You are on page 1of 7

A, PHẦN MỞ ĐẦU

Trong tâm lí học, vấn đề bản chất động cơ còn nhiều quan điểm khác nhau,
nhưng theo Tâm lí học Mac- xit, động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối tượng có khả
năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối
tượng nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả mãn và chỉ
khi gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ
thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm
thoả mãn nhu cầu.

Từ ý nghĩa trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ chế của
quá trình động cơ hóa. Cho ví dụ minh họa. Từ đó rút ra bài học cần thiết đối với
hoạt động tư pháp.” Làm bài nghiên cứu này, chúng em mong muốn cùng thầy cô
và các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn những kiến thức của bộ môn Tâm lí học Đại
cương cũng như có sự vận dụng đúng đắn tri thức vào quá trình tiếp thu kiến thức
khoa học pháp lí sắp tới.

Trong khuôn khổ trình độ còn hạn chế, chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy/cô.

B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I, Giải thích các khái niệm

Động cơ thúc đẩy là yếu tố quan trọng để con người tham gia vào một hoạt
động. Động cơ được hình thành từ những động lực bên trong của cá nhân, bao gồm
các yếu tố như nhu cầu, trạng thái xúc cảm,... Khi động lực được cá nhân ý thức và
thúc đẩy họ hành động thì nó trở thành động cơ.

Quá trình động cơ hóa là quá trình biến động lực thành động cơ hoạt động,
diễn ra khi có sự tương thích giữa các điều kiện khách quan bên ngoài và điều kiện
chủ quan của cá nhân.

Động cơ hóa là quá trình kết hợp tương thích giữa các yếu tố bên trong của
cá nhân và điều kiện bên ngoài.

II, Các yếu tố bên trong

1, Nhu cầu
Đây là yếu tố quan trọng nhất của quá trình động cơ hóa. Nhu cầu phản ánh
sự phụ thuộc của con người vào thế giới bên ngoài, là một sự cần thiết nào đó,
được con người cảm nhận như một sự thiếu hụt của cơ chế mà cần phải cố gắng
thỏa mãn. Nhu cầu luôn hướng tới nâng cao chấy lượng của sự thích ứng tích cực
của con người với môi trường vật chất và xã hội, ở khía cạnh này, nhu cầu là động
lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động. Nhu cầu chính là nguyên nhân bên
trong của hầu hết hành vi con người. Nhu cầu không chỉ mang tính bẩm sinh, mà
còn được hình thành trong điều kiện xã hội. Các nhu cầu sinh học có thể được hình
thành mà không cần có sự tác động của điều kiện xã hội. Phục thuộc vào vị trí xã
hội, vào giao tiếp, vào hoạt động… mà mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau.

Các nhu cầu của cá nhân được tổ chức theo một hệ thống cấu trúc thứ bậc.
Trong hệ thống này, mỗi nhu cầu thể hiện ở một mức độ nhất định. Cấu trúc thứ
bậc của hệ thống nhu cầu sẽ tạo thành các xu hương của cá nhân. Tất cả các nhu
cầu có mỗi liên hệ với nhau. Sự điều chỉnh hành vi của con người cùng một lúc có
sự phối hợp qua lại của tất cả các loại nhu cầu, diễn ra theo cái gọi là “sự điều
khiển dọc”. Sự thiếu hụt của một trong các nhu cầu này sẽ dẫn tới sự lệch lạc hành
vi của cá nhân nói chung. Chẳng hạn, khi cá nhân không có khả năng thỏa mãn
nhu cầu an toàn thân thể sẽ dẫn tới sự lo lắng tột độ, từ đó sẽ giảm sút khả năng tự
điều chỉnh hành vi của họ. Điều này có thể thấy rõ ở tâm lý của người phạm tội sau
khi thực hiện hành vi phạm tội. Sự lo sợ bị phát hiện và trừng trị làm cho người
phạm tội trở nên thụ động trong hành vi, dễ bị kích động, hoảng hốt, lo sợ…

Nhu cầu được củng cố ngay trong quá trình thỏa mãn nó. Khi mới được thỏa
mãn, nhu cầu dường như biến mất. Nhưng sau đó nó lại xuất hiện với cường độ
mạnh. Ngay trong chính hoạt động ngày càng xuất hiện nhiều nhu cầu mới. Đây
chính là động lực cho sự phát triển nhân cách nói riêng và sự tiến bộ xã hội nói
chung. Người phạm tội không biết tìm những giá trị cao hơn của nhu cầu mà chỉ
tăng về lượng của các nhu cầu bậc thấp. Trong trường hợp này, nhu cầu bậc thấp
sẽ trở thành giới hạn của những mong muốn, trở thành lý tưởng của họ

2, Yếu tố xúc cảm

Mọi động cơ đều được đặc trưng bởi thái độ xúc cảm tiêu cực của cá nhân
đối với tình trạng có, và thái độ xúc cảm tích cực đối với cái đang được mong
muốn. Song, những gì con người mong muốn lại được xác định bởi sự định hướng
giá trị của họ, bởi việc hoạt động mang đến cho họ những lợi ích nhất định. Như
vậy, hành vi của con người được xác định không chỉ bởi tác động khách quan do
đối tượng nhu cầu mang lại, mà còn bởi thái độ chủ quan của cá nhân đối với
chúng.

Việc thực hiện hoạt động được kiểm soát bằng cách đối chiếu kết quả trung
gian và kết quả cuối cùng với những cái đã dự định. Sự thỏa mãn nhu cầu sẽ giảm
sự căng thẳng của trạng thái động cơ và dẫn tới những xúc cảm tích cực, củng cố
hoạt động. Sự không thỏa mãn nhu cầu sẽ dẫn tới những xúc cảm tiêu cực, dẫn tới
sự căng thẳng trong trạng thái động cơ, và cùng với nó là sự tìm kiếm hoạt động
mới

III, Các yếu tố bên ngoài

Trong quá trình sống, mỗi cá nhân luôn luôn có mỗi quan hệ mật thiết với
môi trường xung quanh. Mối liên hệ đó được phản ánh thông qua sự tác động qua
lại giữa cá nhân với những hoàn cảnh, điều kiện khách quan cụ thể. Sự tác động
của điều kiện khách quan là những kích thích tạo nên tính tích cực trong tâm lý cá
nhân, tạo nên xu hướng cho hoạt động

IV, Cơ chế của quá trình động cơ hóa

Quá trình động cơ hóa được diễn ra bằng sự kết hợp giữa nhu cầu của cá
nhân và điều kiện bên ngoài tương thích với nó theo cơ chế như sau:

Khi nhu cầu của cá nhân không được thỏa mãn, nó sẽ được cá nhân ý thức
và trở nên thiết yếu, bức xúc về mặt xúc cảm đối với cá nhân. Đồng thời, nếu cá
nhân gặp tác động của điều kiện bên ngoài tương thích cho việc thỏa mãn nhu cầu
đó (cá nhân đã có hoặc có thể thấy được những điều kiện cần thiết để thỏa mãn nó
như: đối tượng tác động, công cụ phương tiện, các tri thức cần thiết…). Lúc này,
như cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động. Như vậy, quá trình động
cơ hóa không chỉ phụ thuộc vào việc tâm lý của cá nhân lúc đó có tương thích với
tác động hay không. Chẳng hạn, lúc đang no thì cá nhân không bao giờ hành động
khi nhìn thấy thức ăn. Kết quả của quá trình động cơ hóa là hình thành động cơ và
những xu hướng hoạt động của cá nhân (gọi là trạng thái động cơ)

Như vậy, để hình thành động cơ hành động, cần các điều kiện sau:

Thứ nhất, nhu cầu được cá nhân ý thức và tạo nên trạng thái về mặt xúc cảm
đối với cá nhân.
Thứ hai, tác động của điều kiện bên ngoài tương thích cho việc thỏa mãn
nhu cầu đó.

Trạng thái động cơ của cá nhân có thể được thể hiện dưới các dạng: tâm thế,
nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin của cá nhân.

Trạng thái động cơ được tạo nên là do sự hung phấn những cấu trúc thần
kinh nhất định được hình thành bởi nhu cầu, dẫn tới sự tích cực có định hướng của
cơ chế đối với hoạt động. Trạng thái động cơ sẽ chi phối việc não tiếp nhận các
kích thích. Nó có thể làm tăng cường hoặc hạn chế sự tiếp nhận các kích thích nhất
định.

V, Ví dụ minh họa cho quá trình “động cơ hóa”

Ví dụ 1: Một cậu bé đang đói bụng thì nhìn thấy chiếc bánh trên bàn. Vậy
nên cậu đã lấy chiếc bánh ăn.

Đói bụng là nhu cầu của chủ thể (yếu tố bên trong)

Cái bánh xuất hiện trước mặt cậu bé là điều kiện bên ngoài thỏa mãn nhu
cầu đối bụng của chủ thể , trở thành động cơ thúc đẩy chủ thể thực hiện hoạt động
lấy cái bánh

Ví dụ 2: A có nhu cầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán, cùng lúc đó A
lướt mạng và nhìn thấy quảng cáo lớp học đào tạo chứng khoán nên đã đăng kí
học.

Nhu cầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán là yếu tố bên trong của chủ thể

Lớp học đào tạo chứng khoán là điều kiện bên ngoài đáp ứng được nhu cầu
muốn tìm hiểu của chủ thể. trở thành động cơ kích thích chủ thể thực hiện hoạt
động đăng kí để tìm hiểu về thị trường chứng khoán.

Ví dụ 3: Trong việc học tập của sinh viên, các yếu tố đầu vào bao gồm mong
muốn học hỏi của sinh viên về vấn đề nhất định, được sinh viên ý thức rõ và coi
trọng + điều kiện học tập thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu học hỏi như học liệu, cơ
sở vật chất, giảng viên hướng dẫn,... → trạng thái động cơ thể hiện dưới dạng niềm
hứng thú, thái độ tích cực trong học tập, tác động tích cực lên việc học tập - là đối
tượng tác động.

VI, Rút ra bài học cần thiết đối với hoạt động tư pháp
1, Khái quát về hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các
cơ quan Điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng
quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của
công dân.

Hiện nay, cơ quan thực hiện quyền tư pháp của Việt Nam là Tòa án nhân
dân.1 Các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp có Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, cơ quan hành chính tư pháp như Bộ Tư pháp. Hoạt động tư pháp là việc
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,... của các cơ quan tư pháp.

2, Ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình “động cơ hóa” đối với hoạt
động tư pháp

Việc nghiên cứu và hiểu được quá trình động cơ hóa sẽ giúp phân tích được
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành động cơ, từ đó hiểu được các nguyên nhân
sâu xa của hoạt động tư pháp.

* Cơ chế của quá trình động cơ hóa hoạt động tư pháp:

Yếu tố bên trong: Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ pháp luật, công bằng, lẽ phải,
đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh xã hội

Yếu tố bên ngoài: các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và hoạt động thi hành
án được luật hình sự bảo vệ. Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến tính đúng
đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp, mà còn xâm phạm đến
quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, hai yếu tố này cùng nhau tạo nên trạng thái động cơ, được thể hiện
dưới dạng mục tiêu, tâm thế, thái độ quyết tâm đối với công việc, từ đó việc tham
gia vào hoạt động tư pháp có hiệu quả.

Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động như điều
tra, kiểm tra, giám sát, xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ tính công bằng, lẽ
phải.

2, Những bài học rút ra đối với hoạt động tư pháp

1
Khoản 1, Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Trước hết, trong hoạt động tư pháp, cán bộ, công chức tư pháp cần xác định
rõ nhu cầu, tập trung vào mục đích của hoạt động tư pháp, tìm ra giải pháp phù
hợp, không để nhu cầu cá nhân ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thực tế phù hợp, thuận lợi để nâng cao hơn
nữa hiệu quả của hoạt động tư pháp:

Một là, nâng cao trình độ pháp lý, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
tư pháp (ở đây là kiểm sát viên, kiểm tra viên,...)

Hai là, cải thiện và tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực hoạt động tư
pháp (đảm bảo môi trường làm việc tốt, cán bộ công chức có tinh thần thoải mái,
tăng nguồn kinh phí hỗ trợ...)

Thêm vào đó, hoạt động tư pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục,
cải huấn tội phạm. Công tác này chỉ đạt được hiệu quả, động lực hoàn lương của
tội phạm chỉ hình thành khi có đủ cả hai yếu tố: nhu cầu hoàn lương, cải tạo bản
thân của tội phạm và các điều kiện khách quan, tương thích với việc giáo dục bản
thân, làm lại cuộc đời của họ. Trong đó, yếu tố thứ hai - các điều kiện khách quan -
cần được tạo nên và đảm bảo bởi các cơ quan tư pháp và cơ quan phụ trách việc
quản lý tội phạm (VD: nhà tù,...). Các cơ quan tư pháp tham gia vào công tác cải
huấn, giáo dục tội phạm trong việc điều tra, xét xử công minh, quyết định hình
phạt công bằng mà vẫn nhân đạo trong các trường hợp cần thiết. Ví dụ, viện kiểm
sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong quá
trình điều tra vụ án hình sự để định tội một cách đúng đắn, xác định đúng các tình
tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng nếu có để tạo điều kiện hợp lý cho tội phạm nhận
thức rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra, áp dụng pháp luật trở về trước
trong trường hợp pháp luật cho phép để thể hiện tính nhân đạo đối với tội phạm.
Như vậy, nhờ góp phần vào hoạt động giáo dục, cải huấn tội phạm, từ đó phòng
chống tội phạm, các cơ quan tư pháp đã đạt được mục đích của hoạt động tư pháp:
giữ gìn, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.

Không những vậy, bằng việc tìm hiểu về cơ chế của quá trình động cơ hóa,
sẽ giúp các cơ quan tư pháp nhận thức đầy đủ động cơ phạm tội, rút ra bài học
trong việc định tội, định khung phạt và quyết định hình phạt. Động cơ phạm tội
chính là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Để hình thành động cơ phạm tội, cần xuất phát từ việc chủ thể có nhu cầu đạt được
mục đích nhất định và có các điều kiện khách quan tương thích với việc đạt được
mục đích đó bằng việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy, trong quá trình
thực hiện hoạt động tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử, cần nhận thức đầy đủ các yếu
tố này trong việc xác định động cơ phạm tội. Từ đó, góp phần đảm bảo tính công
bằng, nghiêm minh và nhân đạo, khoan hồng của hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự; đảm bảo đúng người, đúng tội, không kết án oan sai người có tội, không
bỏ lọt tội phạm, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người biết ăn năn,
hối cải.

Động cơ phạm tội chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý. Trong một
số ít trường hợp động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm. Theo Bộ
Luật hình sự quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội với một số ít tội phạm
cũng như dấu hiệu để định khung hình phạt. Động cơ phạm tội có thể được xem là
tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Để hình thành động cơ phạm tội, cần xuất phát từ việc chủ thể có nhu cầu
đạt được mục đích nhất định và có các điều kiện khách quan tương thích với việc
đạt được mục đích đó bằng việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy, trong
quá trình thực hiện hoạt động tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử, cần nhận thức đầy
đủ các yếu tố này trong việc xác định động cơ phạm tội. Từ đó, góp phần đảm bảo
tính công bằng, nghiêm minh và nhân đạo, khoan hồng của hoạt động truy cứu
trách nhiệm hình sự; đảm bảo đúng người, đúng tội, không kết án oan sai người có
tội, không bỏ lọt tội phạm, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người biết
ăn năn, hối cải.

C, KẾT LUẬN

You might also like