You are on page 1of 4

2.3.

Phân loại nhân cách những người giết người hàng loạt

Thứ nhất, dựa vào ý thức trong hoạt động phạm tội, nhân cách người phạm tội có
thể chia thành hai loại: 1) Nhân cách người phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm (chống đối
xã hội): Đây là những người có thái độ coi thường pháp luật, hành vi phạm tội luôn được
tiến hành một cách thuần thục; có sự rối loạn, lệch lạc tâm lý; 2) Nhân cách người phạm
tội vô ý (kém thích nghi xã hội): Người thực hiện tội phạm thường không có động cơ,
mục đích rõ ràng. Đây là những người phạm tội do tính thiếu tự giác, thiếu tuân thủ pháp
luật và khả năng kiềm chế kém. Ta có thể khẳng định, những kẻ giết người hàng loạt đều
mang trong mình nhân cách phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm và điển hình được thể hiện
rõ qua Ted Bundy và Jeffrey Dahmer.

Trước tiên là Ted Bundy, ta có thể thấy được hung thủ tái phạm tội nhiều lần (cụ thể
là tấn công hơn 40 người trong đó có 36 người bị sát hại và 5 người may mắn sống sót
nhưng cũng để lại nhiều di chứng tổn thương sau này). Hành vi phạm tội của Ted được
tiến hành bằng các phương pháp thuần thục và dần trở nên quen thuộc với hắn, ví dụ như:
tiếp cận và lừa nạn nhân giúp đỡ mình, nhân lúc nạn nhân không chú ý, ra tay giết hại, bỏ
nạn nhân lên chiếc xe beetle của mình, sau đó tiến hành hãm hiếp nạn nhân hoặc tấn công
tình dục họ (dùng vật kim loại để tấn công vào vùng kín…) Việc hắn bình tĩnh và xử lý
rất thuần thục, cộng với cách phi tang của hắn cũng đa dạng như việc chặt xác, chôn xác,
để cơ thể thỏa thân ở vị trí khó xác định mà ít người tìm đến như rừng chứng tỏ hắn là kẻ
giết người vô cùng nguy hiểm. Chi tiết Ted coi thường pháp luật được thể hiện rõ ở việc
hắn không ngừng phạm tội dù cho cảnh sát vào cuộc, và còn thực hiện rất nhiều vụ tẩu
thoát để tiếp tục phạm tội. Còn trong vụ án của Jeffrey Dahmer, trong khoảng thời gian 5
năm từ năm 1987 đến 1991, Jeffrey đã giết liên tục 16 người đàn ông và trẻ nam vị thành
niên. Trong vòng 15 tháng, hắn ta đã cướp đi sinh mạng của 12 người đàn ông. Sự điên
cuồng này lên tới đỉnh điểm vào khoảng tháng 5-7/1991. Trong thời gian này, cứ 1 tuần
hắn giết chết một người. Các thủ đoạn, hành vi phạm tội của Jeffrey đều có nhiều nét
tương đồng trong từng vụ án. Hắn thường dụ dỗ nạn nhân về nhà, chuốc thuốc mê cho họ
rồi siết cổ họ đến chết. Sau đó, thi thể của họ tiếp tục bị cưỡng bức, bị mổ xẻ và phi tang
ở bãi rác. Hắn giữ lại cho mình kỷ niệm và quà lưu niệm là những phần cơ thể được cất
giấu ở khắp nơi trong nhà, cả những bộ phận bị nấu lên ăn trực tiếp và thậm chí còn cấp
đông tới vài tuần. Hầu hết nạn nhân đều là những thanh niên khỏe mạnh và ưa nhìn gặp
hắn ở trong hộp đêm dành cho giới đồng tính nam. Điều này đã cho thấy sự chuyên
nghiệp, tái phạm và nguy hiểm trong những lần phạm tội của hắn.

Thứ hai, dựa vào khách thể bị xâm phạm và đặc điểm hành vi phạm tội, nhân cách
tội phạm sẽ bao gồm: 1) Nhân cách người phạm tội vụ lợi: Tính vụ lợi thể hiện rõ trong
hoạt động, giao tiếp, quan hệ, ứng xử hàng ngày, thương sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt trong hoạt động phạm tội; 2) Nhân cách người phạm tội bạo lực: Mang những
phẩm chất điển hình như tính ích kỷ cao, không dung hòa khi lợi ích cá nhân bị ảnh
hưởng, tính quyết đoán, nhẫn tâm, tàn bạo, coi thường người khác, có khả năng kiềm chế
kém, có đời sống tình cảm nghèo nàn, thường giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực; 3)
Nhân cách người phạm tội vụ lợi - bạo lực: Có sự pha trộn, kết hợp các đặc điểm nhân
cách của hai loại trên. Như vậy, những tội phạm giết người hàng loạt thường là những
người có nhân cách phạm tội vu lợi - bạo lực.

Ta có thể thấy rõ điều này qua Ted Bundy. Tính vụ lợi được thể hiện rõ nhất khi hắn
coi trọng việc thỏa mãn nhu cầu tình dục của chính hắn hơn cả tính mạng con người. Bên
cạnh đó, xét về đặc điểm hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội của Ted cũng thể hiện sự
tàn bạo, dã man cực độ. Không chỉ ra tay với nạn nhân bằng bạo lực (đánh cho bất tỉnh,
bắt cóc..), quyết tâm tước đoạt mạng sống của nạn nhân mà hắn còn dày vò, làm nhục thể
xác của nạn nhân theo nhiều cách cực kỳ biến thái (ví dụ như để lại dấu răng trên mông
nạn nhân, dùng vật bằng sắt cắm vào cơ quan sinh dục nạn nhân, chặt các bộ phận của
nạn nhân, vứt xác nạn nhân ở những nơi như rừng, chôn xuống khiến xác bị phân hủy
thối rữa…). Nhà viết tiểu sử Ann Rule, người từng tiếp xúc với Ted Bundy, đã mô tả anh
là “một kẻ bạo dâm mắc bệnh nhân cách, lấy làm vui sướng với nỗi đau của người
khác…”. Còn về Jeffrey, hắn cũng từng nói hắn nghiện cảm giác giết người, có ham
muốn mãnh liệt, sở thích tình dục quái đản với xác chết; cảm thấy hứng tình khi mổ xẻ
xác chết và hứng tình với nội tạng của các nạn nhân. Sau khi giết người, hắn có nhiều
hành vi nhằm thỏa mãn sự biến thái của bản thân như lột trần cơ thể rồi thủ dâm khi đứng
cạnh xác chết, sau đó mổ xẻ thi thể, róc thịt và xương, moi nội tạng… Đây là một cách
thức gây án bộc lộ rõ sự dã man và tàn bạo. Jeff đã thừa nhận rằng hắn có tính chiếm hữu
vô cùng cao, hắn giết người không phải do ghét hay thù hận mà vì muốn giữ cho nạn
nhân ở bên mình mãi mãi. Sau khi giết người, Jeffrey Dahmer thường giữ lại phần xương
của người hắn thích. Những ai mà hắn có cảm tình thì hắn sẽ giữ lại đầu của người đó
trong tủ lạnh, sau một thời gian thì lóc thịt rồi giữ lại xương sọ. Hắn còn ăn thịt nạn nhân
với suy nghĩ rằng họ sẽ "là một phần vĩnh viễn trong cơ thế" mình.

Thứ ba, dựa vào mức độ của những phẩm chất tâm lý tiêu cực, nhân cách người
phạm tội sẽ được chia thành ba loại: 1) Nhân cách người phạm tội toàn thể: Đặc trưng
bởi những thái độ tiêu cực với xã hội, cuộc sống không ngoài tội phạm, hành vi có xu
hướng trái pháp luật được hình thành sớm, thường xuất hiện ở tội phạm chuyên nghiệp,
tái phạm nhiều lần; 2) Nhân cách người phạm tội cục bộ: Thể hiện qua sự phân đôi, đồng
thời tồn tại cả phẩm chất hợp chuẩn và không hợp chuẩn; 3) Nhân cách người phạm tội
tiểu cục bộ: Có một vài phẩm chất tiêu cực tồn tại, dễ dàng thúc đẩy cá nhân thực hiện tội
phạm trong những tình huống nhất định thúc đẩy cá nhân phạm tội. Căn cứ vào tiêu chí
trên, có thể thấy những người phạm tội giết người hàng loạt, cụ thể ở đây là Ted và
Jeffrey, đều thuộc loại hình nhân cách tội phạm toàn thể. Nhìn chung, những người này
thường chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mình mà không quan tâm đến những chuẩn mực
đạo đức, quy phạm pháp luật, và luôn tìm cách phạm tội để thỏa mãn những nhu cầu,
hứng thú của mình.

Ngay từ nhỏ, Ted đã có quan điểm lệch lạc. Hắn tìm đọc rất nhiều tạp chí trinh
thám, tiểu thuyết tội phạm và phim tài liệu tội phạm có thật về những câu chuyện liên
quan đến bạo lực tình dục, đặc biệt là khi chúng được minh họa bằng những hình ảnh của
những xác chết hoặc những cơ thể thương tật. Ted còn khẳng định mình chưa bao giờ
thấy rùng mình khi đọc những tài liệu trên. Trong mỗi vụ án, hắn đều có sự tính toán cấn
thận, lên kế hoạch tỉ mỉ để ra tay sát hại nạn nhân. Trong vòng 4 năm, Ted đã bắt cóc,
hãm hiếp và sát hại nhiều phụ nữ cũng như trẻ em gái. Hắn thừa nhận mình là thủ phạm
của hơn 30 vụ giết người tại 7 bang nhưng nhiều điều tra cho thấy, tổng số nạn nhân của
hắn còn cao hơn rất nhiều. Hắn luôn khao khát giết người, và tìm mọi cách để giết người.
Ted còn cố gắng trốn thoát khi bị bắt giam và thực tế còn trốn thoát thành công đến hai
lần. Đặc biệt, trong lần trốn thoát thứ hai, hắn còn giết thêm sáu cô gái trong vòng hai
tháng. Còn về Jeffrey, có hành vi từ thời thơ ấu cho thấy hắn có khả năng trở thành tên
giết người như thường xuyên mơ về viễn cảnh giết người và ngủ với xác chết hay nhu
cầu tình dục cao hơn bình thường. Đây là một dạng rối loạn hành vi tình dục. Khi mới 13
tuổi, Dahmer đã không thể vượt qua ham muốn ái dục với một thanh niên chạy bộ quanh
khu vực. Hắn quyết định núp trong một lùm cây để đánh chết thanh niên này nhưng rất
may mắn, ngày hôm đó, không ai chạy qua cung đường này. Dahmer cho biết cậu ta đã
bắt đầu có những suy nghĩ về giết người và chứng ái tử thi từ khi 14 tuổi. Điều hắn quan
tâm chỉ có sự thỏa mãn ham muốn cá nhân. Thậm chí ở vụ án thứ 6, trong thời gian ngắn
ngủi được thả về để nghỉ lễ, hắn vẫn bất chấp thực hiện hành vi tàn ác của mình, và còn
cho rằng không ai có thể ngăn hắn khỏi ham muốn giết người. Đó chính là tiền đề cho
những vụ án khủng khiếp của kẻ sát nhân tàn ác, bệnh hoạn nhất nước Mỹ sau này.

Cuối cùng, dựa vào bối cảnh người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình
(theo A.I.Đôngôva), nhân cách người phạm tội sẽ được chia thành ba loại: 1) Nhân cách
phạm pháp có hệ thống: Không chỉ lợi dụng hoàn cảnh mà còn tự bản thân tạo ra hoàn
cảnh, vượt qua mọi trở ngại để thực hiện âm mưu tội lỗi. Ở họ, hành vi phạm tội đã trở
thành thói quen; 2) Nhân cách phạm pháp do chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng lẻo:
Lối sống đã hình thành trước đây trong sự tác động với tình tình huống chuẩn mực đạo
đức, lỏng lẻo, không nghiêm dẫn đến hành vi phạm tội; 3) Nhân cách bối cảnh: Hành vi
phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh xung đột. Như vậy, những kẻ giết người hàng loạt thuộc
loại hình nhân cách phạm pháp có hệ thống, bởi bên cạnh việc lợi dụng hoàn cảnh khách
quan thuận lợi thì bản thân họ còn cố tình tạo ra hoàn cảnh, để rồi từ đó thực hiện hành vi
phạm tội của mình.

Ví dụ như mọi chi tiết trong trong vụ án đều được Ted Bundy lên kế hoạch tỉ mỉ: từ việc
làm sao để bắt chuyện với những cô gái, cách bắt cóc, cách phi tang, dọn sạch hiện
trường cho đến kế hoạch tẩu thoát cũng đều do một tay Ted lên ý tưởng. Còn về Jeffrey
Dahmer, trong vụ án đầu tiên, hắn đã lợi dụng hoàn cảnh khi Steven Hick xin đi nhờ xe
đến buổi hòa nhạc, sau đó rủ Steven về nhà và xảy ra xô xát khi nạn nhân muốn rời đi. Có
thể thấy hoàn cảnh khách quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Jeffrey thực hiện hành vi
phạm tội. Tuy nhiên, đối với những nạn nhân sau đó, hắn đã tự tạo ra hoàn cảnh để phạm
tội bằng cách mời nạn nhân đến nhà, trả tiền để cùng hắn uống rượu, làm mẫu ảnh khỏa
thân hoặc quan hệ tình dục với hắn. Sau đó, nạn nhân sẽ bị hắn giết chết bằng việc chuốc
thuốc mê rồi siết cổ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga (2019), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, Đại học
Luật Hà Nội, Nxb, Công an nhân dân Hà Nội;
2. Giảng viên Dương Thị Loan (Ths-GVC), (2017), Bài giảng Tâm lý học tội phạm – VB 2,
ĐH Luật Hà Nội;

You might also like