You are on page 1of 4

Đề 12. Phân tích cơ chế của quá trình động cơ hóa. Cho ví dụ minh họa.

Rút ra bài học cần thiết đối với hoạt động tư pháp.
I. Lý thuyết quá trình động cơ hóa
Động cơ hóa là quá trình kết hợp tương thích giữa các yếu tố bên trong của cá
nhân và điều kiện bên ngoài
1. Các yếu tố bên trong
1.1 Nhu cầu
Đây là yếu tố quan trọng nhất của quá trình động cơ hóa. Nhu cầu phản ánh sự
phụ thuộc của con người vào thế giới bên ngoài, là một sự cần thiết nào đó,
được con người cảm nhận như một sự thiếu hụt của cơ chế mà cần phải cố gắng
thỏa mãn. Nhu cầu luôn hướng tới nâng cao chấy lượng của sự thích ứng tịc cực
của con người với môi trường vật chất và xã hội, ở khía cạnh này, nhu cầu là
động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động. Nhu cầu chính là nguyên nhân
bên trong của hầu hết hành vi con người. Nhu cầu không chỉ mang tính bẩm
sinh, mà còn được hình thành trong điều kiện xã hội. Các nhu cầu sinh học có
thể được hình thành mà không cần có sự tác động của điều kiện xã hội. Phục
thuộc vào vị trí xã hội, vào giao tiếp, vào hoạt động… mà mỗi cá nhân có nhu
cầu khác nhau.
Các nhu cầu của cá nhân được tổ chức theo một hệ thống cấu trúc thứ bậc.
Trong hệ thống này, mỗi nhu cầu thể hiện ở một mức độ nhất định. Cấu trúc thứ
bậc của hệ thống nhu cầu sẽ tạo thành các xu hương của cá nhân. Tất cả các nhu
cầu có mỗi liên hệ với nhau. Sự điều chỉnh hành vi của con người cùng một lúc
có sự phối hợp qua lại của tất cả các loại nhu cầu, diễn ra theo cái gọi là “sự
điều khiển dọc”. Sự thiếu hụt của một trong các nhu cầu này sẽ dẫn tới sự lệch
lạc hành vi của cá nhân nói chung. Chẳng hạn, khi cá nhân không có khả năng
thỏa mãn nhu cầu an toàn thân thể sẽ dẫn tới sự lo lắng tột độ, từ đó sẽ giảm sút
khả năng tự điều chỉnh hành vi của họ. Điều này có thể thấy rõ ở tâm lý của
người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Sự lo sợ bị phát hiện và
trừng trị làm cho người phạm tội trở nên thụ động trong hành vi, dễ bị kích
động, hoảng hốt, lo sợ…
Nhu cầu được củng cố ngay trong quá trình thỏa mãn nó. Khi mới được thỏa
mãn, nhu cầu dường như biến mất. Nhưng sau đó nó lại xuất hiện với cường độ
mạnh. Ngay trong chính hoạt động ngày càng xuất hiện nhiều nhu cầu mới. Đây
chính là động lực cho sự phát triển nhân cách nói riêng và sự tiến bộ xã hội nói
chung. Người phạm tội không biết tìm những giá trị cao hơn của nhu cầu mà chỉ
tăng về lượng của các nhu cầu bậc thấp. Trong trường hợp này, nhu cầu bậc
thấp sẽ trở thành giới hạn của những mong muốn, trở thành lý tưởng của họ
1.2 Yếu tố xúc cảm
Mọi động cơ đều được đặc trưng bởi thái độ xúc cảm tiêu cực của cá nhân đối
với tình trạng có, và thái độ xúc cảm tích cực đối với cái đang được mong
muốn. Song, những gì con người mong muốn lại được xác định bởi sự định
hướng giá trị của họ, bởi việc hoạt động mang đến cho họ những lợi ích nhất
định. Như vậy, hành vi của con người được xác định không chỉ bởi tác động
khách quan do đối tượng nhu cầu mang lại, mà còn bởi thái độ chủa quan của cá
nhân đối với chúng
Việc thực hiện hoạt động được kiểm soát bằng cách đối chiếu kết quả trung gian
và kết quả cuối cùng với những cái đã dự định. Sự thỏa mãn nhu cầu sẽ giảm sự
căng thẳng của trạng thái động cơ và dẫn tới những xúc cảm tích cực, củng cố
hoạt động. Sự không thỏa mãn nhu cầu sẽ dẫn tới những xúc cảm tiêu cực, dẫn
tới sự căng thẳng trong trạng thái động cơ, và cùng với nó là sự tìm kiếm hoạt
động mới
2. Các yếu tố bên ngoài
Trong quá trình sống, mỗi cá nhân luôn luôn có mỗi quan hệ mật thiết với môi
trường xung quanh. Mối liên hệ đó được phản ánh thông qua sự tác động qua lại
giữa cá nhân với những hoàn cảnh, điều kiện khách quan cụ thể. Sự tác động
của điều kiện khách quan là những kích thích tạo nên tính tích cực trong tâm lý
cá nhân, tạo nên xu hướng cho hoạt động
3. Cơ chế của quá trình động cơ hóa
Quá trình động cơ hóa được diễn ra bằng sự kết hợp giữa nhu cầu của cá nhân
và điều kiện bên ngoài tương thích với nó theo cơ chế như sau:
Khi nhu cầu của cá nhân không được thỏa mãn, nó sẽ được cá nhân ý thức và
trở nên thiết yếu, bức xúc về mặt xúc cảm đối với cá nhân. Đồng thời, nếu cá
nhân gặp tác động của điều kiện bên ngoài tương thích cho việc thỏa mãn nhu
cầu đó (cá nhân đã có hoặc có thể thấy được những điều kiện cần thiết để thỏa
mãn nó như: đối tượng tác động, công cụ phương tiện, các tri thức cần thiết…).
Lúc này, như cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động. Như vậy, quá
trình động cơ hóa không chỉ phụ thuộc vào việc tâm lý của cá nhân lúc đó có
tương thích với tác động hay không. Chẳng hạn, lúc đang no thì cá nhân không
bao giờ hành động khi nhìn thấy thức ăn. Kết quả của quá trình động cơ hóa là
hình thành động cơ và những xu hướng hoạt động của cá nhân (gọi là trạng thái
động cơ)
Như vậy, để hình thành động cơ hành động, cần các điều kiện sau:
Thứ nhất, nhu cầu được cá nhân ý thức và tạo nên trạng thái về mặt xúc cảm đối
với cá nhân
Thứ hai, tác động của điều kiện bên ngoài tương thích cho việc thỏa mãn nhu
cầu đó
Trạng thái động cơ của cá nhân có thể được thể hiện dưới các dạng: tâm thế,
nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin của cá nhân
Trạng thái động cơ được tạo nên là do sự hung phấn những cấu trúc thần kinh
nhất định được hình thành bởi nhu cầu, dẫn tới sự tích cực có định hướng của
cơ chế đối với hoạt động. Trạng thái động cơ sẽ chi phối việc não tiếp nhận các
kích thích. Nó có thể làm tăng cường hoặc hạn chế sự tiếp nhận các kích thích
nhất định
Ví dụ minh họa: Cơ chế của quá trình động cơ hóa hoạt động học tập của
sinh viên
- Các yêu tố bên trong: Sinh viên có nhu cầu nhận thức, tìm hiểu tham
khảo tài liệu trên thư viện
- Các yếu tố bên ngoài: Sách báo, tài liệu, tạp chí tham khảo có sẵn trên thư
viện
 Hình thành nên trạng thái động cơ: Sinh viên muốn lên thư viện đọc
sách, khai thác internet. Đối tượng tác động ở đây là tài liệu, sách
tham khảo, trang web
II. Rút ra bài học cần thiết đối với hoạt động tư pháp
1. Hoạt động tư pháp là gì?
Hoạt động tư pháp là những hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan điều tra,
viện kiểm sát và tòa án nhằm bảo vệ pháp luật, công bằng, lẽ phải, đảm bảo giữ
gìn trật tự an ninh xã hội. Trong đó Viện kiểm sát thực hiện vai trò công tố,
kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức cá nhân;
khởi tố các vụ án hình sự; … Còn Tòa án thực hiện hoạt động xét xử các vụ án
2. Vận dụng vào hoạt động tư pháp
Việc nghiên cứu và hiểu được quá trình động cơ hóa sẽ giúp phân tích được các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành động cơ, từ đó hiểu được các nguyên nhân
sâu xa của hoạt động
Cơ chế của quá trình động cơ hóa hoạt động tư pháp
- Yếu tố bên trong: Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ pháp luật, công bằng, lẽ
phải, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh xã hội
- Yếu tố bên ngoài: các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và hoạt
động thi hành án được luật hình sự bảo vệ. Các tội phạm này không chỉ
xâm phạm đến tính đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động
tư pháp, mà còn xâm phạm đến quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá
nhân
 Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động như điều tra,
kiểm tra, giám sát, xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ tính công
bằng, lẽ phải

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2021
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb.
Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005

You might also like