You are on page 1of 5

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

VỀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Tình huống 1. Tôi được biết Nhà nước vừa thông qua Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình năm 2022 với nhiều điểm mới, dựa trên phương pháp tiếp cận
quyền con người, bảo đảm quyền con người, đồng thời tôn trọng các quyền của
công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình.Thông qua đó, Luật
đã góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân
tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vậy theo quy định của Luật
này, bạo lực gia đình được hiểu là gì? Đặc biệt, thế nào là cấm tiếp xúc vàgiáo
dục, hỗ trợ chuyển đổi đối với hành vi bạo lực gia đình vì đây là khái niệm mới,
lần đầu tiên tôi được biết đến?
Tình huống 2. Qua đọc báo chí, tôi thấy hiện nay có thông tin cứ 03 phụ
nữ thì có gần 01 người (chiếm tỷ lệ đến 32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo
lực tình dục. Trong đó, có nhiều vụ bạo hành gia đình có mức độ nghiêm trọng,
diễn biến phức tạp, tinh vi và khó lường nên tôi muốn biết rõ hơn về hành vi bạo
lực gia đình gồm những hành vi như thế nào?
Tình huống 3. Có một số ý kiến cho rằng có 04 loại hành vi về bạo lực
gia đình gồm bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực
kinh tế? Vậy xin hỏi cách hiểu cụ thể về mỗi loại hành vi bạo lực này được hiểu
như thế nào?
Tình huống 4. Anh Nguyễn Văn T lấy chị H sinh được 3 người con gái
liên tiếp. Mãi đến khi chị H hơn 40 tuổi mới sinh được một đứa con trai nên anh
T rất yêu chiều đứa con trai út. Từ khi sinh được con trai, đối với 03 cô con gái,
anh T thường xuyên bỏ mặc, không quan tâm mà còn thường xuyên nói là lũ vịt
trời, “bé thì ăn hại, lớn thì bay đi”... rồi không chăm sóc, cho các con ăn học đầy
đủ. Mặc cho vợ thường xuyên khuyên bảo hành vi của anh là vi phạm pháp luật,
có yếu tố bạo lực gia đình. Ý kiến này đúng hay không?
Tình huống 5. Sau 05 năm lấy nhau, do anh P có tính trăng hoa, thường
xuyên bồ bịch lại keo kiệt, bủn xỉn nên chị G làm đơn ly hôn. Mặc dù chị có
mong muốn được nuôi cả 02 con song Tòa án lại xử anh P được nuôi con trai út.
Song từ khi ly hôn được gần 01 năm nay, anh P cố tình ngăn cản không cho chị
G đến thăm nuôi con, cũng như không nhận đồ chơi, quần áo chị mua gửi tặng
cho con trai mình... Xin hỏi hành vi của anh P có vi phạm pháp luật hay không?
Tình huống 6. Để giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc thì pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình đã hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình
theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người nói chung và
quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Vậy xin hỏi, nguyên tắc phòng, chống bạo
lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
2

Tình huống 7: Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ
quan, trong những lần hai vợ chồng cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con
xung quan nghe thấy. Không chịu nổi cách hành xử của chồng, vợ anh đã bỏ về
nhà bố, mẹ đẻ sống ly thân, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ,
photo, phát tán thư ở khu dân cư nơi vợ chồng anh cư trú nhằm hạ thấp danh dự,
nhân phẩm của chị. Hành vi nêu trên của anh A có phải là hành vi bạo lực gia
đình không? Sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Tình huống 8: Sau khi ly hôn, chị H được quyền nuôi 2 con nhỏ, còn anh
T phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các con theo quyết định
của Toà án. Tuy nhiên, nhiều tháng qua anh T không thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng mặc dù chị H đã nhiều lần yêu cầu. Vậy hành vi của anh T có vi phạm
pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Tình huống 9: Ông V là người mang nặng tư tưởng gia trưởng, luôn quản
lý chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu của vợ và con cái đều do
ông quyết định và hạn chế tối đa. Nhà có xe đạp nhưng con đi học cách nhà 5km
ông không cho sử dụng xe đạp. Ông quản lý chặt chẽ tiền bạc, buộc vợ và các
con phải phụ thuộc vào mình về tiền bạc và tài sản để khẳng định quyền gia
trưởng của mình. Hành vi của ông V có vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình hay không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Tình huống 10: Xót xa khi thấy chồng đánh con vì điểm kém trong học
tập và phạt con không cho ăn cơm, chị N định chạy đi báo Công an xã nhưng đã
bị chồng chặn lại. Chị hô hoán lên nhờ hàng xóm giúp đỡ. Khi Công an xã đến
thì chồng chị khoá cửa lại không cho ai vào và nói rằng đây là việc riêng của gia
đình anh, không ai được can thiệp vào. Hành vi nêu trên của chồng chị N có vi
phạm pháp luật không và bị xử phạt như thế nào?
Tình huống 11: Chị K bị chồng đánh nên đã bỏ trốn đến trạm y tế xã,
một nơi đã được chính quyền địa phương thông báo là địa chỉ tin cậy tại cộng
đồng giúp những người bị bạo lực gia đình đến lánh nạn. Tuy nhiên sau ba ngày
chữa trị vết thương tại đây, trạm trưởng yêu cầu chị K phải thanh toán tiền chữa
trị và tiền ăn ở. Hành vi trên của ông trạm trưởng y tế có vi phạm pháp luật
không?
Tình huống 12. Hai vợ chồng ông X và bà H có với nhau 3 người con;
ông X không cho các con của mình đi học và thường bắt buộc 2 người con của
mình là cháu Đ (12 tuổi) và cháu V (9 tuổi) đi làm thuê, làm mướn trong làng để
có tiền đưa cho ông mua rượu uống hàng ngày. Nhiều lần, phần vì mệt mỏi,
phần vì đói, cũng có khi phải làm việc quá sức nên hai bé bị bệnh và phải nhập
viện điều trị. Hàng xóm gần nhà ông đã đến khuyên can nhưng ông không chịu
nghe và cho rằng con của ông, do ông nuôi khôn lớn thì ông có quyền sai bảo.
Đây có phải là hành vi bạo lực gia đình không?
3

Tình huống 13. Tại địa phương nơi tôi sinh sống, anh A thường xuyên
nhậu nhẹt, say xỉn rồi về nhà, tuy không đánh đập vợ nhưng thường xuyên chửi
bới, xúc phạm, thậm chí lăng mạ vợ và cha mẹ vợ. Anh A cũng cấm đoán, thậm
chí không cho phép cha mẹ vợ (ông bà ngoại) thăm cháu khi chưa được sự đồng
ý của anh. Đây có phải là hành vi bạo lực gia đình; chị B (vợ anh A) có quyền
yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp, ngăn chặn và bảo vệ hay không?
Tình huống 14. Chị H là công nhân làm trong xí nghiệp thuộc lĩnh vực
may mặc. Chồng của chị là anh T (thợ hồ). Với đồng lương thấp nhưng anh lại
thích rủ rê nhậu nhẹt nên sau khi hết giờ làm, anh T thường uống rượu rồi mới
về nhà và hay mắng chửi chị H, thậm chí lăng mạ, xúc phạm cha, mẹ của chị.
Một lần, như thường lệ, trong người sẵn có men, về nhà lại thấy con gái (là bé Y
3 tuổi) quấy, khóc nên anh T bực bội, chửi chị H là không biết dạy con. Chị H
nói lại vài câu, anh T bực bội vì cho rằng chị không tôn trọng chồng nên ra tay
đánh chị bầm tím mắt, chảy máu miệng và sưng to vùng mặt. Vừa đánh anh vừa
đuổi chị và con ra khỏi nhà, đồng thời đe dọa nếu quay về nhà, anh sẽ giết chết
cả hai mẹ con. Chị H vừa buồn tủi, vừa sợ hãi nên vội bế bé Y chạy ra khỏi nhà
và ở nhờ nhà cha mẹ của chị.
Trong trường hợp này, chị H có quyền yêu cầu cơ quan chức năng can
thiệp, ngăn chặn và bảo vệ hay không? Chị cần phải làm gì để được cơ quan
chức năng can thiệp, ngăn chặn và bảo vệ?
Tình huống 15. Ông Đ có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ của ông là
bà K và đã bị Chủ tịch UBND xã nơi vợ chồng ông sinh sống ra quyết định cấm
tiếp xúc. Trong thời gian áp dụng quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND
xã, con gái của vợ chồng ông bị bệnh nặng và đang được điều trị tại bệnh viện.
Trong trường hợp này, ông Đ có được tiếp xúc với vợ của ông không?
Tình huống 16. Anh N và chị V cùng tốt nghiệp đại học và làm việc
chung trong một Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh; trong khoảng thời gian
học và làm việc, hai anh chị đã phát sinh tình cảm và dọn về sống chung như vợ
chồng (chưa đăng ký kết hôn); toàn bộ thu nhập của anh N được Công ty chuyển
vào thẻ ATM của anh nên anh đưa luôn thẻ ATM của mình để chị V quản lý.
Thời gian sau này, anh N có tình cảm với một người phụ nữ khác và nhiều lần bị
chị V phát hiện. Do vậy, chị V thường xuyên chửi mắng, lăng mạ và đập phá
làm hư hỏng xe máy của anh N. Chị cũng đập vỡ điện thoại iphone của anh N và
kiểm soát toàn bộ thu nhập của anh làm cho anh bị lệ thuộc chị về tài chính.
Trong trường hợp trên có phải là hành vi bạo lực gia đình?
Tình huống 17. Vợ chồng anh K có con gái tên Y (đủ 13 tuổi). Sát cạnh
nhà anh là gia đình anh V (gia đình anh V có con trai tên X, 21 tuổi và con gái
tên D, 14 tuổi). Hai gia đình là hàng xóm rất thân thiết, cháu Y và cháu D lại học
cùng trường nên chơi với nhau rất thân. Vợ chồng anh K là công chức còn vợ
chồng anh V buôn bán trái cây tại Chợ và cháu X phụ giúp cha mẹ công việc
này. Nhân dịp nghỉ hè, vợ chồng anh K cho con gái sang chơi và ăn, ở cả ngày
bên nhà anh V với cháu D.
4

Tình huống 18. M (19 tuổi), bỏ học và làm công phụ hồ. Ngoài thời gian
đi làm, buổi tối M thường chơi game online ở tiệm internet hoặc uống cà phê ở
một quán nhỏ gần khu trọ. Tại đây, M quen em P (15 tuổi) bỏ học và là phục vụ
quán. Những lúc quán vắng khách, P và M thường hay chuyện trò với nhau, do
có phần cùng cảnh ngộ nên đã nảy sinh tình cảm yêu đương. Nhiều lần, M chờ P
hết giờ làm việc tại quán, đã rủ P về phòng trọ của mình. Tại đây, cả hai đã thực
hiện hành vi quan hệ tình dục. Chủ quán (là bà S) đã phát hiện và báo với cha
mẹ của P. Cha mẹ P trình báo cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đề nghị xem
xét, xử lý M. Trong trường hợp này M có phạm tội không và phạm tội gì?
Tình huống 19. Q sinh ra ở Quảng Nam và vào TP. HCM làm thuê từ
năm 19 tuổi. Công việc của Q là trình diễn thời trang tại một quán Bar trong
thành phố vào các buổi tối. Trong khu nhà Q ở trọ, có mẹ con em L ở sát phòng
và cùng quê với Q. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên L tuy mới 15 tuổi
nhưng đã nghỉ học và theo mẹ vào thành phố để làm thuê kiếm sống. Thấy L
dáng người mảnh khảnh, cao ráo, trắng trẻo lại ưa nhìn, những lúc rảnh rỗi, Q
thường bắt chuyện làm quen với L, và rủ L đi ăn, uống, vui chơi. Trong những
lúc trò chuyện, Q thường hay nhắc đến công việc của mình tại quán Bar kèm
theo những lời khen về mức thu nhập cũng như sự yêu thích của mình đối với
công việc, để dụ dỗ, lôi kéo L. Những lúc cùng L đi ăn tối và uống cà phê, Q
thường lấy cớ địa điểm ăn, uống gần với nơi làm việc của mình, Q đã dẫn L vào
quán Bar và thường là sau vài phút trò chuyện với người quản lý, Q kéo L vào
một căn phòng có ánh đèn mờ ảo và trên sân khấu là một người con gái ăn mặc
thiếu vải, đang uốn éo bên cây cột để trình diễn những động tác khiêu dâm, bên
dưới là đám đông hò hét rất phấn khích.
Tình huống 20. Đề nghị cho biết pháp luật quy định tháng nào là tháng
hành động
Theo Điều 7 Luật Phòng, chống gia đình năm 2022 thì tháng hành động
quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để
thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, phối hợp với cơ quan,
tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành
động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
5

You might also like