You are on page 1of 114

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ NGA

SUY LUẬN LOGIC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ


TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học


Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của bản thân và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 09 năm 2016

Tác giả luận văn

Đinh Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY
LUẬN LOGIC ................................................................................................. 9
1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic ............................................. 9
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại ..... 9
1.1.2. Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây cận đại. 12
1.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logic ...................................... 15
1.2.1. Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logic............................................. 15
1.2.2. Phân loại suy luận logic........................................................................ 16
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 33
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN LOGIC TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ........................................................................ 34
2.1 Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sự ................................ 34
2.1 1. Khái niệm tố tụng hình sự ..................................................................... 34
2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự ............................................................... 37
2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố .............................. 40
2.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của khởi tố vụ án hình sự .............. 40
2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự ............ 41
2.3. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra............................. 49
2.3.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của điều tra vụ án hình sự........... 49
2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự............ 51
2.4. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử .................. 81
2.4.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của truy tố, xét xử vụ án hình sự.... 81
2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sự ...... 85
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong logic học hình thức, suy luận được coi là một trong những hình
thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà
nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ những tri thức đã
biết. Bởi thế, hầu hết các tri thức mà nhân loại có được là nhờ vào con đường
suy luận.
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại càng phát triển bao nhiêu thì
nhu cầu khám phá và nhận thức của con người về thế giới càng lớn và trở nên
cấp thiết bấy nhiêu. Trong đó, những tri thức trực tiếp là kết quả của quá trình
nhận thức cảm tính nhờ các giác quan của con người đem lại đang chiếm một
vị trí đáng kể trong tổng số tri thức của loài người. Tuy nhiên, còn xa và còn
rất lâu con người mới biết và giải thích được tất cả mọi thứ trong thế giới này
một cách trực tiếp nhờ các giác quan. Do vậy, bất cứ thứ gì, ở đâu và khi
nào… những nơi mà giác quan thông thường của con người bất lực thì không
gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic. Vì suy luận logic là một
trong hình thức cơ bản quan trọng của tư duy, nó cho phép con người có khả
năng chiếm lĩnh những tri thức mới một cách gián tiếp, nghĩa là những tri
thức mà con người không thể nhận được theo con đường nhận thức thẳng tắp,
trực tiếp. Suy luận logic giúp cho con người nhận được những tri thức mới
một cách trung gian từ những tri thức đã biết dựa trên cơ sở logic nhất định để
rút ra những tri thức mới đáng tin cậy.
Suy luận logic có vai trò vô cùng quan trọng trong tư duy khoa học và
nó có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Một mặt, suy luận logic
được dùng như là phương thức nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã
không còn có thể quan sát trực tiếp được nữa. Mặt khác, suy luận logic cũng
càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những điều vốn
dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận xác định về quá khứ và hiện tại.

1
Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự, suy
luận logic lại càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết. Bởi lẽ, tố
tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng là: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
Hơn nữa, ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự
cũng đều cần sử dụng đến suy luận logic để đưa ra những phán đoán mới,
những kết luận xác định, những quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở tiền
đề là những căn cứ pháp lý do luật định và những chứng cứ, bằng chứng dấu
vết, hành vi phạm tội được thu thập một cách cẩn thận, xác thực trong quá
trình điều tra, phá án. Như vậy, suy luận là một hình thức đồng thời cũng là
một thao tác tư duy logic tối cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được
trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự không phải lúc
nào chứng cứ, hành vi phạm tội của tội phạm cũng rõ ràng, phơi bày trước
mắt các nhà điều tra. Bởi lẽ, những hành vi phạm tội của kẻ gây án, diễn biến
quá trình của vụ án hình sự đều là những gì đã xảy ra trong quá khứ, với
nhiều góc khuất và tình tiết, quanh co, phức tạp và không còn có thể quan sát
trực tiếp được nữa. Do vậy, muốn có kết luận điều tra chính xác, những quyết
định đúng đắn, kịp thời và xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
thì nhất thiết phải sử dụng đến suy luận logic trong trong quá trình điều tra,
xét xử. Không chỉ có thế, mà còn phải cân nhắc thận trọng để sử dụng suy
luận logic như thế nào cho đúng, cho thuyết phục để đạt hiệu quả cao nhất,
buộc kẻ vi phạm pháp luật phải “tâm phục, khẩu phục” cúi đầu nhận tội. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những nghiên cứu tỉ mỉ cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn về vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn của quá trình giải
quyết vụ án hình sự hay tố tụng hình sự.

2
Việc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
khác nhau của tố tụng hình sự là rất cần thiết, có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng và cũng chẳng dễ dàng. Bởi lẽ, việc làm này nếu đúng đắn, khoa học thì
sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra, rút ngắn thời gian phá án, tìm ra
thủ phạm một cách nhanh nhất có thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án oan
và sai gây hoang mang trong dư luận và bất bình trong nhân dân. Án hình sự
mà bị oan, sai là vấn đề rất nghiêm trọng, xâm phạm rất lớn đến quyền con
người, quyền công dân, đến công bằng xã hội và niềm tin của người dân vào
công lý, vào luật pháp. Oan, sai trong tố tụng hình sự dù ở mức độ nào đi
chăng nữa cũng đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực, không lường đối với cá
nhân, gia đình, xã hội và nhà nước. Qua các vụ án oan, sai một đặc điểm
chung rất dễ nhận thấy là luôn có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong
quá trình tiến hành tố tụng, mà nguyên nhân chủ yếu là do đưa ra những kết
luận, phán quyết một cách vội vàng về vụ án. Hoặc là do xuất phát từ những
bằng chứng, chứng cứ, tài liệu không chân thực để rút ra kết luận phiến diện
về vụ án hoặc là do sự truy xét, sự áp đặt mang tính chất thành kiến, chủ quan
của những người tiến hành tố tụng vì những mục đích riêng tư, cá nhân… Xét
cho tới cùng thì những điều này cũng là hệ quả của việc chưa ý thức hết được
vai trò và tầm quan trọng của tư duy logic nói chung và nhất là của suy luận
logic nói riêng trong các giai đoạn của tố tụng hình sự. Do đó, người sử dụng
suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng chưa đúng đắn, chưa khách quan và
chưa thực sự công tâm.
Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 xác định, một trong những
mục đích của Bộ luật là xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đó cũng chính là cái đích
đến cuối cùng mà công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay hướng tới

3
trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp nhằm bảo vệ quyền
con người và công lý. Vì vậy, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong các giai
đoạn khác nhau của tố tụng hình sự một cách đúng đắn còn góp phần đảm bảo
cho cả quá trình tố tụng hình sự diễn ra minh bạch, chính xác, xét xử đúng
người, đúng tội, tuân thủ đúng qui định pháp luật. Nhờ đó có thể tránh được
“oan” và “sai” trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần thúc đẩy quá trình
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự cùng với các tệ nạn xã hội ở Việt
Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy
hiểm của nó, các vụ án hình sự đều có diễn biến hết sức phức tạp đã và đang
gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã
hội. Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các yếu tố khách quan,
như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế nền
kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp
về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, cách làm ăn chụp
giật luôn chạy theo lợi nhuận... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế,
những yếu kém trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung
và quá trình tố tụng hình sự nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu
quả và đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém của công tác
phòng và chống tội phạm thì việc chỉ ra vai trò của suy luận logic cũng như
yêu cầu nắm vững suy luận logic và sử dụng chính xác và sáng tạo suy luận
logic trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là điều thiết thực nên làm.
Vì những lý do trên và đồng thời muốn trình bày, phân tích rõ hơn
những nội dung cơ bản của suy luận logic, để từ đó có thể chỉ ra vai trò, sự
cần thiết của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nên tôi quyết
định chọn vấn đề Suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố
tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể thấy lý thuyết về suy luận logic không có gì là mới lạ đối với
chúng ta, nó đã được bàn tới khá nhiều trong các công trình, tài liệu logic học
của các tác giả, các chuyên gia, các nhà giáo đầu ngành ở Việt Nam như:
Nguyễn Đức Dân [4], Vương Tất Đạt [7], Phạm Đình Nghiệm [15], Bùi
Thanh Quất [17], Nguyễn Gia Thơ [21], Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh
Tuấn [31], Vũ Văn Viên [32],... Trong những tài liệu, giáo trình này, các tác
giả đã trình bày, phân tích khá đầy đủ và sâu sắc về những vấn đề của logic
hình thức cũng như những nội dung cơ bản của suy luận logic. Hầu hết các
tác giả đều thống nhất quan điểm về những vấn đề cơ bản của suy luận cũng
như vai trò của suy luận đối với khoa học và đời sống, coi đó là nội dung
trọng tậm khi nghiên cứu logic học. Tuy nhiên, ở một vài điểm không căn bản
thì giữa các tài liệu của các tác giả lại có chỗ chưa thống nhất với nhau. Đáng
chú ý hơn cả là cuốn giáo trình của tác giả Phạm Đình Nghiệm [15], khi quan
niệm về cấu tạo của suy luận, tác giả cho rằng: suy luận gồm có hai thành
phần là tiền đề và kết luận, trong khi đó phần lớn các tác giả còn lại đều cho
rằng: suy luận gồm ba bộ phận là tiền đề, kết luận và cơ sở logic (các quy
tắc). Mặt khác, cũng ở tài liệu này trong phần suy luận diễn dịch xuất phát từ
tiền đề là phán đoán phức, tác giả đã đưa thêm một phương pháp logic hiện
đại được sử dụng nhiều trong tin học và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gọi là
“hợp giải”, tức là phương pháp cho phép kiểm tra xem có thể rút ra được kết
luận nhất định nào đó từ một tập hợp các tiền đề cho trước... Mặc dù vậy, có
thể thấy rằng toàn bộ các tài liệu, giáo trình của các tác giả kể trên, tuy không
trực tiếp nói về vai trò của suy luận logic trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, nhưng chúng lại giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu lĩnh vực này,
chúng có thể hỗ trợ một cách gián tiếp, giúp nảy sinh ý tưởng quý giá, chúng
có khả năng gợi mở, định hướng và cổ vũ mạnh mẽ cho chúng tôi trong việc
nghiên cứu đề tài này.

5
Không chỉ riêng logic hình thức mà khi bàn về suy luận, logic biện
chứng cũng đề cập đến như là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu
được. Thuộc loại tài liệu giáo khoa kiểu như trên thì còn phải kể tới công trình
Nguyên lý logic biện chứng [13] của tác giả Liên Xô M.M. Rôdentan. Đây là
cuốn sách được Nguyễn Thành Dương dịch từ bản tiếng Nga, trong đó tác giả
dành ra hẳn một chương để bàn về suy luận trong logic biện chứng. Việc này
đòi hỏi tác giả phải so sánh suy luận trong logic biện chứng với suy luận trong
logic hình thức để từ đó chỉ ra điểm phân biệt giữa chúng. Quan trọng hơn cả
là tác giả đã phân tích một cách rất sâu sắc về vị trí, vai trò của suy luận quy
nạp và suy luận diễn dịch trong quá trình nhận thức. Qua việc chỉ ra vai trò
cũng như hạn chế của hai phương pháp này, tác giả đi đến khẳng định việc
cần thiết phải kết hợp, bổ sung hai phương pháp nhận thức này với nhau và cả
với các phương pháp khác nữa trong quá trình nhận thức. Điều này rất có ý
nghĩa đối với luận văn trong việc làm rõ vai trò của suy luận logic trong từng
giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự. Hơn thế, từ góc nhìn lôgíc
học biện chứng tác giả đã chỉ ra khá nhiều đặc điểm của suy luận lôgíc hình
thức mà các tài liệu thuần tuý lôgíc hình thức chưa chỉ ra được mà những điều
này lại rất quan trọng đối với luận văn của chúng tôi.
Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên những công trình, tài liệu nghiên
cứu quan trọng thuộc lĩnh vực pháp lý, trong đó cần phải kể tới cuốn giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam [19] do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn làm
chủ biên. Giáo trình này đã giới thiệu đến người đọc một cách đầy đủ, rõ ràng
và cụ thể nhất về trình tự, thủ tục ở từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ
án hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là những căn cứ pháp lý
quan trọng cùng với những chứng cứ, bằng chứng thu thập được trong giai
đoạn điều tra đã trở thành những tiền đề, cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm
quyền tiến hành các bước suy luận logic nhằm đưa ra những phán quyết, kết
luận chính xác nhất trong giải quyết vụ án hình sự.

6
Ngoài ra, trong số hiếm hoi các tài liệu có liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực mà luận văn nghiên cứu, không thể không nhắc đến quy định tại Điều 9
Bộ luật Tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
[1] và tại Điều 31 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 [10] về “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản của tố tụng hình sự, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học
pháp lý hiện đại, và được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý
trong việc bảo vệ quyền con người. Tinh thần và những nội dung căn bản nhất
của nguyên tắc này đã có tác dụng gợi mở và định hướng rất quan trọng tới
lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, tức là làm rõ vai trò, tầm quan trọng của
suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự .
Ở Việt Nam hiện nay, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong quá trình
tố tụng hình sự là một đề tài khá mới mẻ, nên hầu như chưa có một công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu trực tiếp và cụ thể về vấn đề này, mà chỉ có
những công trình, những tài liệu đóng vai trò hỗ trợ gián tiếp cho lĩnh vực
nghiên cứu của luận văn. Do vậy, luận văn sẽ cố gắng lấp đầy những khoảng
trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những nội dung chính của
suy luận logic như: định nghĩa, cấu tạo, các loại hình và quy tắc của suy
luận… luận văn trình bày, phân tích và làm rõ vai trò của suy luận logic trong
các giai đoạn tố tụng hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển
của suy luận logic trong lịch sử logic học.
+ Trình bày và phân tích những nội dung chính của suy luận logic liên
quan đến các giai đoạn tố tụng hình sự.
+ Trình bày và phân tích để làm rõ vai trò của suy luận logic trong các
giai đoạn tố tụng hình sự.

7
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến, quan điểm mácxít về lý luận nhận thức và logic học.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và
các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử -
logic, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: suy luận logic và vai trò của nó trong các giai
đoạn của tố tụng hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Các quan niệm về suy luận logic và vai trò của
nó trong tố tụng hình sự từ trước tới nay.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu lại lịch sử và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của
suy luận logic, bước đầu chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
tố tụng hình sự, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần thiết phải sử dụng suy luận
logic trong suốt quá trình tố tụng hình sự.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu đến người đọc quan
tâm đến các vấn đề của logic học và luật học cũng như vai trò của những tri
thức logic, cụ thể là suy luận logic trong lĩnh vực pháp lý.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn logic học và luật học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.

8
Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA SUY LUẬN LOGIC
1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp
cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một trong ba cái nôi lớn nhất của nền văn minh nhân
loại. Trên mảnh đất này ngay từ khi triết học sinh ra đã có nhiều trường phái
khác nhau, thậm chí đối lập nhau và giữa chúng luôn diễn ra cuộc đấu tranh.
Những cuộc tranh luận triết học và nhu cầu của thuật nguỵ biện và tu từ học
ở thời kỳ cổ đại đã khiến người Hy Lạp cổ đại phải tăng cường quan tâm tới
các vấn đề về lập luận lôgíc học, từ đó các tư tưởng về logic học và suy luận
dần dần được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của triết học.
Trước khi hệ thống logic học của Aristotle được hình thành như một
khoa học độc lập thì trong triết học Hy Lạp cổ đại, cũng đã manh nha các tư
tưởng logic học liên quan đến suy luận. Tuy đó chỉ là những tư tưởng sơ khai
và chưa thành hệ thống, do các tư tưởng triết học và logic học chưa được tách
bạch rõ ràng, nên những quy luật, quy tắc logic hay các hình thức của tư duy
như suy luận thường nằm lẫn trong các lập luận triết học. Trong đó, tiêu biểu
là tư tưởng của phái ngụy biện, của Đêmôcrít, Xôcrat và Plato…
Aristotle (384-322 TCN) nhà triết học Hi Lạp cổ đại được coi là người
sáng lập ra lôgíc học, ông hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là “cha đẻ của
lôgíc học”. Aristotle là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống
những vấn đề của lôgíc học, xây dựng chúng với tư cách là khoa học độc lập.
Những hiểu biết sâu rộng của ông đã được tập hợp lại trong bộ sách
“Organon” (Bộ công cụ) đồ sộ bao gồm 6 tập. Aristotle là người đầu tiên
nghiên cứu tỉ mỉ khái niệm, phán đoán, lý thuyết suy luận, chứng minh và nêu
lên các qui luật cơ bản của tư duy.

9
Có thể nói, vị trí quan trọng nhất trong các công trình lôgíc học
Aristotle thuộc về học thuyết suy luận dưới hình thức điển hình là tam đoạn
luận. Aristotle là người đầu tiên xây dựng lý thuyết tam đoạn luận, nhất là ở
phần về tam đoạn luận nhất quyết đơn rất cẩn thận, chi tiết đến mức mà các
nhà nghiên cứu kế tiếp ông sau này chỉ còn phải đưa thêm vào lý thuyết ấy
những bổ sung, mở rộng phụ, không đáng kể.
Trong học thuyết ấy, Aristotle đã bàn đến những nội dung rất căn bản
của suy luận như: tam đoạn luận chuẩn tắc, tam đoạn luận tỉnh lược và phức
hợp, các loại hình cũng như các quy tắc chung và riêng của từng loại hình
tam đoạn luận… mặt khác, ông cũng đề cập đến vấn đề suy luận quy nạp và
suy luận tương tự.
Theo Aristotle: Tam đoạn luận là một loại luận chứng, trong đó chỉ cần
xác định một vài phán đoán nào đó, những phán đoán khác nơi các sự vật có
thể tất yếu từ các phán đoán xác định đó suy ra. Trong học thuyết logic của
mình Aristotle còn đưa ra khái niệm về tam đoạn luận hoàn thiện và phân biệt
nó với tam đoạn luận không hoàn thiện. Trong đó, tam đoạn luận hoàn thiện
là một tam đoạn luận mà nó không cần một cái gì khác, ngoài cái đã trực tiếp
nhận, để vạch ra tính tất yếu, còn tam đoạn luận không hoàn thiện là một tam
đoạn luận mà nó cần cho một điều nào (cho việc vạch ra tính tất yếu) ở một
cái hay nhiều cái. Theo Aristotle chỉ có tam đoạn luận hoàn thiện mới cho ta
kết luận đúng một cách tất yếu và hiển nhiên [Xem 23, tr. 60 ]. Tam đoạn luận
của ông được cấu thành từ ba phán đoán, trong đó có hai phán đoán tiền đề và
phán đoán thứ ba là kết luận. Bất kỳ tam đoạn luận nào cũng có ba thuật ngữ:
thuật ngữ lớn, thuật ngữ nhỏ và thuật ngữ giữa. Ông là người đầu tiên đưa ra
quy tắc chung cho các loại hình tam đoạn luận và các quy tắc riêng cho từng
loại hình.
Mục đích của Aristotle xây dựng tam đoạn luận là nhằm tạo ra phương
pháp chứng minh (luận chứng) tri thức khoa học. Trong đó, loại hình I tam

10
đoạn luận là loại hình hoàn thiện nhất mà theo ông phải là cơ sở, nền tảng để
từ đó loài người suy ra toàn bộ tri thức khoa học của mình. Bên cạnh tam
đoạn luận khoa học và tam đoạn luận biện chứng, Aristotle còn nghiên cứu
một loại nữa là tam đoạn luận tranh biện. Tranh biện là nghệ thuật thương
thảo, tranh cãi để giành chiến thắng, chứ không phải vì chân lý, các nhà nguỵ
biện thường dạy nó trong các trường học của mình.
Ngoài tam đoạn luận với tư cách là suy luận diễn dịch, khi nghiên
cứu logic học của Aristotle còn phải nói tới suy luận quy nạp. Ông đã định
nghĩa suy luận quy nạp khá rõ ràng như sau: “quy nạp là quá trình đi từ cái
riêng đến cái chung”. Ông cũng đặt suy luận quy nạp trong sự liên hệ với
tam đoạn luận và gọi chúng là suy luận quy nạp tam đoạn luận. Aristotle
xem phương pháp loại suy hay phép tương tự như một loại quy nạp. Loại
suy, theo ông, là phương pháp dẫn dắt tư duy đi từ một sự vật cá biệt này
sang sự vật cá biệt khác.
Mặc dù, trong hệ thống logic học của mình, Aristotle không ít lần thừa
nhận tầm quan trọng của quy nạp và dành sự quan tâm đáng kể cho vấn đề
làm thế nào chúng ta xác lập được các tiền đề xuất phát điểm cung cấp cho
diễn dịch, song, cũng như hầu hết những người Hy Lạp thời bấy giờ, do đánh
giá thái quá tam đoạn luận so với các cách chứng minh khác, nên Aristotle đã
quá đề cao vị trí, vai trò của suy luận diễn dịch. Thực chất tam đoạn luận chỉ
là một trong các dạng chứng minh diễn dịch, ví như toán học là lĩnh vực hoàn
toàn diễn dịch, nhưng chưa chắc gì có thể gặp tam đoạn luận trong toán học.
Thêm vào đó, tuy đã đề cập đến quy nạp, nhưng Aristotle lại chưa đánh giá
được hết ý nghĩa nhận thức luận của phương pháp quy nạp không đầy đủ. Đây
cũng là một biểu hiện cho tính phiến diện, hạn chế do điều kiện lịch sử của
lôgíc học Aristotle.
Sau Aristote, các nhà khắc kỷ đã quan tâm phân tích các mệnh đề, cũng
như phép tam đoạn luận của Aristotle, lôgíc các mệnh đề của các nhà khắc kỷ

11
được trình bày dưới dạng lý thuyết suy diễn. Một điểm đáng chú ý là, lôgíc
học của Aristotle được tôn vinh và được lấy làm khuôn mẫu trong suốt thời
kỳ Trung cổ. Ở đâu người ta cũng chỉ chủ yếu phổ biến, bình luận lôgíc học
của Aristotle và coi đó như những chân lý cuối cùng, tuyệt đích. Tuy nhiên,
trong suốt thời Trung cổ, lôgíc học mang tính kinh viện và hầu như không
được bổ sung thêm gì đáng kể.
1.1.2. Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây
cận đại
Thời Phục hưng, Cận đại đã trở nên rõ là, lôgíc học Aristotle vốn chủ
yếu đề cập đến phép suy diễn, thực ra là khá chật hẹp và khó đáp ứng được
những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học tự nhiên, đặc biệt là các khoa
học thực nghiệm đang nảy nở.
Trước sự phát triển của khoa học thực nghiệm, tại Anh, F. Bacon (1561 -
1626) đã xuất bản tác phẩm “Novum Organum” (Công cụ mới) để phê phán
phương pháp suy diễn và logic học hình thức của Aristotle, từ đó ông đề xuất
phương pháp nhận thức (suy luận) mới là phép quy nạp loại trừ. Đồng thời đặt ra
vấn đề là cần phải tuân thủ các qui tắc của phép qui nạp trong quá trình quan
sát và thí nghiệm để tìm ra các qui luật của giới tự nhiên. Bước đầu thành
công trong việc xây dựng phép quy nạp, nhưng F. Bacon lại rơi vào thái cực
khác khi quá đề cao phương pháp này cũng như logic học ứng dụng trong
khoa học thực nghiệm.
Sau đó, R. Descartes (1596 - 1650) đã cố khắc phục phần nào tư tưởng
hơi cực đoan của Bacon đối với diễn dịch trong tác phẩm “Discours de la
method” (Luận về phương pháp). R. Descartes là người đã tiếp tục làm sáng
tỏ, phát triển và làm sâu sắc thêm những khám phá của F. Bacon trên tinh thần
chủ nghĩa duy lý bằng cách đi sâu vào suy luận diễn dịch toán học. Tiếp đó, nhà
toán học người Đức Leibniz (1646 - 1716) lại có tham vọng phát triển lôgíc
học của Aristotle thành lôgíc ký hiệu hay logic toán. Tuy vậy, phải đến giữa

12
thế kỷ XIX, khi nhà toán học G. Boole (1815 - 1864) đưa ra công trình Đại số
lôgíc thì ý tưởng của Leibniz mới bước đầu trở thành hiện thực.
Vào thế kỷ XIX, nhà logic học Anh J.S. Mill (1806 - 1873) đã cố công
đi tìm những qui tắc và sơ đồ của phép qui nạp kiểu như các qui tắc tam đoạn
luận. Ông là người đã hoàn thiện phương pháp của Bacon và tiếp tục phát triển
các phương pháp quy nạp, ông đưa ra bốn phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở
mối liên hệ nhân quả như: Phương pháp đồng nhất, phương pháp khác biệt
duy nhất, phương pháp biến đổi kèm theo và phương pháp phần dư.
Như vậy, đến giữa thế kỷ 19, lôgíc học Aristotle cùng với sự phát triển,
bổ sung, đóng góp của F. Bacon, R. Descartes và J.S. Mill đã trở thành hệ
thống lôgíc hình thức truyền thống cổ điển hoàn chỉnh.
Nhưng ngay từ đầu thế kỷ XIX, Hegel (1770 - 1831) nhà triết học cổ
điển Đức, nối tiếp những suy tư mang tính đặt vấn đề từ I. Kant đã nghiên cứu
và đem lại cho lôgíc học một bộ mặt mới: Lôgíc biện chứng. Nhưng cũng
phải khách quan thấy rằng, những yếu tố của Lôgíc biện chứng đã có từ thời
cổ đại, trong các học thuyết của Heraclite, Platon, Aristotle… Công lao của
Hegel đối với Lôgíc biện chứng là ông đã đem lại cho nó một diện mạo đầu
tiên mang tính hệ thống với các nguyên lý, nguyên tắc, quy luật, phạm trù và
các thao tác tư duy suy luận tương ứng. Tuy được nghiên cứu một cách toàn
diện, nhưng hệ thống lôgic ấy lại được trình bày trên nền tảng thế giới quan
duy tâm. Hegel đã xây dựng học thuyết biện chứng của mình bao gồm đồng
thời cả phép quy nạp lẫn phép diễn dịch. Thực chất phép diễn dịch của Hegel
là phép diễn dịch biện chứng - duy tâm chủ nghĩa được phát triển thông qua
các mâu thuẫn. Theo ông, đây là phép suy luận sẽ đảm bảo cho nhận thức đạt
tới chân lý tức “ý niệm tuyệt đối”. Hegel phân biệt ba loại hình suy luận gồm:
thứ nhất là suy luận về tồn tại hiện có trong thành phần của ba phân nhánh
(biểu tượng tam đoạn luận), là những cái được phân biệt tới tính chất khác

13
nhau của thuật ngữ trung gian với ba cách kết hợp cơ bản giữa “cái chung”,
“cái đặc thù” và “cái đơn nhất”. Thứ hai là suy luận phản tư được tập hợp
thành bộ ba gồm: suy luận chung, suy luận quy nạp và suy luận loại suy. Thứ
ba là suy luận tất nhiên nơi mà các thuật ngữ trung gian không phải là một nội
dung trực tiếp nào khác mà chính là phản tư về tính quy định tự nó của các
thuật ngữ biên. Ngoài ra, Hegel đã chỉ ra các yếu tố biện chứng trong các tiểu
phần logic hình thức, chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa các loại hình tam
đoạn luận và chức năng của thuật ngữ trung gian - thuật ngữ không chỉ đơn
giản được dùng làm cầu nối giữa các thuật ngữ biên mà còn thể hiện sự thống
nhất của cái chung và cái riêng… cách Hegel áp dụng các phạm trù “cái
chung”, “cái đặc thù” và “cái riêng” vào việc phân tích các suy luận là điều
rất hữu ích, K. Marx, F. Engels và tiếp đến là V.I. Lenine cũng nhiều lần nhắc
tới điều đó.
Sau này, chính K. Marx (1818 - 1883), F. Engels (1820 - 1895) và V.I
Lenine (1870 - 1924) đã cải tạo và phát triển lôgíc học biện chứng trong đó có
phép suy luận biện chứng duy tâm chủ nghĩa của Hegel và đặt lại nó trên nền
tảng duy vật, đồng thời biến nó thành khoa học về những qui luật và hình thức
phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về
những qui luật nhận thức chân lý.
Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, lôgíc học đang có những bước
phát triển mạnh, trong nó đang diễn ra sự phân ngành mạnh mẽ và sự liên ngành
rộng rãi. Nhiều chuyên ngành mới của lôgíc học ra đời như: lôgíc đa trị, lôgíc
kiến thiết, logic xác suất, lôgíc mờ, lôgíc tình thái… Sự phát triển đó đang làm
cho lôgíc học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc
ứng dụng lôgíc học vào các ngành khoa học và đời sống. Mặc dù vậy, chúng ta
vẫn không thể phủ nhận được sự đóng góp cũng như vai trò và tầm quan trọng
của khoa học logic hình thức trong đó có phép suy luận logic.

14
1.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logic
1.2.1. Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logic
Trong quá trình nhận thức về thế giới khách quan con người phản ánh
lại các sự vật, hiện tượng thông qua hình thức tồn tại giản đơn nhất của tư
duy, đó là khái niệm. Các khái niệm tham gia hình thành phán đoán nhằm
phản ánh các thuộc tính cũng như các mối liên hệ giữa các đối tượng của hiện
thực. Tiếp đó, phán đoán sau khi được kiểm nghiệm hoặc chứng minh giá trị
chân thực của nó một cách chắc chắn, thì lại có thể tham gia vào quá trình tư
duy nhận thức để tạo ra những phán đoán mới. Quá trình tạo ra những phán
đoán mới từ những phán đoán đã biết như vậy gọi là quá trình suy luận.
Định nghĩa: Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là
một thao tác tư duy cơ bản mà nhờ đó rút ra những tri thức mới từ những tri
thức đã biết [3, tr.131].
Bản chất của suy luận là dựa trên những tri thức đã biết chắc chắn (các
phán đoán đã chứng minh) liên kết chúng theo một cách thức nhất định (các
qui tắc, các kiểu suy luận) để tạo ra những tri thức mới tất yếu, chân thực (các
phán đoán mới) mà trước đó chưa biết.
Có thể nói, suy luận có vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn đời
sống thường ngày và mọi lĩnh vực khoa học, nhất là trong lĩnh vực pháp lý.
Giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của suy luận thể hiện ở chỗ nó đưa
nhận thức đi từ cái đơn lẻ, cái ngẫu nhiên ở hiện thực khách quan đến nhận
thức gián tiếp trừu tượng. Thậm chí, không cần phải kiểm nghiệm thực tiễn,
bằng công cụ nhận thức tư duy có thể rút ra tri thức mới chân thực, tất yếu,
đáng tin cậy.
Cấu tạo của suy luận: cũng như phán đoán và khái niệm, suy luận là
một trong những hình thức lôgic, thao tác cơ bản của tư duy. Vì vậy, suy luận
cũng có một cấu trúc logic riêng xác định. Bất kỳ một suy luận nào cũng bao
gồm ba thành phần: tiền đề, kết luận và cơ sở logic.
Tiền đề là những tri thức đã biết, mà dựa vào đó mới rút ra kết luận.
Những tri thức này có được nhờ quan sát trực tiếp; nhờ tiếp thu, kế thừa tri

15
thức của các thế hệ đi trước thông qua học tập và giao tiếp xã hội, hoặc là kết
quả của các quá trình nhận thức, suy luận trước đó của chính chủ thể.
Kết luận là những tri thức mới nhận được rút ra từ các tiền đề và các hệ
quả của chúng.
Cơ sở logic là các quy luật và các quy tắc mà việc tuân thủ chúng sẽ
đảm bảo rút ra kết luận chân thực từ các tiền đề chân thực. Nói cách khác, cơ
sở logic là những quy tắc, những quy luật hay những mối liên hệ tất yếu của
tư tưởng cho phép rút ra kết luận tất yếu từ những tiền đề đã cho.
Suy luận đúng và suy luận hợp lôgíc: suy luận hợp logic là suy luận
mới chỉ đảm bảo điều kiện tuân thủ các quy tắc, quy luật logic chứ nó chưa
đảm bảo điều kiện là xuất phát từ những tiền đề chân thực. Vì vậy, chưa thể
khẳng định một suy luận hợp logic là suy luận đúng được.
Vậy, suy luận đúng là suy luận không chỉ tuân thủ các cơ sở lôgíc mà
còn phải xuất phát từ những tiền đề chân thực phản ánh đúng về hiện thực.
Hay nói cách khác, suy luận đúng là suy luận mà kết luận được rút ra và được
bảo đảm giá trị chân thực một cách tất yếu từ tiền đề chân thực thông qua cơ
sở hợp logic.
Tóm lại, muốn có một suy luận đúng phải có suy luận hợp logic (tức
suy luận phải tuân thủ đúng các quy tắc, quy luật logic) và suy luận phải
xuất phát từ các tiền đề là các phán đoán chân thực. Đó là hai điều kiện tiên
quyết bảo đảm giá trị chân thực của kết luận được rút ra một cách tất yếu từ
tiền đề. Sự phân biệt giữa suy luận hợp logic và suy luận đúng đắn có một
ý nghĩa to lớn trong quá trình suy luận, giúp tránh khỏi những kết luận sai
lầm, phiến diện.
1.2.2. Phân loại suy luận logic
Căn cứ vào cách thức suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng
hay từ tri thức riêng đến tri thức chung, người ta chia suy luận thành hai dạng
cơ bản là: diễn dịch và qui nạp. Ngoài ra, còn có một hình thức suy luận đặc

16
biệt dựa trên tính tương đồng giữa các dấu hiệu của các đối tượng khác nhau
và được gọi là “loại suy” hay phép suy luận tương tự.
1.2.2.1. Suy luận diễn dịch
Diễn dịch là suy luận trong đó lập luận được tiến hành bằng cách rút
ra kết luận là những tri thức về riêng từng đối tượng từ những tri thức chung
về cả lớp đối tượng. Đến lượt mình, căn cứ vào số lượng tiền đề diễn dịch còn
được chia ra thành diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.
Diễn dịch trực tiếp là suy luận mà kết luận được rút ra từ một tiền đề
(một phán đoán). Và phán đoán tiền đề ở đây có thể là đơn hoặc phức. Diễn
dịch trực tiếp được chia thành năm dạng cơ bản: phép chuyển hóa, phép đảo
ngược, phép đối lập vị từ, phép đối lập chủ từ và suy luận dựa trên “hình
vuông logic”.
Diễn dịch gián tiếp là suy luận mà kết luận là phán đoán mới được rút
ra trên cơ sở mối liên hệ logic giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề. Như vậy,
dấu hiệu căn bản để phân biệt diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp là số
lượng phán đoán tiền đề nếu suy luận xuất phát từ một tiền đề thì đó là suy
trực tiếp, còn nếu suy luận xuất phát từ hai tiền đề trở lên thì đó là suy gián
tiếp. Diễn dịch gián tiếp có rất nhiều dạng với những cấu trúc logic khác
nhau. Trong đó chúng ta chỉ nghiên cứu một số dạng cơ bản như tam đoạn
luận, suy luận điều kiện, suy luận lựa chọn và suy luận lựa chọn điều kiện.
Tam đoạn luận hay luận ba đoạn là suy luận diễn dịch gián tiếp trong
đó kết luận là phán đoán đơn thuộc tính được rút ra từ mối liên hệ logic tất
yếu giữa hai tiền đề cũng là các phán đoán đơn thuộc tính.
Cấu tạo của tam đoạn luận đơn: gồm hai tiền đề và một kết luận với ba
thuật ngữ là thuật ngữ lớn, thuật ngữ nhỏ và thuật ngữ giữa. Chủ từ của kết
luận gọi là thuật ngữ nhỏ, ký hiệu bằng chữ S. Vị từ của kết luận gọi là thuật
ngữ lớn, ký hiệu là P. Cả hai thuật ngữ đều có mặt thêm một lần ở tiền đề nhỏ
hoặc lớn, tuy nhiên ngoài chúng ra ở cả hai tiền đề còn xuất hiện thêm một

17
thuật ngữ nữa mà nó không có mặt ở kết luận. Thuật ngữ đó được gọi là thuật
ngữ giữa, ký hiệu là M. Thuật ngữ “M” là thuật ngữ trung gian, nhờ nó mà hai
phán đoán tiền đề liên hệ được với nhau và từ đó hai thuật ngữ “S” và “P” tìm
được quan hệ của mình trong kết luận. Các tiền đề cũng được phân biệt thành
các tiền đề lớn và nhỏ căn cứ vào việc chúng chứa P hay S. Tiền đề nào chứa
thuật ngữ “S” được gọi là tiền đề nhỏ, tiền đề nào chứa thuật ngữ “P” được
gọi là tiền đề lớn.
Các loại hình của tam đoạn luận : căn cứ vào vị trí của thuật ngữ giữa
(M) ở các phán đoán tiền đề, người ta chia tam đoạn luận thành bốn loại hình
như sau :
Loại hình I: là tam đoạn luận mà thuật ngữ giữa (M) làm chủ từ ở tiền đề lớn
và làm vị từ ở tiền đề nhỏ.
Loại hình II: thuật ngữ giữa (M) làm vị từ ở cả hai tiền đề.
Loại hình III: thuật ngữ giữa (M )là chủ từ cả ở tiền đề lớn và tiền đề nhỏ.
Loại hình IV: thuật ngữ giữa (M) làm vị từ ở tiền đề lớn và làm chủ từ ở tiền
đề nhỏ.
M P P M M P P M
S M S M M S M S
(I) (II) (III) (IV)
Các qui tắc của tam đoạn luận: Trong bất kỳ một suy luận nào, muốn
đảm bảo một cách tất yếu logic rút ra được kết luận chân thực từ nội dung
chân thực của các phán đoán tiền đề thì suy luận đó buộc phải tuân thủ chặt
chẽ những quy tắc xác định. Mỗi tam đoạn luận phải tuân thủ hai nhóm quy
tắc bao gồm: quy tắc chung cho mọi loại hình và quy tắc riêng cho từng loại
hình.
Quy tắc chung cho cả bốn loại hình: gồm ba quy tắc cho thuật ngữ,
năm quy tắc cho tiền đề.

18
Qui tắc 1: Trong tam đoạn luận chỉ được phép có ba thuật ngữ (S, P, M).
Việc vi phạm quy tắc này dẫn đến lỗi “sinh thêm thuật ngữ”. Trong đó, hai
thuật ngữ biên (S, P) được liên hệ với nhau trên cơ sở quan hệ của chúng với
thuật ngữ giữa (M). Nếu thuật ngữ giữa không phải là cùng một khái niệm thì
tam đoạn luận không phải chỉ có ba khái niệm mà là bốn khái niệm, thực chất
đây là sự vi phạm quy luật đồng nhất ở lỗi “đánh tráo khái niệm”.
Qui tắc 2: Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần ở một trong hai
tiền đề. Nếu quy tắc này bị vi phạm, thì mối liên hệ giữa thuật ngữ lớn và nhỏ
sẽ không xác định có nghĩa là, kết luận không tất suy logic từ các tiền đề vì
chức năng của thuật ngữ giữa là tạo mối liên hệ giữa các thuật ngữ còn lại.
Qui tắc 3: Thuật ngữ (S, P) không chu diên ở tiền đề thì cũng không
được phép chu diên ở kết luận. Trong tam đoạn luận nếu các thuật ngữ biên
không chu diên ở tiền đề thì có nghĩa là cả S và P chỉ nằm trong quan hệ
giao nhau qua M nên không thể kết luận chắc chắn toàn bộ S là một phần
của P hay toàn bộ P là một của S. Vi phạm quy tắc quy tắc này dẫn đến lỗi
vượt quá cơ sở.
Qui tắc 4: Trong tam đoạn luận, nếu hai tiền đề là phán đoán phủ định
thì không suy ra được kết luận tất yếu đúng. Quy tắc này đòi hỏi ít nhất phải có
một tiền đề là phán đoán khẳng định. Nếu cả hai tiền đề là phán đoán phủ định
thì thuật ngữ M có ngoại diên loại trừ hoàn toàn với ngoại diên của hai thuật
ngữ còn lại (S, P) trong quan hệ với M, do đó, không xác định được mối quan
hệ giữa S và P.
Qui tắc 5: Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là
phán đoán phủ định. Quy tắc này thể hiện tính nhất quán, phi mâu thuẫn trong
suy luận bởi nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định mà kết luận là khẳng
định thì tư duy sẽ gặp phải mâu thuẫn logic .
Qui tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì không suy ra được
kết luận. Bởi vì, hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì ta chỉ xác định được quan

19
hệ một phần của thuật ngữ giữa với một phần của hai thuật ngữ biên. Với một
phần thuật ngữ giữa không làm được vai trò trung gian. Do vậy, không thể xác
định được quan hệ tất yếu của hai thuật ngữ biên với nhau nên không có một
kết luận tất yếu đúng.
Qui tắc 7: Nếu có một tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận cũng
phải là bộ phận. Vì bản chất của suy luận diễn dịch là đi từ cái chung đến cái
riêng. Nên, nếu ở tiền đề đã giới hạn trong phạm vi cái bộ phận thì kết luận
cũng chỉ khẳng định hay phủ định những hiểu biết của chúng ta trong phạm vi
cái bộ phận là chắc chắn đúng và tất yếu.
Qui tắc 8: Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định, thì kết luận cũng
phải là phán đoán khẳng định.
Quy tắc riêng cho từng loại hình: Các tam đoạn luận hợp logic, ngoài
việc tuân thủ các qui luật cơ bản của tư duy hình thức, các qui tắc chung cho
thuật ngữ và tiền đề nêu trên, thì suy luận thuộc loại hình nào phải tuân thủ qui
tắc riêng của từng loại hình đó.
Loại hình I: Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể. Tiền đề nhỏ phải là
phán đoán khẳng định.
Loại hình II: Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể. Một trong hai tiền
đề phải là phán đoán phủ định.
Loại hình III : Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định. Kết luận phải là
phán đoán bộ phận.
Loại hình IV: Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định, thì tiền đề nhỏ
phải là phán đoán toàn thể. Nếu có một tiền đề là phủ định, thì tiền đề lớn
phải là phán đoán toàn thể.
Suy luận điều kiện là suy diễn gián tiếp từ hai tiền đề trong đó có ít
nhất một phán đoán kéo theo làm tiền đề. Suy luận điều kiện cũng có từ hai
tiền đề trở lên và một kết luận nên cấu trúc logic của nó gần giống như tam
đoạn luận. Trong đó một số trường hợp đặc biệt suy luận có điều kiện có thể

20
được biểu diễn thành tam đoạn luận mà nó vẫn bảo đảm kết luận chân thực tất
yếu suy ra từ tiền đề. Suy luận điều kiện được chia thành hai loại: suy luận
điều kiện thuần túy và suy luận điều kiện xác định.
Suy luận điều kiện thuần túy: là suy luận điều kiện trong đó các tiền đề
và kết luận là các phán đoán kéo theo. Suy luận điều kiện thuần túy được biểu
diễn theo công thức logic: (A  B)  (B  C)  (A  C).
Suy luận điều kiện xác định: là suy luận điều kiện trong đó tiền đề thứ
nhất là phán đoán kéo theo, còn tiền đề thứ hai và kết luận là phán đoán đơn
thuộc tính. Suy luận điều kiện xác định có hai phương thức: khẳng định và
phủ định.
Phương thức khẳng định: cũng được chia thành hai loại là: khẳng định
tuyệt đối và khẳng định tương đối. Phương thức khẳng định tuyệt đối: là suy
luận điều kiện xác định, trong đó từ sự khẳng định điều kiện đi đến khẳng
định chắc chắn sự xuất hiện hệ quả của nó. Công thức logic ta có: [(A  B) 
A ]  B = (1). Phương thức khẳng định tương đối: là suy luận nhất quyết có
điều kiện. Trong đó, từ sự khẳng định hệ quả cho phép khẳng định khả năng
có thể có hệ quả đó do một nguyên nhân nào đó sinh ra. Vì vậy, kết luận chỉ
là sự dự báo, chỉ là một khả năng không duy nhất nên có thể đúng có thể sai.
Suy luận trên được diễn đạt thành công thức: [(A  B)  B]   A.
Nếu sử dụng phương thức khẳng định tương đối như là phương thức
khẳng định tuyệt đối sẽ rất dễ dẫn tới sai lầm. Song chính phương thức khẳng
định tương đối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học
và đời sống, ít nhất ở khâu nêu giả thuyết. Tuy nhiên phải thấy rằng, có rất
nhiều suy luận dẫn tới sai lầm do sử dụng kết luận của phương thức này như
kết luận tất yếu chân thực.
Phương thức phủ định: cũng được chia thành hai dạng: phủ định tuyệt
đối và phủ định tương đối. Phương thức phủ định tuyệt đối có đặc điểm là kết

21
luận rút ra từ tiền đề chân thực sẽ tất yếu chân thực không đòi hỏi phải chứng
minh hay kiểm nghiệm. Suy luận này có công thức là: ((A  B)  B)  A.
Phương thức phủ định tương đối có đặc điểm là tính chân thực của kết luận
rút ra trên cơ sở tiền đề chân thực không được bảo đảm. Kết luận này luôn đòi
hỏi phải được chứng minh, kiểm nghiệm.
Suy luận này có công thức: ((A  B)  A)  B. Kết luận không chắc
chắn nên đây không phải là qui luật logic. Song cũng như phương thức khẳng
định tương đối, phương thức phủ định tương đối rất có ý nghĩa trong việc dự
báo, phỏng đoán, định hướng cho hoạt động của con người. Tuy nhiên, đây
cũng là lý do mà rất nhiều người đã mắc sai lầm khi coi kết luận do dạng suy
luận này mang lại là tất yếu chân thực.
Suy luận lựa chọn là suy luận diễn dịch (suy diễn) trong đó một hay
một số tiền đề là phép tuyển. Bản thân phép tuyển phản ánh quan hệ giữa các
phán đoán đơn hay các phương án, các khả năng mà chủ thể phải lựa chọn
tương đối (phép tuyển không chặt) hay lựa chọn mang tính loại trừ (phép
tuyển chặt). Phép tuyển tham gia vào suy luận cũng tạo ra các khả năng khác
nhau của kết luận. Vì vậy, suy luận có sự tham gia của phép tuyển gọi là suy
luận lựa chọn. Suy luận lựa chọn được chia thành ba dạng cơ bản: suy luận
lựa chọn thuần túy, suy luận lựa chọn xác định và suy luận lựa chọn điều
kiện.
Suy luận lựa chọn thuần túy là suy luận trong đó tất cả các tiền đề và
kết luận là phép tuyển tương đối. Từ đó có sơ đồ suy luận như sau :
(A  B  C) và (A1  A2 ) → (A1  A2  B  C).
Suy luận lựa chọn xác định là suy luận trong đó một tiền đề là phán
đoán tuyển tuyệt đối, tiền đề kia và kết luận là phán đoán nhất quyết đơn.
Điều kiện của suy luận lựa chọn xác định là tiền đề thứ hai là phán đoán nhất
quyết đơn phải là một trong những giải pháp của tiền đề lựa chọn. Nếu không

22
giữa hai tiền đề không tồn tại quan hệ logic để rút ra kết luận. Ở đây cũng có
hai phương thức suy luận. Thứ nhất là Phương thức khẳng định – phủ định
hay còn gọi là khẳng định để phủ định. Trong phương thức này tiền đề nhất
quyết đơn khẳng định một phương án trong tiền đề lựa chọn. Kết luận phủ
định các phương án còn lại. Công thức logic diễn tả suy luận trên:
1. ( (A B)  A)  B.
2. ( (A B)  B)  A.
Phương thức phủ định – khẳng định, tức là phủ định trước khẳng định
sau hay phủ định để khẳng định. Trong phương thức này, tiền đề nhất quyết
đơn phải phủ định một hoặc một số trong các khả năng của tiền đề phân liệt.
Kết luận trái lại sẽ khẳng định phương án còn lại. Công thức logic diễn tả suy
luận trên :
1. ( (A  B)  B)  A.
2. ( (A  B)  B)  A.
3. ( (A  B)  A)  B.
4. ( (A  B)  A)  B.
Qua khảo sát bảng giá trị dễ dàng nhận thấy các công thức trên đều
luôn có giá trị chân thực vì vậy cả bốn công thức đều là qui luật logic. Một
trong những dạng sai lầm khá phổ biến khi suy luận theo kiểu suy luận lựa
chọn xác định là người ta không nhận thức hết các khả năng, do đó có thể bỏ
sót và kết luận có thể dẫn đến sai lầm mặc dù áp dụng các phương thức suy
luận đúng.
Suy luận lựa chọn điều kiện là suy luận lựa chọn trong đó các tiền đề là
phán đoán phân liệt và phán đoán điều kiện. Thực ra các phán đoán phân liệt
không hạn chế ở hai phương án lựa chọn, do đó, suy luận phân liệt cũng
không nhất thiết liên quan đến hai phương án. Nhưng cũng như các dạng suy
luận gián tiếp mà ta đã nghiên cứu trừ tam đoạn luận và dạng rút gọn của nó,

23
các dạng còn lại thậm chí không hạn chế số lượng tiền đề, do đó, để đơn giản
hóa vấn đề, ta chỉ nghiên cứu các suy luận với hai tiền đề. Trong suy luận lựa
chọn điều kiện cũng vậy, chỉ hạn chế mối quan tâm đến tiền đề phân liệt chứa
đựng hai khả năng (song đề).
Song đề kiến thiết: song đề kiến thiết được chia thành hai loại là song
đề kiến thiết đơn và song đề kiến thiết phức.
Song đề kiến thiết đơn, có đặc trưng là tiền đề tạo ra hai khả năng có
thể dẫn đến cùng một hệ quả, do đó, dù khả năng nào xảy ra thì hệ quả vẫn
được khẳng định. Lập luận đi từ khẳng định cơ sở đến khẳng định hệ quả.
Công thức logic: (A  B)  (C  B)  (A  C)  B
Song đề kiến thiết phức: song đề kiến thiết phức là hình thức suy luận thuộc
dạng song đề kiến thiết của phép suy luận phân liệt có điều kiện trong đó tiền
đề thể hiện hai khả năng khác nhau tạo ra hai hệ quả khác nhau và khẳng định
mang tính lựa chọn hai khả năng đó, vì vậy, kết luận dưới dạng khẳng định
mang tính lựa chọn các hệ quả. Thực chất song đề kiến thiết dù là đơn hay
phức đều đi từ khẳng định cơ sở đến khẳng định hệ quả. Công thức logic:
(A  B)  (C  D)  (A  C)  (B  D)
Khảo sát bảng giá trị cho thấy cho dù phép tuyển trong tiền đề phân liệt
là tuyệt đối hay tương đối thì công thức song đề kiến thiết đơn và song đề
kiến thiết phức vẫn đúng và do vậy, chúng là những qui luật logic.
Song đề phá hủy: song đề phá hủy được chia thành hai loại là song đề
phá hủy đơn và song đề phá hủy phức.
Song đề phá hủy đơn là suy luận lựa chọn có điều kiện mà lập luận theo
hướng phủ định hệ quả đi đến phủ định cơ sở. Song đề phá hủy đơn có hai
tiền đề. Tiền đề là phán đoán có điều kiện chỉ ra quan hệ nhân quả giữa một
điều kiện và hai hệ quả tương ứng. Còn tiền đề phân liệt kia lại khẳng định
khả năng lựa chọn sự vắng mặt của các hệ quả đó. Kết luận đi đến phủ định
cơ sở.

24
Công thức logic: (A  (B  C))  (B  C)  A
Song đề phá hủy phức là suy luận phân liệt có điều kiện lập luận theo
hướng đi từ phủ nhận hệ quả đến phủ nhận tiền đề mà trong đó các tiền đề là
phán đoán có điều kiện thể hiện hai khả năng khác nhau tạo ra hai hệ quả
khác nhau, đồng thời khẳng định sự lựa chọn vắng mặt giữa hai hệ quả đó, do
đó, kết luận phủ định một cách lựa chọn tương ứng khả năng nào có hệ quả
vắng thiếu.
Công thức logic: (A  B)  (C  D)  (B  D)  (A  C)
1.2.2.2 Suy luận quy nạp
Ngay từ đầu trong kho tàng tri thức của nhân loại không có sẵn những
tri thức khái quát chung. Sau đó, trong mọi hoạt động thực tiễn, hoạt động lao
động sản xuất của mình, con người mới được tiếp xúc với thế giới khách quan
và tác động vào nó, làm biến đổi nó nhằm phục vụ cho mục đích của mình.
Quá trình tương tác đó diễn ra lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần
dần con người đã có những tri thức nhất định về thế giới và về chính bản thân
mình. Những hiểu biết của con người ban đầu đơn giản mang tính riêng biệt,
phản ánh các hiện tượng đơn lẻ hay từng mặt, từng khía cạnh của sự vật, hiện
tượng khách quan. Từ những thuộc tính riêng lẻ đó về sự vật, hiện tượng dần
dần con người đã biết khái quát, biết trừu tượng hóa để rút ra cái bản chất, cái
chung, cái qui luật chung cho cả lớp sự vật, hiện tượng giống nhau. Phương
pháp nhận thức cái chung đi từ những cái đơn nhất, cái riêng, cái bộ phận như
vậy gọi là phương pháp qui nạp.
Như vậy, qui nạp là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ
sở đi từ những tri thức về đối tượng đơn lẻ, đơn nhất đến kết luận là những tri
thức chung về cả lớp đối tượng.
Cơ sở khách quan của phương pháp qui nạp là sự thống nhất biện
chứng giữa tính đa dạng muôn hình, muôn vẻ của các sự vật, hiện tượng với

25
tính thống nhất, chỉnh thể toàn vẹn của vật chất, cũng như những qui luật vận
động phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Do đó,
cái chung tồn tại trong và thể hiện qua mỗi cái riêng và mỗi cái riêng đều là
sự trừu tượng cái cá biệt đơn lẻ, đặc thù của mình để làm nên cái chung. Vì
vậy, nhận thức cái chung phải thông qua nhận thức cái đơn lẻ, cái riêng, tức là
phải thông qua suy luận qui nạp.
Phương pháp qui nạp đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
thực tế cũng như trong khoa học. Tuy nhiên, khi khẳng định vai trò của
phương pháp qui nạp không phải là để nâng nó thành phương pháp độc tôn
duy nhất mang lại hiệu quả nhận thức cho con người. Trái lại, cần phải xem
xét phương pháp qui nạp không tách rời khỏi các phương pháp khác, trong đó
có phương pháp diễn dịch.
Phép qui nạp muốn thu được kết luận đáng tin cậy, cần tuân thủ một số
điều kiện sau: Phép qui nạp phải đảm bảo khái quát được những dấu hiệu bản
chất của lớp sự vật, hiện tượng. Phép qui nạp không thể áp dụng tùy tiện mà
trái lại chỉ được phép áp dụng cho một lớp đối tượng cùng loại nào đó. Kết
luận của suy luận qui nạp về nguyên tắc chỉ cho tri thức mang tính xác suất.
Do đó, cần phải khái quát từ một số lượng các đối tượng đủ lớn và sau đó
nhất thiết phải được kiểm chứng bằng thực tiễn.
Các loại suy luận qui nạp: nếu căn cứ vào số lượng các đối tượng
được nghiên cứu trong tiền đề thì suy luận qui nạp được chia thành hai dạng
là qui nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn. Còn nếu căn cứ vào mức độ
được giải thích, hiểu về nguyên nhân và bản chất của đối tượng ở kết luận thì
qui nạp được chia ra thành qui nạp phổ thông và quy nạp khoa học.
Qui nạp hoàn toàn là suy luận trong đó kết luận chung, khái quát được
rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó. Qui nạp hoàn
toàn có một số yêu cầu như: đòi hỏi phải biết chính xác số lượng đối tượng và
từng đối tượng của lớp cần khái quát, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp. Số lượng

26
các đối tượng của lớp đem khảo sát không được quá lớn. Các dấu hiệu của đối
tượng có thể xem xét và khái quát được. Tri thức do qui nạp hoàn toàn đem
lại mang tính chắc chắn vì nó nói lên những điều đã biết, đã quan sát được.
Song cần hết sức lưu ý tránh bỏ sót đối tượng nếu không sẽ dẫn đến kết luận
vội vàng. Qui nạp hoàn toàn được khái quát theo sơ đồ sau :
S1 là P
S2 là P

Sn là P
├  S là P
Từ sơ đồ cho thấy, khi mỗi đối tượng của lớp S đều có tính chất P thì cả
lớp có tính chất P.
Qui nạp không hoàn toàn là suy luận mà trong đó kết luận khái quát
chung về lớp đối tượng nhất định, được rút ra trên cơ sở nghiên cứu không
đầy đủ các đối tượng của lớp ấy. Thực chất việc nghiên cứu chỉ tiến hành cho
một số đối tượng của lớp, song kết luận lại rút ra chung cho cả lớp đó. Vì thế,
kết luận của qui nạp không hoàn toàn chỉ mang tính chất xác suất, nếu chỉ cần
phát hiện có một trường hợp trái với kết luận thì phép qui nạp trên bị loại bỏ.
Song qui nạp không hoàn toàn có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống và trong
khoa học khi con người muốn biết các thuộc tính chung mà số đối tượng quá
lớn, chưa đủ điều kiện rút ra những kết luận chắc chắn, chính xác. Trong
trường hợp này, nhờ qui nạp không hoàn toàn có thể đưa ra các kết luận mang
tính xác suất làm định hướng tạm thời cho hoạt động thực tiễn và nghiên cứu
khoa học của con người. Do vậy, qui nạp không hoàn toàn trở thành cơ sở cho
các dự báo, các giả thiết khoa học, nó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu kiểm
nghiệm. Chỉ có qua thực tiễn mới có thể chứng minh kết luận của phép qui
nạp không hoàn toàn là đúng hoặc là cần loại bỏ kết luận đó. Qui nạp không
hoàn toàn được khái quát theo sơ đồ sau :

27
S1 là P
S2 là P
S3 là P

├ S là P
Qui nạp phổ thông là phép qui nạp không hoàn toàn được thực hiện
trên cơ sở vạch ra những dấu hiệu trùng lặp trong hàng loạt các đối tượng của
lớp đối tượng đang xem xét và đi đến kết luận khái quát dấu hiệu đó lên thành
chung cho tất cả các đối tượng của lớp. Cơ sở của qui nạp phổ thông là thông
qua hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người phát hiện những dấu hiệu lặp
đi lặp lại ở một số đối tượng do đó suy đoán dấu hiệu đó có thể có trong tất cả
các đối tượng. Như vậy, phép qui nạp này vẫn còn có giá trị khi chưa phát
hiện trường hợp mâu thuẫn. Đặc trưng kết luận của qui nạp phổ thông là nó
thực hiện thông qua phép liệt kê đơn giản và không đầy đủ, do đó, nó chỉ
mang tính xác suất, đối tượng ở kết luận mới chỉ được mô tả giản đơn, chứ
kết luận chưa cho biết nguyên nhân, bản chất của nó. Kết luận đó sẽ được bổ
sung, chỉnh sửa, thậm chí bị bác bỏ nếu con người ngày càng đi sâu vào bản
chất của sự vật, hiện tượng và phát hiện các hiện tượng mâu thuẫn.
Để nâng cao mức độ tin cậy của các kết luận, phép qui nạp phổ thông
cần đáp ứng một số yêu cầu sau :
Số lượng các đối tượng được nghiên cứu khái quát càng lớn càng tốt,
do đó, nó cần phải đủ lớn. Nghĩa là tương ứng với tập hợp hàng trăm đối
tượng thì phải vài chục đối tượng mới có thể được gọi là đủ lớn, ứng với hàng
nghìn thì vài trăm, ứng với hàng triệu thì phải nhiều nghìn… Tuy nhiên, sự
gia tăng số lượng đối tượng của lớp và số lượng đối tượng gọi là đủ lớn không
phải là quan hệ toán học tỷ lệ thuận. Bên cạnh yêu cầu số lượng đối tượng
phải đủ lớn thì các đối tượng được khảo sát, nghiên cứu phải đa dạng nếu
không chúng không thể là đại diện cho toàn lớp. Mặt khác, cần phải biết khái

28
quát các dấu hiệu mang tính bản chất. Bởi lẽ, các đối tượng của lớp có rất
nhiều dấu hiệu phản ánh các thuộc tính của chúng. Song không phải dấu hiệu
nào cũng phản ánh bản chất chung của lớp đối tượng. Phép qui nạp phổ thông
thực hiện nghiên cứu không phải tất cả các đối tượng, do đó, nếu không phản
ánh dấu hiệu bản chất chung thì rất dễ dẫn đến kết luận sai lầm hạn hẹp.
Qui nạp khoa học là phép qui nạp không hoàn toàn được thực hiện trên
cơ sở nghiên cứu một số xác định đối tượng thuộc lớp cần khái quát. Song qui
nạp khoa học có đặc trưng là kết luận của nó phản ánh chính xác các dấu hiệu
bản chất của cả lớp rút ra từ một bộ phận đối tượng thông qua mối liên hệ tất
yếu của các đối tượng trong lớp. Thực chất của qui nạp khoa học là chứng
minh hay qui nạp dựa vào qui luật quan hệ nội tại tất yếu, qui định sự tồn tại
giữa các đối tượng của lớp. Trên cơ sở đó, kết luận rút ra mang tính bản chất
của một số đối tượng, cũng là bản chất chung của cả lớp đó.
Trong khoa học, đặc biệt là toán học, các khoa học thực nghiệm, người
ta áp dụng phương pháp qui nạp khoa học rất phổ biến. Cơ sở chủ yếu của
phương pháp qui nạp khoa học là mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới. Đặc trưng quan trọng nhất của quan hệ nhân quả là mọi sự
vật, hiện tượng đều có nguyên nhân của nó và chính nó lại là nguyên nhân của
sự vật, hiện tượng khác. Một nguyên nhân trong những điều kiện xác định
hoặc thay đổi có thể sinh ra nhiều kết quả. Trái lại, mỗi kết quả có thể là kết
quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Quan hệ nhân quả giữa các sự vật,
hiện tượng nếu phổ biến tạo thành khuynh hướng khách quan, qui luật tất yếu
của sự vận động phát triển đối với một bộ phận nào đó hay toàn bộ thế giới
khách quan. Phát hiện quan hệ nhân quả tức là tìm ra qui luật nội tại giữa các
đối tượng của lớp đang xem xét và do đó thực hiện được phép qui nạp khoa
học cho cả lớp trên cơ sở nghiên cứu số lượng hạn chế các đối tượng. Qui nạp
khoa học dựa trên cơ sở thiết lập các quan hệ nhân quả và đi đến kết luận
chung chắc chắn cho cả lớp đối tượng từ khảo sát một số đối tượng thường

29
được thực hiện theo các cách sau: phương pháp giống nhau duy nhất; phương
pháp khác nhau duy nhất; phương pháp biến đổi kèm theo và phương pháp
loại trừ (phần dư). Trong đó,
Phương pháp giống nhau duy nhất : Là phương pháp qui nạp khoa học
dựa trên sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác biệt. Phương
pháp này có sơ đồ sau :
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, B, C.
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, D, E.
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, K, M.
├ Kết luận : Có thể A là nguyên nhân của a.
Phương pháp khác nhau duy nhất : Là phương pháp qui nạp khoa học
dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp mà hiện tượng cần nghiên cứu có thể
xảy ra hay không xảy ra. Sơ đồ của phương pháp này như sau:
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, B, C
Hiện tượng a không xuất hiện trong điều kiện B, C
├ Có thể A là nguyên nhân của a.
Phương pháp biến đổi kèm theo : Là phương pháp qui nạp khoa học
dựa trên quan hệ nhân quả trong đó người ta duy trì một hiện tượng trong một
nhóm điều kiện xác định, sau đó biến đổi dần một điều kiện trong đó, nếu kéo
theo sự biến đổi dần của hiện tượng thì có thể kết luận điều kiện đó có thể là
nguyên nhân của hiện tượng đang xem xét. Sơ đồ của phép biến đổi kèm theo
như sau :
Hiện tượng a xuất hiện khi có điều kiện A, B, C
Hiện tượng a1 xuất hiện khi có điều kiện A1, B, C
Hiện tượng a2 xuất hiện khi có điều kiện A2, B, C
├ A có thể là nguyên nhân của a.
Phương pháp loại trừ (phần dư) : Là phương pháp được thực hiện khi
biết tập hợp điều kiện trong đó hiện tượng đang nghiên cứu xảy ra và biết

30
rằng tất cả các điều kiện trong số đó không phải là nguyên nhân, trừ một điều
kiện duy nhất thì có thể kết luận điều kiện còn lại có thể là nguyên nhân của
hiện tượng đó. Sơ đồ của phương pháp này như sau :
Hiện tượng a, b, c xuất hiện trong điều kiện A, B, C
Hiện tượng b xuất hiện khi có B.
Hiện tượng c xuất hiện khi có C.
├ Có khả năng A là nguyên nhân của a.
1.2.2.3. Suy luận tương tự
Định nghĩa: Suy luận tương tự là suy luận gián tiếp, trong đó kết luận
về sự giống nhau của các dấu hiệu khác ở đối tượng trên cơ sở chúng có hàng
loạt dấu hiệu chung.
Suy luận tương tự là dạng suy luận đặc biệt, trong đó kết luận được rút
ra trên cơ sở sự giống nhau của các dấu hiệu thuộc về các đối tượng so sánh.
Cơ sở khoa học của phép suy luận tương tự là mỗi sự vật hiện tượng có hàng
loạt các thuộc tính gắn liền với bản chất của nó. Các thuộc tính đó bộc lộ ra
ngoài thành tập hợp các dấu hiệu. Vì vậy, các dấu hiệu không thể không liên
hệ và ràng buộc với nhau. Nói cách khác, giữa chúng tồn tại những quan hệ
xác định mang tính tất yếu thể hiện bản chất bên trong của đối tượng. Vì thế
nếu hai đối tượng có hàng loạt dấu hiệu đồng nhất, và nếu các dấu hiệu đó
thực sự là dấu hiệu bản chất, thì rất có thể hai đối tượng là đồng loại, do đó
nếu đối tượng này có thêm dấu hiệu gì thì đối tượng kia cũng có thể có những
dấu hiệu đó.
Phép tương tự có giá trị to lớn trong hoạt động thực tiễn cũng như trong
khoa học, phương pháp này chiếm ưu thế trên cơ sở quan sát ban đầu. Nhờ
quan sát phát hiện tính tương đồng và cho phép dự báo tương tự, song kết
luận không phải là tất yếu chân thực, do đó còn cần phải tiếp tục nghiên cứu,
kiểm tra và chứng minh. Dù vậy, phương pháp tương tự giúp con người
nhanh chóng có nhận định để định hướng hành động khi mà chưa có điều kiện

31
kiểm tra, chứng minh một cách khoa học. Tương tự còn là công cụ cụ thể hóa
tư tưởng, triển khai những nguyên lý, nguyên tắc chung vào nhận thức cái đơn
lẻ, cá biệt, là cách thức nêu các giả thuyết khoa học. Phép tương tự được sơ
đồ hóa như sau :
A và B có các dấu hiệu a, b, c, d, e.
B có dấu hiệu m, n
├ Có thể A cũng có các dấu hiệu m, n.
Các loại suy luận tương tự: căn cứ vào đặc điểm của kết luận là thuộc
tính hay quan hệ người ta chia phép tương tự thành suy luận tương tự theo
thuộc tính và suy luận tương tự theo quan hệ.
Suy luận tương tự theo thuộc tính là phép tương tự mà kết luận biểu
thị một thuộc tính. Chẳng hạn, căn cứ vào tính tương đồng về cấu trúc địa
chất của trái đất và mặt trời qua nghiên cứu, quan sát phát hiện ra hêli có ở
mặt trời, do phân tích quang phổ cho phép kết luận trên cơ sở phép tương
tự hêli có ở trái đất. Đây là phép tương tự theo thuộc tính vì kết luận là một
thuộc tính. Tuy kết luận theo thuộc tính dễ sử dụng và không đòi hỏi
nghiên cứu nhiều vì vậy được áp dụng khá phổ biến, song mức độ xác thực
của kết luận rất thấp, nó đòi hỏi phải được tiếp tục kiểm chứng và chứng
minh. Thực chất nó chỉ là sự gợi ý, sự dự báo dựa vào dấu hiệu mang tính
bề ngoài. Vì vậy, trong lĩnh vực đời sống xã hội càng phải thận trọng khi
sử dụng phương pháp này.
Suy luận tương tự theo quan hệ là phép tương tự mà kết luận biểu thị
mối quan hệ. Phép tương tự này cho kết luận xác suất cao hơn tương tự theo
thuộc tính, vì nó dựa trên sự phân tích sâu sắc, có hệ thống sự giống nhau và
phải vạch ra được quan hệ mang tính bản chất giữa các phần tử của hệ thống.
Trên cơ sở đó cho phép dự báo tính tương đồng của các quan hệ đó trên một
hệ thống khác có cơ cấu tương tự. Chẳng hạn, do tính tương đồng mang tính
hệ thống nên từ việc nghiên cứu quan hệ giữa các thành viên của một tập thể

32
lớp đại học thuộc một trường đại học nhất định. Người ta có thể dự báo quan
hệ đó xuất hiện ở một tập thể lớp đại học khác.
Để phép tương tự đạt hiệu quả cao, cũng như quy nạp, phép tương tự
cần tuân thủ các điều kiện sau: Một là, các đối tượng được đem áp dụng
tương tự được phát hiện càng nhiều dấu hiệu chung bao nhiêu thì kết luận có
độ tin cậy cao bấy nhiêu. Có như vậy mới hạn chế được kết luận vội vàng do
trùng hợp các dấu hiệu ngẫu nhiên. Hai là, các dấu hiệu chung không được
cùng loại hay là hệ quả của nhau vì như vậy thực chất thông tin sẽ nghèo nàn.
Trái lại dấu hiệu giống nhau càng đa dạng càng đảm bảo độ chính xác cao của
kết luận. Ba là, dấu hiệu càng phản ánh bản chất bao nhiêu thì càng có giá trị
bấy nhiêu, vì sự giống nhau về bản chất càng làm cho tính tương đồng của các
đối tượng càng cao, do đó các thuộc tính hay quan hệ khác của chúng càng có
nhiều khả năng trùng nhau.
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, trong chương 1, luận văn đã khái quát được những vấn đề rất
cơ bản về sự hình thành và phát triển của phép suy luận trong lịch sử logic
học. Đồng thời, luận văn cũng trình bày và phân tích được những nội dung cơ
bản nhất của lý thuyết về suy luận logic liên quan đến vấn đề giải quyết vụ án
hình sự hay tố tụng hình sự như: đặc trưng, cấu tạo, các loại suy luận cơ bản,
phân biệt suy luận đúng và suy luận hợp logic, các qui tắc của suy luận và
những sai lầm trong suy luận thường hay mắc phải… đây cũng chính là
những cơ sở, căn cứ để từ đó luận văn tiếp tục triển khai các nội dung chính
của chương 2, nghĩa là chỉ ra vai trò, ý nghĩa của suy luận logic trong các giai
đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự.

33
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN LOGIC TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1 Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sự
2.1 1. Khái niệm tố tụng hình sự
Từ điển Hán Việt giải thích: Tố tụng là việc thưa kiện và tố tụng pháp
lý là pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng 1.
Ở một góc độ tiếp cận khác, tố tụng được hiểu là vạch tội và đưa ra
cửa công để phân giải phải trái. Vì chữ “tố” nghĩa là “vạch tội”; còn chữ
“tụng” nghĩa là “thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái”2.
Vậy, theo nguồn gốc hai chữ “tố tụng” có nghĩa là“việc thưa kiện ở tòa
án”. Nhưng khi vận dụng hai từ đó vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho hai
ngành luật, hai đạo luật quan trọng của nhà nước là luật tố tụng hình sự và
luật tố tụng dân sự thì lại cần phải hiểu “tố tụng là pháp luật quy định về thủ
tục giải quyết các vụ án, vụ kiện ở tòa án”.
Hình sự là những việc liên quan đến tội phạm và hình phạt, tức là việc
trị tội một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội như: cướp của, giết người,
hiếp dâm,... Thực chất, hình sự là việc nhà nước trị tội một người vi phạm
pháp luật, có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Đấu tranh phòng và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội.
Để giải quyết vấn đề này một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả. Quốc hội
đã thông qua nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó bộ luật hình sự quy
định hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và phải chịu hình
phạt, khi có hành vi phạm tội xảy ra, việc phát hiện, xác định tội phạm và
người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm. Để
đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính
xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
1
. Xem Từ điển Hán Việt, Nxb Trường Thi, Sài Gòn, 1957, tr. 302.
2
. Xem Tiếng nói nôm na dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt, Nxb Văn
Nghệ TP. HCM, 1999, tr.1027-1028.

34
Đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật tố tụng
hình sự quy định trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án hình sự.
Khi tiếp nhận được thông tin về tội phạm hoặc phát hiện hành vi có dấu
hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra ban đầu để kiểm
tra, xác minh và quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu xác định có dấu hiệu
của tội phạm. Sau đó tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo nhằm thu thập,
kiểm tra, đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội và ra
bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, hoàn thành hồ sơ vụ án và chuyển sang
viện kiểm sát nếu như đã có đủ chứng cứ để xác định có hành vi phạm tội xảy
ra và ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Nếu xét thấy việc khởi tố
vụ án không có căn cứ hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh
được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra
và quyết định đình chỉ điều tra. Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh
hiểm nghèo có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y hoặc không xác
định được bị can hay không biết bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra sẽ xác
định tạm đình chỉ điều tra.
Khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, tùy từng trường
hợp Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định như trả lại hồ sơ để
điều tra bổ xung, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án hay truy tố bị can ra trước
tòa cùng bản cáo trạng. Tòa án nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định cần thiết để
giải quyết vụ án hoặc đưa ra xét xử và quyết định bị cáo có tội hay không có
tội bằng một bản án.
Quá trình từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi xét xử là một quá trình
phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó xét xử là hoạt động
mang tính quyết định. Điều 9 bộ luật tố tụng hình sự quy định:“không ai bị
coi là có tội và chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có
hiệu lực pháp luật” [19, tr. 9]. Vậy xét xử là một hình thức hoạt động nhà

35
nước đặc biệt do tòa án thực hiện, nhằm xem xét và giải quyết các vụ án theo
quy định của pháp luật. Để việc xét xử được tiến hành đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, vụ án hình sự phải được khởi tố, điều tra, truy tố trước khi xét
xử. Sau khi xét xử, tòa án ra bản án tuyên án bị cáo có tội hoặc không có tội
và các quyết định khác. Bản án và các quyết định của tòa án đã có hiệu lực
phải được thi hành và được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.
Cá nhân và tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chấp
hành nghiêm chỉnh bản án của tòa án.
Như vậy, tố tụng hình sự không chỉ bao gồm việc xem xét và giải quyết
vụ án mà còn bao gồm cả những hoạt động trước khi xét xử như khởi tố, điều
tra, truy tố và những hoạt động sau khi xét xử như thi hành án. Mặt khác, để
đạt được yêu cầu của việc phát hiện tội phạm và người phạm tội, luật tố tụng
hình sự còn quy định sự tham gia của những người có liên quan đến vụ án,
của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác.
Do đó, khái niệm tố tụng hình sự được định nghĩa như sau: “Tố tụng
hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy
định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự).
Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án); người tiến hành tố tụng (điều tra viên,
kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên tòa), người tham
gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa...), của cá nhân, cơ quan nhà
nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định
của Luật Tố tụng hình sự” [19, tr. 9, 10].
Cần phải phân biệt tố tụng hình sự và luật tố tụng hình sự. Trong đó,
“Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các
hoạt động khởi tố, điều tra truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” [Xem 19, tr.
12].

36
2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phát hiện và giải quyết vụ án hình sự, là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm để bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
Dưới góc độ khoa học, giai đoạn tố tụng hình sự có thể được hiểu là
bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong
hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm
quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu
và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và
khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật
tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh
vực tư pháp hình sự3.
Bản chất pháp lý của một giai đoạn tố tụng hình sự, với tính chất là
bước của quá trình tiến hành tố tụng hình sự nhất thiết phải được thể hiện qua
các đặc điểm chung cơ bản mà bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng bắt
buộc phải có là: Một là, giai đoạn tố tụng hình sự phải tương ứng với chức
năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án. Hai là, chức năng nhất định đó là đặc trưng chỉ có ở
từng loại chủ thể tức cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng có thẩm quyền
thực hiện chứ không phải là của tất cả. Ví dụ: Điều tra là một giai đoạn tố
tụng hình sự tương ứng chức năng nhất định là điều tra vụ án hình sự mà chức
năng đó là đặc trưng chỉ của hai loại chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện là cơ
quan điều tra trong đại đa số trường hợp và Viện kiểm sát chỉ trong một số ít
trường hợp. Ba là, giai đoạn tố tụng hình sự phải có nội dung là thực hiện các

3
. Xem, Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 02, 2004.

37
nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm
giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và
đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các
quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Tố tụng hình sự
hay quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Mỗi giai đoạn thể hiện một hướng nhất định của hoạt động tố tụng. Hiện nay
trong khoa học Luật tố tụng hình sự vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về
các giai đoạn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi tố tụng hình sự được
chia ra thành bốn giai đoạn cơ bản theo thứ tự sau: Giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự; Giai đoạn điều tra; Giai đoạn truy tố; Giai đoạn xét xử . Trong đó,
Khởi tố vụ án hình sự, là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong
đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có hay không có các dấu hiệu của
tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời
ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên
quan đến hành vi đó.
Điều tra vụ án hình sự, là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai, trong đó cơ
quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới
sự kiểm sát của Viện kiểm sát để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu
thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát
hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc
bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó đưa ra
một số quyết định như: đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là chuyển toàn bộ
các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề
nghị truy tố bị can.
Truy tố vụ án hình sự, là giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự, trong
đó Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến

38
hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan
các tài liệu của vụ án hình sự bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề
nghị truy tố do cơ quan điều tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát
ra quyết định: truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng (kết luận về tội
trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ
án hình sự.
Xét xử vụ án hình sự, là giai đoạn trung tâm và là một trong những giai
đoạn quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cấp Tòa án có
thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến
hành: một là, áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử; hai là, đưa vụ
án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực chất vụ án. Đồng
thời, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của hai bên buộc tội
và bào chữa tại phiên tòa, để từ đó đưa ra những phán xét về vấn đề có hay
không tính chất tội phạm của hành vi, có tội hay không có tội của bị cáo.
Hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, nếu bản án hay quyết định sơ thẩm
đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị.
. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ
án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng)
do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, sự phân chia như trên đã gắn liền các giai đoạn tố tụng hình
sự với trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng. Mỗi giai đoạn tuy độc
lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành một
hoạt động, một quá trình thống nhất. Giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho
việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn
trước. Hơn nữa, mỗi khi kết thúc một giai đoạn phải có kết luận dưới hình
thức văn bản tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hay chuyển sang giai đoạn kế

39
tiếp. Tất cả các hoạt động trong các giai đoạn trên phải được tiến hành theo
quy định của luật tố tụng hình sự.
2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố
2.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của khởi tố vụ án hình sự
Khái niệm: khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình
sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội
phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự
[19, tr. 233].
Cơ sở khởi tố vụ án là những nguồn tin mà dựa vào đó cơ quan có
thẩm quyền khởi tố xác định dấu hiệu tội phạm. Các nguồn tin có giá trị pháp
lý bao gồm: tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, tòa án, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh
sát biển…) được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp
phát hiện dấu hiệu của tội phạm; hoặc người phạm tội tự thú. Căn cứ khởi tố
vụ án hình sự là dấu hiệu của tội phạm đã được xác định. Trình tự thủ tục của
khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố; kiểm tra xác minh các căn cứ về tội phạm; quyết định khởi tố
hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Bản chất pháp lý của giai đoạn khởi tố: Với tính chất là một giai đoạn
độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có
chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về
nội dung vật chất, về pháp luật và về hình thức tố tụng của việc điều tra vụ án
hình sự. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những
thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết
định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến hành
vi đó.

40
Vai trò của giai đoạn khởi tố: Một mặt, khởi tố vụ án hình sự là sự phản
ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp
phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành
vi phạm tội và người phạm tội. Nó không chỉ là chức năng quan trọng trong
hoạt động tư pháp hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt
nguyên tắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội
phạm. Mặt khác, khởi tố vụ án hình sự cũng góp phần ngăn chặn kịp thời việc
thông qua quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội
vàng và có thể loại bỏ một loạt hậu quả tiêu cực khác trong việc truy cứu tố
tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo như: Điều tra không có
căn cứ đối với những hành vi không chứa đựng dấu hiệu của tội phạm hoặc
khám xét, bắt, giam giữ, buộc tội, xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật,
làm oan những người vô tội. Cuối cùng, khởi tố vụ án hình sự là một giai
đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các
quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự
khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong
toàn xã hội.
2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự
Suy luận logic giữ một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn khởi tố
vụ án hình sự. Vì cứ khi nào cần đến những kết luận là những tri thức mới
được rút ra từ những tri thức đã biết thì khi đó phải sử dụng đến suy luận
logic. Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, nhờ có suy luận logic mà các cơ
quan có thẩm quyền tố tụng mới đưa ra được những kết luận xác định về việc
có hay không có dấu hiệu tội phạm hoặc việc xác định tội danh ban đầu của
vụ án để từ đó đi đến quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi
tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra thì phải

41
xem sự việc có hay không có dấu hiệu tội phạm. Để kết luận được sự việc đó
có dấu hiệu tội phạm hay không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải
tiến hành những điều tra, kiểm tra, xác minh ban đầu. Bằng các biện pháp
chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với hàng loạt các phương pháp khác: quan sát,
đo đạc, phân tích, thống kê… nhằm thu thập tất cả các dấu vết, chứng cứ, tình
tiết riêng lẻ để lại tại hiện trường xảy ra vụ việc. Trên cơ sở đó cơ quan điều
tra sẽ xâu chuỗi chúng lại theo một trật tự logic nhất định để tiến hành suy
luận nhằm rút ra kết luận ban đầu mang tính khái quát nhằm xác định dấu hiệu
của tội phạm và xác định tội danh. Vậy, để đưa ra những kết luận đó thì điều
tra viên nhất thiết phải sử dụng suy luận logic.
Ví dụ: vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước
Diễn biến vụ án: khoảng 7h sáng ngày 7/7/2015 tại tổ 3, ấp 2, xã Minh
Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, bà Đoàn Thị Cẩm Loan là người
làm thuê cho ông Lê Văn Mỹ khi đến nhà ông Mỹ thì thấy cửa phía sau khóa.
Bà Loan đi lên cửa phía trước thì thấy cửa khép hờ, đẩy cửa bước vào thì bà
Loan phát hiện nhiều vết máu và nhìn thấy 3 người là ông Lê Văn Mỹ, bà
Nguyễn Lê Thị Ánh Nga vợ ông Mỹ, Lê Quốc Anh con trai ông Mỹ chết tại
phòng ngủ. Bà Loan chạy lên lầu phát hiện Lê Thị Ánh Linh là con gái ông
Mỹ và Dư Ngọc Tố Như là cháu gái ông Mỹ chết tại phòng ngủ. Bà Loan đã
tri hô và trình báo công an địa phương. Khi lực lượng công an đến hiện trường
phát hiện thêm Dư Minh Vỹ cháu trai ông Mỹ nằm chết ở cổng nhà. Một cháu
bé gái 18 tháng tuổi, là con gái út của ông Mỹ đã may mắn sống sót sau vụ
thảm sát này.
Ở vụ án này để đi đến quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố
vụ án trên. Cơ quan điều tra đã trực tiếp đến hiện trường xảy ra vụ án để tiến
hành một số điều tra, xác minh ban đầu. Qua quan sát và khám nghiệm hiện
trường, cơ quan điều tra không thấy có dấu hiệu nào thể hiện là gia đình ông
Mỹ tự tử và đã phát hiện tất cả các nạn nhân đều bị giết bằng phương thức cắt

42
cổ. Mặt khác, tại hiện trường, cơ quan điều tra nhận thấy một số thứ đồ đạc, tư
trang cá nhân, tài sản đã có dấu hiệu bị lục lọi và phát hiện có dấu hiệụ bị mất
mát một số tài sản của gia đình nạn nhân. Từ đó có cơ sở để cơ quan điều tra
ban hành quyết định khởi tố vụ án với tội danh “giết người” và “cướp tài sản”
để tiếp tục điều tra, truy xét bắt hung thủ gây án.
Thực chất, trong giai đoạn khởi tố của vụ án này, để rút ra được kết
luận có hay không có dấu hiệu của tôi phạm và đi tới quyết định khởi tố hay
không khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã phải sử dụng đến phương pháp suy
luận quy nạp. Có thể sơ đồ hóa phép suy luận này như sau:
Có sáu nạn nhân đều bị giết bằng phương thức cắt cổ
Một số đồ đạc, tư trang của gia đình nạn nhân bị lục lọi
Trong gia đình nạn nhân bị mất mát đi một số tài sản
Các dấu hiệu này cấu thành tội “giết người” và “cướp tài sản”
├ Vậy, đây là vụ án “giết người” và “cướp tài sản”
Mặc dù vậy đây là phép suy luận quy nạp không hoàn toàn nên kết
luận của suy luận này chỉ mang tính xác suất chứ chưa phải là hoàn toàn chân
thực. Vì sẽ có những tình tiết được phát hiện, phát sinh thêm ở những giai
đoạn sau. Song nó lại có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cho toàn bộ
quá trình điều tra sau này của vụ án. Khởi tố hình sự là giai đoạn đầu tiên
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó đảm bảo cho việc phát hiện nhanh
chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Vì vậy, suy luận logic và vai trò của nó
ở giai đoạn này là rất quan trọng.
Sự thể hiện vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố chủ yếu
được thể hiện ở chỗ: Một là, việc sử dụng suy luận logic đúng đắn, khoa học
sẽ đem lại những kết luận chuẩn xác về việc xác định dấu hiệu tội phạm cũng
như xác định đúng tội danh của vụ án. Kết quả suy luận ở giai đoạn khởi tố,
giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự sẽ giải quyết được những
nhiệm vụ đặt ra trong chính bản thân của giai đoạn này, nghĩa là nó có ảnh

43
hưởng trực tiếp đến việc đưa ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không
khởi tố vụ án. Mặt khác, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng cho các hoạt động điều tra ở giai đoạn kế tiếp, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giải quyết các nhiệm vụ khác trong các giai đoạn tố tụng khác. Qua
đó, góp phần tích cực vào quá trình tố tụng hình sự hay chính là giải quyết vụ
án hình sự.
Ví dụ: vụ việc về người em dâu đốt nhà anh chồng làm 3 người trong
một gia đình chết thảm ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra
đêm 24 rạng ngày 25/1/2008, tức ngày 18 tháng Chạp năm Mậu Tý.
Nội dung vụ án: khoảng 3 giờ sáng 25/1/2008, chỉ còn hơn chục ngày
là tới Tết Mậu Tý, căn hộ mới xây của anh Nguyễn Chí Hưng ở xóm Kho,
thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đột nhiên bị phát cháy dữ dội.
Vụ cháy xảy ra trong đêm vắng, trời mưa, khu vực này không có người qua
lại nên hơn 30 phút sau, khi lực lượng cứu hỏa tới nơi dập tắt được đám cháy
thì ngọn lửa đã gây nổ, thiêu hủy hoàn toàn 3 chiếc xe máy cùng một số tài
sản, làm hư hại nhà, anh Hưng chết tại chỗ, vợ anh là Bùi Thị Thu Hà cùng cô
con gái là Nguyễn Thảo Hiền mới 7 tuổi bị bỏng nặng được đưa đi cấp cứu ở
bệnh viện, nhưng chỉ sau 6 ngày đã tử vong.
Vụ án trên là một "bài toán" hóc búa đối với lực lượng điều tra hình sự
khi tiến hành khám nghiệm hiện trường. Vì hiện trường xảy ra vụ án là một
đám tro tàn nên không để lại dấu vết gì ngoài tất cả các nạn nhân của một gia
đình gồm có ba người đã bị chết, vụ án không nhân chứng, không vật chứng.
Nếu không kiên trì truy tìm chứng cứ, không đánh giá kỹ những vật chứng
còn xót lại xung quanh hiện trường và đặc biệt nếu không sử dụng đến suy
luận logic trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của vụ cháy thì sẽ không
phát hiện ra được dấu hiệu của tội phạm. Bởi vì người ta dễ lầm tưởng rằng
đây chỉ là một vụ tai nạn cháy bình thường bởi các nạn nhân không bị thủ
phạm tấn công như những vụ án giết người, đốt xác phi tang khác đã từng xảy

44
ra trước đó. Tuy nhiên, nhờ có suy luận logic mà cơ quan tố tụng đã phác họa
một cách tương đối chính xác về toàn bộ hiện trường của vụ án. Quá trình suy
luận đó dựa trên những tiền đề xuất phát là hàng loạt những dấu vết, bằng
chứng tìm thấy ở hiện trường như:
Tại hiện trường chính ở tầng một, cửa sắt được khóa nên loại trừ khả
năng đối tượng đột nhập từ ngoài. Mặt khác, ba chiếc xe máy của gia đình để
tại đây thuộc dòng xe Honda Dream, nên rất ít khi xảy ra hiện tượng chập
cháy như những loại xe lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ điện tử khác và các ổ
điện tại tầng một cũng không có dấu hiệu chập cháy. Do đó, loại trừ nguyên
nhân cháy do bất cẩn hoặc do chập cháy điện gây ra. Hơn nữa, khi tìm kiếm
khu vực gần cửa đã phát hiện dấu vết cháy xuất phát từ đó, đặc biệt mùi chất
cháy để lại cho thấy đối tượng đã sử dụng xăng để đốt. Trên đường đi trước
cửa nhà, phát hiện những vật dụng nghi là vật đựng chất cháy bằng nhựa,
phễu…
Từ dấu vết vật chứng thu tại hiện trường, lực lượng khám nghiệm nhận
định đối tượng có thể đứng từ ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt.
Với kiểu gây án như vậy thì nguyên nhân chỉ có thể do thù tức mâu thuẫn cá
nhân, trong đó đặc biệt ưu tiên những mâu thuẫn như nhà đất, mâu thuẫn
trong chính các thành viên của gia đình. Vụ án sau thời gian gần một năm,
đến đầu tháng 10/2008 mới được kết luận, cùng với thông tin do người dân
cung cấp, ba đối tượng tham gia vụ đốt nhà đã bị bắt giữ. Qua lời khai của các
đối tượng chỉ vì mâu thuẫn, cô em dâu Nguyễn Thị Thuận đã nhờ hai kẻ đồng
hương dùng xăng đốt nhà anh chồng để đe dọa, nhưng hậu quả xảy ra vô cùng
thảm khốc.
Như vậy, thông qua một chuỗi những suy luận logic đúng đắn và sáng
tạo mà lực lượng điều tra đã tìm ra nguyên nhân của vụ cháy là do có kẻ chủ
mưu gây ra vì có mâu thuẫn với gia đình nạn nhân. Do đó vụ án được nhanh
chóng đưa ra khởi tố kịp thời với các tội danh “giết người” và “hủy hoại tài

45
sản”. Thực chất suy luận trên của cơ quan điều tra về cơ bản có thể diễn đạt
lại như sau:
Gọi: A là nguyên nhân của vụ cháy là do đối tượng đột nhập từ bên
ngoài vào đốt; B là nguyên nhân do bất cẩn; C là nguyên nhân do chập cháy
điện gây ra và D là nguyên nhân do đối tượng đứng từ ngoài đổ chất cháy
vào nhà rồi châm lửa đốt.
Mà các nguyên nhân do đối tượng đột nhập từ bên ngoài vào đốt hoặc
do bất cẩn hoặc do chập cháy điện gây ra đã bị loại trừ dựa vào những dấu
vết thu thập được tại hiện trường vụ án.
Kết luận, khẳng định chỉ còn lại nguyên nhân do thủ phạm đứng từ
ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt.
Nhờ có suy luận trên mà cơ quan điều tra đã đưa ra quyết định khởi tố
vụ án đúng đắn, kịp thời với tội danh “giết người” và “hủy hoại tài sản”,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và nó trở thành một định
hướng đúng đắn cho toàn bộ quá trình điều tra tiếp theo. Vụ án sau đó được
nhanh chóng giải quyết.
Hai là, việc sử dụng suy luận logic ở giai đoạn khởi tố không đúng đắn,
không khoa học, tức là quá trình suy luận xuất phát từ tiền đề là các phán
đoán sai lầm… thì sẽ đem lại những kết luận võ đoán, sai lầm, phiến diện, có
thể làm lệch hướng quá trình điều tra của cơ quan điều tra cũng như là gây ra
những khó khăn, rắc rối ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo, thậm chí sẽ dẫn tới
nguy cơ bỏ lọt tội phạm, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tố tụng
hình sự trong việc tìm ra sự thật khách quan về vụ án.
Thông thường những vụ án mà phát hiện nạn nhân chết vì bị thắt cổ.
Do thủ phạm cố tình tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra,
bằng cách chúng giết nạn nhân trước sau đó mới thắt cổ nạn nhân giả như một
vụ nạn nhân tự tìm đến cái chết. Trong những trường hợp như vậy, nếu cơ
quan điều tra không quan sát dấu vết, không đánh giá kĩ lưỡng các vật chứng

46
tại hiện trường xảy ra vụ việc và suy luận một cách vội vàng, thiếu căn cứ thì
chắc chắn sẽ mắc phải sai lầm trong việc đưa ra kết luận trong giai đoạn điều
tra ban đầu, rằng đó chỉ là một vụ tự tử thông thường. Do đó, không phát hiện
được dấu hiệu của tội phạm và đương nhiên cũng không đưa vụ án ra khởi tố.
Hậu quả là tội phạm bị bỏ lọt, kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Song, những vụ án kiểu như vậy ngày nay rất ít bị bỏ lọt tội phạm, nhờ có quá
trình suy luận logic kết hợp với các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ khác
nữa. Ví dụ: Vụ án giết vợ của tên hung thủ Bùi Xuân Khánh ở Hà Nội xảy ra
vào năm 2008.
Nội dung vụ án: khoảng gần 20h ngày 18/4/2008, tên Bùi Xuân Khánh
hớt hải đến trụ sở Công an phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà
Nội báo tin vợ anh ta là chị Lan Anh đã tự sát chết tại nhà trọ số 32, tổ 5
phường Việt Hưng. Ngay lập tức lực lượng điều tra xuống hiện trường vụ án
để quan sát, khám nghiệm và phát hiện thấy trên chiếc giường đôi đặt ở căn
phòng hẹp chỉ chừng 10m2 chị Lan Anh nằm tư thế sấp nghiêng, cổ bị thắt
chặt bởi một chiếc khăn vải hoa. Đồ đạc trong buồng không xáo trộn và cũng
không tìm thấy thư tuyệt mệnh của nạn nhân để lại.
Theo lời khai ban đầu trình bày với cơ quan điều tra, Bùi Xuân Khánh
nói rằng chị Lan Anh đã dại dột thắt cổ tự tử chỉ vì một số mâu thuẫn nhỏ
giữa hai vợ chồng. Nhưng dựa trên những dấu vết chứng cứ để lại ở hiện
trường và kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu cho thấy nạn nhân chết là do
ngạt cơ học vì bị bóp cổ chứ không phải do tự thắt cổ. Cụ thể, phát hiện có vết
bầm rất mờ trên cổ nạn nhân ở phía nút thắt này, đây là những vết bầm theo
cơ chế siết cổ chứ không phải do thắt cổ gây nên. Vùng gáy nạn nhân có
nhiều vết thương chứng tỏ cô đã bị đánh trước khi chết và nạn nhân có những
thương tích bầm tụ máu ở vùng mặt, mắt, môi... Các dấu vết này không thể tự
xuất hiện khi nạn nhân tự sát thắt cổ với tư thế nằm trên giường mà phải do
người khác gây nên. Hơn nữa, dấu vân tay của Khánh còn để lại khá nhiều

47
trên vùng cổ nạn nhân và trên chính chiếc khăn mà hắn đã ngụy tạo thắt vào
cổ nạn nhân. Thời điểm chết của nạn nhân là trước khi Khánh dắt xe máy ra
khỏi nhà vờ đi sửa nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm. Mặt khác, Khánh khai
rằng hết buổi sáng cho tới trưa, nhìn qua phòng ngủ vẫn thấy vợ nằm im trên
giường với độc một tư thế. Điều này rất vô lý, vì không ai có thể giữ nguyên
được một tư thế nằm trong suốt giấc ngủ.
Như vây, nếu quy nạp tất cả những phán đoán trên lại làm tiền đề cho
phép suy luận quy nạp. Cơ quan điều tra có thể rút ra kết luận một cách khá
chính xác rằng. Chính tên Khánh là hung thủ giết vợ mình và cũng chính hắn
đã cố tình dựng nên hiện trường giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Phép
suy luận đó có thể sơ đồ hóa như sau:
Nạn nhân chết là do ngạt cơ học vì bị bóp cổ chứ không phải do tự thắt cổ
Vùng gáy nạn nhân có nhiều vết thương, do đã bị đánh trước khi chết
Dấu vân tay của hung thủ còn để lại khá nhiều trên vùng cổ và trên chính
chiếc khăn ngụy tạo thắt vào cổ nạn nhân
Tất cả những dấu vết trên thi thể nạn nhân đều do Khánh gây ra
├ Vậy, Khánh chính là hung thủ giết chết nạn nhân
Rõ ràng, đây không phải là một vụ tự tử thông thường mà là một vụ án
mạng. Do đó, vụ án nhanh chóng được đem ra khởi tố và được giải quyết một
cách thỏa đáng.
Vậy, muốn phát huy vai trò của suy luận logic ở giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự thì quá trình suy luận logic ở giai đoạn này đòi hỏi cơ quan có
thẩm quyền tố tụng khi tiến hành suy luận logic phải đảm bảo được hai điều
kiện tiên quyết đó là: phải xuất phát từ những chứng cứ, những dấu vết, tài
liệu thu thập được ở hiện trường xảy ra vụ án càng nhiều càng tốt, những dấu
vết ấy phải có mối liên hệ tất yếu với vụ án và nó càng phản ánh được bản
chất của vụ án thì kết luận được rút ra càng chính xác. Đồng thời phải tuân

48
thủ đúng các quy tắc, quy luật logic đối với loại suy luận logic được đem ra
áp dụng.
Cũng cần phải lưu ý rằng, phương pháp suy luận thường được sử dụng
chủ yếu trong việc xác minh, điều tra ban đầu về vụ án hình sự ở giai đoạn
khởi tố này thường là phương pháp suy luận quy nạp. Cho nên kết luận được
rút ra ở giai đoạn này không phải lúc nào cũng hoàn toàn chân thực và đáng
tin cậy. Vì kết luận được rút ra từ những suy luận quy nạp chỉ mang tính xác
suất chứ chưa thể hoàn toàn xác thực được, bởi vậy mới cần cả một lộ trình
điều tra, làm rõ tiếp theo để chứng minh cho tính chân thực của các kết luận
trước đó. Song, suy luận ở giai đoạn khởi tố lại có vai trò rất lớn trong việc
đưa ra những chỉ báo, định hướng cho toàn bộ các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
Để cho kết luận của suy luận ở giai đoạn này trở thành chân thực, thì cần phải
có sự chứng minh, kiểm nghiệm của cơ quan tố tụng bằng những tang chứng,
vật chứng, chứng cứ khách quan, chân thực thu thập được trong quá trình điều
tra sau đó, nghĩa là các phán đoán làm tiền đề xuất phát cho quá trình suy luận
phải là những phán đoán chân thực đã được chứng minh, đã được kiểm
nghiệm tính đúng đắn của nó. Những sai lầm thường hay mắc phải ở giai
đoạn này là khi người ta chủ quan lầm tưởng rằng những kết luận rút ra từ
những suy luận ở giai đoạn này là luôn xác thực, đáng tin cậy để lấy đó là cơ
sở, căn cứ, định hướng cho cả một quá trình điều tra quan trọng tiếp theo.
2.3. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra
2.3.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của điều tra vụ án hình sự
Khái niệm: Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có
thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp mà bộ luật tố tụng hình sự quy định để
xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc
giải quyết vụ án [19, tr. 265].
Các hoạt động của điều tra vụ án hình sự gồm: Khởi tố bị can và hỏi
cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân

49
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đối chất
và nhận dạng; khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều
tra, giám định; tạm đình chỉ điều tra; kết thúc điều tra và phục hồi điều tra.
Bản chất pháp lý của giai đoạn điều tra: Với tính chất là một giai đoạn
độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật
định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ
những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và
tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội
phạm. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan, người tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết
thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của cơ quan Điều tra về việc đề
nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự
tương ứng.
Vai trò của giai đoạn điều tra: Một mặt, điều tra vụ án hình sự là chức
năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan, người tiến
hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh
hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các
chứng cứ đã thu thập được. Đồng thời cũng là một trong những phương tiện
cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực
tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm. Mặt khác, điều
tra vụ án hình sự cũng góp phần ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định
khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể
loại bỏ một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách
nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự như: Truy tố của Viện kiểm sát
hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm
oan những người vô tội. Cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố

50
tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền
và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát
và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần
có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự
Trong suốt quá trình tố tụng hình sự, ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần
phải sử dụng suy luận logic, song trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì
suy luận logic đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và vai trò của nó được thể
hiện ở đây là rõ nét hơn bao giờ hết. Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhờ
có suy luận logic mà các cơ quan điều tra mới đưa ra được những kết luận
chính xác và chứng minh được tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Toàn bộ quá trình điều tra cũng như ở bất cứ hoạt động đơn lẻ nào của giai
đoạn điều tra cũng đều phải liên tục sử dụng đến suy luận logic. Hơn nữa,
những kết luận được rút ra trong quá trình điều tra thông qua việc tiến hành
suy luận logic sẽ là yếu tố quyết định tới toàn bộ quá trình tố tụng hình sự hay
giải quyết vụ án hình sự. Vụ án hình sự có được giải quyết hay không và nếu
được giải quyết thì có thỏa đáng hay oan, sai… tất cả những vấn đề này chủ
yếu là do giai đoạn điều tra quyết định và cụ thể hơn nữa là do kết quả của suy
luận logic trong giai đoạn này góp phần làm nên.
Khi tội phạm xảy ra, do mới có một số tài liệu, chứng cứ ban đầu xác
định dấu hiệu của tội phạm, nên ở giai đoạn đầu là khởi tố vụ án hình sự của
cơ quan điều tra thì mới chỉ sơ bộ xác định được dấu hiệu tội phạm và tội
danh (dưới dạng giả thuyết) mà chưa thể chứng minh được tội phạm và hành
vi phạm tội. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong giai
đoạn điều tra là cơ quan điều tra cần phải thu thập được đầy đủ các tài liệu,
chứng cứ để minh chứng cụ thể tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội,
xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, xác định nguyên nhân và điều kiện
phạm tội cùng với các tình tiết khác của hành vi phạm tội… Do vậy, để có

51
được những kết luận điều tra đúng đắn, cơ quan điều tra tất yếu phải sử dụng
đến suy luận logic mà ở đó tiền đề xuất phát là những những tài liệu, chứng
cứ xác thực quan sát và thu thập được trong quá trình điều tra. Nhờ có suy
luận logic mà cơ quan điều tra sẽ “giải mã” được vụ án.
Nếu ai đã từng đọc các truyện trinh thám của Conan Doyle hẳn sẽ bị
chinh phục đến ngạc nhiên bởi tài năng suy luận của thám tử lừng danh
Sherlock Holmes. Nhờ vào trí thông minh, sự quan sát tinh tường và lối suy
luận logic sắc xảo mà Sherlock Holmes đã khám phá ra rất nhiều các vụ án li
kì và hắc búa mà cảnh sát nước Anh đã phải bó tay.
Theo Conan Doyle (qua phát ngôn của nhân vật Sherlock Holmes): “Từ
một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương
hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng. Như vậy, toàn
bộ cuộc sống là một chuỗi mắt xích rộng lớn mà ta có thể biết bản chất của
nó, nếu ta biết được một mắt xích. Như tất cả mọi khoa học khác, suy đoán và
phân tích là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quán trình nghiên
cứu lâu dài, bền bỉ” [5, tr. 110 - 111].
Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện
khả năng suy luận tuyệt vời của mình như đoán ra thân thế và nghề nghiệp
của những người khách lạ mà không cần hỏi thông tin từ họ. Với Holmes thì
“móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần,
dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người”
[5, tr. 111, 112]. Chẳng hạn, ngay lần đầu gặp bác sĩ Watson, một người lạ mà
Holmes chưa từng gặp mặt, được kể hay quen biết. Song, nhờ vào tài năng
suy luận của mình, Holmes có thể biết được anh chàng đó là người vừa ở
Afghanistan về thông qua một loạt những lập luận và xét đoán.
Cách lập luận phối hợp của Holmes như sau: “vị này thuộc giới bác sỹ,
nhưng lại có dáng dấp một quân nhân, vậy thì chắc chắn là một bác sỹ quân y.
Anh ta vừa mới ở vùng nhiệt đới về vì nước da rất sẫm nhưng không phải là

52
da tự nhiên bởi da ở hai cổ tay rất trắng. Anh ta đã phải trải qua nhiều ngày
kham khổ, đau ốm, điều đó có thể thấy rõ trên nét mặt. Anh ta đã bị thương ở
cánh tay vì cánh tay này cử động hơi gượng gạo. Một bác sỹ quân y người
Anh, sống ở vùng nhiệt đới nào mà lại bị thương ở cánh tay và phải sống
kham khổ thiếu thốn. Tất nhiên là ở Afghanistan. Tất cả chuỗi suy nghĩ này
của Holmes diễn ra trong không đầy một giây đồng hồ” [ 5, tr.116, 117].
Sherlock Holmes là một người có phương pháp điều tra rất khoa học,
thế nhưng Holmes luôn tỏ ra là một người lạnh lùng và thờ ơ với mọi thứ
xung quanh. Trong khi điều tra, ông luôn giữ chuỗi suy luận trong đầu của
mình và chỉ nói ra những kết luận hoặc những nhận định khiến người khác
khó hiểu, để rồi chỉ sau khi vụ án đã được phá, Holmes mới tiết lộ tất cả
những chuỗi lập luận của mình dẫn tới việc phá án.
Ví dụ: Một vụ trọng án điển hình đã xảy ra mà những viên cảnh sát
nước Anh đành phải bó tay và phải tìm đến Sherlock Holmes để mong được
giúp đỡ. Nội dung vụ án đó như sau: Tại nhà số 3 khu Lauriston Garden đoạn
sát gần đường Brixton. Một nhân viên cảnh sát thấy có ánh đèn ở ngôi nhà
vào khoảng 2h sáng. Đây là một ngôi nhà bỏ hoang, cửa ra vào để mở. Ở gian
phòng trông ra mặt đường, anh ta thấy xác một người đàn ông ăn mặt lịch sự,
Không có cách nào xác định rõ nguyên nhân của cái chết. Trong gian phòng
có nhiều vết máu, nhưng trên thi thể nạn nhân thì không có một thương tích
nào. Toàn bộ vụ án hãy còn là một điều bí ẩn [Xem 5, tr. 125, 126].
Tại hiện trường vụ án, nạn nhân chết nằm sõng soài trên sàn, hai con
mắt trợn trừng nhìn lên trần nhà. Nạn nhân khoảng hơn bốn mươi tuổi, người
tầm thước, vai rộng, tóc quăn và đen, râu rậm xén ngắn. Hai bàn tay nạn nhân
nắm chặt, cánh tay dang rộng, chân quắp vào nhau cho thấy cuộc vật lộn với
tử thần đã diễn ra hết sức khốc liệt, trên nét mặt cứng đờ còn in một nỗi kinh
hoàng. Trên khoảng tường trần trụi, có ai đã nguệch ngoạc viết những chữ

53
màu đỏ sẫm bằng máu khô: “Rache”. Khi cái xác nạn nhân được xốc lên thì
có một chiếc nhẫn cưới rất đẹp của một người phụ nữ rơi xuống sàn.
Holmes đến cạnh xác nạn nhân, quỳ gối xuống và xem xét rất cẩn thận.
Ông nhanh nhẹn sờ nắn, lần mò, xem xét khắp nơi, ngửi môi rồi xem đế giầy
người chết. Holmes dùng thước dây và kính lúp dò soát khắp căn phòng, dùng
thước đo một cách tỉ mỉ khoảng cách giữa những dấu vết. Trên sàn nhà, ông
hết sức thận trọng thu nhặt một nhúm nhỏ thứ bụi xam xám và cất vào phong
bì. Trong khi, hai viên cảnh sát là Gregson và Lestrade được coi là những
phần tử ưu tú nhất trong giới cảnh sát nước Anh đều suy luận rằng, cái chết
của nạn nhân có liên quan đến một người đàn bà bà tên là Rachel, vì hung thủ
đang định viết cái tên Rachel lên tường, nhưng không kịp viết cho trọn tên.
Trái lại, Holmes đưa ra kết luận: Đây là một vụ ám sát, nạn nhân chết
do bị ép thuốc độc và thủ phạm là một người đàn ông, một người đàn ông lực
lưỡng, cao hơn 6 feet4 tuổi trung niên. Hắn đi giày mũi vuông, hút xì gà
Trichinopoly. Hắn đến đây cùng với nạn nhân trên một chiếc xe ngựa bốn
bánh. Thủ phạm có bộ mặt đỏ gay, móng bàn tay phải của hắn đặc biệt dài.
Còn chữ “Rache” viết trên tường kia trong tiếng Đức có nghĩa là “trả thù”. Vì
vậy, sẽ chẳng có người đàn bà nào tên là Rachel dính líu vào vụ này cả [Xem
5, tr. 152, 153].
Trước những suy luận của Holmes, những viên cảnh sát nước Anh và
mọi người chứng kiến đều có vẻ hết sức ngạc nhiên và khó hiểu. Sau đó, tất
cả các kết luận liên quan đến tình tiết vụ án được Holmes giải trình thông qua
một chuỗi những lập luận như sau: Đầu tiên, Holmes nhận ra ngay khi đến
hiện trường là một chiếc xe ngựa đã in bánh thành hai cái rãnh sâu cạnh bờ
hè. Trước đêm hôm qua, trời không mưa một tuần. Vậy thì chiếc xe đã để lại
vết bánh chỉ có thể đỗ ở đây sau cơn mưa đêm qua. Holmes thấy cả các dấu

4
. Feet là đơn vị chiều dài được sử dụng trong hệ đo lường Anh và hệ đo lường thông thường của Mỹ, thể
hiện 1/3 thước Anh, và được chia nhỏ thành 12 inch.

54
chân một con ngựa và có một chiếc xe ngựa đã đến đây sau khi trời mưa và
sáng nay không thấy nó đâu. Vậy, ta suy ra chiếc xe của hắn đã đến rồi rời đi
trong đêm và nó chính là chiếc xe chở hai người, cả nạn nhân và hung thủ đến
ngôi nhà.
Về tầm vóc của hung thủ, Holmes căn cứ vào chiều dài của bước chân
mà suy ra chiều cao của hắn. Anh đã thấy vết chân của người thứ hai trên lớp
đất sét ở ngoài nhà và trên lớp bụi trong gian phòng. Ngoài ra, anh còn có một
cách khác để kiểm tra, đó là khi viết trên tường, người ta thường viết ngang
tầm mắt mình mà chữ viết kia đo được, ở cách mặt đất đúng 6 feet. Vì vậy,
chiều cao của hung thủ phải cao hơn từng đó một chút.
Về tuổi của hung thủ, một người có thể dễ dàng phóng bước 4 feet rưỡi
thì không thể là người luống tuổi. Đây cũng là chiều dài của một vũng nước
trên lối đi qua vườn mà hắn đã bước qua. Kẻ đi giày sang trọng cỡ nhỏ đã đi
vòng qua vũng nước còn kẻ đi giày thô mũi vuông thì phóng bước ngang qua.
Không có chút gì bí ẩn ở điểm này. Điều này cho phép Holmes kết luận hung
thủ là người đàn ông cao lớn trạc độ tuổi trung niên.
Về móng tay và xì gà, mấy chữ trên tường được viết bằng một ngón tay
trỏ nhúng trong máu. Khi viết, ngón tay người này đã cào mạnh lên lớp vữa
trát tường, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu người này có móng tay dài. Holmes
tìm thấy rải rác trên sàn một ít tro đen và xốp, chỉ có loại xì gà Trichinopoly
mới cho một thứ tàn như vậy.
Còn về chữ “Rache” được viết trên tường. Chữ này không phải do một
người Đức viết. Vì chữ “A” được viết hơi theo kiểu chữ của người Đức. Thế
nhưng, người Đức chính thống bao giờ cũng viết theo dạng chữ Latinh. Vì
vậy, Holmes khẳng định rằng, những nét chữ này không phải do một người
Đức viết mà là một kẻ muốn giả làm người Đức, nhưng vụng về. Đây chỉ là
một cái mưu nhằm đánh lạc hướng cuộc điều tra [Xem 5, tr. 154 - 157].

55
Cuối cùng, nhờ vào tài năng quan sát và năng lực phán đoán, suy luận
thông minh của mình mà chỉ trong ba ngày ngắn ngủi Holmes đã tóm cổ được
thủ phạm mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Cuối vụ án, Sherlock Holmes
đã giải thích, cắt nghĩa rất cụ thể và tỉ mỉ về phương pháp suy luận của mình
để khám phá ra toàn bộ vụ án : Theo Holmes, để giải quyết được bất kỳ một
vụ án nào, điều quan trọng là phải biết “suy luận ngược chiều”, đây là một
phép tư duy rất bổ ích. Trong công việc hàng ngày, lập luận theo chiều thuận
thường là dễ hơn, vì vậy người ta quên mất cách lập luận theo chiều ngược.
Thông thường, con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc, hầu
hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó bằng cách tập hợp những sự
kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người,
sau khi nghe nói đến kết cục cuối cùng, mà có khả năng suy ra những sự việc
nào dẫn đến kết cục cuối cùng ấy. Đó là trường hợp người ta nói cho anh biết
cái kết cục và tự anh phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến kết cục ấy.
Trong vụ án mạng trên cách suy luận của Sherlock Holmes diễn ra như
sau: khi đi gần đến hiện trường, đầu óc anh hoàn toàn không có một dự kiến
hay thiên kiến gì. Holmes bắt đầu xem xét đoạn đường dẫn đến ngôi nhà, và ở
đó, anh thấy rõ những vệt bánh xe, loại xe nhỏ hai chỗ chở thuê, và qua một
vài câu hỏi, anh biết chắc là xe này đã đậu ở đó đêm trước. Holmes biết đây
không phải là một chiếc xe nhà mà là xe chở thuê, căn cứ ở khoảng cách hẹp
giữa hai bánh xe, chiếc xe chở thuê thông thường ở London nhỏ hẹp hơn
nhiều so với xe nhà.
Sau đó, Holmes đã đi theo lối qua vườn có nền là một loại đất sét, rất
dễ nhận vết chân người, đối với con mắt của ông thì mỗi dấu vết đều có thể
"biết nói”. Holmes đã thấy những vết chân nặng nề của các viên cảnh sát,
nhưng cũng thấy những vết chân của hai ngươi đã đi qua khu vườn này trước
đám cảnh sát kia. Qua đó, nó cho anh biết đã có hai người lạ mặt đến đây hồi
đêm, một người rất cao lớn, căn cứ theo chiều dài của bước chân và người kia

56
ăn mặc sang trọng, căn cứ theo vết giầy nhỏ nhắn, thanh mảnh. Vào trong
nhà, người đi giầy sang trọng đã chết nằm ở đó. Vậy thì, người cao lớn phải là
kẻ đã gây ra án mạng.
Mặc dù, không có bất kì thương tích trên người nạn nhân, nhưng qua
những nét kinh hoàng lưu lại trên mặt, Holmes phán đoán hẳn nạn nhân đã
được báo về số phận mình trước khi chết. Những người chết vì bệnh tim hoặc
vì một nguyên nhân tự nhiên nào khác không bao giờ nét mặt lại nhăn nhúm
đến vậy. Ngửi môi nạn nhân, anh thấy có mùi chua chua. Holmes kết luận,
nạn nhân đã bị cưỡng bức uống thuốc độc. Chính vẻ căm thù và khiếp sợ biểu
lộ trên mặt đã dẫn ông đến suy luận ấy. Như vậy, Holmes đi đến các kết luận
này bằng phương pháp loại trừ, vì không có một giả thiết nào khác có thể giải
thích được tất cả những chi tiết kia.
Tiếp theo, là câu hỏi lớn: tại sao có vụ ám sát này? Tiền bạc không phải
là động cơ. Vụ này dính đến chính trị hay đến phụ nữ? Trước hết, Holmes ngả
về giả thiết thứ hai. Vì những kẻ ám sát chính trị một khi làm xong nhiệm vụ
thì vội bỏ đi ngay. Ở đây ngược lại, thủ phạm đã để dấu vết trong khắp gian
phòng, chứng tỏ y đã lưu lại đây khá lâu. Vậy đây là một vụ thanh toán do
hận thù cá nhân chứ không phải là một vụ án chính trị. Khi phát hiện ra những
chữ viết trên tường, Holmes càng tin chắc sự suy luận của mình là đúng, đây
quá rõ là một mưu mẹo nhằm đánh lạc hướng điều tra. Đến khi tìm thấy chiếc
nhẫn thì Holmes coi việc xác định giả thiết là đã xong. Rõ ràng thủ phạm đã
dùng chiếc nhẫn này để gợi lại với nạn nhân một người phụ nữ đã chết hoặc
vắng mặt.
Sau đó, Holmes xem xét tỉ mỉ gian phòng. Việc này giúp ông thấy rõ
tầm vóc loại thuốc lá và móng tay dài của thủ phạm vì không có dấu vết vật
lộn nào nên ông kết luận chỗ máu dây ra trên sàn nhà hẳn là máu mũi của thủ
phạm lúc bị quá khích. Holmes thấy những vết máu này trùng hợp với những
vết chân của thủ phạm. Không mấy ai, trừ phi là người thuộc tạng rất thừa

57
máu, lại chỉ vì xúc cảm mà chảy máu mũi. Vì vậy, ông dám nghĩ rằng thủ
phạm chắc là một người lực lưỡng, mặt đỏ vì xung huyết. Thực tế đã chứng
minh là anh đã đúng.
Holmes đã làm cái việc mà viên cảnh sát Gregson đã bỏ qua. Ông điện
cho sở cảnh sát thành phố Cleveland, hỏi về những tình huống xung quanh
cuộc hôn nhân của nạn nhân. Bức điện trả lời cho biết nạn nhân đã nhờ cảnh
sát thành phố che chở cho mình khỏi bị một kẻ tên là Hope ám hại. Kẻ này là
tình địch của nạn nhân trong một chuyện yêu đương cũ và hiện nay kẻ này
đang có mặt tại Châu Âu. Đến đây, Holmes biết là đã nắm trong tay tất cả các
đầu mối, chỉ còn có việc tóm cổ thủ phạm nữa thôi.
Holmes đã tin chắc rằng người đi cùng với nạn nhân vào ngôi nhà và
người đánh xe ngựa chỉ là một. Vì vết chân ngựa day đi day lại trên đường
cho thấy không có người giữ cương nó. Vậy thì người đánh xe lúc ấy ở đâu
nếu không phải là ở trong nhà? Bởi không có ai dám gây ra một án mạng
ngay trước mắt một người thứ ba để về sau người đó sẽ tố cáo mình. Cuối
cùng, giả sử thủ phạm muốn theo dõi nạn nhân của mình qua các phố ở
London thì liệu y còn tìm được cách nào tốt hơn là đóng vai người đánh xe
ngựa? Tất cả những chi tiết ấy, buộc Holmes phải tìm một kẻ tên là Hope
trong số những người đánh xe ngựa ở London. Bởi Hope chính là hung thủ
trong vụ án này.
Nếu Hope làm nghề đánh xe thì không có lý do gì y lại không tiếp tục
nghề ấy. Trái lại, theo cách nhìn của y, mọi sự thay đổi đột ngột có thể làm
cho người ta chú ý đến y. Do đó, y sẽ tiếp tục nghề cũ, ít nhất trong một thời
gian, cũng không có lý do gì để giả thiết rằng y sống dưới cái tên giả, vì y cần
gì phải đổi tên ở một nước không có ai quen biết. Do vậy, Holmes đã nhờ đến
mấy chú bé lang thang, phái chúng đến tất cả các chủ xe London cho đến khi
tìm được người mà ông cần tìm. Thật may, bọn trẻ đó đã tìm được Hope và
cuối cùng Hope đã bị ông tóm gọn [Xem 5, tr. 350 - 360].

58
Như vậy, có thể thấy tất cả những tình tiết nêu trên là một chuỗi sự việc
logic móc nối nhau liên tục, không một chỗ nào gián đoạn và nhờ vào óc quan
sát, tài năng suy luận của mình mà Sherlock holmes đã nhanh chóng phá được
các vụ trọng án này trước sự ngỡ ngàng, thán phục của mọi người. Sự thành
công trong suy luận của Holmes cũng còn do ông có phương pháp nghiên cứu
hiện trường vụ án rất khoa học và cẩn thận, và do ông rất am hiểu những lĩnh
vực liên quan như pháp y hay chất độc. Theo Holmes, những kết luận logic
của ông thực ra là đơn giản và hiển nhiên. Điều quan trọng trong những suy
luận của Holmes là phải triệt tiêu được càng nhiều khả năng xảy ra càng tốt.
Phương pháp suy luận mà Holmes thường sử dụng là phép "suy luận ngược".
Phương pháp này có thể tóm tắt trong câu nói nổi tiếng của Holmes: "Khi bạn
đã loại trừ mọi khả năng không thể xảy ra, bất cứ cái gì còn lại, dù vô lý, phải
là sự thật". Cho đến nay, các tổ chức an ninh và tình báo của Anh vẫn dạy
phương pháp suy luận này của Holmes cho nhân viên của họ. Thật là một
mẫu mực điển hình của suy luận logic trong công tác điều tra phá án.
Không chỉ có trong tiểu thuyết hay truyện trinh thám mới xảy ra những
chuyện kiểu như thế mà ngay cả ở cuộc đời thực, trong lịch sử tố tụng hình sự
Việt Nam thì vai trò của việc quan sát và suy luận logic vẫn được khẳng định
và đang giữ vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong giải quyết các vụ án
hình sự hiện nay.
Ví dụ: nhờ sử dụng liên tiếp những suy luận logic một cách hiệu quả và
đúng đắn từ việc quan sát tất cả những dấu vết để lại hiện trường xảy ra vụ án
mà cơ quan điều tra có thể khám phá ra nhanh chóng toàn bộ sự thật về vụ án
như trong vụ cái chết kinh hoàng của nạn nhân Tống Văn Trương ngụ tại phố
Lê Văn Sĩ, phường 13, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vào cuối tháng
3 năm 2012.
Nội dung vụ án: một ngày cuối tháng 3, người dân phố Lê Văn Sĩ,
phường 13, quận 3 kinh hoàng khi chứng kiến cái chết của nạn nhân Tống

59
Văn Trương. Toàn bộ thi thể nạn nhân nhuộm máu và lỗ chỗ những thương
do bị đâm khoảng 140 vết trên người nạn nhân. Tất cả đồ đạc có giá trị trong
nhà như xe máy, tư trang, tiền bạc đều bị mất. Tại hiện trường là phòng ngủ
của nạn nhân, đâu đâu cũng chỉ thấy vết máu, máu loang đỏ nhà tắm, máu
phun thành vệt lên tường, máu thấm ướt chăn màn. Trong xô nước có những
cái khăn thấm máu và những vết lau trên các đồ vật chứng tỏ thủ phạm đã
bình tĩnh lau sạch sẽ tất cả các dấu vân tay.
Qua việc soi xét những dấu chân giẫm đạp lên nhau còn để lại trên các
vũng máu, lực lượng khám nghiệm hiện trường đã phán đoán chắc chắn có
tới 3 hung thủ giết Tống Văn Trương. Tiếp tục mở chiếc đầu video có đĩa sẵn
trong đó, trên màn hình hiện ra đoạn phim khiêu dâm của giới đồng tính và
các cán bộ khám nghiệm hiện trường nhận thấy nạn nhân chết khi không
mảnh vải che thân. Từ đó cơ quan điều tra cho rằng, rất có khả năng hung thủ
là những tên cùng giới. Mặt khác, theo lời kể của những người hàng xóm thì
Trương là kẻ rất khác thường, luôn ưỡn ẹo như đàn bà và những người bạn
thường lui đến nhà Trương cũng vậy. Từ việc phân tích về những giọt máu
giăng mắc như ma trận khắp hiện trường, cơ quan điều tra đã nhận định: có
tới hai hung thủ trong số chúng đã bị thương.
Hơn nữa, cơ quan điều tra còn quan sát được những vệt máu rơi vãi từ
phòng của nạn nhân xuống tầng trệt rất nhiều, rơi rất dày và đậm với những
tia máu ngắn… những thông tin này cho phép điều tra viên đưa ra phán đoán
rằng vết thương của tên hung thủ thứ nhất ở cách mặt đất gần một mét, như
vậy vết thương đó sẽ nằm ở phần đùi của hung thủ. Đó là một vết thương khá
sâu và hướng bị đâm là từ sau lên trước và vết đâm đó nằm ở đùi phải vì dấu
chân của hung thủ ở bên trái so với đường rơi của vết máu. Hung thủ thứ hai
bị thương thể hiện qua các vệt máu quệt chỗ đậm, chỗ nhạt để lại trên vách
tường dọc cầu thang trong khi hung thủ di chuyển. Căn cứ vào những vệt
máu trên tường và những vết máu rơi dưới cầu thang có đặc điểm là cánh

60
nhọn và mỏng hơn, điều này cho thấy hung thủ thứ hai đã bị thương ở vị trí
cao hơn và chắc chắn là vào tay trái. Thông qua những vết máu của hung thủ
và cái chết bởi chi chít vết đâm của nạn nhân, điều tra viên có thể phán đoán
thêm: nạn nhân Trương là người to khỏe hơn ba hung thủ kia. Bằng chứng là
ba kẻ đó bị Trương chống cự quyết liệt, do vậy chúng phải đâm liên tiếp
nhiều nhát. Vì chúng đâm chém Trương vào lúc tối om nên đã đâm bừa vào
nhau. Từ những phán đoán đó, cơ quan điều tra đã đi đến kết luận rằng hung
thủ giết Trương gồm có ba tên và đều là những kẻ thuộc giới đồng tính, trong
số đó đã có hai tên đã bị thương. Với kết luận đó, các trinh sát hình sự đã chủ
động thâm nhập vào các bệnh viện, phòng cấp cứu và chỉ vài giờ sau, bằng
các biện pháp nghiệp vụ cả ba hung thủ đều đã bị tóm gọn. Với những chứng
cứ không thể chối cãi được nên cả ba tên đã phải cúi đầu nhận tội.
Có thể thấy, vai trò của suy luận logic được thể hiện rõ nét nhất là
trong trường hợp: Ở cùng một vụ án mạng nhất định, nếu cơ quan tố tụng sử
dụng suy luận đúng đắn, khoa học thì vụ án sẽ được giải quyết. Trái lại, nếu
cơ quan tố tụng sử dụng suy luận không đúng đắn, không khoa học thì vụ án
sẽ rơi vào bế tắc. Do vậy, việc khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra
luôn đòi hỏi tính cẩn trọng, tỉ mỉ rất cao khi thực hiện thu thập chứng cứ để
nhờ đó có thể đọc lên được nội dung vụ án. Vì chỉ cần xảy ra một chút sơ xuất
nhỏ như bỏ sót hiện vật, dấu tích để lại nơi hiện trường cũng có thể làm sai
lệch hướng điều tra vụ án hoặc đẩy vụ án rơi vào bế tắc. Do đó, người thực
hiện khám nghiệm hiện trường phải có một bộ óc phán đoán và suy luận khoa
học, sắc bén.
Ví dụ: vụ án giết người, cướp tài sản ở quận Gò Vấp là án mạng tiêu
biểu cho những trường hợp như vậy.
Nội dung vụ án: khoảng 11h trưa một ngày cuối năm, cô con gái đi học
về đã kinh hoàng phát hiện thấy mẹ mình, tức bà Oanh là một chủ quán
Karaoke ở quận Gò Vấp chết rất thê thảm trong nhà vệ sinh. Chiếc tủ lớn

61
trong nhà đã bị cạy tung, vàng bạc trong tủ bị mất hết. Vụ án này đã gây sự
chú ý của dư luận một thời vì những nghi ngờ khó giải thích và sự không
thống nhất quan điểm giữa các đơn vị điều tra và khám nghiệm hiện trường.
Khi lực lượng khám nghiệm hiện trường đến nơi, vẫn thấy 2 chiếc
micro cắm vào đầu máy hát và hai chiếc ghế đặt ngay ngắn trước màn hình.
Cơ quan điều tra đã phán đoán được ngay nguyên nhân gây ra tử vong cho
nạn nhân trong vụ án này là: nạn nhân chết do bị xiết cổ bởi sợi dây nilon bện
dày, hai đầu dây được buộc bởi hai thanh gỗ nhỏ. Hung thủ cầm hai thanh gỗ,
quấn dây vào cổ nạn nhân rồi xiết chặt tạo lực rất mạnh và gây ra tử vong.
Theo những người trong gia đình thì nhà bà Oanh có hai phòng hát
Karaoke bình dân nằm ngay trong khuôn viên nhà và ở phòng ngoài là dành
cho khách lạ hát để đỡ ồn, còn phòng nhỏ trong sân sau, nằm ngay cạnh
phòng ở của gia đình thì hầu như chỉ để phục vụ khách quen.
Theo lời hàng xóm, thời điểm xảy ra án mạng thì cả hai phòng đều
thấy có người đến hát. Họ cho biết, buổi sáng có đôi nam nữ vào hát, một lát
sau lại có hai nam giới vào hát, song những người hàng xóm đều không quen
mặt người nào cả. Từ việc quan sát qua hiện trường, lực lượng điều tra quận
Gò Vấp đã đưa ra những phán đoán cho rằng vụ án có ít nhất là 2 hung thủ.
Một số người thì kết luận có tới 4 hung thủ và chúng đi vào lối cửa trước, sau
khi thực hiện hành vi phạm tội thì thoát ra bằng lối của sau. Bời lẽ, cơ quan
điều tra đã lập luận rằng: xuất phát từ lời khai của tất cả các nhân chứng thì có
tới 4 người vào hát Karaoke và đi theo cặp, không ai thấy có thanh niên nào đi
vào hay đi ra khỏi quán một mình. Hơn nữa, nếu chỉ có một người thì không
thể giết bà Oanh nhanh chóng và nhẹ nhàng như vậy, trong khi hàng xóm và
phòng hát ở kế bên vẫn không hay biết gì. Do đó, trường hợp có chỉ có một
hung thủ gây án đã bị cơ quan điều tra loại trừ và cả ban chuyên án cứ điều tra
theo hướng có 2 đến 4 hung thủ. Nghe qua thì tưởng rằng những phán đoán
trên có vẻ hợp lí, song vụ án này đã rơi vào bế tắc đến 8 năm trời. Thực tế sau

62
này cho thấy rằng, đây là hướng phán đoán sai, do đó làm cho kết luận rút ra
từ việc suy luận cũng không chính xác. Vì cơ quan điều tra đã bỏ qua một số
dấu vết tuy là rất nhỏ và mờ nhạt nhưng lại rất quan trọng trong việc “giải
mã” toàn bộ vụ án đó là: tại hiện trường xảy ra sự việc chỉ có một dấu tàn
thuốc và một ly nước đá trong phòng hát Karaoke. Ly nước đá mà hung thủ
đặt lên mặt chiếc ghế bên cạnh đã khiến trên mặt ghế có vết ướt mờ in lại hình
đáy cốc. Mặt khác, nếu có hai tên hung thủ thì chúng sẽ ngồi hát ở hai ghế và
tất nhiên dấu tàn thuốc lá và dấu vết nước theo vòng tròn đáy cốc sẽ không thể
có trên mặt ghế với hình thù nguyên vẹn như vậy. Do đó, những sắp xếp ở
hiện trường như đặt hai chiếc ghế ngay ngắn trước màn hình, cắm hai micro
vào đầu máy đều là giả, nhằm đánh lạc hướng lực lượng điều tra… Vì vậy, vụ
án chỉ có một hung thủ đó mới là hướng suy luận đúng và điều này đã được
thực tế kiểm nghiệm và chứng minh.
Vụ án giết người trên rồi cũng rơi vào quên lãng, cho đến một ngày,
phường 12, quận Gò Vấp lại xảy ra vụ án mạng khác. Nạn nhân là bà Lê,
người bán cháo đêm bên đường Phạm Văn Chiêu. Sự việc xảy ra như sau:
khoảng 23h30’, một công nhân là khách quen, làm ca đêm tìm đến quán cháo
gà của bà Lê, người đàn bà sống cô độc. Tuy nhiên, ngồi chờ mãi mà chẳng
thấy bà đâu mà nồi cháo thì vẫn bốc khói nghi ngút. Anh công nhân cất tiếng
gọi, song ngôi nhà sau quán cháo vẫn im phăng phắc, tối đen như mực. Anh
công nhân liền mở cửa, bất ngờ một người bị xô ngã rồi phóng vọt ra đường.
Bà Lê nằm chết xõng xoài dưới đất. Anh liền hô hoán mọi người truy đuổi và
tên giết người đã bị bắt. Khi khám xét thì thấy trong người hắn có giấu một số
hung khí giết người với dây nilon và hai khúc gỗ. Ngay khi vụ án xảy ra, lực
lượng điều tra đã có mặt tại hiện trường và giật mình khi nhận ra những hung
khí giết bà Lê giống hệt hung khí giết bà Oanh trong vụ án mạng của 8 năm
về trước. Cuối cùng với những chứng cứ không thể chối cãi được, tên tội
phạm này đã phải cúi đầu nhận tội và chính hắn đã gây ra cả hai vụ án giết bà

63
Oanh và bà Lê. Như vậy, điều này chứng tỏ rằng, trong vụ án 8 năm trước đó,
hung thủ giết bà Oanh là chỉ có một người mà thôi, đó mới là suy luận chính
xác, nhưng thật đáng tiếc sự thật ấy cho đến bây giờ mới được thừa nhận.
Bên cạnh đó, vai trò của suy luận logic ở giai đoạn điều tra cũng được
thể hiện rõ nét ở chỗ: Khi giải quyết nhiều vụ án hình sự khác nhau, nếu suy
luận logic được sử dụng một cách đúng đắn khoa học và sáng tạo, không vi
phạm quy tắc, quy luật logic thì sẽ đem lại những kết luận chính xác trong
giai đoạn điều tra. Từ đó có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm, sự thật khách
quan về vụ án, do đó vụ án sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan
người vô tội, với những chứng cứ, bằng chứng xác thực khiến tội phạm phải
tâm phục, khẩu phục cúi đầu nhận tội. Mặt khác, nó cũng góp phần khắc phục
kịp thời những hậu quả do tội phạm gây ra, trấn an được dư luận, củng cố
niềm tin của dân chúng vào công lý và pháp luật. Hơn nữa, nhờ có kết luận
đúng ở giai đoạn điều tra mà các giai đoạn tố tụng khác sau đó cũng có những
điều kiện thuận lợi nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự.
Ví dụ: điển hình là vụ án mà hung thủ là một tên thanh niên mang quốc
tịch Hàn Quốc đã ra tay sát hại một nữ sinh viên người Việt Nam dạy tiếng
Hàn, sau đó phi tang bằng cách cho vào vali, kéo ra khu đất trống thuộc
phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy rồi đổ xăng đốt xác nạn nhân. Nhờ sử
dụng đúng đắn và sáng tạo suy luận logic trong quá trình điều tra, thu thập
chứng cứ mà sự thật của vụ án đã được phơi bày ra ánh sáng, kẻ thủ ác đã
phải cúi đầu nhận tội.
Nội dung vụ án: khoảng 14h, ngày 4/9/2008, người dân đã phát hiện tại
bãi đất trống nằm ngay ven gần đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu
Giấy, Hà Nội có một xác chết cháy nằm gọn trong một chiếc vali và toàn bộ
thi thể nạn nhân đã bị cháy đen, hiện trường xung quanh là đống gạch và
nước.

64
Ngay lập tức các cán bộ khám nghiệm và các điều tra viên đã có mặt tại
hiện trường. Xác chết được xác định là nữ giới bị nhét trong một chiếc vali có
khóa kéo nhãn hiệu Dulop kích thước 80x60x40cm. Sau khi bị thiêu cháy, xác
cô gái trần trụi, co quắp rất thương tâm trên khuôn sắt còn lại của chiếc vali.
Bãi cỏ xung quanh nơi phát hiện xác chết được rà soát rất kỹ để thu thập
những vật chứng liên quan. Cách đó vài mét, thu được một vỏ chai nước 7Up
loại nhựa 1,5 lít, có mùi xăng, được cơ quan điều tra nhận định là chai đựng
xăng do đối tượng mang đến để đốt xác nạn nhân.
Với những gì đã thu thập được lực lượng điều tra đã đưa ra phán đoán:
Nạn nhân bị giết chết trước khi mang đến đường Hoàng Minh Giám đốt xác.
Như vậy, hiện trường chính của vụ án giết người dã man này là xảy ra ở một
nơi khác và thủ phạm đã rất bình tĩnh, tính toán kỹ lưỡng khi nhét xác nạn
nhân vào vali, vận chuyển đến nơi vắng vẻ để thực hiện âm mưu cuối cùng
của tội ác là đốt xác phi tang. Danh tính của nữ nạn nhân đã được xác định là
Đỗ Thị Hoa quê Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Theo lời khai của nhân chứng đầu tiên là một người lái xe ôm gần đó
cho biết đã nhìn thấy người đàn ông có dáng cao to đeo kính, kéo một cái vali
màu xanh trùng với những dấu vết thu được tại hiện trường đang đi trên
đường Trần Duy Hưng và hỏi đường xuống Big C. Theo lời khai của nhân
chứng thứ hai cũng là người làm nghề lái xe ôm và nhân chứng này đã cung
cấp một chi tiết rất quan trọng rằng đã từng nói chuyện với người đàn ông có
đặc điểm nhận dạng như trên và cũng khẳng định đó là một người nước ngoài
nói tiếng Việt.
Việc khám nghiệm tử thi cho phép xác định nạn nhân trong độ tuổi từ
20 đến 30, cao khoảng 1m50. Trong chiếc vali đựng xác nạn nhân có một
chùm chìa khóa ba chiếc, một bấm móng tay, một chiếc ví gấp phụ nữ bằng
nhựa màu đỏ có in hình hoa văn nổi, bên trong còn lại 1.500 đồng tiền xu,
một điện thoại di động cháy đen, một cuốn sổ ghi chép đã bị than hóa do

65
cháy. Lật cuốn sổ này, ở trang cuối cùng đã cháy thành than, nổi lên những
nét chữ được viết bằng tiếng Hàn Quốc và một số chữ tiếng Việt. Những
trang viết than hóa này đã được chụp ảnh lại. Dòng chữ Hàn Quốc được dịch
ra như sau: tôi đã gặp rất nhiều rủi ro ở Việt Nam… tôi đã cùng người chết
đến HCCB. Ngay sau khi gây ra việc này, tôi hy vọng tình yêu của Chúa sẽ
giúp đỡ cho tôi…. Phía dưới những dòng chữ tiếng Hàn là một số chữ tiếng
Việt về các bộ phận trên cơ thể con người như “eo, mông, ngực, lưng, tóc…”
được viết với nét chữ nguệch ngoạc giống như một người nước ngoài đang
học tiếng Việt. Nghi phạm là một người Hàn Quốc đã được khoanh vùng
ngay khi tìm thấy dấu vết quan trọng này. Một số đối tượng nghi vấn được
gọi hỏi, trong số những đối tượng được cơ quan triệu tập có một người nước
ngoài tên là Kan mang Quốc tịch Hàn Quốc. Kan được chú ý hơn vì trong quá
trình điều tra cho thấy đây là đối tượng có quan hệ tình cảm với nạn nhân.
Mối tình của họ được bạn bè trong trường đại học của Hoa biết đến.
Hơn nữa, cơ quan điều tra cũng gửi mẫu giám định ADN tinh dịch
thu được trong người nạn nhân, mẫu AND tinh dịch trong người nạn nhân
trùng khớp với ADN của đối tượng. Sau nhiều giờ đấu tranh, trước những
chứng cứ không thể chối cãi Kan đã phải cúi đầu nhận tội là thủ phạm đã
giết hại dã man nữ sinh viên chỉ vì mâu thuẫn, ghen tuông mù quáng trong
quan hệ tình ái.
Vậy, từ tất cả những chứng cứ thu thập được như trên cùng với kết quả
giám định đem lại. Lúc này cơ quan điều tra hoàn toàn có đủ cơ sở, căn cứ để
thực hiện các phép suy luận quy nạp hoàn toàn nhằm rút ra kết luận cuối cùng
rằng tên Kan (tức Kim Ki Jong), quốc tịch Hàn Quốc chính là thủ phạm đã
gây ra vụ giết người đốt xác phi tang trên và kết luận của suy luận này trong
trường hợp này là đáng tin cậy, vì tiền đề xuất phát của nó là các phán đoán
đã được làm rõ tính chân thực. Có thể diễn đạt lại suy luận đó qua sơ đồ sau:
Theo nhân chứng thì Kan chính là người đàn ông ngoại quốc kéo chiếc

66
va ly đựng xác nạn nhân đến địa điểm phi tang
Cuốn sổ với những dòng chữ bị than hóa do bị đốt cháy cùng với xác của
nạn nhân cũng chính là của Kan
Mẫu giám định ADN tinh dịch thu được trong người nạn nhân, trùng
khớp với ADN của Kan
Kan đã thừa nhận mình là hung thủ bóp cổ giết chết nạn nhân sau đó lên
kế hoạch đốt xác nạn nhân để phi tang
├ Vậy Kan chính là hung thủ giết chết nạn nhân rồi đốt xác phi tang
Như vậy, nhờ có đầu óc phán đoán và suy luận sắc xảo, đúng đắn kết
hợp với các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, mà cơ quan điều tra đã nhanh
chóng giải quyết được vụ án, kịp thời đưa hung thủ ra chịu tội trước pháp luật,
trước khi hung thủ tìm cách tẩu thoát về nước.
Trái lại, khi giải quyết những vụ án khác nhau, nếu suy luận logic
trong giai đoạn điều tra mà không đúng, không khoa học và vi phạm những
nguyên tắc logic thì sẽ cho những kết luận không chính xác, không đáng tin
cậy. Hậu quả là quá trình phá án sẽ rơi vào bế tắc, không tìm ra được thủ
phạm thực sự hoặc sẽ gây ra những oan, sai nghiêm trọng và hàng loạt các hệ
lụy khác. Mặt khác, nó cũng ảnh hưởng xấu tới các giai đoạn tố tụng tiếp
theo, đặc biệt là đối với giai đoạn xét xử. Vì kết luận điều tra là cơ sở pháp lý
để tòa án xét xử vụ án. Do đó, kết luận mà sai trong giai đoạn điều tra sẽ dẫn
đến việc viện kiểm sát truy tố và tòa án xét xử cũng không tránh khỏi sai lầm.
Hậu quả là sẽ gây nên những án oan, sai nghiêm trọng, gây tổn hại nặng nề cả
về thể chất lẫn tinh thần cho người vô tội, pháp luật xử không đúng người,
không đúng tội, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội và, gây mất niềm tin
của người dân vào công lý, gây bất bình cho dư luận và nhân dân.
Trong thực tế điều tra vụ án hình sự, phần lớn các vụ oan, sai xảy ra ở
Việt Nam trong thời gian gần đây là do những kết luận sai lầm trong quá trình
điều tra vụ án mà ra. Nguyên nhân trực tiếp của việc đưa ra những kết luận sai

67
lầm đó là do xuất phát từ những tiền đề là những phán đoán sai lầm về vụ án,
nghĩa là trong quá trình tiến hành suy luận logic, cơ quan điều tra đã xuất phát
từ những tiền đề là các tài liệu, chứng cứ còn lỏng lẻo, chưa vững chắc, chưa
đủ tin cậy, chưa chân thực và chưa được chứng minh hay bị vi phạm nghiêm
trọng các thủ tục tố tụng hình sự để từ đó đưa ra những kết luận vội vàng
mang tính chủ quan, áp đặt hết sức sai lầm. Những sai lầm thường mắc phải ở
giai đoạn điều tra, thường được logic học quy về lỗi logic cơ bản vi phạm các
yếu cầu của quy luật đồng nhất với hai biểu hiện chính là lỗi ngộ biện và lỗi
ngụy biện. Trong đó, lỗi ngộ biện tức là lỗi sai mà không biết mình sai, sai
một cách không cố ý. Điều này có thể hiểu là, trong quá trình điều tra phá án,
người tiến hành suy luận đã xuất phát từ tiền đề là những phán đoán không
chân thực, những chứng cứ không chân thực, do các nguyên nhân khách quan
đem lại như: do trình độ tư duy nhận thức, năng lực phán đoán, suy luận và
trình độ chuyện môn, nghiệp vụ của cán bộ điều tra còn hạn chế… Ngược lại,
lỗi ngụy biện, tức là lỗi mà chủ thể biết sai nhưng vẫn cố tình làm sai và dùng
mọi thủ đoạn nhằm biến sai thành đúng. Lỗi này cũng có thể được hiểu là
trong quá trình điều tra, người tiến hành suy luận đã xuất phát từ tiền đề là
những chứng cứ, bằng chứng giả do chính họ cố tình tạo ra, bằng việc sử
dụng các thủ đoạn khác nhau: mớn cung, bức cung, dùng nhục hình, tra tấn,
đe dọa… để ép buộc nghi can, bị can nhận tội vì một lý do nào đó. Như vậy,
rõ ràng dù mắc phải lỗi ngộ biện hay ngụy biện trong sử dụng suy luận ở giai
đoạn điều tra cũng đều gây ra hậu quả nghiêm trọng, khó lường và cần phải
lên án.
Ví dụ: vụ án oan sai nổi tiếng Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén
mà ai ai cũng biết trong thời gian gần đây. Do cơ quan điều tra chủ yếu dựa
trên bằng chứng duy nhất là lời khai nhận của bị can trong quá trình hỏi cung
và đã bỏ sót nhiều chứng cứ, tình tiết quan trọng khác có vai trò quyết định
tới nội dung của vụ án. Tuy nhiên, những lời khai nhận đó của bị cạn là chưa

68
đáng tin cậy, chưa đủ cơ sở vững chắc, vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Từ
đó, cơ quan điều tra đã đưa ra những kết luận vội vàng, phiến diện, đầy tính
chủ quan. Hậu quả là đã gây ra những oan, sai nghiệm trọng, làm giảm sút
niềm tin của nhân dân vào công lý. Đặc biệt là những vụ án có liên quan đến
Huỳnh Văn Nén - “người tù thế kỷ”, người bị coi là hung thủ trong cả hai vụ
án giết người.
Nội dung của hai vụ án: Vụ án thứ nhất hay còn được gọi là “kỳ án
vườn điều” diễn ra như sau: Ngày 21/5/1993, người dân xã Tân Minh phát
hiện một xác chết đã thối rữa tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng cạnh chợ Tân
Minh, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Thời điểm này, bà
Dương Thị Mỹ, một phụ nữ trong xã đã mất tích. Ròng rã suốt 5 năm liền,
công an tỉnh Bình Thuận đã không tìm ra thủ phạm giết người. Do đó, vụ án
được khởi tố nhưng phải đình chỉ điều tra.
Vụ án thứ hai diễn ra như sau: Vào đêm 23/4/1998 cũng ở thôn 2 xã
Tân Minh, bà Lê Thị Bông bị hung thủ đột nhập vào nhà dùng dây dù siết cổ
chết tại chỗ và cướp đi một chiếc nhẫn vàng 24K. Gần một tháng sau Huỳnh
Văn Nén bị bắt vì bị tình nghi là thủ phạm giết bà Bông.
Ở vụ án thứ hai, vụ án giết bà Bông, tại hiện trường, con gái nạn nhân
thấy có một con dao nằm phía trong hàng rào, giữa nhà bà Bông và chùa
Thạch Long và một con dao khác nằm phía ngoài hàng rào. Khi công an
khám nghiệm hiện trường thì con dao nằm ngoài hàng rào đã bị mất. Ngoài
ra, nơi bà Bông bị giết, hiên nhà có dấu chân phải, kích thước 23 x 9cm, gót
rộng 4,5cm. Trên ghế salon có tới 3 dấu chân có kích thước 22 x 8,5cm, gót
rộng 4cm.
Tuy nhiên có rất nhiều tình tiết và chứng cứ của vụ án còn mâu thuẫn
và chưa được làm sáng tỏ. Trong đó, hai chứng cứ quan trọng nhất của vụ án
là dấu vân tay và dấu chân để lại hiện trường thì đã không được cơ quan điều
tra chứng minh đó là dấu chân và vân tay của Huỳnh Văn Nén. Hơn nữa,

69
trong việc thu thập vật chứng, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã
không thu giữ được một số vật chứng như: sợi dây dù Nén khai dùng để siết
cổ nạn nhân, con dao ở hiện trường có dấu vân tay của thủ phạm cũng lại
không được Công an Bình Thuận thể hiện trong kết luận cùng với ba dấu
chân trên salon cũng chưa được xác định rõ là chân phải hay chân trái và theo
lời khai của con gái nạn nhân thì đã có đến hai con dao xuất hiện ở hiện
trường gây án. Điều này cho thấy, rất có thể phải có tới hai người tham gia
vào vụ giết bà Bông chứ không phải là một người.
Như vậy, chứng cứ để cơ quan điều tra kết tội Huỳnh Văn Nén chỉ
đơn thuần là lời nhận tội của Huỳnh Văn Nén, ngoài ra không có một bằng
chứng vững chắc nào khác để khẳng định Nén chính là hung thủ giết người,
cướp tài sản. Kết luận điều tra chỉ dựa trên có từng ấy chứng cứ về vụ án để
buộc tội kẻ giết người chính là Huỳnh Văn Nén thì quả là quá vội vàng và
thiếu sáng suốt.
Ở vụ án thứ nhất, tức vụ án “vườn điều” đang lâm vào bế tắc, thì thủ
phạm giết bà Bông nay đã rõ đó chính là Huỳnh Văn Nén. Do bà Dương Thị
Mỹ, tức nạn nhân bị giết ở vườn điều lại rất gần nhà Huỳnh Văn Nén. Vì thế,
vụ án “vườn điều” của 5 năm về trước lại được phục hồi điều tra, vì không
hiểu lý do gì mà Huỳnh Văn Nén lại tiếp tục khai nhận với cơ quan điều tra là
đã cùng cả nhà vợ lên kế hoạch giết bà Mỹ, do bà Mỹ cặp bồ với anh rể của
vợ Nén. Từ lời khai nhận của Nén mà làm cho 9 người gồm 3 thế hệ trong gia
đình bà Nguyễn Thị Lâm (mẹ vợ Nén) trong đó có cả Nén cũng bị rơi vào
vòng lao lý. Thế là, Công an tỉnh Bình Thuận, bỗng chốc phá được hai vụ
trọng án. Song, rất đáng tiếc ở vụ án này quá trình điều tra và kết luận điều tra
cũng sai phạm và thiếu sót chẳng khác gì so với vụ án bà Lê Thị Bông bị giết.
Những bằng chứng mà các cơ quan pháp luật ở Bình Thuận buộc tội
cho các bị cáo có nhiều điểm không đủ sức thuyết phục, chứng cứ lỏng lẻo, có
nhiều tình tiết vô lý. Cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận phá án cũng lại một

70
lần nữa chỉ dựa vào lời khai của Nén là một người đang bị sức ép căng thẳng
của hình phạt tù chung thân do phạm tội giết người cướp tài sản ở vụ án giết
người khác đang hy vọng tìm cách “lập công” để giảm hình phạt. Mặt khác,
con dao phay mà Nén khai nhận với cơ quan điều tra là đã sử dụng trong vụ
đánh ghen và sau đó được bọc giấy xi măng rất kỹ để đem đi chôn, khi được
giám định thì nó chỉ là một “vật cứng dạng kim loại gỉ sét có chứa thành phần
chính là sắt” cũng là một chứng cứ hết sức lỏng lẻo để kết tội các bị can. Đặc
biệt, là vụ đánh ghen dù có rất nhiều người tham gia và địa điểm đánh ghen
xảy ra là tại vườn điều là nơi chỉ cách khu dân cư khoảng 30m nhưng không
hề một ai hay biết cho đến lúc xác chết đã thối rữa cũng là một điểm vô lý,
cần phải được làm rõ. Một điểm nữa là, liệu xác chết đã nêu có phải là Dương
Thị Mỹ hay không khi mà chính biên bản khám nghiệm tử thi đã nêu rõ
“không còn khả năng nhận dạng”. Nhiều chứng cứ ngoại phạm của các bị cáo
cũng không được cơ quan pháp luật ở Bình Thuận tính đến. Hậu quả là đã gây
ra oan, sai nghiêm trọng.
Theo lý thuyết về tư duy đúng đắn mà logic học nghiên cứu, thì ở cả
hai vụ án mạng trên cán bộ điều tra đều phạm phải đồng thời cả hai lỗi logic
cơ bản là lỗi ngộ biện và ngụy biện, nghĩa là sai lầm ở hai vụ án trên vừa do
nguyên nhân khách quan vừa do nguyên nhân chủ quan của cán bộ điều tra
đem lại. Điều này cũng lý giải lý do vì sao trên thực tế oan sai đã xảy ra
nghiêm trọng ở cả hai vụ án này và có thể gọi là “oan chồng oan”.
Do vậy, cần phải thấy rằng vai trò cũng như tầm quan trọng của suy
luận logic đối với giai đoạn điều tra nói riêng và toàn bộ quá trình tố tụng
hình sự nói chung là không thể phủ nhận được. Bởi lẽ, trong điều tra vụ án
hình sự, để tìm ra sự thật đúng đắn khách quan về vụ án, Cơ quan điều tra
phải tiến hành thu thập chứng cứ, bằng chứng, tài liệu, manh mối, dấu vết…
để làm căn cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của tội phạm. Giả định rằng,
những hoạt động này chỉ phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, trình độ chuyên

71
môn, nghiệp vụ của các điều tra viên mà không có sự tham gia của suy luận
logic, thì phải nghĩ tiếp rằng, nếu như không có quá trình suy luận logic nào
diễn ra sau đó, hoặc có suy luận, nhưng là suy luận chưa khoa học, chưa đúng
đắn thì có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, những bằng chứng, tài
liệu, chứng cứ đó sẽ trở thành chứng cứ, tài liệu “chết” chẳng thể giúp khám
phá ra được sự thật của vụ án. Điều đó cũng có nghĩa là vụ án sẽ mãi bị chôn
vùi trong ký ức cùng với bí mật về nó.
Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ án rơi vào bế tắc, điển hình là vụ án
“vườn điều” như vừa mới phân tích ở trên. Mặc dù, ở hiện trường xảy ra vụ án
vẫn còn để lại những dấu vết và manh mối “biết nói”. Song, do sơ suất, cẩu
thả của điều tra viên mà chúng cũng chỉ là “dấu vết chết” mà thôi, bởi lẽ
chúng không được nhìn nhận, xem xét, đánh giá bằng con mắt, bộ óc, tư duy
của những con người thông minh, nhạy bén và có tài suy luận thì cũng chẳng
nghĩa lý gì. Cuối cùng, vụ án “vườn điều” đã bị đình chỉ điều tra vì không thể
tìm ra được hung thủ.
Mặt khác, giai đoạn điều tra là một quá trình phức tạp nên sẽ được
phân ra thành nhiều khâu điều tra nhỏ hơn, với các hoạt động điều tra khác
nhau như: xem xét dấu vết để lại ở hiện trường, khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định, khởi tố bị can, hỏi cung
bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, đối chất, nhận dạng…
mà ở bất kỳ hoạt động điều tra nào trong số này cũng đều phải sử dụng đến
suy luận logic. Vì không có suy luận logic thì không thể rút ra những nhận
biết mới, phán đoán mới từ những dấu vết, chứng cứ, tài liệu đã quan sát và
thu thập được trong quá trình điều tra.
Trong hoạt động lấy lời khai của nghi can cũng nhất thiết phải sử
dụng đến suy luận logic để xác định đâu là lời khai chân thực đâu là lời khai
giả dối. Ví dụ: trong một vụ án xảy ra ở Cần Thơ cách đây khoảng năm năm.
Một người vợ bị chết bởi một vết cắt đứt động mạch cổ, sâu gần đến xương

72
sống cổ. Nạn nhân đã chết mà không kịp cấp cứu vì vết thương quá nặng.
Theo lời khai của người chồng nạn nhân, do vợ chồng có mâu thuẫn xô xát,
người vợ đã đập vỡ tung cửa kính ti vi, cầm lấy một mảnh kính vỡ đâm người
chồng và trong lúc giằng co chống cự lại người chồng đã vô ý, quá tay gây ra
vết cắt chí mạng cho vợ mình.
Cơ quan điều tra đã khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng là
chiếc tủ kính đựng tivi và trưng cầu giám định nguyên nhân cái chết của nạn
nhân. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và xem xét các dấu vết để lại tại hiện trường,
cơ quan điều tra đã dễ dàng nhận thấy sự không hợp lý trong lời khai của
người chồng về hung khí gây án. Bởi lẽ, thông thường một vết thương sâu,
gọn gàng như trên người nạn nhân phải do một công cụ sắc bén gây ra; còn
một mảnh kính vỡ thường sẽ gây ra một vết cắt nham nhở, không gọn gàng.
Mặt khác, khi động mạch bị cắt thì máu sẽ phun thành vòi, thành tia nhưng tại
hiện trường là nền nhà không có những dấu vết máu như thế, mà chỉ có những
vết máu chảy thành vũng, thành vệt đồng thời trên những mảnh kính còn lại ở
hiện trường cũng không hề có vết máu phun vào.
Có thể khẳng định rằng, đây là vụ án được xếp đặt lại hiện trường và
sau khi kiểm tra lại chiếc tủ đựng tivi thì toàn bộ hiện trường giả đã bị lật tẩy:
Theo người chồng khai, người vợ dùng tay giật văng tấm kính ra ngoài nhưng
trên thực tế bên trong chiếc tủ lại có nhiều mảnh kính vỡ, chứng tỏ kính đã bị
đập từ phía ngoài vào; trên phần loa của chiếc tivi bên trong tủ có một vết lõm
nhỏ, dấu vết của cú đập quá tay khiến không chỉ kính vỡ mà tivi bên trong
cũng bị vỡ theo. Kết cục, lời khai của người chồng là không đúng, chính hắn
là kẻ chủ ý giết chết vợ mình với hung khí là con dao sắc nhọn chứ không
phải là trong lúc giằng co, cãi vã vô tình gây nên cái chết cho người vợ. Sau
khi xét xử sơ thẩm thì người chồng đã cúi đầu nhận tội, không hề kháng cáo.
Trong hoạt động xem xét dấu vết, khám nghiệm hiện trường giám định
pháp y cũng nhất thiết phải sử dụng đến suy luận logic để khám phá ra chân

73
tướng sự việc. Ví dụ: vụ án giết người xảy ra ở Tuyên Quang vào cuối năm
2007. Nội dung vụ án: sáng ngày 6/10/2007, trên tuyến Quốc lộ 2, thuộc địa
phận tỉnh Tuyên Quang, có một chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi màu trắng bị tai nạn
giao thông đâm vào vỉa taluy bên đường. Một bên bánh xe kênh cả lên vỉa
taluy, các cửa kính xe bị rạn vỡ phía sau tay lái, một người đàn ông đã bị chết,
đầu ngửa về phía sau. Qua công tác điều tra ban đầu, nạn nhân được xác định
là ông Bùi Huy Hoàng, 55 tuổi, quê ở Hải Dương, trú tại xã Hà Lộc, thị xã
Phú Thọ. Mới đầu khi nhìn vào hiện trường xảy ra vụ việc thì có vẻ như đó là
một vụ tai nạn giao thông mà người cầm lái do không làm chủ được tay lái đã
tự lái xe đâm vào taluy đường và chết bởi cú va chạm này. Tất cả những
người khi đến hiện trường đều phán đoán như vậy.
Tuy nhiên, thông qua việc suy xét, đánh giá kĩ lưỡng những dấu vết và
kết quả khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra lại cho thấy, các vết
rạn ở cửa kính xe không phải hình thành do va chạm với một xe khác mà do
bị đập vỡ bằng một vật dày, cứng. Không giống như trong các vụ tai nạn giao
thông thông thường, các nạn nhân thường bị chết vì bị đa chấn thương. Còn
trong vụ việc này, nạn nhân không bị chấn thương ở bất cứ bộ phận nào trên
cơ thể ngoại trừ một vết siết của một sợi dây tại vùng cổ. Hơn nữa, sau khi
tiến hành giải phẫu tử thi, cơ quan điều tra đã tìm thấy có độc tố trong dạ dày
của nạn nhân. Điều đó chứng tỏ nạn nhân đã bị đầu độc trước đó và đây là
một vụ giết người được ngụy tạo bằng hiện trường của một vụ tai nạn giao
thông. Những chứng cứ xác thực trên đã buộc Nguyễn Thị Thanh Thuyết, vợ
ông Hoàng và người tình của cô là Tạ Hoàng Hiệp phải cúi đầu nhận tội là
hung thủ gây ra cái chết cho ông Hoàng và chúng đã phải thừa nhận đó là
hiện trường giả do chúng dựng lên nhằm đánh lừa cơ quan điều tra.
Như vậy ở vụ án trên, cơ quan điều tra đã thực hiện các hoạt động điều
tra, quan sát, đánh giá, phân tích, thu thập các chứng cứ cần thiết, quan trọng
về vụ án. Để có thể đưa ra kết luận mang tính khái quát hơn về vụ án thì nhất

74
thiết phải quy nạp tất cả các bằng chứng riêng lẻ thu thập được có mối liên hệ
tất yếu với vụ án lại với nhau để thực hiện phép suy luận quy nạp. Có thể diễn
đạt phép suy luận đó lại như sau:
Vết rạn ở cửa kính xe của nạn nhân không phải do va chạm với một xe
khác mà do bị đập vỡ bằng một vật cứng.
Nạn nhân không bị chấn thương ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể
ngoại trừ một vết siết của một sợi dây tại vùng cổ.
Trong dạ dày của nạn nhân đã tìm thấy có độc tố.
├ Nạn nhân chết do bị đồ độc chứ không phải do va chạm giao thông
Kết luận của suy luận trên sẽ hoàn toàn xác thực, khi các tiền đề, tức
các phán đoán xuất phát của suy luận đã được cơ quan điều tra chứng minh và
làm rõ tính chân thực của nó.
Có thể thấy rằng, giai đoạn điều tra là một quá trình nhằm tái hiện lại
toàn bộ diễn biến, tình tiết của vụ án đã xảy ra trong quá khứ, là quá trình thu
thập chứng cứ, tìm kiến các dấu vết để lại của tội phạm nhằm chứng minh tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Điều tra là một quá trình phức tạp
phải sử dụng nhiều loại suy luận khác nhau, có lúc phải sử dụng đến suy luận
quy nạp, có lúc lại sử dụng đến suy luận diễn dịch. Thông thường, sau khi thu
thập các dấu vết, tài liệu, chứng cứ về vụ án, thì cơ quan điều tra cần phải sử
dụng đến phương pháp suy luận quy nạp, để rút ta những kết luận mang tính
khái quát chung dựa trên cơ sở tất cả những dấu vết, chứng cứ riêng lẻ đã thu
thập được trong quá trình điều tra. Trái lại, phương pháp suy luận diễn dịch
thì thường hay được sử dụng nhất khi cơ quan tố tụng cần phải chứng minh
cho một luận điểm, một vấn đề nào đó chẳng hạn như tội phạm và hành vi
phạm tội. Trong giai đoạn điều tra, có khi ở cùng một vụ án nhất định, nhưng
có lúc phải sử dụng đến phép suy luận quy nạp, nhưng cũng có lúc phải sử
dụng đến phép suy luận diễn dịch.

75
Ví dụ: vụ án về tên trùm Khánh “trắng”. Một thời cái tên Dương Văn
Khánh, tức Khánh “trắng” đã trở nên nổi tiếng trong giới giang hồ Hà Nội, cái
tên ấy cũng đi kèm với một loạt những tội ác mà bất cứ người dân nào khi
nghe tới cũng phải khiếp sợ. Khánh “trắng” không chỉ là tên lưu manh chuyên
nghiệp, mà còn là kẻ thông minh, gian xảo hết sức lì lợm và rất có kinh
nghiệm đối phó với các lực lượng chức năng trong việc điều tra và khai báo.
Chuyên án về Khánh “trắng” gồm chín vụ án đều liên quan đến vai trò của
hắn. Nhưng trọng điểm là vụ giết người ở 44 Hàng Chiếu xảy ra vào ngày
24/1/1991, vì đây là vụ mà hắn đã trực tiếp ra tay đồng thời cũng là kẻ chủ
mưu làm sai lệch hồ sơ vụ án để chạy tội.
Nội dung vụ án: vụ án xảy ra khi Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) xích
mích với Trần Đại Dương, một đàn em của Khánh “trắng”. Khi Khánh
“trắng” cùng đám đàn em Trần Đại Dương, Vũ Quốc Dũng, Phạm Gia Chiến,
Tống Văn Thắng đi ngang số nhà 44 Hàng Chiếu thì gặp Hưng, anh ruột Đạt.
Khánh “trắng” hô đàn em bắt Hưng. Hưng chống cự, liền bị cả bọn quây lại
đánh hội đồng. Biết anh đang bị đánh, Đạt cướp dao thái thịt của chị Hoa ở
đường Nguyễn Thiện Thuật chạy đến đâm Chiến và Dũng bị thương. Đạt bị
nhóm Khánh “trắng” bắt, đưa lên xích lô, nhưng khi đến công an phường
Đồng Xuân thì Đạt đã bị chết.
Cơ quan điều tra đã bắt được bốn nhân chứng quan trọng nhất liền tách
riêng chúng ra và bố trí cho chúng ở những nơi bí mật để động viên chúng
khai báo thành khẩn. Khi biết được bản chất của Khánh “trắng” là gây ra tội
ác, nhưng lại đổ hết tội cho đàn em, nên bọn đàn em của hắn đã mạnh dạn tố
cáo hành vi giết người của Khánh “trắng” và còn đồng ý sau này ra tòa làm
chứng việc Khánh “trắng” đâm chết anh Đạt.
Cơ quan điều tra phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ giết anh Đạt, từ đó phát
hiện ra những mâu thuẫn trong điều tra trước đó: dấu vết khóa số tám ở hai cổ
chân anh Đạt đã bị bỏ qua, mà chính chi tiết này đã đủ sức tố cáo một điều

76
rằng, nếu anh Đạt đã bị đâm thủng phổi, thủng đùi thì sao còn bị khóa chân.
Điều đó, chứng tỏ rằng, anh Đạt vẫn còn khỏe mạnh lúc lên xích lô. Hơn nữa,
dù đứng ở tư thế nào khi đối diện với nạn nhân, Vũ Quốc Dũng là kẻ đã từng
nhận đâm chết Đạt cũng không thể đâm được ba nhát liên tiếp với những chiều
hướng, tư thế hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi, với tư thế ngồi trên xích lô
của Khánh “trắng” và tư thế Đạt bị khóa hai chân thì Khánh “trắng” hoàn toàn
có thể đâm được Đạt. Như vậy hung thủ thực sự giết anh Đạt là Khánh “trắng”
chứ không phải là tên đàn em của hắn là Vũ Quốc Dũng.
Vì thế, trong các cuộc hỏi cung, cơ quan điều tra luôn có chủ ý hỏi
nhằm vào “con dao” của anh Đạt, cũng chính là hung khí dùng để đâm chết
anh. Tuy nhiên, Khánh “trắng” ngoan cố nhất định không chịu khai nhận việc
đã giết anh Đạt, nhưng hắn buộc phải thừa nhận một điều là chỉ có mình hắn
ngồi áp tải anh Đạt trên xích lô và cầm con dao gây án đó từ 44 Hàng Chiếu
đến chợ Đồng Xuân.
Hơn nữa, còn một điểm rất quan trọng nữa là vết đâm chí mạng vào vai
trái, khiến anh Đạt chết ngay phải là của người thuận tay trái. Trong trường
hợp này cơ quan điều tra hoàn toàn có thể suy luận diễn dịch như sau:
Hung thủ giết anh Đạt là kẻ thuận tay trái
Khánh “trắng” là kẻ thuận tay trái
├ ◊ Khánh “trắng” là hung thủ giết anh Đạt
Suy luận trên thuộc loại hình II của suy luận diễn dịch gián tiếp xuất
phát tiền đề là phán đoán đơn hay còn gọi là tam đoạn luận. Kết luận của suy
luận trên vẫn chưa thể chân thực hoàn toàn bởi vì có thuật ngữ giữa (M)
không chu diên ở cả hai tiền đề và vi phạm quy tắc riêng của loại hình II.
Nhưng nó lại có vai trò định hướng rất lớn cho việc giúp cơ quan điều tra đưa
ra phương án, chiến lược điều tra hợp lý tiếp theo.
Do vậy, điều mấu chốt và quan trọng nhất lúc này là cơ quan điều tra
phải làm thêm một bước nữa là tìm cách chứng minh được Khánh “trắng” là

77
kẻ thuận tay trái và không ai khác chính hắn mới là hung thủ thực sự của vụ
án. Nếu chứng minh được điểm này thì cũng đồng nghĩa với việc vụ án đã đi
đến hồi kết. Xuất phát từ hướng suy luận như vậy mà cơ quan điều tra đã tìm
ra được phương án đúng đắn, khôn ngoan để đối phó với hắn. Vì biết Khánh
nghiện thuốc lá nặng, trong một lần vào hỏi cung, điều tra viên đã cố ý cất
bao thuốc trong túi và rút từng điếu hút trước mặt để gợi cơn thèm thuốc của
hắn. Khi biết cơn nghiện thuốc lá của Khánh “trắng” lên tới đỉnh điểm, điều
tra viên mới hỏi “có hút không?”, rồi bất ngờ rút một điếu thuốc và tung về
phía Khánh “trắng”. Do bị bất ngờ nên với phản xạ rất bản năng, Khánh
“trắng” đã ngay lập tức đưa tay trái của hắn ra để đỡ lấy điếu thuốc. Điều tra
viên tủm tỉm cười và nói: “thuận tay trái à?”. Lúc đó, Khánh “trắng" mới đớ
người ra và trả lời: “cán bộ biết rồi còn hỏi”.
Mặc dù cố gắng tìm cách che đậy, giấu giếm, song Khánh “trắng” đã bị
lộ tẩy thói quen thuận tay trái của hắn bởi một đòn cân não rất khôn khéo của
điều tra viên. Do đó, hành vi phạm tội của tên trùm đã được cơ quan điều tra
chứng minh và khiến hắn phải “tâm phục, khẩu phục”. Khi bị đưa ra xét xử và
tuyên án tử hình, trước các chứng cứ chặt chẽ mà cơ quan điều tra đưa ra,
Khánh “trắng” đều chấp nhận và không hề kêu oan.
Đến đây cơ quan điều tra đương nhiên chỉ cần thực hiện thêm một phép
suy luận quy nạp cuối cùng mà kết luận của nó luôn là chân thực. Có thể diễn
đạt lại phép suy luận đó như sau:
Nếu Khánh “trắng” là kẻ thuận tay trái thì hắn chính là hung thủ
Mà Khánh “trắng” là kẻ thuận tay trái (đã được chứng minh)
├ Vậy, Khánh “trắng” chính là hung thủ
Trong logic học, suy luận trên thuộc loại suy luận điều kiện xác định.
Phương thức lập luận đi từ khẳng định điều kiện để khẳng định hệ quả. Vì
vậy, suy luận này luôn cho kết luận hoàn toàn đáng tin cậy.

78
Ngoài ra, ở giai đoạn điều tra cũng rất cần đến phép suy luận tương tự
nhằm đưa ra những kết luận mang tính định hướng, dự báo, chỉ dẫn hết sức
cần thiết cho toàn bộ quá trình điều tra trên cơ sở một số đặc điểm chung,
đặc điểm tương đồng giữa một số vụ án hình sự với nhau. Ví dụ: Hầu hết
những vụ giết người phi tang thường có một số đặc điểm chung là giữa hung
thủ và bị hại thường có quan hệ gần gũi như vợ chồng, yêu đương, bạn bè,…
nhưng vì xảy ra những mâu thuẫn chủ yếu về mặt tình cảm nên chúng đã ra
tay tàn độc với nạn nhân. Vì có mối quan hệ thân thiết với nạn nhân nên sau
khi giết người xong hung thủ mới có đủ thời gian để tính toán, tìm cách phi
tang xác chết nhằm xóa dấu vết và che đậy hành vi tội ác của mình. Mục đích
của những tên giết người trong trường hợp này không chỉ nhằm xoá tung tích
nạn nhân mà quan trọng hơn là nhằm xoá dấu vết trong quá trình gây án để
lại. Mặt khác, tâm lý chung của những kẻ phạm tội kiểu như vậy, ngoài việc
phải chịu tội trước pháp luật, chúng còn sợ bị gia đình, xã hội lên án, ghê tởm
nên chúng tỏ rất ngoan cố, không chịu thừa nhận ngay hành vi tội ác của
mình. Vì chúng thừa hiểu rằng việc ngoan cố, không thành khẩn là tình tiết
tăng nặng khi đưa ra xét xử và chính vì sợ hình phạt nghiêm khắc, thích đáng
nên chúng càng ngoan cố hơn. Xuất phát từ một số đặc điểm chung về tội
phạm trong các vụ án kiểu như vậy mà cơ quan điều tra có thể nhanh chóng
đề ra phương án điều tra thích hợp nhằm tìm ra hung thủ của vụ án một cách
nhanh nhất nhờ vào phép suy luận tương tự.
Các vụ án điển hình, tiêu biểu trong trường hợp này là: Vụ án “giết
chết nữ sinh rồi đốt xác phi tang của nam sinh Hàn Quốc” xảy ra vào ngày
4/9/2008 (đã nêu ở trên).
Tương tự như vụ án trên là vụ án “xác chết không đầu” được phát hiện
vào ngày 17/5/2010, tại tầng thượng, chung cư G4, khu đô thị Trung Yên,
Cầu Giấy, Hà Nội. Nguyễn Đức Nghĩa và nạn nhân từng có thời gian yêu
nhau khi cả hai đang là sinh viên nhưng sau đó thì chia tay. Sau khi giết chết

79
nạn nhân Nguyễn Đức Nghĩa đã cắt rời phần đầu, chặt hết 10 đầu ngón tay
nạn nhân Nguyễn Phương Linh rồi cho vào túi nilon vứt ở nhiều địa điểm
khác nhau nhằm phi tang, xóa dấu vết. Nhưng dù có che đậy thế nào thì cuối
cùng những kẻ gây nên tội ác cũng phải đền tội đích đáng.
Vậy cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn có thể thực hiện được phép
suy luận tương tự dựa trên một số đặc điểm tương đồng giữa hai vụ án để có
thể suy ra những điểm giống nhau còn lại của hai vụ án này như sau:
Cả hai vụ án hung thủ đều ra tay giết chết nạn nhân hết sức tàn độc
Cả hai vụ án giữa hung thủ và nạn nhân có mối quan hệ rất gần gũi, thân
thiết với nhau.
Cả hai vụ án hung thủ đều có đủ thời gian tính toán để tìm cách phi tang
xác nạn nhân bằng những hình thức khác nhau
Hiện trường chính của của hai vụ án này đều xảy ra ở một nơi khác và
đều bị hung thủ xóa sạch mọi dấu vết.
Mà ở vụ án thứ nhất, tức vụ án “giết nữ sinh, đốt xác phi tang” hung thủ
không ai khác chính là bạn trai của nạn nhân
├ Vậy rất có thể ở vụ án thứ hai, tức vụ án “xác chết không đầu” hung
thủ giết chết nạn nhân cũng chính là bạn trai của nạn nhân
Đây chính là kết luận được rút ra từ phép suy luận tương tự, mặc dù nó
chưa phải là hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng nó lại rất có ý nghĩa trong việc
đưa ra những định hướn, giả thuyết hay tài liệu tham khảo, gợi ý cho việc đề
ra các phương án, biện pháp điều tra, phá án của cơ quan tiến hành tố tụng.
Song, cũng cần rất lưu ý rằng những kết luận do phép suy luận tương tự
đem lại chỉ mang tính xác suất mà thôi. Do đó, nó chỉ thực sự có ý nghĩa, khi
cơ quan điều tra sử dụng những kết luận từ phép suy luận tương tự làm tài
liệu tham khảo để tìm ra phương án điều tra thích hợp. Bởi lẽ, trên thực tế,
chẳng có vụ án nào lại giống hoàn toàn vụ án nào. Mà giữa chúng chỉ có một
số điểm chung nhất định chứ không phải là toàn bộ. Sẽ thật sự sai lầm, khi tự

80
ý đánh đồng giữa các vụ án với nhau. Cho nên, cần phải tránh quy chụp, loại
suy tùy tiện giữa các vụ án hình sự.
Để phát huy vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra thì việc
chỉ ra những vi phạm, sai lầm trong khi thực hiện suy luận logic và cách khắc
phục chúng là điều rất cần thiết phải làm. Để đảm bảo có được những kết
luận điều tra chính xác trong giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra khi tiến
hành suy luận phải đảm bảo được điều kiện tiên quyết sau: phải xuất phát từ
những tiền đề là những phán đoán chân thực, tức là những chứng cứ, tài liệu
làm căn cứ cho quá trình suy luận logic không những phải đầy đủ mà quan
trọng hơn là phải đảm bảo tính chính xác và đã được chứng minh theo đúng
thủ tục luật định. Muốn có được những chứng cứ, tài liệu phản ánh chân thực
về vụ án thì trong quá trình điều tra cơ quan điều tra phải tôn trọng sự thật
khách quan, tôn trọng pháp luật, quán triệt, tuân thủ tốt yêu cầu của nguyên
tắc suy đoán vô tội, phải thận trọng trong thu thập chứng cứ, bằng chứng và
chú ý thu thập cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội đối với bị can.
2.4. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử
2.4.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của truy tố, xét xử vụ án
hình sự
2.4.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của truy tố vụ án hình sự
Khái niệm: Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm
sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước tòa án bằng
bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn
vụ án hình sự [19, tr. 327].
Các thủ tục của giai đoạn truy tố vụ án hình sự gồm nhận, nghiên cứu
hồ sơ và ra các quyết định của viện kiểm sát trong giai đoạn này như: quyết
định chuyển vụ án để truy tố và việc ủy quyền thực hành quyền công tố, kiểm
sát xét xử sơ thẩm; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn

81
chặn; quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định đình chỉ hoặc
tạm đình chỉ vụ án và quyết định truy tố bị can.
Bản chất pháp lý của giai đoạn truy tố: Với tính chất là một giai đoạn
độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai đoạn truy tố về hình sự có chức
năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định kiểm tra lại tính hợp pháp và
có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thẩm quyền
đã áp dụng để bảo đảm cho các quyết định của Viện kiểm sát được chính xác
và khách quan góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng người và
đúng pháp luật. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện kiểm
sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự bao gồm cả kết luận điều tra và
đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện
kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng
bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình
chỉ vụ án hình sự tương ứng.
Vai trò của giai đoạn truy tố: Một mặt, truy tố là chức năng quan trọng
của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm
tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan
Điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại trừ những hậu quả tiêu cực của
các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự
trước đó. Mặt khác, quyết định truy tố của Viện kiểm sát thông qua bản cáo
trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu hồ sơ của vụ án,
tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm
để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án,
loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc
xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội
phạm và làm oan những người vô tội. Cuối cùng, chính vì vậy, truy tố là một
giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các
quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án.

82
2.4.1.2. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của xét xử vụ án hình sự
Khái niệm: - Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình
sự trong đó tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản
án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật [19, tr. 345].
- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự,
trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét sử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ
thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp
dưới, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật [19, tr. 408].
Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của
hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các
quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: 1) áp dụng các biện pháp
chuẩn bị cho việc xét xử, 2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm
để xem xét về thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công
khai và dân chủ của hai bên buộc tội và bào chữa, để phán xét về vấn đề tính
chất tội phạm hay không của hành vi, có tội hay không của bị cáo hoặc xét xử
vụ án theo thủ tục phúc thẩm, nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được
tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc
kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực
pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nếu bản án hay quyết
định đó bị kháng nghị và cuối cùng, bản tuyên án của Tòa án có hiệu lực
pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách công minh và
đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.
Bản chất pháp lý của giai đoạn xét xử: Với tính chất là một giai đoạn
độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai đoạn xét xử có chức năng thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định để: Một là, áp dụng các biện pháp tố
tụng cần thiết để chuẩn bị cho việc xét xử vụ án tại phiên tòa. Hai là, xét xử
theo thủ tục sơ thẩm (hoặc xét xử theo thủ tục phúc thẩm, nếu bản án hay

83
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc
kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu
lực pháp luật, nếu bị kháng nghị). Ba là, tuyên bản án hay quyết định của Tòa
án có hiệu lực pháp luật. Thời điểm của giai đoạn xét xử được bắt đầu từ khi
Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự với quyết định truy tố bị can trước Tòa
án kèm theo bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng
một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Vai trò của giai đoạn xét xử: Xét xử là chức năng quan trọng nhất của
Tòa án nói riêng và của toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung nhằm áp
dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có
căn cứ của toàn bộ các quyết định mà cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát đã
thông qua trước khi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án, nhằm loại trừ các
những hậu quả tiêu cực của các sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt
trong ba giai đoạn tố tụng hình sự trước đó là khởi tố, điều tra và truy tố, để
chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình
chỉ hay tạm đình chỉ vụ án.
Với việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu bản án hay quyết định chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị) thông qua quá trình điều tra trực
tiếp tại phiên tòa, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của các
bên, Tòa án với tính chất là cơ quan trọng tài kiểm tra lại và đánh giá một
cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án
hình sự để phán xét về vấn đề tính chất tội phạm hay không của hành vi, có
tội hay không của bị cáo hoặc bằng việc kiểm tra tính hợp pháp và của bản án
theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (nếu bản án hay quyết định đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị), nhằm đạt mục đích trong toàn bộ các giai
đoạn tố tụng hình sự là tuyên một bản án có hiệu lực pháp luật một cách công
minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục tránh bỏ lọt tội
phạm và kết án oan người vô tội. Xét xử là một giai đoạn tố tụng hình sự

84
trung tâm và quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của
công dân trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt
động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào
cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai
đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và
chống tội phạm trong toàn xã hội.
2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án
hình sự
2.4.2.1. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố vụ án hình sự
Suy luận logic không chỉ có vai trò quan trọng đối với giai đoạn khởi
tố, điều tra vụ án hình sự mà nó cũng rất cần thiết và có ý nghĩa đối với giai
đoạn truy tố vụ án hình sự.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng với bản kết luận điều tra do cơ
quan điều tra chuyển sang. Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành nghiên cứu
tất cả các tài liệu đó để đưa ra những quyết định, kết luận xác định về vụ án.
Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu xem xét tất cả các
vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như tất cả các vấn đề thuộc về nội
dung vụ án thể hiện trong hồ sơ điều tra, để từ đó đi đến quyết định trả hay
không trả hồ sơ vụ án để điều tra lại, truy tố bị can hay không truy tố bị can
ra trước tòa. Hoặc ra các kết luận tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án hình sự. Để
đưa ra những kết luận trong những trường hợp như vậy, thì không gì có thể
thay thế được vai trò của suy luận logic trong giai đoạn này.
Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố cũng được thể hiện ở
những chiều hướng nhất định: Một là, nếu suy luận logic đúng đắn khoa học
trong giai đoạn này sẽ đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng tội danh,
đúng khung hình phạt, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án đưa vụ án ra
xét xử. Qua đó, khẳng định được tính đúng đắn khách quan, minh bạch và

85
hợp pháp của các giai đoạn tố tụng trước đó nhất là đối với giai đoạn điều tra.
Hơn nữa, nếu việc suy luận logic ở giai đoạn này khoa học và sáng tạo sẽ góp
phần phát hiện, khắc phục kịp thời những vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng
trong cả quá trình điều tra và xét xử, đồng thời có thể bổ sung thêm những
tình tiết mới liên quan đến vụ án, do đó, tránh được việc bỏ lọt tội phạm và
làm oan người vô tội, góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án. Hai là, nếu
suy luận logic ở giai đoạn này mà không đúng đắn, không khách quan, khoa
học, vi phạm những lỗi logic cơ bản thì sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả to
lớn trong việc quyết định truy tố, tức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người thực hiện hành vi phạm tội là không chính xác, có nguy cơ bỏ lọt tội
phạm và làm oan người vô tội, việc làm đó chẳng khác nào tiếp tay cho tình
trạng oan, sai trong quá trình tố tụng hình sự. Đó là khi các cơ quan có thẩm
quyền ở giai đoạn truy tố không kiểm sát chặt chẽ, không nghiên cứu kĩ
lưỡng tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng, cũng như hồ sơ vụ án
mà cơ quan điều tra chuyển sang. Do đó, không phát hiện kịp thời được
những thiếu sót và vi phạm trong thủ tục tố tụng ở những giai đoạn điều tra
trước đó.
Ví dụ: vụ án Hồ Duy Hải bị coi là hung thủ trong “kỳ án Bưu điện Cầu
Voi”.
Diễn biến vụ án như sau: sáng ngày14/1/2008, người dân đã phát hiện
thấy hai nữ nhân viên Bưu Điện Cầu Voi nằm trên mặt tiền Quốc Lộ 1A, địa
phận huyện Thủ Thừa, Long An bị cắt cổ chết ngay tại cơ sở bưu điện này.
Ngay lập tức, cơ quan điều tra tỉnh Long An đã vào cuộc khám nghiệm hiện
trường, khởi tố vụ án và đã mời nhiều nhân chứng, người có liên quan lấy lời
khai nhưng sau hai tháng vẫn không tìm ra được hung thủ. Khoảng hơn hai
tháng sau, Hồ Duy Hải bị công an triệu tập lấy lời khai trong vụ án cá độ

86
bóng đá và đánh đề và chỉ vài ngày sau đó Hồ Duy Hải đã khai nhận là hung
thủ giết hai nữ nhân viên.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất trong vụ án này là việc bản kết luận đã qui
kết rằng, hung thủ đã dùng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế để giết nạn
nhân nên đã để lại hàng loạt dấu vết và máu… song tại hiện trường khi cơ
quan điều tra khám nghiệm lại thì không phát hiện và thu được bất kỳ vật nào
có dấu vết phạm tội. Hơn nữa, theo kết quả giám định thì các dấu vết vân tay
thu được tại hiện trường vụ án là không trùng với vân tay điểm chỉ 10 ngón in
trên bản chỉ của Hồ Duy Hải.
Việc cơ quan điều tra lấy một chiếc ghế khác để làm “vật chứng” thay
thế cho chiếc ghế mà Hải khai là đã sử dụng làm hung khí dùng để giết chết
nạn nhân được phản ánh trong biên bản khám nghiệm hiện trường là sai
phạm không đáng có dẫn đến sự hoài nghi về tính khách quan của kết quả
điều tra. Bên cạnh đó, bản kết luận điều tra cũng không xác định chính xác
thời gian chết của hai nạn nhân và quá trình kiểm tra việc sử dụng thời gian
của Hải vào ngày xảy ra án mạng trên còn đơn giản, thiếu chặt chẽ. Mặt
khác, theo lời một nhân chứng thì đã nhìn thấy một thanh niên ngồi trong
phòng nạn nhân có đặc điểm mặt tròn, da sáng, tóc cắt ngắn tương đồng với
đặc điểm của Hồ Duy Hải nhưng không được cơ quan điều tra cho tiến hành
tổ chức nhận dạng.
Như vậy, trên đây là những thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm
trọng mà cơ quan điều tra cấp sơ thẩm đã mắc phải để đi đến kết luận rằng,
Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết người. Những sai phạm, thiếu sót này lẽ ra
ngay lập tức phải được viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm trong giai đoạn
truy tố phát hiện, chỉ ra trên cơ sở xem xét, đánh giá, nghiên cứu kĩ lưỡng tất
cả những tình tiết, chứng cứ nội dung liên quan đến vụ án đã được cơ quan
điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án, để từ đó ra quyết định trả lại hồ sơ vụ án
cho cơ quan điều tra bổ sung vì chứng cứ chưa thuyết phục, chưa đủ căn cứ

87
để buộc tội bị can. Thế nhưng, thật đáng tiếc, điều đó đã không xảy ra và
Viện kiểm sát vẫn quyết định ra bản cáo trạng truy tố Hồ Duy Hải về tội
danh “giết người” và “cướp tài sản” phải chịu mức án tử hình. Hậu quả là vụ
án cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết xong và ngày càng có dấu hiệu trở
nên phức tạp hơn.
Mặt khác, những phán quyết sai lầm trong giai đoạn truy tố, là do cơ
quan tố tụng đã không nghiên cứu, xem xét, đánh giá cẩn thận những
chứng cứ, tài liệu, tình tiết, sự kiện có liên quan đến nội dung của vụ án
được ghi nhận trong hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển sang và việc
suy luận lại phụ thuộc vào tiền đề xuất phát là những tài liệu, chứng cứ có
sẵn trong hồ sơ vụ án của quá trình điều tra mà rất có thể kết quả điều tra
trước đó cũng không đáng tin cậy. Từ đó, đã đưa ra những kết luận vội
vàng, thiếu chính xác.
Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận truy tố ông Huỳnh Văn
Nén về tội danh “giết người” và “cướp tài sản” trong vụ án liên quan đến cái
chết của bà Lê Thị Bông xảy ra vào đêm 23/4/1998 thôn 2, xã Tân Minh,
huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là không chính xác đã gây ra những oan sai
nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó là do viện kiểm sát đã
không xem xét, đánh giá nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng hồ sơ vụ án với rất
nhiều những tình tiết, chứng cứ mâu thuẫn, nhiều điểm nghi vấn chưa được
giải đáp, làm sáng tỏ. Hơn nữa, Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can
Huỳnh Văn Nén về tội “giết người” và “cướp tài sản” chủ yếu là dựa trên
những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án của giai đoạn điều tra trước đó, dù
cho những chứng cứ đó chưa đủ độ tin cậy, dù cho quá trình điều tra vụ án cơ
quan điều tra đã mắc phải nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong hồ sơ vụ án
còn có nhiều tình tiết, chứng cứ lỏng lẻo và lời khai mâu thuẫn với nhau,
song vẫn không được cơ quan truy tố phát hiện, làm rõ như ví dụ nêu ra ở
giai đoạn điều tra mà tác giả luận văn đã phân tích. Do đó, chứng cứ để cơ

88
quan điều tra kết tội Huỳnh Văn Nén chỉ đơn thuần là lời nhận tội của Huỳnh
Văn Nén, ngoài ra không có một bằng chứng khác nào vững chắc hơn thế để
khẳng định Nén chính là hung thủ “giết người”, “cướp tài sản”. Hậu quả là
oan, sai đã xảy ra.
Thiết nghĩ, nếu như Viện Kiểm có sự nghiên cứu nghiêm túc, xem xét,
đánh giá khách quan, truy xét cẩn trọng, công bằng những tình tiết, chứng cứ
liên quan đến nội dung vụ án được ghi nhận trong hồ sơ vụ án thì sẽ có thể
kịp thời chỉ ra được những sai lầm đó và có lẽ oan sai đã không xảy ra tệ hại
đến thế.
Như vậy, những cơ sở, căn cứ để viện kiểm sát lập luận để đi đến
quyết định truy tố Huỳnh Văn Nén về tội “giết người” và “cướp tài sản” là
chưa đủ vững chắc, việc đưa ra phán quyết đó còn hết sức vội vàng và thiếu
sót có nguy cơ bỏ lọt tội phạm, truy tố oan người vô tội. Đây cũng chính là
hậu quả của việc suy luận sai lầm, dựa trên những chứng cứ không đầy đủ,
khách quan, chân thực.
Qua hai vụ án điển hình như vừa phân tích ở trên, nếu đứng trên giác
độ của luật học thì cơ quan tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
hình sự được quy định cụ thể trong luật tố tụng hình sự. Nhưng, nếu xét theo
giác độ của logic học, thì những sai phạm trên của cơ quan tố tụng là đã vi
phạm một trong hai điều kiện tiên quyết của một suy luận đúng là suy luận
xuất phát từ những tiền đề là những phán đoán, tức những bằng chứng, chứng
cứ không chân thực. Đặc biệt, nó đã vi phạm yêu cầu của quy luật lý do đầy
đủ, một lỗi logic đơn giản trong tư duy đó là đã thừa nhận một tư tưởng là
đúng mà lại chưa có đủ cơ sở, căn cứ lập luận cho tính đúng đắn của nó.
2.4.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong xét xử vụ án hình sự
Không chỉ cần thiết và có ý nghĩa đối với giai đoạn khởi tố, điều tra,
truy tố vụ án hình sự mà suy luận logic còn có vai trò đặc biệt quan trọng
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Ở giai đoạn này nhờ có suy luận logic

89
mà cơ quan xét xử có thể đưa ra những phán quyết, kết luận cuối cùng về vụ
án, tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội trước tòa, đồng thời ra các quyết định
cần thiết về tội phạm, tội danh, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.
Sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can và hồ sơ
vụ án do viện kiểm sát chuyển đến, sau khi nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án và thấy
đã có đủ căn cứ thì tòa án sẽ quyết định mở phiên tòa đưa vụ án ra xét xử
công khai. Trong quá trình xét xử, thông qua việc xét hỏi, tranh luận dân chủ,
công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những
chứng cứ tình tiết của vụ án với tất cả thông tin, tài liệu vật chứng… thu thập
được trong giai đoạn điều tra, truy tố và tại phiên tòa. Cùng với việc lắng
nghe những ý kiến tranh luận, lập luận của kiểm sát viên và luật sư bào chữa
cho bị cáo. Trên cơ sở đó tòa án sẽ tiến hành suy luận logic, xâu chuỗi tất cả
các sự kiện, tình tiết có liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, kết luận
đúng đắn cuối cùng về vụ án bằng việc ra một bản án tuyên bố bị cáo có tội
hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Như vậy, để đưa
ra những kết luận cuối cùng về vụ án ở giai đoạn xét xử này thì cơ quan xét
xử không thể không sử dụng đến suy luận logic. Vì vậy, suy luận logic trong
giai đoạn này giữ một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với riêng giai đoạn
xét xử mà nó còn tác động đến toàn bộ quá trình tố tụng hình sự.
Trong tố tụng hình sự, tham gia vào quá trình tranh tụng bao gồm các
bên: bên buộc tội và bên gỡ tội (bào chữa). Kiểm sát viên khi tham gia phiên
tòa là một trong các chủ thể của bên buộc tội. Trái lại, luật sư cũng là một
chủ thể của bên gỡ tội. Thực chất tranh luận trong tố tụng hình sự là cuộc đấu
trí giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội nhằm tìm ra sự thật của vụ án để qua
đó giúp hội đồng xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng. Do vậy, quá trình tranh
tụng cũng như kết quả tranh tụng giữa kiểm sát viên và luật sư bào chữa được
coi là quan trọng nhất của phần tranh luận tại phiên tòa.

90
Trong tố tụng hình sự, mục đích tranh tụng của luật sư là nhằm bác bỏ
một phần hay toàn bộ quan điểm buộc tội của viện kiểm sát. Bằng các quy
định của pháp luật, luật sư đưa ra những căn cứ để phản biện lại phía buộc tội
nhằm chứng minh thân chủ của mình vô tội, hoặc chỉ phạm tội nhẹ hơn tội đã
bị truy tố, được hưởng các tình tiết nhẹ tội hơn so với lời buộc tội của công tố
viên. Trái lại, mục đích tranh tụng của kiểm sát viên là bảo vệ quan điểm của
viện kiểm sát trong cáo trạng, thuyết phục hội đồng xét xử ra các quyết định
theo ý kiến đề nghị của mình mà không theo ý kiến đề nghị có tính chất đối
lập của luật sư bào chữa.
Thực chất quá trình buộc tội và gỡ tội của viện kiểm sát và luật sư lại
chính là quá trình chứng minh tính có căn cứ và hợp pháp việc buộc tội cũng
như gỡ tội đó đối với bị cáo. Do vây, trong giai đoạn xét xử này không chỉ có
cơ quan xét xử cần sử dụng đến suy luận logic mà ngay cả các bên trong việc
tranh tụng cũng phải sử dụng đến suy luận logic trong những lập luận của
mình. Trong quá trình tranh tụng, tòa án là cơ quan xét xử, cơ quan đưa ra
phán quyết cuối cùng, quyết định tội trạng và hình phạt đối với bị cáo. Vì
vậy, tòa án phải thực sự công tâm, khách quan, đóng vai trò là người “trọng
tài” ở giữa phân sử mọi việc. Mặt khác, tòa án cần phải lắng nghe ý kiến từ
hai phía buộc tội và gỡ tội để tiến hành suy luận logic, không được định kiến
là bị cáo đã có tội khi chưa xét xử, tạo mọi điều kiện để hai bên tranh tụng
trình bày quan điểm, lập luận của mình.
Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn xét xử cũng được thể hiện ở
chỗ: nếu suy luận logic trong giai đoạn xét xử mà đúng đắn, khách quan
công tâm thì sẽ giải quyết được vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng hình
phạt khiến tội phạm phải tâm phục, khẩu phục cúi đầu nhận tội. Góp phần
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố niềm tin của người dân vào
công lý.

91
Ví dụ: điển hình như cách xử kiện của đức vua Salomon, một vị quốc
vương nước Do Thái Ixraen thời cổ đại. Salomon luôn luôn xét xử một cách
chuẩn xác và công bằng những vụ án mà người khác coi là không thể nào xử
được với lối suy luận hết sức thông minh, sắc xảo. Vụ kiện nổi tiếng do vua
Solomon xét xử được biết đến với nội dung như sau: Một hôm có hai phụ nữ
kéo nhau tới đức vua Solomon để mong ngài phân xử một tranh chấp.
Người phụ nữ thứ nhất nhanh miệng kể: “Thưa đức vua tôi và người
phụ nữ kia sống chung một nhà, tôi sinh được một đứa con trai, ba ngày sau
cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết.
Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong
lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết, tôi nhận thấy nó
không phải là con tôi”.
Người phụ nữ thứ hai phủ nhận việc đó: “không phải vậy con của bà
chết rồi, đứa trẻ còn sống là con của tôi”. Cứ như thế hai người phụ nữ lời qua
tiếng lại trước mặt đức vua, ai cũng khăng khăng cho đứa trẻ còn sống kia là
con của mình.
Bấy giờ nhà vua mới lên tiếng bảo: “cả hai người đều khẳng định đứa
trẻ còn sống là con của mình, còn đứa trẻ đã chết là con của người kia. Vậy
hãy mang gươm cho ta”. Khi lính mang thanh gươm đến cho nhà vua, nhà vua
yêu cầu: “gươm đây hãy chặt đứa bé làm đôi, mỗi người hãy nhận lấy một
nửa, như thế là công bằng”.
Người phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Ừ thế vậy, tôi một nửa, cô một
nửa”. Người phụ nữ thứ hai hoảng hốt nói: “Không tốt hơn hết hãy đưa nó
cho cô ta, miễn sao nó được sống”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua
Solomon phán không chút chần chừ rằng:“hãy trao đứa bé cho người này, cô
ta mới là mẹ đích thực của đứa bé. Chỉ có người mẹ thật mới không để con
mình chết, bất kể là thua hay thắng kiện”.

92
Mọi người thấy vua Salomon xét xử thông minh như vậy, đều hết sức
khâm phục. Về sau cái tên của Salomon đã trở thành danh từ tượng trưng cho
trí thông minh của con người. Người ta thường nói “thông minh như vua
Salomon” để biểu thị cho trí thông minh của con người. Rõ ràng, qua xét xử
vụ kiện trên để đi đến quyết định cuối cùng dù là bằng kinh nghiệm cảm tính
hay theo thói quen thông thường, song, trong suy nghĩ của đức vua Salomon
nhất thiết phải diễn ra quá trình suy luận logic mà tiền đề của nó là những tri
thức hiển nhiên đúng, những sự thật mang tính chất công lý xã hội không cần
phải chứng minh mà ai ai cũng phải thừa nhận và suy luận đó có thể được
diễn đạt lại như sau:
Chỉ có người mẹ đẻ thật thì mới không muốn để con mình chết
Người phụ nữ thứ hai không để con mình phải chết
├ Vậy, người phụ nữ thứ hai chính là người mẹ thật của đứa trẻ.
Trong logic học, suy luận này được nhận diện như là suy luận điều kiện
xác định, lập luận đi từ khẳng định điều kiện để khẳng định hệ quả. Thực
chất, nó là một suy luận đúng và kết luận rút ra từ suy luận này là hoàn toàn
đáng tin cậy.
Trái lại, nếu suy luận logic trong giai đoạn xét xử mà phạm phải sai
lầm thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, tội phạm bị bỏ lọt, xét xử oan, sai
người vô tội. Vậy, vấn đề đặt ra là khi nào thì suy luận logic phạm phải
những sai lầm. Đó là khi cơ quan xét xử tiến hành suy luận logic dựa trên
những chứng cứ, bằng chứng không đầy đủ, thiếu căn cứ, thiếu chân thực và
chủ yếu dựa trên kết quả của các giai đoạn tố tụng trước đó mà không có
sự xem xét nghiên cứu, đánh giá cẩn thận, khách quan. Hoặc do trình độ
yếu kém của chính bản thân những người xét xử hoặc do xuất phát từ
chính ý muốn chủ quan của người xét xử muốn làm sai lệch vụ án, xét xử
không khách quan, không công tâm, không tuân thủ đúng nguyên tắc suy
đoán vô tội.

93
Ví dụ 1: Ở vụ án Nguyễn Thanh Chấn cả tòa án phúc thẩm và tòa án sơ
thẩm đều phạm phải những sai lầm nghiên trọng khi đã khép ông Nguyễn
Thanh Chấn vào tội giết người có tính chất côn đồ và tuyên án chung thân
dựa trên nhiều chứng cứ lỏng lẻo, chưa đủ căn cứ khoa học, chủ yếu dựa trên
kết quả điều tra mà chưa có sự suy xét cẩn thận, trọng “cung” hơn trọng
“chứng cứ” dẫn đến bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Bản án phúc thẩm về vụ việc giết người tại thôn Me, xã Nghĩa Trung,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được tóm tắt lại như sau: vào lúc 22h ngày
15/08/2003, cháu Nguyễn Văn Thanh, người thôn Me khi đi chơi cùng bạn
về, qua nhà chị Hoan thấy khép cửa, không khóa, trong nhà tắt điện, có tiếng
trẻ con khóc. Thanh đã đi gọi bà Hoàng Thị Hội (mẹ đẻ chị Hoan) đến nhà
chị Hoan xem sự thể thế nào. Khi đẩy cửa vào nhà và bật điện sáng bà Hội
choáng váng thấy chị Hoan đã chết nằm dưới nền nhà lát gạch trong vũng
máu và chiếc gối ngủ còn đậy trên mặt.
Ngày 16/8/2003, cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh Bắc Giang tiến
hành thủ tục khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường vụ án. Mô tả
tại hiện trường, nạn nhân nằm trên vũng máu, quanh khu vực dưới chân nạn
nhân có mảnh trai vỡ và một lưỡi dao (xác định là dao bấm) rơi cạnh xác nạn
nhân. Trên nền nhà có nhiều vết chân trần dính máu, trong đó có một vết
chân trái có kích thước chiều dài 23cm, chỗ rộng nhất 8,6cm; vết chân trái
thứ 2 cách vết thứ nhất 60cm có kích thước dài 23cm, rông 8,6cm; vết thứ 3
là chân phải sát vết chân thứ hai có kích thước dài 23,5cm, rộng 9cm. Kết
quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân chết do chấn thương ở đầu, mặt,
vết thương ở bụng làm đứt động mạch chủ và mất mấu cấp dẫn đến sốc, trụy
tim cấp.
Từ những lời khai của nhân chứng, ông Nguyễn Thanh Chấn được đưa
vào diện tình nghi. Ngay sau đó, cơ quan điều tra lấy dấu chân tại hiện trường
gần giống của ông Nguyễn Thanh Chấn để kết tội. Cơ quan điều tra đã tiến

94
hành xác định kích thước vết chân của Nguyễn Thanh Chấn thể hiện tại biên
bản ghi nhận kết quả cho thấy: bàn chân trái của ông Chấn tính từ đầu ngón
chân cái đến gót dài 22cm; chỗ bàn chân rộng bè nhất 8,8cm; bàn chân phải
dài 23cm, chỗ rộng nhất 9,6cm. Khi cơ quan điều tra so sánh và đối chứng với
kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về
kích thước cơ học của dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước
những dấu vết để lại hiện trường của vụ án.
Từ những kết luận trên, tòa án sơ thẩm và tòa án phúc thẩm đều căn cứ
kết quả so sánh xác định kích thước dấu chân của ông Chấn “gần đúng” với
kích thước dấu chân thu được tại hiện trường ấy để quy kết ông Chấn có mặt
tại hiện trường, dù những chứng cứ ấy không đủ cơ sở khoa học.
Cùng với đó, tại hiện trường còn tìm thấy lưỡi dao nhọn được cho là
hung khí gây án nhưng phần chuôi dao cơ quan chức năng không thu giữ
được. Việc cho ông Chấn nhận dạng lưỡi dao cũng không bảo đảm khách
quan theo quy định của bộ Luật tố tụng hình sự. Theo bản án của tòa án ghi
nhận, trên đường đi lấy nước, ông Chấn đi ngang qua nhà nạn nhân Nguyễn
Thị Hoan, thấy nạn nhân đang trong nhà liền nảy ý định lẻn vào nhà “trộm
tình” nhưng bị cự tuyệt. Giận dữ, ông Chấn rút con dao thủ sẵn trong người ra
đâm liên tiếp vào người, vào bụng nạn nhân khiến nạn nhân tử vong.
Về việc sử dụng thời gian của ông Nguyễn Thanh Chấn trong buổi tối
ngày xảy ra án mạng cũng chưa được làm rõ. Những lời khai nhận của bị cáo
và lời khai của các nhân chứng vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, Tòa án
vẫn căn cứ vào lời khai các nhân chứng Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Hữu Đồng,
Thân Văn Bảo và chị Hoàng Thị Viễn: vào lúc 19h30’ Nguyễn Thanh Chấn
vẫn còn múc nước tại giếng nước nhà chị Hoàng Thị Viễn, khoảng thời gian
20 phút từ 19h đến 19h25’ Nguyễn Thanh Chấn đi đâu làm gì với ai thì ông
Chấn hoàn toàn không chứng minh được, để cho rằng đó chính là thời gian
ông Chấn gây án. Mặc dù chỉ là lời khai của nhân chứng, chưa đủ căn cứ để

95
chứng minh ông Chấn gây án trong khoảng thời gian đó, song Tòa vẫn suy
diễn và quy kết đó là khoảng thời gian ông Chấn gây án.
Ngoài ra, trong vụ án, người nhà nạn nhân đã nói đến việc chị Hoan sau
khi bị giết, số tài sản như nhẫn vàng, tiền của nạn nhân cũng chưa được làm
rõ. Vì thế, việc toà án căn cứ vào các chứng cứ, lời khai trên để quy kết ông
Chấn giết chị Hoan là không có cơ sở, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Mặt khác, bản án phúc thẩm đã dẫn một số lời khai, bản cung của
Nguyễn Thanh Chấn và khẳng định những lời khai của Nguyễn Thanh Chấn
phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường. Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc
thẩm và sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Thanh Chấn đều kêu oan và
cho rằng những lời khai trước là bị công an dùng nhục hình, ép cung, bắt buộc
bị cáo phải nhận tội giết chị Hoan; sau đó được điều tra viên hướng dẫn khai
báo sự việc, vẽ sơ đồ hiện trường và được tập luyện nhiều lần để thực nghiệm
điều tra. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã bác bỏ lời khai của bị cáo khi cho rằng,
lời ngụy tạo đó của ông Chấn là không có căn cứ và thể hiện tính manh nha,
xảo trá của sự bịa đặt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Thanh
Chấn cho rằng, cơ quan điều tra không thu hồi được chuôi dao tang vật theo
lời khai của Chấn, do vậy việc thu thập chứng cứ là chưa đầy đủ, vững chắc.
Tòa phúc thẩm đã bác bỏ điều này khi nhận định, mặc dù chuôi dao bấm
không thu hồi được là do kẻ phạm tội đã cố tình tiêu hủy hoặc phi tang, nhưng
phần lưỡi dao gãy rời để lại hiện trường phù hợp với chuôi dao đã mất vì thế
khó có thể đòi hỏi điều gì hơn thế nữa.
Toà còn bác bỏ lời khai các nhân chứng như Phạm Thị Nhâm và
Nguyễn Văn Thực rằng: khoảng 19h20’ ngày 15/8/2003, bà Nhâm ra quán
ông Chấn mua hàng thì gặp anh Thực vào gọi điện thoại ở quán, ông Chấn là
người bấm máy cho anh Thực gọi, lúc đó trong quán còn có ông Quyền đến

96
mua mắm. Anh Thực cũng xác nhận khoảng 19h30’ anh gọi điện tại quán nhà
ông Chấn, ông Chấn bấm máy cho anh gọi số máy 566609...
Trong phần tranh tụng, luật sư của ông Chấn đã trình bảng kê điện tử,
tự động thanh toán tiền điện thoại do bưu điện cung cấp, thể hiện trong ngày
15/8/2003 từ số máy thuê bao nhà Nguyễn Thanh Chấn có cuộc gọi đi cho
máy mang số 566609… với thời lượng từ 19h19’51” đến 19h20’31”. Tuy
nhiên, Tòa đã bác bỏ bằng chứng này cho rằng: dù tính khách quan và khoa
học của bảng kê điện tử kể trên là không ai có thể phản bác hoặc phủ nhận về
cuộc đàm thoại đã được ghi nhận, nhưng tài liệu này không thể là bằng chứng
khẳng định vào thời điểm thực hiện cuộc gọi Nguyễn Thanh Chấn là người
bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm, ông Thực về việc ông Chấn bấm máy
cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng.
Hơn nữa, tòa phúc thẩm còn kết tội Nguyễn Thanh Chấn rất đanh thép
rằng, hành vi giết người của Chấn thể hiện sự hung hãn, tàn bạo và hết sức
độc ác và y cố tình thực hiện tội phạm đến cùng và việc Tòa án cấp sơ thẩm
quy kết Nguyễn Thanh Chấn theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về
tội “giết người” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan như
lời khiếu nại của ông Chấn. Đồng thời, bản án phúc thẩm nhận định, thực ra
Nguyễn Thanh Chấn cố tình chối tội bởi sự mặc cảm về tội ác mà y đã gây ra
cho người khác cùng với sự gieo rắc đau thương tang tóc cho gia đình nạn
nhân, hòng lẩn tránh sự lên án của dư luận xã hội và sự trừng phạt nghiêm
minh của luật pháp.
Trong bản án phúc thẩm, căn cứ vào những luận cứ trên, tòa phúc thẩm
đã tuyên y án sơ thẩm, tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Chấn bản án chung thân
về tội “giết người” theo điểm n, khoản 1, điều 93 Bộ luật hình sự và đã có
xem xét tình tiết giảm nhẹ do bị cáo là con liệt sĩ.
Như vậy, một bản án được kết luận từ những chứng cứ hết sức lỏng lẻo
và mặc nhiên bác bỏ những lời khai của bị cáo cũng như nhiều luận cứ có cơ

97
sở mà các luật sư bào chữa đã đưa ra, đã đẩy một công dân vô tội vào vòng
lao lý, oan thấu đến tận 10 năm trời. Thiết nghĩ việc kết luận của bản án sơ
thẩm và phúc thẩm là do bắt nguồn và dựa trên những sai phạm, thiếu sót và
kết luận vội vàng, thiếu căn cứ từ kết quả của quá trình điều tra vụ án của cơ
quan điều tra, công an tỉnh Bắc Giang 10 năm về trước. Tuy nhiên, những sai
phạm, thiếu sót này lẽ ra sớm phải được phát hiện, xử lý và khắc phục nếu
như Tòa án suy xét đúng đắn, xét xử khách quan, công bằng. Đáng tiếc, vụ án
trên lại không được nhìn nhận, đánh giá bởi những con mắt và bộ óc tỉnh táo
của những người thông minh, sắc sảo, có năng lực tư duy logic, tài phán đoán,
suy luận, có lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp.
Ví dụ 2: Tòa án sơ thẩm xét xử vụ án Huỳnh Văn Nén trong vụ án liên
quan đến cái chết của bà Lê Thị Bông xảy ra vào đêm 23/4/1998 thôn 2, xã
Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cũng lại chủ yếu dựa trên những
tài liệu, chứng cứ thu thập được ở giai đoạn điều tra trước đó, tuy những bằng
chứng đó chưa đầy đủ và thuyết phục nhưng vẫn tuyên án Huỳnh Văn Nén tội
“giết người” và “cướp tài sản” và lĩnh án tù chung thân. Hậu quả là oan, sai đã
xảy ra.
Trong quá trình xét xử mặc dù vụ án còn có nhiều tình tiết, chứng cứ,
và lời khai mâu thuẫn, lỏng lẻo. Song tòa án cấp sơ thẩm đã hoàn toàn bỏ qua
và vội vàng kết án Huỳnh Văn Nén cụ thể như sau: trong hồ sơ vụ án, cơ quan
điều tra đã không thu giữ được một số vật chứng quan trọng khi khám nghiệm
hiện trường như: sợi dây dù Nén khai dùng để siết cổ nạn nhân là bà Lê Thị
Bông, ổ khóa nhà bà Bông và một chỉ vàng 24K của bà Bông. Hơn nữa, sợi
dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây mà Nén khai
đã dùng để siết cổ bà Bông.
Mặt khác, các lời khai nhận tội ban đầu của Nén không phù hợp với
hiện trường vụ án và biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau
mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Phạm Thị Hồng (con bà

98
Bông) và một số nhân chứng khác, điển hình là cách thức thực hiện hành vi
giết bà Bông. Ban đầu, Nén khai là dùng tay bóp cổ nạn nhân, song đến lời
khai sau Nén lại nói là đã vòng dây từ phía sau rồi siết cổ nạn nhân, có lời
khai nữa Nén lại nói là đã vòng dây qua cổ nạn nhân rồi giật mạnh làm nạn
nhân ngã ngửa, sau đó mới dùng dây siết cổ. Mặt khác, vị trí giết bà Bông
cũng không đồng nhất khi nhiều lời khai Nén nói giết bà ở nhà dưới nhưng lời
khai ban đầu của Nén lại nói là ở vị trí nhà trên. Nén khai sau khi gây án
không tắt đèn nhà bà Bông nhưng chị Hồng con gái bà Bông khai rằng khi về
tới nhà thấy đèn tắt nên mới bật. Nén khai không lục lọi đồ vật trong nhà bà
Bông nhưng khi chị Hồng về thì thấy trong nhà có sự xáo trộn đồ vật ở một số
vị trí.
Về diễn biến hành vi phạm tội, bản án xét xử sơ thẩm mô tả khi Nén
vào bếp thì thấy bà Bông đang ngủ trên giường nhà dưới, trong khi cáo trạng
thể hiện lúc Nén vào nhà thì bà Bông đang giũ giường ngủ.
Quá trình xét xử vụ án, tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ qua chứng cứ quan
trọng đó là đơn của phạm nhân Nguyễn Phúc Thành (cải tạo tại trại giam
Sông Cái, tỉnh Ninh Thuận, thời điểm diễn ra vụ án) tố giác hung thủ giết bà
Bông mới chính là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt - người cùng địa phương,
nghiện hút và thường xuyên trộm cắp để có tiền tiêu xài. Lẽ ra tình tiết này
phải được coi là nguồn tin tố giác tội phạm nhưng lại bị cơ quan điều tra và
xét xử bỏ qua.
Như vậy, những tình tiết mâu thuẫn nêu trên cho thấy tòa án cấp sơ
thẩm xét xử và đi đến kết án Huỳnh Văn Nén phạm tội “giết người” và “cướp
tài sản” là chưa đủ căn cứ vững chắc, hết sức vội vàng và còn nhiều sai sót.
Sau này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kịp phát hiện ra những vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình điều
tra, xét xử và nhiều tình tiết mâu thuẫn, nhiều điểm nghi vấn chưa được giải
đáp trong hồ sơ vụ án. Từ đó Viện kiểm sát đã khẳng định việc tòa án cấp sơ

99
thẩm kết án Huỳnh Văn Nén với tội giết người và cướp tài sản là chưa đủ căn
cứ và đồng thời Viện kiểm sát cũng ra quyết định kháng nghị, đề nghị tòa án
nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh
và hình phạt về tội “giết người” và “cướp tài sản” đối với ông Huỳnh Văn
Nén và trả hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại.
Khi đánh giá về nguyên nhân của những sai phạm trên, các nhà nghiên
cứu luật học nhận định, đó là do những cơ quan tiến hành tố tụng nóng vội,
thiếu sáng suốt, quá tin ở kết luận, kết quả của điều tra và những lời nhận tội
của bị can, bị cáo, là do non kém về chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật
kém cộng với tâm lý ỷ quyền và thiếu lương tâm nghề nghiệp của cán bộ tư
pháp, là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những oan sai nghiêm trọng.
Nhưng theo chúng tôi, nếu xét cho đến cùng, nguyên nhân cốt lõi của
những sai phạm trên là nằm ở sự yếu kém của năng lực tư duy trong nhận
thức, phán đoán, suy luận và khả năng nắm bắt những mặt bản chất của vấn
đề, sự kiện trong thực tiễn của cán bộ tư pháp. Khách quan mà nói thì chúng
ta cần phải thừa nhận một thực tế là, không mấy kẻ phạm tội khi bị bắt và xét
xử đều không kêu oan, không kháng án, thậm chí nhiều khi họ còn trông
mong vào những nhầm lẫn trong hoạt động điều tra và xét xử nhằm thoát tội.
Hơn nữa, mọi hành vi phạm tội của tội phạm đều được biểu hiện thông qua
các chứng cứ, dấu vết và hành vi phạm tội, đó là những căn cứ, tiền đề xuất
phát cơ bản để luận tội và kết tội. Song vấn đề nằm ở chỗ, cần phải có năng
lực nhận thức và xét đoán ở một trình độ nhất định, đặc biệt là phải có những
suy luận logic dựa trên những căn cứ khoa học để lập luận, suy xét và đưa ra
những kết luận chính xác. Với các vụ án điển hình như vừa phân tích ở trên,
nếu người thụ lý vụ án và người xét xử không mắc phải những sai lầm logic
cực kỳ đơn giản như: đồng nhất cái hiện tượng với bản chất, ngẫu nhiên với
tất nhiên, vi phạm quy luật lý do đầy đủ, suy luận xuất phát từ những tiền đề
là những phán đoán, chứng cứ không chân thực mà đã vội vàng đưa ra những

100
kết luận thì không mắc phải những sai lầm tệ hại như thế. Sai lầm tệ hại hơn,
nếu chỉ căn cứ vào lời khai của bị can, bị cáo mà không có chút chứng cứ nào
để kiểm chứng độ xác thực của lời khai đó mà đã kết tội thì quả thực cơ quan
tố tụng đã phạm phải những lỗi logic đơn giản nhất trong tư duy như: thừa
nhận một tư tưởng là đúng mà lại chưa có đủ cơ sở xác nhận cho tính đúng
đắn đó. Đây là những lỗi tư duy thường rất hay mắc phải trong hoạt động
nhận thức, mặc dù về mặt lý thuyết nó đã được nhận diện và phân tích rất rõ
trong logic học, tức lý thuyết về tư duy đúng đắn.
Những sai lầm này không những gây hậu quả trực tiếp cho những
người vô tội mà quan trọng hơn là nó đã đánh mất lòng tin của người dân vào
tòa án, vào pháp luật và rộng hơn là vào nhà nước. Các nhà nghiên cứu luật
học đã từng cảnh báo rằng: “Điều lo ngại nhất cho một xã hội của nhà nước
pháp quyền là tòa án và xã hội quay lưng vào nhau. Điều không bình thường
cho một xã hội dân chủ là người dân không tin vào tòa án, né tránh và biểu
hiện phản kháng tòa án, không coi tòa án và pháp luật là công cụ để tin tưởng
để bảo vệ lợi ích của mình và của xã hội” [Xem 30, tr. 88, 99].
Ngoài ra, còn một nguyên nhân rất căn bản nữa dẫn dến oan, sai trong
các giai đoạn giải quyết các vụ án hình sự nói chung và giai đoạn xét xử nói
riêng đó là do các cơ quan tiến hành tố tụng đã quá xem nhẹ hay chưa tuân
thủ theo yêu cầu của“nguyên tắc suy đoán vô tội” là một trong những nguyên
tắc quan trọng trong tố tụng hình sự.
Theo tinh thần của nguyên tắc này thì “không ai bị coi là có tội khi chưa có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và “khi không đủ và
không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

101
tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”5. Thế nhưng trong quá
trình, điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án hình sự nguyên tắc này đã bị cơ
quan tiến hành tố tụng xem thường, thậm chí là bỏ quên. Điển hình như vụ án
oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ông Nguyễn
Thanh Chấn bị bắt giam, truy tố và xét xử oan có nhiều, nhưng có thể chỉ ra
một trong những nguyên nhân cơ bản sau: do các cơ quan và người tiến hành
tố tụng ngay từ đầu đã định kiến ông Chấn phạm tội, nên quá trình điều tra,
truy tố và xét xử chỉ tập trung dùng các tài liệu để buộc tội, xem nhẹ các tình
tiết gỡ tội cho ông Chấn, không tuân thủ theo đúng yêu cầu của nguyên tắc
suy đoán vô tội. Theo ông Chấn khai, trong quá trình điều tra, các cán bộ điều
tra đã có hành vi bức cung, mớm cung, nhục hình, bắt ông Chấn phải nhận tội
giết người. Nếu như lời khai này là có căn cứ thì chứng tỏ, ngay từ đầu cán bộ
điều tra đã có định kiến Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết người nên tìm mọi
cách để hỏi cung theo hướng buộc tội ông Chấn. Trong khi đó, nhiều chứng
cứ, tài liệu tại hiện trường và lời khai của nhân chứng có tính chất gỡ tội cho
ông Chấn lại không được xem xét, điều tra làm rõ. Ngoài ra, dư luận còn cho
rằng, rất có thể do bệnh thành tích, muốn nhanh chóng kết thúc điều tra và
giải quyết nhanh vụ án nên các cơ quan tố tụng đã vội vàng đưa ra kết luận
ông Chấn phạm tội giết người.
Trong quá trình truy tố, xét xử, tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc
thẩm, bị cáo Chấn luôn khai không thực hiện hành vi giết người. Sở dĩ có lời
khai nhận tội tại cơ quan điều tra là do bị ép cung, mớm cung, bức cung. Bên
cạnh đó, chứng cứ buộc tội ông Chấn rất lỏng lẻo, lập luận thiếu logic, có sự
mâu thuẫn về thời gian, về mô tả vật chứng, dấu vết, việc thực nghiệm hiện
trường và hồ sơ vụ án có nhiều chứng cứ, tài liệu gỡ tội cho ông Chấn…
Song, hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm cũng như kiểm sát viên không
5
. Suy đoán vô tội là một nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự được BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm
vào Điều 9 của BLTTHS năm 2005 và gọi đúng tên của nguyên tắc này cho phù hợp với quy định tại khoản 1
Điều 31 Hiến pháp năm 2013.

102
kiên quyết yêu cầu điều tra, chứng minh làm rõ đến cùng mà vẫn một mực kết
tội cho ông Chấn. Qua đó, chúng ta càng thấy được ý nghĩa quan trọng của
Hiến pháp năm 2013 đã nhấn mạnh về nguyên tắc suy đoán vô tội như là một
trong những nguyên tắc “vàng” của quá trình tranh tụng trong xét xử.
Để khắc phục những thiếu sót, sai lầm trong giai đoạn xét xử đồng thời
có thể phát huy được vai trò của suy luận logic ở giai đoạn này thì phải đảm
bảo quá trình suy luận logic phải dựa trên những chứng cứ, bằng chứng đầy
đủ và chân thực. Mặt khác, cơ quan xét xử phải nghiên cứu một cách kĩ
lưỡng thận trọng tất cả những vấn đề liên quan đến vụ án trên cơ sở đó đưa ra
những phán quyết chính sách, minh bạch, công bằng không thiên lệch bên
nào. Điều quan trọng là phải tuân thủ đúng pháp luật, tôn trọng pháp luật,
trong công việc phải thực sự bản lĩnh, khách quan và công tâm.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí là hoài nghi rồi
đi đến phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của suy luận logic trong tố tụng
hình sự. Họ cho rằng, trong quá trình điều tra, phá án, người ta đâu cần biết
đến suy luận logic là gì và sử dụng suy luận logic như thế nào ? nhưng các vụ
án vẫn được làm sáng tỏ. Hay nói một cách khác, không cần đến suy luận
logic mà các vụ án hình sự vẫn được giải quyết và từ đó đi đến tuyệt đối hóa
vai trò của các biện pháp thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Song trên thực tế, dù cố lập luận như thế nào đi nữa thì cũng không thể
phủ nhận được vai trò của suy luận logic trong các hoạt động và các giai đoạn
của tố tụng hình sự. Vì việc sử dụng suy luận logic trong các giai đoạn tố
tụng hình sự đã quá rõ, nó là điều cần thiết, tất yếu và không thể khác. Chỉ có
điều việc sử dụng suy luận đó diễn ra như thế nào, có thể là tự phát hay tự
giác mà thôi. Nếu người sử dụng suy luận trong quá trình tố tụng mà chính
bản thân họ cũng không ý thức được là họ đang trực tiếp sử dụng đến suy
luận logic thì điều này dứt khoát không đồng nghĩa với việc suy luận logic là
vô nghĩa đối với tố tụng hình sự. Trái lại, chính bản thân họ đang trực tiếp sử

103
dụng suy luận, nhưng là theo cách tự phát, tựa như một thói quen theo kinh
nghiệm cảm tính thông thường mà bản thân họ không tự ý thức được việc
làm đó. Cách sử dụng như vậy không thể tránh khỏi sự mò mẫn, sai lầm và
kém hiệu quả hơn là sử dụng suy luận logic một cách tự giác, có ý thức.
Mặc dù suy luận logic có một vai trò vô cùng quan trọng trong suốt
quá trình tố tụng hình sự, nhưng nó cũng không thể và không phải là chiếc
chìa khóa “vạn năng” duy nhất có thể “giải mã”, khám phá được tất cả các vụ
án hình sự. Để giải quyết được vụ án một cách đúng đắn, khách quan, toàn
diện thì đòi hỏi cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc sử
dụng chính xác, hiệu quả các phương pháp suy luận logic thì cần phải kết hợp
linh hoạt với các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ quan trọng khác nữa.
Song, một điều không thể phủ nhận được là vai trò chủ yếu của suy luận
logic trong tố tụng hình sự là chúng đã đem lại những kết luận mang tính
định hướng, chỉ dẫn, dực báo cần thiết cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án
hình sự. Quan trọng hơn cả là ở một số thời điểm nhất định của quá trình tố
tụng, điều tra vụ án hình sự thì suy luận logic lại có thể cho phép chúng ta rút
ra những kết luận xác định hoàn toàn đúng đắn, chính xác về một phần vụ án
cũng như toàn bộ vụ án.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy, suy luận logic giữ một vai rất quan trọng trong lĩnh vực pháp lý,
đặc biệt là trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong giới hạn
của chương này, chúng tôi mới bước đầu phân tích được vai trò của suy luận
logic ở mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Luận văn khẳng định ở bất
cứ một giai đoạn nào của tố tụng hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án, nếu muốn đưa ra những kết luận xác định thì nhất thiết phải sử dụng
đến suy luận logic, vì không có suy luận logic thì sẽ không thể rút ra được bất
kỳ một tri thức mới nào từ những tri thức đã biết. Tiếp theo, luận văn tiếp tục
làm rõ vai trò của suy luận logic trong mỗi giai đoạn tố tụng: một là, nếu sử

104
dụng suy luận logic đúng đắn, khoa học và sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả thiết
thực không chỉ cho chính giai đoạn ấy mà còn cho toàn bộ quá trình tố tụng hình
sự. Hai là, nếu suy luận logic phạm phải những sai lầm do xuất phát từ những
tiền đề không chân thực hoặc vi phạm quy tắc, quy luật logic thì sẽ dẫn đến
những hậu quả oan, sai khó lường. Mặt khác, luận văn cũng chỉ ra được những
vi phạm thường hay mắc phải trong quá trình tiến hành suy luận logic ở mỗi giai
đoạn cũng như chỉ ra cách khắc phục những sai lầm. Điều quan trọng hơn cả là
ở mỗi luận điểm khoa học, ở mỗi một vấn đề mà luận văn nêu lên, chúng tôi đều
cố gắng phân tích và làm sáng tỏ chúng bằng những ví dụ minh họa cụ thể
thông qua các vụ án điển hình trong thực tế tố tụng hình sự từ trước tới nay.

KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu của luận văn có thể khẳng định rằng, suy luận
logic là một trong những hình thức cơ bản của tư duy, là một thao tác tư duy
quan trọng mà nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ

105
những tri thức đã biết. Suy luận logic là hình thức logic cho phép con người
chiếm lĩnh những tri thức gián tiếp, những tri thức không thể nhận được
bằng con đường thẳng tắp, trực tiếp. Hiện nay, suy luận logic có vai trò vô
cùng quan trọng, cần thiết được sử dụng thường xuyên trong đời sống
thường nhật và trong mọi tư duy khoa học. Đặc biệt, là trong lĩnh vực pháp
lý nói chung và trong quá trình tố tụng hình sự nói riêng thì suy luận logic
lại càng có vị trí, vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Luận văn được kết cấu bởi hai phần, trong đó ở phần thứ nhất, luận văn
đã khái quát được những vấn đề rất cơ bản về sự hình thành và phát triển của
suy luận logic trong lịch sử từ logic học thời kỳ Hi Lạp cổ đại đến logic
phương Tây cận đại. Đồng thời, luận văn cũng trình bày và phân tích được
những nội dung cơ bản nhất của suy luận logic liên quan đến vấn đề giải
quyết vụ án hình sự như: định nghĩa, đặc trưng, cấu tạo, phân loại và các quy
tắc của suy luận logic. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để từ đó luận văn tiếp
tục triển khai những nội dung chính của phần tiếp theo.
Phần thứ hai, luận văn khẳng định vị trí, vai trò tất yếu của suy luận logic
đối với từng giai đoạn của tố tụng hình sự. Luận văn cũng khẳng định rằng vai
trò của suy luận logic trong mỗi giai đoạn tố tụng được thể hiện theo hai chiều
hướng: Một là, nếu sử dụng suy luận logic đúng đắn, khoa học và sáng tạo sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho chính giai đoạn ấy mà cho cả những
giai đoạn tố tụng khác cũng như là toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Hai là, nếu
suy luận logic phạm phải những sai lầm do bị vi phạm quy tắc, quy luật logic thì
sẽ dẫn đến những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng khó lường. Mặt khác, luận văn
cũng chỉ ra được những vi phạm thường hay mắc phải trong quá trình tiến hành
suy luận logic ở mỗi giai đoạn cũng như chỉ ra cách khắc phục những sai lầm
đó. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng
không chỉ nắm vững các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ của mình mà còn
phải vững về kiến thức suy luận, các quy tắc của suy luận logic, đồng thời

106
phải biết kết hợp các loại hình suy luận logic với nhau và với các hình thức
khác của logic học như: chứng minh, bác bỏ, giả thuyết… để đảm bảo cho
việc xét xử được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không để lọt tội phạm và không để oan người vô tội. Qua đó góp phần
thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Điều đáng phải lưu ý hơn cả là đối với mỗi luận điểm khoa học mà luận
văn nêu ra, chúng tôi đều rất cố gắng đưa ra những ví dụ cụ thể, điển hình nhất
về vụ án hình sự trong thực tiễn và phân tích chúng để minh chứng cho những
luận điểm đã nêu, dù đây là một vấn đề không hề đơn giản.
Mặc dù suy luận logic có một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi
giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự, song nó cũng không phải
là chiếc chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được tất cả các vụ án hình sự.
Để giải quyết được vụ án một cách đúng đắn, toàn diện thì đòi hỏi cơ quan
tiến hành tố tụng phải kết hợp đúng đắn và linh các phép suy luận logic với
các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ quan trọng khác nữa.
Như vậy, nói chung suy luận logic có một vị trí quan trọng và được sử
dụng thường xuyên trong lĩnh vực pháp lý, việc chỉ ra vị trí, vai trò của suy
luận logic là hết sức cần thiết không chỉ đối với quá trình tố tụng hình sự mà
còn cần thiết đối với cả quá trình tố tụng dân sự. Đây đều là những vấn đề
mang tính cấp thiết, thời sự, hết sức mới mẻ và hấp dẫn nhưng cũng đầy khó
khăn. Vì vậy, chúng tôi hi vọng rằng, trong tương lai không xa, mảng đề tài
này sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và đào sâu nghiên cứu hơn nữa.

107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
(2003), Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Lê Cẩm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng
hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02.
3. Cao Minh Công (2014), Giáo trình logic học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia.
4. Nguyên Đức Dân (2007), Nhập môn lôgíc hình thức, Nxb ĐHQG Tp.Hồ
Chí Minh.
5. Conan Doyle (2013), Sherlock Holmes Toàn Tập, Nxb Văn học, Bản
dịch Đặng Thư, Lê Quang Toản, Thiên Nga.
6. Nguyễn Ngọc Duy (2013), Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và
chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Nxb Văn hóa – Thông tin.
7. Vương Tất Đạt (2012), Lôgíc học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Bùi Kiên Điện (2012), Khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân.
9. Nguyễn Như Hải (2007), Lôgic học đại cương, Nxb Giáo dục.
10. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nxb Tư pháp.
11. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an Nhân dân.
12. Phạm Mạnh Hùng (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia.
13. M.M. Rôdentan (1962), Nguyên lý logic biện chứng, Nxb Sự thật. Bản
dịch của Nguyễn Thành Dương.
14. Lê Thị Thanh Nga (2009), Logic quy nạp và vai trò của nó trong việc
hình thành tri thức khoa học, Khóa luận tốt nghiệp ngành triết học,
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
15. Phạm Đình nghiệm (2005), Nhập môn logic học, Nxb Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.

108
16. Bùi Thanh Quất, Nguyễn Tuấn Chi (1994), Giáo trình lôgíc học hình thức,
Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
17. Bùi Thanh Quất, (1998), Giáo trình lôgíc học hình thức, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
18. Hà Thiên Sơn (1998), “Về phương pháp diễn dịch của Aritotle”, Tạp
chí Triết học, số 3.
19. Hoàng Thị Minh Sơn (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Công an Nhân dân.
20. Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung (2007), Giáo trình logic
học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Gia Thơ (2005), Logic học quy nạp và vai trò của nó trong
nhận thức khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Gia Thơ (2006), “Những tư tưởng logic học ở Hi Lạp cổ đại
trước Aristotle”, Tạp chí Thông tin triết học và Đời sống, số 4.
23. Nguyễn Gia Thơ và Vũ Thị Thu Hương (2009), “Tam đoạn luận trong
học thuyết của Aristotle - một công cụ của nhận thức khoa học”, Tạp
chí Triết học, số 5.
24. Nguyễn Gia Thơ (2010), “Về số lượng các công thức đúng của tam
đoạn luận nhất quyết đơn”, Tạp chí Triết học, số 1.
25. Nguyễn Gia Thơ (2015), Logic học Aristotle và ý nghĩa của nó trong sự
phát triển của logic học truyền thống, Nxb Thế giới.
26. Nguyễn Anh Tuấn, Tô Duy Hợp (2001), Lôgíc hình thức, Nxb Đồng Nai.
27. Vũ Bội Tuyền (2008), Triết học Aristotle, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Lê Thanh Thập (2012), Giáo trình lôgíc học, Nxb Công an Nhân dân.
29. Ngô Thị Ngọc Vân (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng
hình sự - những vấn đề đặt ra từ vụ án vườn điều, Chuyên đề, Khoa Đào
tạo Luật sư, Học viện Tư pháp.

109
30. Nguyễn Thúy Vân, Vai trò của tư duy logic thể hiện trong các lĩnh
vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và những lỗi logic thường gặp,
Tập bài giảng.
31. Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Lôgíc học đại cương,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
32. Vũ Văn Viên (1991), “Logic học hình thức và tư duy chính xác”, Tạp
chí Triết học, số 4.
33. Vũ Văn Viên (1998), Triết học Aristotle, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Tập bài giảng lớp bồi dưỡng về khoa học điều tra hình sự (2014),
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
35. Tuyển chọn thông báo rút kinh nghiệm đối với các vụ án ma túy, giết
người, đánh bạc, giao thông đường bộ, tham ô, mua bán người (2013),
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Tài liệu online:
36. Đoàn luật sư Minh Khuê, “Tiến bộ của khoa học điều tra hình sự, chiến
công thầm lặng của KHHS Việt Nam”, website:
https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hinh-su/tien-bo-cua-khoa-hoc-
dieu-tra-hinh-su--chien-cong-tham-lang-cua-nganh-khhs-viet-nam.aspx
37. Vũ Hương, “Những điều ít biết trong kỹ thuật hình sự phá án”, website:
http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Nhung-dieu-it-biet-
trong-ky-thuat-hinh-su-pha-an-301557/
38. Dương Minh Kiên, “Phân tích vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn”, website:
http://lsvn.vn/news/Dien-dan/Phan-tich-vu-an-oan-Nguyen-Thanh-Chan-91/
39. Trần Linh, “Kỳ án oan trong lịch sử tố tụng: Còn một ông Chấn ở Bình
Thuận?”, website: http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-an-oan-trong-lich-su-
to-tung-con-mot-ong-chan-o-binh-thuan-1385603163.htm
40. Nguyễn Nam, “Chứng cứ nhiều vụ án chưa thuyết phục”, website:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150321/chung-cu-nhieu-vu-an-
khong-thuyet-phuc/723377.html

110

You might also like