You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

BÀI TẬP GIỮA KỲ

TÊN ĐỀ TÀI
CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

NHÓM: 04

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH


DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nhóm: 04
Trưởng nhóm: Đặng Phú Quý GV hướng dẫn: Nguyễn Đình Sinh

Thành viên:
1. Đặng Phú Quý
2. Phạm Thị Kim Luân
3. Võ Thị Ngọc Giàu
4. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
5. Phan Hoài Bảo Ngọc
6. Trương Ngọc Tỏa
7. Phan Lê Minh Thư

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam -
những vấn đề lý luận và thực tiễn, do cá nhân/nhóm 04 nghiên cứu và thực
hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài: “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận
và thực tiễn” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

( Ký tên và ghi rõ họ tên)

Đặng Phú Quý

Phạm Thị Kim Luân

Võ Thị Ngọc Giàu

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

Phan Hoài Bảo Ngọc

Trương Ngọc Tỏa

Phan Lê Minh Thư


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong
Khoa Chính Trị - Luật và các giảng viên đang giảng dạy tại Trường Đại học
Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em học
tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Chúng em cũng xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đình Sinh. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ
môn tư pháp quốc tế, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn và giảng dạy của
thầy một cách rất tận tình và đầy tâm huyết. Trong thời gian tham dự lớp học
của thầy, chúng em đã được trao dồi nhiều kiến thức bổ ích, và cần thiết cho
việc học tập và việc làm trong tương lai sau này của chúng em.

Lý luận nhà nước và pháp luật là một môn học rất thú vị và vô cùng bổ ích.
Nhưng vì kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của chúng em còn hạn
chế. Do vậy, bài tiểu luận của chúng em sẽ khó tránh khỏi những sai sót nên
chúng em mong thầy sẽ xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được
hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chúc cô, các thầy cô trong khoa Chính trị-Luật và tất cả các
giảng viên đang giảng dạy tại trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ
Chí Minh sẽ luôn hạnh phúc và thành công hơn trong sự nghiệp giảng dạy của
mình. Kính chúc thầy luôn khỏe mạnh để có thể tiếp tục dìu dắt các thế hệ học
trò đến với bến bờ tri thức.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
5. Bố cục bài tiểu luận.........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI
HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐINH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.......................................................................3
1.1. Những vấn đề lý luận cợ bản liên quan đến việc công nhận và cho thi hành
bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam........3
1.1.1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam...........................................................................................3
1.1.2. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà
án nước ngoài:.....................................................................................................4
1.1.2.1. Nguyên tắc công nhận............................................................................5
1.1.2.2. Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của điều ước quốc
tế..........................................................................................................................5
1.1.2.3. Công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án
nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.............................................5
1.1.3. Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam..................................................6
1.2. Nguồn luật điều chỉnh và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam...................................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI
HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.......................................................................8
2.1. Những ưu điểm và mặt hạn chế của pháp luật hiện hành về công nhận và
cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam..............................................................................................................9
2.1.1. Những ưu điểm.........................................................................................9
2.1.1 Những hạn chế còn mắc phải....................................................................10
2.2. Thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong những năm gần
đây......................................................................................................................11
2.2.1. Kết quả thực tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam................................................11
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC CÔNG NHẬN VÀ
CHO THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM............................................................................................14
3.1. Những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam....................................................................................................................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN....................................................................................16
PHỤ LỤC..........................................................................................................17
Phụ lục 2. Biên bản họp nhóm...........................................................................18
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ngày càng phát triển về nhiều mặt:
kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật,… làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải
trong việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, giải quyết vấn đề tranh
chấp về dân sự, hình sự,… giữa các nước, việc thừa nhận hiệu lực pháp lý của
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo đúng như bản án dân sự
của nước ta cũng là một vấn đề cần được quan tâm - hay nói cách khác, việc
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là những cơ sở
pháp lí thiết thực, vừa đảm bảo cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, vừa là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng đất
nước. Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án,
quyết định của tòa án nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở rộng được
hợp tác đầu tư, tăng cường được sự họp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó
phát triển kinh tế đất nựớc.
Không chỉ vậy, nó cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam
với các quốc gia trong việc thực thi các bản án, quyết định dân sự của tòa án
vừa thể hiện rõ thiện chí hợp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc
bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức nước
ngoài, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài còn tạo đỉều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được quyền
lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam,
việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án Việt
Nam không những bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên
lãnh thổ Việt Nam mà còn cả trên lãnh thổ của nước ngoài theo nguyên tắc có
đi có lại.
Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước
ngoài nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra
những hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết các vụ, việc dân sự là hết sức cần thiết và vẫn có tính thời sự, rất
được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các bản án dân sự nước ngoài được thi hành tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thi hành bản án dân sự nước ngoài tại Việt
Nam từ lý luận đến thực tiễn trong 10 năm vừa qua.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung, cơ sở lý luận về công nhân và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở lý luận

1
trên và xem xét thực trạng về việc vận dụng pháp luật Việt Nam trong việc
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài để
làm rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và nêu ra
một số biện pháp khắc phục.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các
phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa
học pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,
hệ thống hóa pháp luật...
5. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở khoa học của việc công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Các biện pháp để cải thiện việc công nhận và cho thi hành bản án
quyết định nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐINH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC
NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
1.1. Những vấn đề lý luận cợ bản liên quan đến việc công nhận và cho
thi hành bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam.
1.1.1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, pháp luật của mỗi nước có sự khác nhau và không có sự
đồng nhất về các khái niệm cơ bản như bản án, quyết định của tòa án và việc
xác định đối tượng bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Theo đó, pháp
luật hiện hành Việt Nam, cụ thể tại Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã
quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam gồm:
Thứ nhất, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự,
hành chính của Tòa án nước ngoài.
Thứ hai, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự,
hành chính của Tòa án nước ngoài mà theo quy định của pháp luật thì nước đó
và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Thứ ba, bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp
luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành theo quy định và các điều
ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó đều là thành viên.
Như vậy, việc công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài có nghĩa là tòa án Việt Nam thừa nhận hiệu lực pháp lí của bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài xét xử như của tòa án Việt Nam xét xử và
cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam.
 Quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định
của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công
nhận tại Việt Nam:
Cơ sở pháp lý: Điều 431 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm
quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của
cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt
Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam được quy định
tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3
Thứ hai, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài,
quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành
viên của điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có
đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Ở đây có thể hiểu, bản án, quyết định dân sự nước ngoài đương nhiên được
công nhận tại Việt Nam khi không có yêu cầu thi hành bản án, quyết định tại
Việt Nam của đương sự hoặc người đại diện của họ; không có đơn yêu cầu
không công nhận của đương sự tại Việt Nam và được quy định tại Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết
định được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa
án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải
thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có
trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại
Việt Nam vào thời điểm yêu cầu. Vì vậy, trong trường hợp trên nếu họ không
có đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành bản án quyết định tại Việt
Nam thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đương nhiên có hiệu
lực.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định
được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có yêu cầu Tòa án
Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
thì lúc đó bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đương nhiên có
hiệu lực tại Việt Nam.
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài
nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt
Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài,
phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật.
Điều ước quốc tế là: Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của
luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy
tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi
hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Điều ước quốc tế được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Hiến chương, Hiệp ước, Công ước, Nghị
định thư, tuyên bố, thông báo, tạm ước.
Các bản án, quyết định liên quan về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước
ngoài, mà ở đây là nước đã bản án, quyết định và Việt Nam vẫn chưa là thành
viên của Điều ước quốc tế, không có yêu cầu của đương sự về việc cho thi hành
tại Việt Nam cũng như là không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam
thì đương nhiên bản án, quyết định đó được công nhận tại Việt Nam.
1.1.2. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài:

4
1.1.2.1. Nguyên tắc công nhận
Tòa án công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài chỉ xem xét các điều kiện về hình thức như xem xét về thẩm quyền xét
xử của tòa án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo
vệ lợi ích của các bên trước tòa … Tuy nhiên, pháp luật hầu hết các nước đều
cho phép tòa án khi xem xét công nhận bản án của tòa án nước ngoài có quyền
xem xét về nội dung bản án của tòa án nước ngoài, trong trường hợp cho rằng
việc công nhận có hậu quả trái trật tự công, hoặc các nguyên tắc cơ bản, đạo
đức, thuần phong mỹ tục của nước có tòa án công nhận.
1.1.2.2. Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của điều ước
quốc tế
Ở mỗi quốc gia thì pháp luật có những sự khác nhau về điều kiện, tiêu chí
khác nhau khi xem xét điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài. Theo đó, đây là các quy định chủ yếu về điều
kiện và hình thức. Pháp luật Việt Nam và các hợp đồng tương trợ tư pháp giữa
Việt Nam và các nước đã quy định về các điều kiện để công nhận và cho thi
hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
Kèm theo đơn xin công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài thì cần phải có những giấy tờ sau:
− Thứ nhất, quyết định hoặc bản sao quyết định đã được chứng thực, trong
đó có xác nhận rằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cần được thi hành.
− Thứ hai, những giấy tờ xác nhận rằng, người phải thi hành quyết định đã
được triệu tập kịp thời và hợp lệ theo pháp luật của bên kí kết có tòa án đã ra
quyết định; trong trường hợp người này bị hạn chế năng lực hành vi, thì phải có
giấy tờ xác nhận rằng người đó đã được đại diện một cách hợp pháp.
− Thứ ba, bản dịch có chứng thực đơn xin công nhận và thi hành quyết định
và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Khi xem xét việc công nhận và thi hành, tòa án chỉ cần xác định rằng, những
điều kiện quy định tại các điều ước có được tuân thủ không để ra quyết định
công nhận hoặc không công nhận. Pháp luật quy định đối với việc công nhận
và thi hành quyết định, áp dụng pháp luật của bên kí kết nơi quyết định cần
được công nhận và thi hành.
1.1.2.3. Công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà
án nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Các trường hợp đương nhiên được công nhận và thi hành tại Việt Nam:
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi hành theo các quy định
của văn bản pháp luật trong nước. Pháp luật Việt Nam quy định những trường
hợp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đương nhiên được công nhận tại
Việt Nam, đó là: bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà
tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn
yêu cầu không công nhận tại Việt Nam và được quy định tại điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.

5
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về trường hợp bản án, quyết định hôn
nhân và gia đình không mang tính chất tài sản của tòa án nước ngoài hoặc
quyết định về hôn nhân, gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và khôn có đơn yêu cầu không công nhận tại
Việt Nam.
Về thẩm quyền giải quyết: Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là cơ
quan tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc( đối với cá nhân), còn đối
với pháp nhân thì là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở chính, ngoài ra còn
dựa vào yếu tố nơi có tài sản theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Các trường hợp bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
− Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một
trong các điều kiện để được công nhận quy định tại các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
− Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của nước
có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
− Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt
tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn
bản của toà án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp
lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài để họ thực hiện
quyền tự do.
− Tỏa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự đó.
− Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án Việt Nam hoặc của tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam
công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án
Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc.
− Đã hết thời hiệu thi hành bản án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án,
quyết định dân sự hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
− Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài tại Việt Nam trái ngược với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.
− Việc thi hành bản án, quyết định đã bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước
có tòa án đã ra bản án, quyết định.
1.1.3. Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài là một bước tiến quan trọng trong quan hệ pháp lý quốc tế, giúp bảo vệ
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, tăng tính minh bạch và
đảm bảo sự công bằng trong xét xử tranh chấp dân sự.
Đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp: Việc công nhận và thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài giúp bảo vệ quyền lợi,

6
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp và đảm bảo tính công bằng,
minh bạch của quá trình giải quyết tranh chấp.
Tăng tính tin cậy và uy tín của pháp luật: Việc công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài giúp tăng tính tin cậy và uy tín
của hệ thống pháp luật Việt Nam trước các quốc gia khác, đồng thời tạo thuận
lợi cho việc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và phát triển quan hệ ngoại
giao giữa Việt Nam và các quốc gia có bản án, quyết định dân sự được công
nhận và thi hành.
Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế: Việc công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một trong những yếu
tố quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp đẩy mạnh
quan hệ hợp tác, thương mại, đầu tư và phát triển quan hệ ngoại giao với các
quốc gia khác.
Đóng góp vào sự phát triển của pháp luật Việt Nam: Việc công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài cũng giúp đóng góp
vào sự phát triển của pháp luật Việt Nam, giúp cải thiện và hoàn thiện các quy
định pháp luật liên quan đến công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài.
Việc quy định công nhận hay không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước
ngoài là những cơ sở pháp lí thiết thực, vừa đảm bảo cho việc bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, vừa là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước. Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài
nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở rộng được hợp tác đầu tư, tăng
cường được sự họp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó phát triển kinh tế đất
nựớc.
Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng góp phần tăng
cường sự phối hợp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các bản
án, quyết định dân sự của tòa án, phán quyết của ttọng tài vừa thể hiện rõ thiện
chí hợp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con
người của Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thủ tục công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài, phán quyết của ttọng tài nước ngoài còn tạo đỉều kiện thuận lợi cho họ
bảo vệ được quyền lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các cá nhân,
tổ chức Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định của tòa án Việt Nam, phán quyết của ttọng tài nước ngoài không những
bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên lãnh thổ Việt Nam mà
còn cả trên lãnh thổ của nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại.
Ngoài ra, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài của pháp
luật nước ta hiện nay thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với tập quán
quốc tế, góp phần củng cố địa vị cửa Việt Nam ttên trường quốc tế. Thủ tục

7
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài,
phán quyết của ttọng tài nước ngoài còn nhăm đảm bảo giải quyết xung đột về
quyền tài phán và bảo đảm tôn ttọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
Riêng với trường hợp không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoại trên lãnh thổ Việt Nam thì
việc không công nhận đó là biện pháp pháp lí để Việt Nam bào vệ chủ quyền
quốc gia trong lĩnh vực tư pháp nói chung, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân Việt Nam và nước ngoài ttên lãnh thổ Việt Nam nói riêng.
1.2. Nguồn luật điều chỉnh và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Tất cả các vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam đều được điều chỉnh bởi các
nguồn luật như Hiến pháp, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tố tụng Dân sự,
Luật Xét xử án dân sự có yếu tố nước ngoài, các hiệp định song phương và đa
phương mà Việt Nam ký kết với các quốc gia khác, cùng với các quy định liên
quan của các cơ quan quản lý nhà nước và các tòa án tại Việt Nam bao gồm
như:
− Luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan, như Nghị định
118/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Dân sự về giải quyết tranh chấp tại tòa án.
− Các văn bản pháp lý khác liên quan đến lãnh đạo, quản lý, điều chỉnh, kiểm tra
và xử lý vi phạm về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài, chẳng hạn như các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ,
Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án cấp dưới,...
Ngoài ra, Việt Nam còn sử dụng các nguồn điều ước quốc tế điều chỉnh về vấn
đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều công ước và hiệp định quốc tế, trong
đó có các hiệp định song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia như Hiệp
định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về hợp tác pháp lý trong lĩnh vực dân sự,
hình sự và hành chính; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Trung Phi về hợp tác pháp lý; Hiệp
định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Cộng hòa Pháp về hợp tác pháp lý trong lĩnh vực dân sự, hình sự và hành
chính; và Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ Hoa Kỳ về hợp tác pháp lý và an ninh. Ngoài ra, Việt Nam còn là
thành viên của một số tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, ASEAN,
APEC, v.v., và các hiệp định quốc tế được ký kết bởi những tổ chức này cũng
có thể ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC
NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.

8
2.1. Những ưu điểm và mặt hạn chế của pháp luật hiện hành về công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam
2.1.1. Những ưu điểm
Việt Nam đã có một số tiến bộ đáng kể trong việc công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong những năm gần đây.
Nhà nước ta đã không ngừng cải cách vài đưa ra những qui định mới để có thể
hội nhập với quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế giúp việc công nhận và thi
hành bản án của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, tiêu biểu có thể nêu ra những
cải cách mà nhà nước ta đã làm sau đây bao gồm:
Về việc ký kết các hiệp định quốc tế: Việt Nam đã ký kết và tham gia vào
nhiều hiệp định quốc tế về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài. Các hiệp định này bao gồm Hiệp định về hợp tác pháp lý về
dân sự, thương mại và lập pháp với các quốc gia khác. Việc ký kết các hiệp
định này giúp cho quy trình công nhận và thi hành bản án của tòa án nước
ngoài được thực hiện một cách minh bạch, công khai và đúng quy trình.
Về việc cải cách thủ tục hành chính: Việt Nam đã tiến hành cải cách thủ tục
hành chính để làm cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Các đơn vị chức
năng cũng được nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện công tác này.
Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính giúp cho quy trình công nhận và thi
hành bản án của tòa án nước ngoài trở nên hiệu quả hơn.
Về việc tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các
quốc gia khác trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài. Việc tăng cường hợp tác này không chỉ giúp Việt Nam nâng
cao uy tín của hệ thống
Ngoài ra nhà nước ta cũng không ngừng ban hành những nghị quyết, thông
tư để giải hướng dẫn giúp việc thi hành luật một cách dễ dàng hơn.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2019): Luật này điều chỉnh quy định về thẩm quyền của tòa án,
giúp tăng cường sự minh bạch và công khai trong quá trình giải quyết tranh
chấp dân sự. Điều này có thể giúp tăng cường sự tôn trọng và thực thi bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 148/2020/NĐ-CP về công nhận và thực thi án pháp luật nước
ngoài tại Việt Nam: Nghị định này cung cấp quy trình chi tiết và rõ ràng cho
việc công nhận và thực thi bản án nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các bước
xác định thẩm quyền, kiểm tra các yêu cầu về hình thức và nội dung của bản
án, quyết định. Nghị định này cũng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
liên quan trong việc công nhận và thực thi bản án nước ngoài tại Việt Nam,
giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của quá trình này.
Thông tư 03/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc công nhận và
thực thi bản án pháp luật nước ngoài tại Việt Nam: Thông tư này cung cấp
hướng dẫn chi tiết về các thủ tục và quy trình cho việc công nhận và thực thi

9
bản án nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư này cũng cung cấp một số hướng
dẫn về các trường hợp đặc biệt, giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả của
quá trình này.
Những hiệp định này đã cung cấp cho Việt Nam những cơ chế và quy định
cụ thể để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia và đồng ý các quy tắc và nguyên
tắc của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế liên quan đến việc công nhận và
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Một số biện
pháp đó bao gồm tăng cường đào tạo cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực
pháp luật và phát triển các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ quá trình công nhận và
thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Tuy nhiên, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài vẫn còn gặp một số hạn chế. Việc cải thiện và hoàn thiện hệ
thống pháp luật để tăng cường tính minh bạch và công khai của quy trình này
vẫn là một thách thức đối với Việt Nam.
2.1.1 Những hạn chế còn mắc phải
Pháp luật hiện hành về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bao
gồm:
 Điều kiện công nhận và thi hành chưa rõ ràng: Việc công nhận và thi hành
bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn khá phức tạp
và chưa có quy định rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng không đồng đều giữa các
cơ quan tư pháp.
 Thủ tục pháp lý phức tạp: Các thủ tục pháp lý để công nhận và thi hành bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam còn khá phức tạp
và yêu cầu nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, gây khó khăn cho các bên
liên quan.
 Sự khác biệt về quy định pháp luật giữa các quốc gia: Việc áp dụng các quy
định pháp luật của các nước khác có thể gây ra sự khác biệt về quy định, dẫn
đến khó khăn trong việc đưa ra quyết định về việc công nhận và thi hành
bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
 Thiếu sự cập nhật: Pháp luật hiện hành về công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam chưa được cập nhật
thường xuyên, dẫn đến việc bỏ lỡ các quy định mới nhất và gây khó khăn
trong việc xử lý các vụ việc liên quan.
 Thiếu kinh nghiệm của cơ quan tư pháp: Việc công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần phải được thực
hiện bởi các cơ quan tư pháp có đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về pháp
luật quốc tế, tuy nhiên, hiện nay, cơ quan tư pháp Việt Nam vẫn chưa có đủ
nguồn lực và kinh nghiệm để đảm bảo

10
 Khó khăn trong việc định giá thiệt hại: Việc định giá thiệt hại trong các vụ
việc liên quan đến công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp thiệt
hại là một phần của hợp đồng.
 Thiếu tính minh bạch: Quy trình xử lý các đơn đăng ký công nhận và thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam chưa
được đảm bảo tính minh bạch và công khai, dẫn đến việc các bên liên quan
không biết được tiến độ của việc xử lý hồ sơ của mình.
 Thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng: Việc công nhận và thi hành bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần sự hỗ trợ từ
các cơ quan chức năng khác như Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân các cấp, tuy
nhiên, hiện nay, sự hỗ trợ này chưa được đảm bảo đầy đủ và hiệu quả.
 Thiếu sự phối hợp và hợp tác quốc tế: Việc phối hợp và hợp tác quốc tế
trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến công nhận và thi hành bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam còn khá yếu, dẫn
đến việc không thể tận dụng được các nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để
giải quyết các vụ việc này một cách hiệu quả.
Vì vậy, để cải thiện pháp luật hiện hành về công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nhà nước ta
vẫn cần phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực và nghiên cứu chuyên
sâu cho các cơ quan tư pháp, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh
vực công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam, để đảm bảo quá trình giải quyết được thực hiện đúng
quy trình, kịp thời và chính xác.
2.2. Thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong
những năm gần đây.
2.2.1. Kết quả thực tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Cho đến thời điểm gần đây, các tòa án Việt Nam chưa từng đưa ra quan điểm
và ý kiến cởi mở như thế này trên các diễn đàn giải quyết tranh chấp nước
ngoài.
Chỉ mới 3 năm trước đây, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam bắt đầu
công bố các bản án, quyết định của các cấp tòa án, công nhận và xuất bản các
án lệ, qua đó làm sáng tỏ quy trình xét xử chưa đủ công khai minh bạch tại Việt
Nam.
Cơ Sở Dữ Liệu bao gồm các quyết định của Tòa án Việt Nam đối với 26 bản
án, quyết định của tòa án nước ngoài và 83 phán quyết của trọng tài nước ngoài
trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019 [1].
Căn cứ vào Cơ Sở Dữ Liệu, trừ các vụ án bị đình chỉ do nhiều nguyên nhân
khác nhau theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 (trong đó chủ yếu

11
là do người nộp đơn yêu cầu rút đơn), 46% bản án, quyết định của tòa án nước
ngoài (12/26) và 49% phán quyết trọng tài (41/83) đã được công nhận và thi
hành tại Việt Nam; và chỉ có 19% bản án, quyết định của tòa án nước ngoài
(5/26) và 36% phán quyết trọng tài (30/83) bị từ chối công nhận và cho thi
hành. Qua đó, ta có thể thấy được tỉ lệ mà các Bản án Nước ngoài không được
công nhận tại Việt Nam khá cao.
Công nhận và Cho Thi Hành Các Bản Án và Quyết Định của Tòa Án Nước
Ngoài:
Các bản án, quyết định của toà án nước ngoài (bao gồm cả các bản án, quyết
định liên quan đến giao dịch thương mại và các vấn đề dân sự và gia đình khác)
chủ yếu được toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
theo hai cơ sở pháp lý: Điều ước quốc tế mà quốc gia của tòa án nước ngoài và
Việt Nam là thành viên quy định việc công nhận và cho thi hành, và có căn cứ
để áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước mà Việt Nam không có hiệp
ước.
Về tương trợ tư pháp đối với các vấn đề dân sự, Việt Nam chỉ có hơn mười
hai hiệp ước với các nước khác, chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô cũ. Vì vậy,
việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trên thực tế rất quan trọng vì các bản án,
quyết định của tòa án từ một nước không tham gia hiệp ước sẽ không được
công nhận và thi hành tại Việt Nam.
Trong số 26 đơn yêu cầu được công bố trên Cơ Sở Dữ Liệu, có 7 đơn liên
quan đến tranh chấp thương mại, trong đó có 3 đơn bị từ chối công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam.
Cơ Sở Dữ Liệu liệt kê một số lý do chính khiến tòa án Việt Nam từ chối
công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài. Những lý do đó bao
gồm: các tòa án nước ngoài đó đã không triệu tập hoặc tống đạt hợp lý cho bên
bị yêu cầu thi hành án theo quy trình của tòa án; các bản án, quyết định của tòa
án nước ngoài nếu được công nhận sẽ trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam; hoặc khi tòa án Việt Nam không nhận thấy có căn cứ để áp
dụng nguyên tắc có đi có lại; và các phán quyết của tòa án nước ngoài đã bị thu
hồi.
Điều đáng chú ý là bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phải nộp cùng với
đơn khởi kiện, ngoài các nội dung khác, bằng chứng cho thấy tòa án nước
ngoài đã triệu tập hoặc tống đạt hợp lệ cho bên kia. Điều đó có nghĩa là trách
nhiệm chứng minh thuộc về bên yêu cầu công nhận và cho thi hành. Trên thực
tế, bên đó rất khó có được bằng chứng này vì bằng chứng này thường do bên
còn lại nắm giữ.
Khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là khái niệm
tương đương tại Việt Nam với “chính sách công” ở các quốc gia khác. Đây là
một khái niệm rộng và do đó rất mơ hồ. Các trường hợp liên quan trong Cơ Sở
Dữ Liệu về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài chưa làm
sáng tỏ vấn đề này.
Công nhận và Cho Thi Hành Các Phán Quyết Trọng Tài Nước Ngoài:

12
Phán quyết của trọng tài nước ngoài được tòa án Việt Nam xem xét công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo hai cơ sở pháp lý: quốc gia có diễn đàn
trọng tài nước ngoài và Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế có liên
quan và có căn cứ để áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước mà Việt
Nam không có hiệp ước. Do Việt Nam là thành viên của Công ước New York
1958 và hầu hết các quốc gia là đối tác đầu tư hoặc thương mại của Việt Nam
đều là thành viên của Công ước này nên việc công nhận và cho thi hành trên cơ
sở nguyên tắc có đi có lại ít quan trọng hơn.
Trong số 83 đơn yêu cầu được công bố trên Cơ Sở Dữ Liệu, 30 đơn bị từ
chối không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Công nhận và cho thi hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại là một lĩnh vực
đang phát triển. Cơ Sở Dữ Liệu cho thấy các tòa án Việt Nam đã áp dụng cơ sở
nguyên tắc có đi có lại không nhất quán. Cụ thể, không rõ liệu tòa án Việt Nam
chỉ cho phép công nhận và thi hành đối với quốc gia mà bản án của tòa án Việt
Nam đã được công nhận và cho thi hành hay sẽ được công nhận và cho thi
hành.
Các lý do phổ biến nhất để từ chối công nhận và cho thi hành bao gồm: các
hội đồng trọng tài ban hành phán quyền đã không tống đạt phù hợp cho bên
được yêu cầu thi hành theo quy trình của hội đồng trọng tài (được dẫn chiếu 27
lần), các phán quyết trọng tài đó, nếu được công nhận, sẽ trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (được dẫn chiếu 10 lần), và thiếu thẩm
quyền để các bên tham gia thỏa thuận trọng tài hoặc các thủ tục ký kết không
được tuân thủ (được dẫn chiếu 6 lần).
Mặc dù Việt Nam là thành viên của Công ước New York và pháp luật Việt
Nam đặt trách nhiệm chứng minh cho bên bị yêu cầu thi hành án, các tòa án
Việt Nam thường yêu cầu bên yêu cầu thi hành án cung cấp bằng chứng. Hơn
nữa, ngay cả khi bằng chứng được cung cấp, các tòa án Việt Nam dường như
chỉ dựa vào các thủ tục của Việt Nam về việc tống đạt, thay vì thỏa thuận của
các bên và quy tắc của trung tâm trọng tài về việc tống đạt, để xác định xem
thủ tục tống đạt có phù hợp hay không.
Thiếu thẩm quyền và không tuân thủ các thủ tục ký kết cũng thường được
dẫn chiếu. Mặc dù pháp luật Việt Nam quy định rằng năng lực hành vi dân sự
của cá nhân và pháp nhân nước ngoài phải được xác định bằng cách áp dụng
luật của quốc gia đó, tuy nhiên, các tòa án Việt Nam thường có xu hướng chỉ
áp dụng pháp luật Việt Nam cho mục đích xác định này.
Không giống như công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án nước
ngoài, các trường hợp liên quan về công nhận và cho thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài trong Cơ Sở Dữ Liệu chỉ ra rằng hành vi vi phạm bất kỳ
pháp luật cụ thể nào của Việt Nam có thể được hiểu là vi phạm các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do đó, vẫn có rủi ro đáng kể về cách tòa án
Việt Nam có thể giải thích các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam một
cách rộng rãi khi công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài.

13
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC CÔNG NHẬN
VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH NƯỚC NGOÀI THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
3.1. Những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam.
Để cải thiện việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, chúng em đã nghiên cứu và đưa
những biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác hợp tác pháp lý với các quốc gia có nhiều vụ
án liên quan đến Việt Nam. Chính phủ cần tiếp tục ký kết thêm các hiệp định
về hợp tác pháp lý với các quốc gia khác, nhằm tạo điều kiện cho việc công
nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ở Việt
Nam. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho
các cán bộ và nhân viên liên quan đến việc giải quyết các vụ án liên quan đến
tòa án nước ngoài.
Thứ hai, cần đưa ra các quy định cụ thể về quy trình công nhận và cho thi
hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Việc xây dựng và áp
dụng quy trình công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài phải đảm bảo tính
minh bạch, công khai và có tính pháp lý. Ngoài ra, cần xây dựng các chính sách
và quy định cho phép các tòa án Việt Nam có thể truy cập vào hồ sơ và thông
tin liên quan đến vụ án của các tòa án nước ngoài.
Thứ ba, cần tăng cường sự kiểm soát và giám sát quá trình công nhận và cho
thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Nhằm đảm bảo
quá trình này diễn ra đúng theo quy định pháp luật và tránh tình trạng vi phạm
quy định pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tòa án Việt Nam.
Thứ tư, cần xây dựng và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong
việc quản lý và giám sát việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài.
Tổng hợp lại, để cải thiện việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, cần có sự thay đổi và
hoàn thiện về cơ chế pháp lý, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực chuyên
môn của cơ quan chức năng và các bên liên quan, đồng thời xây dựng mối quan
hệ hợp tác tốt hơn với tòa án nước ngoài để tăng cường sự hiệu quả trong việc
giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến bản án, quyết định của tòa án
nước ngoài.

14
KẾT LUẬN
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam là việc thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài theo đúng như bản án dân sự của nước ta.
Nó có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, giao thoa của
nhiều nền văn hóa. Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở
rộng được hợp tác đầu tư, tăng cường được sự họp tác về mọi mặt đối với các
nước, từ đó phát triển kinh tế đất nựớc. Không những vậy, nó cũng góp phần
tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các
bản án, quyết định dân sự của tòa án vừa thể hiện rõ thiện chí hợp tác quốc tế
cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam.
Không dừng lại ở đó, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong lý luận là góp phần
làm rõ khái niệm, các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Là đối tượng của khoa học pháp lý, vấn đề công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn mang tính mới
đối với Việt Nam nên trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập,
một số quy định chưa rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu. Để quá trình công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam diễn ra một cách tốt nhất thì cần tăng cường hợp tác pháp
lý quốc tế; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...; điều chỉnh, bổ sung các quy
định về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam...
Tổng kết lại, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong thực
tiễn. Để cải thiện tình hình này, cần phải hoàn thiện pháp luật hiện hành, bằng
cách đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, đồng thời nâng cao năng
lực cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho các cơ quan liên quan,
tăng cường sự hợp tác giữa các tòa án, cơ quan chức năng và các chuyên gia
pháp lý trong và ngoài nước. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp
của người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh
doanh, đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
[2] Bộ Tư Pháp (2021), Thông tư số: 03/2021/TT-BTP, Hà Nội

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN


[1] Bộ tư pháp, Cơ sở dữ liệu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Truy
cập 31/1/2023 https://moj.gov.vn/tttp/Pages/dlcn-va-th-tai-Viet-Nam.aspx?
fbclid=IwAR1wTsvb5Sl_61pjUiNMLqyP3XoWsNlzAi_GgZCsp1D44t0a8Rl5eF
4pqAM

16
PHỤ LỤC

TTTP Tương trợ tư pháp


World Trade Organization - Tổ chức
WTO
Thương mại Thế giới
Association of Southeast Asian
ASEAN Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Asia-Pacific Economic Cooperation -
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
TT-BTP Thông tư - Bộ Tư Pháp
NĐ-CP Nghị Định - Chính Phủ

17
Phụ lục 2. Biên bản họp nhóm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

1.1. Thời gian: Từ ngày 21/03/2023 đến ngày 02/04/2023

1.2. Địa điểm: Messenger, zalo, zoom.

1.3. Thành phần tham dự:

Chủ trì: Đặng Phú Quý

Tham dự: Đặng Phú Quý, Phạm Thị Kim Luân, Võ Thị Ngọc Giàu, Nguyễn
Ngọc Bảo Trâm, Phan Hoài Bảo Ngọc, TrươngNgọc Tỏa, Phan Lê Minh
Thư.

Vắng: 0

2. Nội dung cuộc họp

2.1. Công việc các thành viên như sau

Đánh giá
ST Nhiệm vụ được mức độ
MSSV Họ và tên Đề tài
T phân công hoàn thành
công việc

1 2037215234 Đặng Phú Quý Soạn dàn bài 100%


04
2 2037215132 Phạm Thị Kim Luân Word, powerpoint
04 100%
3 2037215067 Võ Thị Ngọc Giàu Lời mở đầu, kết luận 100%
04
4 2037215163 Phan Hoài Bảo Ngọc Word mục 1.1; 1.2
04 100%
5 2037215132 Trương Ngọc Tỏa Word mục 3.1 100%
04
6 2037215296 Phan Lê Minh Thư Word mục 2.1
04 100%
7 2037215324 Nguyễn Ngọc Bảo Trâm Word mục 2.2
04 100%

18
2.2. Ý kiến của các thành viên:
Các thành viên đều đồng ý với sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng
2.3. Kết luận cuộc họp
Thống nhất đánh giá mức độ hoàn thành công việc được phân công của
từng thành viên: Hoàn thành tốt (100%); hoàn thành (90%); Không hoàn
thành (0%)
(Đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành
viên)
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 9 giờ 00 phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì

Phạm Thị Kim Luân Đặng Phú Quý

19

You might also like