022/QĐST-DS ngày 11 tháng 01 năm 2022 giữa các đương sự:
1.4.1. Tóm tắt nội dung bản án
2.4.1.1. Nguyên đơn
1. Ông Trừ Ngọc Qu, sinh năm 1947.
2. Ông Trừ Ngọc Q, sinh năm 1947.
Đều trú tại: Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
1.4.1.2. Bị đơn

22
1. Ông Trừ Ngọc T, sinh năm 1954.
Địa chỉ: Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
Người đại diện theo ủy quyền của ông T: Ông Lê Hữu T, sinh năm 1981. Địa chỉ: 45N/6,
khu phố B, phường B, thành phố Th, tỉnh Bình Dương.
2. Bà Trừ Thị T1, sinh năm 1954.
Địa chỉ: Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
1.4.1.3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Bà Trừ Thị T2, sinh năm 1962
Địa chỉ: Tổ 2, khu phố T, phường Ph, thành phố B, tỉnh Đồng Nai.
2. Chị Trừ Thị Thanh H, sinh năm 1981 (con ông T)
Địa chỉ: Thôn H, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
3. Chị Trừ Thị S, sinh năm 1983 (con ông T)
Địa chỉ: Ấp T, xã Th, thị xã T, tỉnh Bình Dương.
Nơi ở hiện nay: Thôn H, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
Người đại diện theo ủy quyền của chị Sen: Anh Lê Hữu T1, sinh năm 1983. Địa chỉ: Số
45N/6, khu phố B, phường B, thành phố Th, tỉnh Bình Dương.
4. Chị Trừ Thị M, sinh năm 1985 (con ông T)
Địa chỉ: Ấp T, xã Th, thị xã T, tỉnh Bình Dương.
5. Anh Trừ Ngọc S, sinh năm 1974 (con ông Qu).
6. Chị Nguyễn Thị L, sinh năm 1977 (con ông Qu).
Đều trú tại: Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
(Ông Qu, ông Q, bà T1(đều có mặt), ông T, bà T2, ông T, ông T1, chị H, chị S, chị M
(đều có đơn xin xử vắng mặt), anh S, chị L vắng mặt)
1.4.1.4. Tóm tắt nội dung vụ án
Tại phiên tòa, nguyên đơn ông Trừ Ngọc Qu trình bày:
- Bố (Trừ Ngọc Q1) và mẹ (Lê Thị M) của ông đã qua đời và không để lại di chúc.
- Bố mẹ ông có 05 người con: ông Trừ Ngọc Qu, ông Trừ Ngọc Q, bà Trừ Thị T1, ông
Trừ Ngọc T và bà Trừ Thị T2, và không có con nuôi hoặc con riêng.

23
- Di sản bố mẹ ông gồm 05 thửa đất với tổng diện tích là 1.232m2. Các thửa đất này gồm
đất ở và đất màu, cùng với một phần đất ao.
- Trong số đất này, thửa đất số 730 được sử dụng chung bởi 03 hộ gia đình: hộ cụ Q1 (bố
của ông), hộ cụ Bùi Hữu L (đã qua đời) và hộ cụ Trần Thiên N (đã qua đời).
- Ông Trừ Ngọc T đã san lấp một phần diện tích đất ao để làm nhà, nhưng một phần vẫn
sử dụng chung với 02 hộ gia đình khác.
- Toàn bộ di sản này nằm trong thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
- Ngôi nhà trên đất đã xuống cấp và bà Trừ Thị T1 đã phá bỏ năm 2020 để xây dựng nhà
mới, không có tranh chấp về ngôi nhà này.
- Theo bản đồ năm 2005, diện tích đất đã thay đổi và được đăng ký tên chủ sở hữu khác
nhau.
- Ông Trừ Ngọc T yêu cầu Tòa án xác định toàn bộ diện tích đất tại 04 thửa đất là di sản
của bố mẹ ông để lại.
- Tài sản gắn liền với diện tích đất mà ông Trừ Ngọc T và bà Trừ Thị T1 quản lý thuộc
quyền sở hữu của họ, ông không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Ông yêu cầu Tòa án phân chia di sản theo quy định của pháp luật và nhượng ½ cho bà
T1 và ½ cho ông T. Ông cũng đề xuất sử dụng một phần diện tích đất hiện do ông T quản
lý để làm ngõ đi cho bà T1.
- Toàn bộ di sản đã được định giá và ông đồng ý với giá trị này.
- Ông Trừ Ngọc T không có yêu cầu phản tố và không tranh chấp về di sản này.
Tại phiên tòa, nguyên đơn ông Trừ Ngọc Q trình bày:
- Bố và mẹ của ông đã qua đời và không để lại di chúc.
- Hàng thừa kế như trình bày của ông Qu là đúng.
- Di sản bố mẹ ông bao gồm diện tích 1.232 m2 (bao gồm đất ở, đất màu và đất ao) tại
Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình.
- Ngôi nhà gắn liền với diện tích đất đã bị bà Trừ Thị T1 phá dỡ và không còn tồn tại.
- Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất của bố mẹ ông để lại hiện nay do ông Trừ Ngọc T
và bà Trừ Thị T1 quản lý và sử dụng.
- Bố, mẹ ông không còn tài sản gì khác.

24
- Toàn bộ di sản đã được Tòa án tiến hành thẩm định và định giá, ông nhất trí.
- Ông yêu cầu Tòa án phân chia di sản theo quy định của pháp luật, và ông nhường phần
di sản của mình cho bà T1 sử dụng, không yêu cầu bà T1 phải thanh toán giá trị di sản
cho ông.
Tại phiên tòa bị đơn bà Trừ Thị T1 trình bày:
- Bố và mẹ của bà đã qua đời và không để lại di chúc. Bà có năm người anh chị em.
- Bà đã sống cùng bố mẹ và chăm sóc họ khi họ già đi vì bà không xây dựng gia đình
riêng.
- Di sản bố mẹ bà bao gồm một lô đất ở, đất màu và đất ao tại Thôn D, xã Đ, huyện H,
tỉnh Thái Bình với tổng diện tích 1.232m2. Các tài sản gắn liền với đất này bao gồm một
ngôi nhà 03 gian xây lợp ngói, xây dựng năm 1977.
- Toàn bộ di sản này là quyền sử dụng đất do bà và ông T quản lý và sử dụng.
- Bà đang sử dụng hai thửa đất đất ở và đất ao, trong khi ông T đang sử dụng hai thửa đất
khác, bao gồm đất ở và đất ao.
- Ngôi nhà cũ đã bị bà phá dỡ và xây dựng lại vào năm 2020.
- Bố mẹ bà không còn tài sản khác.
- Toàn bộ di sản đã được Tòa án thẩm định và định giá, và bà đã đồng ý với giá trị này.
- Ông Qu và ông Q đã khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ bà. Bà đồng ý với
việc ông Qu và bà T2 nhượng phần di sản của họ cho bà, trong khi bà nhường ½ phần di
sản của ông Qu cho bà và không yêu cầu bà T2 thanh toán chênh lệch giá trị di sản.
- Bà chỉ yêu cầu ông T cắt một phần diện tích đất hiện đang được ông T quản lý để làm
ngõ đi, trong khi phần di sản còn lại do ông T quản lý sẽ thuộc quyền sử dụng của ông T
và không yêu cầu ông T phải thanh toán chênh lệch giá trị di sản cho bà.
Tại các bản tự khai, bị đơn ông Trừ Ngọc T trình bày:
- Bố và mẹ của ông là cụ Trừ Ngọc Q1 (chết năm 1995) và cụ Lê Thị M (chết năm 2011).
- Bố mẹ ông sinh ra năm 1983 và bắt đầu xây dựng gia đình.
- Bố mẹ ông cho vợ chồng ông một phần diện tích đất ở, đất ao, và đất màu tại thôn D, xã
Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình, nhưng ông không biết cụ thể diện tích là bao nhiêu.

25
- Từ năm 1983 đến 1988, ông và vợ xây dựng nhà và công trình phụ trên đất này. Sau đó,
ông san lấp một phần diện tích đất ao để trồng cây ăn quả vào khoảng năm 2006.
- Vào tháng 9 năm 2020, ông xây 03 gian quán để bán hàng trên diện tích đất này.
- Ông xác định rằng thửa đất số 556 có diện tích 417.8m2, trong đó ông đã san lấp một
phần diện tích đất ao để xây nhà và công trình phụ, và thửa đất số 557 có diện tích
267m2, ông cũng đã san lấp thành vườn vào năm 2006. Cả hai thửa đất này thuộc quyền
sử dụng của ông, không còn là di sản của bố mẹ ông.
- Vào ngày 14/12/2020, ông Trừ Ngọc T có đơn yêu cầu phản tố ông Trừ Ngọc Qu để xác
định di sản của bố mẹ ông, bao gồm cả thửa đất số 558 diện tích 918.6 m2, hiện đang do
ông Trừ Ngọc Qu quản lý và sử dụng tại Thôn D, xã Đ, huyện H, tỉnh Thái Bình. Tuy
nhiên, vào ngày 25/01/2022, ông rút toàn bộ yêu cầu phản tố của mình.
Người đại diện theo ủy quyền của ông T là ông Lê Hữu T trình bày:
- Hiện nay, diện tích đất thuộc hai thửa 556 và 557 được nguyên đơn khởi kiện coi là tài
sản của ông Trừ Ngọc T và vợ bà Nguyễn Thị Nh. Toàn bộ tài sản này được tạo lập bởi
ông T và bà Nh, và sau này, các con của ông T cũng đóng góp vào việc cải tạo đất và xây
dựng các tài sản trên đất này. Khi bà Nh còn sống, họ đã chia đất cho các con và các con
đã xây dựng các công trình trên đất này. Sau khi bà Nh qua đời vào năm 2019, toàn bộ di
sản bà Nh vẫn nằm trong tài sản chung của gia đình ông T và chưa được phân chia giữa
các đồng thừa kế.
- Trong đơn trình bày ngày 19/01/2022, ông Lê Hữu T đã đề xuất thỏa thuận với bà Trừ
Thị T1. Ông T đồng ý để lại cho bà T1 một ngõ đi có chiều rộng 2m và chiều dài theo
thửa đất giáp với đất của ông Trừ Ngọc Qu, và ông T đồng ý tự thu dọn các tài sản trên
diện tích đất để giao lại phần đất này cho bà T1. Trong trường hợp không thỏa thuận
được, ông T khẳng định rằng toàn bộ diện tích đất hiện nay ông T đang quản lý và sử
dụng là tài sản riêng của ông và bà Nh từ năm 1983, và ông không đồng ý với yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn.
Tại bản tự khai ngày 20/7/2020 và đơn đề nghị ngày 29/10/2021 bà Trừ Thị T2
trình bày:

26
- Bố và mẹ của bà là cụ Trừ Ngọc Q1 (chết năm 1995) và cụ Lê Thị M (chết năm 2011)
không để lại di chúc.
- Bố mẹ của bà sinh được năm người con, và trước khi qua đời, họ đã để lại khối di sản
giống như ông Qu, ông Q, và bà T1 đã trình bày.
- Ông Qu và ông Q đã khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế, trong đó diện tích đất
được quản lý bởi ông Trừ Ngọc T và bà Trừ Thị T1. Bà đồng ý với yêu cầu khởi kiện của
các ông.
- Theo quy định của pháp luật, bà được hưởng 1/5 di sản, và bà quyết định nhượng phần
này cho bà T1 mà không yêu cầu bà T1 phải thanh toán tài sản cho bà.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Trừ Thị Thanh H và chị Trừ Thị M đều
trình bày:
- Các chị là con gái của ông Trừ Ngọc T và bà Nguyễn Thị Nh. Toàn bộ tài sản, bao gồm
quyền sử dụng đất, đang do gia đình của các chị quản lý và đã được tạo lập từ trước bởi
bố mẹ của các chị.
- Sau này, các chị cũng đã đóng góp công sức và tiền bạc để cải tạo đất và xây dựng các
công trình trên đất này.
- Sau khi bà mẹ của các chị qua đời vào năm 2019 mà không để lại di chúc, toàn bộ di
sản của bà vẫn nằm trong tài sản chung của gia đình và chưa được phân chia giữa các
đồng thừa kế.
- Hiện nay, nguyên đơn đã khởi kiện để tranh chấp phần đất mà gia đình các chị đã sử
dụng ổn định trong hơn 40 năm. Các chị cho rằng đây là tài sản riêng của gia đình các chị
và không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Các chị đề nghị giải quyết qua hòa giải, và nếu không thể hòa giải được, các chị đề xuất
Tòa án xét xử theo ý kiến mà các chị đã trình bày.
Tại bản tự khai ngày 20/4/2020 ông Lê Hữu T1 (người được chị Trừ Thị S ủy
quyền) trình bày:
- Chị S là con gái của ông Trừ Ngọc T và bà Nguyễn Thị Nh.

27
- Hiện tại, có tranh chấp về diện tích của 2 thửa đất đang do ông T quản lý và sử dụng.
Diện tích này được chia từ gia đình cụ Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M, và ông T đã được
chia đất từ năm 1983.
- Gia đình của chị S đã sử dụng và quản lý đất này trong thời gian dài, xây dựng các công
trình và không có tranh chấp trước đây.
- Chị S không đồng ý với bất kỳ yêu cầu khởi kiện nào từ phía nguyên đơn và đề nghị
Tòa án không chấp nhận yêu cầu này.
- Chị S cũng đề nghị Tòa án công nhận toàn bộ tài sản tại các thửa đất số 556 và 557 tại
thôn D, xã Đ là tài sản chung hợp pháp của ông Trừ Ngọc T, chị Trừ Thị Thanh H, chị
Trừ Thị S và chị Trừ Thị M. Nếu các đương sự thỏa thuận được, chị S đồng ý để lại một
phần đất cho bà T1 và rút yêu cầu độc lập.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Trừ Ngọc S, chị Nguyễn Thị L trình
bày:
- Anh và chị là con trai và con dâu của ông Trừ Ngọc Qu.
- Vào năm 2005, bố mẹ anh chị (ông Trừ Ngọc Qu và bà Nguyễn Thị Đ) đã cho vợ chồng
anh chị một diện tích đất ở khoảng 120m2 trong thửa đất số 558 tại Thôn D, xã Đ, huyện
H.
- Vào cuối năm 2005, vợ chồng anh chị đã xây dựng một ngôi nhà 2 tầng trên diện tích
đất này.
- Nay, ông Trừ Ngọc T đã yêu cầu phản tố, cho rằng diện tích trên thuộc về di sản của cụ
Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M, và ông muốn yêu cầu phân chia.
- Quan điểm của anh chị là diện tích đất 918.6m2 tại thửa đất số 558 là tài sản của bố mẹ
anh chị, và họ không có ý kiến gì về việc phân chia di sản này.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa:
- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng và của người
tham gia tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử và Thư
ký phiên tòa đã tiến hành thụ lý, thu thập chứng cứ và xét xử vụ án theo đúng thẩm
quyền, đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định, những người tham gia tố tụng
đã chấp hành cơ bản đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

28
- Về giải quyết vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử: Căn cứ Điều 147, khoản 1 Điều 227,
khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 612, Điều 613, Điều 649, Điều 651
và 652 của Bộ luật Dân sự đề nghị HĐXX, xử:
 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trừ Ngọc Qu, Trừ Ngọc Q.
 Hội đồng xác định các diện tích đất và tài sản như sau:
 Diện tích 249.0m2 (đất ao) tại thửa số 548
 Diện tích 415.2m2 (đất ở) tại thửa số 549
 Diện tích 427.2m2 (đất ở) tại thửa số 556
 Diện tích 267m2 (đất ao) tại thửa số 557
 Chia di sản thừa kế của cụ Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M như sau:
 Bà Nguyễn Thị T1 được quyền sử dụng diện tích 249.0m2 (đất ao) tại thửa
số 548 và diện tích 415.2m2 (đất ở) tại thửa số 549.
 Bà Trừ Thị T1 được quyền sử dụng diện tích 63.2m2, trong đó diện tích
25.1m2 (đất ở) tại thửa số 556 và diện tích 38.1m2 (đất ao đã san lấp thành
vườn) tại thửa số 557.
 Ông Trừ Ngọc T được quyền sử dụng diện tích 402.1m2 (đất ở) tại thửa số 556 và
diện tích 228.9m2 (đất ao đã san lấp thành vườn) tại thửa số 557.
 Không có yêu cầu thanh toán chênh lệch giá trị di sản giữa các bên.
 Đình chỉ yêu cầu phản tố của ông Trừ Ngọc T và yêu cầu độc lập của các chị Trừ
Thị Thanh H, Trừ Thị S và Trừ Thị M.
 Về án phí, miễn nộp tiền án phí cho ông Qu, ông Q, ông T và bà T1 do họ là người
cao tuổi. Trả lại số tiền tạm ứng án phí mà chị S và chị H đã nộp do họ rút yêu cầu
độc lập.
1.4.2. Nhận định của Tòa án
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và
căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định:
(1) Vụ án là một tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

29
(2) Các bên liên quan đã được triệu tập theo quy định khiến cho việc xử lý vụ án trở nên
hợp pháp.
(3) Thời điểm mở thừa kế của cụ Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M là năm 1995 và 2011.
Quy định về thời hiệu khởi kiện được xác định theo pháp luật, và người thừa kế bao gồm
ông Trừ Ngọc Qu, ông Trừ Ngọc Q, bà Trừ Thị T1, ông Trừ Ngọc T, và bà Trừ Thị T2.
(4) Diện tích đất đang có tranh chấp trước đây đã được xác định, và không có tranh chấp
về tài sản gắn liền với đất và công trình đã san lấp.
(5) Tổng trị giá di sản thừa kế của cụ Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M đã được xác định và
sẽ được chia đều cho 5 người con, với một số điều chỉnh cho bà Trừ Thị T1 và ông Trừ
Ngọc T dựa trên yêu cầu tự nguyện của họ.
(6) Các yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập đã được đình chỉ.
(7) Về án phí, người cao tuổi được miễn nộp tiền án phí, và số tiền tạm ứng án phí đã nộp
sẽ được trả lại cho những người đã rút yêu cầu độc lập.
(8) Chi phí tố tụng đã được xác định và ông Qu tự nguyện chịu toàn bộ, trong khi ông T
phải chịu chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản theo yêu cầu phản tố mà ông đã
rút lại.
1.4.3. Quyết định
Căn cứ Điều 147, khoản 1, khoản 2 Điều 227, khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố
tụng dân sự; Điều 612, Điều 613, Điều 649, Điều 650 và Điều 651 của Bộ luật Dân sự.
Căn cứ Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Toà án.
Tuyên xử:
(1) Hội đồng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trừ Ngọc Qu và Trừ Ngọc Q, xác
định diện tích đất ở và đất ao tại một số thửa đất là di sản thừa kế của cụ Trừ Ngọc Q1 và
cụ Lê Thị M.
(2) Di sản thừa kế được chia cho các người thừa kế như sau:
- Bà Trừ Thị T1 được quyền sử dụng một phần diện tích đất ở và đất ao.
- Bà Trừ Thị T1 được quyền sử dụng một phần diện tích đất ao.
- Ông Trừ Ngọc T được quyền sử dụng một phần diện tích đất ở và đất ao.

30
(3) Trách nhiệm thanh toán được xác định, và các bên không có nghĩa vụ thanh toán
chênh lệch giá trị di sản cho nhau.
(4) Yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập đã bị đình chỉ.
(5) Về án phí, miễn án phí cho một số bên, và số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ được trả
lại cho những người có quyền.
(6) Quyền kháng cáo được cung cấp cho các đương sự trong hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án.
1.4.4. Nhận xét, đánh giá bản án
Bản án 02/2022/DS-ST ngày 26/01/2022 về tranh chấp chia di sản thừa kế là một
quyết định của Hội đồng xét xử trong một vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất và di
sản gia đình.
Bản án đã được tạo ra vào ngày 26/01/2022, có thể thấy quyết định này được đưa ra
sau một quá trình tư vấn, xem xét và thẩm định kỹ lưỡng. Bản án này cũng đã cung cấp
các thông tin chi tiết về tình huống, địa điểm, diện tích đất và các bên liên quan, giúp đọc
hiểu rõ ràng về vụ án.
Bản án 02/2022/DT-ST ngày 26/01/2022 đã xác định rõ ràng và minh bạch về di
sản thừa kế của cụ Trừ Ngọc Q1 và cụ Lê Thị M, bao gồm diện tích đất ở và đất ao. Bản
án đã phân chia di sản một cách công bằng và dựa trên quy định của pháp luật. Cách di
sản được chia cho từng người thừa kế cũng được mô tả rất cụ thể, bao gồm cả các hướng
giáp đất.
Bên cạnh đó, bản án đã xác định trách nhiệm thanh toán chênh lệch giá trị di sản,
đảm bảo tính công bằng giữa các bên. Ngoài ra, bản án này cũng đã đình chỉ giải quyết
các yêu cầu phản tố và độc lập từ các bên liên quan. Song, bản án đã thông báo rõ quyền
kháng cáo cho các đương sự, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình pháp
luật. Thêm vào đó, bản án cũng đã miễn án phí cho một số bên, nhất là những người cao
tuổi, thể hiện tính nhân đạo trong quyết định.
Có thể thấy, bản án này có vẻ rất công bằng và cung cấp các thông tin cần thiết để
giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế. Nó đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong
việc xác định và phân chia di sản, và cũng đảm bảo quyền kháng cáo cho các bên.

31
32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG
VIỆC CHIA DI SẢN THỪA KẾ, TRANH CHẤP TÀI SẢN CÓ
TRÊN ĐẤT
2.1. Thực trạng thực thi pháp luật

Số liệu thống kê hàng năm của ngành Toà án cho thấy, các vụ án dân sự, hành chính liên
quan đến đất đai luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các tranh chấp do Tòa án giải
quyết. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp, thời gian giải quyết thường kéo dài vì nhiều
lý do, trong đó có lý do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa phù
hợp với thực tiễn, có còn nhiều khoảng trống, chưa quy định đầy đủ, thiếu thống nhất
(giữa BLDS, Luật Nhà ở… với Luật Đất đai), hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý
đất đai còn yếu kém. Do vậy, việc thu thập chứng cứ đầy đủ cũng như vận dụng các quy
định nào của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai, là không hề đơn giản. Bên cạnh
những điểm bất cập đó thì công tác quản lý đất đai cũng đã đạt được những kết quả quan
trọng như việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê
đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi. Các địa phương cơ
bản đã lập được hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với
thông tin đăng ký, cấp giấy chứng nhận; đã vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nền tảng
quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu.
Trên phương diện pháp lý, quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng được
quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, theo đó “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Từ quy định trên có thể thấy, mọi cá nhân, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần,
tôn giáo, địa vị chính trị xã hội… đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác,

33
cũng như quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp thừa kế
theo di chúc, tức là khi có di chúc của người chết để lại, khi đó việc phân chia di sản phải
tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc; còn trường hợp thừa kế
theo pháp luật, tức là người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Nếu phân chia theo
pháp luật thì căn cứ vào Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp
luật được quy định theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ 3; những
người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Để thực hiện và đảm bảo quyền thừa kế của cá nhân, pháp luật dân sự cũng quy định về
thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự về quyền thừa kế. Cụ thể, theo Điều 623, Bộ luật Dân sự
2015, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu một trong các
người thừa kế di sản, có yêu cầu chia di sản thừa kế thì có quyền yêu cầu Tòa án chia di
sản trong thời hạn Luật quy định.
Về vấn đề thủ tục giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế đặc biệt là các tài sản
trên đất hiện nay còn rất nhiều lỗ hổng khi mà những tài sản trên đất cần những điều kiện
như thế nào để trở thành di sản thừa kế và đặc biệt khi những di sản đó đang xảy ra tranh
chấp với một bên thứ ba khác. Đồng thời thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật
còn gây nhiều khó khăn cho người dân có thể đảm bảo quyền và lợi ích của họ.
Chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng trong một thời gian dài,
nhưng mỗi lần thay đổi không có các quy định của pháp luật minh định rõ các quan hệ
đất đai hình thành trên thực tế trong các thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan
hệ về đất đai, phải nghiên cứu, xem xét nhiều quy định trong đó có cả loại văn bản thuộc
về chính sách đất đai (trong mỗi thời kỳ) khi giải quyết một vụ tranh chấp.
Từ những quy định trên có thể thấy, hầu hết những bi kịch trong gia đình liên quan đến
tranh chấp di sản thừa kế đều đến từ lỗi của những người đồng thừa kế khi họ không biết
xử lý vấn đề cho đúng pháp luật, đạo lý, tập quán. Việc người chết không để lại di chúc
hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản được phân chia theo Điều 651, Bộ luật Dân sự
2015. Đó là nguyên tắc phân chia theo luật nên khi các bên không tự thống nhất phân

34
chia với nhau được thì dựa vào quy định của điều luật để phân chia, kể cả có nộp đơn
khởi kiện tại toà thì tòa án cũng sẽ căn cứ vào điều luật này để phân chia. Mặt khác, lại
mất rất nhiều thời gian chờ đợi, hầu tòa và tốn kém thêm án phí, lệ phí, chứ chưa nói tới
tình thân bị sứt mẻ.

2.2. Thực tiễn

Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại
án dân sự phổ biến, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật về thừa kế, về sở
hữu, về hôn nhân, gia đình, đất đai. Trong tổng số 42 án lệ do TANDTC ban hành có đến
10 án lệ liên quan đến đất đai. Điều cho thấy, Tòa án cấp sơ thẩm còn thiếu sót về tố tụng,
việc xác minh, thu thập chứng cứ chưa triệt để, nên bị cấp phúc thẩm sửa, hủy án; có vụ
án bị kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nhiều vụ án xét xử kéo dài nhiều năm,
qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm với các quan điểm, đường lối giải
quyết khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta thường thấy có 02 loại tranh chấp liên
quan đến đất đai đó là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến tài sản có trên đất.
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” tức là xác định xem ai được quyền sử dụng đất,
được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp liên quan đến đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai
như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Sở dĩ cần phân biệt như
vậy là để xác định một cách chính xác trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được
điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013.

Nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, ngoài những vụ tranh chấp đất đai giáp
ranh, liền kề giữa hàng xóm thì chủ yếu là tranh chấp di sản thừa kế do ông bà, cha mẹ để
lại. Có nhiều gia đình chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng nộp đơn khởi kiện tại Toà;
dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn hay thuê người đến doạ nạt, hành hung người
nhà… chỉ để nhận lại vài mét đất ruộng, đất ở là di sản mà cha mẹ để lại. Những trường
hợp như vậy, dù thắng hay thua, cũng đều để lại nỗi đau tinh thần và cả sức khoẻ cho

35
những người trong cuộc, đáng tiếc hơn là họ đã đánh mất một thứ tình cảm gia đình
thiêng liêng lớn lao, không vật chất nào sánh bằng.

Nguyên nhân của những tranh chấp trên đến từ nhiều phía. Trong đó một phần là do
phong tục tập quán, những bậc cha mẹ hoặc vợ chồng không có thói quen lập di chúc để
lại tài sản cho nhau hoặc cho ai đó khi còn khỏe mạnh, minh mẫn. Điều này càng thể hiện
rõ ở vùng nông thôn, mọi người quen ứng xử với nhau theo phong tục, tập quán, truyền
thống, đạo đức của dòng họ, gia đình.

Ngoài ra, mặt trái của sự phát triển kinh tế – xã hội khiến giá trị đạo đức và sự gắn kết
giữa các thành viên gia đình của một bộ phận người dân không được bền chặt, dễ bị tác
động của vật chất. Họ đặt giá trị vật chất lên cao hơn giá trị tinh thần và tình cảm gia
đình, vì thế những trường hợp tranh chấp xảy ra đều là do anh em không tự thỏa thuận
được, sự thỏa thuận không công bằng dẫn tới không đồng thuận, lợi dụng sự thiếu hiểu
biết của những đồng thừa kế cùng hàng hoặc cậy quyền, tham lam, bất chấp pháp luật,
tình thân… Trong đó, đáng lo ngại nhất là do lòng tham, lợi dụng mối quan hệ xã hội
rộng để lo lót, bóp méo sự thật để được pháp luật công nhận di sản đó của riêng mình
thông qua việc làm di chúc, biên bản họp hội đồng gia tộc, tặng cho tài sản giả, giả mạo
chữ ký…

Ngoài những lý do từ phía người dân, phong tục tập quán trong đời sống xã hội thì thực
tiễn cũng đến từ các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, về việc giải quyết tranh chấp
còn yếu kém. Sự yếu kém này được thể hiện trong việc việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về
thửa đất không đày đủ, tình trạng hồ sơ bị thất lạc, đứt đoạn thông tin là không hiếm,
không cập nhật được di biến động về thửa đất (do thực hiện các giao dịch, chuyển từ đất
tập đoàn, hợp tác xã sang cá nhân, hộ gia đình quản lý vv…); thông tin trong hồ sơ về
thửa đất thiếu, không chính xác (không chính xác về kích thước, số đo, diện tích, hình thù
thửa đất, trên đất có tài sản như các công trình xây dựng, nhà ở không được thể hiện
trong giấy chứng nhận xuất phát từ quy định, cách làm không hợp lý của cơ quan quản lý
về đất đai tạo nên …)

36
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Một số kiến nghị

Để giảm những khó khăn vướng mắc khi giải quyết loại tranh chấp đất đai nói chung,
thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng nhằm hạn chế sai sót, dưới đây nhóm tác giả xin đề
xuất một vài kiến nghị với vấn đề nêu trên:

Một là cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, sớm
hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận, và khi cấp giấy chứng nhận thì giấy này phải phản
ánh đúng thực tế thửa đất (từ các số đo, tứ cận, tài sản trên đất vv…).

Vì tài sản hợp pháp trên đất là của chủ tài sản đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
một loại “công cụ” quản lý, nó chỉ có vai trò ghi nhận hiện trạng tài sản của chủ tài sản
(gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất), chứ giấy chứng nhận không tạo ra tài sản cho
bất kỳ chủ thể nào. Vì vậy, khi cấp giấy chứng nhận tại sao lại không phản ánh đầy đủ
thông tin về tài sản tại thời điểm cấp giấy, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp? Vừa
tạo rủi ro cho tất cả các bên khi loại tài sản này được đưa vào lưu thông dân sự, gây cản
trở sự vận hành bình thường của giao dịch, vừa không giúp ích cơ quan quản lý nắm
được đầy đủ thông tin về đối tượng tài sản mà mình đang quản lý?

Trong hồ sơ đất đai của mỗi khu đất, thửa đất phải cập nhật thể hiện đầy đủ, chính xác
mọi di biến động; tăng cường kết nối, minh bạch hóa thông tin và cung cấp thông tin kịp
thời khi người dân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, thì việc quản lý mới có ý nghĩa tích
cực về kinh tế, xã hội.

Hai là khi có dịp sửa đổi, bổ sung Luật đất đai thì không nên giao cho tòa án giải quyết
tranh chấp loại đất chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì. Đối với loại đất này khi các bên tranh
chấp về quyền sử dụng đất phải do cơ quan nhà nước được luật đất đai quy định có chức
năng quản lý đất đai giải quyết (do cơ quan này mới có quyền “cấp” đất đó cho ai hoặc
không cấp), tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất, công sức cải tạo trên loại
đất này khi có yêu cầu. Tùy từng trường hợp mà tòa án có thể chấp nhận công sức đó,

37
nếu cơ quan quản lý cấp đất đó cho một trong đối tượng đang tranh chấp hoặc đối tượng
khác thuộc diện chính sách vv…, hoặc không chấp nhận công sức, thậm chí phải bồi
thường, khôi phục lại “nguyên trạng” nếu cơ quan có chức năng quản lý đất đai yêu cầu,
vì đó là loại đất không được phép khai thác, canh tác, ví dụ đất rừng đặc dụng, phòng hộ.

Ba là Các đơn vị ở viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố cần tổng hợp các khó
khăn, vướng mắc qua việc thực hiện các quy định, hướng dẫn về công tác kiểm sát việc
giải quyết án chia di sản thừa kế lên Viện kiểm sát cấp trên để được hướng dẫn, sửa đổi,
bổ sung nội dung các văn bản pháp lý kịp thời.

Cần sớm bổ sung hoàn thiện, chỉnh sửa, khắc phục các sai sót trong quá trình lập hồ sơ,
giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo quá trình khai thác thông tin phục
vụ cho công tác giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được thuận tiện. Bên
cạnh đó, cần sớm hoàn thiện số hóa và đấu nối với dữ liệu quốc gia, của cấp tỉnh các hồ
sơ, giấy tờ liên quan để việc lưu trữ, khai thác được thực hiện thông qua môi trường số,
giúp cơ quan chức năng chủ động thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động giải quyết
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Tăng cường phối hợp trong việc cung cấp, xác minh thông tin của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền với Tòa án Nhân dân ưong việc giải quyết tranh chấp thừa kế về
đất đai để đảm bảo công tác giải quyết được kịp thời, đúng thời hạn. Để đạt được điều đó,
ngoài việc xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, còn cần chú trọng đến việc nâng cao ý
thức, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức các tổ chức có thẩm quyền
liên quan về trách nhiệm cung cấp thông tin cho người dân và phối hợp với Tòa án nhân
dân trong giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng và các
tranh chấp khác nói chung

Có thể nói công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và công tác kiểm sát
việc giải quyết án chia di sản thừa kế nói riêng luôn là loại tranh chấp khó, phức tạp đòi
hỏi người làm công tác này phải tâm huyết, say mê không ngừng học tập, trau dồi kiến
thức, chịu khó nghiên cứu các văn bản pháp luật, thông tư mới ban hành hướng dẫn thực

38
hiện; Có tư duy khoa học để vận dụng, đánh giá, đề xuất quan điểm, đường lối giải quyết
vụ án được chính xác.

3.2. Một số giải pháp

Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam ta hiện nay là
một trong những vấn đề phức tạp và đang gặp phải nhiều rào cản, vướng mắc trong quá
trình giải quyết. Những khó khăn đó đều có những nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau. Nếu không được nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết thấu đáo, sẽ tiếp
tục làm cản trở hoạt động giải quyết tranh chấp này trên thực tế. Để giải quyết và khắc
phục những hạn chế, vướng mắc trên chúng tôi cho rằng cần phải thực hiện một số biện
pháp hoàn thiện sau.

Thứ nhất, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; điều kiện, hoàn cảnh và nguyện
vọng của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp.

Trên thực tế có nhiều vụ án bị hủy vì phân chia di sản không phù hợp với thực tế và nhu
cầu của đương sự như: Tài sản có thể chia bằng hiện vật nhưng chỉ giao cho một bên sở
hữu, sử dụng khi người này không có khả năng trích trả giá trị cho các thừa kế khác trong
khi có đương sự khác cũng có yêu cầu được phân chia hiện vật (hiện vật có thể chia được
mà không làm mất đi giá trị sử dụng) dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi thi hành án. Vì
vậy cần phải đặc biệt lưu ý đến việc thẩm định, định giá di sản thừa kế, tránh việc định
giá quá thấp hoặc định giá quá cao, hoặc việc vẽ sơ đồ di sản không chính xác dẫn đến
việc ảnh hưởng đến việc không thi hành án được. Khi phân chia di sản cần lưu ý đến quy
định về hạn chế phân chia di sản tại Điều 661 BLDS năm 2015

Thứ hai, xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế bắt buộc, người bị truất quyền thừa kế,
người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị.

Do đặc điểm của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều của chế độ phong kiến, sau đó đất nước
bị chia cắt, đến năm 1975 mới thống nhất đất nước, vì vậy tồn tại trường hợp có nhiều vợ,

39
nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán
bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy
chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật thì vợ hoặc chồng còn sống vẫn là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người
chết. Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế
có trường hợp khi giải quyết tranh chấp thừa kế toà án xác định không đầy đủ người
thuộc diện thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này.

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã
thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn
không xác định được địa chỉ của những người đó thì vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên
đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không
có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật,
phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao
cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho người thừa kế vắng
mặt.

Thứ ba, giải quyết án thừa kế theo di chúc trước hết phải xem xét tính hợp pháp của từng
loại di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực toàn bộ hay có hiệu lực
một phần.

Trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc cần xác định trước khi chết,
người để lại di sản có lập di chúc không? Đó là di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản
(không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng hoặc chứng thực; lập tại
cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ...) và xác định tính
hợp pháp của di chúc. Di chúc hợp pháp là di chúc tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp
luật quy định. Di chúc không phát sinh hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế
không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một
phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn phát sinh hiệu lực. Khi di chúc có phần
không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó
không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản

40
thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Nếu di chúc phù hợp với pháp luật,
được chấp nhận thì phải chú ý trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di
chúc.

Nếu xác định di chúc là hợp pháp thì phải chú ý đến trường hợp được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào di chúc.

Thứ tư, khi xã hội ngày càng phát triển, giá trị tài sản thừa kế thường có giá trị rất lớn,
nhiều loại tài sản và ở nhiều nơi, địa điểm khác nhau. Nhiều người trở nên tham lam, ích
kỷ, vụ lợi hơn và tìm mọi cách sở hữu, chiếm được nhiều tài sản nhất có thể, thậm chí
không từ mọi thủ đoạn để độc chiếm tài sản. Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn gia
đình là hòa giải.

Tìm những điểm chung, dễ thống nhất: Những yếu tố mang tính chất “rõ ràng” các bên
đã “thừa nhận” và thống nhất thì tranh thủ thỏa thuận, thống nhất các bên. Mặc dù mâu
thuẫn rất lớn, nhưng có nhiều yếu tố chung về tình cảm, quan điểm cần được ghi nhận,
không nên làm phức tạp hóa, hay cứ nhất thiết phải gộp lại để giải quyết tổng thể.

Tìm người có tiếng nói, có thể hàn gắn: Trong gia đình thường có thể chia làm nhiều phe
khác nhau, dạng như phe chống đối, phe thuận, và phe trung gian. Trong các vụ án cố
gắng tìm kiếm xem người nào có tiếng nói có trọng lượng để kết nối, tập hợp các thành
viên hoặc đứng ra hòa giải.

Lựa chọn thời điểm thích hợp để hòa giải: Có những thời điểm nếu nhạy bén chúng ta có
thể nắm bắt được thời điểm thích hợp để hòa giải, khi các bên có “hơi hướng” và mong
muốn để hòa giải. Nếu kịp thời nắm bắt thời điểm thích hợp vụ án có thể hòa giải rất
nhanh. Biết cách lái dư luận, quan điểm mọi người vào những nội dung có thể hòa giải,
nếu nhận thấy có bất cứ lời lẽ, cảm xúc của người tham gia có dấu hiệu làm xấu đi tình
trạng hòa giải thì có thể hướng tâm lý, câu chuyện họ đến những vấn đề tích cực, tránh để
các bên chỉ vì “lời nói” mà kích bác, cãi nhau.

Ngoài những giải pháp trên từ những cơ quan nhà nước có quyền lực, từ pháp luật uy
nghiêm thì cũng phải đến từ người dân. Đời sống pháp luật tại Việt Nam còn gặp nhiều
41
khó khăn khi rất nhiều người còn chưa biết được rằng quyền và nghĩa vụ của mình bao
gồm những thứ gì. Như vậy, hoạt động tuyên truyền pháp luật, tổ chức các hoạt động xã
hội nhằm nâng cao tinh thần pháp luật của người dân cũng cực kỳ quan trọng. Bản thân
chúng ta, nhất là những người đang học luật cũng cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ
năng, trang bị cho con đường làm luật sau này.

42
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên của nhóm đã giúp cho chúng ta hiểu thêm về các quy định
của pháp luật Việt Nam về vấn đề tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế đặc biệt là
những tài sản có trên đất. Tài sản là một vật có giá trị có thể là về mặt tinh thần hoặc giá
trị về mặt vật chất nhưng khi xảy ra tranh chấp nhất là trong việc chia di sản thừa kế.
Những người xuất hiện trong quan hệ tranh chấp trong chia di sản thừa kế đều là những
người thân thiết, có quan hệ huyết thống với nhau. Vậy liệu rằng, lấy được những tài sản
đó có còn giữ được thứ tình cảm huyết thống đáng giá đó hay không. Thông qua bài
nghiên cứu, nhóm cũng đưa ra những thực trạng hiện nay về vấn đề tranh chấp di sản
thừa kế này diễn ra phức tạp như thế nào. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, có thể là
từ pháp luật, có thể từ sự hiểu biết của con người, có thể là do sự cố tình lách luật. Nhưng
chính từ những bất cập đó, nhóm đã đưa ra được những giải pháp về cả mặt pháp luật và
về cả mặt thực tiễn nhằm giúp cho pháp luật ngày càng chặt chẽ, giúp cho người thi hành
pháp luật dễ dàng hơn. Còn về mặt thực tiễn giúp tạo ra một môi trường pháp lý công
bằng, minh bạch, công khai. Cần lưu ý rằng trong quá trình giải quyết tranh chấp cần phải
tôn trọng sự hòa giải và thương lượng của cả hai bên. Các bên tranh chấp nên cố gắng tìm
được những biện pháp nhằm đạt được sự thỏa thuận đáng mừng cho cả hai bên. Quan
trọng hơn, việc duy trì một tinh thần đối thoại xây dựng và tranh xung đột là điều rất cần
thiết và quan trọng. Bài nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều những kiến nghị và giải pháp
Tuy rằng không có công thức hoàn hảo để giải quyết vấn đề tranh chấp này nhưng việc
tuân thủ pháp luật, tìm kiếm luật sư, tìm kiếm sự hiểu biết chuyên sâu và thương lượng
với lòng nhân ái có thể giúp các bên đạt được sự công bằng và hài lòng trong quá trình
này.

43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LS. Trần Xuân Tiền, Những vấn đề pháp lý về tranh chấp và phân chia di
sản thừa kế, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam.
2. Công ty Luật TNHH Đại Tâm, Giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản hiện
nay được pháp luật quy định như thế nào.
3. Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 02/2022/DS – ST.
4. Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế và quy trình gửi đơn khởi kiện năm 2023.
5. PGS. TS. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Kỹ năng áp dụng pháp luật trong
giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2014.

6. Quốc hội, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2015.
7. Quốc hội, Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13
8. Quốc hội, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13
9. Võ Đình Duy (2022), Tạp chí công thương, Một số vướng mắc trong giải
quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay.
10. Lê Thị Hồng Hạnh (2021), Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao chất
lượng trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án chia thừa kế
11. Tạp chí tòa án nhân dân tác giả Phạm Thị Vân Hương đăng ngày
17/10/2022
12. Tạp chí điện từ lý luận chính trị tác giả TS. Đăng Văn Cường và TS. Hà
Thị KHuyên(Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đăng ngày 26/5/2022.

44

You might also like