You are on page 1of 145

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


===

VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY


NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ THỊ HỒNG VÂN

TP. HCM - 2010

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................7
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ....................................................8
4. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................9
6. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng ...................10
7. Cấu trúc của công trình nghiên cứu ...............................................................11
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VĂN HÓA – VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY .............. 12

1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa pháp luật................................................12


1.1.1. Giới thuyết về khái niệm về văn hóa........................................................12
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................ 12
1.1.1.2. Đặc trƣng và biểu hiện của văn hóa .................................................. 15
1.1.1.3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển .......................................... 18
1.1.2. Giới thuyết về văn hóa pháp luật ............................................................................. 19
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật............................................................. 19
1.1.2.2. Biểu hiện của văn hóa pháp luật ....................................................... 22
1.2. Thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay ............................... 24

1.2.1. Ý thức và hành vi ứng xử không thƣợng tôn pháp luật.......................... 26


1.2.1.1. Vi phạm trong lĩnh vực giao thông ................................................... 26
1.2.1.2. Vi phạm trong quản lý xây dựng....................................................... 31
1.2.1.3. Vi phạm trong bảo vệ môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm ..... 34
1.2.1.4. Sự gia tăng các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng” .................... 41
1.2.2. Tính hiệu lực của các thiết chế thực thi pháp luật và văn bản pháp luật 50
1.2.2.1. Thực trạng chất lƣợng của bộ máy công quyền ................................ 50

2
1.2.2.2. Thực trạng về chất lƣợng xét xử của tòa án ...................................... 60
1.2.2.3. Thực trạng về chất lƣợng văn bản pháp luật ..................................... 71
1.3. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay .......... 84

1.3.1.Thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay - bức tranh xám màu. 84
1.3.2. Các nguyên nhân trực tiếp ........................................................................85
CHƢƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN
VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 88

2.1. Sự tác động của văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc ................................................ 90

2.1.1. Tính cộng đồng ..................................................................................... 90


2.1.2. Lối ứng xử trọng tình nhẹ lý ...................................................................................... 95
2.1.3. Lối sống trọng lệ hơn luật và ứng xử “phép vua thua lệ làng” ................98
2.1.4. Tƣ duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính.......................................105
2.2. Sự tác động của tƣ tƣởng Nho giáo ......................................... ………… 108

2.2.1. Nho giáo và tƣ tƣởng trong đạo lý hơn pháp lý .....................................108


2.2.2. Nho giáo và truyền thống “vô tụng” ......................................................110
2.3. Phật giáo với tƣ tƣởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha .......................................117
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ............................................................................................. 121

3.1. Các giải pháp nền tảng có tính chiến lƣợc ................................................ 117

3.1.1. Thanh lọc, tẩy trừ những tiêu cực, lạc hậu của văn hóa truyền thống .. 122
3.1.1.1. Thay đổi tƣ duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính.................. 122
3.1.1.2. Thay đổi thói quen ứng xử của văn hóa làng . ................................ 122
3.1.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ....................................................... 125
3.1.2.1. Tạo điều kiện cho sự phát triển ý thức về quyền cá nhân ............... 125
3.1.2.2. Xây dựng ý thức và thói quen sử dụng pháp luật ........................... 126
3.2. Các giải pháp cụ thể và cấp bách......................................................................... 127

3
3.2.1. Xử lý nghiêm minh, triệt để và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.127
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật.......128

3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật vừa hồng vừa chuyên…….……. 130
3.2.4. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân…….....….……….131

KẾT LUẬN………………………………….………………………….…....132

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay đặt chúng ta trƣớc nhiều mục tiêu
và nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, trong đó có mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền, lấy pháp luật làm nền tảng điều tiết các hành vi cá nhân và các quan hệ xã
hội, hƣớng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, những năm gần
đây, Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cùng với việc tuyên truyền, phổ biến để pháp luật đi vào đời sống, nhằm từng
bƣớc hình thành nếp sống và thói quen hành xử tôn trọng pháp luật. Nhƣng thực
tế cho thấy, văn hóa ứng xử với pháp luật trong xã hội ta hiện nay còn nhiều tiêu
cực, biểu hiện từ các hành vi ứng xử với pháp luật của mỗi cá nhân trong đời
sống hàng ngày cho đến trình độ vận dụng công cụ pháp luật của Nhà nƣớc trong
quản lí xã hội cũng nhƣ việc thực thi pháp luật trong thực tế… Hệ quả là, thói
quen không tuân thủ pháp luật, coi thƣờng pháp luật, lách luật, lối ứng xử tùy tiện
với pháp luật… đang tồn tại và biểu hiện rất phổ biến, không chỉ với dân thƣờng
mà ngay cả đối với những cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền; thậm
chí, cả với những ngƣời đang nắm giữ cán cân công lý của xã hội. Theo đó là sự
gia tăng đến mức báo động các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là
nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực trạng ấy đang từng ngày làm ô nhiễm bầu
không khí tinh thần của xã hội, làm suy giảm đáng kể lòng tin của ngƣời dân đối
với tính nghiêm minh của pháp luật, dẫn đến coi thƣờng kỉ cƣơng phép nƣớc. Đó
cũng chính là những biểu hiện của một đời sống văn hóa pháp luật không lành
mạnh, một thái độ ứng xử văn hóa không thƣợng tôn pháp luật.
1.2. Trong bối cảnh xã hội mà sự vi phạm pháp luật trở nên phổ biến và đáng
báo động nhƣ hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền
càng đặt ra cấp bách và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Trong nhiều bƣớc đi và giải
pháp có tính chiến lƣợc và đồng bộ, cần phải coi việc xây dựng một nền văn hóa
pháp luật tích cực, lành mạnh nhƣ một nhiệm vụ có tính nền tảng cần đƣợc đƣa
lên vị trí ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển. Văn hóa pháp luật vừa là một lĩnh

5
vực biểu hiện của văn hóa xã hội, nhƣng cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa
xã hội, chịu sự tác động của các yếu tố xã hội nhƣ phƣơng thức sản xuất, các hệ
tƣ tƣởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán… Sự hình thành văn
hóa pháp luật của một quốc gia, do vậy, không thể không bị chi phối bởi những
đặc trƣng văn hóa truyền thống. Nói cách khác, quá trình hình thành nên một nền
văn hoá pháp luật cũng nhƣ thái độ của con ngƣời trong việc sử dụng pháp luật
đều có thể tìm thấy nguyên nhân sâu xa trong tập quán sản xuất, nếp sống và
những thói quen sinh hoạt…
Việt Nam là một quốc gia đã có lịch sử cả ngàn năm tồn tại và phát triển trên
nền tảng của phƣơng thức sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc tiểu nông và tƣ tƣởng
Nho giáo, nơi mà các chuẩn mực điều chỉnh hành vi của xã hội dựa trên cơ sở
của luật tục hơn là luật pháp, đạo lý hơn là pháp lý, nay chuyển sang công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế thị trƣờng. Đây chính là một lực cản
rất lớn trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế và cao hơn là xây dựng một
nhà nƣớc pháp quyền. Bởi vậy, việc nhận diện văn hóa pháp luật Việt Nam hiện
nay nếu không chỉ ra đƣợc những căn nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền
thống đứng sau những hiện tƣợng tiêu cực trong những hành vi ứng xử với pháp
luật thì khó có thể tìm ra những giải pháp có tính chiến lƣợc để xây dựng một nền
văn hóa pháp luật Việt Nam tích cực, lành mạnh, tạo nền tảng để thực hiện thành
công công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
1.3. Nếu văn hóa đƣợc coi là nền tảng, là nội lực của sự phát triển thì văn hóa
pháp luật là nền tảng, là nội lực để thực hiện thành công công cuộc xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn
cầu hóa ở nƣớc ta hiện nay. Để mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc
ta đƣợc thực hiện thành công, việc xây dựng, tạo lập một nền tảng văn hóa pháp
luật lành mạnh và tích cực đang đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ cấp thiết. Một
trong những giải pháp có tính nền tảng để thực hiện mục tiêu đó, theo chúng tôi,
phải bắt đầu từ việc giáo dục, trang bị những kiến thức về văn hóa ứng xử với
pháp luật, trƣớc hết cho chính những ngƣời hoạt động trong ngành pháp luật, bởi
họ không chỉ có vai trò làm gƣơng, đại diện cho văn hóa ứng xử tích cực đối với
pháp luật, mà quan trọng hơn, họ còn có sứ mệnh “hƣớng đạo” trong việc xây

6
dựng một nền văn hóa pháp luật lành mạnh, tích cực trong điều kiện và hoàn
cảnh của nƣớc ta hiện nay. Bởi vậy, trong nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của
trƣờng Đại học Luật, cùng với việc truyền thụ kiến thức pháp lý, không nên, và
không thể coi nhẹ việc giáo dục tình cảm, đạo lý và thái độ ứng xử nhân văn ngay
trong môi trƣờng điều chỉnh của pháp luật, bởi lẽ, việc nắm vững và áp dụng
đúng các điều luật không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hành xử một cách có văn
hóa với pháp luật.
Với tất cả những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích trƣớc
hết, và trực tiếp nhất, là trang bị cho sinh viên ngành Luật những kiến thức về
văn hóa ứng xử với pháp luật, giúp họ ý thức đƣợc mối quan hệ bản chất giữa
văn hóa với pháp luật và lý giải đƣợc thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện
nay từ những căn nguyên sâu xa của nền tảng văn hóa truyền thống. Trên cơ sở
đó để khi ra trƣờng họ biết cách hành xử có văn hóa trong nghề nghiệp, có ý thức
và trách nhiệm trong việc xây dựng một xã hội có nền văn hóa pháp luật tích cực,
lành mạnh để hội nhập và phát triển.
2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây, khi nhân loại ngày càng ý thức sâu sắc hơn về vai trò
của văn hóa với tƣ cách là nền tảng của sự phát triển thì các nghiên cứu về văn
hóa đang trở thành một vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt. Trong xu thế chung ấy, ở
nƣớc ta, trong hơn một thập niên trở lại đây, việc nghiên cứu văn hóa đã không
chỉ dừng lại ở những nghiên cứu cơ bản nhƣ: bản chất của văn hóa, cấu trúc, vai
trò và chức năng của văn hóa, tác động của văn hóa đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội… mà đang có xu hƣớng ngày càng đi vào chuyên sâu, gắn với các
lĩnh vực ứng dụng thực tiễn nhƣ: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa
thẩm mỹ, văn hóa du lịch, văn hóa kinh doanh… Trong đó, văn hóa pháp luật
cũng là một lĩnh vực nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, thu hút đƣợc sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay, đã có khá nhiều hội thảo và công
trình nghiên cứu về văn hóa pháp luật đã đƣợc thực hiện và công bố nhƣ: Xây
dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [60]; Văn hóa pháp luật [48]; Văn hóa tư
pháp [53]; Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta [15]; Xây dựng nhà
nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam [47]; Văn hóa pháp lý Việt

7
Nam [56]. Ngoài ra còn có những bài báo, những cuốn sách chuyên khảo, những
hội thảo khoa học dù không trực tiếp đặt vấn đề nghiên cứu văn hóa pháp luật
nhƣ một đối tƣợng khảo sát độc lập nhƣng cũng đã đề cập đến những khía cạnh,
đƣa ra những cứ liệu đánh giá về thực trạng của đời sống pháp luật ở nƣớc ta hiện
nay nhƣ: vấn đề thực thi pháp luật, hiệu quả của pháp luật, vấn đề giáo dục ý thức
tuân thủ pháp luật,…
Các nghiên cứu trên đây, ở những mức độ khác nhau đã hƣớng sự quan tâm
vào các vấn đề:
1. Chỉ ra thực trạng và lý giải nguyên nhân trực tiếp tạo nên thái độ ứng xử
với pháp luật trong xã hội ta hiện nay.
2. Phân tích vai trò của việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật trong công
cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.
3. Đề xuất các giải pháp để xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật ở
nƣớc ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu trên đây chƣa có công trình
nào khảo sát cụ thể về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay dựa trên
tƣ liệu là các bài báo đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
trong khoảng thời gian 3 năm lại nay. Cũng chƣa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu và lý giải nguyên nhân của thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay
từ sự chi phối của văn hóa truyền thống nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu độc lập.
Bởi vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm những vấn đề nghiên cứu mà
những ngƣời đi trƣớc còn bỏ ngỏ, đó là:
- Khảo sát để nhận diện thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam
hiện nay dựa trên các cứ liệu là những bài báo đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện
thông tin báo chí (những tờ báo có uy tín) trong khoảng 3 năm gần đây.
- Nghiên cứu sự tác động, chi phối của các đặc trƣng văn hóa truyền thống
đến văn hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: nhận diện thực trạng tiêu cực trong văn
hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay và lý giải nguyên nhân từ sự chi phối của
các đặc trƣng văn hóa truyền thống.

8
- Giới hạn phạm vi khảo sát thực trạng là những bài báo đƣợc đăng tải trên
các tờ báo có uy tín viết về những biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng xử với
pháp luật trong thời gian 4 năm trở lại đây.
4. Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Chỉ ra và phân tích thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật ở Việt Nam
hiện nay.
4.2. Lý giải nguyên nhân từ sự chi phối của nền tảng văn hóa truyền thống.
4.3. Từ góc nhìn văn hóa để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp
luật trong công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại:
Để nhận diện thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã sử
dụng phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại trên nguồn cứ liệu là các bài báo
đƣợc đăng tải trên các tờ báo in và báo điện tử có uy tín trong khoảng 3 năm lại
nay. Trong số gần 400 bài báo liên quan đến văn hóa ứng xử với pháp luật đã
đƣợc sƣu tầm, thống kê, chúng tôi đã lựa chọn hơn 200 bài để khảo sát và phân
loại theo các lĩnh vực là những điểm nóng gây nhiều bức xúc trong dƣ luận, đó
là:
a) Hành vi ứng xử với pháp luật: vi phạm trong lĩnh vực giao thông; trong
quản lý xây dựng; bảo vệ môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm; bạo lực và
“luật rừng” (ở cả hai phía: ngƣời dân và công chức trong các cơ quan công
quyền).
b) Hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật: hệ thống văn bản pháp luật;
chất lƣợng nguồn nhân lực của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật; tính hiệu
lực của các thiết chế pháp luật.
5.2. Phương pháp đồng đại: đƣợc sử dụng để phân tích, lý giải các nguyên nhân
xã hội đang chi phối đến văn hóa ứng xử với pháp luật của xã hội ta hiện nay.
5.3. Phương pháp lịch đại: đƣợc sử dụng để nghiên cứu sự chi phối của các đặc
trƣng văn hóa truyền thống đến văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.

9
5.4. Phương pháp phân tích, so sánh: đƣợc dùng để mổ xẻ, soi xét các nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp chi phối đến các hành vi pháp luật từ nhiều phía, nhiều
chiều.
5.5. Phương pháp hệ thống: đƣợc sử dụng để liên kết, xâu chuỗi các yếu tố trong
sự chi phối, liên đới lẫn nhau trong cả hai tƣơng quan đồng đại và lịch đại.
6. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng
6.1. Đối với nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Luật: sản phẩm nghiên cứu sau khi
nghiệm thu đề nghị đƣợc chỉnh lý, bổ sung thành một chƣơng trong nội dung
môn Đại cương văn hóa Việt Nam để giảng dạy cho sinh viên hệ đào tạo cử nhân
Luật. Qua đó để:
6.1.1. Tạo sự gắn kết giữa một môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành
với kiến thức chuyên ngành Luật, để việc giảng dạy môn Đại cương Văn hóa Việt
Nam thể hiện đặc thù riêng của trƣờng Luật, qua đó nhằm nâng cao tính ứng
dụng thực tiễn của môn học.
6.1.2. Bổ sung thêm những kiến thức về văn hóa pháp luật – một mảng
kiến thức rất cần thiết trong việc hành nghề Luật, nhƣng hiện chƣa đƣợc giảng
dạy trong chƣơng trình đào tạo cử nhân Luật, cụ thể là:
- Trang bị cho sinh viên những tri thức về văn hóa ứng xử với pháp luật
cũng nhƣ ý thức một cách sâu sắc về vai trò của văn hóa pháp luật trong việc xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
- Nhận diện đƣợc thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay và lý
giải đƣợc những căn nguyên của thực trạng ấy từ sự chi phối của các đặc trƣng
văn hóa truyền thống, qua đó nhằm gắn kết những tri thức cơ sở ngành với các tri
thức chuyên ngành, giúp sinh viên biết vận dụng những kiến thức về văn hóa Việt
Nam vào việc lý giải những vấn đề trong thực tiễn ứng xử với pháp luật.
- Việc bổ sung những kiến thức về văn hóa pháp luật nhằm góp phần nâng
cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Luật một cách toàn diện, vừa
“hồng”, vừa “chuyên”, bởi những tri thức chuyên sâu về pháp luật không đồng
nghĩa với chất lƣợng văn hóa trong thái độ ứng xử với pháp luật. Việc giáo dục
văn hóa ứng xử với pháp luật cho sinh viên Luật, vì vậy, trƣớc hết để nâng cao
chất lƣợng văn hóa trong hành xử pháp lý cho những ngƣời hành nghề luật, để họ

10
góp phần tích cực vào việc xây dựng một xã hội có nền văn hóa pháp luật cao,
không chỉ bằng chính những hành vi mẫu mực của chính mình để “hƣớng đạo”,
nêu gƣơng, mà quan trọng hơn, họ còn có khả năng phổ biến, giáo dục văn hóa
pháp luật cho nhiều ngƣời khác.
6.2. Đối với thực tiễn pháp luật:
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chịu
trách nhiệm soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật và thực thi pháp luật cũng
nhƣ những ai quan tâm tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa với pháp luật và
thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc của công trình nghiên cứu:
Cấu trúc của công trình nghiên cứu gồm phần mở đầu, phần kết luận và phần nội
dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái niệm văn hóa pháp luật và thực trạng văn hóa pháp luật Việt
Nam hiện nay
Chƣơng 2: Sự tác động của văn hóa truyền thống đến văn hóa pháp luật Việt
Nam hiện nay
Chƣơng 3: Các giải pháp để nâng cao văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

11
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM VĂN HÓA PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa pháp luật


Văn hóa pháp luật là một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện của văn hóa dân
tộc, vì vậy để hiểu văn hóa pháp luật trƣớc hết không thể không bắt đầu từ việc
giới thuyết khái niệm văn hóa với vai trò là công cụ lý thuyết nền tảng.
1.1.1. Giới thuyết về khái niệm văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là gì? Đó là một câu hỏi mà nhân loại đã tốn không ít giấy mực với
hàng trăm câu trả lời từ những góc nhìn, những cách tiếp cận khác nhau. Định
nghĩa đầu tiên về văn hóa gắn liền với tên tuổi của nhà nhân chủng học nổi tiếng
ngƣời Anh - Edward Burnett Tylor (1832-1917). Trong công trình nghiên cứu
Văn hóa nguyên thủy (1871), ông viết: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh
với tư cách là một thành viên của xã hội” [16, 13].
Định nghĩa này của E.B.Tylor vẫn thƣờng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu văn hóa
trên thế giới dẫn ra nhƣ một mẫu mực có tính kinh điển, trong đó quan niệm văn
hóa bao gồm một tổng thể những thành quả sáng tạo của con ngƣời.
Sau công trình nghiên cứu của E.B.Tylor, việc nghiên cứu văn hóa đã đƣợc
triển khai và mở rộng theo nhiều hƣớng khác nhau, cùng với đó là sự ra đời của
rất nhiều định nghĩa văn hóa từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trong cuốn
Văn hóa: tổng thuật có phê phán các quan điểm và định nghĩa, hai nhà văn hóa
ngƣời Mỹ là A.L.Kroeber và Cluc Khohn đã thống kê đƣợc, tính đến năm 1952,
trên các sách báo phƣơng Tây đã có khoảng 150 định nghĩa về văn hóa. Còn theo
nhà nghiên cứu Phan Ngọc, đến năm 1994, trên thế giới đã có trên 400 định nghĩa
về văn hóa.
Ở Việt Nam hiện cũng đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa văn hóa, trong đó
có thể nêu một số định nghĩa tiêu biểu:

12
- Trong công trình nghiên cứu Việt Nam văn hóa sử cương xuất bản lần đầu
tiên vào năm 1938, học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Hai tiếng văn hóa chẳng
qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có
thể nói rằng: văn hóa tức là sinh hoạt” [1, 13].
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [69, 431].
- Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” (Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1999, tr. 10).
Số lƣợng phong phú các định nghĩa về văn hóa đã phản ánh những góc độ
tiếp cận khác nhau, đồng thời cũng cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề. Tuy
nhiên, phần đông các quan niệm đều thống nhất khi cho rằng, văn hóa là sản
phẩm tất yếu của xã hội, đƣợc hình thành trong hành trình sống của mỗi cộng
đồng, khi nó là hệ quả của sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên
và xã hội, đƣợc kết tinh và hiện diện trong mọi hành vi sáng tạo của con ngƣời,
đƣợc biểu hiện qua tất cả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con ngƣời làm
ra, từ công cụ sản xuất và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho đến các
sản phẩm nghệ thuật; từ tri thức khoa học cho đến kinh nghiệm sống… Không
chỉ hiện diện trong các sản phẩm vật chất và tinh thần do con ngƣời làm ra, văn
hóa đồng thời lại cũng đƣợc hàm chứa ngay trong cái phƣơng thức mà con ngƣời
tạo ra các sản phẩm đó. Văn hóa cũng là một thành tố có mặt trong các mối quan
hệ xã hội giữa con ngƣời với con ngƣời, dù đó là quan hệ kinh tế hay tôn giáo,
quan hệ pháp luật hay các quan hệ đời thƣờng… Văn hóa cũng đồng thời là bản
thân các năng lực cấu thành nhân cách con ngƣời, từ trí tuệ đến đạo đức; từ tâm
hồn đến tình cảm; từ ý chí đến các năng lực sáng tạo…, tất cả đã hình thành nên

13
lối sống, thói quen, phong tục tập quán, cách tƣ duy, ứng xử, qua đó phản ánh
kiểu sống, lối suy nghĩ, cách hành xử của con ngƣời trong một môi trƣờng sinh
thái - nhân văn cụ thể, làm nên diện mạo riêng của mỗi cộng đồng.
Nhƣ vậy, văn hóa phản ánh phƣơng thức sống của một cộng đồng, đƣợc hình
thành nhƣ là hệ quả tất yếu của sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự
nhiên và xã hội. Tổng hợp tất cả những phƣơng diện trên, văn hóa bao trùm lên
tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống con ngƣời, biểu hiện ở kiểu sống, “kiểu nhân
vi”, ở phƣơng thức sinh hoạt của con ngƣời, làm nên những nét riêng tiêu biểu và
có tính bền vững, tất cả đều góp phần làm nên đặc trƣng riêng của một dân tộc,
tạo ra sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Khi văn hóa là một hiện tƣợng phổ quát của nhân sinh, là cái “vô sở bất tại”
(không đâu không có), khi nó liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống
con ngƣời, đƣợc biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng, từ vật chất đến tinh
thần, từ vật thể đến phi vật thể, từ hữu hình đến vô hình thì mọi góc độ tiếp cận
đều khó có thể bao quát hết đƣợc phạm vi của nó, cả về phƣơng diện định tính
lẫn định lƣợng. Và cũng do mỗi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời đều có sự hiện
diện của văn hóa nên gần đây ngƣời ta đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và
nhận diện văn hóa theo các lĩnh vực chuyên ngành nhƣ: văn hóa chính trị, văn
hóa đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa
thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa pháp luật, …
Không thể phủ nhận đƣợc rằng, trong di sản văn hóa của một dân tộc / cộng
đồng bao giờ cũng kết tinh những giá trị tinh hoa đóng vai trò là nền tảng, cốt lõi,
làm điểm tựa để nuôi dƣỡng và bảo tồn sức sống của một dân tộc, bởi con ngƣời
ở đâu và bao giờ, trong hành trình sống của mình cũng luôn hƣớng đến những giá
trị tích cực, cũng luôn khát khao vƣơn tới chân – thiện – mỹ. Nhƣng mặt khác
cũng cần thấy rằng, nếu nhƣ văn hóa là một kiểu ứng xử đặc trƣng của một cộng
đồng trƣớc những thách thức khác nhau của những điều kiện tự nhiên và xã hội,
thì sự ứng xử có thể thế này hoặc thế kia, có mặt tốt cũng có mặt xấu, có tích cực
và cũng có tiêu cực, nhất là khi những điều kiện tự nhiên và xã hội không phù
hợp hay đối lập với các nhu cầu và lợi ích của con ngƣời. Điều đó cũng có nghĩa
rằng, trong diện mạo văn hóa của mỗi cộng đồng không chỉ gồm những mặt tích

14
cực, giá trị mà còn có những nhƣợc điểm, hạn chế. Thêm vào đó, cái đƣợc coi là
có giá trị văn hóa cũng không phải là những giá trị hằng hữu, bất biến, mà còn
đƣợc xem xét tùy thuộc vào các góc nhìn và các tiêu chí đánh giá khác nhau. Xét
từ phƣơng diện đồng đại, cùng một đặc trƣng văn hóa nhƣng có thể có giá trị xét
trên tiêu chí này mà lại không có giá trị, thậm chí phản giá trị xét từ góc nhìn
khác. Ví dụ, tính cộng đồng có giá trị khi nó tạo nên tinh thần đoàn kết, tƣơng
thân tƣơng ái, lối sống sẻ chia, đùm bọc – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta, nhƣng xét trên phƣơng diện bảo vệ quyền cá nhân hay quan hệ với pháp luật
thì đây lại là nguyên nhân tạo nên nhiều hạn chế và những ứng xử tiêu cực. Xét
trên phƣơng diện lịch đại, các thƣớc đo giá trị cũng không phải bất biến, vĩnh
cửu, bởi vậy, một đặc trƣng văn hóa nào đó ở giai đoạn này thì có giá trị tích cực
nhƣng ở giai đoạn khác thì lại trở thành phản giá trị, thành lực cản khi nó không
còn phù hợp để thích nghi trong bối cảnh mới.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, nhận diện văn hóa của một dân tộc cần có một cái
nhìn toàn diện và biện chứng, trong đó không chỉ hƣớng đến việc khẳng định
những mặt tích cực, giá trị mà còn cần phải nhận diện cả những nhƣợc điểm,
những tiêu cực, hạn chế khi nó cũng là một phần tất yếu trong hành trang tinh
thần của một dân tộc.
1.1.1.2. Đặc trưng và biểu hiện của văn hóa
Là một hình thái ý thức xã hội, văn hóa cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội
khác, đều là sản phẩm của một thực tiễn xã hội cụ thể, và đến lƣợt mình, nó lại
phản ánh, tác động trở lại thực tiễn xã hội ấy. Tuy nhiên, trong tƣơng quan với
các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.
Tính chất đặc biệt ấy đƣợc xác định bởi ba đặc trƣng tiêu biểu: tính đa diện và
tổng hợp, tính hệ thống, tính truyền thống.
Trƣớc hết, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội có tính đa diện và tổng hợp,
bởi nó thẩm thấu và hiện diện trong mọi hoạt động sống của con ngƣời. Văn hóa
do không tồn tại nhƣ một lĩnh vực độc lập, không có giá trị tự thân, nên cũng
chính vì vậy mà nó hiện diện khắp nơi, không đâu không có, thẩm thấu vào tất cả
mọi phƣơng diện của đời sống xã hội. Văn hóa do đó là một khái niệm có tính
tổng hợp - đó là dấu ấn về lối sống của một cộng đồng in dấu lên mọi hoạt động

15
vật chất (cách thức lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại), mọi mặt sinh hoạt tinh
thần (nhận thức, tƣ tƣởng, tôn giáo, phong tục, tín ngƣỡng, ngôn ngữ, nghệ thuật,
giao tiếp ứng xử, lễ hội…), mọi quan hệ gia đình, xã hội (đƣợc qui chế thành đạo
đức, nghi lễ, pháp luật…). Tổng hợp tất cả những điều đó mới làm nên cái diện
mạo riêng trong mô thức ứng xử, trong phương thức sống của một cộng đồng,
khiến cho cộng đồng này không giống với các cộng đồng khác. Do tính đa diện
và tổng hợp, văn hóa nhƣ một bầu khí quyển bao trùm lên cuộc sống của chúng
ta, khiến cho - một cách tự nhiên và tất yếu, mọi ngƣời đều không thể sống ngoài
“bầu khí quyển văn hóa” ấy.
Tính đa diện cũng chi phối đến một đặc trƣng khác của văn hóa, đó là tính hệ
thống. Văn hóa do nhiều thành tố hợp thành, nhƣng giữa các thành tố trong cấu
trúc của một nền văn hóa không tồn tại nhƣ là những đơn vị rời rạc, riêng lẻ, độc
lập, mà giữa chúng có các mối liên hệ nhiều mặt, nhiều chiều, đan cài, móc xích,
qui định và thẩm thấu vào nhau tạo thành hệ thống, trong đó yếu tố này là nguyên
nhân và hệ quả của những yếu tố khác. Do đó, trong thực tế, không thể tách bạch
các thành tố của hệ thống văn hóa vì chúng tồn tại trong sự gắn bó hữu cơ, lồng
vào nhau nhƣ tâm hồn và thể xác, làm thành diện mạo của một nền văn hóa với
một tổng thể các sản phẩm vật chất và tinh thần.
Vì văn hóa có tính hệ thống nên khi khảo sát một hiện tƣợng văn hóa, không
thể không đặt hiện tƣợng ấy trong tính hệ thống, trong sự chi phối, ràng buộc lẫn
nhau giữa nhiều yếu tố làm nên hệ thống trong các tƣơng quan đồng đại.
Cùng với tính hệ thống, một trong những đặc trƣng tiêu biểu của văn hóa là
tính truyền thống. Nếu văn minh là sản phẩm có tính thời đoạn thì văn hóa là sản
phẩm của tính quá trình, đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ, đƣợc kế thừa và trao
truyền từ thế hệ trƣớc sang thế hệ sau. Bởi vậy văn hóa là di sản tinh thần tồn tại
ổn định và có sức sống lâu bền, thẩm thấu trong chiều sâu tâm thức của cộng
đồng để trở thành hành trang tinh thần mà mỗi cộng đồng mang theo khi bƣớc từ
thời đại này sang thời đại khác. Truyền thống của văn hóa của một dân tộc đƣợc
biểu hiện qua các di sản văn hóa, bao gồm hai bộ phận, đó là di sản vật thể (hữu
hình) nhƣ: đền, chùa, lăng tẩm, nhà cửa, công cụ sản xuất, vật dụng… và các di
sản văn hóa phi vật thể tồn tại dƣới dạng tinh thần, ẩn trong chiều sâu tâm thức

16
cộng đồng, đó là những kinh nghiệm tập thể đƣợc lƣu truyền trong qua không
gian và thời gian, đƣợc đúc kết thành mô thức ứng xử xã hội, biểu hiện thông qua
ngôn ngữ, lối sống, ẩm thực, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật, nghệ thuật,
… tạo thành nếp sống chung của cộng đồng. Chính mô thức ứng xử đảm bảo cho
các thành viên trong cộng đồng có sự gắn kết với nhau, tạo nên một nếp sống
chung ổn định và bền vững.
Về biểu hiện của văn hóa, nhà nghiên cứu Phạm Đức Dƣơng đã đƣa ra quan
niệm về một sơ đồ cấu trúc hai tầng bậc: cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu.
Cấu trúc bề mặt gồm hệ thống ký hiệu biểu thị và hệ thống ký hiệu biểu tƣợng,
đó là biến số, yếu tố động của văn hóa; còn cấu trúc chiều sâu là cái phần chìm,
khó nhìn thấy, nó nằm trong tâm thức của con ngƣời, là yếu tố tĩnh của văn hóa,
đƣợc kết tinh và tồn tại trong tiềm thức của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng
trong suốt hành trình sống. Giải thích về mối quan hệ giữa hai tầng cấu trúc này,
ông nói: “Cấu trúc chiều sâu là cái kết tinh, lắng đọng nằm ẩn dưới cơ tầng đóng
vai trò định hướng, điều chỉnh mọi sự biến đổi trên cấu trúc bề mặt, quy định bản
sắc văn hóa của mỗi cộng đồng và nhân cách của mỗi cá nhân, định hình nền
văn hóa của mỗi dân tộc trong không gian và thời gian [14; 221-236]. Cấu trúc
chiều sâu của văn hóa đó là ý thức, là các năng lực tinh thần của con ngƣời bao
gồm tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, kinh nghiệm sống và thói quen,
phong tục, tập quán… đƣợc hình thành trong một môi trƣờng sinh thái và nhân
văn cụ thể. Cấu trúc chiều sâu của văn hóa ẩn chứa trong ý thức, tiềm thức của
con ngƣời, tuy không dễ nhận ra, và lại càng khó khăn hơn để có thể mô tả, nhận
diện, nhƣng đó là nền tảng để hình thành nên các quy tắc hƣớng dẫn tƣ duy, điều
chỉnh hành vi ứng xử và phƣơng thức hành động, cũng nhƣ sự lựa chọn các thang
bậc giá trị trong xã hội và chi phối mọi hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
Chính cái cấu trúc chiều sâu khiến cho “văn hóa là cái còn lại khi ngƣời ta đã
quên đi tất cả”. Bởi vậy, để nhận diện một hiện tƣợng văn hóa, không thể giản
đơn chỉ dừng lại ở việc mô tả, liệt kê các hiện tƣợng ở cấp độ bề mặt, tức không
chỉ trả lời câu hỏi “cái gì?”, “nhƣ thế nào?”, mà quan trọng hơn là phải trả lời
đƣợc câu hỏi “tại sao lại nhƣ thế?”, tức là phải chỉ ra đƣợc cái cấu trúc chiều sâu,

17
phải lý giải đƣợc những căn nguyên sâu xa từ trong ý thức, tiềm thức chi phối các
hiện tƣợng bề mặt ấy.
1.1.1.3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển
Trong nỗ lực tìm kiếm động lực của sự phát triển bền vững, văn hoá hiện đang
là vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của
mỗi quốc gia, bởi con ngƣời là nhân tố quyết định sự phát triển, nhƣng con ngƣời
trƣớc hết là một thực thể văn hóa. Nền tảng của sự tăng trƣởng bền vững ở ngay
trong tiềm lực con ngƣời, ở năng lực trí tuệ và khả năng sáng tạo của con ngƣời,
ở trong đạo đức và động cơ hành động của con ngƣời, tức là ở trong văn hóa. Nói
đến con ngƣời là nói đến văn hóa; văn hóa là nơi thể hiện sức mạnh bản chất của
con ngƣời, là công cụ điều chỉnh một cách tự nhiên nhất, trên phạm vi rộng lớn
nhất, tinh tế nhƣng cũng mạnh mẽ nhất đối với nhận thức, hành động và cách ứng
xử của con ngƣời. Một khi nhân cách văn hóa là nội lực của con ngƣời, nó “thấm
sâu vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời”, “xuyên suốt cơ thể xã hội”,
thì triết lý của sự phát triển tất yếu phải đƣợc xây dựng trên nền tảng văn hóa.
Điều này đã đƣợc thể hiện trong Nghị quyết của UNESCO về phát triển: “Khái
niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng nhƣ các giá trị
đạo đức và văn hóa, qui định sự nảy nở và phẩm giá của con ngƣời trong xã hội.
Nếu nhƣ con ngƣời là nguồn lực của phát triển, nếu nhƣ con ngƣời vừa là tác
nhân lại vừa là ngƣời đƣợc hƣởng, thì con ngƣời phải đƣợc coi chủ yếu nhƣ là sự
biện minh và là mục đích của sự phát triển”, bởi vì “kinh nghiệm của hai thập kỉ
vừa qua cho thấy rằng, trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển
kinh tế nào, hoặc xu hƣớng chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai
mặt gắn liền với nhau”. Chính vì lẽ đó, năm 1988 UNESCO đã phát động “Thập
kỉ thế giới phát triển văn hóa” và đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi của các
quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nƣớc bƣớc
vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập toàn
cầu hóa, Đảng ta luôn ý thức sâu sắc về vai trò của văn hóa trong sự phát triển
của xã hội. Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã ra
Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

18
bản sắc dân tộc”, trong đó khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [68, 55].
Cùng với việc nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa, Nghị quyết còn đề ra
phƣơng châm phải gắn kết những vấn đề văn hóa với những vấn đề kinh tế - xã
hội: “Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội
trên mọi phƣơng diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật kỉ cƣơng… biến thành
nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển” [70]. Vấn đề càng trở nên cấp
bách hơn trong giai đoạn hiện nay, trƣớc một thực tế đáng lo ngại đã và đang
diễn ra, đó là trong khi mức sống, thu nhập quốc dân ngày càng đƣợc cải thiện thì
đạo đức xã hội lại đang xuống cấp ở mức đáng báo động, lối sống chạy theo đồng
tiền đang chi phối và làm khuynh đảo nhiều giá trị, các tệ nạn xã hội đang gia
tăng ngày càng phức tạp hơn… Đó là những biểu hiện đáng báo động của tình
trạng mất cân đối giữa văn hóa và phát triển. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, trong bối
cảnh Việt Nam ở giai đoạn quá độ hiện nay, nhân tố văn hóa cần phải đƣợc coi là
nền tảng, là nội lực của sự phát triển.
1.1.2. Giới thuyết về văn hóa pháp luật
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật
Nếu văn hóa là một phạm trù xã hội để chỉ phƣơng thức sống đặc trƣng của
một cộng đồng, biểu hiện thông qua sự ứng xử giữa con ngƣời với môi trƣờng tự
nhiên và xã hội, thì văn hoá pháp luật thuộc về lĩnh vực ứng xử xã hội, đó là tổng
thể các hành vi thể hiện sự ứng xử của con ngƣời trong môi trƣờng điều chỉnh
của pháp luật, là sự hiện thực hóa năng lực tinh thần và ý thức của con ngƣời
trong các hoạt động pháp luật. Do đó, văn hóa pháp luật là một lĩnh vực biểu hiện
của văn hóa – văn hóa xứng xử với pháp luật.
Nếu nhƣ các đặc trƣng văn hoá của một cộng đồng xuất hiện cùng với sự
hình thành tổ chức xã hội từ buổi sơ khai, thì văn hoá pháp luật hình thành muộn
hơn, khi các qui tắc ứng xử của con ngƣời đƣợc đặt trong sự kiểm soát của pháp
luật. Nếu văn hóa là một khái niệm đa diện và mơ hồ, thì văn hóa pháp luật với
tƣ cách là một lĩnh vực biểu hiện đặc thù của văn hóa nên cũng là một khái niệm
rất khó minh định. Bởi vậy, hiện nay trong khoa học pháp lý cũng nhƣ trong lĩnh

19
vực nghiên cứu văn hóa chuyên ngành chƣa có một quan niệm thật thống nhất về
văn hóa pháp luật.
Trƣớc hết, về thuật ngữ, hiện nay ở Việt Nam ngƣời ta đang dùng hai thuật
ngữ: văn hóa pháp luật và văn hóa pháp lý. Các tác giả nhƣ Lê Đức Tiết [56]
Trần Ngọc Đƣờng [15], Lê Vƣơng Long [32] dùng thuật ngữ văn hóa pháp lý.
Còn các tác giả Lê Minh Tâm, Nguyễn Thanh Thập, Vũ Thị Kim Dung [48, 134],
Phạm Duy Nghĩa [38] thì dùng thuật ngữ văn hóa pháp luật. Vậy nên dùng thuật
ngữ nào thì hợp lý hơn?
Trong Từ điển tiếng Việt, từ pháp lý có nghĩa là: “lý luận, nguyên lý về pháp
luật”; còn pháp luật là “những qui phạm hành vi do nhà nƣớc ban hành mà mọi
ngƣời dân buộc phải tuân theo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật
tự xã hội”. Nhƣ vậy, thuật ngữ pháp lý thiên về phƣơng diện lý thuyết, là những
nguyên lý, nguyên tắc có tính phƣơng pháp luận soi rọi và chi phối mọi hoạt
động pháp luật cụ thể. Còn thuật ngữ pháp luật thiên về chỉ thực tiễn xã hội của
đời sống pháp luật, đó là sự hiện thực hóa những tƣ tƣởng, quan điểm, nguyên lý,
nguyên tắc của pháp luật thông qua việc xây dựng và thực thi pháp luật của nhà
nƣớc cũng nhƣ các hành vi, lối sống và ứng xử của xã hội trong phạm vi điều
chỉnh của pháp luật. Bởi vậy, theo chúng tôi, dùng thuật ngữ văn hóa pháp luật
hợp lý hơn, khi nó bao quát đƣợc thực tiễn xã hội của đời sống pháp luật với tất
cả những biểu hiện phong phú và đa dạng của nó, và hiển nhiên, đằng sau thực
tiễn xã hội của pháp luật là sự chi phối của những tƣ tƣởng, quan điểm, nguyên
lý, nguyên tắc của pháp luật.
Về khái niệm văn hóa pháp luật, trong công trình nghiên cứu Văn hóa pháp
luật và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả Nguyễn
Thanh Thập [48, 47] và Vũ Thị Kim Dung [48, 134] đã đƣa ra các định nghĩa
nhƣ sau: “Văn hóa pháp luật là những giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của
pháp luật trong xã hội, được thể hiện thông qua các bộ luật, các điều luật. Đồng
thời các giá trị đó còn được thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu
vào nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực
trong ứng xử của họ”. Còn tác giả Lê Minh Tâm [48] thì cho rằng: “Văn hóa
pháp luật là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng

20
tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm hệ thống qui phạm pháp luật được ban
hành trong các thời kì lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý,
nguyên tắc, những tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen
tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật…” [48, 147].
Nhƣ vậy, với các định nghĩa trên đây, khái niệm văn hóa pháp luật chỉ đƣợc
hiểu đồng nghĩa với những mặt tích cực của đời sống pháp luật, theo đó, văn hóa
pháp luật chỉ có đƣợc trong một môi trƣờng pháp luật tiến bộ, lành mạnh và giàu
tính nhân văn, trong đó pháp luật vừa có sức mạnh và tính hiệu lực cao, đồng thời
cũng là một chuẩn mực ứng xử đƣợc tuân thủ một cách tự nhiên, tự nguyện.
Tuy nhiên, nếu quan niệm văn hóa là tất cả những gì thuộc về phƣơng thức
sống của một cộng đồng, với tất cả những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhƣ là hệ quả
tất yếu của sự thích nghi và ứng phó với các điều kiện tự nhiên và xã hội, thì văn
hóa pháp luật cũng đƣợc hình thành và tồn tại một cách khách quan và tất yếu
trong những môi trƣờng xã hội đƣợc điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật.
Trong môi trƣờng điều chỉnh của pháp luật, hành vi pháp luật là hành động có ý
thức của con ngƣời, đó có thể là hành vi hợp pháp, tức phù hợp qui phạm pháp
luật, nhƣng cũng có thể là hành vi bất hợp pháp, tức là trái với qui định của pháp
luật. Dù hợp pháp hay không hợp pháp, tích cực hay tiêu cực, nhƣng khi nó đƣợc
thực hiện thƣờng xuyên, phổ biến đến mức nhƣ một thói quen tự nhiên, tất yếu
thì khi đó nó đã trở thành một ứng xử “văn hóa”. Do vậy, theo chúng tôi, cũng
nhƣ văn hoá nói chung, khái niệm văn hóa pháp luật cần đƣợc hiểu không đồng
nghĩa với những hành vi ứng xử tích cực với pháp luật mà còn bao hàm cả những
hành vi ứng xử tiêu cực của cá nhân/cộng đồng trong những môi trƣờng điều
chỉnh của pháp luật.
Tóm lại, văn hóa pháp luật là sự ứng xử của con người trong môi trường
những điều chỉnh của pháp luật, bao gồm tri thức, tư tưởng, quan điểm, thái độ,
kinh nghiệm và thói quen, được tích lũy trong quá trình xây dựng và thực thi
pháp luật, được biểu hiện qua văn bản pháp luật, hệ thống các thiết chế thực thi
pháp luật và hành vi ứng xử với pháp luật.
Vì văn hóa pháp luật là một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện của văn hóa xã
hội, do đó, việc nghiên cứu văn hóa pháp luật của một quốc gia ở một giai đoạn

21
cụ thể đòi hỏi chúng ta phải đặt nó trong mối tƣơng quan và sự liên hệ với các
lĩnh vực khác của văn hóa nói chung cũng nhƣ với mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội.
1.1.2.2. Biểu hiện của văn hóa pháp luật
Văn hóa pháp luật là một thành tố, một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện đặc
thù của văn hóa xã hội, đó là lĩnh vực ứng xử với pháp luật, bởi vậy nó cũng
mang những đặc trƣng chung của văn hóa. Tuy nhiên, nói đến văn hóa là nói đến
sự tự do, tự nguyện, là thói quen trong sự lựa chọn hành vi, trong khi đó thì pháp
luật lại là công cụ điều chỉnh xã hội có tính áp đặt, cƣỡng bức. Bởi vậy, nếu pháp
luật đƣợc thực hiện dựa trên sự cƣỡng bức thì nó chƣa trở thành hành vi mang
tính văn hóa. Nói cách khác, các hành vi ứng xử với pháp luật (dù tích cực hay
tiêu cực) chỉ trở thành cái văn hóa khi ngƣời ta thực hiện các hành vi ấy trên tinh
thần tự do, nhƣ một thói quen tự nhiên và tất yếu. Theo đó, một xã hội có nền văn
hóa pháp luật cao là một xã hội mà trong đó các qui phạm pháp luật đƣợc đối xử
nhƣ là chuẩn mực của đạo đức và lƣơng tâm, tức là khi pháp luật không còn là
một công cụ cƣỡng bức mà đƣợc thực thi một cách tự nhiên, tự nguyện.
Xét về mặt kết cấu, văn hóa pháp luật là bộ phận cấu thành của một nền văn
hóa nói chung. Nếu các đặc trƣng văn hóa của một dân tộc đƣợc biểu hiện qua
các sản phẩm vật chất, các sản phẩm tinh thần, các thói quen trong lối sống và
hành vi ứng xử, thì cũng có thể nhận diện văn hóa pháp luật qua các phƣơng diện
biểu hiện nhƣ: ý thức pháp luật, hệ thống và các thiết chế pháp luật, lối sống và
hành vi ứng xử với pháp luật.
a) Ý thức pháp luật (luật trong suy nghĩ và thái độ): “Là tổng thể những học
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối
quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp
luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp
trong trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội” [7, 421]. Ý thức pháp luật phản
ánh:
- Trình độ hiểu biết về pháp luật, đó là các tri thức, tƣ tƣởng, quan điểm về
pháp luật, là trình độ nhận thức và mức độ am hiểu pháp luật của các tầng lớp

22
nhân dân, kể cả bộ phận cán bộ công chức trong các cơ quan có chức năng trực
tiếp áp dụng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
- Thái độ đối với pháp luật: đó là tâm lý, tình cảm, niềm tin, ý thức tôn trọng
và tự giác chấp hành hay coi thƣờng pháp luật; thái độ lạc quan / bi quan, hy
vọng / thất vọng, quan tâm / thờ ơ, nhiệt tình / lãnh đạm... đối với pháp luật. Một
xã hội có văn hóa pháp luật cao khi các thành viên xã hội có trình độ hiểu biết về
pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật, có thái độ tích cực phản ứng, lên án
những hành vi vi phạm pháp luật.
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, bởi vậy nó chịu sự qui định
của tồn tại xã hội, là sản phẩm và cũng là sự phản ánh những điều kiện kinh tế -
xã hội cụ thể. Tuy nhiên, ý thức pháp luật cũng nhƣ ý thức xã hội nói chung,
thƣờng lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Bằng chứng là, khi tồn tại xã hội đã thay đổi
nhƣng ý thức xã hội nói chung và ý thức pháp luật nói riêng vẫn còn tồn tại dai
dẳng nhƣ là những tàn dƣ của quá khứ đƣợc kế thừa trong hiện tại. Do đó ý thức
pháp luật (đặc biệt là tâm lý pháp luật) là lĩnh vực mà ở đó truyền thống và các
thói quen có một vai trò chi phối không nhỏ.
b) Hành vi ứng xử với pháp luật (luật trong hành xử thực tế): là những phản
ứng, cách ứng xử đƣợc biểu hiện ra bên ngoài của con ngƣời trong các mối quan
hệ mà pháp luật điều chỉnh. Hành vi pháp luật đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng:
hành vi hợp pháp (phù hợp với qui định của pháp luật) và hành vi không hợp
pháp (vi phạm pháp luật, bất chấp pháp luật, lách luật…). Hành vi ứng xử với
pháp luật là sự biểu hiện ý thức pháp luật (thái độ, tình cảm, niềm tin) của mỗi cá
nhân/cộng đồng trong môi trƣờng điều chỉnh của pháp luật.
c) Văn bản pháp luật và hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật: bao gồm hệ
thống văn bản pháp luật (luật trên giấy) và hệ thống tổ chức và hoạt động của các
thiết chế lập pháp, hành pháp, tƣ pháp , đó cũng là các phƣơng diện hiện thực hóa
của ý thức pháp luật. Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật vừa là sản phẩm, vừa
là cơ sở để các thiết chế thực thi pháp luật có thể hoạt động; đến lƣợt mình, các
thiết chế thực thi pháp luật lại là công cụ để hiện thực hóa các văn bản pháp luật.
Theo đó, tính hiệu quả của hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật vừa là thƣớc

23
đo chất lƣợng của văn bản pháp luật, lại vừa thể hiện khả năng, trình độ vận dụng
kiến thức và công cụ pháp luật của nhà nƣớc trong việc quản lý xã hội.
Nhƣ vậy, để nhận diện một nền văn hóa pháp luật cần có một cái nhìn tổng
hợp và bao quát từ tất cả các phƣơng diện trên đây, bởi trong thực tế, ý thức pháp
luật, hệ thống pháp luật và hành vi pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại, là
tiền đề và hệ quả của nhau. Ý thức pháp luật có vai trò chỉ đạo việc xây dựng
chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ việc thực hiện
hành vi pháp luật của cá nhân. Ngƣợc lại, chính sách và hệ thống pháp luật có vai
trò định hƣớng cho việc giáo dục ý thức pháp luật và hành vi pháp luật. Đến lƣợt
mình, ý thức pháp luật và hành vi pháp luật lại tác động trở lại quá trình phát
triển và hoàn thiện chính sách và hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật. Nhƣ
thế, ý thức pháp luật và hành vi pháp luật vừa là thƣớc đo, vừa là bằng chứng thể
hiện hiệu quả xã hội của một chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật.
1.1.3. Quan hệ giữa văn hóa với pháp luật
Trong cuộc sống, cả văn hóa và pháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành
vi của con ngƣời, bởi vì, mọi tổ chức xã hội đều chỉ có thể duy trì đƣợc sự tồn tại
trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa các thành viên trong cộng đồng. Sự thỏa thuận
này đƣợc thể hiện dƣới hai hình thức: luật thành văn - đó là luật pháp, và luật bất
thành văn – đó là các qui tắc cộng đồng biểu hiện dƣới dạng phong tục, tập quán,
lối sống, thói quen…, đƣợc mọi ngƣời tuân thủ một cách tự giác đến mức tự
nhiên, thậm chí nhƣ là vô thức - đó là văn hóa. Trong mối quan hệ này, “văn hóa
có một ảnh hƣởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc
sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh
nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều
chỉnh cuộc sống” (Nguyễn Trần Bạt). Chính vì vậy, kinh nghiệm văn hóa là nền
tảng quan trọng nhất để xây dựng pháp luật.
Đồng thời, cũng chính trong lĩnh vực hoạt động pháp luật, văn hóa có khả
năng hiện thực hóa những năng lực nhân tính, phát huy vai trò và tăng cƣờng
hiệu quả của pháp luật trong xã hội. Đến lƣợt mình, tính hiệu quả của pháp luật
trong xã hội là chỉ số, là thƣớc đo chất lƣợng Chân – Thiện – Mỹ của một nền
văn hóa. Do đó, để hiểu pháp luật chúng ta phải hiểu thực tiễn xã hội của pháp

24
luật. Hiểu thực tiễn xã hội của pháp luật cũng tức là chúng ta phải hiểu văn hoá
chung của xã hội nơi có sự tồn tại của pháp luật.
1.2. Thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền đƣợc xác định là một mục tiêu quan trọng. Nhƣng một thực
trạng đáng báo động là văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều
tiêu cực. Cách hành xử không thƣợng tôn pháp luật đang diễn ra hàng ngày, ở
mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tƣợng, dƣới nhiều hình thức biểu hiện đa dạng và
phức tạp. Tình trạng này không chỉ diễn ra đối với một bộ phận không nhỏ ngƣời
dân, mà cả các cơ quan công quyền, trong đó các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp
luật cũng không phải là ngoại lệ. Đây chính là một lực cản rất lớn trong việc thực
hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Trong bối cảnh ấy,
việc chỉ ra thực trạng văn hóa pháp luật ở nƣớc ta hiện nay để từ đó tìm ra
nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trở thành một yêu cầu cần thiết và cấp
bách.
Để nhận diện thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, trong phạm vi
hạn chế của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chúng tôi không có điều kiện
về thời gian và kinh phí để thực hiện sự khảo sát bằng phƣơng pháp điều tra xã
hội học trên các nhóm đối tƣợng, mà chỉ căn cứ trên cứ liệu là những thông tin
đƣợc đăng tải trên báo chí, bởi với hàng trăm tờ báo đƣợc xuất bản hàng ngày, kể
cả báo in và báo điện tử, thì đây là một kênh thông tin phong phú, đa diện, phản
ánh nhanh nhạy và kịp thời mọi diễn biến của đời sống hàng ngày. Khảo sát qua
công cụ tìm kiếm Googole cũng cho thấy các cụm từ liên quan đến thái độ và
hành vi ứng xử với pháp luật xuất hiện với một số lƣợng rất lớn trên các phƣơng
tiện thông tin báo chí. Điển hình là các cụm từ nhƣ: “không tuân thủ pháp luật”:
97.100 lƣợt; “coi thƣờng pháp luật”: 1.280.000 lƣợt; “vi phạm pháp luật”: 23.500
lƣợt; “nhờn luật”: 19.600 lƣợt; “thách thức pháp luật”: 204.000 lƣợt; “luật rừng”:
142.000 lƣợt; “lách luật”: 187.000 lƣợt; “phép vua thua lệ làng”: 169.000 lƣợt;
“chạy án”: 184.000 lƣợt, “nạn mãi lộ”: 41.000 lƣợt… Dù những con số này, do
sự trùng lặp có thể là nhiều lần nên không thể là căn cứ để có thể đƣa ra những

25
kết luận chính xác, song dù có trừ đi một số phần trăm đáng kể do sự trùng lặp thì
cũng không thể không coi đây là những “con số biết nói” về một thực trạng đáng
báo động trong thái độ và hành vi ứng xử với pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo
tính khách quan, khoa học và sự tin cậy của thông tin, chúng tôi đã lựa chọn các
bài báo tiêu biểu để khảo sát, dựa trên các tiêu chí sau đây:
a) Những bài báo đƣợc đăng tải trên những tờ báo lớn, có uy tín trong công
luận nhƣ: Pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM, Đời sống & Pháp luật,
Vietnamnet, Dân trí, Lao động, Người lao động, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ, Tiền
phong, Thanh niên, VN Express, Sài Gòn tiếp thị, Doanh nhân Sài Gòn, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, Nhà báo & Công luận, Gia đình & Xã hội,…
b) Về thời gian: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc xẩy ra trong
thời gian khoảng ba năm gần đây, đặc biệt ƣu tiên hơn cho những bài báo phản
ánh những sự việc còn nóng hổi tính thời sự.
c) Về nội dung: lựa chọn những bài báo phản ánh trực tiếp về thực trạng tiêu
cực của văn hóa pháp luật biểu hiện qua hai phƣơng diện chủ yếu: 1) Ý thức và
hành vi ứng xử với pháp luật; 2) Hệ thống và các thiết chế thực thi pháp luật.
d) Về tính chất của sự việc: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc
nổi cộm đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, gây nhiều phản ứng và bức xúc trong dƣ
luận xã hội.
Với các tiêu chí trên, trong số cả hàng trăm bài báo đề cập đến những vấn đề
liên quan, chúng tôi đã lựa chọn gần 200 bài báo làm cứ liệu để khảo sát nhằm
đem lại một cái nhìn từ cận cảnh đến bao quát về mặt trái của thực trạng văn hóa
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Sau đây là phần nhận diện thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam
hiện nay qua việc tổng thuật các bài báo:
1.2.1. Ý thức và hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật
Để nhận diện ý thức và hành vi pháp luật với tƣ cách là các lĩnh vực biểu hiện
trực tiếp của văn hóa ứng xử với pháp luật, chúng tôi khảo sát vấn đề đối với cả
hai đối tƣợng: ngƣời dân – đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và các cơ
quan công quyền – đối tƣợng chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Các cứ liệu
khảo sát cho thấy, thực trạng về các hành vi ứng xử không tôn trọng pháp luật ở

26
nƣớc ta hiện nay đang diễn ra ở mức độ trầm trọng đáng báo động. Trong gần
100 bài báo đƣợc khảo sát, có thể thấy các cụm từ nhƣ: “không tuân thủ pháp
luật”, “vi phạm pháp luật”, “coi thƣờng pháp luật”, “nhờn luật”, “thách thức pháp
luật”, “xử kiểu luật rừng”… xuất hiện với một tần suất rất cao để chỉ các hành vi
ứng xử không thƣợng tôn pháp luật diễn ra ở cả hai phía – ngƣời dân và các cơ
quan công quyền. Những hành vi này đã và đang diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, mọi
việc, nhƣng tiêu biểu và điển hình nhất là trong các lĩnh vực nhƣ giao thông, quản
lý xây dựng, ô nhiễm môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi bạo
lực và ứng xử “luật rừng”…
1.2.1.1. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
Nếu nhƣ ở các nƣớc văn minh, các hành vi tham gia giao thông nhất nhất đều
tuyệt đối tuân thủ pháp luật, thì ở nƣớc ta hiện nay, văn hóa giao thông đang ở
trong tình trạng hỗn độn đến mức khó kiểm soát, biểu hiện rõ qua việc gia tăng
các vụ tai nạn giao thông hàng năm cũng nhƣ các hành vi vi phạm luật giao thông
đã trở nên phổ biến đến mức trở thành bình thƣờng. Trong bài báo Ý thức chấp
hành luật giao thông kém do đâu? tác giả Bùi Văn Kiên đã chứng minh bằng
những con số cụ thể về sự gia tăng của tai nạn giao thông ở nƣớc ta: “Theo Ủy
ban An toàn giao thông quốc gia, tai nạn giao thông trong 10 năm qua liên tục
gia tăng. Nếu như năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.368
người thì đến những năm 1995 - 1996 là 6.000 người và đến năm 2002, con số
này đã lên đến 12.989 (và 30.772 người bị thương). Tương tự, 6 tháng đầu năm
nay cả nước đã có 6.300 người chết vì tai nạn giao thông - tăng 371 người
(5,9%) so với cùng kỳ năm ngoái (và làm bị thương 714 người). Như vậy, bình
quân mỗi ngày cả nước có 35 người chết và 48 người bị thương vì tai nạn giao
thông - hơn cả số người bị chết vì căn bệnh thế kỷ HIV. Cũng theo Ủy ban ATGT
quốc gia, 83,8% số vụ tai nạn do người tham gia giao thông gây ra, trong đó: có
36% chạy quá tốc độ quy định; 17,2% tránh, vượt sai quy định; 13,9% thiếu chú
ý quan sát; 6,8% do không đi đúng phần đường; 6,8% sau rượu bia điều khiển
phương tiện và 3,1% do đi bộ qua đường không chú ý quan sát”. Từ đó tác giả
bài báo bức xúc: “Công sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những công việc
được coi là cần thiết, từ làm luật, tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức tự giác

27
trong ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm
soát, trấn áp, răn đe… Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch
nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro... (theo Việt báo).
Về tình hình vi phạm luật giao thông, theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây
dựng ý thức thị dân ở TP.HCM trong tiến trình phát triển đô thị văn minh, hiện
đại”, (do TS Nguyễn Hữu Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển làm chủ nhiệm,
công bố năm 2009) cho thấy:
- Các hành vi vi phạm Luật giao thông phổ biến là: vƣợt đèn đỏ, đi ngƣợc
chiều, chạy quá tốc độ, không có bằng lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số
ngƣời quy định...
- Về nguyên nhân vi phạm Luật giao thông: có 400 ngƣời đƣợc hỏi câu này và
các lý do chủ yếu đƣợc đƣa ra là:
1) Vì không thấy công an canh gác (71,8%);
2) Làm theo ngƣời khác (55%);
3) Vì vội công việc (54,3%);
4) Vì không bị phạt (28%);
5) Vì luật không nghiêm (27,8%);
6) Vì không biết Luật giao thông (23%);
7) Lý do khác (6,5%).
Nhƣ vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm luật giao thông là do không
thấy công an canh gác (chiếm 71,8% số ngƣời đƣợc hỏi). Nhƣng điều đáng ngại
hơn cả, theo nhóm nghiên cứu, có đến 70% số trƣờng hợp bị xử phạt do vi phạm
Luật giao thông rơi vào độ tuổi 20-30. Điều này đã cho phép nhóm nghiên cứu
kết luận rằng, giới trẻ là đối tƣợng vi phạm luật giao thông phổ biến nhất, trong
khi đây lại cũng chính là đối tƣợng có hiểu biết về Luật giao thông.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Hữu Nguyên bày tỏ: “Điều chúng tôi lo lắng hơn thế
nữa là tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông ở nhóm ngƣời mặc nhiên buộc
họ phải hiểu biết về luật lệ và quy tắc ứng xử khi lái xe. Vi phạm Luật giao thông
ở tài xế taxi, xe buýt khá phổ biến, trong khi đây là nhóm ngƣời mà nghề nghiệp
của họ buộc phải hiểu biết về Luật giao thông”. Nhóm nghiên cứu cho biết, qua
phỏng vấn 30 tài xế taxi thuộc các hãng có thƣơng hiệu, có đến 25 tài xế trả lời

28
từng vi phạm Luật giao thông, nhƣ quay đầu xe, rẽ vào đƣờng cấm... khi không
thấy cảnh sát giao thông. Hậu quả sau đó là gây ra những vụ kẹt xe.
- Về câu hỏi: vì sao có nạn kẹt xe ở thành phố? Có 400 ngƣời đƣợc hỏi, ngoài
các lý do khách quan về đƣờng sá, đèn tín hiệu... thì 62% trong số này nói
nguyên nhân chủ quan là do có nhiều ngƣời chen lấn, vi phạm Luật giao thông.
Còn đối với thái độ ứng xử khi xảy ra tình trạng kẹt xe, gần một nửa số ngƣời
đƣợc hỏi trả lời là họ tìm mọi cách len lách khỏi nơi kẹt xe. Đó cũng là nguyên
nhân trực tiếp khiến nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn, khi mọi ngƣời tự bao vây
lẫn nhau đến mức không còn lối thoát…
- Về thái độ đối với các hành vi vi phạm Luật giao thông, nhóm nghiên cứu
cho biết: chƣa đầy 11% trong số ngƣời đƣợc hỏi phản đối các hành vi vi phạm
Luật giao thông, song mức độ phản ứng cũng chỉ dừng ở mức nói vài câu phàn
nàn “đi đứng thế à”, “không có mắt à”... Nhóm nghiên cứu giải thích là do tâm lý
ngại rắc rối, sợ chuốc lấy phiền phức, thậm chí sợ bị đánh khi buông lời nhắc
nhở, lên án những hành vi vi phạm giao thông. Trong khi đó số liệu điều tra cũng
cho biết, có gần 30% số ngƣời trả lời mặc kệ trƣớc những hành vi vi phạm của
những ngƣời xung quanh. Điều đó cho thấy, những hành vi vi phạm Luật giao
thông ở nƣớc ta hiện nay dù rất phổ biến nhƣng vẫn chƣa bị cộng đồng lên án
đúng mức, thậm chí làm ngơ, coi nhƣ việc không liên quan đến mình.
Những kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây chỉ đƣợc thực hiện với đối tƣợng
ngƣời tham gia giao thông. Vậy phải chăng tình trạng ứng xử tiêu cực, coi
thƣờng, vi phạm pháp luật giao thông ở nƣớc ta hiện nay chỉ xảy ra ở đối tƣợng
ngƣời tham gia giao thông, tức là từ phía ngƣời dân – đối tƣợng chấp hành, còn
chủ thể chịu trách nhiệm thực thi pháp luật thì vô can?
Trong số các bài báo mà chúng tôi khảo sát, có một tỉ lệ không ít những bài
báo phản ánh về thực trạng một bộ phận ngƣời nắm quyền lực công, có vai trò
cầm cân nảy mực trong việc thực thi pháp luật trong giao thông (trực tiếp là cảnh
sát giao thông) lại chƣa hề gƣơng mẫu trong việc chấp hành luật, thậm chí còn
góp phần làm cho luật giao thông bị vô hiệu hóa. Bằng chứng là nạn “mãi lộ” của
cảnh sát giao thông đƣợc coi nhƣ là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, bởi nó
đã trở thành một căn “bệnh nghề nghiệp” mãn tính, gây bức xúc trong dƣ luận xã

29
hội đã hàng chục năm mà vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Loạt bài “Mãi lộ ở
cửa ngõ TPHCM” trên báo Người Lao động ra ngày 8 và 9-12-2009 đã nhận
đƣợc nhiều tiếng nói đồng tình, cộng hƣởng của công luận. Bạn đọc Bùi Văn
Phƣớc (Q3, TP.HCM) viết:
“Nạn mãi lộ đã diễn ra từ lâu, cứ có tiền là được bỏ qua các lỗi vi phạm. Đây
là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta xem thường luật giao
thông, chạy xe quá tải, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến… gây bao cái chết
thương tâm cho người khác… Lâu nay, khi nhân dân và báo chí phản ánh, lãnh
đạo ngành công an đều nói rằng sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên,
nhìn từ thực tế cuộc sống thấy rằng tệ nạn này ngày càng trở nên công khai trắng
trợn. Như vậy, việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc, nên
vẫn có người tìm mọi cách để nhận mãi lộ”.
Bạn đọc Lê Đức Minh (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng đồng tình khi cho rằng,
“việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc, nên vẫn có người
tìm mọi cách để nhận mãi lộ. Trong việc xử lý nạn mãi lộ, nếu người chỉ huy và
ngành công an làm kiên quyết sẽ được nhân dân ủng hộ. Làm được như vậy, xã
hội vừa trong sạch và nhiều cán bộ công an cũng không sa vào tha hóa, biến
chất”.
Cũng trong bài báo này, là nạn nhân của tệ nạn mãi lộ, bạn đọc Lâm Hải
(công ty Vận tải ô tô số 2) bày tỏ sự bức xúc:
“Chúng tôi là những tài xế xe tải thuộc công ty Vận tải ô tô số 2 (TPHCM).
Nạn CSGT “làm luật” dọc đường lâu nay luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong
giới lái xe. Có không ít CSGT dồn ép, kiếm cớ để buộc tài xế chung tiền hối lộ.
Anh em chúng tôi rất hoan nghênh các phóng viên báo Người Lao động đã đưa
lên mặt báo những vụ mãi lộ có địa chỉ, thời gian rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên,
trước nay cũng đã có nhiều trường hợp tài xế và nhân dân tố cáo CSGT nhận hối
lộ, nhưng việc xử lý không đi đến đâu khiến cho tệ nạn này vẫn ngang nhiên tồn
tại”.
Từ đó bạn đọc này khẩn thiết yêu cầu “xin đừng dung túng”, vì rằng “công
việc tiếp theo không chỉ là giải quyết riêng những vụ việc vừa bị tố giác, mà
chúng tôi mong muốn ngành công an hãy làm kiên quyết để dẹp bỏ những “con

30
sâu”. Nếu như ngành công an xử nghiêm minh, công khai hình thức kỷ luật đối
với những viên cảnh sát vi phạm, dân chúng sẽ rất hoan nghênh và tin tưởng. Khi
CSGT nói không với việc nhận hối lộ thì anh em tài xế cũng không dám dùng tiền
để khỏa lấp các lỗi vi phạm”.
Các bài báo của các tác giả Bùi Văn Kiên (Ý thức chấp hành luật giao thông
kém do đâu? (Tiền phong); TS Nguyễn Ngọc Điện (Bắt đầu từ nhà chức trách
công,Sài Gòn Tiếp thị, thứ sáu, 04/09/2009); TS Nguyễn Hữu Nguyên (Văn hóa
giao thông nhìn từ hai phía, báo Pháp luật TP. HCM, 26/3/2010)… đều phản ánh
thực trạng về việc hành xử không thƣợng tôn pháp luật từ phía ngƣời thực thi
pháp luật trong lĩnh vực giao thông và đều cùng quan điểm khi cho rằng, một khi
ngƣời thực thi thiếu văn hóa (giao thông) thì làm sao đòi hỏi ngƣời chấp hành có
đƣợc. Một khi ngƣời thực thi pháp luật giao thông mà lại không tôn trọng luật
giao thông, thì tất yếu trong xã hội sẽ vẫn còn phổ biến niềm tin… vào tính
không hữu hiệu của luật. Đó là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo cho ngƣời
dân thói quen không tuân thủ pháp luật, coi thƣờng pháp luật. Chính việc hành xử
không thƣợng tôn pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc kiểm
tra, phát hiện và xử lý vi phạm làm cho ngƣời dân mất lòng tin vào sự nghiêm
minh của pháp luật.
Từ đó, các bài báo này đều khẳng định, cần phải coi văn hóa thực thi quan
trọng hơn văn hóa chấp hành vì nó có vai trò định hƣớng, làm gƣơng. Trong điều
kiện chính ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ thực thi pháp luật lại cũng là ngƣời tìm
cách vô hiệu hoá luật thì việc ngƣời dân không tuân thủ luật là lẽ hiển nhiên. Bởi
vậy, muốn pháp luật đƣợc tôn trọng một cách phổ biến, nghĩa là bằng ý thức công
dân tự giác, thì trƣớc hết nhà chức trách công phải nêu gƣơng. Nếu những ngƣời
thay mặt chính quyền thi hành công vụ không gƣơng mẫu, tất cả những hành vi
nhƣ nhận mãi lộ, nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả
các xe cũ nát... sẽ góp phần làm cho các giá trị của văn hóa giao thông bị giảm
sút nghiêm trọng. Từ quan niệm đó, TS Nguyễn Hữu Nguyên khẳng định: “Chỉ
cần những gì đang có đƣợc thực thi nghiêm, đúng mức... thì trật tự, ý thức của
ngƣời tham gia giao thông sẽ có một bức tranh khác với hiện tại” (Quốc Thanh,
Tuổi trẻ, Thứ ba, 13/10/2009).

31
1.2.1.2. Vi phạm pháp luật trong quản lý xây dựng
Vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý xây dựng những năm gần
đây cũng là một điểm nóng, gây bức xúc dƣ luận bởi thái độ, hành vi coi thƣờng
pháp luật, thách thức pháp luật, vô hiệu hóa pháp luật đang diễn ra rất phổ biến,
xét từ cả hai phía, đối tƣợng vi phạm và các cơ quan quản lý, xử lý vi phạm.
Hàng trăm bài báo và các ý kiến phản hồi đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng thời gian gần đây đã bày tỏ sự bức xúc, bất bình của dƣ luận
xã hội trƣớc tình hình các công trình xây dựng trái phép đua nhau mọc lên theo
công thức “giấy phép nói một đằng, thực tế diễn ra một nẻo” mà vẫn ngang nhiên
tồn tại nhƣ một thách thức đối với luật pháp, với công luận.
Trong loạt bài viết về chủ đề này (Thách thức luật pháp; Không thể chần chừ
trong xử lý;“Lờn thuốc”vì xử phạt không nghiêm…), PGS, TS Nguyễn Ngọc
Điện phản ánh thực trạng phổ biến về hành vi thách thức luật pháp này:
“Chỉ được phép xây một căn nhà khiêm tốn nhưng lại cho ra đời cả một khối
kiến trúc hoành tráng. Xã hội đã quen chứng kiến điều này, nhất là tại các đô thị
lớn. Hiện tượng xây cất nhà không phép hoặc to hơn nhiều so với giấy phép có
dấu hiệu tràn lan, đến nỗi người ta phải tự hỏi liệu trong lĩnh vực quản lý xây
dựng dân dụng có tồn tại một quy tắc không thành văn, một thứ tục lệ theo đó
giấy phép xây dựng bằng văn bản chỉ đơn giản là một thủ tục, nghi thức, chứ
không phải là khung pháp lý giới hạn một cách nghiêm ngặt quyền xây dựng của
chủ thể sống trong không gian chung. Chỉ có thể nói rằng xây dựng không đúng
theo giấy phép thật sự là một vụ vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trật tự
công. Không thể nói rằng những người được giao trách nhiệm quản lý nhà nước
về xây dựng không hay biết gì về sự tồn tại của những bất động sản không hợp lệ
ấy. Theo lý lẽ thường tình, nhà xây dựng không phép tồn tại cũng có nghĩa rằng
pháp luật xây dựng đã không được thực thi nghiêm chỉnh, nếu không muốn nói
rằng nó đã bị coi thường”.
Ở một bài báo khác, tác giả tiếp tục bày tỏ sự bức xúc:
“Hơn 20 tòa nhà mọc lên ngay giữa trung tâm thành phố (HCM) được xác
định là đối tượng của quyết định dỡ bỏ đối với phần xây dựng sai phép. Mệnh
lệnh đã được đưa ra và tống đạt từ lâu đến những người có trách nhiệm thi hành,

32
nhưng đến nay hầu hết công trình vẫn giữ nguyên hiện trạng như một thách thức
ngang bướng đối với công luận. Nói khác đi, người ta chỉ có thể giữ lại những
phần nhà xây dựng ngoài giấy phép đã được cấp trước đó bằng cách vô hiệu hóa
các quy tắc pháp lý liên quan. Việc duy trì các công trình ấy hàm ý có một thông
điệp đã được gửi đến toàn xã hội, theo đó luật pháp không được áp dụng, đúng
hơn bị gạt ra một bên trong các trường hợp cụ thể này. Dứt khoát không thể hình
dung một thông điệp như thế có thể lưu hành một cách công nhiên trong điều
kiện xã hội được coi là có tổ chức” (Không thể chần chừ trong xử lý, Tuổi trẻ,
Thứ bảy, 04/12/2010).
Đặc biệt, vụ vi phạm ở công trình xây dựng cao ốc Pacific ở ngay giữa trung
tâm quận 1, TP. HCM là một trƣờng hợp điển hình khiến dƣ luận đặc biệt quan
tâm. Cụm từ “cao ốc Pacific” đƣợc tìm thấy trên Googole với 79.100 lƣợt từ và
hàng trăm bài viết bày tỏ sự bức xúc của dƣ luận về sự ngang nhiên coi thƣờng
pháp luật của chủ đầu tƣ và đơn vị thi công, giám sát, khi họ không những xây sai
giấy phép mà còn phớt lờ những khiếu nại, cảnh báo về sự cố của các công trình
lân cận. Tuy nhiên, sự thách thức dƣ luận và sự vô hiệu hóa luật pháp có lẽ đƣợc
đẩy lên đến đỉnh điểm khi vụ việc kéo dài đã hơn hai năm qua, sau nhiều lần xử
lý ầu ơ, lấy lệ, tới nay các tầng hầm đào sai phép vẫn chƣa đƣợc lấp, thế mà văn
bản mới đây của UBND TP lại quyết định “tha” cho các tầng hầm đã đào sai
phép. Không những thế, để hợp thức hóa vi phạm này, chủ đầu tƣ lại còn đƣợc sở
Xây dựng cấp phép xây dựng mới với quy mô 22 tầng (tăng 2 tầng so với giấy
phép ban đầu) và có tới 5,5 tầng hầm. Bởi vậy, điều làm dƣ luận bức xúc hơn cả
chính là ở cách hành xử của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xử lý vụ việc.
Hàng loạt bài viết đƣợc đăng tải trên các trang báo mà ngay các nhan đề cũng đã
thể hiện sự phản ứng gay gắt của dƣ luận: Cao ốc Pacific: Phớt lờ tất cả, xử lý ầu
ơ; “Lờn thuốc” vì xử phạt không nghiêm; "Tha" cho tầng hầm cao ốc Pacific:
Cao ốc khác xây lố tầng hầm cũng phải "tha"; Kêu gào đòi lấp 2,5 tầng hầm cao
ốc Pacific mới là trái luật; Đừng để luật nước thua kẻ vi phạm; Pháp luật đã quy
định "giết" thì phải "giết", sao lại "tha"?; Xin đừng ngụy biện; "Tha" như thế
khác nào khuyến khích vi phạm?; Cao ốc Pacific: 2,5 tầng hầm xây lố được tha;
Cao ốc Pacific: vì sao xây sai phép lại được tồn tại?...

33
Chƣa nguôi bức xúc trƣớc thực trạng có quá nhiều sai phạm trong việc xây
nhà trái phép chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh thì hiện nay ngƣời dân TP. HCM lại
đang đƣợc thử thách lòng kiên nhẫn trƣớc thái độ đùn đẩy, không chịu trách
nhiệm của các đơn vị liên quan về tình trạng xuất hiện hàng loạt “hố tử thần” gây
nguy hiểm cho ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông ngay giữa trung tâm
thành phố. Theo báo cáo của Giám đốc sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phƣợng
thì từ khi “hố tử thần” đầu tiên xuất hiện (tháng 7.2010) đến nay, TP.HCM đã có
57 “hố từ thần”. Trong đó, 36 vụ sụp lún tại các vị trí không do công trình thi
công và 21 vụ xảy ra trong quá trình thi công. Hàng loạt bài báo với những câu
hỏi đầy bức xúc nhƣ:“Hố tử thần” tại TP.HCM: Nại đủ lý do chối trách nhiệm?
Né trách nhiệm“hố tử thần”; Đùn đẩy trách nhiệm“hố tử thần”(Huy Thịnh, Tiền
phong, 8/11/2010); “Hố tử thần”và“hố trách nhiệm” (Hạ Nguyên, Dân trí,
29/10/2010); “Hố tử thần”ở TPHCM: Cần xử lý hình sự? Mặc dù câu chuyện
“hố tử thần” trở thành đề tài “nóng” trên bàn nghị sự trong buổi chất vấn tại kỳ
họp thứ 19 HĐND TP. HCM khóa VII vào sáng 9.12, nhƣng câu hỏi “Hố tử thần
ở TP HCM - ai chịu trách nhiệm?” thì vẫn còn còn bỏ ngỏ, bởi “quả bóng trách
nhiệm” vẫn đang đƣợc đá qua lại mà chƣa hạ hồi phân giải.
Trong bài “Hố tử thần” và “hố trách nhiệm”, tác giả Hạ Nguyên (Dân trí)
khẳng định: “Theo tần suất xuất hiện ngày càng cao của “hố tử thần” trên địa
bàn TP.HCM, “hố trách nhiệm” càng lộ rõ khi chưa có đơn vị nào đứng ra nhận
trách nhiệm. Khi bị truy vấn thì các đơn vị liên quan đổ lỗi cho nhau. Song song
với việc “hố tử thần” xuất hiện ngày càng nhiều là “hố trách nhiệm” ngày càng
lớn”.
Còn tác giả Trần Minh Quân trong bài “Hố tử thần” và “hố đen”
trách nhiệm (Sài Gòn Tiếp thị, 2/12/2010) thì khẳng định: “Thực tế cho thấy, rất
nhiều công trình được phát hiện sai phạm diễn ra trên hầu hết các địa phương
đều có dấu ấn của tình trạng nhà thầu thi công “bắt tay” với giám sát để bỏ qua
những lỗi do quá trình thi công gây ra. Đây thực sự là căn bệnh trầm kha, đáng
sợ nhất và cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đã tồn tại rất lâu mà chưa
có phương thuốc đặc trị hữu hiệu”.

34
Theo ông Lê Hiếu Đằng - nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP.HCM,
tồn tại tình trạng trên là do sai phạm không đƣợc xử lý nghiêm theo nguyên tắc,
bao che cho nhau, không ai truy cứu trách nhiệm, vì vậy, cần phải kiên quyết áp
dụng các biện pháp chế tài mạnh tay (cách chức, xử lý hình sự) những cá nhân
của đơn vị thiếu trách nhiệm thì mới hy vọng chấm dứt những “hố tử thần”. Còn
luật sƣ Thái Văn Chung, văn phòng Đoàn Luật sƣ TP.HCM thì cho rằng, đơn vị
từ nhà thầu phải chịu trách nhiệm khi thi công dự án, xảy ra tai nạn. Ngoài ra cơ
quan quản lý phải chịu trách nhiệm khi công trình đã bàn giao mà xảy ra tai nạn.
Luật sƣ Chung lý giải, do các biện pháp chế tài chƣa đủ nặng khiến các đơn vị thi
công vẫn “vô tƣ” vi phạm, pháp luật chƣa đƣợc thực thi nghiêm minh khiến nhà
thầu “nhờn luật” nên vẫn tiếp tục làm.
1.2.1.3. Vi phạm trong bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là một lĩnh vực mà ảnh hƣởng của nó tác động trực tiếp đến sức khỏe
và môi trƣờng sống của mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình cũng nhƣ của cả cộng đồng.
Nhƣng cũng ở đây, sự vi phạm pháp luật đang diễn ra một cách phổ biến, ngang
nhiên, khi có vô số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng đang tồn tại trên thực
tế, nhƣng lại vẫn không tồn tại đối với pháp luật. Có thể dễ dàng nhận thấy, vài
ba năm gần đây, hầu nhƣ không ngày nào trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng lại không đƣa tin về những vụ việc vi phạm pháp luật về môi trƣờng. Từ
các khu công nghiệp đến các nhà máy, xí nghiệp sản xuất lớn, nhỏ ở hầu hết các
địa phƣơng, ở những mức độ khác nhau đều thi nhau chôn trộm chất thải, xả chất
thải gây ô nhiễm nguồn nƣớc, đất đai, không khí… Các hành vi vi phạm pháp
luật này thƣờng diễn ra trong thời gian dài từ năm này qua năm khác mà chính
quyền các địa phƣơng chẳng mấy để tâm đến, kể cả khi có đơn thƣ khiếu nại
cũng nhƣ sự phản ứng của những nạn nhân khốn khổ trong vùng. Khi vụ việc bị
phát hiện thì việc xử lý thƣờng rất nƣơng nhẹ, chế tài xử phạt cũng rất “dễ chịu”.
Cách xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, thậm chí “giơ” không cao và “đánh”
còn rất khẽ khiến cho hành vi vi phạm không bị ngăn chặn mà cứ thế tiếp diễn,
pháp luật mất hết tính răn đe. Và khi pháp luật đã mất hết tính răn đe, vi phạm
pháp luật về môi trƣờng đã và đang xảy ra tràn lan, ngoài tầm kiểm soát của các
cơ quan chức năng.

35
Đặc biệt, vụ Vedan là một điển hình về tình trạng đùn đấy, đá qua đá lại
“quả bóng trách nhiệm” giữa các cơ quan chức năng. Dƣ luận bất bình và phẫn
nộ, vì hành vi vi phạm pháp luật của Vedan là vô cùng nghiêm trọng nhƣng đã
tồn tại tới 14 năm mới bị phát hiện. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là, khi hành vi
vi phạm pháp luật nghiêm trọng này đƣợc phơi bày trƣớc công luận, khi hậu quả
mà nó gây ra cho môi trƣờng sống và mƣu sinh của ngƣời dân ở ba tỉnh thành
(TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa) là vô cùng nặng nề, thì việc xử lý hành vi vi phạm
và việc truy cứu trách nhiệm của cơ quan quản lý để xảy ra sai phạm lại cũng gây
bức xúc cho dƣ luận không kém. Trong suốt hai năm trời (2008 – 2010), báo chí
đã tốn rất nhiều giấy mực để phản ánh sự bức xúc, phẫn nộ của dƣ luận về thái độ
thờ ơ, vô cảm, cũng nhƣ cách hành xử đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan quản
lý từ địa phƣơng đến trung ƣơng trong việc xử lý vi phạm.
Trong bài: “Xử lý vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: "Sư nói sư phải, vãi nói
vãi hay", tác giả Hồng Lê Thọ viết:
“Với tang chứng, vật chứng rành rành thì việc niêm phong những hệ thống
xả nước thải độc hại là đương nhiên, không cho chúng tiếp tục gây hại là điều
phải làm... thế mà sau gần một tháng vẫn loay hoay trong biện pháp "trừng
phạt", điều bắt buộc nhà máy tạm dừng sản xuất không thể thực hiện được. Khi
bộ Tài nguyên Môi trường "đề nghị" tỉnh Đồng Nai ra quyết định buộc Vedan
phải ngừng sản xuất thì bị Đồng Nai từ chối, cho rằng chưa đủ thủ tục pháp lý
hay Bộ phải trực tiếp ra lệnh chứ không thuộc về trách nhiệm của Đồng Nai vì
người quyết định xử phạt là Bộ TN-MT(!)…Trái banh "pháp lý" qua lại giữa hai
đơn vị quản lý ngành (Bộ TN-MT) và hành chính (tỉnh Đồng Nai) còn kéo dài
đến bao giờ khi nước thải ô nhiễm vẫn tuồn ra!” (Hồng Lê Thọ, Sức khỏe và đời
sống, Thứ hai, 3/11/2008).
Những bài báo với các tiêu đề nhƣ: “Sông Thị Vải "bệnh" nặng nhiều năm,
dân kêu cứu vô vọng!”; “Độc giả phẫn nộ với Vedan và thanh tra môi trường”;
“Làm gì với Vedan?”; “Vedan và căn bệnh thường ngày của các cơ quan nhà
nước”; “Vụ Vedan: Trách nhiệm của cơ quan quản lý tới đâu?”… đã xuất hiện
rất thƣờng xuyên và trở thành điểm nóng trên các trang báo trong một thời gian

36
dài. Tác giả Đinh Thế Hƣng trong bài “Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và
Vedan” viết:
… “Trong vụ Vedan, vai trò của cơ quan chức năng dường như mờ nhạt.
Mờ nhạt trong việc phát hiện chậm trễ, trong việc xử lý vi phạm và trong việc
không hoàn thành nhiệm vụ đặt ra luật lệ để giải quyết. Pháp luật, cụ thể là luật
tố tụng dân sự đã quy định rõ trách nhiệm khởi kiện của cơ quan nhà nước. Thế
nhưng, không có cơ quan nào dũng cảm đứng ra đảm nhiệm việc này bởi lẽ ai
cũng nghĩ "chắc nó trừ mình ra”. Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Tài nguyên môi
trường tỉnh Đồng Nai có sự dè dặt đầy khôn ngoan khi không đứng ra khởi kiện.
Họ là những người cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính
Vedan sau đó lại là người đứng ra khởi kiện dân sự đối với Vedan. Có cái gì đó
không ổn ở đây, nhất là khi sở này thay vì đàng hoàng khởi kiện thì họ lại vận
động nông dân chấp nhận bồi thường, lấy "dĩ hòa vi quý” làm trọng. Quan còn
ngại ra tòa thì dân nói "vô phúc đáo tụng đình" là điều dễ hiểu. Khi công quyền
không nhiệt tình thì người dân buộc phải tự đi tìm công lý. Quá trình đi tìm công
lý cho vụ Vedan đáng lẽ ra cơ quan nhà nước phải là người tiên phong nhưng
thực tế họ lại chỉ vào cuộc khi người dân đã làm quyết liệt và cơ quan nhà nước
lúc này vào cuộc với vai trò là người cổ vũ” (Vietnamnet, Thứ bảy, 18/09/2010).
Qua những thông tin mà báo chí và các phƣơng tiện thông tin đã phản ánh,
có thể nói, Vedan chỉ là một vụ việc điển hình trong hàng trăm những vụ vi phạm
luật bảo vệ môi trƣờng đã và đang ngang nhiên tồn tại và thách thức dƣ luận và
pháp luật hiện nay.
Cùng với tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm môi trƣờng, nỗi lo an toàn vệ
sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng là chuyện “biết rồi, khổ lắm” nhƣng vẫn phải
“nói mãi” khi các hành vi vi phạm pháp luật VSATTP đang ngày càng diễn ra
phổ biến hơn, mức độ ngày càng trầm trọng hơn, theo đó là sự gia tăng số vụ ngộ
độc thực phẩm hàng năm, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời dân,
thách thức dƣ luận và pháp luật từ năm này qua năm khác. Từ chuyện nƣớc
tƣơng, nƣớc mắm, hàn the, thịt thối, mỡ bẩn, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong rau
quả... cho đến tình trạng tẩm ƣớp đủ loại hóa chất, phẩm màu công nghiệp vào

37
thực phẩm,… Rồi ngộ độc tập thể xảy ra nhƣ cơm bữa, có vụ nghiêm trọng đến
hàng trăm ngƣời.
Trong bài báo “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm: chưa yên
tâm”, tác giả Trần Toàn cho biết:
“Theo đánh giá của HĐND TP.HCM, thực trạng vệ sinh an toàn thực
phẩm ở TP vào mùa giáp tết là rất đáng lo ngại. Các vi phạm pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở tất cả các khâu, trong tất cả công đoạn của quy
trình chế biến sản xuất. Bác sĩ Trần Văn Ký, hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực
phẩm Việt Nam cảnh báo: Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm có quy mô vừa và nhỏ
dùng thịt, cá hư, chất lượng kém như để sản xuất giò, chả hay để chế biến suất ăn
công nghiệp. Có cơ sở dùng cả axít HCl và xút công nghiệp trong công nghệ sản
xuất nước tương, nhưng chưa có ai bị xử lý. Thậm chí trong sản xuất bánh mì,
bánh bông lan, bánh ngọt… người ta dùng cả các hoá chất tạo xốp, tạo nở trong
chế biến cao su. Đây chính là nguồn gốc của ngộ độc thực phẩm mãn tính và hậu
quả là người tiêu dùng sẽ bị ung thư, bệnh mãn tính về sau mà chưa có số liệu
nào thống kê được. Riêng việc kinh doanh thực phẩm tại hàng chục ngàn quán
ăn, nhà hàng đều chung một “mẫu số”: không tuân thủ các quy định về VSATTP.
Trong khi đó việc quản lý chồng chéo giữa các bộ ngành khiến cho việc kiểm
soát ATVSTP càng siết càng...lỏng. Ngay cả việc kiểm tra, giám sát, xử phạt
nghiêm các sai phạm, có thái độ xử lý với chính quyền địa phương không làm tốt
trách nhiệm, đình chỉ, thu hồi giấy phép của các cơ sở vi phạm cũng chỉ là "rung
chuông". Nhiều ý kiến đánh giá, thực trạng ATVSTP tại các thành phố lớn như
của Hà Nội, TP.HCM... đang xấu đi. Nhiều vụ ATVSTP được "khui" ra nhưng
hầu như chưa có vụ nào xử lý hình sự. Ngay cả việc kiểm tra, giám sát, xử phạt
nghiêm các sai phạm, có thái độ xử lý với chính quyền địa phương không làm tốt
trách nhiệm, đình chỉ, thu hồi giấy phép của các cơ sở vi phạm cũng hô hào
suông!”.
Trong bài: “Quốc hội giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm: Người ít, tiền
thiếu, trách nhiệm... cha chung”, tác giả Lê Kiên cho biết, vệ sinh an toàn thực
phẩm với những gam màu loang lổ lo âu đã đƣợc đặt lên bàn nghị sự của Quốc
hội (QH) trong cả ngày làm việc hôm (10-6-2010) và đã tƣờng thuật lại cuộc truy

38
vấn đầy bức xúc của các vị đại biểu về vấn đề này. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé
(Kiên Giang) nói rằng: “Biết ăn gì, uống gì để tránh ngộ độc?” là câu hỏi mà
không ít ngƣời thốt lên nhƣ thế khi hàng ngày liên tục nghe các tin nhƣ sữa
nhiễm độc, chả, giò có hàn the, thịt, cá ƣớp phân urê, rƣợu pha thuốc sâu, rau, củ,
quả sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, nƣớc đóng chai nhiễm vi sinh v.v...
vẫn bày bán khắp nơi. “Đây cũng là câu hỏi mà cử tri đặt ra với đại biểu QH” - bà
Bé cho biết, và truy vấn các cơ quan chức năng: “Cử tri đặt ra câu hỏi các thực
phẩm vi phạm VSATTP vẫn được bày bán khắp nơi, vậy trách nhiệm của cơ quan
quản lý ở đâu trong khi quản lý lĩnh vực này có tới năm bộ liên quan? Có nghĩa
là một con gà, một mâm cơm của người dân có tới năm bộ chức năng quản lý.
Một công việc mà nhiều chủ thể quản lý sẽ dễ dẫn đến đùn đẩy, giống như câu
nói dân gian là “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Việc thực phẩm không đảm
bảo chất lượng mà vẫn nhập khẩu, ai chịu trách nhiệm thì bộ này đùn đẩy bộ kia,
cuối cùng cũng không rõ trách nhiệm của ai”.
Trên báo Nông nghiệp Việt Nam (ngày 24/11/2009), với bài báo nhan đề
“Doanh nghiệp bất chính "lờn" thuốc, người dân lãnh đủ”, tác giả Đức Cƣờng
viết:
“…Thực tế này đã được minh chứng qua hàng loạt vụ sai phạm liên quan
đến thịt “bẩn” nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua. Ngay trong thời điểm dư
luận đang vô cùng bức xúc về chuyện thịt nhiễm khuẩn, người ta vẫn thấy hàng
trăm tấn thịt gây hại “vô tư” hành quân ra thị trường như trêu ngươi, chọc tức
dư luận.
Chưa bao giờ vấn đề mất VSATTP tại nước ta lại “nóng” như hiện nay khi
một thực tế “bi đát” về nguồn thực phẩm mà hàng chục triệu người dân Việt
Nam đang ăn hàng ngày bị phát hiện quá nhiều chất độc. Đã có một thời gian rất
dài, chỉ vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã nhập về Việt Nam hàng vạn tấn thịt
“trời ơi” hết “đát”, mốc rêu và bốc mùi (sau đó được xử lý hóa chất) để đầu độc
người tiêu dùng. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng trong suốt nhiều năm trời,
người dân Việt Nam bị lừa dối, bị xâm hại sức khỏe nghiêm trọng mà không hề
hay biết. Vụ việc chỉ bắt đầu bị phanh phui khi cơ quan chức năng kiểm tra lô
hàng cánh gà nhập khẩu của công ty Trúc Đen và phát hiện công ty này đang

39
“phù phép” để tung 13,5 tấn gà nhiễm khuẩn ra thị trường. Tại thời điểm kiểm
tra đã có gần một nửa lô hàng cánh gà đông lạnh nhập khẩu từng xác định bị
nhiễm khuẩn e.coli và coliform được mang ra bán cho người tiêu dùng. Sau vụ
Trúc Đen, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện thêm 3 lô hàng tổng cộng 101
thùng bím dê phế thải với trọng lượng trên 1,5 tấn được khuyến cáo “không sử
dụng cho người” nhập về bán cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, phải đến khi vị “đại gia” nhập khẩu thịt đông lạnh lớn nhất nhì
Việt Nam là Công ty Vinafood bị phát hiện đang "biến hóa" hàng trăm tấn thịt
heo, xúc xích hết “đát” trong kho lạnh, đặc biệt là phát hiện “động trời”: hồ sơ
gốc nhập khẩu thịt bên Mỹ và Canada không ghi hạn sử dụng, người tiêu dùng
mới té ngửa rằng từ bao lâu nay niềm tin đã bị đặt nhầm chỗ. Trong suốt nhiều
tháng ròng rã (từ tháng 7 trở lại đây), hàng chục doanh nghiệp “đen” bị phanh
phui cách làm ăn chụp giựt, vô đạo đức, kiếm tiền bất chính trên sức khỏe người
tiêu dùng. Một khối lượng thịt nhiễm khuẩn rất lớn lên đến 342 tấn (chỉ là phần
nổi của tảng băng chìm) theo đó cũng bị tạm giữ trong “chiến dịch” muộn màng
này.
Điều đáng nói là, sau khi lượng thịt “bẩn” khổng lồ trên bị “bắt tận tay,
day tận mặt”, không hiểu sao cơ quan chức năng cứ dây dưa xử lý mãi không
xong. Sự chậm trễ đó đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp tự tung tự tác
mang hàng “bẩn” bán tứ tán ra thị trường. Thông thường, khi doanh nghiệp
phạm luật như vậy, cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc
để răn đe. Tuy nhiên, chưa một doanh nghiệp nào bị xử nặng, chưa một doanh
nghiệp nào bị khởi tố xử lý hình sự. Tất cả đều chỉ dừng ở mức xử phạt hình
chính một số tiền nho nhỏ, “khuyến mãi” thêm vài câu nhắc nhở rồi…huề cả
làng!” (Đức Cƣờng, báo Nông nghiệp, 24/11/2009).
Đây là tâm trạng âu lo, bức xúc của ngƣời dân khi phải là nạn nhân của tệ
nạn làm ăn, kinh doanh gian dối, vô đạo đức, bất chấp pháp luật đang hoành hành
trong xã hội hiện nay:
“Hãy làm nhà tiêu dùng thông thái”, lời cảnh báo này nay trở thành như
một khẩu hiệu dường như đã... lỗi thời, bởi dù có muốn và cố gắng “thông thái”
cũng không thể thực hiện được. Đủ các hình thức gian dối, lừa đảo diễn ra ngày

40
càng tinh vi hơn, khiến khó có người tiêu dùng nào đủ khả năng phòng tránh
được tất cả.
Không khó để kể: đổ xăng bị đong thiếu đã đành nhưng không thể nào biết
được chất lượng xăng ra sao; mua thịt cá thì không rõ có bị ướp hóa chất, có dư
lượng kháng sinh, có chất tăng trọng; mua rau thì gần như “nhắm mắt đưa
chân” bởi khó tránh khỏi có dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học; ngay cả mua
kẹo đậu phộng hay kẹo hạt điều thì gần như luôn bị “làm mặt” với những hạt to,
mẩy nằm bên trên, còn bên dưới toàn hạt lép... Những mối lo đó hầu như người
tiêu dùng nào cũng phải đối mặt và gần như không sao tránh khỏi, đành phó mặc
cho sự may rủi mà thôi.
Không thể nói là các cơ quan chức năng đã bỏ mặc người tiêu dùng đối
phó với các hình thức gian dối, bắt chẹt, lừa gạt của người bán, người cung cấp
dịch vụ, nhưng hình như các cơ quan này tỏ ra bất lực trước các thủ đoạn gian
dối ngày một tinh vi hơn của một bộ phận người bán hàng. Các lý do đưa ra
cũng khá “khách quan”, như lực lượng quá mỏng, phương tiện thiếu thốn, các
biện pháp chế tài thiếu sức răn đe...
Chính vì vậy, các mối lo của người tiêu dùng gần như vẫn còn đó, thậm chí
ngày càng trầm trọng hơn, thiệt hại ngày càng lớn hơn”.
Từ thực trạng ấy, tác giả bài báo kiến nghị: “nếu chỉ kêu gọi suông về đạo
đức, lương tâm của người bán hàng gần như không có tác dụng, nhất là khi đạo
đức xã hội đang có biểu hiện xuống cấp. Do đó, pháp luật cần có các hình thức
xử phạt đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn tình trạng này. Chẳng hạn, cần có quy
định phạt tiền gấp nhiều lần số tiền gian lận chứng minh được (như tình trạng
các cây xăng đong thiếu), rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn, đến mức nào đó
phải truy cứu trách nhiệm hình sự... Đồng thời, cần phát huy hơn nữa vai trò của
các hội bảo vệ người tiêu dùng, nhất là khi Luật bảo vệ người tiêu dùng có hiệu
lực...” (Trúc Giang, Ngƣời tiêu dùng có quá nhiều mối lo, Tuổi trẻ, Thứ hai,
20/12/2010).
Cùng với những bức xúc trên đây, hàng loạt các bài báo nhƣ: “An toàn vệ
sinh thực phẩm: thực tế đáng sợ”; “Cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đừng
chỉ đánh trống, bỏ dùi!”; “Lại chuyện an toàn thực phẩm”;“Quản lý nhà nước

41
về vệ sinh an toàn thực phẩm: chưa yên tâm”; “Quốc hội giám sát vệ sinh an
toàn thực phẩm: Người ít, tiền thiếu, trách nhiệm... cha chung”; “Xử lý vi phạm
an toàn thực phẩm: Có chế tài nhưng không "dám" phạt?”… xuất hiện thƣờng
xuyên trên báo chí đã cho chúng ta thấy thực trạng tình hình vi phạm pháp luật vệ
sinh an toàn thực phẩm hiện đang vƣợt ra ngoài tầm kiểm soát của pháp luật, khi
các đối tƣợng và hành vi vi phạm đang ngày càng gia tăng, còn các cơ quan quản
lí thì lại đang ngày càng chứng tỏ sự lúng túng và bất lực. Hậu quả là ngƣời dân
phải tập sống chung với tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật khi nó đang
xảy ra hàng ngày, vô cùng phổ biến, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và ngày
càng trầm trọng hơn, tần suất tin tức về tiêu cực xuất hiện trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng cũng ngày càng cao hơn, gây tâm lý hoang mang lo ngại và
bất an trong cộng đồng.
1.2.1.4. Sự gia tăng các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng”
Cùng với thực trạng đáng báo động về sự gia tăng các hành vi vi phạm pháp
luật, gây nhiều bức xúc và bất bình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thì
hiện nay, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, không khó để nhận thấy
những hành vi bạo lực và kiểu ứng xử “luật rừng” đang ngày một gia tăng đến
mức báo động, cả về tính chất nghiêm trọng cũng nhƣ quy mô, số lƣợng. Đó là
minh chứng rõ nhất cho tình trạng pháp luật đang bị vô hiệu hóa. Càng lúc, xã hội
càng phải chứng kiến nhiều hành vi bạo lực mới với mức độ ngày càng nghiêm
trọng, nào là chuyện truy sát trên đƣờng Láng-Hòa Lạc, chuyện bắn nhau trên đại
lộ Đông-Tây, là sự nở rộ của dịch vụ thu hồi nợ kiểu “xã hội đen”, cho đến thực
trạng gia tăng bạo lực học đƣờng,… cho thấy việc giải quyết bất đồng, tranh chấp
bằng bạo lực ngày càng tăng về độ công khai cũng nhƣ mức độ dã man, nguy
hiểm và tính phổ biến.
Thử làm một phép thống trên kê mục Pháp luật của báo Ngƣời Lao động
từ ngày 01 tới 24-9-2010, tức là chỉ mới hơn 3 tuần đầu của tháng, kết quả cho
thấy: có 210 bản tin phạm pháp hình sự, trong số đó đáng lƣu tâm nhất là có tới
69 tin liên quan tới án mạng (dƣới các hình thức mƣu sát,cố sát, ngộ sát…), tức là
chiếm gần 33% tổng số tin. Có lẽ các báo khác cũng loan tải một lƣợng tin có tỷ
lệ tƣơng tự (ngoại trừ loại báo CAND và báo Pháp luật có thể có tỷ lệ cao hơn).

42
Còn khi vào công cụ tìm kiếm Google , kết quả cho biết, cụm từ “chống
người thi hành công vụ” có 259.000 kết quả; cụm từ “xử luật rừng” có 18.300 kết
quả. Tất nhiên là trong số đó có nhiều kết quả trùng lặp, nhƣng dù vậy thì những
con số đó cũng phản ánh một thực trạng khó chối cãi là các hành vi ứng xử không
theo chuẩn mực pháp luật đang tồn tại vô cùng phổ biến trong xã hội ta.
Hàng ngày trên các đài, báo chúng ta vẫn đối mặt thƣờng xuyên với những
câu chuyện vi phạm pháp luật và giải quyết các mối quan hệ bằng luật “rừng”
nhƣ: “Đòi nợ bằng luật rừng”; “Để dẹp bỏ luật rừng”; “Luật rừng còn tồn tại dài
dài”; “Hành xử theo kiểu luật rừng”; “Dùng “luật rừng” thay luật tòa”; “Hình
như đã hình thành "luật rừng" trong một bộ phận học sinh”; “Qua các vụ nữ sinh
đánh nhau: "Luật rừng" đang thâm nhập vào trường học?”…
Đặc biệt là các hành vi bạo lực hành hạ trẻ em đang diễn ra ngày càng phổ
biến và trầm trọng hơn mà dƣờng nhƣ đa phần vẫn ngoài tầm kiểm soát của pháp
luật. Điển hình là vụ việc em Bình bị chủ quán phở nơi em làm thuê ngay giữa
thủ đô Hà Nội hành hạ với những cực hình tàn bạo trong suốt 10 năm trời mới bị
phát hiện và xử lí. Tƣơng tự, gần đây hơn là vụ bé Hào Anh ở Cà Mau cũng bị
chủ hành hạ suốt 2 năm trời với những ngón đòn tàn khốc, dã man nhƣ thời trung
cổ: dùng búa, cây dầm bơi xuồng đánh vào đầu, đập vào lƣng, ngực và tay chân;
dùng kìm nhổ răng; tạt nƣớc sôi vào ngƣời; lấy bàn ủi nóng chà vào lƣng, mặt;
dùng đũa sắt nung nóng đỏ đâm vào chân, lăn vào hai tay; buộc dây vào cổ nạn
nhân lôi đi; bắt uống nƣớc tiểu... khiến em bị mất 66,83% sức khỏe. Mặc dù kẻ
gây tội ác trong hai vụ hành hạ trẻ em điển hình này đã bị pháp luật trừng trị,
nhƣng vẫn còn đó những câu hỏi làm nhức nhối những ngƣời có lƣơng tâm: liệu
rồi còn bao nhiêu em Bình hay bé Hào Anh vẫn đang hàng ngày bị hành hạ cả về
thể xác lẫn tinh thần mà pháp luật vẫn chƣa với tay đến đƣợc?
Tuy nhiên, có lẽ điều làm công luận bức xúc và thất vọng và mất niềm tin hơn
cả là khi phải chứng kiến cách hành xử rất “xã hội đen” của những ngƣời mà
chức trách của họ là nắm giữ cán cân công lí để đảm bảo trật tự và công bằng cho
xã hội. Đó là thực trạng về các hành vi ứng xử kiểu “luật rừng” của những ngƣời
nhân danh các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật.
Sau đây là một số vụ việc điển hình đƣợc phản ánh trên báo chí:

43
“Đánh ghen, bà chánh án TAND tỉnh “đại náo” quán karaoke” :
Chồng bỏ nhiệm sở đi nhậu và hát karaoke trong giờ hành chính, vợ cũng gác
việc cơ quan đến tìm và hành hung nhân viên phục vụ của quán đến mức phải đi
cấp cứu.
Hai ngày nay, người dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xôn xao về “kỳ
án đánh ghen” mà đôi vợ chồng trong cuộc là bà Nguyễn Lê Lan, đương kim
Chánh án TAND tỉnh, và ông Trần Phụng, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Trận ẩu đả xảy ra ngay trong giờ làm việc tại... quán karaoke Hưng Phát trên
đường Phú Riềng Đỏ, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài.
“Xử” không cần án!
Nạn nhân của vụ ẩu đả là nữ tiếp viên Nguyễn Hồng Linh (SN 1988, quê ở
Cao Lãnh, Đồng Tháp). Chìa cho chúng tôi xem một bên đầu còn nguyên những
vết xước tứa máu, Linh kể: “Lúc đó, em đang gắp đá thì bà Lan ập vào. Không
nói không rằng, bà ta chụp một cái ly ném thẳng vào em nhưng không trúng,
chiếc ly vỡ tan tành. Tức mình, bà Lan vớ chai bia trên bàn đập thẳng lên đầu
em. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong bệnh viện, bác sĩ nói phải khâu
sống vết thương nên em sợ quá trốn về”(Theo Nguyễn Triều - Tân Tiến, Báo
Người lao động,Thứ bảy, 29 Tháng ba 2008).
Bài báo “Công lý và các quan toà” của nhà báo Huy Đức lại viết về câu
chuyện Chánh án toà án nhân dân huyện Phú Ninh, Quảng Nam, đã từng dùng
câu liêm để giật đổ một bức tƣờng nhà đang xây của ông Phạm Nhi hàng xóm.
Khi ông Nhi chạy ra ngăn cản, ông Bằng đã kẹp cổ ông Nhi, còn vợ ông Bằng thì
nắm tóc và dùng dép đánh ông Nhi vào mặt. Và tác giả bình luận: “Chưa nói về
mặt pháp luật, một thường dân biết xấu hổ cũng sẽ không dùng “luật rừng” như
cách mà bà Lan và ông Bằng đã dùng. Quan toà là những con người đòi hỏi phải
có cả năng lực và phẩm giá. Làm sao thuyết phục là công lý đã được phán quyết,
khi những người đưa ra những phán quyết ấy không đáng tin cậy cả về năng lực
lẫn đạo đức cá nhân”. (Huy Đức, Công lý và các quan toà, Sài Gòn Tiếp thị
Online, Thứ tƣ, 14/01/2009)
Còn bài báo “Khi chuẩn mực ứng xử không phải là luật” (06-05-2007- Thời
báo Kinh tế Sài gòn) thì viêt về câu chuyện bà trung tá công an ở Hà Nội, bị mua

44
chuộc nên đã chỉ huy động một băng nhóm xã hội đen đập phá nhà một ngƣời
dân thƣờng, vốn là hàng xóm với ngƣời mua chuộc công an và đang có tranh
chấp về ranh giới đất với ngƣời này. Nhƣ vậy, ở ngay giữa thủ đô Hà Nội, một
ngƣời đại diện cho pháp luật đã đặt quyền lực cá nhân lên trên pháp luật, đã sử
dụng một thứ bạo lực phi pháp để giải quyết vấn đề xung đột lợi ích. Với hành vi
này, tác giả bài báo bình luận: “bà trung tá công an đã loại bỏ pháp luật một
cách có ý thức: đối với bà ấy, chuẩn mực là cách xử sự của người có nhiều tiền
và có thế lực; công lý nằm trong tay người đó. Tổ chức cho một người thiết lập
“công lý tư nhân”, bà trung tá lạnh lùng phủ nhận nền công lý do Nhà nước đại
diện”.
Đặc biệt, có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, thông tin về các vụ công an
sử dụng bạo lực với dân cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo, gây
bất bình, phẫn nộ trong xã hội. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights
Watch vừa qua đã lên tiếng báo động về tình trạng nhiều ngƣời dân bị tử vong
khi bị công an bắt giữ. Trong thông cáo, tổ chức này đƣa ra 19 vụ bạo hành của
công an, gây thiệt mạng 15 ngƣời. Tất cả những vụ này đều đƣợc loan báo trên
các cơ quan truyền thông Nhà nƣớc trong 12 tháng qua.
Việc công an có những hành vi thô bạo và sử dụng bạo lực với ngƣời dân chỉ
vì những lỗi nhỏ trong vi phạm giao thông đã xảy ra khá phổ biến. Hành vi vi
phạm luật giao thông thực ra không đến mức phải can thiệp bằng bạo lực, nhƣng
công an đã lạm dụng bạo lực, coi thƣờng mạng sống của ngƣời dân, gây nên
những thƣơng tật hoặc thậm chí những cái chết oan uổng. Dƣ luận vẫn chƣa quên
vụ một thanh niên tên Nguyễn Văn Khƣơng ở tỉnh Bắc Giang chở bạn gái đi mua
đồ ăn, vì không đội mũ bảo hiểm nên bị công an bắt phải về đồn làm việc và đánh
đập đến tử vong chỉ sau đó hơn nửa tiếng. Bức xúc trƣớc cái chết oan uổng của
ngƣời thân, gia đình anh Khƣơng đã đƣa thi thể anh lên UBND tỉnh Bắc Giang
yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết và hàng ngàn ngƣời dân đã đi theo dài hàng
cây số, biến vụ việc thành một cuộc bạo động, giật đổ cả cánh cổng trụ sở UBND
tỉnh Bắc Giang. Trong tháng 8 vừa qua, ở Thái Nguyên, nữ sinh viên tên Hoàng
Thị Trà đƣợc bạn trai chở đi chơi bằng xe máy, cũng không đội mũ bảo hiểm nên

45
bị hai công an mặc thƣờng phục đuổi theo và bắn nhiều phát vào đùi phải nhập
viện.
Cùng với những vụ nổi “đình đám” gây xôn xao dƣ luận ấy, xin dẫn ra đây
một số vụ việc khác đƣợc đăng tải trên các báo cũng khiến dƣ luận bức xúc
không kém:
- “Phó trưởng Công an xã "làm việc" với dân bằng... đấm”:
…Khi triệu tập dân lên trụ sở, chưa tìm hiểu rõ ràng vấn đề, ông Hoàng
Thanh Hùng, Phó trưởng Công an xã Minh Sơn (Đô Lương - Nghệ An) đã giơ
nắm đấm nhằm mặt người dân "làm việc". Vụ việc đã gây bất bình với nhiều
người dân” (xaluan.com, 18/12/2008).
- “Điều chuyển công tác khác đối với một trung tá CSGT”:
Báo Lao Động số ra ngày 2.2.2010, đưa tin: “Bị CSGT dừng xe, một cô gái
gãy răng”, phản ánh: Sáng 1.2, chị Đỗ Thị Hoa (sinh năm 1990, ở huyện An
Dương, TP.Hải Phòng) đi xe máy đến khu vực ngõ Nam Phát I thì có 2 CSGT ra
hiệu lệnh dừng xe. Cho rằng CSGT ra hiệu lệnh dừng xe với người bên cạnh nên
chị Hoa vẫn lái xe chạy tiếp, thì bị một CSGT chặn lại, dùng gậy điều khiển giao
thông đập vào mặt, làm chị bị gãy răng...
- “Làm rõ vụ một công an đánh người”:
TT - Nhiều bạn đọc báo tin: “Ngày 18-12- 2010 tại trụ sở Công an P.Đông
Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) một công an đã đánh một phụ nữ
ngất xỉu, phải đi cấp cứu”.
- “Công an đánh dân: Hệ quả của việc bao che có hệ thống”:
… Không thể tượng tượng nổi là những người sinh ra để bảo vệ dân mà có
những hành vi côn đồ và coi thường pháp luật đến như vậy. Qua những vụ việc
gần đây tôi cảm tưởng rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ công an luôn tự cho
mình cái quyền hành xử theo lối xã hội đen. Đây là hệ quả của việc Ngành công
an luôn cố tình bao che và xử lý không nghiêm các cán bộ vi phạm (Tuổi trẻ, Thứ
tƣ, 12.9.2007).
- “Dân "tố" công an hành hung người phải nhập viện”:
- Bác sỹ Nguyễn Ngọc Vân (Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa
Hợp lực – Thanh Hóa) cho biết, khoảng hơn 18h ngày 6/11, bệnh nhân Lưu Đình

46
Tăng (20 tuổi, thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa) được 2 cán bộ
Công an huyện Hoằng Hóa đưa đến trong tình trạng bất tỉnh. (08/11/2010).
Có lẽ cũng không cần bình luận gì nhiều về những sự việc trên đây, bởi tự nó
đã có thể nói lên những gì cần nói. Tuy nhiên, một suy luận giản đơn mà ai cũng
có thể tự rút ra, đó là, ngay những ngƣời hiểu rất rõ pháp luật, hơn nữa lại đang
nắm giữ vai trò thực thi pháp luật mà lại hành xử bất chấp pháp luật nhƣ vậy thì
việc tồn tại phổ biến của “luật rừng” thay luật pháp nhƣ những câu chuyện đƣợc
kể sau đây cũng là điều dễ hiểu.
Về thực trạng cách hành xử theo “luật rừng” đang tồn tại phổ biến nhƣ một
vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, trong bài báo Dẹp bỏ“luật rừng”, trên
báo Tuổi trẻ, (thứ ba, 12 Tháng 6, 2007), GS Tƣơng Lai đã bày tỏ thái độ bức
xúc:
“… Thật đáng xấu hổ, đáng phẫn nộ vì trong khi đang hướng tới một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh chúng ta vẫn đang phải chứng kiến quá nhiều
những hiện tượng "đầu gấu" nơi bến xe, bãi chợ, nơi sinh hoạt công cộng, chốn
đường xa, khuất nẻo, nơi mà những ứng xử "mạnh được yếu thua", nơi luật rừng
thắng thế. Pháp luật đã trừng trị nhiều tên đầu gấu, tòa án cũng đã đưa ra xử, tội
danh "đầu gấu" đã từng được tranh tụng, và bị can đã vào tù. Nhưng liệu có phải
vì sức răn đe chưa đủ mạnh hay là vẫn còn những thế lực "bảo kê" với khá nhiều
lý do phức tạp khó nói hết, nên nạn đầu gấu vẫn là nỗi ám ảnh trong đời sống xã
hội? Đó là nỗi ám ảnh về thiếu an toàn khi đi vào những nơi, sinh hoạt ở những
chỗ, những địa bàn mà đầu gấu có khả năng chiếm lĩnh. Những địa bàn ấy, oái
oăm thay có khi nằm ngay ở những nơi không thiếu những sức mạnh để trấn áp
và loại bỏ nếu người ta muốn, như người dân lương thiện muốn.
Thì ra, tuy cả rừng luật đã và đang được tiếp tục xây dựng và ban hành,
nhưng nhiều khi, nhiều chỗ vẫn bị luật rừng qua mặt”.
Trong bài báo “Ứng xử theo luật rừng” tác giả Lê Thanh Phong, (Báo Lao
động, Thứ sáu, 10/04/2009) viết:
Liên tục xảy ra ba câu chuyện báo chí bị xử theo "luật rừng". Một chuyện do
côn đồ xử, một chuyện do chủ doanh nghiệp ra tay, và một chuyện do cán bộ
chính quyền "ứng xử".

47
Chuyện thứ nhất liên quan đến một nhà báo của một cơ quan báo chí tỉnh
Quảng Nam, chuyên điều tra các vụ phá rừng. Nhà báo dũng cảm này kiên trì
theo đuổi, đưa tin với quyết tâm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của
lâm tặc. Những thông tin của anh thực sự mang sứ mệnh "đâm mấy thằng gian".
Tuy nhiên, khi "bút chẳng tà" thì anh đã bị kẻ gian hạ độc thủ. Trên đường đi
công tác, tối 3.4, anh bị một nhóm côn đồ đâm vào mặt. Theo điều tra ban đầu,
nhóm côn đồ này do lâm tặc thuê hành hung.
Chuyện thứ hai cũng xảy ra ngày 3.4, một nhóm phóng viên phát hiện nhiều
nữ nhân viên massage bị giam lỏng ở khách sạn Ngân Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ sự
đeo bám và thông tin của các anh, cơ quan chức năng vào cuộc và giải thoát cho
7 nữ nạn nhân. Sau đó, nhóm phóng viên trở lại để làm rõ thêm vụ việc thì bị
giám đốc khách sạn tịch thu giấy giới thiệu, máy ảnh, mắng chửi và gọi nhân
viên đến với ý định sẵn sàng hành hung phóng viên.
Chuyện thứ ba, Phòng Văn hoá - Thông tin của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
tự đưa ra "luật báo chí" riêng, đó là các cơ quan, người dân trên địa bàn huyện,
thị trấn không cần làm việc với phóng viên nếu như phóng viên không có giấy
giới thiệu của Phòng VHTT…
Bọn lâm tặc phá rừng thuê người hành hung nhà báo. Hành vi này vi phạm
pháp luật, nhưng nó xuất phát từ một nhóm côn đồ. Đã dám phá rừng thì họ dám
xử theo "luật rừng", điều đó không có gì phải ngạc nhiên. Một giám đốc khách
sạn là một chủ doanh nghiệp, có nhận thức pháp luật và ít nhiều hiểu biết văn
hoá ứng xử, nhưng vì tức giận nhất thời, đã có hành động cũng khá "luật rừng"
với các nhà báo. Hành vi đó thật đáng ngạc nhiên và khó chấp nhận đối với một
doanh nhân.
Nhưng kinh ngạc hơn là một ông trưởng phòng VHTT của một huyện lại
dám cả gan soạn ra "luật báo chí" riêng để ứng xử với báo chí. Quy định bất
chấp pháp luật của ông trưởng phòng cũng là một loại "luật rừng". Có thể ông
không cố tình vi phạm Luật Báo chí, nhưng điều này cho thấy trình độ cán bộ cơ
sở còn rất hạn chế. Với báo chí mà còn như vậy, khó có thể tin tưởng ông trưởng
phòng ứng xử đúng luật với người dân”.

48
Tác giả Nguyễn Quang A thì phản ánh về tình trạng dịch vụ thu hồi nợ
kiểu “xã hội đen” đang tồn tại phổ biến hiện nay:
Những thông tin công an triệt phá các công ty thu hồi nợ sử dụng những
biện pháp “luật rừng”, “dao búa” để cưỡng chế thu hồi nợ làm dư luận nóng lên
(xem loạt bài “Dịch vụ thu nợ kiểu... xã hội đen”, Tuổi trẻ, ngày 12 và 13-6-
2007).
Riêng ở Hà Nội có hơn 100 công ty dịch vụ thu hồi nợ được đăng ký, trong số đó
một số công ty hoạt động theo kiểu xã hội đen và đã bị công an khởi tố. Dư luận
bức xúc với cách hành xử theo “luật rừng”, nhưng làm thế nào để dẹp bỏ “luật
rừng”? (Nguyễn Quang A, Để dẹp bỏ “luật rừng”, Việt Báo, 15 Tháng 6/ 2007).
Truy tìm nguyên nhân của thực trạng gia tăng các loại tội phạm và ứng xử
kiểu “luật rừng”, TS Nguyễn Ngọc Điện chỉ ra nguyên nhân từ sự bất lực của bộ
máy thực thi pháp luật và cho rằng đây là một thách thức đối với quyền lực công.
Câu hỏi mà ông đặt ra cũng đồng thời là câu trả lời: có phải “Xã hội có tổ chức
đang bị thử thách?
“Bắt được người trộm chó, thay vì giải giao cho nhà chức trách, người
dân chủ động giữ lại kẻ trộm và phương tiện hành sự, rồi tổ chức tiêu diệt cả hai
với sự trợ lực của những công cụ trừng phạt sẵn có, như gậy gộc, xăng dầu, rơm
rạ...”.
Đƣợc hỏi tại sao lại làm nhƣ vậy trong điều kiện có cả một hệ thống pháp
lý và bộ máy công lực đang vận hành, những ngƣời trong cuộc trả lời với ý đại
loại: bức xúc do thấy việc xử lý theo pháp luật của nhà chức trách đối với kẻ xấu,
kẻ ác quá hời hợt và không đủ sức răn đe, ngƣời ta phải tự đặt và áp dụng cách xử
lý mạnh hơn để thay thế, hòng đòi lại sự công bằng đã bị đánh cắp. Trên tất cả,
muốn có đƣợc ý thức tôn trọng pháp luật phổ biến, một trong những điều kiện cốt
yếu đối với trật tự xã hội bền vững, thì bản thân hệ thống chuẩn mực ứng xử và
các thiết chế nắm giữ công lực phải tạo đƣợc sự tin tƣởng nhƣ là chỗ dựa vững
chắc của mỗi ngƣời, mỗi chủ thể trong quá trình giao tiếp xã hội. Ở các nƣớc tiên
tiến, công dân đƣợc giáo dục từ tấm bé để có đƣợc ý thức coi luật pháp, chuẩn
mực khách quan là căn cứ xác lập các quan hệ giữa ngƣời và ngƣời; coi quyền
lực công là ngƣời tổ chức cuộc sống trong không gian chung, đặc biệt là trong

49
trƣờng hợp cần giải quyết mâu thuẫn, khủng khoảng dập tắt xung đột giữa ngƣời
và ngƣời. (Xã hội có tổ chức đang bị thử thách? Vietnamnet, Thứ năm,
09/09/2010).
Cùng quan điểm, tác giả Lê Minh Tiến trong bài “Con người hung dữ hay xã
hội bất minh?” khi truy tìm căn nguyên do đâu mà tệ nạn bạo lực phát triển đã
chỉ ra nguyên nhân từ sự mất lòng tin vào tính hiệu lực của pháp luật. Tác giả bài
báo cho rằng:
“…Lòng tin bị giảm sút có thể xuất phát từ sự chậm trễ của cơ quan hữu
trách trong việc can thiệp giải quyết các tranh chấp, sự thiên vị trong việc áp
dụng luật lệ, sự làm ngơ trước những nguy cơ đã được cảnh báo. Và khi người ta
đã không có niềm tin dựa vào pháp luật thì theo họ, tự giải quyết bằng bạo lực sẽ
trở thành cách thức hữu hiệu nhất để giải quyết tranh chấp, để giành lại phần
thắng hay sự công bằng một cách nhanh chóng. Bạo lực có đất phát triển sẽ kéo
theo sự phát triển các băng nhóm đâm thuê chém mướn, các đường dây buôn bán
vũ khí… Thiết nghĩ, nếu bộ máy tư pháp và hành pháp ở các cấp chính quyền cơ
sở tỏ rõ sự hiệu quả, nhanh nhạy và công minh trong việc điều hành giải quyết
các vụ tranh chấp sẽ góp phần quan trọng giảm bớt tệ nạn sử dụng vũ lực trong
xã hội” (Lê Minh Tiến, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Chủ nhật, 28/03/2010).
Tác giả Nguyên Nhung trong bài Bước hụt trong văn hóa ứng xử thì nhìn
nguyên nhân của tình trạng gia tăng bạo lực và ứng xử “luật rừng” từ cả hai phía,
chính quyền và công dân, và cho rằng, do “công dân Việt Nam chưa làm quen với
tinh thần thượng tôn pháp luật. Và cơ quan công quyền cũng chưa gánh đủ cái
gánh nặng mà người dân giao phó”.
Thực trạng gia tăng các hành vi bạo lực và ứng xử kiểu “luật rừng” nhƣ đã chỉ
ra trên đây là sự cảnh báo về vai trò của pháp luật và ý nghĩa của việc tạo ra một
môi trƣờng pháp lý nghiêm minh làm điểm tựa căn bản cho sự vận hành guồng
máy xã hội là quan trọng và bức thiết đến nhƣờng nào trong bối cảnh hiện nay.
1.2.2. Tính hiệu lực của các thiết chế thực thi pháp luật và chất lượng văn
bản pháp luật

50
Một hệ thống pháp luật chỉ có thể đƣợc vận hành dựa trên hệ thống văn bản
pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật. Các thiết chế thực thi pháp luật là
một hệ thống bao gồm:
a) Các cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao những quyền hạn và trách nhiệm thực
hiện các chức năng soạn thảo, phê chuẩn, ban hành pháp luật.
b) Các hoạt động đƣa pháp luật vào thực tiễn đời sống, bao gồm việc thực thi
pháp luật của các cơ quan hành pháp.
c) Các hoạt động của cơ quan tƣ pháp trong vai trò xét xử các hành vi vi phạm
pháp luật, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật đƣợc nghiêm minh.
Các thiết chế pháp luật đƣợc xây dựng dựa trên các qui định của pháp luật,
chịu sự chi phối của pháp luật, là công cụ quan trọng để bảo vệ pháp luật nhƣng
đồng thời cũng góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng các giá trị văn hóa
pháp luật và hiện thực hóa những giá trị ấy trong đời sống.
1.2.2.1. Thực trạng chất lượng của bộ máy công quyền
Có thể nói, mỗi mắt xích trong bộ máy nhà nƣớc đều hết sức quan trọng để
một xã hội phát triển ổn định, hài hòa, lành mạnh và tích cực. Tuy nhiên, trong
nhiều mắt xích mà mỗi khâu đều có vai trò quan trọng trong vị thế của nó thì hệ
thống và các thiết chế thực thi pháp luật có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi
kinh tế không thể phát triển, chính trị không thể ổn định và nền tảng đạo đức xã
hội không thể duy trì nếu công lý không đƣợc thực thi. Nhƣng công lý lại không
tồn tại trong những thuyết lý chung chung, mơ hồ mà nó đƣợc thiết lập bắt đầu từ
niềm tin của dân chúng vào những con ngƣời cụ thể trong vai trò đại diện cho
công lý. Nói cách khác, công lý không tồn tại ở những xã hội và từ những con
ngƣời không đem lại niềm tin cho công chúng. Bởi vậy, có thể nói, nền văn hóa
pháp luật của một quốc gia không chỉ biểu hiện, mà còn phụ thuộc vào tính hiệu
lực của các thiết chế thực thi pháp luật, trong đó trƣớc hết bắt đầu từ chất lƣợng
của bộ máy công quyền với nguồn lực con ngƣời là nhân tố quyết định. Để tạo
dựng đƣợc niềm tin của nhân dân vào pháp luật và thể chế nhà nƣớc, bộ máy
công quyền trƣớc hết phải minh bạch, với nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy
nhiên, gần đây niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền đang ngày càng

51
suy giảm trƣớc những hiện tƣợng tiêu cực đang diễn ra phổ biến, trở thành “quốc
nạn” ở các cơ quan công quyền hiện nay nhƣ chạy chức, chạy quyền, tham
nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực để nhũng nhiễu, gây khó khăn, tác hại nhiều
mặt đến đời sống xã hội.
Kết quả ban đầu của cuộc khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính do
UNDP phối hợp với VietNamNet thực hiện gần đây cho thấy, gần 70% ngƣời
dân khi đƣợc hỏi đã trả lời rằng họ phải đƣa thêm tiền mới giải quyết đƣợc công
việc liên quan đến thủ tục hành chính (Cứ “lót tay” việc mới “chạy”,
Vietnamnet,14-10-2010).
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, đại diện Uỷ ban Pháp luật QH đã nhận xét rằng:
“Công chức nhận tiền dễ dàng, nhận nhiều thấy quen, không có thì thấy thiếu”.
Còn nguyên Bộ trƣởng Tƣ pháp Nguyễn Đình Lộc trong ý kiến phát biểu tại
Quốc hội ngày 3/11/2006 đã cảnh báo thực trạng: "Ngƣời dân đang xem tiêu cực
trong lực lƣợng cảnh sát giao thông nhƣ điều đƣơng nhiên. Với ngành tòa án hiện
tƣợng "chạy án" đã không còn là chuyện hiếm. Ngƣời dân phải tập chung sống
với tiêu cực". Từ thực trạng ấy ông đề nghị Quốc hội phải có biện pháp chấn
chỉnh tình trạng tha hóa trong của một bộ phận cán bộ, công chức. Ông nói: "Tôi
cảm nhận đã đến lúc Quốc hội phải đặt lên bàn nghị sự này, không thể tránh, phải
nhìn thẳng sự thật". Cũng trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Đình Long thẳng
thắn nhìn nhận: "Vi phạm pháp luật ngày càng tăng, nhất là tham nhũng. Loại
hình tội phạm này đang trở nên phổ biến, diễn ra liên tục trong nhiều năm". Theo
ông Long, nguyên nhân của tình trạng báo động trên là bởi "đang diễn ra hiện
tƣợng tha hóa trong một bộ phận công chức".
Đơn cử nhƣ trong lĩnh vực quản lí đất đai – một trong những lĩnh vực đang
nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực hiện nay, nhà báo Đào Tuấn trên Blog Tuanddk
cho biết: “62% hộ phải chi, cao nhất là 80 triệu đồng, để được giải quyết nhanh
hồ sơ đất. 30,7% thừa nhận “phải bồi dưỡng” cho cán bộ. 33% doanh nghiệp
nói phải có “quà lót tay” hoặc “chi phí không chính thức”. Nhưng quan trọng
nhất là hai con số: 24,4% cán bộ địa chính thừa nhận có nhận môi giới, từ một
số việc cho tới “dịch vụ trọn gói”. 12% cán bộ thừa nhận “bắt tay” với trung
gian và 25% trung gian cho biết có “hợp tác với cán bộ”.

52
Những khảo sát của Thanh tra Chính phủ cho thấy 84% số hộ chuyển nhượng
nói hồ sơ của mình được cho là “có trục trặc”. Để giải quyết, người chấp nhận
gợi ý thì trực tiếp gặp cán bộ xin làm dịch vụ. 46% người khác đi qua cửa trung
gian. Tiền nào cũng phạm luật, chỉ khác một đằng là đưa tiền trực tiếp, một đằng
đưa gián tiếp. Nếu không chấp nhận “làm luật”, người dân sẽ gặp phải sự nhũng
nhiễu kéo dài. Một kỷ lục thời gian về việc hộ sơ gặp trục trặc, bị lưu giữ đã
được nêu ra: 3.000 ngày. Chính sự nhũng nhiễu của cán bộ đã tạo ra tầng lớp
trung gian mà dân chúng vấn gọi là cò. GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng
bộ Tài nguyên và môi trường dẫn khảo sát 600 ý kiến của cả người dân, các
doanh nghiệp và cán bộ để chỉ ra rằng tham nhũng trong đất đai liên quan mật
thiết đến “cò đất”. “Cò đất” sinh ra từ chính sự nhũng nhiễu, từ tham nhũng và
nó tác động ngược trở lại, khiến cho trục trặc liên tục phát sinh, nhũng nhiễu trở
thành căn bệnh cố hữu và tình trạng tham nhũng thêm nặng nề. Không phải vô
nguyên cớ mà người dân đã tổng kết rằng ở đâu có tham nhũng, ở đó có cò.
Không phải ngẫu nhiên và các vụ khiếu tố liên quan đến đất đai, với bình quân
10 vạn vụ mỗi năm, luôn chiếm trên 80% số lượng về đơn thư.
Có lẽ chưa có ở lĩnh vực nào, những chỉ số tham nhũng được nói tới rõ như
trong lĩnh vực đất đai. Câu chuyện tham nhũng có nghiêm trọng hay không? Có
đến mức độ “khâu nào cũng có thể tham nhũng”, “ở đâu cũng có tham nhũng”
hay không? Có lẽ tự những con số trên đã nói lên tất cả. Nhưng điều đáng quan
tâm hơn cả là khía cạnh công khai của những khoản tiền “chi phí không chính
thức”…. 24% cán bộ nhận tiền làm dịch vụ cho chính công việc mà họ đã được
trả lương để có nghĩa vụ phục vụ nhân dân… Bởi khi đã dám công khai thừa
nhận thì có nghĩa họ cho đó là việc bình thường, là lệ phí cần phải có. Tình trạng
12% cán bộ nhận “bắt tay” với trung gian thậm chí còn cho thấy đã có sự móc
nối rất rõ ràng. Và vì vậy, có thể tin rằng đất đai là lĩnh vực nhân dân gặp phải
sự nhũng nhiễu nhiều nhất mà con số 85% người dân mất chi phí rất cao khi làm
thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…”.
Tuy nhiên, một thực tế không kém phần nguy hiểm hơn là, các vụ việc tiêu
cực, vi phạm pháp luật trong các cơ quan công quyền lại không dễ phát hiện, mà
nếu có bị phát hiện thì cũng thƣờng không đƣợc xử lý nghiêm minh, đúng ngƣời

53
đúng tội, và cái kết cục phổ biến vẫn thƣờng thấy chỉ là những cụm từ mà dân
chúng nghe đã nhàm tai nhƣ “rút kinh nghiệm sâu sắc”, “phê bình nghiêm khắc”,
và cuối cùng thƣờng là “hòa cả làng”!
Điển hình là các vụ việc nổi cộm gây cho dƣ luận nhiều bức xúc, báo chí đã
tốn nhiều giấy mực, nhƣ nạn “mãi lộ” của cảnh sát giao thông, tình trạng xử lí
các hành vi vi phạm trong xây dựng, ô nhiễm môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực
phẩm… nhƣng cuối cùng cũng chỉ xử lí “ầu ơ” khiến cho tệ nạn này vẫn ngang
nhiên tồn tại nhƣ là sự thách thức dƣ luận và pháp luật. Chính vì các sai phạm
thƣờng đƣợc bao che, không bị xử lý nghiêm khắc cho nên các hành vi tiêu cực,
vi phạm pháp luật, coi thƣờng pháp luật, nhờn luật diễn ra rất phổ biến ở ngay
chính các cơ quan công quyền. Đó là hệ quả trực tiếp của việc lạm quyền của một
bộ phận quan chức khiến cho những mối quan hệ bất minh đƣợc hình thành dựa
trên sự liên kết bởi quyền lực và tiền bạc, đất đai, dự án,… mà báo chí đã vạch ra
vô số, khiến nạn tham nhũng trở thành “quốc nạn”.
Trong bối cảnh mà những hành vi vi phạm pháp luật, coi thƣờng pháp luật,
thách thức pháp luật đang diễn ra rất phổ biến và phức tạp hiện nay, có lẽ vấn đề
đáng quan tâm hơn cả đó là thực trạng vi phạm pháp luật của chính những ngƣời
làm luật đang diễn ra khá phổ biến. Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có
thể thấy các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra với ngay chính
những ngƣời đang cầm cân nảy mực, đang nhân danh công lý để bảo vệ và thực
thi pháp luật đã không còn là hiện tƣợng hiếm hoi, cá biệt, thậm chí còn xuất hiện
với một tần số ngày càng cao hơn, tính chất của vụ việc cũng ngày càng trầm
trọng hơn. Điển hình là các vụ việc gây bất bình trong dƣ luận gần đây nhƣ:
chánh án “xử không cần án”, chánh án, thẩm phán chạy án, kiểm sát viên, thƣ kí
tòa nhận hối lộ, chạy án, …
Bài báo Khi các quan tòa phạm tội của tác giả Nguyên Tấn
(Thesaigontimes.vn) với việc dẫn ra những vụ việc tiêu biểu mà báo chí đã đƣa
tin sẽ giúp chúng ta nhận diện đƣợc phần nào về thực trạng rất đáng lo ngại này:
“Quan tòa, ở xã hội nào cũng vậy, luôn được coi là biểu tượng của nền công
lý. Thế nhưng, một thực tế là ở nước ta danh sách các quan tòa bị vướng vào lao
lý đang càng ngày càng dài thêm.

54
Gần đây nhất, chỉ trong vòng tháng 6 và 7-2009, các phương tiện truyền
thông đưa tin ít nhất có bốn thẩm phán bị phát hiện, xử lý vì có dấu hiệu phạm
tội.
Ở trường hợp đầu tiên, mặc dù vụ án được giao chưa đưa ra xét xử nhưng
thẩm phán Đinh Xuân Tùng, TAND huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã tự ra một
quyết định trái pháp luật là công nhận thuận tình ly hôn cho nguyên đơn, và nhờ
“bửu bối” đó, người này đã “bỏ vợ” đi đăng ký kết hôn với người khác (theo
cand.com.vn, 14-7-2009).
Hai vụ tiếp theo là thẩm phán Lê Minh Hiếu, Phó chánh án TAND huyện Tam
Nông, Đồng Tháp và thẩm phán Bùi Đức Hải, Phó chánh án TAND huyện Sơn
Hòa, Phú Yên đều có hành vi nhũng nhiễu, vòi tiền của bị đơn, bị cáo trong khi
xét xử (theo thanhnien.com.vn, 4-6-2009; Lao động 4-8-2009).
Trường hợp thứ tư thì quan tòa lại đi chạy án cho bị can! Đó là vụ thẩm phán
Nguyễn Xuân Sơn, Phó chánh án TAND huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cất
công đến tận nhà riêng một quan chức thuộc cơ quan điều tra của tỉnh Phú Yên
để đưa phong bì hối lộ 30 triệu đồng nhằm “xin giúp đỡ xem xét, giảm nhẹ tội”
cho một đối tượng đang bị cơ quan này điều tra.
Không biết điều gì đã làm cho kẻ hối lộ liều lĩnh đến mức trong quá trình hối
lộ ngoài việc đưa phong bao còn xuất trình luôn cả thẻ chứng nhận thẩm phán
mang tên mình. Tấm thẻ do TAND Tối cao vừa cấp ngày 28-12-2008, có giá trị
đến cuối 2012 (Pháp luật TP.HCM, 11-7-2009).
Những chuyện tiêu cực đại loại như thế xảy ra, nhất là đối với các quan tòa
giữ vai trò cầm cân nảy mực của xã hội, phải được coi như một hiện tượng
“động trời”, trái với chuẩn mực tối thiểu về đạo đức nghề nghiệp nhưng giờ đây
trở thành những mẩu tin bình thường được xếp lẫn vào các thông tin tiêu cực
khác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đơn giản, bởi chúng cứ xảy ra
liên tục và mức độ “tày đình” càng lúc càng tăng.
Chỉ tranh chấp một cái nhà vệ sinh rộng 2,7 mét vuông thôi cũng bị vòi vĩnh
một cách trắng trợn! Vũ Văn Lương, nguyên thẩm phán TAND quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội, người được phân công xét xử vụ án nói trên, đã dùng những lời lẽ chẳng
khác gì “xã hội đen” để đe dọa, vòi 150 triệu đồng của bị đơn. Được biết, vị

55
thẩm phán này đã có thâm niên hàng chục năm ngồi xét xử và thời điểm bị kết án
15 năm tù do nhận hối lộ cũng là thời điểm ông ta sắp nghỉ hưu (Giadinh.net.vn,
20-6-2008).
Vì tiền, một quan tòa khác, Đinh Thị Hòa, nguyên thẩm phán TAND tỉnh Thái
Nguyên đã sẵn sàng nhận hối lộ để sửa bản án, giảm nhẹ tội cho các đối tượng
trong đường dây mua bán, vận chuyển hàng chục bánh heroin (Ngƣời Lao động,
29-9-2007).
Còn và còn rất nhiều những vụ bê bối tương tự được phát hiện liên quan đến
các quan tòa. Theo hội nghị triển khai công tác năm 2008 của ngành tòa án,
riêng trong năm 2007 đã có 35 cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Nếu tính trên tổng số khoảng 3.350 thẩm phán tòa án nhân dân
cấp huyện, tỉnh cả nước hiện nay thì số tiêu cực trong một năm này đã chiếm tới
1%, một con số nhức nhối! Nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ mới là những vụ việc lẻ
tẻ bị phát hiện”.
Từ thực trạng đáng báo động đỏ này, tác giả bài báo bình luận:
“Công lý đưa lại niềm tin cho dân chúng, làm tiền đề cho sự tồn tại và phát
triển xã hội nhưng công lý sẽ khó có thể được tạo dựng một khi đạo đức của một
số người cầm cân nảy mực đang trên đà suy đồi...”.
Nhìn ra phƣơng Tây, tác giả cho biết, ở đó, “hiện tượng tham nhũng trong
giới quan tòa xảy ra rất hãn hữu. Tại Mỹ, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ, từ năm 1789 đến nay chỉ có 7 thẩm phán bị kết án phạm tội.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam kể, mới đây ông có tháp tùng đoàn thẩm phán của Việt Nam
sang Anh. Khi đến thăm tòa án, một thẩm phán của ta hỏi: “Ở Anh, nếu thẩm
phán nhận hối lộ thì xử lý ra sao?”. Vị thẩm phán nước bạn trố mắt như bị xúc
phạm: “Nhận hối lộ ư? Tôi đã làm việc ở đây 40 năm nhưng chưa bao giờ nghe
hoặc chứng kiến có chuyện ấy xảy ra”.
Phản ánh thực trạng chạy án nhƣ một vấn nạn nhức nhối hiện nay, trên báo
Thanh niên, tác giả Thanh Thảo trong bài: "Chạy án và...” đã viết:
…Đúng là không ai cho không ai cái gì, nhưng sự nghiệt ngã ở ta đã khiến
"công nghệ chạy" ăn sâu vào tiềm thức rất nhiều người, dĩ nhiên chiếm số đông

56
nhất là quan chức - những người có việc phải "chạy" và có khả năng để "chạy"…
Phải nói, từ lâu nay, đã có không ít những vụ "chạy án" thành công, chí ít cũng
thành công một nửa. Nếu không, "công nghệ" này chẳng thể phát triển như vậy.
"Đích đến" của những cuộc chạy này dĩ nhiên là các cơ quan bảo vệ pháp luật,
các "công bộc" bảo vệ pháp luật. Nguyễn Mậu Thôn - cái tên nghe rất dân dã -
chỉ là “một trong số” những "chuyên gia" chạy án. Thuyết "chăn voi" cũng vậy.
Ma trận nào cũng có đường vào, và mê cung nào cũng có lối thoát, nhưng giải
được bài toán đó là cực khó. Trong khi, các cơ quan bảo vệ luật pháp của ta, về
danh chính ngôn thuận là rất rõ ràng, rất minh bạch, nhưng trong thực tế lại
luôn có những chỗ khá "nhòe mờ", hàm chứa một kiểu "lô-gích mờ" rất nước đôi
mà lắm khi người ta phải hiểu "dzậy mà không phải dzậy" hay "không phải dzậy
mà dzậy". ...Chuyện "chạy án" ở ta hóa ra cũng không quá khó (Thanh Thảo,
Thanh Niên, Thứ năm, 13/04/2006).
TS Nguyễn Đức Mậu trong bài viết trên Báo lao động đã phản ánh thực trạng
chạy án nhƣ một hiện tƣợng phổ biến trong xã hội hiện nay khi đặt ra và trả lời
câu hỏi: Chạy án - chạy ai?
“Đang có một cuộc điều tra quy mô về vụ án "chạy án" liên quan đến những
vụ tiêu cực ở PMU18 thuộc Bộ GTVT. Đây không phải là lần đầu tiên các công
dân của ta được nghe nói đến "tệ nạn chạy án". Nói cho cùng thì "chạy án" là
một hiện tượng không phổ biến trong lịch sử, nó dường như chỉ xảy ra trong một
hoàn cảnh xã hội "đặc biệt". Từ điển tiếng Việt bị bổ sung các từ vốn gây nên sự
nhức nhối xã hội: Chạy án, chạy chức. Lịch sử tiếng Việt chưa từng xuất hiện các
từ như thế và lịch sử quốc luật, hình luật nước ta cũng chưa từng xuất hiện các
tội danh như thế. Nếu có cái nội dung đó thì cũng chưa đạt đến mức... "chạy".
Quy luật cung cầu về phương diện này dường như vừa thể hiện nhanh nhất vừa
biểu hiện đầy đủ nhất, hay nói đúng hơn là sản phẩm đầy tội lỗi của cái cơ chế
"xin", "cho", của thứ quyền lực đứng trên luật pháp hay đẻ ra "luật pháp" từ các
quyền lợi của cá nhân tha hoá nhưng có quyền lực và có nhiều tiền.Từ "ai chạy?"
đến "chạy ai?". Trả lời câu hỏi này một cách minh bạch thì thực sự là một thách
đố nhưng đó mới thực sự biểu hiện một quyết tâm - và không chỉ của quyết tâm,
mà là biểu hiện của một tinh thần pháp luật. Chưa trả lời được câu hỏi này nghĩa

57
là vẫn tồn tại vùng cấm, vùng bí hiểm, từ đây, tất nhiên trong lại đặt ra nhiều câu
hỏi và vấn đề lòng tin bị thử thách. Nhưng câu hỏi vẫn là câu hỏi mang tính vụ,
việc. Vấn đề vẫn được tiếp tục là có phải đã và đang tồn tại sự can thiệp vào
pháp luật? Và pháp luật cũng có thể bị can thiệp từ một vài cá nhân? Nếu không
có chuyện can thiệp như thế thì không thể xảy ra chuyện "chạy án". Tính độc lập
của luật pháp sẽ luôn bị đe doạ (Báo Lao động , Thứ bảy, 01/04/2006).
Các thông tin trên đây về các vụ việc vi phạm pháp luật của các cán bộ công
chức đang đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, thực thi công lí cho dù chỉ là
hiện tƣợng “con sâu làm rầu nồi canh” nhƣng đã khiến cho dự luận thực sự lo
ngại về tình trạng lạm quyền, mà thực chất đó là hành vi chà đạp lên pháp luật,
vô hiệu hóa pháp luật của chính những ngƣời đang đại diện cho các cơ quan pháp
luật. Có thể nói, ngƣời làm luật đƣợc chính thức trao quyền áp đặt khuôn mẫu xử
sự lên toàn xã hội, bởi vậy họ chính là tấm gƣơng mẫu mực để các chủ thể quan
hệ xã hội noi theo. Nếu văn hóa ứng xử của ngƣời thực thi pháp luật không chuẩn
mực thì pháp luật sẽ có nguy cơ bị lạm dụng, và thay vì để tổ chức hành vi của
chủ thể trong đời sống pháp lý, nó sẽ trở thành công cụ để chống lại pháp luật.
Ngay ở các nƣớc có nền văn hoá pháp luật lâu đời, có tinh thần thƣợng tôn pháp
luật cao, ngƣời ta vẫn ý thức rằng, muốn pháp luật đƣợc tôn trọng một cách phổ
biến, nghĩa là bằng ý thức công dân tự giác, thì trƣớc hết nhà chức trách công
phải nêu gƣơng. Huống chi ở nƣớc ta hiện nay, tinh thần thƣợng tôn pháp luật
đang chỉ là mục tiêu phấn đấu. Trong điều kiện chính ngƣời nắm giữ quyền thực
thi pháp luật lại là ngƣời tìm cách vô hiệu hoá luật thì việc ngƣời dân thƣờng
không tuân thủ pháp luật thực ra chỉ là sự bắt chƣớc tự nhiên, phù hợp với logic
của mối quan hệ giữa ngƣời quản lý và ngƣời đƣợc quản lý. Bởi vậy, những câu
chuyện đáng buồn trên đây khiến chúng ta không thể không đặt câu hỏi, rằng,
ngƣời dân làm sao có thể tin vào sự công minh và tính chuẩn mực của pháp luật,
khi nó đang bị điều khiển bởi những ngƣời hành xử bất chấp pháp luật nhƣ vậy?
Từ thực trạng này, tác giả Huy Đức (trong bài báo Công lý và các quan toà)
khẳng định: “Quan toà là những con người đòi hỏi phải có cả năng lực và phẩm
giá. Làm sao thuyết phục là công lý đã được phán quyết, khi những người đưa ra
những phán quyết ấy không đáng tin cậy cả về năng lực lẫn đạo đức cá

58
nhân…Lòng tin vào công lý phải bắt đầu được kiến tạo kể từ trong quy trình bổ
nhiệm một quan tòa” (Huy Đức, Công lý và các quan toà, Sài Gòn tiếp thị
Online, Thứ tƣ, 14/01/2009). Và cũng cần nói thêm rằng, nhân cách, phẩm chất
và cách hành xử của những ngƣời thực thi pháp luật chính là tiêu chí đầu tiên để
đo lƣờng chất lƣợng của một nền văn hóa pháp luật.
Bài tƣờng thuật sau đây của nhà báo Trƣờng Uy về cuộc trả lời chất vấn
của ông Chánh án Tòa án tối cao Nguyễn Văn Hiện tại kì họp thứ X, Quốc hội
khóa XI, đã cho chúng ta thấy rõ hơn những chuyện “bếp núc” phía sau của
ngành tòa án. Từ những thông tin đƣợc cung cấp bởi ngƣời đứng đầu ngành tòa
án khiến chúng ta không khỏi giật mình về cung cách bổ nhiệm cũng nhƣ thực
trạng chất lƣợng nguồn lực con ngƣời của ngành tòa án ở nƣớc ta hiện nay. Đồng
thời qua đây cũng giúp chúng ta lí giải về tình trạng tha hóa nhân cách và phẩm
chất của một bộ phận các vị quan tòa đang diễn ra ở mức đáng báo động nhƣ hiện
nay.
“Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện trả lời trước Quốc
hội”:
Phần giải trình của chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện đã
làm “bùng nổ” diễn đàn Quốc hội (QH) sáng qua 27-11. Các đại biểu QH đặt vấn
đề: chất lƣợng thẩm phán nhƣ vậy thì làm sao tránh khỏi án oan sai?
“Không “vơ vét” thì “chiếu cố”!
Đăng đàn giải trình trước QH, chánh án Nguyễn Văn Hiện đưa ra những con
số rất ảm đạm cho thấy ngành công an, kiểm sát còn thiếu điều tra viên, kiểm sát
viên trầm trọng. Riêng ngành tòa án, ông cho biết năm 2005 toàn ngành thiếu
đến 1.116 thẩm phán, do đó trong 4 -5 năm năm qua ngành đã “tạm gọi là vơ
vét, tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ …", tận dụng lực lượng
đã có và bổ nhiệm thêm các thẩm phán chưa đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, dù đã “vơ vét”, song do số lượng vụ án thụ lý tăng nên đến nay
vẫn còn thiếu 900 thẩm phán! Rất nhiều đại biểu (ĐB) QH đã tỏ thái độ bức xúc.
ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) chỉ trích việc “vơ vét” những người không đủ
tiêu chuẩn vào đội ngũ thẩm phán như vậy sẽ dẫn đến xét xử bỏ lọt tội phạm và
oan sai.

59
ĐB Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) cho rằng việc “vơ vét” là điều kiêng kị vì
thẩm phán phải được chọn lọc, tuyển chọn rất kỹ, vì vậy ông khẳng định thà thiếu
chứ không thể “vơ vét” thẩm phán. Còn ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) yêu
cầu ông chánh án không nên dùng từ “vơ vét”, ông nhấn mạnh: “Ông chánh án
phải cẩn trọng khi dùng từ như vậy”…
Bối rối trước sự phản ứng của các ĐB, chánh án Nguyễn Văn Hiện đã phải
hai lần xin “đính chính” không phải là “vơ vét”, mà đúng ra là “chiếu cố một số
trường hợp trình độ chuyên môn còn yếu một chút ở một số nơi để bổ nhiệm thẩm
phán rồi động viên, mong anh em hoàn thành nhiệm vụ”.
Song sự “chiếu cố” đó lại tiếp tục làm các ĐBQH không hài lòng, đặt vấn đề
về hậu quả của sự “chiếu cố”: tình hình hủy án, sửa án và oan sai diễn ra ở
nhiều nơi. ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) hỏi trong số hơn 9.000 vụ hủy
án, sửa án trong năm 2005, có bao nhiêu vụ do nguyên nhân chủ quan của thẩm
phán?
ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa – Vũng Tàu) đoan chắc số vụ án hủy, sửa
không dừng lại ở con số 9.000, vì có rất nhiều người do không đủ tiền hầu tòa
nên đã bỏ cuộc. Bà Xinh nhấn mạnh từ trước đến nay chưa thấy tòa án tự kỷ luật
thẩm phán nào, chỉ khi nào báo chí phát hiện rồi mới xử lý...
Ông chánh án ở đâu?
Theo ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh, có nhiều thẩm phán “cố tình đạp lên pháp
luật mà đi”, và lấy dẫn chứng vụ nhà 83 Đội Cấn (Hà Nội) đã được các ĐBQH
đặt vấn đề qua năm kỳ họp QH rồi mà vẫn chưa giải quyết được. Bà Xinh hỏi: do
năng lực thẩm phán kém hay do “chạy án”?
ĐB Nguyễn Thị Việt Nhân (Kiên Giang) phàn nàn, dù chánh án Nguyễn Văn
Hiện đã gần kết thúc nhiệm kỳ năm năm rồi mà vẫn chưa một lần đến Kiên
Giang làm việc với các tòa địa phương, khiến dư luận tại tòa án địa phương hay
nói rằng “ổng ngồi ở trên hoài”. Ông Hiện thừa nhận chưa đến Kiên Giang, chỉ
có cấp phó của ông đi, tới đây ông mới đi!
ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Nông) hỏi có nhiều người dân qua hết các cấp xét
xử rồi mà vẫn còn cảm thấy bị oan, có gặp được ông chánh án không? Chánh án
Hiện nói rằng sẵn sàng, song hiện nay 1/3 thời gian làm việc của ông là dành

60
cho QH, Trung ương, thời gian rất bận,“không thể ai cũng gặp được!” (Trƣờng
Uy, Báo Tuổi trẻ thứ 3, 28/11/2006).
Có thể nói, tòa án là một trong ba trụ cột của hệ thống chính trị. Để xã hội ổn
định và phát triển bền vững thì ngành tòa án đóng vai trò rất quan trọng, trong đó
yếu tố quyết định đầu tiên là ở việc lựa chọn ngƣời "cầm cân nảy mực". Bởi vậy,
chính việc lựa chọn ngƣời “cầm cân nảy mực” theo kiểu “vơ vét” và “châm
chƣớc” nhƣ vậy đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng xét xử của tòa án và
cũng là nguyên nhân của những vụ tiêu cực trong xét xử đang ngày càng trở nên
phổ biến hiện nay.
1.2.2.2. Thực trạng về chất lượng xét xử của tòa án
Một môi trƣờng văn hóa pháp luật cao không chỉ biểu hiện ở năng lực và
phẩm chất của những ngƣời thực thi pháp luật, mà cùng với đó, chất lƣợng xét xử
của tòa án – một phƣơng diện biểu hiện của văn hóa pháp đình cũng là một tiêu
chí quan trọng. Vậy thực trạng chất lƣợng xét xử của tòa án hiện nay nhƣ thế
nào?
Ông Trần Thế Vƣợng Trƣởng ban Dân nguyện của Quốc hội trong cuộc trả lời
phỏng vấn PV báo Tiền phong bên lề Quốc hội chiều 24/10/2008 đã cho biết, tình
hình dân khiếu nại, đề nghị xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm các bản
án đã có hiệu lực diễn ra từ nhiều năm nay. Riêng năm 2008 TANDTC đã thụ lý
hơn 11.000 đơn khiếu nại, đã xem xét hơn 5.000 đơn, còn hơn 6.000 đơn chƣa
đƣợc xem xét. Những con số này cho thấy chất lƣợng xét xử hiện đang là vấn đề
rất đáng quan tâm, bởi không chỉ số lƣợng vụ án tồn đọng rất nhiều, mà tỷ lệ các
vụ án oan sai, theo ông Trần Thế Vƣợng, cũng rất cao, trên 10% (Nguyễn Tuấn
thực hiện, Tienphong online, 25/10/2008). Còn vào thời điểm cuối năm 2009,
theo số liệu đƣợc Thanh tra Chính phủ công bố tại buổi tổng kết ngành năm
2009, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho hơn 2.000 ngƣời.
Trƣớc đó, theo báo cáo của Bộ Tƣ pháp tại phiên họp Uỷ ban Thƣờng vụ
Quốc hội ngày 19 tháng 4 năm 2007, có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi
hành đƣợc, chiếm 48% số vụ việc. Nhƣ vậy là gần một nửa án dân sự không
đƣợc thi hành, có nghĩa là bản án dù đƣợc tuyên nhƣng việc thực thi không có
hiệu lực, do đó vẫn không xác lập đƣợc sự công bằng thực sự trong xã hội. Trên

61
thực tế, đã có nhiều cá nhân, tổ chức đƣợc tòa án xác định phần thắng trong tranh
chấp dân sự, nhƣng mất nhiều năm họ vẫn không đòi đƣợc quyền lợi hợp pháp
của mình do sự bất lực của cơ quan thi hành án.
Trong bài báo “Phận dân và luật nước” nhà báo Sáu Nghệ cũng đƣa ra những
con số báo động về tình trạng gia tăng các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Bài báo viết:
“Xấp xỉ bốn năm trước, ngày 1-11-2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI,
Tổng Thanh tra Chính phủ đã cảnh báo: "Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn cả nước diễn biến không bình thường". Câu nói này đến nay vẫn nóng bỏng
tính thời sự. Năm 2007, tăng đột biến với con số: 240.584 lượt người khiếu nại.
Những năm tiếp theo, số lượt người khiếu nại tiếp tục tăng lên. Mới đây, ngày
27-9-2010, báo cáo của Chính phủ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
cho biết, số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại tố cáo năm 2010
tăng 23,7% so với năm 2009. Rõ ràng vấn đề hiện nay không phải công dân mà
là quan chức, phải tìm hiểu và nghiêm túc thi hành những giá trị cao cả của luật
pháp: bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền. Giá trị của luật pháp không nằm trên
giấy hay ở lời nói mà đúng bằng giá trị của sự thực hiện luật ấy trong cuộc sống.
Với giá trị hiện thực ấy, luật pháp tạo nên niềm tin của dân chúng và được dân
chúng thừa nhận. Niềm tin của dân chúng làm nên sức mạnh của bộ máy chính
quyền” (Tiền Phong, Thứ bảy, 30/10/2010).
Tỷ lệ và số lƣợng các vụ án tồn đọng, oan sai và sự gia tăng số lƣợng các vụ
việc khiếu nại, tố cáo trong thời gian gần đây đã đủ để dƣ luận phải gióng lên hồi
chuông báo động về chất lƣợng xét xử của hệ thống tƣ pháp cùng với trình độ
năng lực, đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời đang nắm giữ cán cân công lí.
Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động của hệ thống tòa án chƣa mang lại hiệu
quả và công bằng cho xã hội. Đằng sau con số hàng trăm ngàn vụ án tồn đọng,
oan sai hàng năm là bao nhiêu số phận con ngƣời phải chịu thiệt thòi, oan khuất,
và hơn thế nữa, các vụ án oan không chỉ liên quan đến nạn nhân, đến một số
ngƣời của vụ án mà thôi. Phần nhiều sự oan sai có hệ lụy không nhỏ trong đời
sống xã hội vì nó liên quan tới niềm tin của cộng đồng về công lý. Trong số các
vụ án oan sai, có thể không ít vụ việc ngƣời dân phải đeo đuổi với thời gian tính
bằng năm, thậm chí hàng chục năm mới có kết quả nhƣ nhiều câu chuyện khó tin

62
mà có thật đƣợc phản ánh trong các bài báo nhƣ: Chính quyền tắc trách, dân
khiếu kiện suốt 11 năm (Tùng Quang, Sài Gòn Tiếp thị); 16 năm đi kiện cơ quan
điều tra (vnexpress.net/GL/Phap-luat/2008/08/3).
Có lẽ rất nhiều tâm trạng hiện nay cùng thấm thía câu thành ngữ mà cha ông
đã truyền lại từ thời xƣa:“đƣợc vạ má đã sƣng”! Không chỉ tốn kém tiền của để
đeo đuổi các vụ khiếu kiện mà nhiều trƣờng hợp còn bị tổn hại tinh thần, đánh
mất danh dự, niềm tin... Chỉ những ngƣời đã từng trải qua những cảnh ngộ ấy
mới hiểu đƣợc những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau một lời tuyên án của quan tòa.
Hiển nhiên là ai cũng hiểu rằng, mọi ngƣời khi làm bất cứ việc gì, cũng nhƣ mọi
nhân viên công quyền đều có thể phạm sai lầm. Nhƣng sai lầm của tòa án sẽ để
lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan tới số phận con ngƣời. Dƣ luận
từng biết câu chuyện cả một đại gia đình lâm khổ nạn nhiều năm trong vụ án
Vườn điều; rồi vụ xử tử tù Huỳnh Văn Nam ở Đồng Nai có dấu hiệu oan sai
nhƣng đã chết vì bệnh, không đợi đƣợc ngày có kháng nghị; và mới đây, dƣ luận
hẳn chƣa quên vụ 3 thanh niên Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi và Nguyễn
Đình Kiên thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay là
PhƣờngYên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) đƣợc Tòa án tối cao tuyên bố vô tội
và trả tự do sau gần 10 năm ngồi tù oan khuất vì bị kết tội hiếp dâm và cƣớp tài
sản. Có thể nói đây là một vụ án oan sai điển hình mà nguyên nhân là do những
sai phạm ở thái độ làm việc vô trách nhiệm trong tất cả các khâu của quá trình tố
tụng, từ cơ quan điều tra cho đến viện kiểm sát và tòa án. Trả lời phỏng vấn của
PV VnExpress, ông Lê Hữu Thể Viện phó VKSND Tối cao nói:
“Vụ án này xảy ra cách đây 10 năm, đã được truy tố, xét xử qua 2 cấp và bản
án có hiệu lực pháp luật, các bị án đã thi hành án được gần 10 năm.Vừa qua
VKSND Tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (…) Kháng nghị của
VKS Tối cao đã nêu ra 9 sai sót trong quá trình tố tụng. Các sai sót nêu ra đều
rất quan trọng, là cơ sở để VKS Tối cao kháng nghị. Điều cần nhấn mạnh là quá
trình điều tra, truy tố, xét xử đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và quy
định cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự”.
Về những sai sót trong quá trình điều tra, ông cho rằng: “Đây không phải là
vụ án quá khó, vì người bị hại đã nhận diện được đặc điểm của những kẻ gây án.

63
Hung khí gây án cũng được xác định. Người bị hại đã giữ lại được vật chứng mà
thủ phạm bỏ lại hiện trường, trình báo và giao nộp ngay cho cơ quan điều tra.
Dấu vết của tội phạm (dấu vết sinh học) đang còn để lại trên người nạn nhân bị
hiếp dâm. Có nhiều nhân chứng xác định sự ngoại phạm của các bị cáo (...). Nếu
quá trình điều tra tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
về khám nghiệm hiện trường, thu giữ và nhận dạng vật chứng, nhận dạng người,
lấy lời khai các nhân chứng thì sẽ không có những sai phạm như kháng nghị đã
nêu (…).
Về những sai sót trong khâu xét xử, ông cũng khẳng định:“Khi xét xử, tòa án
đã không xem xét, đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng, toàn diện, khách quan các tài liệu
có trong hồ sơ vụ án dẫn tới việc ra một bản án không phù hợp với diễn biến
khách quan của vụ án. Những sai sót, vi phạm trên là do việc nghiên cứu hồ sơ
vụ án chưa kỹ của những người được phân công trực tiếp xử lý vụ án này”.
Khi đƣợc hỏi đánh giá của ông về vai trò của đại diện VKS tại 2 phiên tòa xét
xử vụ án này, ông cho rằng:
“Trách nhiệm của kiểm sát viên không chỉ tại phiên tòa mà ngay trong quá
trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án. Suốt quá trình điều tra,
kiểm sát viên đã không phát hiện những vi phạm, thiếu sót của cơ quan điều tra
trong việc thu giữ, nhận dạng vật chứng, khám nghiệm hiện trường để yêu cầu
khắc phục.
Tại cả hai phiên tòa xét xử, những vi phạm, thiếu sót của hội đồng xét xử cũng
có trách nhiệm của kiểm sát viên, vì đã không thực hiện hết trách nhiệm mà Bộ
luật tố tụng hình sự quy định…”. (Vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/06/3)
Sau 10 năm ngồi tù, cuối cùng ba thanh niên cũng đã đƣợc minh oan, nhƣng
rồi cuộc sống và tƣơng lai của họ sẽ ra sao khi những năm tháng tuổi trẻ đã bị
chôn vùi một cách oan nghiệt sau song sắt nhà tù?
Trên đây là một vụ án oan sai điển hình trong nhiều vụ án oan sai khác mà
nguyên nhân là do thái độ làm việc vô trách nhiệm cùng với sự yếu kém về năng
lực chuyên môn của các cơ quan điều tra, xét xử – hệ quả trực tiếp của việc bổ
nhiệm cán bộ kiểu “vơ vét” và “châm chƣớc” cho đủ số lƣợng nhƣ ông Chánh án
Tòa tối cao đã từng phát biểu trƣớc Quốc hội.

64
Tuy nhiên, còn một dạng án oan sai khác lại có nguyên nhân từ sự tha hóa của
một bộ phận trong đội ngũ những ngƣời thực thi pháp luật, là hệ quả tất yếu của
tệ nạn hối lộ, chạy án nhƣ thực trạng đã đƣợc chỉ ra ở phần trên, khiến cho cán
cân công lý bị xô lệch, bẻ cong. Dƣ luận bất bình và thậm chí phẫn nộ trong một
thời gian dài về những phán quyết bất công của tòa án nhân dân TP Cần Thơ
trong vụ án bà Ba Sƣơng, hay của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đaklăk khi cơ
quan này tuyên bố không khởi tố bị can trong vụ một ngƣời phụ nữ đi mót cà phê
bị chủ trại thả chó cắn chết. Công luận nhìn thấy đằng sau những phán quyết gây
sốc ấy còn chứa nhiều uẩn khúc khiến không thể không đặt câu hỏi: phải chăng
cán cân công lý đã bị xô lệch bởi sự chi phối của quyền lực và đồng tiền?
Đây là phần trích đăng bài viết của một bạn đọc trên VnExpress:
Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc:
“Đọc bản kết luận của Công an TP. Buôn Mê Thuột tôi cảm thấy nó khá
“suông”, “suông” ở chỗ Công an TP. Buôn Mê Thuột đã chưa thể hiện hết trách
nhiệm của một cơ quan điều tra, tôi có cảm giác họ chỉ ghi nhận lại sự việc và
đưa ra phán quyết “không khởi tố” theo một cảm nhận chủ quan nào đó.
Trong vụ án này, chứng cứ để xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan
là lời khai của các nhân chứng. Tôi thấy làm lạ khi có khá nhiều lời nhân chứng
khai trùng khớp với nhau về sự việc (…). Thế nhưng các lời khai này vẫn chưa
được xem xét một cách thấu đáo, thậm chí bị bỏ qua (…).
Trong một vụ án hình sự đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận như sự
việc này mà có nhiều tình tiết phức tạp thì điều đầu tiên CSĐT Công an TP Buôn
Mê Thuột cần phải làm là khởi tố vụ án. Việc khởi tố vụ án nhằm tạo tiền đề cho
việc điều tra xem xét vụ án một cách toàn diện. Vậy sao lại ra quyết định không
khởi tố vụ án khi nhiều chứng cứ chưa được làm rõ? Nếu chưa được làm rõ mà
đã kết luận là không khởi tố vụ án thì liệu có khách quan không?
Đây chính là những điều tôi cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của
CSĐT Công an TP. Buôn Mê Thuột vội vàng và chứa đựng nhiều uẩn khúc”.
(Theo VnExpress,03/03/2010).
Còn ở Lâm Đồng, những bản án “kỳ lạ” của bà thẩm phán Phan Thị Lệ Thuỷ
cũng là đề tài của nhiều bài báo gây bức xúc trong dƣ luận. Báo CATPHCM ra

65
ngày 6-9-2008 có bài phản ánh về vụ án đòi thừa kế của một Việt kiều quốc tịch
Úc, bà thẩm phán Phan Thị Lệ Thuỷ (Toà dân sự TAND tỉnh Lâm Đồng) đã
tuyên một bản án bất chấp pháp luật bất chấp đạo lý, đổi trắng thay đen, gây thiệt
hại cho quyền lợi chính đáng của bị đơn. Sau khi báo phát hành, Tòa phúc thẩm
TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên huỷ án, trả hồ sơ cho TAND tỉnh Lâm Đồng
xét xử lại. Sau đó, báo CATP tiếp tục nhận đƣợc đơn thƣ của nhiều ngƣời tố cáo
thẩm phán này đã xử nhiều vụ án gây oan sai, đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh
chịu uất ức, thiệt thòi, gây dƣ luận xấu trong xã hội mà đằng sau những vụ án oan
sai ấy ngƣời ta nhận thấy “ có mùi áp phe”. Tiếp đó, trong hai tháng 9, 10-2008
báo Công an TP. Hồ Chí Minh có loạt bài phản ánh về những sai phạm trong rất
nhiều vụ án của thẩm phán Phan Thị Lệ Thủy. Loạt bài đã gây chú ý dƣ luận,
đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ. Sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, từng bƣớc
làm sáng tỏ “bí ẩn” trong những bản án oan sai...
Còn đây là một vụ xử án đƣợc coi là “chƣa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng”,
bởi nó là điển hình cho sự “Thách thức dư luận và pháp luật”:
“Ông Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định hoãn thi hành án cho
hai bị án Nguyễn Hoàng Huynh và Thái Văn Nghĩa với thời hạn 12 tháng. Sau
đó, đề nghị TAND Tối cao xét đặc xá cho hai bị án này. Vụ việc này có lẽ chưa
từng xảy ra trong lịch sử tố tụng.
Ông Nguyễn Hoàng Huynh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai - bị TAND Tối cao tại TPHCM tuyên phạt 3 năm tù giam vì hai tội
“cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm
trọng” và “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Thái Văn Nghĩa
- cấp dưới của ông Huynh - bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về ba tội, ngoài hai
tội như ông Huynh, thêm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ”.
…Căn cứ các quy định hoãn và miễn chấp hành án, cả hai phạm nhân Huynh
và Nghĩa chưa phải là đối tượng được xem xét.
Nhưng từ quy định nhân đạo của pháp luật, người ta đã vận dụng để thực
hiện mục đích riêng. Sự bất thường ở trong trường hợp này là hai ông Huynh và
Nghĩa vẫn còn đi lại bình thường, nhưng được cơ quan giám định pháp y và tòa

66
án phối hợp hỗ trợ để có được “quyền ưu tiên”... Ở đây chưa đặt ra vấn đề tiêu
cực, nhưng đã cho thấy có dấu hiệu về sự cấu kết của các mối quan hệ quyền lực
để thực hiện việc hoãn và miễn hình phạt cho tội phạm.
Còn có rất nhiều phạm nhân bị bệnh nặng thực sự, chịu đau khổ triền miên
trong lao tù, đang chờ đợi hoãn hình phạt để điều trị bệnh tật nhưng chưa được.
Trong lúc đó, hai bị án Huynh và Nghĩa nhởn nhơ ở ngoài, lại được xét đề nghị
đặc xá. Việc làm này là thách thức dư luận, thách thức pháp luật. Vụ án liên
quan đến hai vị này xảy ra là tham nhũng đất đai - rất nóng ở địa phương, lòng
dân không phục. Nay lại thêm vụ hoãn thi hành án và đề nghị đặc xá thiếu khách
quan này thì dân càng không phục, không tin (Lê Thanh Phong Tuổi trẻ,Thứ ba,
31-8-2010).
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo phản ánh, bày tỏ sự bức xúc về những ngƣời
thực thi luật pháp vừa thiếu tầm vừa thiếu tâm lẫn đức, mà hệ quả là nhiều vụ án
đã bị xử oan sai dƣới nhiều dạng khác nhau. Có thể kể ra những bài báo với
những vụ việc tiêu biểu nhƣ: Chính quyền tắc trách, dân khiếu kiện suốt 11 năm;
16 năm đi kiện cơ quan điều tra; Cán cân công lý đã lệch?; Thách thức dư luận
và pháp luật; Còn bao nhiêu những vụ án oan sai đau lòng; Nghĩ về số phận
những người bị bắt oan…; Xử oan và sửa sai…
Nhƣ vậy qua những con số đƣợc công bố về số lƣợng các vụ án tồn đọng, oan
sai và những bằng chứng là những vụ việc thực tế đƣợc dẫn ra trên đây có thể
thấy, thực trạng chất lƣợng xét xử của tòa án hiện nay đang làm suy giảm nghiêm
trọng niềm tin của ngƣời dân vào cơ quan bảo vệ và thực thi công lý và cũng là
minh chứng xác thực cho lời nhận xét của ông Trịnh Hồng Dƣơng (nguyên
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao): “Luật Việt Nam xử thế nào cũng đƣợc. Xử
thắng cũng đƣợc, xử thua cũng đƣợc, xử hòa cũng đƣợc…”.
Mổ xẻ nguyên nhân của thực trạng này có thể thấy, án oan sai xảy ra vì nhiều
lẽ. Tại hội thảo “Vấn đề cải cách tƣ pháp và phòng chống oan sai trong tố tụng
hình sự” do Liên đoàn luật sƣ Việt Nam tổ chức ngày 28.10.2009 tại Hà Nội, các
nguyên nhân oan, sai xảy ra trong tố tụng hình sự đƣợc chỉ ra cả từ hai phía,
khách quan và chủ quan. Các lý do đƣợc chỉ ra là: do cơ quan tố tụng không làm
đúng trách nhiệm; do còn có những hiện tƣợng tiêu cực; do luật còn nhiều "kẽ

67
hở”; do trình độ chuyên môn của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn non
yếu...
Tác giả Lê Thanh Phong trong bài “Sự “vô nghĩa" của pháp luật!” thì cho
rằng:
“Do công tác điều tra, sưu tầm chứng cứ buộc tội tắc trách hay tệ hơn, ép
cung hoặc dùng nhục hình. Do luật sư biện hộ kém cỏi hoặc không được tạo điều
kiện bào chữa hiệu quả. Do trình độ và công tâm của các vị thẩm phán, những
người cầm cân nẩy mực yếu kém. Còn do cả phía người bị xử và thân nhân, nhất
là nông dân, không am hiểu pháp luật và cạn nghĩ v.v... Nhưng điều đáng lo ngại
nhất vẫn là sự vô cảm của một số người thực thi pháp luật. Bởi nếu quan tâm đến
số phận người khác, có một cái tâm trong trẻo thì dù trình độ yếu, nhân viên
công quyền nào cũng có thể đưa lại sự công bằng và lẽ phải”. (Báo Lao động,
Thứ tƣ, 23/04/2008).
Từ thực tế đã đƣợc khảo sát, chúng tôi nhận thấy các vụ án oan, sai có thể
phân ra hai dạng:
a) Loại xử oan sai không cố ý: đây là những vụ án oan, sai mà nguyên nhân là
do, hoặc là của đội ngũ những ngƣời điều tra, xét xử non kém về năng lực và
trình độ chuyên môn; hoặc là do thái độ làm việc vô trách nhiệm, vô tâm, vô
cảm; hoặc là do cả hai.
b) Loại xử oan sai cố ý: đây là những vụ án oan, sai mà ngƣời điều tra, xét xử
do bị chi phối bởi đồng tiền hoặc quyền lực nên đã cố tình bẻ cong, làm lệch cán
cân công lý.
Tuy nhiên, dù là cố ý hay không cố ý thì những vụ án oan sai cũng cho thấy
một thực trạng đáng báo động về chất lƣợng văn hóa pháp đình ở Việt Nam hiện
nay, khi nó chƣa thể trở thành công cụ đáng tin cậy để ngƣời dân tìm đến khi cần
sự cầu viện vào công lý. Mà chỉ khi có niềm tin thì ngƣời dân mới chủ động sử
dụng công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này đã
góp phần lý giải về thực trạng gia tăng tính chất phổ biến và nghiêm trọng của
các hành vi bạo lực và hành xử kiểu “luật rừng” trong thời gian gần đây.
Trong tình hình sự gia tăng các vụ án oan sai, tồn đọng đang làm suy giảm
niềm tin của xã hội vào chất lƣợng xét xử của tòa án, thì sau xét xử, việc thi hành

68
án xem ra lại cũng không mấy khả quan, trong khi đây lại là một khâu quan trọng
thể hiện rõ tính hiệu lực của cả hệ thống thiết chế thực thi pháp luật. Bởi vậy,
việc xử án dù có đƣợc thực hiện công bằng, nghiêm minh thì cũng trở nên vô
nghĩa khi việc thi hành án không có hiệu lực. Và kết quả là, pháp luật bị vô hiệu
hóa khi “tuyên án để …chơi”!
Các bài báo đƣợc dẫn ra sau đây đã phản ánh một sự thật làm nản lòng những
ai đang nuôi khát vọng về một xã hội thƣợng tôn pháp luật, khi chính các cơ quan
thi hành án phải thừa nhận sự bất lực trƣớc những lực cản từ nhiều phía trong
việc thực thi các phán quyết của tòa:
Sự "vô nghĩa" của pháp luật!:
“Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm
48% số vụ việc.
Như vậy là gần một nửa án dân sự không được thi hành, có nghĩa bản án dù
được tuyên và có hiệu lực pháp luật nhưng nó vẫn không xác lập được sự công
bằng thực sự trong xã hội. Trên thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức được tòa án
xác định phần thắng trong tranh chấp dân sự, nhưng mất nhiều năm họ vẫn
không đòi được quyền lợi hợp pháp của mình do sự bất lực của cơ quan thi hành
án.
Quá trình tố tụng kéo dài qua nhiều cấp, toà án có thể hoãn hay xét xử lại
nhiều lần để đi đến một kết luận mang tính pháp lý. Nguyên đơn bị thiệt hại, tán
gia bại sản do bị lừa gạt phải tốn kém công sức và tiền bạc nhiều năm trời theo
đuổi vụ kiện với hy vọng công lý sẽ mang lại sự công bằng nhưng sẽ chẳng có ý
nghĩa gì nếu như thiệt hại không được đền bù.
Ví dụ toà tuyên bên A thắng kiện, bên B phải hoàn trả cho bên A một khoản
tiền và tài sản gồm nhà cửa, đất đai... Nhưng bên A chỉ có bản án thắng kiện
trong tay, còn tiền bạc, tài sản bị mất trắng thì bản án vô nghĩa, tòa án vô nghĩa
và luật pháp cũng coi như vô nghĩa.
Nhà nước trả lương cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tố tụng để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân và thiết lập công bằng xã hội. Nhưng quá

69
trình hoạt động đó sẽ trở nên vô cùng lãng phí, bởi lẽ mục đích cuối cùng là trả
lại quyền lợi và sự công bằng cho đối tượng bị thiệt hại đã không được thực hiện.
Thi hành án là khâu quyết định trong việc trả lại sự công bằng, là công đoạn giải
quyết dứt điểm các tranh chấp. Nhưng lâu nay công tác này không làm tốt, chứng
tỏ công tác điều hành, cơ chế hoạt động của thi hành án có vấn đề…(Lê Thanh
Phong, Báo Lao động, Thứ tƣ, 23/04/2008).
Trong bài báo Thi hành án: nan giải trước thách thức của...đương sự đăng
trên báo Pháp luật Việt Nam ngày 15/4/2010, tác giả Huy Anh đã phản ánh thực
trạng về những khó khăn khách quan và chủ quan trong việc thi hành án:
“Dù quy trình thi hành án đã được quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong Luật
Thi hành án dân sự (THADS), nhưng nhiều khi chấp hành viên (CHV) đành chịu
“bó tay” khi “đương đầu” với những “thách thức” của thực tiễn và đương sự...
Khó từ tống đạt giấy tờ
Vẫn tưởng tống đạt giấy tờ là việc “dễ như chơi” vì đã được qui định rõ ràng
từ điều 38 đến điều 43 Luật THADS và điều 7 Nghị định 58/2009/NĐ-CP. Nhưng
theo ông Nguyễn Song Hà (Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Thanh Xuân –
Hà Nội), công tác tống đạt giấy tờ trong thi hành án “vướng rất nhiều vì thế nào
là tống đạt hợp lý vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau”. Không những thế, thực
tế phức tạp của công tác thi hành án đã khiến nhiều chấp hành viên rơi vào tình
trạng “dở khóc dở cười” khi không thể xác định được địa chỉ của người phải thi
hành án hoặc xác định được địa chỉ thì không tìm được người phải thi hành án.
Thậm chí, nhiều trường hợp chấp hành viên đã trực tiếp tống đạt giấy tờ nhưng
đương sự phủ nhận để khiếu nại, khiếu kiện chấp hành viên nhằm... không cho thi
hành án (…).
Không kể việc tống đạt giấy tờ, thông báo về việc kê biên tài sản cũng như
“đánh động” để người phải thi hành án mang tài sản đi... “tặng, cho” người
thân, nên ông Nguyễn Văn Lạng (Chi cục THADS quận Ba Đình – Hà Nội) cho
rằng: “nếu làm trái luật không thông báo trước còn thi hành án được, chứ sau
khi thông báo, chẳng thể nào làm được gì!”.
Tuyên án để... chơi!

70
Thực tế đó được ông Nguyễn Văn Lạng phản ánh qua thực tế một số công ty
TNHH – đối tượng phải thi hành án – “chỉ cần thay đổi tên” là có thể “trêu
ngươi” cơ quan thi hành án.
Đó là hậu quả của những qui định pháp luật không “tương hỗ” với nhau,
không chỉ khiến những phán quyết của Tòa án “thiếu đầu ra”, mà còn “vô hiệu
hóa” cơ quan THA vì không xác định được đối tượng phải THA (…).
Rất nhiều trường hợp cơ quan THA chuẩn bị cưỡng chế mới nhận được yêu
cầu hoãn hoặc kháng nghị của TANDTC, VKSNDTC hay do người phải THA
khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu dừng THA. Việc cưỡng chế
đương nhiên phải dừng, tốn kém về kinh phí không nhỏ, nhưng không bằng việc
hình thành nên “thái độ coi thường pháp luật” từ phía người phải THA (…).
(Huy Anh, báo Pháp luật VN, 15/04/2010).
Trong một hệ thống thiết chế thực thi pháp luật, tất cả các khâu đều liên đới,
phụ thuộc và chi phối nhau. Bởi vậy, sự bất lực của công tác thi hành án vừa
phản ánh ý thức coi thƣờng pháp luật của ngƣời dân nhƣng cũng đồng thời là sự
phản ánh thực trạng về sự yếu kém của năng lực thể mang tính hệ thống khiến nó
không đủ sức mạnh để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả. Mỗi năm có hàng
ngàn bản án không thi hành đƣợc cũng có nghĩa là chừng ấy ngƣời dân mang nỗi
oan ức, và hơn thế nhiều lần là những ngƣời liên quan bị mất niềm tin vào công
lý.
1.2.2.3. Thực trạng về chất lượng văn bản pháp luật
Việc khảo sát, nhận diện một nền văn hóa pháp luật không thể chỉ dừng lại ở
việc nhận diện các hành vi pháp luật và đánh giá chất lƣợng của hệ thống các
thiết chế thực thi pháp luật. Bởi nhƣ ta biết, trong sự vận hành của một hệ thống
pháp luật quốc gia thì hệ thống văn bản pháp luật và hệ thống các thiết chế thực
thi pháp luật là hai mắt xích không thể tách rời. Trong đó hệ thống văn bản pháp
luật vừa là sản phẩm, lại vừa là cơ sở để các thiết chế thực thi pháp luật có thể
hoạt động; đến lƣợt mình, các thiết chế thực thi pháp luật lại là công cụ để hiện
thực hóa các văn bản pháp luật. Theo đó, tính hiệu quả của hệ thống các thiết chế
thực thi pháp luật vừa là thƣớc đo chất lƣợng của văn bản pháp luật, lại vừa thể
hiện khả năng, trình độ vận dụng kiến thức và công cụ pháp luật của nhà nƣớc

71
trong việc quản lý xã hội. Bởi vậy, việc đánh giá chất lƣợng của hệ thống văn bản
pháp luật hiện hành sẽ góp phần giúp chúng ta nhận diện đầy đủ và toàn diện hơn
về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.
Việc đánh giá chất lƣợng của hệ thống văn bản pháp luật đƣợc chúng tôi thực
hiện ở cả hai phƣơng diện: việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật và việc
thực thi văn bản pháp luật trong thực tế.
Trƣớc hết, đối với việc soạn thảo, ban hành pháp luật, các thông tin đƣợc công
bố trên báo chí gần đây cho thấy thực trạng về sự tồn tại “một rừng văn bản luật
pháp” với nhiều những sai phạm, mâu thuẫn, chồng chéo, không khả thi…
Trên báo Tuổi trẻ ngày27 Tháng 5 năm 2006, tác giả Cẩm Văn Kình có bài
tƣờng thuật về cuộc trao đổi giữa báo Tuổi trẻ cuối tuần với ông Lê Hồng Sơn,
cục trƣởng Cục Kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật (bộ Tƣ pháp), để tìm hiểu
thực trạng và phân tích nguyên nhân một số chính sách sai cũng nhƣ tìm giải
pháp để các cơ quan nhà nƣớc đừng... vi phạm pháp luật nhiều quá.
Xin dẫn ra đây nội dung bài báo: “Văn bản pháp luật năm 2005: Sai 30%”
Tại sao sai?
- PV: Năm 2005, cục đã phát hiện bao nhiêu văn bản sai, thưa ông?
- Tính đến tháng 11-2005, Cục Kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật đã tiếp
nhận 3.902 văn bản qui phạm pháp luật và các loại văn bản khác (cấp bộ 1.013,
cấp tỉnh 2.889). Cục đã triển khai xem xét 2.140 văn bản theo thẩm quyền và đến
hết 2005 đã kiểm tra xong 1.702 văn bản. Qua số đó, đã phát hiện tới 522 văn
bản có dấu hiệu vi phạm (khoảng 30%). Đáng lưu ý là trong số 522 văn bản trên
có 114 văn bản ban hành sai thẩm quyền, 169 văn bản có nội dung không phù
hợp với văn bản pháp luật cấp trên. Ngoài ra còn có 109 văn bản sai căn cứ
pháp lý, 170 văn bản sai kỹ thuật trình bày.
- PV: Theo ông, nguyên nhân chính khiến các văn bản qui phạm pháp luật sai
nhưng cứ ra đời là do đâu? Liệu vẫn bó hẹp ở cách giải thích “năng lực có hạn”
hay còn lý do nào khác?
- Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là không nắm chắc các qui định của trung
ương nên làm trái mà không biết. Nhưng có một dạng khác, biết trung ương qui
định thế nhưng thấy tình hình địa phương phức tạp thì tự cho mình một cái

72
quyền, đó là phán xét các văn bản của trung ương bất cập, không đáp ứng yêu
cầu rồi tự đặt ra qui định khác. Cái thứ hai này rất nguy hiểm vì họ biết sai, biết
không cho làm nhưng vẫn làm. Nó giống như một người đi đường thấy đèn đỏ
nhưng cứ nghĩ đèn sai để vượt.
- PV: Vi phạm thứ hai đã phổ biến cùng tình trạng trên bảo dưới không nghe?
Xét trên khía cạnh nào đấy, đó là hành vi chống lệnh?
- Trong những cái sai, cái sai thứ nhất cá biệt và cái thứ hai nhiều hơn. Nói
chống lệnh thì hơi nặng nhưng cũng có thể hiểu như thế. Ví như các văn bản qui
định phạt hành chính của mấy chục địa phương. Việc qui định hành vi, thẩm
quyền phạt và mức phạt là phải từ cấp Chính phủ trở lên. Quốc hội không cho,
Chính phủ không cho nhưng hơn một nửa số tỉnh thành trên cả nước đã tự đặt ra
mức qui định rồi thực hiện với hình phạt tiền và tạm giữ nặng hơn qui định
chung.
- PV: Ở khía cạnh thứ hai thì không thể nói do trình độ thấp được, mà nó gắn
với yếu tố lợi ích nhóm?
- Đó có thể là lợi ích cục bộ của các địa phương, các bộ, ngành. Nhìn rõ nhất
là các qui định ưu đãi đầu tư của các tỉnh. Nó đụng đến nguồn thu ngân sách nên
tỉnh nào cũng muốn biến địa phương mình thành vùng trũng để vốn chảy đến, bất
kể xung quanh là thế nào.
- PV: Không ít trường hợp cơ quan nhà nước còn cố tình lách luật như biện
pháp tạm ngưng không cho đăng ký xe máy ở Hà Nội và TP.HCM thời gian
trước?
- Nếu nói là cấm thì thành vấn đề nhưng TP Hà Nội không nói cấm mà chỉ nói
tạm ngưng nên chúng tôi cũng chỉ có thể xem tạm ngưng vì lý do gì, đến bao giờ
thì thôi. Và bây giờ thì đã phải mở trở lại để đảm bảo quyền sở hữu của người
dân theo hiến pháp.
Công chức “đùa dai”: hậu quả rất lớn
- PV: Ông đánh giá thế nào về hậu quả của các văn bản sai và cố tình sai đối
với đời sống xã hội, sự phát triển của đất nước?
- Hậu quả bao giờ cũng lớn. Như trường hợp các địa phương đặt ra mức xử
phạt vi phạm hành chính cao, nó đẩy người tham gia giao thông đến chỗ phải đối

73
phó. Quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng bị ảnh hưởng. Trước hết, nó sẽ dẫn
đến việc người dân coi thường kỷ cương và các biện pháp điều chỉnh của Nhà
nước. Kể cả các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cũng coi thường kỷ cương
ở trung ương. Những trường hợp này nếu không xử lý nghiêm thì nó dễ sinh ra
tình trạng 64 tỉnh thành và các bộ, ngành hiểu pháp luật theo kiểu khác nhau.
- PV: Giá đang biến động, điện vẫn được đề xuất tăng, rồi trước đây là cấm
xe biển số lẻ vào Hà Nội ngày chẵn... Theo ông, qui trình ban hành luật có vấn
đề gì không khi nhiều công chức thi thoảng cứ “đùa dai” với những ý tưởng
“đáng sợ”?
- Thật ra qui trình được đặt ra trong Luật ban hành văn bản qui phạm pháp
luật rất chặt. Nó có nhiều công đoạn: phải lấy ý kiến của tầng lớp chịu sự tác
động của luật, lấy ý kiến nhân dân, các đoàn thể, có cả qui định phải soạn thảo
đa ngành, có cơ chế thẩm định, thẩm tra... Nhưng bây giờ đáng tiếc là nhận thức
của các công chức tham mưu chưa đạt, quá trình làm lại không thực hiện đầy đủ
các qui trình nên đưa ra các đề xuất cực đoan như cấm karaoke; biển số chẵn,
biển số lẻ...
- PV: Như vậy rõ ràng ở các văn bản trên, người ta đã bỏ qua việc tham khảo
ý kiến người dân? Trình độ tham mưu đã kém lại còn “yếu tố lợi ích” đã khiến
các văn bản trở nên đáng sợ?
- Việc tham khảo ý kiến nhân dân ở các văn bản đó, nếu có thì cũng không
làm đến nơi đến chốn, hoặc hình thức. Người đề xuất đôi khi biết rõ sai nhưng
vẫn làm vì lợi ích cục bộ. Có thể là lợi ích của bộ, ngành, địa phương mình.
- PV: So với các văn bản địa phương, văn bản pháp luật của các bộ, ngành
nếu sai sẽ ảnh hưởng tiêu cực hơn vì chúng thường liên quan đến đời sống của
cả quốc gia như giá điện, giá dầu rồi các loại thuốc, văcxin...
- Không phải các bộ đều đúng. Sai là có, ở nhiều vấn đề. Cái sai hay gặp ở
các bộ là thay vì hướng dẫn thi hành để đưa luật vào cuộc sống thì lại hay gợi ý.
Ví dụ khi đưa ra danh mục các sản phẩm như thuốc, bộ chỉ nên đưa ra các tiêu
chí và qui định chất lượng nhưng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn lại đưa ra danh mục các doanh nghiệp này doanh nghiệp kia. Hoặc có bộ ra

74
văn bản các doanh nghiệp của bộ chỉ được tiêu thụ các sản phẩm do bộ mình sản
xuất...
- PV: Cục Quản lý văn bản pháp luật có quản được các công văn để chỉ ra
được các lợi ích đằng sau chúng? Ví dụ cái gì đứng sau quyết định đánh thuế ôtô
cũ tới 600%?
- Đúng là những chỉ đạo và lợi ích đằng sau thì khó nắm được. Nhưng nếu là
những văn bản, qui định có tính qui phạm sai thì sẽ phải điều chỉnh. Song rất khó
nếu là những chỉ đạo miệng đằng sau công văn hay những công văn có ý tứ gợi ý
khéo lẫn vào các ý chính.
Sai do kỷ luật không nghiêm?
- PV: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng văn bản pháp luật cứ nghiêng về lợi
ích cục bộ, sẵn sàng sai là do các cơ quan sai phạm chưa hề phải chịu trách
nhiệm gì?
- Về nguyên tắc là phải chịu trách nhiệm, chỉ có điều hiện nay làm chưa đến
nơi đến chốn. Vì đó là một phần của thi hành công vụ. Làm không tốt thì phải
chịu trách nhiệm. Đúng ra, nếu gây hậu quả cho xã hội thì phải chịu trách nhiệm
hình sự.
- PV: Từ trước đến nay đã ai phải chịu trách nhiệm vì ra văn bản sai pháp
luật chưa, thưa ông?
- Chưa. Vì liên quan đến việc xem xét hậu quả thế nào. Ngay cả trường hợp
tham mưu ra các qui định sai gây tác động xấu đến xã hội, theo pháp lệnh công
chức thì phải kỷ luật. Nhưng ở ta từ trước đến nay, một văn bản qui phạm pháp
luật thường là sản phẩm của tập thể, từ một anh nhân viên, đến các phòng rồi
mới tới lãnh đạo. Có thể cả cấp ủy vào cuộc nữa. Nên việc qui trách nhiệm khó
làm đến nơi đến chốn. Về nguyên tắc là phải xử lý trách nhiệm của người tham
mưu đầu tiên, rồi người đặt bút ký cuối cùng.
- PV: Ông nghĩ thế nào khi thực tế, nhiều văn bản sai được nhắc nhở nhưng
một số bộ, ngành địa phương vẫn cứ thực hiện?
- Cái này là kỷ cương chưa nghiêm. Có việc mà dân nói sai, phản biện xã hội
nói sai, Cục Quản lý văn bản qui phạm pháp luật nói sai, cấp trên nói sai nhưng
người ta vẫn không sửa. Như việc qui định xử lý vi phạm hành chính, một số địa

75
phương hiện nay vẫn chưa hủy. Ngay qui định phải gửi văn bản lên cục, nhiều cơ
quan cũng không làm.
Giải pháp: dân đừng chịu đựng
- PV: Trước một văn bản pháp luật sai, người dân làm sao dám cãi? Cần làm
gì để các cơ quan phải cân nhắc nhiều hơn trước khi ra quyết định? Nên có cơ
chế lắng nghe ý kiến dân chứ không thể một chiều mãi?
- Nói người dân chỉ có thể tự vuốt bụng chấp nhận thật ra không đúng mà họ
có quyền khiếu nại, yêu cầu. Như một loạt tỉnh có qui định xử phạt hành chính
cao hơn qui định của trung ương, nếu ai bị phạt, hoàn toàn có thể kiện lên tòa
hành chính. Chỉ có điều dân mình có thói quen chịu đựng, mỗi ngày hàng nghìn
trường hợp chứ không ít, nhưng không có ai kiện. Đấy là điều thiếu tích cực của
người dân. Nếu người dân làm đúng quyền của mình thì các cơ quan sẽ phải cẩn
thận hơn, hoặc phải sửa đổi bổ sung các văn bản sai nhanh hơn.
- PV: Ngoài sự chủ động của dân, cần phải có cơ chế buộc lãnh đạo các cơ
quan ra văn bản sai phải xuống địa bàn xin lỗi dân giống ngành tòa án vì các
văn bản sai cũng gây khổ cho dân không ít?
- Theo tôi, tất cả cơ quan nhà nước khi thực hành công vụ nếu gây lỗi gì thì
đều phải xin lỗi dân chứ không chỉ ngành tòa án. Ngay một số vụ tiêu cực nổi
cộm gần đây, đầu tiên phải xin lỗi dân trước hết sau đó mới là truy, nhận trách
nhiệm. Cơ chế phòng chống, điều hành, quản lý kém gây hậu quả thì phải xin lỗi
dân.
- PV: Với tình hình hiện nay, có thể nói sẽ ngày càng có nhiều văn bản sai vì
ngày càng có nhiều qui định pháp luật?
- Trước đây, lãnh đạo có thể chỉ gọi nhân viên lên hỏi vài câu rồi ký một văn
bản qui phạm pháp luật. Nhưng nay nhiều dự thảo pháp luật vừa đưa ra đã bị
phản ứng, cuối cùng họ phải rút. Nên nếu tiếng nói người dân nhiều và mạnh lên,
cơ chế hậu kiểm tốt thì số người dám làm sai sẽ ít đi. (Cẩm Văn Kình, Tuổi trẻ.
Thứ bảy, 27 Tháng 5 năm 2006).
Còn đây là một bài báo khác:
Hàng ngàn văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật:

76
“Tại hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2011 tổ chức ở Đà Nẵng ngày
22-12, báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết năm 2010 toàn ngành đã tiến hành kiểm
tra và phát hiện có đến 6.888 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật (cao nhất
trong vòng bốn năm qua).
Địa phương có số lượng văn bản có dấu hiệu vi phạm cao nhất là Hưng Yên
(3.267 văn bản), tiếp đến là Sơn La (376 văn bản). Báo cáo đánh giá công tác
xây dựng pháp luật còn tách rời khỏi thực thi pháp luật, vẫn mang nặng tư duy
pháp lý thuần túy; thiếu nhạy bén trong việc phát hiện, kiến nghị những vấn đề
bức xúc trong xã hội; kết quả kiểm tra và yêu cầu xử lý vi phạm chưa được các
cơ quan ban hành văn bản chú trọng giải quyết.
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: “Nâng cao
chất lượng thẩm định, chất lượng và tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành trong năm 2011”. (V.
Hùng,Tuổi trẻ, Thứ năm, 23/12/2010).
Bài báo “Nhà nước pháp quyền và loạn công văn” của tác giả Tƣ Giang (Báo
Sài Gòn tiếp thị, ngày 25.01.2010) cũng phản ánh thực trạng:
“… cả một “rừng luật” đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống của người
dân và doanh nghiệp. Không khó để chứng minh điều này. Theo báo cáo Năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh 2009 (PCI) vừa công bố, trong điều hành các địa phương
bắt đầu có xu hướng sử dụng công văn hơn tuân thủ các văn bản pháp luật.
Trong giai đoạn 2005 – 2008 có 9.470 công văn có bao hàm các nội dung quy
phạm pháp luật được ban hành, nhiều gấp ba lần số công văn được ban hành
trong 18 năm trước đó (giai đoạn 1987 – 2004). Trước năm 2004, trung bình một
tỉnh có 19 công văn trên 81 văn bản quy phạm pháp luật, nay tỷ lệ này đã tăng
tới 55/45. Hai chuyên gia Phan Vinh Quang và John Bently, đồng tác giả của
bản báo cáo hàng năm này cho rằng, việc ban hành các công văn đã tạo ra một
“rừng văn bản pháp luật”, mà “ngay cả chuyên gia cũng bị lạc chứ chưa kể đến
người dân và các nhà đầu tư”.
Vẫn theo báo cáo này, chỉ số tính minh bạch đang có chiều hướng đi xuống.
Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp (61,26%) cho rằng phải có “mối quan hệ” mới tiếp
cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh mà tỉnh ban hành. Có

77
tới 52% doanh nghiệp tại các địa phương tin rằng, cán bộ tỉnh sử dụng các quy
định riêng của tỉnh với mục đích trục lợi, tăng cao so với các năm 2008 và 2007.
Báo cáo này cho rằng, trường hợp thường thấy ở Việt Nam là các doanh nghiệp
thường bị phạt do vi phạm các quy định của Nhà nước mà họ chưa từng được
biết đến. Khi nhận ra được điều này, họ sẽ phải chịu một khoản tiền phạt đáng kể
và mất thời gian để điều chỉnh hoặc giải quyết vấn đề bằng những cách không
chính đáng như trả các khoản “bôi trơn”.
Vì sao vẫn xảy ra tình trạng này khi Quốc hội đã thông qua luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008, và Chính phủ cũng đã có nghị định 136 quy
định các địa phương phải công bố tất cả các văn bản quy phạm pháp luật cấp
tỉnh trong công báo tỉnh? Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chấn chỉnh lại tình
trạng này?
Điều cần nói là điều hành bằng công văn thay vì các văn bản pháp luật sẽ dẫn
tới hạ thấp hoàn toàn các văn bản pháp luật. Luật pháp tối thượng sẽ bị vô hiệu
hoá khi công văn lại có hiệu lực hơn văn bản luật. Đây là một thách thức lớn cho
nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tuyên bố theo đuổi. (Tƣ Giang, Báo Sài Gòn
tiếp thị, ngày 25.01.2010).
Cùng với việc “loạn công văn”, với “những kiểu sai làm khổ dân” nhƣ văn
bản chồng chéo, không nhất quán, mâu thuẫn không rõ nghĩa, nhiều tầng nấc và
thay đổi liên tục…, một kiểu sai khác nữa cũng đang lầm khổ dân không kém, và
không những thế, còn “gây lúng túng” trong việc thực thi ở cả hai phía: ngƣời
dân và cả chính cơ quan chịu trách nhiệm thi hành, đó là tình trạng luật đƣợc ban
hành một cách tùy tiện, chủ quan, cảm tính nên không phù hợp với thực tiễn cuộc
sống, mà bài báo sau đây là một trong rất nhiều bằng chứng:
Ứng xử nửa vời và “nỗi lo ba gác
“Gần đến thời điểm kết thúc việc gia hạn lệnh cấm lưu hành xe ba gác, hàng
chục ngàn người sinh sống bằng phương tiện ấy ở TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ
giải pháp của nhà chức trách đối với bài toán chuyển đổi nghề nghiệp.
Theo tình hình này thì, về mặt lý thuyết, sắp có hàng chục ngàn người sẽ bị
coi là phạm pháp, nếu cứ tiếp tục dùng phương tiện bị cấm lưu hành để kiếm
sống.

78
Về phần mình, nhà chức trách cứ loay hoay tìm cách tháo gỡ mớ bòng bong
của cơ chế lẩn quẩn do chính mình đặt ra. Chẳng hạn, muốn được hỗ trợ thì phải
có mã số hộ nghèo, muốn có mã số hộ nghèo thì phải có hộ khẩu; muốn có hộ
khẩu thì phải có chỗ ở, việc làm ổn định; muốn có việc làm, chỗ ở ổn định thì
phải được hỗ trợ;…
Do không dứt khoát nói “đúng”, cũng không khẳng định là “trái”, thái độ
ứng xử của nhà chức trách, xuất phát từ một quan điểm nhìn nhận không rõ
ràng, trở nên rất lúng túng và thiếu nhất quán: có người được hỗ trợ, người khác
thì tự “bơi”; người này được hỗ trợ cách này, người khác được hỗ trợ cách
khác; quận không dám quyết, chờ thành phố, còn thành phố thì yêu cầu quận
phải khẩn trương;… Bây giờ thì không ai dám đoán trước liệu lần hoãn lệnh cấm
này sẽ là lần chót hay… lại cũng chỉ là lần kế chót.
Cho đến bây giờ, các chính sách vĩ mô được hoạch định và các chuẩn mực
pháp lý được xây dựng, trong hầu hết trường hợp, căn cứ chủ yếu vào nhu cầu
quản lý của người cầm quyền đối với xã hội. Đáng lý ra, căn cứ ấy phải là sự kết
hợp hài hoà giữa nhu cầu đó với những đòi hỏi tích cực của cuộc sống (Nguyễn
Ngọc Điện, Sài Gòn Tiếp thị Online 22/12/2008).
Và còn nhiều nữa những văn bản luật với những qui định, những đề xuất có
thể coi là “kì quặc” nhƣ: cấm karaoke; qui định ngày cho xe biển số chẵn, biển số
lẻ vào thành phố; qui định tiêu chuẩn sức khỏe, chiều cao, cân nặng cho ngƣời
tham gia giao thông… khiến cho dƣ luận rất bức xúc, gọi đó là những câu chuyện
“công chức đùa dai” với những ý tƣởng “đáng sợ”, là “quyết định gây choáng”, là
“đều luật gây dị ứng”…và vì vậy, trong thực tế, không ít văn bản luật làm ra chỉ
để “đọc cho… vui”!
Cũng vì luật đƣợc làm ra một cách chủ quan cảm tính, xa rời thực tế nên
không ít các luật sau khi đƣợc ban hành không có tính khả thi, “gây lúng túng cả
hai phía”, gây nên tình trạng “gậy ông đập lƣng ông” là điều vẫn thƣờng thấy.
Tính chất tùy tiện, chủ quan, cảm tính không chỉ thể hiện ở việc soạn thảo,
ban hành văn bản pháp luật mà còn thể hiện khá phổ biến trong công đoạn tiếp
theo, đó là việc thực thi, vận dụng văn bản trong thực tế cuộc sống.
Bài báo sau đây của tác giả Diệp Văn Sơn phản ánh về thực trạng này:

79
Phép tắc nhìn từ hai phía
“Qua quyết định cắt tầng của nhiều nhà chỉ được phép xây 4 – 5 tầng đã
ngang nhiên xây thêm đến 10 – 11 tầng, công luận coi đây là sự “thách thức luật
pháp”, rất đồng tình. Tuy nhiên, để góp thêm cái nhìn nhiều chiều cũng xin có
một vài ý kiến.
Nhìn ở giác độ của người quản lý, chuyện xây nhà vượt số tầng cho phép là
“thách thức luật pháp”, còn ở giác độ người bị quản lý? Chẳng việc gì phải biện
minh cho hành vi sai trái quá rõ này. Nhưng từ trong sâu thẳm những hành vi
này có việc hành xử lâu nay của những người quản lý ngầm biện minh! Đã từng
có chuyện “phạt cho tồn tại” ngay đến những công trình gây an nguy cho cả thủ
đô như xây nhà xâm lấn đê sông Hồng, con đê bảo vệ sinh hoạt an toàn ngàn đời
nay cho Hà Nội, cũng chỉ bị phạt cho tồn tại, nói chi việc vi phạm cỏn con là vi
phạm không gian kiến trúc.
…Ngay vừa mới đây thôi, văn bản liên sở Xây dựng và Tài nguyên và môi
trường 5144 ngày 30.6, hướng dẫn cấp giấy chứng nhận cho nhà xây sai phép,
không phép sau ngày 1.7.2004. Chuyện này không biết nên buồn hay vui? Vui là
trên vài ngàn ngôi nhà, công sức cả đời, mồ hôi nước mắt của dân, chỉ vì các văn
bản chồng chéo gây lúng túng cho việc triển khai cấp phép theo nghị định 88
nhưng vì bức bách dân đành phải xây không phép, nay không bị tháo dỡ mà lại
được công nhận. Nhưng buồn là hệ luỵ xấu về ý thức chấp hành pháp luật về lâu
dài của cộng đồng. Còn nhiều chuyện tương tự loại như vậy, như chuyện cấm xe
ba gác...
Từ ngày ra nghị quyết 32 (29.6.2007) về cấm xe thô sơ, xe ba gác, có thể thấy
sự lúng túng trong việc triển khai nghị quyết. Qua việc mãi đến đêm 31.12.2007,
bộ trưởng bộ Giao thông vận tải có công điện về việc gia hạn đến tháng 6.2008.
Cũng như cách hành xử không thống nhất của chính quyền các địa phương trên
cả nước. Thí dụ, TP.HCM: lúc đầu gia hạn sáu tháng; Hà Nội: chỉ kiểm tra nhắc
nhở; Cần Thơ: tịch thu bán phế liệu; Đà Nẵng: không dời thời hạn; Quảng Ngãi:
cấm trên quốc lộ và đường đô thị; Bến Tre: vùng nông thôn vẫn cho phép… Sự
lúng túng, chần chừ này phải chăng là do thấy tính bất hợp lý của văn bản, cộng

80
với lòng “trắc ẩn” còn đâu đó của người thi hành công vụ? Sau nhiều lần gia
hạn, TP.HCM quyết định hạn cuối cùng là ngày 1.1.2010.
Sự lúng túng thật sự thể hiện ở chỗ cách đây gần hai năm hầu như vắng bóng
những hướng dẫn cho người dân biết để chuẩn bị. Lẽ ra trong vai trò tham mưu
cho Chính phủ ban hành quyết định 32, các cơ quan hữu quan phải có một
nghiên cứu toàn diện về xe tự chế ba bốn bánh, ai sử dụng, tỷ lệ gây tai nạn và
ùn tắc giao thông của chúng, có thể thay thế bằng phương tiện gì, bằng cách gì
để người lao động có thể chuyển đổi phương tiện, vai trò của nó đối với đời sống
xã hội hiện nay… Vì không nghiên cứu khảo sát, xa rời thực tế, nên những người
tham mưu không nắm được xe tự chế là phương tiện sinh sống duy nhất của
nhiều người, của nhiều gia đình.
Chỉ tính riêng ở TP.HCM có đến 60 ngàn xe tự chế tương ứng là từng ấy gia
đình 5 – 6 người chỉ trông nhờ vào chiếc xe tự chế thô sơ ấy và cả nước con số sẽ
là bao nhiêu? Đứng ở góc độ kinh tế mà xem xét giao thông đối với nền kinh tế
của đất nước như các mạch máu của một cơ thể con người, xe thô sơ ví như các
li ti huyết quản. Những chiếc xe thô sơ ấy chuyên chở nông sản tôm cá ra chợ,
đến đầu mối thu mua để xuất khẩu, đến nhà máy chế biến, chở vật liệu xây dựng
đến từng con hẻm và chở cả rác thải ở khắp hang cùng ngõ hẻm mà không dễ gì
có phương tiện khác thay thế.
Trong hơn 60 ngàn người điều hành xe tự chế, chỉ có khoảng 4% người có hộ
khẩu thường trú ở TP.HCM. Như vậy còn hơn 95% người không thuộc diện được
hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề! Họ vẫn phải sống, vẫn mưu sinh, lo miếng cơm
manh áo thường nhật cho 5 – 6 miệng ăn. Vì thế họ vẫn phải chạy, chịu phạt,
chịu chi lót tay người thi hành công vụ không ngay ngắn... Họ cứ chạy, cứ chạy
cho đến khi nào bị giam xe... Thử hỏi không biết thành phố có bao nhiêu bãi xe
đủ giam ngần ấy xe. Quả là một quyết định gây khó cả hai phía – người thi hành
công vụ và người dân. Xe ba gác hiện nay vẫn chạy! Công luận từng đánh giá
“một quyết định thiếu tính nhân văn”.
Cũng như vậy, gần đây bộ Giao thông vận tải lại đề nghị gia hạn không xử
phạt tài xế xe đầu kéo không có bằng FC. Người quản lý cứ giật lùi, giật lùi thì dĩ
nhiên người bị quản lý tiến tới. Nguy hại nhất là lờn thuốc, tâm lý bất thượng tôn

81
pháp luật sẽ hình thành bám rễ sâu trong cộng đồng, khi ấy hết thuốc chữa. Công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền sẽ còn gặp nhiều trở ngại, gập ghềnh,
chông gai. Trách nhiệm này không của riêng ai mà thuộc về hai phía. (Diệp Văn
Sơn, Sài Gòn Tiếp thị).
Chính vì những bất ổn ngày từ công đoạn làm luật nên tất yếu đã dẫn đến
những khó khăn, lúng túng và tùy tiện trong việc thực thi pháp luật. Những gì
đƣợc phản ánh trong bài báo trên đây có thể coi là một điển hình của tình thế
“gậy ông đập lƣng ông”. Bởi vậy, để “đƣa pháp luật gần hơn với cuộc đời” thì
trƣớc hết luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải xuất phát từ nhu cầu của thực
tiễn, cũng có nghĩa là trƣớc hết phải đƣa cuộc sống vào luật.
Từ các thông tin đƣợc dẫn ra trên đây, có thể rút ra một số nhận xét chung về
những yếu kém, bất cập trong việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật
hiện nay, đó là:
1- Số lƣợng các văn bản pháp luật sai quá lớn (năm 2005 có 30% văn bản sai;
năm 2010 có đến 6.888 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật) với các dạng
sai phổ biến nhƣ: ban hành sai thẩm quyền; văn bản cấp dƣới ban hành không
phù hợp với văn bản cấp trên; văn bản sai căn cứ pháp lý; văn bản sai kỹ thuật
trình bày.
2- Văn bản đƣợc ban hành quá nhiều, “cả một rừng văn bản pháp luật”, với
“loạn công văn” khiến cho ngƣời dân và doanh nghiệp khó tiếp cận, không biết
để thực hiện (61,26% doanh nghiệp cho rằng phải có “mối quan hệ” mới tiếp cận
đƣợc các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh mà tỉnh ban hành).
3- Văn bản luật không rõ nghĩa, chồng chéo, không nhất quán, mâu thuẫn
(giữa bộ luật này với bộ luật khác; giữa trung ƣơng với địa phƣơng; bộ, ngành
này với bộ, ngành khác). Hệ quả là, khi chính những ngƣời có nhiệm vụ thực thi
pháp luật còn lúng túng trong việc vận dụng thì ngƣời dân và doanh nghiệp
không biết, không hiểu, không tuân thủ cũng là điều hiển nhiên.
4- Nhiều văn bản luật thiếu tính khả thi vì không không gắn với nhu cầu thực
tiễn. Hơn nữa, pháp luật còn thể hiện rõ khuynh hƣớng “vị nhà nƣớc” hơn là “vị
dân”.

82
5- Quá trình một văn bản đi vào đời sống phải qua nhiều tầng nấc (Văn bản
pháp luật, Nghị định, Thông tƣ…) khiến cho mỗi khi ban hành một điều luật mới
lại phải chờ đợi những văn bản dƣới luật cụ thể hóa, hƣớng dẫn thi hành nên rất
rắc rối và thƣờng là chậm trễ, không kịp thời.
6- Luật thay đổi liên tục, trong khi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
không kịp thời và cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên ngƣời dân không nắm
chắc đƣợc các quy định của pháp luật để thực thi (ví dụ: chỉ từ năm 2003, đến
nay, Nghị định số 15 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ, liên tục đƣợc sửa đổi, thay thế (Nghị định 92/2003, sau đó lại đƣợc
thay thế bằng Nghị định 152/2005 và đến nay Nghị định 152/2005 cũng đang có
yêu cầu sửa đổi).
Nguyên nhân trực tiếp của những yếu kém, bất cập trong việc soạn thảo và
ban hành các văn bản pháp luật hiện nay, đó là:
1- Văn bản pháp luật sai do việc ban hành không đúng thẩm quyền, một cách
không cố ý (do năng lực cán bộ hạn chế và thái độ làm việc thiếu trách nhiệm);
hoặc sai do cố ý (vì lợi ích cục bộ của từng địa phƣơng, từng ngành), mà đây thực
chất là hành vi coi thƣờng, bất chấp pháp luật của ngay chính nơi ban hành pháp
luật.
2- Do nhiều cơ quan, ban ngành có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật
nhƣng lại thƣờng thiếu sự phối hợp thống nhất, đồng bộ nên dẫn đến tình trạng số
lƣợng các văn bản quá nhiều làm cho hệ thống pháp luật cồng kềnh và theo đó là
tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, “đá nhau” giữa các văn bản pháp luật.
3- Văn bản luật không có tính khả thi do việc soạn thảo, ban hành đƣợc thực
hiện một cách tùy tiện, chủ quan, cảm tính, thiếu tính thực tiễn, khiến cho không
ít trƣờng hợp chính chủ thể thực thi pháp luật cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng
và lâm vào tình thế “gậy ông đập lƣng ông”.
Sự tồn tại các văn bản luật vi phạm pháp luật, cùng với việc hoạch định, điều
hành chính sách pháp luật và thực thi pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan, cảm
tính, thiếu đồng bộ và nhất quán đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với đời
sống xã hội, làm suy giảm niềm tin vào tính hiệu lực của pháp luật, và cùng với
đó là sự gia tăng thói quen hành xử không thƣợng tôn pháp luật. Đó là nguyên

83
nhân trực tiếp khiến cho nhiều điều luật chỉ tồn tại trên giấy; nguyên tắc “sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” vì vậy cũng chỉ là lời kêu gọi, hô khẩu
hiệu suông.
Trong nhà nƣớc pháp quyền, sự tồn tại của hệ thống pháp luật, một chính sách
pháp luật cũng nhƣ sự ra đời của một điều luật suy cho cùng là nhằm mục đích
bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân, bởi vậy, một khi nó xa rời mục
đích tối thƣợng ấy thì sẽ chỉ nhận đƣợc sự phản ứng tiêu cực từ phía xã hội, đó là
sự đối phó bằng cách né tránh hoặc tìm cách chống lại, vô hiệu hóa pháp luật.
Đây là những nghịch lý rất lớn cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền,
nơi mà pháp luật có sức mạnh tối cao trong việc điều chỉnh các hành vi của con
ngƣời. Vì vậy, để xây dựng thói quen, lối sống thƣợng tôn pháp luật thì trƣớc
hết, và trên hết, hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật phải hoàn thiện để có thể
vận hành một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, bằng một cái nhìn khách quan và biện chứng cũng cần phải thấy
rằng, những hạn chế, bất cập của một hệ thống pháp luật khi đang trong quá trình
hoàn thiện để thích ứng với những thay đổi trong quản lý kinh tế, xã hội nhƣ ở
nƣớc ta hiện nay là điều khó tránh khỏi, bởi còn nhiều vấn đề mới mẻ cả về lý
luận và thực tiễn mà sự điều chỉnh để hoàn thiện đòi hỏi phải cả một quá trình.
Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn quá độ để chuyển mình từ nền kinh tế nông
nghiệp tiểu nông sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó cũng là giai
đoạn quá độ về văn hóa để chuyển từ nền tảng văn hoá truyền thống (với hai cấu
trúc hạt nhân là lối sống nông nghiệp và tƣ tƣởng Nho giáo) sang cấu trúc của
một nền văn hóa mới. Nếu đặc trƣng chung của mọi thời kì quá độ là cái cũ đang
bị phá vỡ trong khi cái mới chƣa hình hình thì sự khủng hoảng các giá trị dẫn đến
sự bất chấp chuẩn mực trong hành vi ứng xử của xã hội là điều khó tránh khỏi.
Thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay là một minh chứng cho điều đó.
1.3. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay
Từ việc khảo sát thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay trên hai
phƣơng diện biểu hiện chủ yếu là hành vi pháp luật và hệ thống các thiết chế thực
thi pháp luật, chúng tôi rút ra một số nhận xét tổng quát sau đây:

84
1.3.1. Thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay – bức tranh xám
màu
Có thể nói, từ một cái nhìn toàn cảnh cũng nhƣ cận cảnh đã cho ta thấy một
bức tranh xám màu về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, biểu hiện
qua các phƣơng diện:
1.3.1.1. Hành vi pháp luật
- Hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra với mức độ phổ biến và tính chất
nghiêm trọng, biểu hiện phổ biến nhƣ: không tuân thủ pháp luật, né tránh pháp
luật, coi thƣờng, vô hiệu hóa pháp luật, hành xử kiểu “luật rừng”…
- Về lĩnh vực vi phạm: biểu hiện trên mọi lĩnh vực, nhƣng thể hiện điển hình
nhất là các hành vi vi phạm trong giao thông; quản lý xây dựng; bảo vệ môi
trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm; các hành vi bạo lực và ứng xử “luật
rừng”…
- Về đối tƣợng vi phạm: từ dân thƣờng đến công chức, từ công dân đến cơ
quan công quyền, nhƣng đáng cảnh báo hơn cả là việc vi phạm pháp luật ngày
càng phổ biến hơn ở ngay chính đối tƣợng đang đảm nhận các nhiệm vụ bảo vệ
công lý và thực thi công lý, đó là cán bộ trong các cơ quan công quyền thực thi
pháp luật, và các cơ quan bảo vệ pháp luật (quan tòa, công an).
- Về việc xử lý vi phạm: các sai phạm chƣa đƣợc xử lý nghiêm khắc, kịp thời;
các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, ngăn chặn. Thậm chí
những sai phạm ở các cơ quan công quyền còn phổ biến tình trạng đùn đẩy trách
nhiệm, “cha chung không ai khóc”, bao che tiêu cực…Hậu quả là gây nên trong
xã hội tâm lý nhờn luật, coi thƣờng pháp luật, thậm chí là thách thức pháp luật.
1.3.1.2 Các thiết chế thực thi pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật
- Chất lƣợng nguồn nhân lực trong các cơ quan thực thi pháp luật còn nhiều
bất ổn, do một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực chuyên môn, tha hóa
về phẩm chất đạo đức và thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến việc xử án còn
nhiều oan sai, tồn đọng, gây mất niềm tin của xã hội vào sự công bằng và tính
nghiêm minh của pháp luật.
- Chất lƣợng văn bản pháp luật còn thấp, văn bản pháp luật vi phạm pháp luật
quá nhiều, văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ nghĩa, hay thay đổi, không

85
phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi… gây khó khăn cho cả hai phía:
ngƣời dân với tƣ cách là đối tƣợng chấp hành và các cơ quan công quyền với tƣ
cách là chủ thể thực thi pháp luật.
1.3.2. Các nguyên nhân trực tiếp
Theo khảo sát chúng tôi qua những thông tin mà báo chí phản ánh, không khó
để lý giải thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay là do các
nguyên nhân trực tiếp sau đây:
a) Xét từ phía chủ thể thực thi pháp luật, do năng lực của các thiết chế thực
thi pháp luật còn yếu, mà một trong những nguyên nhân là do chất lƣợng nguồn
nhân lực của bộ máy công quyền nói chung cũng nhƣ của các cơ quan bảo vệ và
thực thi pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế, cả về năng lực chuyên môn cũng
nhƣ phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm. Đây là hệ quả trực tiếp của việc
tuyển dụng công chức hiện đang bị chi phối nặng nề bởi các tệ nạn tiêu cực nhƣ
chạy chức chạy quyền, lót tay, “con ông cháu cha”, “nhất thân nhì quen tam thần
tứ thế” dẫn đến sự tha hóa, lộng quyền, coi thƣờng pháp luật, bất chấp pháp luật
của một bộ phận cán bộ công chức ngay ở chính các cơ quan bảo vệ và thực thi
pháp luật. Một khi các thiết chế thực thi pháp luật không đủ sức mạnh để điều tiết
các quan hệ xã hội thì việc hình thành trong xã hội thói quen không tuân thủ pháp
luật, cùng với đó là tâm lý nhờn luật, coi thƣờng pháp luật là điều hiển nhiên. Và
nhƣ một qui luật tất yếu, sự suy giảm lòng tin vào luật pháp sẽ tỉ lệ thuận với sự
gia tăng cách hành xử theo “luật rừng”, bởi đó là giải pháp mà ngƣời dân buộc
phải lựa chọn để bảo vệ mình trong việc giải quyết các tranh chấp.
b) Xét từ phía ngƣời dân – đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phần
đông ngƣời Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự hình thành thói quen, lối sống
và nguyên tắc ứng xử thƣợng tôn pháp luật, do thực tế hiện nay việc thực thi
pháp luật không nghiêm minh nên ngƣời dân không tin tƣởng vào pháp luật, né
tránh pháp luật, tìm cách lách luật hoặc thờ ơ với pháp luật.
Trên đây là những nguyên nhân trực tiếp của thực trạng tiêu cực trong văn hóa
pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. Bởi vậy, muốn thiết lập lại kỉ cƣơng phép nƣớc thì
đòi hỏi phải có sự nỗ lực cả từ hai phía: ngƣời dân và nhà nƣớc, trong đó vấn đề
mấu chốt theo chúng tôi, trƣớc hết là cần phải nâng cao năng lực của hệ thống

86
các thiết chế thực thi pháp luật của nhà nƣớc. Nếu luật pháp đủ chặt chẽ, việc thi
hành luật pháp đủ nghiêm minh, hình phạt đủ nặng để có sức răn đe, quan chức
các cấp đủ gƣơng mẫu, bộ máy nhà nƣớc đủ trong sạch thì các hiện tƣợng tiêu
cực trong xã hội sẽ đƣợc kiểm soát; tình trạng tội phạm lộng hành sẽ không còn
lý do để tồn tại, và tỉ lệ nghịch với điều đó, ý thức tôn trọng pháp luật và niềm tin
của ngƣời dân đối với pháp luật cũng sẽ đƣợc củng cố, gia tăng.
Tuy nhiên, từ góc nhìn văn hóa có thể thấy, những nguyên nhân trực tiếp để lý
giải về thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay đều có căn nguyên sâu xa
từ nền tảng văn hóa truyền thống. Bởi vậy, để lý giải những căn nguyên của thực
trạng văn hóa pháp luật hiện nay, vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra cái mạch
ngầm chi phối từ truyền thống đến hiện tại, qua đó để nhận thức sâu sắc hơn về
mối quan hệ bản chất giữa văn hóa với pháp luật, và cũng để từ đó có những giải
pháp mang tính nền tảng cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay.

87
CHƢƠNG 2
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐẾN VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Mang trong mình những giá trị nhân loại, nhƣng khái niệm văn hóa không tồn
tại nếu không gắn với một chủ thể (cá nhân/cộng đồng) xác định, bởi văn hóa là
sản phẩm của sự ứng xử của con ngƣời với một môi trƣờng tự nhiên và xã hội cụ
thể. Trong quá trình tƣơng tác với tự nhiên và xã hội, do nhu cầu tự nhiên để sinh
tồn, con ngƣời luôn vừa biết tận dụng những điều kiện thuận lợi, lại vừa biết ứng
phó để thích nghi trong những điều kiện bất lợi. Có thể nói, hành trình sống của
con ngƣời là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là khát vọng vƣơn tới sự
hoàn thiện các giá trị nhân văn, nhân bản (đƣợc tiêu chí hóa dựa trên các giá trị
Chân – Thiện – Mỹ) với một bên những nhu cầu bản năng, thực dụng cũng luôn
luôn thƣờng trực. Do vậy, để thích nghi và ứng phó với những điều kiện tự nhiên
và xã hội cụ thể để sinh tồn, văn hóa của một dân tộc luôn bao gồm trong nó tính
hai mặt: tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, khi những điều kiện xã hội đã thay đổi mà
những thói quen, lối sống, cách tƣ duy, ứng xử chƣa thay đổi kịp để thích nghi
thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển, đó là khi nó bộc lộ mặt tiêu cực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thừa nhận rằng: Việt Nam có những truyền thống
tốt và cả những truyền thống xấu. Truyền thống tốt là những nét đẹp trong văn
hóa dân tộc, mặc dù nảy sinh trong quá khứ, nhƣng hiện nay vẫn còn phù hợp với
chuẩn mực của đời sống xã hội và có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Còn truyền thống xấu là những gì trong di sản văn hoá dân tộc đã trở nên
lạc hậu lỗi thời, không còn phù hợp, đã trở thành lực cản cho sự phát triển của
dân tộc. Truyền thống tốt và truyền thống xấu - hai mặt đối lập này tồn tại đan
xen, chồng chéo, gây những tác động đa chiều, đa diện đến đời sống xã hội. Bởi
vậy, đối với di sản văn hóa truyền thống cần phải có sự đánh giá theo quan điểm
lịch sử, cụ thể và biện chứng để tránh một cái nhìn lý tƣởng hóa, ca ngợi một
chiều, hay ngƣợc lại, là thái độ phủ nhận truyền thống một cách cực đoan. Một
cách nhìn biện chứng về văn hóa truyền thống sẽ cho thấy, cùng một đặc trƣng
văn hóa nhƣng có thể đƣợc xem là tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào từng thời
điểm lịch sử, cụ thể, tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau.
88
Nếu “tín nhi hiếu cổ” là tâm thức chung của ngƣời phƣơng Đông, thích quay
về ngắm nghía những thành tựu huy hoàng của quá khứ thì ngƣời Việt cũng
không là một ngoại lệ. Chúng ta tự hào với những giá trị truyền thống của dân tộc
đã đƣợc kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử nhƣ lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn
kết tƣơng thân tƣơng ái, ý chí tự lực tự cƣờng, đức tính cần cù, sáng tạo, đức tính
lạc quan, lòng nhân ái, vị tha... Đó là niềm tự hào chính đáng và cần thiết. Song
cũng từ đây, ở nhiều ngƣời hình thành thói quen chỉ biết ca tụng một chiều về
“truyền thống tinh hoa”, “đạo lý tốt đẹp” để tự huyễn hoặc mình. Trƣớc thách
thức của công cuộc hội nhập để phát triển, đã đến lúc chúng ta cần nhận thức về
các di sản của truyền thống một cách khách quan, toàn diện và thấu đáo hơn. Bản
lĩnh và sức sống của một dân tộc cũng đƣợc chứng tỏ ngay khi chúng ta dám nhìn
thẳng vào sự thật, biết dũng cảm để thừa nhận những nhƣợc điểm, khiếm khuyết
của mình. Bởi “một dân tộc càng mạnh, càng vƣơn cao về mặt đạo đức, thì nó
càng dũng cảm nhìn vào những mặt non yếu và những thiếu sót của mình bấy
nhiêu. Một dân tộc yếu hèn hoặc già cỗi, tàn tạ đến mức không thể tiến lên đƣợc
nữa thì chỉ thích ca tụng mình và chúa sợ nhìn vào những vết thƣơng của mình,
vì nó biết rằng đó là những vết tử thƣơng, rằng thực tại của nó không phải là một
cái gì phấn khởi, rằng nó chỉ có thể tìm thấy những niềm an ủi giả dối trong sự
đánh lừa mình thôi. Một dân tộc vĩ đại, đầy sức sống không nhƣ vậy đƣợc”.
(Bielinski, dẫn theo: Lê Sơn, Tiếng cười của một trái tim nổi giận, tạp chí Văn
học, số 3/1976). Trên tinh thần ấy, GS Trần Quốc Vƣợng đề nghị “cho phép
chính thức vạch ra những mặt bất cập của căn tính và tâm thức tiểu nông Việt
Nam trƣớc thách thức của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá”.
Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên nền tảng của văn
hóa truyền thống với sự chi phối của ba yếu tố hạt nhân, đó là: văn hóa nông
nghiệp lúa nƣớc, Nho giáo và Phật giáo. Bầu khí quyển văn hóa đậm đặc chất
phƣơng Đông này đã tồn tại hàng ngàn năm, thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, từ kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, đến đạo đức, lối sống, thói quen, tâm lý,
tình cảm, cách tƣ duy, ứng xử của nhiều thế hệ cha ông cho đến tận ngày nay,
trong đó không chỉ bao gồm những phẩm chất tinh hoa mà còn cả những cặn bã
cần phải tẩy chay, loại trừ khi nó không còn phù hợp trong điều kiện mới. Do đó,

89
bên cạnh những giá trị tốt đẹp của truyền thống hiện đang phát huy sức mạnh
trong công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc thì lại cũng còn đó không ít những căn
tính tiểu nông, những nhƣợc điểm của truyền thống đang di căn sâu sắc trong tâm
lý cộng đồng dƣới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, những lề
thói làm ăn, những cách ứng xử… Đó chính là những trở lực tạo nên sự trì níu
nặng nề cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay nói
riêng và công cuộc đổi mới để phát triển nói chung. Bởi vậy, trong phạm vi đề tài
nghiên cứu này, không chỉ dừng lại ở việc nhận diện thực trạng tiêu cực của văn
hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi sẽ truy tìm về đầu mối cuối cùng
để chỉ ra căn nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền thống đã chi phối đến sự
ứng xử tiêu cực đối với pháp luật của ngƣời Việt hiện nay. Đó cũng là cơ sở cho
việc đề xuất những giải pháp có tính nền tảng để chữa trị từ gốc cho những căn
bệnh xã hội của cả cộng đồng mà xem ra đã đến hồi báo động.
2.1. Sự tác động của văn hóa nông nghiệp lúa nước
Chúng ta xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên nền tảng của một xã hội nông
nghiệp cổ truyền với sự chi phối của nhân tố gốc là phƣơng thức sản xuất nông
nghiệp lúa nƣớc, theo đó, thành phần cƣ dân tuyệt đại bộ phận là nông dân, sinh
sống trong không gian quần cƣ là làng xã. Điều kiện đặc thù này đã tồn tại hàng
ngàn năm, đã tạo nên nền tảng văn hóa của dân tộc Việt với những chế định đậm
nét của lối sống nông nghiệp lúa nƣớc, đƣợc bảo lƣu, làm thành mạch ngầm
xuyên suốt chiều dài không gian và thời gian của dân tộc Việt. Diện mạo của nền
văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc biểu hiện qua những đặc trƣng có tính trội nhƣ:
tính cộng đồng và ứng xử trọng tình; lối sống tự trị khép kín và thói quen ứng xử
“phép vua thua lệ làng”; tƣ duy tiểu nông chủ quan, cảm tính và lối ứng xử mềm
dẻo, linh hoạt, tùy tiện, …Tất cả đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, tạo nên đến lối sống, thói quen, tâm lý,
tình cảm, cách tƣ duy, ứng xử của nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam. Những đặc
trƣng này của văn hóa truyền thống hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực trong
tác động đối với sự phát triển hiện nay của đất nƣớc, trong đó có văn hóa ứng xử
với pháp luật.
2.1.1. Tính cộng đồng

90
Nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến văn hóa làng xã, đó là đơn vị cộng đồng
đóng vai trò nền tảng trong tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống. Do vậy, làng
trở thành một không gian văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng, là cái nôi hình
thành nên những đặc trƣng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam. GS. Trần
Quốc Vƣợng khẳng định: văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất là một nền
văn hóa xóm làng [50, 71].
Đặc trƣng nổi trội của văn hóa làng xã Việt Nam là tính gắn kết cộng đồng vô
cùng bền chặt, đƣợc hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: huyết thống
(Một giọt máu đào hơn ao nước lã) và láng giềng (Bán anh em xa mua láng
giềng gần). Nếu phƣơng thức sản xuất gốc của ngƣời phƣơng Tây là nghề chăn
nuôi du mục, để rồi từ đó hình thành nên lối sống du cƣ, là cơ sở cho sự hình
thành và phát triển ý thức cá nhân từ rất sớm, thì trái lại, văn hóa Việt Nam (và
phƣơng Đông nói chung) đƣợc hình thành trên nền tảng của nghề nông trồng trọt.
Phƣơng thức sản xuất này đòi hỏi cƣ dân phải ở định cƣ ổn định, không thích sự
di chuyển, đổi thay, là cơ sở hình thành lối sống đề cao tính cộng đồng. Thêm
nữa, nghề trồng lúa nƣớc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (hạn hán, lũ lụt), mà
để chống chọi với tự nhiên thì một vài cá nhân hay một gia đình không gánh vác
nổi (Lụt thì lút cả làng, đắp đê chống lụt thiếp chàng cùng lo). Do sự chi phối của
cuộc sống định cƣ và phƣơng thức sản xuất khiến cho ngƣời Việt, nhƣ một đòi
hỏi tự nhiên và tất yếu để sinh tồn, đã hình thành mối gắn kết cộng đồng cao.
Thêm vào đó, do nằm ở vị trí địa lý có tính chiến lƣợc cho nên từ khi lập quốc,
dân tộc Việt đã phải đoàn kết tạo nên sức mạnh để đƣơng đầu với nạn ngoại xâm.
Đây cũng là một đặc điểm làm gia tăng thêm tính cộng đồng của ngƣời Việt.
Tính cộng đồng, do vậy, đã in đậm dấu ấn trong tâm lý, tính cách, trong bản sắc
văn hóa Việt Nam, chi phối đến đời sống và các quan hệ ứng xử của ngƣời Việt
xƣa và nay với cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Không thể phủ nhận mặt tích cực
của tính cộng đồng khi nó tạo nên truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta, đó
là tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, là sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn
nạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh quá độ để chuyển sang một xã hội đô thị và công
nghiệp, từ góc nhìn của văn hóa ứng xử với pháp luật, tính cộng đồng lại là tác
nhân gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

91
Vậy tính cộng đồng nhƣ là một đặc trƣng nổi trội của văn hóa truyền thống đã
có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến văn hóa ứng xử với pháp luật của ngƣời Việt hiện
nay?
Trƣớc hết, có thể thấy, mặt trái của tính cộng đồng đó là sự phủ nhận, ức chế
sự phát triển cá tính, kìm hãm vai trò cá nhân. Ý thức về quyền cá nhân vì vậy
không đƣợc phát triển, thay vào đó là sự phụ thuộc, sự phục tùng của cá nhân vào
cộng đồng. Có thể nói, trong cuộc đời một ngƣời Việt từ nhỏ đến lớn, trƣớc hết
và trên hết là thành viên của cộng đồng (từ cộng đồng nhỏ nhƣ gia đình, dòng họ,
phe, giáp, phƣờng, hội đến cộng đồng lớn nhƣ làng, nƣớc). Chỉ với tƣ cách thành
viên của cộng đồng thì con ngƣời mới có giá trị. Nói cách khác, thang bậc giá trị,
tƣ cách của một con ngƣời chỉ đƣợc xác định trong các quan hệ cộng đồng với ý
thức sâu sắc về bổn phận và trách nhiệm: làm cha, làm mẹ, làm con, làm anh, làm
em, làm bạn, làm bà con, làm dân...
Khi giao lƣu với văn hóa Trung Hoa, Nho giáo đƣợc tích hợp vào văn hóa
Việt Nam lại càng góp phần làm mờ nhạt tính cá nhân, củng cố thêm tính cộng
đồng và làm sâu sắc thêm ý thức về bổn phận, khiến cho con ngƣời cá nhân chƣa
bao giờ đƣợc coi là thực thể độc lập với quyền đƣợc khẳng định và phát triển
nhân cách, tài năng và chính kiến của mình. Từ góc độ tâm lý, nhiều nhà nghiên
cứu nhận xét: ngƣời Việt Nam từ khi biết nói cho đến khi trƣởng thành rất ít
xƣng “tôi”. Cái tôi của ngƣời Việt trong quá khứ chủ yếu đƣợc gửi gắm, phó thác
vào “cái ta” và cái “mọi ngƣời”, hòa lẫn trong cộng đồng, tan biến vào các quan
hệ xã hội. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận bị kiểm soát bởi dƣ luận, kết tinh
thành đạo lý, thể hiện thành truyền thống. Đó cũng là lý do để nhà nghiên cứu
Phan Ngọc khẳng định: con ngƣời Việt Nam là con ngƣời “nhân cách luận”, thực
chất cũng là con ngƣời của cộng đồng, chứ không phải là con ngƣời “cá nhân
luận” nhƣ phƣơng Tây.
Chính sự lệ thuộc của cá nhân vào cộng đồng làm cho con ngƣời trở nên thụ
động trong các quan hệ, không dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá nhân,
không dám nhân danh cá nhân để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình.
Sự hạn chế phát triển ý thức cá nhân của một lối sống đề cao tính cộng đồng
vẫn còn để lại dƣ vị nặng nề trong xã hội hiện đại và gây khó khăn đáng kể cho

92
việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, khi mục đích của nhà nƣớc pháp quyền sinh
ra để trƣớc hết và trên hết nhằm đảm bảo các quyền và tự do của cá nhân. Xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam vì vậy đã gặp phải lực cản từ những đặc
điểm của một nền tảng văn hóa mà ở đó con ngƣời bị ràng buộc vào vô vàn các
nghĩa vụ, không có chỗ cho sự khẳng định các quyền cá nhân. Đó là nguyên do
giải thích vì sao ngƣời Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự tự giác và chủ động
trong việc sử dụng các quyền cá nhân của mình trong ứng xử với các quan hệ xã
hội và quan hệ pháp luật, mặc dù đã đƣợc hiến pháp và pháp luật qui định.
Từ phía nhà nƣớc cũng có thể thấy, các nhà lập pháp của chúng ta hiện nay
khi hoạch định các chính sách pháp luật ở tầm vĩ mô cũng chƣa quan tâm thích
đáng đến các quyền và tự do của cá nhân, mà thƣờng chỉ quan tâm đến lợi ích
cộng đồng, sự phụ thuộc của cá nhân vào cộng đồng. Điều này đƣợc phản ánh
qua việc các luật phục vụ quản lý nhà nƣớc thƣờng đƣợc ƣu tiên hơn so với các
luật liên quan đến lợi ích tƣ nhân. Các văn bản pháp luật ghi nhận các quyền của
công dân nhƣng nhiều khi lại thiếu cơ chế thực hiện, khiến cho các quyền lợi hợp
pháp của công dân nhiều khi bị hạn chế bởi chính công quyền. Đó là chƣa nói
đến một thực tế là, các cơ quan công quyền vẫn chƣa từ bỏ đƣợc thói quen hách
dịch, sách nhiễu công dân, hành xử theo kiểu “ban ơn”, khiến cho công dân khi
thực hiện các quyền chính đáng của mình nhƣng lại phải qụy lụy, khúm núm
trƣớc công quyền. Bởi vậy, để tạo dựng đƣợc thói quen, ý thức về việc pháp luật
phục vụ ngƣời dân trong nhà nƣớc pháp quyền thì trƣớc hết phải tạo những điều
kiện để phát triển ý thức cá nhân. Một khi ý thức cá nhân đã đƣợc phát triển thì
nhà lập pháp phải hƣớng các quy định pháp luật về các quyền tự do của con
ngƣời, của cá nhân, công dân và đến lƣợt mình công dân cũng phải chủ động
thực hiện các quyền của mình, với tƣ cách là của mình mà nhà nƣớc thừa nhận
chứ không phải nhà nƣớc ban cho.
Cũng chính từ lối sống đề cao tính cộng đồng và hạ thấp vai trò cá nhân là
nguyên nhân làm cho con ngƣời trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm
và cũng từ đó cũng không dám chịu trách nhiệm trƣớc cộng đồng và ngƣời khác,
từ đó hình thành tâm lý và thói quen dựa dẫm, ỉ lại. Tâm lý và thói quen ứng xử

93
này đƣợc đúc kết và lƣu truyền trong dân gian qua các câu thành ngữ quen thuộc
nhƣ: Nó lú có chú nó khôn; Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì; Con dại cái mang…
Tâm lý dựa dẫm, ỉ lại đƣợc nâng lên một bƣớc cao hơn là lợi dụng các mối
quan hệ thân quen, họ hàng để tìm kiếm sự che chở, nâng đỡ, mƣu cầu lợi ích cá
nhân. Tƣ tƣởng “Một ngƣời làm quan, cả họ đƣợc nhờ”, “Nhất thân nhì quen tam
thần tứ thế” trở thành một thói quen ứng xử rất phổ biến ở thời kỳ phong kiến,
trong xã hội truyền thống Việt Nam. Hiện nay, mặc dù quan niệm trên đã bị hạn
chế bởi một số điều luật (Luật công chức) nhƣng trên thực tế, tƣ tƣởng này vẫn
còn tồn tại rất phổ biến trong suy nghĩ và hành vi của xã hội nhƣ một căn bệnh
trầm kha. Thực trạng “con ông cháu cha”, nạn “ô dù”, “chủ nghĩa thân quen”, sự
kéo bè kết cánh dựa trên mối quan hệ huyết thống, bà con, đồng hƣơng… tuy
không tồn tại một cách chính thống và công khai nhƣng ai cũng có thể thấy căn
bệnh này đã và đang là một vấn nạn xã hội, hàng ngày đang âm thầm, âm ỉ tác
động tiêu cực, làm suy giảm sức mạnh của hệ thống cơ quan công quyền, gây nên
nhiều bức xúc trong xã hội.
Chính các mối quan hệ “con ông cháu cha”, “gia đình trị”, “thân quen”, “thần
thế” này đã góp phần làm vô hiệu hóa pháp luật khi ngƣời ta kết bè cánh để thực
hiện những hành vi tham nhũng, tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật ở ngay
chính những ngƣời nhân danh bảo vệ và thực thi pháp luật. Khi tiêu cực bị phát
hiện thì ngƣời ta lại tìm cách che chắn cho nhau vì sợ “rút dây động rừng”, bởi
vậy các hành vi sai phạm, tiêu cực không bị tố giác, không bị truy cứu trách
nhiệm đến nơi đến chốn, không đƣợc xử lý nghiêm theo luật pháp, để rồi kết quả
cuối cùng cũng chỉ là “hòa cả làng”.
Tính cộng đồng cũng là căn nguyên sâu xa để lý giải về một thực tế hiện đang
diễn ra rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ta hiện nay. Đó là tình
trạng ứng xử kiểu “cha chung không ai khóc”, “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”,
đƣợc biểu hiện rất phổ biến trong các hành vi ứng xử hàng ngày, mà biểu hiện cụ
thể là sự thờ ơ, chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí của công.
Có thể nói, trách nhiệm cá nhân có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, trong đời sống
pháp luật ở Việt Nam hiện nay, tính chịu trách nhiệm cá nhân xét cả từ hai phía

94
ngƣời dân và các cơ quan công quyền còn rất thấp, mà nguyên nhân trực tiếp là
do chủ nghĩa bình quân tập thể của cơ chế cũ để lại, nhƣng nguyên nhân sâu xa là
do sự cản trở từ lối sống cộng đồng và các hệ lụy của nó trong văn hóa nông
nghiệp truyền thống.
2.1.2. Lối ứng xử nặng tình nhẹ lý
Cuộc sống cộng đồng ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó, yêu thƣơng đùm
bọc lẫn nhau, đó là ngọn nguồn của nếp sống “trọng tình” trong truyền thống ứng
xử của ngƣời Việt, đó cũng là một nét nổi trội trong đặc trƣng văn hóa truyền
thống Việt Nam. Cả cuộc đời và qua nhiều đời, ngƣời dân quê Việt Nam chỉ làm
ăn, sinh sống ở làng, mọi ngƣời hiểu nhau rành rẽ, thân quen, gắn bó với nhau từ
tấm bé với hai mối quan hệ giằng chéo bền chặt là huyết thống (Một giọt máu
đào hơn ao nước lã) và láng giềng “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Hàng
xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Yếu tố duy tình - lối sống giàu tình cảm
trọng tình nghĩa là một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc. "Vƣợt lên cả về
không gian, thời gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của con ngƣời
Việt Nam trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời" (Trần Quốc Vƣợng). Truyền
thống đó tạo ra cuộc sống hoà thuận, lấy tình nghĩa làm đầu; tình cảm trở thành
thƣớc đo giá trị trong mọi hành vi ứng xử của con ngƣời.
Vì quan hệ trong làng nhƣ một đại gia đình, ở đó lợi ích của một ngƣời gắn
với lợi ích của cộng đồng, “phúc cùng hƣởng, họa cùng chịu” nên khi có điều gì
không hay xảy ra ngƣời ta không muốn “vạch áo cho ngƣời xem lƣng” để khỏi
“xấu chàng hổ ai”, từ đó đã hình thành nguyên tắc ứng xử tất yếu là phải che
chắn, bảo vệ, “đóng cửa bảo nhau”, “tốt khoe, xấu che”, kể cả việc dung túng cho
lỗi lầm. Cũng vì sự nể nang, sợ mất lòng nhau nên trong ứng xử ngƣời ta coi
trọng nguyên tắc “dĩ hoà vi quý”, “chín bỏ làm mƣời”, “một điều nhịn, chín điều
lành”. Sống trong môi trƣờng mà tình cảm đƣợc coi là tiêu chí, là chuẩn mực ứng
xử nên lâu dần hình thành lối sống dễ dàng thỏa hiệp, ứng xử nửa vời, cả nể, ngại
va chạm, thiếu tính quyết đoán kiểu “sƣ nói cũng phải, vãi nói cũng hay”; “tháng
ba cũng ừ, tháng tƣ cũng gật”. Khi xẩy ra mâu thuẫn thì dễ dàng tha thứ vì “đánh
kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại”. Lối ứng xử trọng tình nhẹ lý trở thành
nguyên tắc cơ bản chi phối, điều tiết các mối quan hệ, khiến cho việc xử sự của

95
con ngƣời thƣờng chủ quan, tùy tiện, nặng về cảm tính nên thiếu tính nguyên tắc,
đƣợc đúc kết và lƣu truyền trong dân gian qua các câu thành ngữ quen thuộc nhƣ:
“Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”; “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau
cau sáu bổ ra làm mười”; “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng
kê cho bằng”; “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”…
Việc xử lý các quan hệ theo tình cảm sẽ dẫn đến thiếu tôn trọng tính nguyên
tắc, tùy tiện là một điều tất yếu. Truyền thống duy tình đã làm cho ngƣời ta có thể
có nhiều cách ứng xử khác nhau trong cùng một hoàn cảnh, trong khi đó pháp
luật lại là chuẩn mực chung để điều tiết các mối quan hệ một cách nghiêm khắc
dựa trên tiêu chí khách quan và thống nhất. Bởi vậy, ngƣời ta dễ dị ứng với pháp
luật, chỉ coi pháp luật là một giải pháp “cực chẳng đã”. Đó là một lý do khiến cho
pháp luật bị vô hiệu hóa ngay từ trong suy nghĩ của mỗi cá nhân cho đến hành vi
ứng xử phổ biến của cộng đồng trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Cũng do lối sống nông nghiệp quần cƣ, khép kín sau lũy tre làng cùng với nền
sản xuất nhỏ tự cung tự cấp làm cho ngƣời nông dân không có nhiều mối quan hệ
trên diện rộng và phức tạp. Bởi vậy, trong giao tiếp, cƣ xử hàng ngày cũng nhƣ
trong các giao dịch tài sản nhƣ vay mƣợn, mua bán, kể cả với những tài sản có
giá trị, ngƣời nông dân thƣờng dựa trên cơ sở của các chuẩn mực đạo đức, tình
cảm và lòng tin trên cơ sở quen biết nhau là chính mà không cần đến các bằng
chứng có tính pháp lý nhƣ khế ƣớc, hợp đồng nhƣ trong các giao dịch dân sự ở xã
hội tƣ bản. Nếu có mâu thuẫn, tranh chấp với nhau thì đƣợc giải quyết bằng con
đƣờng hòa giải hơn là kiện tụng, trên tinh thần nhƣờng nhịn, cảm thông, “chín bỏ
làm mƣời”; coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thƣờng thiệt hại; cƣ xử với nhau
trên cơ sở “cái tình” chứ không phải “cái lý”, hoặc hài hòa sao cho “có tình có
lý”. Trƣờng hợp bất đắc dĩ “vô phúc đáo tụng đình” mà phải “đƣa nhau đến trƣớc
cửa quan” thì cũng “bên ngoài là lý nhƣng trong là tình”. Xét về mặt tích cực,
nguyên tắc ứng xử này giúp bảo vệ các mối quan hệ xã hội thân thuộc, củng cố
tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết, ít xảy ra các tranh chấp dân sự, duy trì sự
ổn định của xã hội. Tuy nhiên, hệ quả tiêu cực là pháp luật không còn uy lực khi
cái lý bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với cái tình.

96
Không thể phủ nhận rằng, công lý trƣớc hết và trên hết phải xuất phát từ nền
tảng là lòng yêu thƣơng, cho nên hiển nhiên là cái lý không thể đặt trong thế đối
lập với cái tình. Tuy nhiên, trong một xã hội mà nếu cái tình ở vị trí đƣợc ƣu tiên
hơn, thậm chí lấn át cái lý thì pháp luật tất yếu sẽ không đƣợc coi là một công cụ
quan trọng để điều tiết các quan hệ xã hội. Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn với
tinh thần "thƣợng tôn pháp luật", một đòi hỏi tất yếu của xã hội văn minh, hiện
đại. Nhƣng nhƣ đã phân tích ở trên, trong xã hội Việt Nam cổ truyền, cái truyền
thống trọng tình hơn lý đã khiến cho pháp luật không phải là một cách giải quyết
tranh chấp đƣợc ƣa chuộng. Câu thành ngữ “vô phúc đáo tụng đình” thể hiện thái
độ của ngƣời dân coi chuyện ra toà là một cái gì đó ghê gớm, làm tổn hại thanh
danh và sứt mẻ tình cảm vì “một đời kiện, chín đời thù”. Do vậy, các hành vi tố
giác tội phạm gần nhƣ không diễn ra mặc dù đó là hành vi phạm tội đã đƣợc luật
hình sự quy định. Trong trƣờng hợp này thì ngƣời ta còn sợ dƣ luận hơn cả hình
phạt. Nhu cầu sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình vì vậy không trở
thành một thói quen ứng xử phổ biến của ngƣời dân từ trong nhận thức cho đến
hành vi. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý thờ ơ, né tránh pháp luật, không
xem pháp luật là cách giải quyết đƣợc ƣu tiên, là công cụ bảo vệ quyền lợi cho
mình. Đó cũng là một lý do giải thích vì sao ngƣời Việt cho đến ngày nay vẫn
chƣa có thói quen tìm đến pháp luật khi xảy ra các tranh chấp dân sự nhƣ một
hành vi ứng xử phổ biến ở các nƣớc có nền văn hóa pháp luật tích cực.
Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá ứng xử "lấy cảm tình làm bản vị" của ngƣời
Việt đang là một thách đố gay gắt khi đất nƣớc đang bƣớc vào tiến trình hội nhập
quốc tế mà tinh thần "thƣợng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những
cam kết quốc tế. Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật
với tính cách là yếu tố của văn hoá pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng đối với
cơ chế hành vi của các chủ thể, nhƣng đây lại là một trong những điểm yếu lớn
nhất đƣợc nhận thấy trong thực tiễn pháp lý ở nƣớc ta hiện nay. Bằng chứng là,
đối với ngƣời dân và doanh nghiệp, việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế
không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ, bởi số đông
ngƣời dân vẫn e dè khi nói đến việc kiện tụng, giải quyết tranh chấp bằng luật
pháp... Rất ít doanh nghiệp có luật sƣ, chuyên viên pháp chế chuyên trách làm

97
công tác pháp lý, dự báo các vấn đề pháp lý nảy sinh (ngoại trừ doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Luật sƣ Trần Đình Triển, Trƣởng Văn phòng Luật sƣ Vì
dân nhận xét: “… giới doanh nhân Việt Nam ít có thói quen sử dụng luật sƣ. Các
doanh nghiệp có thói quen vƣớng đâu thì “chạy” bằng phong bì, mạnh hơn nhau
bằng cái đó, chứ không phải đƣa nhau lên trên bàn để giải quyết đúng - sai bằng
luật pháp, nên các doanh nghiệp không cần thiết phải có bộ phận pháp chế để làm
cố vấn cho họ. Điều này trái ngƣợc hẳn với giới doanh nhân quốc tế”.
2.1.3. Lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng xử “phép vua thua lệ
làng”
Để lý giải về thói quen ứng xử “phép vua thua lệ làng” mà hiện nay vẫn còn
diễn ra rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc trong xã hội, chúng ta phải trở về với căn
nguyên sâu xa từ nền tảng văn hóa làng, nguồn gốc nảy sinh lối sống trọng lệ hơn
luật.
Để phù hợp với phƣơng thức sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, ngƣời Việt sống
quần tụ trong không gian làng quê, bao quanh làng là lũy tre và cổng làng, khiến
cho làng nào biết làng ấy. Về kinh tế, mỗi làng tồn tại nhƣ một đơn vị kinh tế độc
lập, khép kín, có khả năng tự túc tự cấp nên không có nhu cầu quan hệ giao
thƣơng với bên ngoài. Về tình cảm, các thành viên trong làng đều có quan hệ họ
hàng, nên quan hệ giao lƣu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi
làng. Về phong tục, mỗi làng có luật tục (lệ làng, hƣơng ƣớc) riêng. Về mặt hành
chính, mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản, có vai trò và chức năng giải quyết
mọi việc trong làng. Sự độc lập về không gian địa lý, về kinh tế, về bộ máy hành
chính, về tình cảm, phong tục đã khiến cho mỗi làng tồn tại nhƣ một “tiểu vƣơng
quốc”, độc lập trong quan hệ với làng khác và tự quản trong quan hệ với quốc
gia. Chính từ đây đã hình thành lối sống tự trị, khép kín, hƣớng nội nhƣ là một
đặc trƣng tiêu biểu của văn hóa làng Việt. Nếu nhƣ tính cộng đồng có chức năng
liên kết các thành viên trong cùng một làng (hƣớng ngoại), thì tính tự trị lại xác
định sự tồn tại độc lập, khép kín giữa làng này với làng khác và tính tự quản của
làng so với chính quyền trung ƣơng (hƣớng nội).
Tính độc lập, tự quản của làng thể hiện ở bộ máy hành chính của mỗi làng có
chức năng giải quyết mọi việc trong nội bộ làng, trong đó Hội đồng Kỳ mục có

98
chức năng nhƣ bộ phận lập pháp; Lý dịch có chức năng nhƣ bộ phận hành pháp;
hƣơng ƣớc - luật tục - lệ làng có vai trò nhƣ luật pháp. Hội đồng Kỳ mục và Lý
dịch đƣợc làng cử ra để điều hành công việc của làng, trông coi việc thuế khóa,
đê điều và mọi việc trị an trong làng. Mỗi làng chỉ cần làm tròn nghĩa vụ nộp sƣu
thuế và giao dịch với triều đình, còn mọi việc tự trị trong làng đều do bộ phận
chức dịch của làng điều hành. Phong tục, luật lệ làng nào đƣợc ngƣời dân làng đó
tuân theo, triều đình thƣờng không can thiệp đến. Tính tự túc tự cấp của nền kinh
tế tiểu nông cùng với bộ máy hành chính tự quản đã khiến cho làng luôn có xu
hƣớng “ly tâm” với chính quyền trung ƣơng. Mỗi làng tồn tại nhƣ một đơn vị
hành chính độc lập, có chức năng tự quản, triều đình không can thiệp đến chuyện
cai trị ở làng xã, do đó các chức dịch trong làng có quyền thao túng mọi việc.
Cũng chính bộ máy tự quản trong chế độ làng xã tự trị này đã sinh ra nạn cƣờng
hào ác bá do những kẻ có thế lực hay giàu có, thƣờng lũng đoạn chính quyền để
áp chế ngƣời dân, nên những ngƣời dân thấp cổ bé miệng nhiều khi là nạn nhân
của những ngƣời thế lực này. Để khống chế và áp bức nông dân, hƣơng ƣớc của
nhiều làng qui định ai đi kiện cáo lên trên mà không thông qua làng thì sẽ bị phạt;
nếu không bằng lòng với việc xử kiện trong làng mà tiếp tục kiện lên trên nhƣng
kết quả quan trên xử vẫn nhƣ cũ thì sẽ bị phạt nặng hơn và phải chịu các phí tổn
do việc làng phải theo hầu vụ kiện đó. Chính qui định này đã làm thui chột ý
định, triệt tiêu dũng khí đấu tranh trƣớc pháp luật của những ngƣời dân vốn đã
“thấp cổ bé họng” lại ít hiểu biết về pháp luật.
Trong suốt cả ngàn năm xây dựng quốc gia tự chủ, mặc dù các triều đại phong
kiến đã xây dựng và thực thi nhiều bộ luật, song bên cạnh đó vẫn duy trì và tôn
trọng các hƣơng ƣớc, lệ làng. Hƣơng ƣớc đa số các làng đều khẳng định: “…
nƣớc có luật nƣớc, làng có hƣơng ƣớc riêng…”, hoặc “nhà nƣớc có pháp luật quy
định, còn dân có điều ƣớc riêng…”.. Bởi vậy, trong xã hội truyền thống Việt
Nam, từ hàng ngàn năm, luật tục, lệ làng đã tồn tại song song với luật pháp của
nhà nƣớc (Lệ làng / phép nước). Luật tục, lệ làng là công cụ để duy trì bộ máy tự
quản trong tổ chức cộng đồng làng xã, ra đời từ thời Hùng Vƣơng. Theo tiến
trình lịch sử, các luật tục, lệ làng đƣợc duy trì, củng cố, bổ sung và hoàn thiện
dần. Đến giữa thế kỉ XV lệ làng đƣợc văn bản hóa, gọi là hương ước (hay khoán

99
ước). Nhƣ vậy, hương ước đƣợc xây dựng trên cơ sở phong tục, tập quán của
làng xã đƣợc “qui phạm hoá” dƣới hình thức văn bản, đƣợc nhà nƣớc thừa nhận
để trở thành qui tắc xử sự chung của mỗi làng, phản ánh tâm lý, phong tục, tập
quán, nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cƣ dân trong làng, tạo nên một
áp lực tinh thần bất khả kháng, thành “lệ làng”. Vì thế, luật tục – hƣơng ƣớc – lệ
làng đã ràng buộc mỗi thành viên trong làng vào một nề nếp, qui củ, tạo thành
nếp sống chung ổn định trong không gian khép kín của mỗi làng. Do đó, hương
ước thực chất là một dạng tồn tại của pháp luật rất đặc thù trong chế độ làng xã tự
trị của xã hội Việt Nam truyền thống. Tất cả các làng ở Bắc bộ và phần lớn các
làng ở Trung bộ đều có hƣơng ƣớc. Hiện nay ở Viện Văn hóa dân gian còn lƣu
giữ khoảng 5.000 bản hƣơng ƣớc. Mỗi bản có khoảng trên dƣới 100 điều qui định
về các mối quan hệ cơ bản của ngƣời dân trong cộng đồng làng xã: quan hệ với
nhà nƣớc (nghĩa vụ đóng thuế, đi lính); quan hệ cộng đồng (xóm giềng; hôn
nhân; gia đình; tang ma;…).
Lệ làng tồn tại song song với “phép nƣớc” và đƣợc nhà nƣớc thừa nhận nhƣ
những văn bản pháp lý. Tuy nhiên, trong khi ngƣời dân trong làng ít hiểu về luật
pháp của nhà nƣớc thì lại rất am hiểu lệ làng và tuân thủ lệ làng một cách nghiêm
ngặt, thậm chí còn coi “Phép vua thua lệ làng”.
Vậy vì sao lệ làng lại có hiệu lực hơn luật pháp của nhà nƣớc?
Có thể chỉ ra các lý do sau đây:
1) Trong trƣờng hợp “phép vua” và “lệ làng” thống nhất với nhau thì trong tổ
chức làng xã đặc thù của Việt Nam, với lối sống và tập tục khác nhau, việc quản
lý xã hội bằng hƣơng ƣớc, lệ làng có nhiều ƣu thế hơn luật pháp, cụ thể là:
a) Hƣơng ƣớc, lệ làng là những điều qui ƣớc trên cơ sở sự thống nhất của cƣ
dân trong làng, gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán lâu đời và đặc điểm của
từng làng nên rất cụ thể, gần gũi, thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với lối
sống đặc thù của mỗi làng. Vì vậy lệ làng ăn sâu vào tâm thức của cƣ dân trong
làng, đƣợc trao truyền một cách tự nhiên từ gia đình đến dòng họ, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, đƣợc tuân thủ nhƣ một quán tính tự nhiên.Trong khi đó, pháp
luật là sản phẩm chủ quan của giai cấp cầm quyền, vừa mang tính áp đặt hành
chính từ trên xuống, lại chỉ dừng lại ở khuôn khổ pháp lý chung cho cả quốc gia

100
nên không thể áp dụng phù hợp cho mọi nơi, với mọi đối tƣợng trong hoàn cảnh
làng xã Việt Nam tự trị và khép kín với lối sống và tập tục khác nhau. Bởi vậy
mặc dù luật pháp về cơ bản là thống nhất với luật tục, nhƣng ngƣời dân tìm thấy
lợi ích của mình ở các qui tắc cụ thể của làng chứ không phải ở các qui phạm
chung của luật pháp nhà nƣớc.
b) Nếu trong văn bản pháp luật thời phong kiến, tất cả các điều khoản đều gắn
với qui định về mức hình phạt cụ thể, phần nhiều là những hình phạt nặng nề, tàn
khốc, xâm phạm thô bạo, thậm chí là dã man đến thân thể ngƣời phạm luật (nhƣ
đánh roi, đánh gậy, chém, thắt cổ, thích chữ vào mặt, chặt chân tay…) thì ở
hƣơng ƣớc, lệ làng lại thể hiện tinh thần khoan dung, độ lƣợng. Bằng chứng là,
trong nhiều trƣờng hợp không ghi mức hình phạt cụ thể đối với ngƣời vi phạm,
mà thay vào đó là những lời khuyên răn chung chung, nặng về răn đe, khuyến
cáo, khuyên răn, khuyến thiện. Các hình phạt đƣợc qui định phổ biến là phạt tiền,
đánh roi, truất ngôi thứ, tẩy chay các sinh hoạt cộng đồng, hạ uy tín nhằm đánh
vào danh dự, sĩ diện của cá nhân và dòng họ, hoặc hình phạt cao nhất là đuổi khỏi
làng. Đó là sự hoá giải một cách uyển chuyển tính chất khô cứng, lạnh lùng, hà
khắc, đôi khi là tàn bạo của luật pháp nhà nƣớc.
Vì ngƣời dân nhìn thấy ở lệ làng khả năng bảo vệ mình, còn luật nƣớc thì đối
lập với mình cho nên, trong con mắt của ngƣời dân, lệ làng đƣợc trọng hơn luật
nƣớc. Trong khi lệ làng đƣợc ngƣời dân tự giác tuân thủ thì “phép vua” muốn vào
đƣợc làng phải chịu sự “khúc xạ”, do vậy chỉ còn là những hình bóng mờ nhạt,
hiệu lực của nó cũng từ đó mà bị giảm đi rất nhiều.
c) Ngoài ra, một lý do nữa khiến cho ngƣời dân trong khi hiểu rất rõ về lệ làng
thì lại ít có điều kiện để tiếp cận với luật pháp, do điều kiện ngày xƣa giao thông
đi lại khó khăn, chủ yếu là đi ngựa hay chạy bộ nên các chiếu chỉ do nhà vua ban
ra để đến với ngƣời dân cũng phải mất một thời gian khá dài. Trong khi đó
phƣơng tiện thông tin lại rất hạn chế, khó có điều kiện để phổ biến, tuyên truyền
rộng rãi cho dân chúng. Thêm nữa, do mặt bằng dân trí rất thấp, phần lớn là mù
chữ, vì vậy ngƣời dân không có điều kiện tiếp cận trực tiếp các văn bản pháp luật
của nhà nƣớc mà phải qua các khâu trung gian nên khó tránh khỏi “tam sao thất

101
bản”. Tình trạng dân thiếu hiểu biết về pháp luật, “mù luật”, do đó, là hiện tƣợng
phổ biến trong xã hội phong kiến Việt Nam.
2) Về nguyên tắc, “phép vua” và “lệ làng” không chỉ thống nhất mà còn mâu
thuẫn nhau, bởi lẽ, luật nƣớc luôn có thiên hƣớng khẳng định sự quản lý (cai trị)
có tính tập trung, thống nhất, hạn chế quyền tự chủ của làng xã. Ngƣợc lại, hƣơng
ƣớc có xu hƣớng xác lập và củng cố quyền tự chủ, tự quản cộng đồng. Do vậy, về
phƣơng diện hình thức, hƣơng ƣớc luôn đƣợc quan niệm là sự biểu hiện quyền
“tự trị” của các làng xã cổ truyền Việt Nam. Luật nƣớc có xu hƣớng xác lập sự
thống nhất của không gian pháp lý trong phạm vi toàn quốc gia. Hƣơng ƣớc, lệ
làng lại làm gia tăng tính khép kín đối của cuộc sống các làng xã, tạo ra sự chia
cắt không gian pháp lý giữa nƣớc với làng, giữa các làng với nhau. Bởi vậy, nếu
quy định nào của luật nƣớc mà xâm hại đến lợi ích cục bộ của làng xã, đặc biệt
xâm hại đến các lợi ích của các thế lực chức sắc địa phƣơng thì thƣờng bị vô hiệu
hoá và không đƣợc tuân thủ.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng luật pháp và hƣơng ƣớc, lệ làng “là hai mặt của một
thể chế chính trị pháp lý lƣỡng tính phản ánh mối tƣơng quan của sự thống nhất
quốc gia và quyền tự quản của các cộng đồng, làm quân bình sự phát triển của
mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi một đơn vị làng
xã và của cả quốc gia”, trong đó, “hƣơng ƣớc, lệ làng là môi trƣờng văn hoá pháp
lý đặc thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nƣớc và vừa hạn chế luật nƣớc trong
mối quan hệ bảo lƣu các nét đặc trƣng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia
nông nghiệp” [78].
Tóm lại, trong cả hai trƣờng hợp, dù mâu thuẫn hay thống nhất đều có những
căn cứ cho thấy, hƣơng ƣớc, lệ làng là một công cụ để điều chỉnh các mối quan
hệ cộng đồng và quản lý làng xã có hiệu lực hơn luật nƣớc. Với tất cả những thế
mạnh ấy, sự hiện diện của hƣơng ƣớc đã làm mờ nhạt vai trò, thậm chí làm cản
trở khả năng điều chỉnh của luật nƣớc. Trong tổ chức làng xã Việt Nam truyền
thống, hƣơng ƣớc, lệ làng về cơ bản là một hiện tƣợng văn hoá độc đáo với rất
nhiều các giá trị tích cực đã góp phần giữ gìn kỷ cƣơng, trật tự xã hội, thuần
phong, mỹ tục với các quy định mang tính cách đặc thù của mỗi địa phƣơng. Với
luật lệ riêng, làng xã Việt Nam đã tồn tại nhƣ một vƣơng quốc thu nhỏ với sự cố

102
kết rất bền vững. Hƣơng ƣớc chính là hệ thống giá trị chuẩn mực của làng xã, nó
quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân trong làng, tạo nên sự đồng
nhất, mà trƣớc hết là từ trong mỗi dòng họ.
Tuy nhiên, việc quản lý xã hội bằng hƣơng ƣớc, lệ làng đã dẫn đến hệ quả là,
cƣ dân nông thôn đã từ bao đời quen sống với luật tục mà không quen sống theo
luật pháp. Trong tâm thức ngƣời dân, phép nƣớc là những gì còn xa lạ trong khi
hằng ngày, hằng giờ họ chỉ đối mặt với lệ làng, với những bổn phận mà lệ làng
đặt ra cho họ. Dần dần điều này tạo ra tâm lý trọng lệ hơn luật. Trong cái không
gian khép kín của làng quê với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi
thứ trong làng, về các hủ tục cƣới xin, ma chay, khao vọng, hội hè… đã đƣợc
giới chức dịch trong làng lợi dụng để trói buộc ngƣời nông dân vào vô số các
nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế, tạo nên một lối sống chỉ theo lệ
làng, coi thƣờng luật nƣớc theo đúng ý nghĩa “phép vua thua lệ làng”.
Bên cạnh đó, lệ làng chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực thể
hiện tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng nhƣ “Nhập gia tùy tục”, “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”,
“Ta về ta tắm ao ta…”,… sức mạnh của lệ làng cùng với tính chất tƣ hữu cá nhân
của nền sản xuất nhỏ đã dẫn đến tƣ duy, lối sống nặng về vun vén cá nhân thực
dụng, thiển cận, kiểu “Đèn nhà ai nấy rạng”, “Ăn cây nào rào cây ấy”, “Ở đình
nào chúc đình ấy”, “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít
quan tâm đến lợi ích của ngƣời khác, làng khác, và lại càng không quan tâm đến
lợi ích đại cục ở tầm quốc gia. Các thói quen cổ hủ này thẩm thấu vào chiều sâu
của tƣ duy và ứng xử, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhƣ một
chuẩn mực đã trở thành “thâm căn cố đế”. Tính cục bộ của văn hóa tiểu nông
khiến cho con ngƣời thiếu ý thức xã hội, chỉ quan tâm tới những gì liên quan trực
tiếp đến lợi ích thiển cận của mình “ăn cây nào, rào cây ấy’; “đèn nhà ai nấy
rạng”; “của mình thì giữ bo bo, của ngƣời thì để cho bò nó ăn”. Vì vậy, nó là thủ
phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính đố kỵ,
tham lam, bè nhóm, cục bộ, của kiểu tƣ duy tiểu nông manh mún, nhỏ lẻ, không
có tầm nhìn xa mang tính chiến lƣợc...
Trên đây chúng tôi đã lý giải những nguyên nhân tạo nên lối sống trọng lệ hơn
luật và thói quen không tuân thủ luật pháp của ngƣời Việt truyền thống mà những

103
di hại của nó để lại cho hôm nay còn vô cùng nặng nề. Biểu hiện rõ nhất của tƣ
duy “Phép vua thua lệ làng”, của lối sống trọng lệ hơn luật hiện nay đó là tƣ
tƣởng cục bộ địa phƣơng, là hiện tƣợng bè phái, cấu kết, bao che để bênh vực,
bảo vệ quyền lợi cho nhau; đó là tƣ tƣởng chỉ vì lợi ích cục bộ của cái cộng đồng
nhỏ mà không quan tâm đến lợi ích của số đông, của quốc gia. Những tƣ tƣởng
và hành vi ứng xử này đang tồn tại rất phổ biến trong xã hội ta, mà biểu hiện cụ
thể là:
a) Nếu ngày xƣa coi trọng lệ làng hơn phép nƣớc thì ngày nay hiện tƣợng
“trên bảo dƣới không nghe”, những hành vi ứng xử coi thƣờng pháp luật, bất
chấp pháp luật vẫn đang diễn ra vô cùng phổ biến trong xã hội ta với rất nhiều
những hình thức biểu hiện khác nhau, không chỉ từ phía ngƣời dân mà cả các cơ
quan công quyền. Trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nƣớc tự đặt ra các qui tắc
riêng, trên danh nghĩa là cụ thể hóa pháp luật nhƣng về thực chất là ngƣợc lại với
tinh thần của pháp luật, hoặc vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho công dân trong
việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. PGS. TS Nguyễn Đăng
Dung gọi đó là “lệ làng thời hiện đại” [xem: 12].
b) Việc tuyển chọn và bố trí nhân sự trong bộ máy công quyền còn theo “chủ
nghĩa thân quen”, còn nặng tƣ tƣởng “con ông cháu cha”, “Một ngƣời làm quan
cả họ đƣợc nhờ” [xem: 13]. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng cục bộ, hẹp hòi, bè phái,
của “chủ nghĩa thân quen” thể hiện rõ nhất trong các quan hệ quyền lực. Sự kéo
bè, kéo cánh, đƣa anh em dòng họ và những ngƣời thân quen vào cơ quan nhà
nƣớc; lập bè phái, phe nhóm ở địa phƣơng... là những biểu hiện của tƣ duy cục
bộ, hẹp hòi, vì lợi ích phe nhóm mà làm suy giảm sức mạnh của bộ máy công
quyền, làm hạn chế vai trò của pháp luật, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích
chung vì sự phát triển của xã hội, của đất nƣớc.
Nếu trong nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp, tƣ tƣởng này hình thành nhƣ là
một sự thích nghi tối ƣu và tất yếu thì ngày nay, khi đất nƣớc bƣớc vào quá trình
hội nhập, chuyển sang một xã hội đô thị và công nghiệp thì những lối sống, thói
quen tƣ duy ấy của truyền thống đã không còn thích hợp. Không những không
còn thích hợp, nó còn nhƣ những tảng đá lớn đang cản đƣờng đi lên của dân tộc
và là nguyên nhân của những hành vi ứng xử tiêu cực. Bởi vậy, để hội nhập và

104
phát triển cần phải thoát ra khỏi những hạn chế của văn hoá làng xã trên tinh thần
“gạn đục khơi trong”.
2.1.4. Tư duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, cho đến nay, về cơ bản, Việt
Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lƣợng sản xuất còn thấp,
đó cũng chính là cơ sở hình thành tƣ duy sản xuất nhỏ của ngƣời Việt Nam. Cuộc
sống nông nghiệp ở định cƣ đã đặt con ngƣời trong nhiều mối quan hệ phải ứng
xử, từ tự nhiên đến xã hội. Công việc sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc phụ thuộc
cùng lúc vào nhiều yếu tố tự nhiên nhƣ đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết, khí hậu...,
khiến cho ngƣời nông dân phải:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
(Ca dao)
Trong khi tự nhiên thì lại thay đổi thất thƣờng, “sớm nắng chiều mƣa” buộc
con ngƣời phải biết ứng phó linh hoạt với từng tình huống cụ thể. Cùng với đó,
cuộc sống cộng đồng lại ràng buộc con ngƣời trong nhiều mối quan hệ “dây mơ
rễ má” đan bện chằng chịt, từ láng giềng đến anh em, họ hàng, thông gia… đòi
hỏi con ngƣời phải biết ứng xử khéo léo trong từng mối quan hệ. Thực tế ấy đòi
hỏi con ngƣời phải có cái nhìn biện chứng trong mối quan hệ tổng hòa giữa các
yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, phải biết ứng phó linh hoạt cho phù hợp
với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó hình thành kiểu tƣ duy tổng hợp –
biện chứng và ứng xử mềm dẻo, linh hoạt nhƣ là một đặc điểm tiêu biểu của tƣ
duy và lối sống nông nghiệp. “Về nhận thức, cuộc sống nông nghiệp luôn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đã khiến con ngƣời phải chú trọng tới các mối
quan hệ giữa chúng, dẫn tới lối tƣ duy biện chứng” [71,17 ]. Thêm nữa, do tính
chất thời vụ của công việc nhà nông nên thời gian và nhịp sống nông nghiệp
không ổn định và nề nếp, qui củ nhƣ lối sống của cƣ dân công nghiệp. Lúc mùa
vụ thì căng thẳng, khẩn trƣơng, không giờ giấc; ngƣợc lại, lúc nông nhàn thì lại
rỗi rãi, dƣ thừa thời gian, từ đó tạo nên lối sống tùy tiện, không theo một nguyên

105
tắc, nề nếp, qui trình có sẵn. Đó là những lý do đó khiến cho “văn hóa Việt Nam
chứa đựng sự kết hợp kỳ diệu của cái ổn định và cái linh hoạt” (Trần Ngọc Thêm,
Cơ sở văn hóa Việt Nam). Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, nhà nghiên
cứu Ðào Duy Anh cũng từng nhận xét rằng, ngƣời Việt “bắt chƣớc, thích ứng và
dung hòa (...) rất tài” [1, 24]. Còn nhà nghiên cứu Cao Xuân Huy thì cho rằng
ngƣời Việt “có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lƣu động, nhƣ
nƣớc. (...) Đó là cái khả năng thích ứng vô hạn của nó (...). Chính cái khả năng
thích ứng (...) là cái tính ƣu việt, cái bí quyết sinh tồn của dân tộc ta" [72, 363 –
364].
Nhƣ vậy, các học giả, với những cách nói khác nhau, nhƣng đều từ quá trình
phát triển của thực tiễn xã hội và nề nếp sinh hoạt mà rút ra kết luận khái quát về
một đặc điểm quan trọng trong bản tính của dân tộc ta. Gần đây, các nhà nghiên
cứu Phan Ngọc, Trần Quốc Vƣợng, Nguyễn Huệ Chi, Trần Ðình Hƣợu, v.v…,
trong các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đều nhấn mạnh tính linh
hoạt, mềm dẻo trong ứng xử nhƣ là một đặc điểm nổi bật của ngƣời Việt từ xƣa
đến nay. Cách tƣ duy, ứng xử này ăn sâu vào trong tiềm thức cộng đồng, đƣợc
đúc kết và lƣu truyền trong dân gian qua những câu thành ngữ, tục ngữ nhƣ: “Tùy
cơ ứng biến”; “Nhập gia tùy tục”; “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Đi với Bụt
mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”…
Tƣ duy biện chứng và ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, tùy cơ ứng biến hiển nhiên
là có nhiều lợi thế cho sự thích nghi với mọi tình huống xã hội và ứng phó với tự
nhiên trong điều kiện của cuộc sống nông nghiệp khiến con ngƣời luôn phải ở
trong tình thế bị động. Tuy nhiên, cũng chính từ đây đã sản sinh ra nhiều hệ lụy
tiêu cực trong thói quen, lối sống và các hành vi ứng xử của ngƣời Việt truyền
thống, trƣớc hết, và cũng dễ nhận thấy nhất, đó là lối sống tùy tiện, thiếu tính kỉ
luật, vô nguyên tắc, từ đó dẫn tới tính tƣ biện trong nhận thức và tuỳ tiện trong
hành động. Đặc điểm này hiển nhiên là không thích hợp với điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trƣờng và nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay. Thói quen ứng xử
tùy tiện, thiếu tính kỷ luật, vô nguyên tắc lại càng không thể chấp nhận trong một
xã hội có tổ chức, nề nếp, kỷ cƣơng với nguyên tắc thƣợng tôn pháp luật, trong
khi những căn tính tiểu nông này hiện đang di căn rất nặng nề trong một bộ phận

106
không nhỏ ngƣời Việt Nam hiện nay và đang tác động tiêu cực đến thái độ và
hành vi ứng xử với pháp luật. Do việc ngƣời ta đã quen với nhiều cách ứng xử
khác nhau trong cùng một hoàn cảnh, nên dẫn đến thói quen “lách luật” mà hiện
nay đang tồn tại phổ biến với nhiều dạng biến tƣớng khác nhau nhƣ: làm ăn gian
dối, tệ nạn hối lộ, đi cửa sau để giải quyết công việc, chạy chức chạy quyền, chạy
án… Đây thực chất là biểu hiện của lối sống coi thƣờng pháp luật, thậm chí vô
hiệu hóa pháp luật ngay từ trong suy nghĩ và hành vi của mỗi ngƣời, để rồi lâu
dần trở thành nhƣ một thói quen hiện đã đƣợc định danh bằng cụm từ “văn hóa
chạy” [65].
Cũng từ lối sống nông nghiệp với tƣ duy nặng về kinh nghiệm chủ quan, cảm
tính, thói quen tùy tiện, lối sống thiển cận “nƣớc đến chân mới nhảy” nên đã hình
thành ở ngƣời Việt kiểu tƣ duy manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tƣ duy lý luận, không có
tính chiến lƣợc và tầm nhìn xa. Đặc điểm này của văn hóa tiểu nông đã và đang
hiện diện rõ nét trong cách thức điều hành và hoạch định chính sách của các nhà
quản lý của chúng ta hiện nay. Biểu hiện rõ nhất là sự tùy tiện, manh mún, thiếu
định hƣớng trong việc qui hoạch đô thị, giao thông, khu công nghiệp… kéo theo
những hệ luỵ nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trƣờng cho hiện tại và cả mai sau.
Trong lĩnh vực hoạch định chính sách pháp luật và thực thi pháp luật, sự tùy tiện,
chủ quan, cảm tính, sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong việc soạn thảo, ban hành
các văn bản pháp luật cũng nhƣ việc tổ chức và thực thi pháp luật đang là những
hạn chế rất lớn, gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội, làm gia
tăng thói quen hành xử không thƣợng tôn pháp luật, suy giảm niềm tin vào tính
hiệu lực của pháp luật. Đó là nguyên nhân trực tiếp khiến cho lời tuyên truyền,
kêu gọi “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” hiện chỉ đang là khẩu
hiệu chứ chƣa trở thành một thói quen, một văn hoá ứng xử.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trƣờng và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trƣớc hết đòi hỏi hệ thống
pháp luật phải đƣợc xây dựng đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện mới có thể hòa
nhập bình đẳng trong sân chơi quốc tế. Vì vậy, khi cái chất tiểu nông với thói
quen, lối sống tùy tiện, vô kỷ luật, với kiểu tƣ duy manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tầm
nhìn chiến lƣợc đang có sức sống tiềm tàng trong tâm thức mỗi ngƣời Việt Nam,

107
từ nông thôn đến thành thị, từ nông dân đến trí thức, từ thƣờng dân đến quan
chức thì đó không chỉ là những thủ phạm đang níu kéo, cản trở công cuộc xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền mà còn là một rào cản rất lớn đối với đất nƣớc trong
quá trình hội nhập để phát triển.
Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống là hệ quả của phƣơng thức sản
xuất nông nghiệp thì Nho giáo và Phật giáo, vốn là những yếu tố văn hóa ngoại
sinh nhƣng đã hòa nhập, thẩm thấu vào tầng sâu của bản sắc văn hóa Việt Nam
để cùng làm nên một dòng chảy mang tên “văn hóa Việt”. Bởi vậy, xem xét sự
tác động của văn hóa truyền thống đến văn hóa ứng xử với pháp luật của ngƣời
Việt hiện nay không thể bỏ qua sự chi phối của Nho giáo và Phật giáo.
2.2. Sự tác động của tư tưởng Nho giáo
Mỗi thời đại đều có một hệ tƣ tƣởng chính trị, theo đó là những chuẩn mực
đạo đức làm nền tảng cho sự tổ chức xã hội. Dƣới chế độ phong kiến tập quyền ở
Trung Hoa cũng nhƣ các quốc gia chịu ảnh hƣởng sâu đậm của văn hóa Trung
Hoa, trong đó có Việt Nam, Nho giáo là hệ tƣ tƣởng thống trị xã hội. Hơn 1.000
năm du nhập vào Việt Nam là khoảng thời gian quá đủ để Nho giáo Trung Hoa
để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng văn hóa Việt để từ đó tác động sâu sắc và toàn
diện đến tƣ tƣởng lối sống, cách tƣ duy và hành vi ứng xử của ngƣời Việt.
2.2.1. Nho giáo với tư tưởng trong đạo lý hơn pháp lý
Nho giáo là hệ tƣ tƣởng đề cao vai trò của đạo đức và lễ giáo trong quản lý xã
hội, trái ngƣợc với tƣ tƣởng pháp trị của Pháp gia chủ trƣơng dùng pháp luật để
cai trị xã hội. Nho giáo xem đạo đức là nền tảng cho chính trị, trong đó, “Tam
cƣơng” (quân - thần, phụ - tử, phu- phụ), “Ngũ thƣờng” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)
và thuyết “Chính danh” đƣợc coi là những nguyên lý thƣờng hằng, bất biến, là
các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để đánh giá hành vi xử sự của con ngƣời theo
đúng vị thế xã hội của mình, và đó cũng là nền tảng để xây dựng xã hội thái bình,
trật tự và ổn định. Từ đó Nho giáo chủ trƣơng đề cao đức trị hơn pháp trị trong
đƣờng lối trị nƣớc. Theo Khổng Tử: “Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đƣa dân
vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh đƣợc tội lỗi nhƣng không
biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đƣa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì
dân sẽ biết liêm sỉ và thuận lòng quy phục” [dẫn theo: 47, 109].. Khổng Tử quan

108
niệm rằng, pháp luật chỉ khiến ngƣời ta vì sợ mà không dám làm điều ác. Khi có
thể giấu, có thể tránh đƣợc sự trừng phạt thì những kẻ xấu vẫn cứ làm điều ác.
Đức trị thì khác. Khi chuẩn mực đạo đức thành hành vi tự nguyện của dân thì họ
không phạm tội nữa. Không phải vì sợ pháp luật mà sợ xấu hổ trƣớc ngƣời khác,
sợ bị cắn rứt lƣơng tâm. Bởi vậy, trong kho tàng lý luận của mình, Nho giáo ít
bàn đến luật pháp và cũng không coi trọng vai trò của luật pháp trong việc trị
nƣớc.
Cũng theo Khổng tử, đạo đức chỉ đƣợc củng cố bằng những nghi thức và
những qui tắc trong đời sống, bởi vậy, đức trị còn đƣợc bổ sung bằng lễ trị.
Trong Tứ thư và Ngũ kinh của Khổng giáo đầy những lời răn dạy và những qui
tắc trong ứng xử hàng ngày, từ cách thức ăn mặc, nói năng, chào hỏi cho đến thái
độ của bề tôi đối với vua, con cái đối với cha mẹ, vợ đối với chồng. Lễ trị là biện
pháp để thực hiện đức trị. Dùng lễ để tạo thành nề nếp, qui củ trong thói quen, lối
sống một cách tự nhiên, tức là để tạo thành cái bầu không khí đạo đức. Khổng tử
dạy rằng: “Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, dạy bảo sửa đổi phong
tục không có lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng không có lễ không định,
học làm quan, nhờ thầy, không có lễ không thân, xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị
quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh không có lễ không thành kính…” [dẫn
theo:73,115]. Nhƣ vậy, mục đích của lễ là định ra tôn ti trật tự trong gia đình, xã
hội và quốc gia. Ngoài ra, lễ cũng còn có vai trò tiết chế hành vi của con ngƣời:
“Ngƣời giàu sang biết lễ thì không dâm tà, không kiêu căng, ngƣời bần tiện biết
lễ thì không nản chí, không làm bậy. Ngƣời làm vua chúa biết lễ thì mới trị nƣớc,
yên dân. Lễ đối với việc trị nƣớc cũng nhƣ cái cân đối với việc nặng, nhẹ, cái dây
đối với việc thẳng, cong, cái qui, cái củ đối với vật tròn, vật vuông vậy” [73,119].
Ƣu thế của việc trị nƣớc bằng đức trị - lễ trị so với pháp trị, theo Khổng giáo
là ở chỗ: “Dùng lễ có lợi hơn pháp luật, có thể ngăn cấm đƣợc việc chƣa xẩy ra,
còn dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã rồi, bởi vậy thánh nhân chỉ trọng lễ
chứ không trọng hình” [73, 119].
Tóm lại, Nho giáo tuy không phủ nhận vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn
trật tự xã hội, song lại hƣớng tới nguồn gốc của sự bình an hơn là dùng hình luật
để đe dọa hoặc trừng phạt điều ác khi nó đã xảy ra. Khi xã hội đƣợc tổ chức theo

109
triết lý đức trị, lấy sự tự giáo dục theo “nhân, nghĩa, lễ trí, tín” để làm nguyên tắc
“tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu là
lẽ hiển nhiên. Cả ngàn năm tồn tại của thể chế nhà nƣớc phong kiến trên nền tảng
của tƣ tƣởng Nho giáo cũng đủ để ăn sâu vào tâm thức cộng đồng về tƣ tƣởng
“trọng đức” hơn “trọng pháp”.
2.2.2. Nho giáo với truyền thống “vô tụng”
Hệ quả của quan điểm đề cao đạo lý hơn pháp lý tất yếu đã hình thành tƣ
tƣởng “vô tụng” trong việc thực hành đƣờng lối trị nƣớc của Nho giáo. Có thể
nói, chủ trƣơng “vô tụng” của Nho giáo đƣợc thực thi từ gốc, đó là sự triệt tiêu
quyền cá nhân – cơ sở nảy sinh ý thức phản kháng của con ngƣời, và cũng là
nguyên nhân nảy sinh việc kiện tụng.
Suốt hàng ngàn năm lịch sử, với “Tam cƣơng”, “Ngũ thƣờng” và “Thuyết
chính danh”, Nho giáo đã thiết lập và duy trì trong xã hội phƣơng Đông (nói
chung) và Việt Nam (nói riêng) một trạng thái ổn định đến mức trì trệ. Cùng với
truyền thống đề cao tính cộng đồng, con ngƣời cá nhân trong xã hội truyền thống
Việt Nam vốn đã bị khuất lấp sau gia đình, họ hàng, làng, nƣớc; thêm vào đó,
Nho giáo đã định hình một chuẩn mực đạo đức xã hội mà ở đó, sự tồn tại của cá
nhân con ngƣời đồng nghĩa với các nghĩa vụ trong những quan hệ quyền lực
đƣợc sắp xếp theo tôn ti trật tự, bắt đầu từ gia đình, mở rộng ra làng xã cho đến
quốc gia. Nền văn hoá gia trƣởng ấy đã cắm rễ rất sâu vào trong máu thịt của mỗi
ngƣời, khiến cho khái niệm về cá nhân cũng nhƣ quyền cá nhân bị lu mờ, thậm
chí bị triệt tiêu. Bởi vậy, cố học giả Trần Đình Hƣợu cho rằng, con ngƣời Việt
Nam là “con ngƣời chức năng trong xã hội luân thƣờng… Trong xã hội luân
thƣờng, con ngƣời không phải là những cá nhân có thân thể, có dục vọng, có
quyền lợi, có cá tính…” [74, 28-29]. Tuy cũng có ý thức về nghĩa vụ tƣơng hỗ
giữa ngƣời cai trị và kẻ bị cai trị, song trong tƣ tƣởng trị nƣớc của Nho giáo lại
không có một sự ràng buộc nào (cả về đạo lý lẫn pháp lý) đối với nhu cầu tôn
trọng và bảo vệ tự do cá nhân [xem: 17, 192-193]. Vì vậy, Nho giáo thực chất là
công cụ tƣ tƣởng của bộ máy cai trị phong kiến chuyên quyền nhằm bảo vệ và
duy trì quyền lực với sự phân chia thứ bậc, tôn ti, phân biệt kẻ sang, ngƣời hèn,
bắt “kẻ dƣới” phải làm tròn bổn phận, phải biết phục tùng ngƣời trên; áp đặt ý chí

110
của quan quyền buộc thần dân phải tuân phục, không đƣợc phản biện, càng tuyệt
đối không đƣợc chống đối.
Trong thể chế quân chủ phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, tƣ
tƣởng, giáo lí của Nho giáo đã chi phối đến tổ chức bộ máy hành chính và các
nguyên tắc điều hành nó, trong đó vua là ngƣời “thay trời hành đạo” cho nên có
quyền lực tối thƣợng. Vua là ngƣời đặt ra pháp luật, là ngƣời có quyền cho dân
sống hay bắt dân chết. Khi vua ra sắc lệnh, chiếu, dụ, triều đình và quan lại các
cấp nhất nhất phải thi hành, dù sắc dụ đó đúng hay sai, hợp hay không hợp với
thực tế. Từ đội ngũ quan lại cho đến thần dân phải tuyệt đối tuân lệnh vua; quan
bề dƣới phải phục tùng quan bề trên theo tôn ti trật tự. Trong thể chế nhà nƣớc
ấy, không có sự phân quyền rõ rệt giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp;
không có các cơ quan dân cử độc lập với chính quyền để kiểm tra, giám sát. Dân
hầu nhƣ không đƣợc biết, không đƣợc tham gia vào các hoạt động của nhà nƣớc
mà chỉ có nhiệm vụ tuân thủ các quyết định của những ngƣời đứng đầu các cấp
chính quyền. Đó là cơ sở tồn tại và duy trì kiểu nhà nƣớc quân chủ nặng tính
quan liêu, chuyên chế, trong đó quan lại đặc quyền đặc lợi, áp bức dân, xa dân và
đối lập với quyền lợi của dân, mà biểu hiện rõ nhất là ở những thời kì xã hội đi
vào suy vong, quan lại tha hóa, biến chất.
Vì không có cơ sở pháp lý nào ràng buộc trách nhiệm của chính quyền đối với
quyền lợi của chúng dân, cũng nhƣ nhu cầu tôn trọng và bảo vệ lợi ích cá nhân
nên trong xã hội phong kiến Việt Nam, quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân là
quan hệ bất bình đẳng: nhà nƣớc thì có độc quyền áp đặt, còn công dân thì phải
có nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Đó là một xã hội thần dân, trong đó cho ý thức
công dân không có cơ hội phát triển. Không những thế, do quyền lực không bị
kiểm soát bởi pháp luật cho nên đã tạo điều kiện cho sự lộng quyền; ở đó, công lý
thuộc về kẻ mạnh, thuộc về “bề trên”; ở đó, kẻ có quyền có thể tùy tiện bắt ngƣời
hay tha ngƣời, bỏ tù hay chém giết. Thêm vào đó, do mặt bằng dân trí thấp, pháp
luật lại không có điều kiện để phổ biến rộng rãi nên ngƣời dân không am hiểu
pháp luật, bởi vậy khi xử án dân không biết là đúng luật hay không đúng luật, tất
cả đều phụ thuộc vào quan tòa. Nhƣ vậy, có thể thấy, cùng với tính cộng đồng
trong văn hóa làng xã, Nho giáo đã góp phần làm mờ nhạt thêm, thậm chí triệt

111
tiêu quyền cá nhân, ý thức công dân cùng với tinh thần phản kháng của con
ngƣời, thay vào đó là tâm lí “thƣợng tôn quan quyền”.
Hệ quả là, thể chế nhà nƣớc phong kiến cùng với cung cách làm việc của bộ
máy hành chính và đội ngũ quan lại các cấp là một hệ thống quan liêu, cồng
kềnh, xa rời và thậm chí đối lập với quyền lợi của nhân dân. Trong đế chế quyền
lực không đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi các qui tắc pháp lý ấy, quan lại đƣợc coi
nhƣ cha mẹ dân, còn phận dân đen chỉ là “con sâu cái kiến”, chỉ có bổn phận cam
chịu, phục tùng, để rồi sự kiện tụng (họa hoằn lắm nếu có xảy ra) thì cũng chỉ là
“con kiến mà kiện củ khoai”!
Cùng với việc phủ nhận quyền cá nhân và triệt tiêu ý thức phản kháng của con
ngƣời, sự tồn tại của hệ thống pháp luật phong kiến với vai trò là công cụ thực thi
quyền lực của giai cấp thống trị cũng là nguyên nhân tạo nên ở ngƣời dân tâm lí
“dị ứng” với pháp luật khi họ ý thức đƣợc rằng pháp luật không phải để bảo vệ
lợi ích cho mình, và cùng với đó là thái độ thờ ơ, né tránh pháp luật.
Mặc dù trên lý thuyết thì Nho giáo phê phán tƣ tƣởng pháp trị, nhƣng trong
thực tế, các triều đại phong kiến Việt Nam lại kết hợp giữa đức trị với pháp trị.
Tuy nhiên, pháp luật thời phong kiến cũng do nhà Nho xây dựng nên, vì vậy luật
pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam có chức năng chủ yếu là bảo vệ
quyền lợi của giai cấp thống trị và quyền lợi của dòng họ thống trị. Điều này
đƣợc thể hiện rõ trong nội dung và tính chất của các điều luật. Luật pháp qua các
thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều đƣợc xây dựng trên nguyên tắc phải bảo đảm
quyền uy và sự bền vững của ngôi vua, bởi vua là thiên tử, là con trời, ngôi vua là
tôn nghiêm nhất, không ai có thể xâm phạm đƣợc. Trong các tội đƣợc xem xét để
miễn giảm hình phạt thì những ngƣời có quan hệ thân thích với nhà vua đƣợc
quan tâm trƣớc tiên. Thêm nữa, theo quan niệm của Nho giáo, quan tòa và các
đạo luật là những công cụ cần thiết để trừng phạt các loại tội phạm chứ không
cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa những ngƣời trung thực. Vì vậy, về cơ bản
các bộ luật của các nhà nƣớc phong kiến Việt Nam là những bộ luật hình sự.
Minh chứng rõ ràng nhất là tên các bộ luật thƣờng có kèm theo chữ “hình”: Luật
Hình thư, Quốc triều Hình luật, Lê triều Hình luật. Trong các bộ luật hình luật,
dù có điều chỉnh về những quan hệ dân sự nhƣng vẫn kèm theo chế tài hình sự.

112
Khi luật pháp đồng nghĩa với hình phạt, mà lại là những hình phạt hà khắc nên
trong con mắt ngƣời dân, pháp luật chỉ là công cụ trừng trị. Về tính chất khắc
nghiệt của pháp luật thời Trần, sách Cổ sự sao nói: “Hình pháp nhà Trần rất tàn
khắc, kẻ ăn trộm và kẻ trốn tránh thì bị chặt ngón chân, giao cho ngƣời sự chủ
đƣợc thỏa ý sự trị, hoặc cho voi giầy chết” [75, 290]. Các mức án thƣờng dùng
nhục hình nhƣ thích chữ vào mặt, chặt bàn tay, xẻo thịt… làm cho ngƣời phạm
tội phải chịu nhiều khổ nhục. Không những thế, pháp luật còn qui định trách
nhiệm liên đới, một ngƣời gây án khiến cả họ phải chịu vạ lây một cách oan
uổng. Với những hình phạt dã man, tàn bạo và bất công nhƣ vậy nên từ đó ngƣời
dân đã hình thành tâm lý né tránh đối với pháp luật, chống đối pháp luật, sợ hãi
chốn pháp đình, coi đó chỉ là nơi trừng phạt, coi việc phải ra tòa là một việc ghê
gớm, là tai họa, là vạn bất đắc dĩ, là “vô phúc đáo tụng đình” [18, 14]. “Cửa
quan” vì vậy trở thành chốn xa lạ và đáng sợ đối với dân chúng. Đó là lý do
khiến ngƣời Việt Nam (cũng nhƣ các quốc gia chịu ảnh hƣởng của Nho giáo)
không muốn dính dáng đến chuyện kiện tụng. Nếu có xung đột, tranh chấp xảy ra
giữa các cá nhân thì thƣờng đƣợc giải quyết bằng con đƣờng hòa giải và thỏa
thuận dựa trên các nguyên tắc đạo đức là chính.
Hơn nữa, vì chủ trƣơng đức trị nên việc sử dụng pháp đình cũng không đƣợc
Nho giáo coi trọng. Khổng Tử nói: “Xét xử việc kiện tụng, ta cũng nhƣ ngƣời.
Tất phải làm cho dân không có việc kiện tụng” [76, 23]. Từ đó Nho giáo khuyến
khích “vô tụng”. Việc kết hợp, lồng ghép giữa đức trị với pháp trị, khiến cho sự
phân cách giữa đạo lý và pháp lý là một ranh giới mờ, nhập nhằng, nhiều khi khó
phân định. Bằng chứng là, trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, “Tam
cƣơng”, “Ngũ thƣờng” là đạo lý nhƣng cũng đồng thời là pháp lý.
Cũng do pháp trị không phải là tƣ tƣởng chủ đạo để quản lý xã hội cho nên
trong xã hội phong kiến Việt Nam, pháp luật vừa thiếu đồng bộ, lại bị áp dụng
một cách tùy tiện, chủ quan, cảm tính, thậm chí còn bị một bộ phận quan lại thao
túng, lũng đoạn. Thêm vào đó, việc khó phân định ranh giới, phạm vi giữa đạo lý
và pháp lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến hệ quả là việc xét xử các vụ án
thƣờng không công bằng, khó tránh khỏi hiện tƣợng “tội đồng luận dị” (tội giống
nhau nhƣng phán xử lại khác nhau) do tính chất chủ quan, cảm tính, tùy tiện.

113
Nhƣ vậy, suốt cả một chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, trên nền tảng Nho giáo,
các triều đại phong kiến Việt Nam đã mặc nhiên coi pháp luật nhƣ là công cụ của
công quyền, là hình phạt để cai trị dân chúng khiến cho ngƣời dân không nhìn
thấy ở pháp luật sự bảo vệ mình mà lại là sự đối lập với mình. Tất cả những lý do
trên đây đã khiến cho ngƣời dân có thái độ nghi ngờ, thiếu tin tƣởng vào tính
công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Khi pháp luật trong con mắt ngƣời dân
không còn đại diện cho công lý, không bảo vệ quyền lợi công bằng và chính đáng
cho dân, thì cùng với đó là tâm lí “dị ứng” với pháp luật, thờ ơ hoặc sợ hãi, né
tránh chốn pháp đình, coi việc sử dụng pháp luật trong các quan hệ xã hội chỉ là
một giải pháp “cực chẳng đã” khi không thể khác đƣợc. Từ đó, thái độ và kinh
nghiệm ứng xử tiêu cực đối với pháp luật đƣợc dân gian đúc kết và truyền tụng
qua các câu thành ngữ, tục ngữ đã trở thành quen thuộc nhƣ:
- Muốn nói oan làm quan mà nói
- Muốn nói gian làm quan mà nói
- Miệng quan trôn trẻ
- Con kiến mà kiện củ khoai
- Dân kiện quan như trứng chọi đá…
- Nén bạc đâm toạc tờ giấy
- Kim ngân phá luật lệ
- Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau
- Được vạ thì má đã sưng
- Được kiện mười bốn quan năm,thua kiện mười lăm quan chẵn
- Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
- Đã đưa đến trước cửa công,ngoài thì là lý nhưng trong là tình
- Nhất quen, nhì thần, tam thần, tứ thế
- Vô phúc đáo tụng đình
Vì pháp luật không dành cho những phận ngƣời “thấp cổ bé họng”, những
“con sâu cái kiến” cho nên ngƣời dân đành quay về cố thủ sau luỹ tre làng, bằng
lòng với lệ làng, hƣơng ƣớc tuy giản dị đơn sơ và có phần hoang dã nhƣng lại
gần gũi, thân thuộc, và quan trọng hơn là nó phản ánh đƣợc ý chí, nguyện vọng
và phù hợp với quyền lợi của họ.

114
Tóm lại, Nho giáo với tƣ tƣởng trọng đạo lí hơn pháp lí, đề cao đức trị hơn
pháp trị cùng với hàng loạt những hệ lụy của nó, khi tích hợp, thẩm thấu vào văn
hóa bản địa Việt Nam, cùng với thói quen, lối sống cộng đồng, trọng tình nhẹ lí,
trọng lệ hơn luật vốn đã rất nặng nề, lại càng góp phần củng cố thêm thái độ ứng
xử tiêu cực với pháp luật của ngƣời Việt. Tƣ tƣởng, giáo lí của Nho giáo dung
hợp với nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc tiểu nông đã hình thành những tƣ
tƣởng ăn sâu, quện chặt trong tƣ duy và cách ứng xử của ngƣời Việt truyền
thống, đó là lối sống không theo chuẩn mực pháp lý, là thói quen hành xử không
thƣợng tôn pháp luật. Truyền thống này vẫn còn di căn rất rõ nét trong xã hội
hiện đại, từ ngƣời dân cho đến cách hành xử của các cơ quan công quyền [48,
211].
Bƣớc sang thế kỉ XX, ở Việt Nam, với sự diệt vong của chế độ phong kiến và
sự giải thể của nền giáo dục cũ, Nho giáo không còn chỗ dựa để tồn tại và chi
phối nhƣ một hệ tƣ tƣởng chính thống. Tuy nhiên cho đến nay, dấu ấn của Nho
giáo vẫn còn luân lạc trong dân gian một cách tự do và phân tán trong những giá
trị văn hóa bền vững để vẫn không thôi chi phối, ảnh hƣởng đến cuộc sống của
chúng ta hiện nay, trong đó có văn hóa ứng xử với pháp luật. Những tƣ tƣởng,
tâm lý và thói quen hành xử đã trở thành truyền thống hiện vẫn còn di căn khá
nặng nề trong xã hội ta, đƣợc biểu hiện rõ nét trong hành xử quyền lực, khi tinh
thần thƣợng tôn pháp luật vẫn chƣa thực sự đƣợc coi trọng, khi thái độ “thƣợng
tôn quan quyền” vẫn tồn tại khá phổ biến. Bằng chứng là:
a) Trong mối quan hệ ứng xử giữa cơ quan công quyền với ngƣời dân, một bộ
phận công chức khi thực thi nhiệm vụ mà nhân dân giao phó vẫn còn thái độ “ban
ơn”, nghĩ mình là bề trên nên hách dịch, ra oai, nhũng nhiễu nhân dân, còn thái
độ ứng xử phổ biến của ngƣời dân trƣớc cơ quan công quyền là rụt rè, e ngại,
không chủ động khi thực hiện các quyền chính đáng và hợp pháp của mình. Đó là
lực cản vô hình nhƣng tác động của nó thì lại không kém phần sâu sắc và nặng nề
cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Nhận xét về
thực trạng này, tác giả Bùi Ngọc Sơn cho rằng: “Chính từ ý thức ấy của Nho giáo
mà quan hệ giữa ngƣời dân và các cơ quan công quyền vẫn luôn là mối quan hệ
xin – cho, ban phát chứ không phải mối quan hệ bình đẳng theo quy định pháp
luật. Thậm chí tƣ tƣởng Nho giáo còn khiến ngƣời ta chỉ biết phục tùng quyền
115
lực nhà nƣớc chứ không biết đến vị thế bình đẳng giữa mình và nhà nƣớc. Ngƣời
dân Việt Nam vẫn luôn có thói quen “Thƣợng tôn quan quyền”. Trƣớc công
quyền, trƣớc cán bộ nhà nƣớc, ngƣời dân thƣờng có tâm lý sợ, cả nể, ứng xử rụt
rè, không dám nêu lên ý kiến của mình, thích a dua theo ngƣời trên, khi quan lại
vi pham đến quyền lợi của mình thì cũng xem nhƣ “con kiến kiện củ khoai”. Mặt
khác cũng từ đó mà quan chức cũng thấy đƣợc địa vị “bề trên” của mình mà hách
dịch, những nhiễu, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi nhân dân. Có thể nói ở nƣớc ta
ngƣời dân thực hiện quyền nhƣ thực hiện nghĩa vụ còn cán bộ Nhà nƣớc khi thực
hiện nghĩa vụ trƣớc dân nhƣ là thực hiện quyền [xem: 49, 108]. Còn từ phía Nhà
nƣớc, tác giả Võ Khánh Vinh trong bài viết “Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân -
nhà nước trong nhà nước pháp quyền…” nhận xét: “…pháp luật hiện hành đang
đề cao vị trí và lợi ích của nhà nƣớc; cá nhân công dân là đối tƣợng quản lý của
nhà nƣớc. Điều này thể hiện rõ trong các qui định pháp luật thuộc nhiều ngành
luật khác nhau, khi trong đời sống chính trị - xã hội, quyền lợi của nhà nƣớc đƣợc
đặt trƣớc quyền lợi công dân” [76, 8].
Thực tế này cho thấy, công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta
hiện nay phải đƣợc bắt đầu từ gốc, đó là phải thay đổi quan niệm, nhận thức của
cả ngƣời dân và các cơ quan công quyền về mối quan hệ bình đẳng giữa ngƣời
dân và nhà nƣớc.
b) Nhƣ một di căn của truyền thống, quan niệm coi pháp luật là công cụ của
giai cấp thống trị, là nơi phản ánh ý chí của giới cầm quyền vẫn còn để lại dƣ âm
trong tƣ duy của các nhà làm luật hiện nay, khi pháp luật vẫn còn nặng tính chất
“vị nhà nƣớc” mà chƣa thực sự hƣớng về phía lợi ích của ngƣời dân. Trong tâm lí
của ngƣời làm luật ởn ƣớc ta từ xƣa đến nay vốn vẫn nặng quan niệm cho rằng
luật sinh ra là để quản lý, để cấm đoán chứ không phải là để bảo vệ quyền con
ngƣời, nay lại đƣợc củng cố hơn khi chúng ta hiện vẫn đề cao tính giai cấp của
pháp luật. Từ đây, thói quen chống đối pháp luật của ngƣời dân vốn rất nặng nề
trong truyền thống, nay vẫn tiếp tục đeo bám dai dẳng cũng là điều dễ hiểu. Một
truyền thống đƣợc tạo dựng trong cả nghìn năm tất nhiên không dễ dàng mất đi
trong xã hội hiện đại, khi mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là để chống lại
sự lạm quyền của công quyền để bảo vệ con ngƣời. Trong nhà nƣớc pháp quyền,
pháp luật có vai trò tối thƣợng, nó đứng trên nhà nƣớc để kiểm soát nhà nƣớc, là

116
công cụ để ngƣời dân sử dụng bảo vệ mình, chống lại sự lạm quyền của nhà
nƣớc. Tuy nhiên, việc xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền theo đúng nghĩa của
nó vốn rất thuận lợi ở phƣơng Tây trên nền tảng của nền văn hóa đề cao tính cá
nhân thì đối với Việt Nam công cuộc này đã và đang gặp phải những lực cản
không nhỏ từ rất nhiều những hệ lụy của đặc thù của văn hóa phƣơng Đông, trên
nền tảng của tƣ tƣởng chính trị và đạo đức Nho giáo.
c) Vì chịu ảnh hƣởng của tâm lý truyền thống nên ngƣời dân Việt Nam hiện
nay đa phần vẫn chƣa có thói quen tìm đến tòa án để đƣợc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình [xem: 49, 128]. Ngay cả doanh nghiệp là nơi có nhu cầu
cao về pháp luật nhƣng vẫn chƣa có thói quen làm việc với luật sƣ trong việc
hoạch định các chính sách, tìm kiếm đối tác hay đảm bảo tính pháp lý trong các
quyết định kinh doanh của mình. Khi có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết
bằng con đƣờng phi tƣ pháp, thậm chí là phi pháp đƣợc coi trọng hơn là tìm đến
tòa án, bởi trong ý thức và thói quen hành xử phổ biến của ngƣời Việt hiện nay,
việc khởi kiện tại tòa chỉ là một giải pháp bất đắc dĩ trong nhiều con đƣờng giải
quyết tranh chấp khác. Đặc biệt, sự hiện diện của tòa hành chính hiện nay xem ra
đang có vẻ nhƣ là một sự “xa xỉ”, thừa thãi, bởi trong xã hội truyền thống của
ngƣời Việt không có chuyện “dân kiện quan”, cho nên hiện nay ngƣời dân vẫn
chƣa quen, chƣa kịp quen, chƣa nhìn thấy ở thiết chế dân chủ đó khả năng bảo vệ
mình khi phải đối đầu với nhà nƣớc.
Tóm lại, đƣợc nảy sinh và nuôi dƣỡng trong môi trƣờng văn hóa nông nghiệp
tiểu nông cùng với tƣ tƣởng Nho giáo và thể chế chính trị của nhà nƣớc quân chủ
quan liêu nên lối sống trọng lệ hơn luật, trọng đức hơn trọng pháp đƣợc bảo lƣu
lâu bền trong suốt cả hàng ngàn năm phong kiến, ăn sâu vào tâm lý, tƣ duy, ứng
xử của xã hội, trở thành lực cản không nhỏ đối với mục tiêu xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền hiện nay ở nƣớc ta nói riêng cũng nhƣ công cuộc hiện đại hóa đất
nƣớc nói chung.
2.3. Phật giáo với tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha
Khác với Nho giáo, Phật giáo du nhập vào nƣớc ta bằng con đƣờng hòa bình
nên đã nhanh chóng bén rễ ngay từ thời Bắc thuộc, để rồi cộng sinh và thẩm thấu
trong văn hóa Việt ở tầng sâu nhất của triết lí sống từ ngàn năm nay. Ngay từ khi

117
du nhập vào Việt Nam, những giáo lý cơ bản của đạo Phật nhƣ: “từ bi hỉ xả”,
“cứu khổ cứu nạn”, “phổ độ chúng sinh”, đƣa chúng sinh tới cõi cực lạc, giải
thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ, đã sớm đƣợc cƣ dân Việt chấp nhận rộng rãi
và đã nhanh chóng có đƣợc chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần
của ngƣời Việt. Trong cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc cho con ngƣời, Phật giáo
đã ngộ ra rằng, tham – sân – si là cái gốc của khổ đau, bất hạnh nên muốn gạt bỏ
nó để đạt tới hạnh phúc thì ngƣời ta phải tiêu diệt ngay từ trong trứng dục vọng
tham - sân - si, là gốc khởi phát của mâu thuẫn, tranh giành. Cùng với đó, Phật
giáo chủ trƣơng triết lý sống Nhân – Quả, bởi dù ngƣời ta làm gì thì cũng đều
gieo nguyên nhân, để rồi chính nó sau này sẽ thành kết quả dành cho ngƣời đã
gieo. Vì “thiện giả thiện lai”, “ác giả ác báo” cho nên Phật giáo khuyên con ngƣời
hãy gieo nhân lành để hái quả thiện. Tƣ tƣởng “nhân quả” của Phật giáo thấm sâu
trong tƣ duy và hiện diện rõ nét trong hành vi của ngƣời Việt, khiến cho khi làm
điều gì ngƣời ta cũng luôn chủ trƣơng khuyến thiện trừ ác để tránh “gieo gió gặt
bão”, "chạy trời không khỏi nắng", “ác giả ác báo”, không chỉ trong kiếp sống
hiện tại mà còn cho cả “luân hồi” vì “đời cha ăn mặn đời con khát nƣớc”. Tƣ
tƣởng khoan dung, nhân ái của Phật giáo đã cộng hƣởng rất đồng điệu với văn
hóa trọng tình của ngƣời Việt nên đã đƣợc các thế hệ ngƣời Việt tiếp thu một
cách tự nhiên, tự nguyện “nhƣ nƣớc mƣa thấm vào lòng đất mẹ”, để rồi từ đó
càng tô đậm thêm triết lý sống thƣơng ngƣời, lòng nhân ái, vị tha, bao dung trong
lối sống cộng đồng và ứng xử trọng tình vốn đã rất đậm nét trong truyền thống
của dân tộc ta.
Nhƣ vậy, với chủ trƣơng gạt bỏ tham – sân – si, làm lành lánh giữ, Phật giáo
đòi hỏi con ngƣời trƣớc hết phải tự hòa giải với bản thân mình. Sau khi tự hòa
giải với mình, nghĩa làm dịu lắng, triệt tiêu dục vọng của mình, con ngƣời mới có
thể tiến hành hòa giải với ngƣời khác. “Chiến đấu với chính mình để nhƣờng
nhịn ngƣời khác” - đó là triết lý sống mà Phật giáo mong muốn đạt tới. Nhƣ thế,
Phật giáo với phƣơng châm hòa giải từ mình, tiến đến hòa giải với ngƣời khác,
rồi hòa giải với vũ trụ chính là cách tạo ra một môi trƣờng hòa giải rộng lớn bao
la để con ngƣời và vạn vật có thể sống cùng nhau một cách tốt lành.

118
Có thể nói, tƣ tƣởng, giáo lý của Phật giáo ở tầng sâu nhất của triết lý sống đã
góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh suy nghĩ, quan điểm nhận thức về
cuộc sống cũng nhƣ hành động hằng ngày của con ngƣời, góp phần đem lại sự
bình yên cho cuộc sống. Tuy nhiên, từ góc nhìn của văn hóa ứng xử với pháp luật
thì Phật giáo lại cũng không tránh khỏi sự tác động tiêu cực. Bởi trong khi đề cao
những giá trị sống tốt đẹp, nhân văn để tạo lập sự bình yên, hòa mục cho xã hội
thì lại cũng chính tƣ tƣởng từ bi bác ái của Phật giáo đã góp phần làm hạn chế,
thui chột khả năng hành động và đấu tranh của con ngƣời khi cần phải bảo vệ
công lý, lẽ phải. Với thuyết “luân hồi”, “quả báo”, Phật giáo khuyên con ngƣời tự
tiết chế các hành vi của mình bằng thái độ nhƣờng nhịn, cam chịu, thậm chí cả
nhẫn nhục. Điều này lý giải vì sao khi quyền lợi của mình bị xâm hại, ngƣời Việt
Nam thƣờng không đấu tranh đến cùng mà chọn phƣơng pháp im lặng và trông
chờ nhiều vào quả báo, tin vào sự trừng phạt của lƣơng tâm, của luật Trời hơn là
luật pháp. Khi những quy tắc ứng xử này đã thành đạo lý, thành truyền thống thì
ngƣời ta cũng không mấy quan tâm đến việc nó có phù hợp với pháp luật hay
không.
Trở lên, chúng tôi đã nghiên cứu và chỉ ra những đặc trƣng văn hóa truyền
thống đã chi phối đến mặt tiêu cực trong văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, cũng xin đƣợc lƣu ý rằng, tìm hiểu những tác động của văn hóa truyền
thống đến văn hóa ứng xử với pháp luật hiện nay, đề tài của chúng tôi chỉ giới
hạn trong phạm vi nghiên cứu những tác động tiêu cực, vì vậy những tác động
tích cực của văn hóa truyền thống đến văn hóa ứng xử với pháp luật của ngƣời
Việt sẽ không đƣợc đề cập đến ở đây.
Nghiên cứu mối quan hệ chi phối giữa văn hóa truyền thống với những gì
đang diễn ra trong hiện tại đã cho chúng ta thấy một cái nhìn ở chiều sâu của sự
kết nối có tính nền tảng giữa văn hóa với pháp luật. Chỉ ra những tác động của
văn hóa truyền thống đối với những mặt tiêu cực trong văn hóa pháp luật Việt
Nam hiện nay sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc, khách quan và biện
chứng hơn về mối liên hệ kết nối giữa truyền thống với hiện đại, giữa văn hóa với
pháp luật. Điều đó cho thấy, không phải tất cả những gì thuộc di sản truyền thống
của dân tộc đều là “nguyên liệu” tốt cho việc xây dựng một nền văn hoá pháp luật

119
tích cực, khi mà trong truyền thống văn hóa của một dân tộc thƣờng không phải
chỉ có những phẩm chất tinh hoa, mà còn tiềm ẩn những mầm mống cản trở con
đƣờng tiến tới văn minh. Bởi vậy, mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi, khi nó đƣợc xây
dựng trên nền tảng của một nền văn hóa đậm chất phƣơng Đông (với sự tích hợp
giữa lối sống nông nghiệp và tƣ tƣởng Nho giáo, Phật giáo). Truyền thống văn
hóa ấy đƣợc tạo dựng trong cả nghìn năm nên không dễ dàng thay đổi trong xã
hội hiện đại. Từ đây cũng cho thấy, văn hóa thƣờng có sức mạnh hơn là pháp
luật, bởi con ngƣời luôn hành động theo tập quán, theo thói quen, theo những
kinh nghiệm văn hóa của mình. Nói cách khác, văn hóa có khả năng điều chỉnh
hành vi của con ngƣời mạnh hơn cả pháp luật [Xem: 2].
Vậy vấn đề đặt ra hiện nay là, làm thế nào để có thể phát huy sức mạnh của
văn hóa trong việc xây dựng một nền văn hóa pháp luật tích cực, lành mạnh? Đến
lƣợt mình, pháp luật phải đƣợc xây dựng nhƣ thế nào để có thể đi vào cuộc sống
một cách tự nhiên và tất yếu nhƣ là văn hóa? Câu trả lời ở đây là, pháp luật chỉ có
thể trở thành văn hóa, đƣợc ứng xử nhƣ là văn hóa khi nó là hiện thân của những
giá trị nhân văn chứ không phải là những công cụ cƣỡng bức mà ngƣời ta chỉ
nhìn thấy ở đó sự đối lập với tự do. Nói cách khác, pháp luật chỉ trở thành văn
hóa khi nó có khả năng “làm cho ngƣời cầm quyền tăng thêm đƣợc tri thức về
những việc họ phải quản lý và làm cho ngƣời thừa hành thêm hứng thú khi họ
tuân lệnh” (Montesquieu).

120
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Thực trạng văn hóa pháp luật ở nƣớc ta hiện nay cho thấy, công cuộc đổi mới
đang đặt ra nhiều vấn đề, nhƣng trong đó việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp
luật và xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật một cách tự giác và phổ biến đang đặt
ra nhƣ một yêu cầu bức thiết. Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói, văn hóa Việt
Nam đang ở giai đoạn quá độ, giao thời, khủng hoảng giá trị, khi nhiều giá trị
truyền thống đã tỏ ra lỗi thời, trong khi cái mới đang hình thành nên chƣa định
hình những chuẩn mực mới. Do đó hiện tƣợng xô bồ, đan xen về văn hóa, trong
đó tốt – xấu lẫn lộn, tệ nạn xã hội lan tràn, khó kiểm soát, thậm chí có lúc, có nơi,
cái xấu nổi trội, lấn át cái tốt, đó là một thực trạng xã hội khó tránh khỏi của mọi
thời kì quá độ. Nhận thức đƣợc vấn đề có tính qui luật này là điều cần thiết để
chúng ta xác định cho mình một thái độ ứng xử thích hợp, không hoang mang,
nóng vội nhƣng cũng không thể thờ ơ, phó mặc. Bởi vậy, để xây dựng một nền
văn hóa pháp luật Việt Nam tích cực, lành mạnh trong bối cảnh hiện nay, theo
chúng tôi, cần phải có những giải pháp toàn diện và đồng bộ, trong đó cần phải
thực hiện đồng thời cả hai nhóm giải pháp, đó là những giải pháp mang tính
chiến lƣợc ở tầm vĩ mô để tạo lập nền tảng lâu dài và bền vững, cùng lúc phải có
những giải pháp cụ thể, cấp bách để duy trì kỉ cƣơng phép nƣớc và thiết lập sự ổn
định xã hội để tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển.
3.1. Các giải pháp nền tảng có tính chiến lược
Trong điều kiện của nƣớc ta, công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền diễn
ra trong bối cảnh văn hóa truyền thống nông nghiệp và tƣ tƣởng Nho giáo với
nhiều yếu tố không thuận lợi. Bởi vậy, để xây dựng ý thức và hành vi, lối sống
thƣợng tôn pháp luật trong xã hội Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, phải bắt
đầu từ sự thay đổi nền tảng văn hóa mà công việc trƣớc tiên là phải thanh lọc để
loại bỏ những đặc trƣng văn hóa tiểu nông với những hệ lụy tiêu cực của nó,
đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung cho những thiếu
hụt của văn hóa truyền thống.

121
3.1.1. Thanh lọc, tẩy trừ những tiêu cực, lạc hậu của văn hóa truyền
thống
3.1.1.1. Thay đổi tư duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính
Lối sống tiểu nông chỉ quen ứng phó với những “tình thế” cụ thể, “tùy cơ ứng
biến”, “nƣớc đến chân mới nhảy” nên đã hình thành trong căn tính ngƣời Việt
kiểu tƣ duy manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính logic và hệ thống, không có tính chiến
lƣợc và tầm nhìn xa, cùng với đó là thói quen ứng xử tùy tiện, vô nguyên tắc, vô
kỉ luật. Mặt khác, do nhận thức và tƣ duy của ngƣời sản xuất nhỏ chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, nặng về cảm tính, chủ quan nên hạn chế về năng lực tƣ duy lí
luận; cách nhận thức và lối suy nghĩ do đó thƣờng giản đơn, đại khái, phiến diện,
thiếu tính khái quát, toàn diện và khoa học, không nhìn ra bản chất, qui luật,
nguyên nhân, nguồn gốc bên trong của sự vật, hiện tƣợng. Hạn chế này đang hiện
diện rõ nét trong cách thức điều hành và hoạch định chính sách của các nhà quản
lí của chúng ta hiện nay, biểu hiện qua sự tùy tiện, chủ quan, cảm tính, sự thiếu
đồng bộ và nhất quán trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật cũng
nhƣ việc tổ chức và thực thi pháp luật. Đây đang là những hạn chế rất lớn, gây
nên nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội, làm suy giảm niềm tin vào
tính hiệu lực của pháp luật. Bởi vậy, muốn xây dựng một xã hội thƣợng tôn pháp
luật thì việc thay đổi lối tƣ duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính phải đƣợc
quán triệt trƣớc hết với đối tƣợng là các nhà quản lý, điều hành các chủ trƣơng,
chính sách xã hội ở tầm vĩ mô.
3.1.1.2. Thay đổi thói quen ứng xử của văn hóa làng
Là hệ quả của văn hóa làng với tính tự trị, thói quen ứng xử “phép vua thua lệ
làng” và những hệ quả của nó hiện đang để lại những di chứng khá nặng nề trong
xã hội ta hiện nay, mà ảnh hƣởng trực tiếp nhất là ở phƣơng diện quản lý xã hội
từ vĩ mô đến vi mô. Nếu ngày xƣa ngƣời dân vẫn quen coi trọng “lệ làng” hơn
“phép nƣớc” thì ngày nay thói quen ứng xử ấy vẫn còn di căn trong thực tế, đó là
tình trạng các chủ trƣơng, chính sách từ trên xuống bị tiếp nhận sai lệch, hoặc
đƣợc vận dụng một cách tùy tiện, thiếu đồng bộ và nhất quán ở các địa phƣơng,
bộ, ngành, vì lợi ích nhóm – một hiện tƣợng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.
Thực chất đây là biến thái của thói quen trọng lệ hơn luật, coi thƣờng, thậm chí vi

122
phạm pháp luật mà ta vẫn quen gọi là hiện tƣợng “trên bảo dƣới không nghe”, “là
lệ làng thời hiện đại”, mà hậu quả là gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với đời
sống xã hội, làm suy giảm niềm tin vào sức mạnh và tính nghiêm minh của pháp
luật, và cùng với đó là sự gia tăng thói quen hành xử không thƣợng tôn pháp luật.
Văn hóa làng với lối sống cục bộ địa phƣơng, khép kín đã hình thành ở con
ngƣời thói quen chỉ quan tâm tới những gì liên quan trực tiếp đến lợi ích thiển
cận của mình kiểu “ăn cây nào, rào cây ấy”; “đèn nhà ai nấy rạng”; “của mình thì
giữ bo bo, của ngƣời thì để cho bò nó ăn”. Đây là nguyên nhân của thái độ thờ ơ,
vô trách nhiệm với lợi ích chung, chỉ lo vun vén cá nhân, phe nhóm, cục bộ một
cách thực dụng, thiển cận.
Ở góc độ quản lý xã hội, việc khắc phục, loại bỏ tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng,
trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng đồng nghĩa với việc thay đổi kiểu tƣ
duy quản lý “gia đình chủ nghĩa”, “đóng cửa bảo nhau”, “nặng tình nhẹ lý”. Khi
quan hệ công việc bị chi phối bởi tình cảm và các mối quan hệ thân quen, thì hệ
lụy của nó mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, đó là tệ nạn “con ông cháu cha”, nạn “ô
dù”, “chủ nghĩa thân quen”, sự kéo bè kết cánh dựa trên mối quan hệ huyết
thống, bà con, đồng hƣơng… để tham ô, hối lộ, bao che, nhũng nhiễu… khiến
cho pháp luật nhiều khi bị vô hiệu hóa. Tuy không tồn tại một cách chính thống
và công khai nhƣng ai cũng có thể thấy căn bệnh này đã và đang là một vấn nạn
xã hội, đang hàng ngày âm thầm, âm ỉ tác động tiêu cực, làm suy giảm sức mạnh
của hệ thống công quyền, gây nên nhiều bức xúc trong xã hội [12, 28]. Đây thực
sự là những rào cản lớn mà chúng ta không thể không khắc phục, xoá bỏ khi
bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy, lời cảnh báo
của V.I.Lênin vẫn còn nguyên ý nghĩa khi ông nói rằng “những thói quen, nhất là
thói quen lạc hậu có một sức ỳ ghê gớm cần phải đƣợc chúng ta ghi nhớ và giải
quyết thoả đáng”. Bởi vậy, khắc phục đƣợc những tệ nạn này cũng chính là minh
bạch hóa các mối quan hệ công quyền, góp phần nâng cao chất lƣợng cán bộ,
công chức, làm gia tăng sức mạnh của bộ máy công quyền, tạo điều kiện để pháp
luật đƣợc thực thi một cách công bằng, minh bạch.
Tóm lại, mặt trái của văn hóa làng và những căn tính tiểu nông đang là một
rào cản rất lớn đối với đất nƣớc trong quá trình hội nhập và phát triển, khi nó

123
đang hiện hữu nhƣ là một phần văn hóa sống trong tiềm thức mỗi ngƣời Việt
Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ nông dân đến trí thức, từ thƣờng dân đến
quan chức, từ công dân đến cơ quan công quyền.
Nếu trong nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp, tƣ tƣởng này hình thành nhƣ là
một sự thích nghi tối ƣu và tất yếu thì ngày nay, khi đất nƣớc bƣớc vào quá trình
hội nhập, chuyển sang một xã hội đô thị và công nghiệp thì những lối sống, thói
quen tƣ duy ấy của truyền thống đã không còn thích hợp. Không những không
còn thích hợp, nó còn nhƣ những tảng đá lớn đang cản đƣờng đi lên của dân tộc
và là nguyên nhân của những hành vi tiêu cực.
Tuy nhiên, việc tẩy trừ, đoạn tuyệt với những tàn dƣ dai dẳng của căn tính
tiểu nông là cả một cuộc hành trình dài khi nó là hệ quả song hành của công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bởi chỉ khi phƣơng thức sản xuất tiểu
nông – cơ sở sản sinh ra nó không còn tồn tại, thay thế vào đó là phƣơng thức sản
xuất công nghiệp với một nền tảng kinh tế - xã hội văn minh, hiện đại thì mới có
thể nói đến một sự đổi thay toàn diện, sâu sắc và triệt để về văn hóa.
Nhìn ra thế giới, có thể thấy, những đổi thay kì diệu của Nhật Bản cần đƣợc
xem là bài học kinh nghiệm đáng để chúng ta “nhìn ngƣời mà ngẫm đến ta”. Nhật
Bản nhƣ những gì chúng ta thấy hiện nay có thể xem là mẫu mực của một xã hội
văn minh, nề nếp, trật tự, kỉ cƣơng, mặc dù xuất phát điểm của họ cũng là một
quốc gia phƣơng Đông, với nền tảng truyền thống là xã hội nông nghiệp có nhiều
điểm khá tƣơng đồng với Việt Nam. Trƣớc khi trở thành một nƣớc công nghiệp
hàng đầu thế giới, Nhật Bản là một nƣớc nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong
tổng dân số tƣơng đƣơng với Việt Nam. Trƣớc thời Minh Trị Duy Tân (1868-
1912), tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính. Bởi
vậy, từ phƣơng thức sản xuất nông nghiệp cũng đã sản sinh ra nền văn hóa Nhật
Bản với nhiều thói quen, tập tục và những tệ nạn cũng nhƣ các nƣớc kém phát
triển khác. Ngƣời Nhật thời đó cũng có quan niệm coi trọng của riêng hơn của
chung. Quan chức, nhân viên nhà nƣớc thời đó cũng hách dịch, cho rằng mình
thuộc tầng lớp tinh túy mà ban phát ân huệ cho dân chúng. Ngƣợc thời gian về
trƣớc nữa, trong các cuốn sách nhƣ Phúc ông tự truyện hay Khuyến học của
Fukuzawa Yukichi cũng phản ánh đầy những thói hƣ tật xấu của ngƣời Nhật,

124
trong đó dân chúng ai cũng lo vun vén lợi ích riêng, chính phủ thì tàn bạo, quan
chức thì tham lam v.v…
Tuy nhiên, cuộc cách mạng Minh Trị với việc tiếp thu văn hoá và kỹ thuật của
Tây Âu, với những cải cách sâu sắc, toàn diện và triệt để, bắt đầu từ nền tảng
kinh tế, từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, kéo theo đó là những cải cách
về chính trị, giáo dục, văn hóa, qua hơn nửa thế kỉ đã làm thay đổi từ lối sống đến
nhân cách ngƣời Nhật. Chính cuộc cách mạng triệt để bắt đầu từ những nền tảng
kinh tế - xã hội ấy là nguyên nhân khiến nƣớc Nhật trở thành một cƣờng quốc
kinh tế nhƣ hiện nay. Thiết nghĩ, bài học của nƣớc Nhật rất cần để chúng ta suy
ngẫm và có những chiến lƣợc phát triển phù hợp.
3.1.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung, bù đắp những thiếu
hụt của văn hóa truyền thống
Cùng với việc thanh lọc, tẩy trừ những tiêu cực, lạc hậu của văn hóa truyền
thống thì việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung, bù đắp
những thiếu hụt của văn hóa truyền thống cũng là một trong những giải pháp
mang tính chiến lƣợc để hƣớng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa pháp luật
Việt Nam tích cực, lành mạnh. Vì rằng, mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
mà chúng ta đang thực hiện là sự vận dụng học thuyết về nhà nƣớc pháp quyền
phƣơng Tây - vốn là sản phẩm của xã hội công nghiệp - vào một xã hội phƣơng
Đông nông nghiệp, do đó, sự không tƣơng thích về văn hóa khiến chúng ta phải
điều chỉnh, bổ sung để hội nhập và phát triển là điều hiển nhiên.
Theo chúng tôi, từ góc nhìn văn hóa pháp luật, những thiếu hụt của nền tảng
văn hóa truyền thống mà chúng ta cần bổ sung, bù đắp đó là:
3.1.2.1. Tạo điều kiện cho sự phát triển ý thức về quyền cá nhân
Trong những đặc trƣng của văn hóa nông nghiệp, tính gắn kết cộng đồng cao
là một truyền thống tốt đẹp đã từng làm nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta vƣợt
qua những thử thách, cam go. Nhƣng mặt trái của nó là sự phủ nhận vai trò cá
nhân mà hệ quả của nó là làm cho con ngƣời trở nên thụ động trong các quan hệ,
không dám khẳng định bản lĩnh và nhân cách cá nhân, không dám nhân danh cá
nhân để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình. Thêm vào đó, Nho giáo
cũng góp phần tích cực trong việc phủ nhận, triệt tiêu quyền cá nhân. Đó là

125
nguyên do giải thích vì sao ngƣời Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự tự giác và
chủ động trong việc sử dụng các quyền cá nhân của mình trong ứng xử với các
quan hệ xã hội, mặc dù đã đƣợc hiến pháp và pháp luật qui định.
Muốn xây dựng một nền văn hóa pháp luật theo tiêu chí của nhà nƣớc pháp
quyền thì một vấn đề có tính nền tảng là phải thay đổi quan niệm truyền thống về
vai trò cá nhân, theo đó, nhà nƣớc phải tạo những điều kiện thuận lợi để phát
triển ý thức cá nhân, bởi nhà nƣớc pháp quyền chỉ có thể hình thành và tồn tại với
đúng nghĩa của nó trên nền tảng văn hóa đề cao tính cá nhân. Để tạo điều kiện
phát triển ý thức về quyền cá nhân, trƣớc hết, các cơ quan lập pháp và hành pháp
phải coi trọng vấn đề xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật vào việc
bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cá nhân đồng thời đảm bảo cho việc thực thi nhƣ
là một trách nhiệm phải thực hiện chứ không phải ban phát. Đến lƣợt mình, mỗi
cá nhân cũng phải có ý thức và chủ động thực hiện các quyền của mình mà pháp
luật đã thừa nhận. Trong thực tế hiện nay, xét trên cả hai phƣơng diện, nhà nƣớc
và công dân, đây đang là một điểm yếu, cũng là một sự thiếu hụt do truyền thống
để lại mà chúng ta cần phải bù đắp kịp thời.
3.1.2.2. Xây dựng ý thức và thói quen sử dụng pháp luật trong các hành vi
dân sự
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, từ sự cộng hƣởng một cách hòa điệu
giữa văn hóa nông nghiệp (lối sống cộng đồng và ứng xử trọng tình cả nể, bao
che; lối sống tự trị khép kín trọng lệ hơn luật) với tƣ tƣởng Nho giáo (phủ nhận
quyền cá nhân; đề cao đức trị hơn pháp trị; coi pháp luật là công cụ cai trị;
khuyến khích vô tụng) và Phật giáo (đề cao lòng nhân ái bao dung, sự nhẫn nhục,
cam chịu, dĩ hòa vi quí) khiến cho ngƣời dân không tin tƣởng vào pháp luật,
không coi pháp luật là cách giải quyết đƣợc ƣu tiên. Nhu cầu sử dụng pháp luật
để bảo vệ quyền lợi cho mình vì vậy không trở thành một thói quen ứng xử phổ
biến của ngƣời dân từ trong nhận thức cho đến hành vi. Vai trò của pháp luật
trong xã hội dân sự vì vậy rất mờ nhạt, lâu dần thành truyền thống coi thƣờng
pháp luật, thờ ơ với pháp luật, né tránh pháp luật. Đó cũng là một lý do giải thích
vì sao ngƣời Việt cho đến ngày nay vẫn chƣa có thói quen tìm đến pháp luật khi
xảy ra các tranh chấp dân sự nhƣ một hành vi ứng xử tất yếu và phổ biến ở các

126
quốc gia phát triển. Nói cách khác,trong tâm thức ngƣời dân hiện nay, pháp luật
vẫn không phải là cách giải quyết đƣợc ƣu tiên. Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn
với tinh thần "thƣợng tôn pháp luật", một đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện đại, của
nhà nƣớc pháp quyền. Đây thực sự đang là một thách đố gay gắt khi đất nƣớc
đang bƣớc vào tiến trình hội nhập quốc tế với các quan hệ giao lƣu đƣợc mở
rộng, trong đó tinh thần "thƣợng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện
những cam kết quốc tế. Việc khắc phục những hạn chế của truyền thống và xây
dựng ý thức, hành vi tôn trọng pháp luật cũng nhƣ tính chủ động sử dụng pháp
luật với tính cách là yếu tố then chốt của văn hoá pháp luật vì vậy có vai trò cực
kỳ quan trọng. Và đòi hỏi này lại càng quan trọng và bức thiết hơn khi đây là một
trong những điểm yếu lớn nhất có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn pháp lý ở
nƣớc ta hiện nay.
Tuy nhiên, muốn xây dựng thói quen sử dụng pháp luật phổ biến trong xã hội
thì phải tạo lập cho ngƣời dân niềm tin vào tính công bằng và nghiêm minh của
pháp luật, coi pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.
Nhƣng muốn ngƣời dân có niềm tin đối với pháp luật thì cần phải có những giải
pháp cụ thể và cấp bách để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế thực thi
pháp luật vốn đang bộc lộ nhiều yếu kém hiện nay.
3.2. Các giải pháp cụ thể và cấp bách
Để nâng cao văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, cùng với việc cần đến
những giải pháp có tính nền tảng và một lộ trình thực hiện có tính chiến lƣợc, thì
hiện trạng của văn hóa pháp luật hiện nay đang đòi hỏi phải có những giải pháp
cụ thể và cấp bách mới mong thiết lập lại trật tự xã hội và kỉ cƣơng phép nƣớc.
3.2.1. Xử lý nghiêm minh, triệt để và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
Có thể nói, để pháp luật chỉ thực sự là một công cụ có hiệu lực thì cần phải
đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố, trong đó, luật pháp phải chặt chẽ, hình phạt đủ
nặng để có sức răn đe, việc thi hành luật pháp đủ nghiêm minh, quan chức các
cấp đủ gƣơng mẫu, bộ máy nhà nƣớc đủ trong sạch. Tất cả những yếu tố này đều
rất quan trọng và cần thiết để thiết lập lại trật tự công lí trong xã hội ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong số đó, giải pháp cụ thể và cấp bách nhất hiện nay, theo chúng
tôi, trƣớc hết cần phải có chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm minh, triệt để và kịp

127
thời những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi vi phạm của
quan chức, công chức, điều mà lâu nay dƣ luận đã và đang rất bức xúc. Có nhƣ
thế lấy lại niềm tin cho công chúng đối với sự công bằng và nghiêm minh của
pháp luật, mới làm gƣơng cho xã hội noi theo.
Ngay từ thời cổ đại ở phƣơng Đông cách đây hơn hai ngàn năm, Hàn Phi đã
từng khẳng định sứ mạng, quyền uy và sức mạnh của pháp luật: “Pháp luật không
hùa theo ngƣời sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi
hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh.
Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thƣởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất
phu. Cho nên điều sửa chữa đƣợc sự sai lầm của ngƣời trên, trị đƣợc cái gian của
kẻ dƣới, trừ đƣợc loạn, sửa đƣợc điều sai, thống nhất đƣờng lối của dân không gì
bằng pháp luật” [dẫn theo: 13]. Câu nói ấy của cổ nhân cách đây đã hơn hai mƣơi
thế kỉ, vậy mà đến hôm nay vẫn còn là chân lý, và không những thế, đang là một
bài học nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta. “Trừng trị cái sai không tránh kẻ
đại thần, thƣởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu”, câu nói ấy không chỉ thể
hiện sức mạnh, quyền uy của pháp luật mà cũng đồng thời phản ánh ý chí và khát
vọng muôn đời của ngƣời dân dƣới bất cứ thể chế chính trị nào. Bởi vây, V.I
Lênin cũng từng khuyến cáo: “Ở giờ phút chiến đấu quyết liệt, kẻ nào chùn bƣớc
trƣớc tính chất bất di bất dịch của pháp luật thì ngƣời đó là kẻ cách mạng tồi”
[80, 625]. Mong sao ngày càng bớt đi những “ngƣời cách mạng tồi” nhƣ thế!
Thực tiễn cho thấy, chỉ ở những quốc gia mà sự vận hành guồng máy xã hội
dựa vào tính nghiêm minh của luật pháp, ở đấy xã hội mới ổn định và phát triển,
kỉ cƣơng phép nƣớc mới đƣợc thiết lập, công lý mới đƣợc thực thi, và chỉ khi đó
con ngƣời mới đạt đến trạng thái phát triển thực sự. Điều đó nói lên vai trò đặc
biệt quan trọng của pháp luật trong việc tạo ra một môi trƣờng pháp lý nghiêm
minh, làm điểm tựa căn bản cho sự vận hành guồng máy xã hội là quan trọng và
bức thiết đến nhƣờng nào. Bởi vậy, câu khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật” sẽ mãi chỉ là khẩu hiệu suông nếu nhƣ trƣớc hết, các hành vi
vi phạm không đƣợc xử lý một cách kịp thời, triệt để và nghiêm minh.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật

128
Những năm gần đây, do yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, Đảng
và Nhà nƣớc đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, thực trạng chất lƣợng của hệ thống văn bản pháp luật và các thiết
chế thực thi pháp luật còn nhiều yếu kém, bất cập. Đó là thực trạng văn bản pháp
luật vi phạm pháp luật quá nhiều, văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ
nghĩa, hay thay đổi, không phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi… gây
khó khăn cho cả hai phía: ngƣời dân với tƣ cách là đối tƣợng chấp hành và các cơ
quan công quyền với tƣ cách là chủ thể thực thi pháp luật.Cùng với đó, chất
lƣợng nguồn nhân lực trong các cơ quan thực thi pháp luật cũng còn nhiều bất ổn,
do một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực chuyên môn, tha hóa về phẩm
chất đạo đức và thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến việc xử án còn nhiều oan
sai, tồn đọng, gây mất niềm tin của xã hội vào sự công bằng và tính nghiêm minh
của pháp luật. Bởi vậy trong bề bộn những công việc cấp bách phải làm hiện nay,
theo chúng tôi, việc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống văn bản pháp
luật, cùng với đó là việc giáo dục, nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất
đạo đức cho đội ngũ những ngƣời thực thi pháp luật nói riêng và bộ máy công
quyền nói chung là những việc làm thiết thực trƣớc mắt để thiết lập lại kỉ cƣơng
phép nƣớc, nâng cao năng lực và hiệu quả của các thiết chế thực thi pháp luật.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nƣớc ta đã là thành viên của
những tổ chức quốc tế thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng một nền
tƣ pháp có chất lƣợng, trong sạch và hiệu quả cũng nhƣ cải cách nền hành chính
quốc gia là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội
nhập. Bởi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giải
quyết tranh chấp pháp lý không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà bao gồm
cả yếu tố nƣớc ngoài, hơn lúc nào hết, những ngƣời cầm cân nảy mực cần phải có
những kiến thức luật pháp sâu rộng để đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó. Lộ trình
hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc định hƣớng từ hơn 20 năm nay, tham gia sân
chơi toàn cầu không có cách nào khác chúng ta phải ứng xử theo thông lệ đó. Tất
cả mọi hành vi đều đƣợc xem xét dƣới các chế tài pháp lý, không chỉ của Việt
Nam mà còn là của thế giới. Công cuộc hội nhập chỉ thành công khi chúng ta
đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về luật chơi.

129
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ngành Luật vừa “hồng” vừa “chuyên”
Về phƣơng diện lý luận, mục tiêu của việc xây dựng nền văn hóa nói chung là
nhằm tạo ra hai nhân tố: môi trƣờng văn hoá và con ngƣời văn hoá. Hai nhân tố
này tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó nhân tố con ngƣời là quyết định, bởi
lẽ hiển nhiên là, có con ngƣời văn hóa thì mới có môi trƣờng văn hóa. Do đó, để
xây dựng nền văn hoá pháp luật Việt Nam tích cực và lành mạnh, một trong
những việc quan trọng cần làm, và có thể làm ngay, theo chúng tôi đó là phải
quan tâm để có những giải pháp cụ thể để xây dựng nguồn lực con ngƣời vừa
“hồng” vừa “chuyên” cho ngành luật.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp
luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn
thiếu cả đạo đức nghề nghiệp. Thực trạng về việc cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền
hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những
trƣờng hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật đang
diễn ra ngày càng phổ biến, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của ngƣời dân
đối với những ngƣời thực thi công lý nói riêng và đối với pháp luật nói chung.
Ngƣời dân hiểu về pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật hay không trƣớc hết
thông qua sự nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp
luật. Ở đây, văn hóa ứng xử với pháp luật của các cơ quan pháp luật có vai trò
“hƣớng đạo” rất quan trọng. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng của các cơ quan
pháp luật cũng nhƣ việc xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật có chất
lƣợng, “vừa hồng vừa chuyên” đang là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Bởi vậy,
theo chúng tôi, trong chƣơng trình đào tạo chuyên ngành luật hiện nay, cùng với
việc chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo tri thức chuyên môn, cần đƣa vào
giảng dạy chuyên đề về văn hóa pháp luật cho sinh viên, để sau này khi hành
nghề, họ phải là những tấm gƣơng mẫu mực về hành vi ứng xử với pháp luật. Ở
đây chúng tôi cùng quan điểm với PGS.TS Nguyên Ngọc Điện khi ông cho rằng:
“Cần xây dựng đội ngũ ngƣời làm luật nhƣ thế nào để, khi tiếp cận với các điều
luật, ngƣời ta không phải thấy loáng thoáng đằng sau đó bóng dáng của những
phần tử cơ hội, mang tính cách nhỏ nhen, làm luật theo cung cách của ngƣời đi
giăng bẫy để triệt hạ đồng loại. Thay vào đó, phải là hình ảnh những con ngƣời

130
thanh lịch, thông thái, đầy quyền uy nhƣng cũng rất bao dung, rộng lƣợng, đảm
nhận vai trò dẫn đƣờng cho toàn xã hội trong công cuộc kiến tạo trật tự và công
bằng” [78].
3.2.4. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chƣa thể đem lại hiệu quả cao nếu
những quy định của nó không đƣợc mọi ngƣời biến thành hành động trong thực
tế. Trƣớc đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật
chƣa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện
đƣợc tốt, bởi việc giáo dục pháp luật là một trong những công đoạn hết sức quan
trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân, mà còn tạo ra
khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới, đồng thời,
góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu
hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của ngƣời khác, khuyến khích những hành vi
hợp pháp và hợp đạo lý.
Trong điều kiện thực tế của nƣớc ta hiện nay, việc giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật càng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao trình độ
văn hoá pháp luật và năng lực pháp lý thực tiễn của công dân. Hiện nay ở nƣớc
ta, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển thông tin và phổ biến, giáo dục pháp
luật chƣa đồng bộ và nhất quán. Thông tin pháp luật kém cập nhật, cát cứ, chƣa
tập trung. Các văn bản quy phạm pháp luật chƣa đƣợc đăng tải đầy đủ trên công
báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong khi văn bản pháp luật của
chúng ta lại thay đổi thƣờng xuyên. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn
mang nặng tính hình thức nên pháp luật ít đến với ngƣời dân và khó đi vào thực
tiễn.
Bởi vậy, để nâng cao hiểu biết về pháp luật cho ngƣời dân, cần tạo điều kiện
thuận lợi để nhân dân - những ngƣời chịu tác động của một quyết sách sắp ban
hành cần có cơ hội để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định,
đó là giải pháp hữu hiệu nhất để ngƣời dân hiểu biết về pháp luật và tự giác chấp
hành pháp luật. Việc tăng cƣờng tính công khai và dân chủ trong quá trình xây
dựng pháp luật là một trong những giải pháp cần thiết để không những đƣa “pháp

131
luật gần hơn với cuộc đời” mà còn góp phần nâng cao sự hiểu biết của ngƣời dân
về pháp luật, đó là điều kiện để ngƣời dân tự giác tuân thủ pháp luật.

132
KẾT LUẬN

1. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền đƣợc xác định là một mục tiêu quan trọng. Nhƣng một thực
trạng đáng báo động là văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều
tiêu cực, biểu hiện từ các hành vi ứng xử với pháp luật của cá nhân trong đời
sống hàng ngày cho đến trình độ vận dụng công cụ pháp luật của Nhà nƣớc trong
quản lí xã hội cũng nhƣ việc thực thi pháp luật trong thực tế… Hệ quả là, thói
quen không tuân thủ pháp luật, coi thƣờng pháp luật, lách luật, lối ứng xử tùy tiện
với pháp luật… đang tồn tại và biểu hiện rất phổ biến, không chỉ với dân thƣờng
mà ngay cả đối với những cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền; thậm
chí, cả với những ngƣời đang nắm giữ cán cân công lý của xã hội. Theo đó là sự
gia tăng đến mức báo động các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là
nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực trạng ấy đang từng ngày làm ô nhiễm bầu
không khí tinh thần của xã hội, làm suy giảm đáng kể lòng tin của ngƣời dân đối
với tính nghiêm minh của pháp luật, dẫn đến coi thƣờng kỉ cƣơng phép nƣớc. Đó
cũng chính là những biểu hiện của một đời sống văn hóa pháp luật không lành
mạnh, một thái độ ứng xử văn hóa không thƣợng tôn pháp luật.
2. Thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay có nguyên
nhân trực tiếp là do hệ thống các thiết chế pháp luật chƣa hoàn thiện, còn nhiều
hạn chế, bất cập, việc thực thi pháp luật chƣa đƣợc thực hiện nghiêm minh nên
ngƣời dân không tin tƣởng vào pháp luật, né tránh pháp luật, tìm cách lách luật
hoặc thờ ơ với pháp luật. Tuy nhiên, đằng sau những nguyên nhân trực tiếp ấy là
sự chi phối của những nguyên nhân sâu xa từ nền tảng văn hóa truyền thống, đó
là tƣ duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan, cảm tính, là lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt,
vô nguyên tắc; đó là lối sống trọng lệ hơn luật, trọng tình hơn lý, dĩ hòa vi quí,
trọng đức trị hơn pháp trị… Tƣ tƣởng, giáo lí của Nho giáo, Phật giáo hòa hợp
đồng điệu với nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc tiểu nông đã hình thành

133
những tƣ tƣởng ăn sâu, quện chặt trong tƣ duy và cách ứng xử của ngƣời Việt
truyền thống, đó là lối hành xử không theo chuẩn mực pháp lý, là thói quen
không thƣợng tôn pháp luật. Truyền thống này vẫn còn di căn rất rõ nét trong xã
hội hiện đại, là nguyên nhân sâu xa chi phối cách hành xử của xã hội, từ ngƣời
dân cho đến các cơ quan công quyền. Đó là những lực cản không nhỏ đối với
mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền hiện nay ở nƣớc ta nói riêng cũng nhƣ
công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc nói chung.
3. Để xây dựng một nền văn hóa pháp luật Việt Nam tích cực, lành mạnh, làm
nền tảng cho việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
ở nƣớc ta hiện nay, theo chúng tôi, cần phải thực hiện đồng thời hai nhóm giải
pháp: những giải pháp cụ thể, cấp bách và những giải pháp có tính chiến lƣợc lâu
dài.
3.1. Với nhóm giải pháp cụ thể, cấp bách, điều cần thiết trƣớc hết hiện nay là
phải có hình thức xử lý nghiêm minh, triệt để và kịp thời những hành vi vi phạm
pháp luật; cùng với đó là việc củng cố năng lực của hệ thống pháp luật và các
thiết chế thực thi pháp luật để tạo lập niềm tin của ngƣời dân đối với pháp luật.
3.2. Cùng với những giải pháp cụ thể, cấp bách, cần phải có những giải pháp
mang tính chiến lƣợc để tạo lập nền tảng lâu dài và bền vững, đó là: một mặt phải
thanh lọc, tẩy trừ những đặc trƣng văn hóa truyền thống đã trở thành tiêu cực, lạc
hậu, cản trở sự phát triển; mặt khác, phải biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại để bù lấp những thiếu hụt của văn hóa truyền thống. Đó cũng chính là
thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, và cũng là điều kiện nền tảng để xây dựng và phát triển nền văn hóa pháp
luật Việt Nam ngang tầm thế giới./.

134
I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Hội nhà văn, 2000

2. Nguyễn Trần Bạt, Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật (Nguồn:
chungta.com)

3. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB TP Hồ Chí Minh, 2004.

4. Nguyễn Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh, Văn hóa các dân tộc Việt Nam
thống nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, 2002

5. Khang Thức Chiêu, Cải cách thể chế văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia,
1996

6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), Giá trị truyền
thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia,
2002.

7. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB tƣ
pháp, 2007

8. Bùi Xuân Đính, Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam, NXB tƣ
pháp, 2005

9. Bùi Xuân Đính, 101 truyện pháp luật thời xưa, NXB Thanh niên, 1999

10. Phan Đại Doãn, Mấy vấn đề văn hóa làng xã việt nam trong lịch sử, NXB
Chính trị Quốc gia, 2004

11. Lê Đăng Doanh, Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ
mới (in trong: Một góc nhìn của trí thức), NXB Trẻ, 2001

12. Nguyễn Đăng Dung, Một xã hội làng xã, Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số
11/ 2003,

13. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn, Lệ làng xưa và “lệ làng” nay, Tạp
chí Cộng sản, số 28/2003,

14. Phạm Đức Dƣơng, Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb văn hóa, 2002

135
15.Trần Ngọc Đƣờng, Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Tạp
chí Luật học, 2003

16. E.B.Tylor, Văn hóa nguyên thủy, NXB VHTT, 2000

17. Francis Fukuyama, Giá trị châu Á sau cuộc khủng hoảng châu Á, (in
trong: Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển, Nxb. Thế giới, HN, 2002.

18. Vũ Minh Giang, Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử
truyền thống, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/1993

19. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB
TP HCM, 1993

20. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Về phát triển văn hóa và
xây dựng con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị
Quốc gia.

21. Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Đại Việt, NXB VHTT, 2005

22. Phan Đăng Thanh, Trƣơng Thị Hòa, Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và
củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1998

23. Samuel Huntington, Sự va chạm của nền văn minh, NXB Lao động, 2005

24.Nguyễn Văn Huyên, Hội nhập văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc,
trong sách “Việt Nam trong thế kỷ XX”, Nxb Chính trị quốc gia, 2002

25. Trần Văn Khê, Suy tư về vấn đề “phát triển văn hóa”, in trong sách Việt
Nam trong thế kỷ XX, 2002

26. Học viện CTQG HCM - Khoa văn hóa XHCN, Văn hóa dân tộc trong quá
trình mở cửa ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 1996

27. Trần Ngọc Khuê, Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong giai đoạn chuyển
sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia,
1998

28. Đạo đức nghề nghiệp luật sư, Kỷ yếu hội thảo, NXB Chính trị Quốc gia,
1998

136
29 . Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB
Giáo dục, 1996

30. Thanh Lê, Văn hóa với đời sống xã hội, NXB Khoa học Xã hội, 1998

31. Đỗ Long, Tâm lý học dân tộc - Nghiên cứu và thành tựu, NXB Khoa học
Xã hội, 2001

32. Lê Vƣơng Long, Văn hóa pháp lý VN trong xu thế toàn cầu hóa, Tạp chí
Nghiên cứu pháp luật,

33. Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt nam lược khảo, 1970

34. Montesquieu, Tinh thần pháp luật (ngƣời dịch: Hoàng Thanh Đạm), NXB
Giáo Dục, 1996

35. Phạm Duy Nghĩa, Gia tài 60 năm luật học (in trong Bay cùng đàn sếu),
NXB Trẻ, 2005

36. Phạm Duy Nghĩa, Nơi doanh nhân tìm đến công lý, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 3/2003

37. Phạm Duy Nghĩa, Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, 24 (2008) 1-8

38. Nguyễn Thế Nghĩa, Mấy vấn đề về văn hóa và phát triển, trong sách Văn
hóa và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh.

39. Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB VHTT, 1994

40. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB VHTT, 1998

41. Phan Ngọc, Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam, NXB VHTT

42. Nhiều tác giả, Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, 1999

43. Nguyễn Hồng Phong, Văn hóa chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện
đại, NXB VHTT, 1998

44. Lƣơng Hồng Quang, Dân trí và sự hình thành văn hóa cá nhân, NXB
VHTT, 1999

137
45. Hồ Sĩ Quý, Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, NXB Chính trị Quốc gia,
1999

46. Hồ Sĩ Quý, Về giá trị và giá trị châu Á, NXB Chính trị Quốc gia, 2005

47. Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa
Việt Nam, NXB tƣ pháp, 2004

48. Đại học Luật Hà Nội, Văn hóa pháp luật và phát triển văn hóa pháp luật ở
nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, 2001.

49. Trần Thành, Tư tưởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị, tâm lý hiếu
danh của đạo đức phong kiến và ảnh hưởng của nó trong cán bộ quản lý
hiện nay ở nước ta, in trong: Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán
bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 2001

50. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 1997

51. Hồ Đắc Thọ, Lệ làng Việt Nam trong tâm thức dân gian, NXB VHTT,
2003

52. Hồ Đức Thọ, Lệ làng, NXB Hà Nội, 1999

53. Văn hóa tư pháp, Thông tin khoa học pháp lý, Viện khoa học pháp lý, 6-
01

54. Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (Chủ biên), Văn hóa lối sống với môi
trường, NXB VHTT, 1998

55. Đỗ Lai Thúy, Từ cái nhìn văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

56. Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, NXB tƣ pháp, 2005

57. Tọa đàm khoa học/Trung tâm nghiên cứu tâm lý dân tộc, Tâm lý người
Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, NXB TP HCM, 2000

58. Hoàng Trinh, Vấn đề văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia,
1996

138
59. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước pháp luật,
NXB Tƣ pháp, 2007

60. Đào Trí Úc (chủ biên), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, 1995

61. Viện Tâm lý học, Tính cộng đồng, tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt
Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 2002

62. Viện Triết học, Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, 2001

63. Nguyễn Quốc Việt, Bảo lưu các giá trị truyền thống trong quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay (in trong Nhà nước và pháp
luật Việt nam trước thềm thế kỉ XXI), NXB Công An Nhân Dân, 2002

64. Huỳnh Khái Vinh, Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại, KHXH,
2000

65. Võ Khánh Vinh, Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 2 -
2003

66. Trần Quốc Vƣợng, Đổi mới việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.In trong Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ và Tạp
chí Tia sáng, 2001

67. Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hóa, Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia, 1996

68. Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII,
Nxb.Chính trị quốc gia, 1998

69. Hồ Chí Minh toàn tập (tập III), NXB Chính trị Quốc gia, 1995

70. Chuyên đề Văn hóa tư pháp, Thông tin khoa học pháp lý, 7/2001,

71. Lê Huy Hoà - Phạm Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu. Văn hoá Việt
Nam truyền thống và hiện đại. NXB Văn hoá, Hà Nội, 2000
72. Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Ðông - gợi những điểm nhìn tham
chiếu, NXB. Văn học, Việt Nam, 1995.

139
73. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003.

74. Trần Đình Hƣợu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB, Văn
hóa, 1996.
75. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, NXB. KHXH

76. Du Vinh Căn, Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia, bản dịch của Viện
Khoa học Xã hội – Học viện hành chính Quốc gia, 2002.

77. Võ Khánh Vinh: Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong nhà
nước pháp quyền…, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2 -2003.
78. V.I Lênin, Toàn tập, Tập 36 ,NXB Tiến bộ Matxcơva 1978
79. Lê Minh Thông, Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý
của các cộng đồng làng xã Việt Nam, VNH3, TB7 851

II. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐƯỢC TRÍCH DẪN

1. Ý thức chấp hành luật giao thông kém do đâu?, Bùi Văn Kiên, Tiền Phong
2. Mãi lộ ở cửa ngõ TPHCM, Bùi Văn Phƣớc, Ngƣời Lao động, 8 và
9122009
3. Bắt đầu từ nhà chức trách công, Nguyễn Ngọc Điện, Sài Gòn Tiếp thị,
04/09/2009
4. Văn hóa giao thông nhìn từ hai phía, Nguyễn Hữu Nguyên, Pháp luật
TP.HCM, 26/3/2010
5. Không thể chần chừ trong xử lý, PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN, Tuổi
trẻ, 4/12/2010
6. Lờn thuốc”vì xử phạt không nghiêm, Khánh Yên, Tuổi trẻ, 04/05/2010
7. Cao ốc Pacific: Phớt lờ tất cả, xử lý ầu ơ, Chi Mai, Tuổi trẻ, 18/02/2008
8. “Tha" cho tầng hầm cao ốc Pacific: Cao ốc khác xây lố tầng hầm cũng
phải "tha", Pháp luật TPHCM, 28/02/2010

140
9. Kêu gào đòi lấp 2,5 tầng hầm cao ốc Pacific mới là trái luật, Pháp luật
TPHCM, 28/02/2010
10. Đừng để luật nước thua kẻ vi phạm, Pháp luật TPHCM, 25/02/2010
11. Pháp luật đã quy định "giết" thì phải "giết", sao lại "tha"?, Pháp luật
TPHCM, 25/02/2010
12. Xin đừng ngụy biện, "Tha" như thế khác nào khuyến khích vi phạm?, Pháp
luật TPHCM, 25/02/2010
13. Cao ốc Pacific: 2,5 tầng hầm xây lố được tha, Pháp luật TPHCM,
21/02/2010
14. Cao ốc Pacific: vì sao xây sai phép lại được tồn tại? Chi Mai, Tuổi Trẻ,
02/03/2010
15. Hố tử thần”tại TPHCM: Nại đủ lý do chối trách nhiệm?Lao Động,
01/11/2010
16. Né trách nhiệm“hố tử thần”, Nguyên Mi, Thanh Niên, 9/12/2010
17. Đùn đẩy trách nhiệm“hố tử thần”, Huy Thịnh, TP, 8/11/2010
18. Hố tử thần”và“hố trách nhiệm” Hạ Nguyên, Dân Trí, 29/10/2010
19. Hố tử thần”ở TPHCM: Cần xử lý hình sự? Hƣng Nguyên, Gia Đình,
17/11/2010
20. Hố tử thần” và “hố đen” trách nhiệm, Minh Quân, SGTT, 2/12/2010
21. Xử lý vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: "Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay",
Hồng Lê Thọ, Sức khỏe và đời sống, 3/11/2008
22. Sông Thị Vải "bệnh" nặng nhiều năm, dân kêu cứu vô vọng! Thái Thiện,
Vietnamnet, 20/9/2008
23. Độc giả phẫn nộ với Vedan và thanh tra môi trường”, Vietnamnet,
17/9/2008
24. Vedan và căn bệnh thường ngày của các cơ quan nhà nước”, Vũ Minh
Trực, Vietnamnet, 20/9/2008

141
25. Vụ Vedan: Trách nhiệm của cơ quan quản lý tới đâu? Vietnamnet,
21/9/2008
26. Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và Vedan”, Đinh Thế Hƣng,
Vietnamnet, 18/09/2010.
27. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm: chưa yên tâm”, Trần
Toàn, Sài Gòn Giải Ppóng, 18/02/2008
28. Quốc hội giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm: Người ít, tiền thiếu, trách
nhiệm...cha chung”, Lê Kiên, Pháp Luật, 19/6/2009
29. Doanh nghiệp bất chính "lờn" thuốc, người dân lãnh đủ”, Đức Cƣờng, báo
Nông nghiệp Việt Nam, 24/11/2009
30. An toàn vệ sinh thực phẩm: thực tế đáng sợ”, Ngọc Lan, Thời báo kinh tế
Sài Gòn, 10/6/2009
31. Cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đừng chỉ đánh trống, bỏ dùi!”, Lam
Nguyên, VNMedia, 14/4/2010
32. Lại chuyện an toàn thực phẩm”, Kim Sơn, Tuổi trẻ, 13/8/2007
33. Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Có chế tài nhưng không "dám" phạt?
Hƣơng Lan, Đời sống pháp luật, 29/02/2009
34. Người tiêu dùng có quá nhiều mối lo, Trúc Giang, Tuổi trẻ, Thứ hai,
20/12/2010.
35. Đòi nợ bằng luật rừng, Tấn Chính, CA TP.HCM, 10/4/2010
36. Để dẹp bỏ luật rừng, Nguyễn Quang A, Tuổi trẻ, 15/6/2007
37. Hành xử theo kiểu luật rừng”, Khánh Tuệ, Đất Việt, 21/01/2010
38. Dùng “luật rừng” thay luật tòa”, Khoa Lâm, Pháp Luật Việt Nam,
01/10/2010
39. Hình như đã hình thành "luật rừng" trong một bộ phận học sinh”, Cấn
Cƣờng, Dân trí, 27/10/2010

142
40. Qua các vụ nữ sinh đánh nhau: "Luật rừng" đang thâm nhập vào trường
học?”, Hoa Hạ, Đời sống pháp luật, 28/10/2010
41. Đánh ghen, bà chánh án TAND tỉnh “đại náo” quán karaoke, Nguyễn
Triều Tân Tiến, Báo Ngƣời lao động, Thứ bảy, 29 Tháng ba 2008
42. Công lý và các quan toà, Huy Đức, Sài Gòn tiếp thị Online, Thứ tƣ,
14/01/2009
43. Khi chuẩn mực ứng xử không phải là luật”, 06/05/2007 Thời báo Kinh tế
Sài Gòn
44. Phó trưởng Công an xã "làm việc" với dân bằng...đấm, xaluan.com,
18/12/2008
45. Điều chuyển công tác khác đối với một trung tá CSGT, Báo Lao động,
ngày 2.2.2010
46. Công an đánh dân: Hệ quả của việc bao che có hệ thống, Lao Động,
12/9/2007
47. Dân "tố" công an hành hung người phải nhập viện, Bee.net.viettnam
08/11/2010
48. Ứng xử theo luật rừng”, Lê Thanh Phong, Báo Lao động, Thứ sáu,
10/04/2009
49. Để dẹp bỏ “luật rừng”, Nguyễn Quang A, Việt Báo, Thứ 6, 15 Tháng 6/
2007
50. Dẹp bỏ“luật rừng”, GS Tƣơng Lai, Tuổi trẻ, 12 Tháng sáu 2007
51. Xã hội có tổ chức đang bị thử thách?Nguyễn Ngọc Điện, Vietnamnet, Thứ
năm, 09/09/2010
52. Con người hung dữ hay xã hội bất minh?”, Lê Minh Tiến, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn, Chủ nhật, 28/03/2010.
53. Cứ “lót tay” việc mới “chạy””, vietnamnet.vn, 14/10/2010.

143
54. Khi các quan tòa phạm tội, Nguyễn Tấn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
14/7/2009.
55. Chạy án chạy ai, Nguyễn Đức Mậu, Báo Lao động, Thứ bảy, 01/04/2006
56. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện trả lời trước Quốc
hội, Trƣờng Uy, Báo Tuổi trẻ thứ 3, ngày 28 tháng 11 năm 2006.
57. Phận dân và luật nước, Sáu Nghệ, Tiền Phong, Thứ bảy, 30/10/2010.
58. Chính quyền tắc trách, dân khiếu kiện suốt 11 năm, Tùng Quang, Sài Gòn
Tiếp thị.VN
59. 16 năm đi kiện cơ quan điều tra, Vũ Mai, VNExpress, 12/8/2008
60. Lâm Đồng – Những bản án “kỳ lạ” của bà thẩm phán Phan Thị Lệ Thuỷ
CA TP.HCM ra ngày 6/9/2008
61. Thách thức dư luận và pháp luật” Lê Thanh Phong Tuổi trẻ, Thứ ba,
31.8.2010
62. Cán cân công lý đã lệch?, Bùi Quang Minh, Chungta.com, Thứ năm,
10/12/2009
63. Văn hóa chạy, Diệp Văn Sơn, báo Ngƣời Lao động, 28/07/2006
64. Còn bao nhiêu những vụ án oan sai đau lòng, Quỳnh Chi, RFA,
23/11/2010
65. Nghĩ về số phận những người bị bắt oan… Tamnhin.net, 17/12/2010,
66. Xử oan và sửa sai, Nguyễn Quang Thân, Phụ nữ Online, 2/07/2010
67. Sự “vô nghĩa" của pháp luật!”, Lê Thanh Phong Báo Lao động, Thứ tƣ,
23/04/2008.
68. Thi hành án: nan giải trước thách thức của...đương sự, Huy Anh, Báo
Pháp luật VN, 15/04/2010.
69. Sự "vô nghĩa" của pháp luật! Lê Thanh Phong, Báo Lao động, Thứ tƣ,
23/04/2008.

144
70. Văn bản pháp luật năm 2005: Sai 30%, Cẩm Văn Kình, Tuổi trẻ, Thứ bảy,
27 Tháng năm 2006
71. Kiểu sai làm khổ dân! Quốc Phong, Tuoitre Online, 04 Tháng sáu 2006
72. Hàng ngàn văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, V.Hùng, Tuổi trẻ, Thứ
năm, 23/12/2010
73. Nhà nước pháp quyền và loạn công văn,Tƣ Giang, Sài Gòn Tiếp thị, ngày
25.01.2010
74. Phép tắc nhìn từ hai phía, Sài Gòn Tiếp thị.VN – Diệp Văn Sơn
75. Ứng xử nửa vời và “nỗi lo ba gác”, TS Nguyễn Ngọc Điện, 22/12/2008,
Sài Gòn Tiếp Thị Online
76. Văn hóa ứng xử của người làm luật, Nguyễn Ngọc Điện, Tạp chí Tia
sáng, 19/02/2008
77. Điều luật gây dị ứng: Cấm xe thô sơ ba, bốn bánh: Một quyết định gây
lúng túng cả hai phía, Diệp Văn Sơn, Sài Gòn Tiếp thị, 11/01/2010.

145

You might also like