You are on page 1of 2

 Tiểu sử sát nhân (quá trình trưởng thành, khuyết thiếu về tinh thần hay

vật chất, phong tục tập quán, thói quen, xu hướng tư duy,...)

Lê Thanh Vân sinh ngày 5 tháng 12 năm 1956 tại Sài Gòn trong một gia đình
có tám người con. Vì người anh cả mất sớm nên Vân trở thành người chị đầu
trong gia đình.=> vì nhà đông con nên cha mẹ không thể chăm sóc dạy dỗ cô
đầy đủ nên ngay từ khi còn nhỏ, cô đã bộc lộ bản tính lập dị, lạnh lùng,
ngang bướng và chống đối gia đình.
Vân học đến lớp 12 rồi bỏ học giữa chừng, sau năm 1975 thì vào học tại
Trường Nha khoa Quân y, trước khi tổ chức vượt biên ra nước ngoài. Cô bị
bắt và kết án 16 tháng tù cải tạo vì tội "đồng lõa tổ chức". Sau khi ra tù, cô
làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống.
=> còn trẻ tuổi suy nghĩ chưa chín chắn, lại có tâm lý phản nghịch ngay từ
khi còn nhỏ nên Vân dễ dàng bị lây nhiễm những ý đồ xấu từ xã hội bên
ngoài.
Tháng 12 năm 1979, Lê Thanh Vân bị công an quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh bắt giữ về hành vi "giả danh đại úy quân đội để lừa đảo".
Sau đó đến tháng 3 năm 1990, cô tiếp tục bị công an quận 5 bắt về tội "giả
mạo cấp bậc, chức vụ, giấy chứng nhận, tài liệu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
công dân" và bị phạt 18 tháng tù. 
Ngày 17 tháng 5 năm 1993, Vân bị xử phạt 4 năm tù về tội lừa đảo. Đáng chú
ý, nạn nhân trong vụ này, chị Bùi Chung và gia đình phải nhập viện sau khi
ăn mì gà vào ngày 24 tháng 10 năm 1992. Riêng Chung tử vong tại bệnh viện
sau khi được Vân chăm sóc. Sau vụ việc, gia đình Chung tố cáo Vân lừa đảo
và đầu độc chết chị này. Kết quả giải phẫu tử thi do Bệnh viện Chợ Rẫy thực
hiện cũng cho thấy nạn nhân chết trong trạng thái nhiễm độc, nhưng do
không đủ chứng cứ, tòa án chỉ kết án Vân tội lừa đảo. 
Trong thời gian này, Vân kết hôn với hai người đàn ông. Người đầu tiên là
ông Nguyễn Quang Mễ. Hai người kết hôn năm 1984 và có hai con
chung.Sau khi ông Mễ chết năm 1989, năm 1991, cô tái hôn với ông Lê Văn
Minh và đến năm 1992, ông Minh đột ngột qua đời tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương

 Số lượng nạn nhân (Từ 03 nạn nhân trở lên)

Từ năm 1998 đến năm 2001, cô ta đã dùng chất xyanua giết chết 13
người, trong số đó bao gồm những người có quan hệ thân thiết trong gia
đình với cô. Lê Thanh Vân cũng được cho là có liên quan đến một số vụ
giết người khác, khi số nạn nhân chết trong tay cô ta ước tính có thể lớn
hơn con số ban đầu.

 Điểm chung của nạn nhân


Là những người có quan hệ thân thiết trong gia đình với cô hoặc có các
mối quan hệ với cô về cuộc sống, công việc, tình bạn,…
Những nạn nhân mà Vân ra tay sát hại bất kể là ai, dù thân quen hay xa lạ
chỉ "cần" người đó có tiền hoặc đã từng gây mâu thuẫn đối với Vân.
Vân không chỉ ra tay sát hại bạn bè mà còn sẵn sàng "thủ tiêu" cả những
người thân như mẹ chồng, em rể, mẹ nuôi,...
 Thủ đoạn gây án
Vân chiếm lòng tin của các nạn nhân bằng việc lừa gạt sẽ giúp đỡ họ, sau
đó giết chết họ hòng chiếm đoạt tài sản rồi giả vờ đưa họ đến bệnh viện hòng
tránh nghi ngờ.
 Vân dùng thủ đoạn làm quen, giới thiệu việc làm, tạo tình cảm, uy tín, nhận
làm con nuôi... Sau đó, Vân rủ nạn nhân đi ăn uống, dùng chất độc xyanua chế
vào thức ăn, nước uống sát hại nạn nhân, cướp tài sản.
 Động cơ gây án
Đời sống và tâm lí lúc nhỏ bất ổn, phải ra tù vào tội nhiều là nguyên nhân
dẫn đến việc sát hại hàng loạt. Động cơ gây án với lỗi cố ý trực tiếp để cướp
tài sản. Lê Thanh Vân tàn nhẫn sát hại theo kiểu “ trẻ không tha, già không
thương”. Số tiền chiếm đoạt được lên đến mức hơn 310 triệu đồng.
Thái độ khi bị bắt và nhận án 
Vân liên tục khẳng định mình vô tội, cho rằng mình là người tình cờ có mặt
tại hiện trường đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Khi viện kiểm soát công bố lời
khai của Vân tại cơ quan điều tra trước đó, cô cho rằng mình bị ép cung. Tại
phiên tòa cô ngất xỉu khiến phiên tòa phải hoãn lại.
Khi thi hành án: Vân bị dẫn giải ra khỏi phòng giam, Vân chửi bới, vùng vẫy
chống trả, sau đó bật khóc nghe quyết định bác đơn ân xá của Chủ tịch nước
với vẻ mặt đầy tuyệt vọng. Các thành viên Hội đồng thi hành án và các cán
bộ trại giam đã chuẩn bị cho Lê Thanh Vân bữa cơm cuối cùng nhưng tử tù
này không sao nuốt nổi và vẫn tỏ thái độ bất hợp tác.
 Loại nhân cách
Theo ý thức, thì nhân cách trên thuộc nhân cách người phạm tội chuyên
nghiệp. Vì Lê Thanh Vân thực hiện hành vi phạm tội lặp lại nhiều lần và
chống đối pháp luật, tâm lí lệch lạc với chuẩn mực pháp luật.
Căn cứ vào khách thể, nhân cách trên thuộc nhân cách người phạm tội vụ lợi
vì Lê Thanh Vân đã lợi dụng những tình cảm, hoạt động để thực hiện hành
vi phạm tội.

You might also like