You are on page 1of 4

Đề:Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo Nghị luận xã hội về câu nói truyền cảm

hứng của Tổng thống Barack Obama về “Bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên
chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng
ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một
trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta. Nhưng xã hội hiện nay tình
yêu thương giữa người với người lại như một kho báu được chôn vùi sau lớp đất đá mang tên
vô cảm. Ai rồi sẽ nhận ra được mình đã bị nhiễm bệnh, rồi sẽ ở một thời điểm được cứu chữa
hay đã vào thời kì cuối?
Người vô cảm là một kiểu người không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình đến
mức gần như không có cảm xúc hoặc có rất ít cảm xúc với những người xung quanh. Vấn đề
này đang được rất nhiều người quan tâm vì nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong cuộc
sống của người bị ảnh hưởng.
Ngày nay, giới trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức hơn các thế hệ đi trước,
nhiều trường công và trường tư mở ra để đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức, hầu
phục vụ cho nhân quần xã hội, dẫn đưa đất nước đến một nền văn minh tiên tiến, theo kịp đà
tiến bộ của các nước trên thế giới. Nhưng thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh vô cảm và thiếu
đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt
chứng kiến những cảnh đau lòng. Chẳng hạn như các bạn nữ sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo
bạn mình đang có nguy cơ trở thành một “phong trào” hay là học sinh đánh thầy cô giáo đến nỗi
phải nhập viện. Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng
dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng
hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.
Mới đây, cư dân mạng lại giật mình trước hành vi côn đồ của một nhóm nữ sinh ở Bắc
Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc.
“Người quay lại những hình ảnh đó là một nam sinh. Kèm theo những lời chửi bới của những
cô gái hành hung, còn cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng này: “Cởi áo đi, cởi áo đi, xé
áo đi…!!!” . Hơn nữa, nhiều người cũng ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những thế hệ 8x, 9x. Mặc
dầu các bạn có điều kiện nhưng lại không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn
nạn. Rất nhiều người trẻ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Gặp người bị tai
nạn, thay vì dừng lại giúp đỡ nhưng lại bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí có kẻ
không những chẳng cứu giúp nạn nhân mà còn lợi dụng cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người
bị nạn. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối với
giới trẻ. Ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã tích cực phê phán, lên án
những thói xấu chỉ biết vun quén cho riêng mình: “Đèn nhà ai nhà ấy sáng”, hay “Cháy nhà
hàng xóm bình chân như vại”. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động vô cảm ấy.
Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.
Sự vô cảm đang trở thành một vấn đề mà toàn xã hội phải đối mặt. Theo các chiều hướng tâm lí
trong xã hội, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Đầu tiên, nguyên hân từ
chính bản thân - vô cảm có thể bắt nguồn từ chính sâu trong mặt tối mỗi người. Chứng kiến sự
vô cảm của người khác và không có chính kiến riêng có thể dẫn đến thái độ và cảm xúc tương
tự. Không muốn mình có một sự liên can vào sự việc ấy một phần vì xã hội thời bình đã nuông
chiều những bản lĩnh kém cỏi. Tính tình nhút nhát, thu mình lại và thiếu dũng khí nên lo sợ việc
giúp đỡ nạn nhân có thể ảnh hưởng đến tính mạng, dần dần, mất đi sự đồng cảm và trở nên lạnh
lùng, vô cảm. Xã hội hiện đại, mạng xã hội phát triển và người người xem nó như một thế giới
ảo. Việc sống ẩn danh, không muốn liên lụy đã dưỡng ra những vết rách của tính cách và thái
độ tùy tiện. Đó là lối sống ích kỷ, muốn hưởng thụ và thực dụng, ít đồng cảm với nỗi đau và sự
mất mát của người khác.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kể về một sự kiện. Một ngày, ông đến ga tàu và thấy đám
đông đông đúc, ồn ào, và mọi người đang nói chuyện xôn xao. Giữa tiếng ồn, có một người mẹ
đang khóc lóc và tìm con mình bị lạc. Bà cầu xin sự giúp đỡ từ người này đến người khác trên
sân ga, với nước mắt và sự hoảng loạn trên khuôn mặt. Tuy nhiên, mọi người chỉ nhìn bà mẹ đó
bằng ánh mắt thương hại và im lặng, không ai chịu giúp đỡ.Không thể không phản cảm khi xem
video ghi lại vụ tai nạn giao thông đau lòng xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân
Hương - Võ Công Tồn, P.Tân Quý, Q.Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh). Trong tình huống đó, người
bị nạn nằm bất động trên vỉa hè, nhưng hàng chục người đi qua, thậm chí dừng lại, đều không
có hành động giúp đỡ. Cô gái trẻ cuối cùng đã tử vong, điều này gây ra sự phẫn nộ lớn đối với
sự vô tâm của những người có mặt tại hiện trường. Điều khiến thêm phẫn nộ là sự lạnh lùng
đáng sợ của tài xế liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thảm khốc này, khi anh ta không chịu giúp
đỡ nạn nhân mặc dù đã gây ra vụ tai nạn đó.
Nếu không vững chắc từ tinh thần, đặc biệt là từ tình yêu trong tâm gặp lỗ hỏng thì loài
người sẽ lạc mất nhau. Câu chuyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu, là một câu chuyện đau
thương về hậu quả của việc “vô cảm với xã hội, với con người”. Giữa con người với con người
đã mất đi sợi dây kết nối, không còn quan tâm đến nhau mà chỉ nghĩ đến bản thân mình. Chất
lượng cuộc sống giảm đi đáng kể, khi mọi người chỉ quan tâm đến bản thân mình và thờ ơ với
mọi thứ xung quanh, thì tình cảm và sự đồng cảm trong xã hội sẽ giảm sút. Xã hội dần mất đi
tính cộng đồng, mọi người ai cũng chỉ tập trung vào bản thân mình. Moi người không quan tâm
tới những vấn đề xã hội, những vấn đề như chất lượng môi trường, an toàn thực phẩm và đạo
đức trong xã hội sẽ không được giải quyết một cách nghiêm túc và triệt để. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người trong xã hội. Sự vô cảm của sẽ
khiến cho những người thân xung quanh dần trở nên rạn nứt. Mối quan hệ với người thân cận
trở nên khó khăn hơn. Nếu họ không quan tâm tới người thân của mình, thì tình cảm gia đình sẽ
bị mất đi và mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị đứt gãy. Điều này có thể dẫn
đến nhiều vấn đề như bạo lực gia đình, rạn nứt trong hôn nhân và con cái bị bỏ rơi. Người trẻ vô
cảm cũng không có được những mối quan hệ bạn bè “đúng nghĩa”. Vì những cảm xúc cơ bản
trong giao tiếp như vui, buồn, yêu, ghét, phấn khởi, hạnh phúc,... họ cũng không thể hiện được
để kết nối với người xung quanh. Xu hướng lâu dài, những người vô cảm sẽ trở nên cô độc vì
không còn những mối quan hệ trực tiếp trong cuộc sống.
Căn bệnh hiểm nghèo này đang gây ra những hệ lụy xấu cho xã hội và cuộc sống của mọi
người. Cần phải cùng nhau tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này. Vì chỉ khi mọi người
có thể cảm nhận được niềm vui và sự đau khổ của nhau, thì xã hội mới có thể phát triển một
cách bền vững và tốt đẹp hơn.
Trở về dạo trước, cộng đồng mạng xôn xao về một đoạn clip dài khoảng 11 phút về vụ tai
nạn thương tâm được trích xuất từ camera gắn cố định, vụ tai nạn bất ngờ xảy ra vào ngày 25.6
tại khu vực giao lộ đường Tân Hương - Võ Công Tồn (TP.HCM), giữa xe taxi (do 1 người nam
điều khiển) và 1 xe máy (một người nam điều khiển, chở sau xe là một cô gái trẻ). Sau vụ tai
nạn, chàng trai và cô gái trẻ nằm bất động trong đêm và cuối cùng cô gái tử vong.Trong vòng
khoảng 11 phút mà clip ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi liên quan trực tiếp vụ tai nạn), 1
chiếc xe tải, hơn 32 chiếc xe máy,.. Rất nhiều người đi qua nhưng không dừng lại, có người
dừng lại rồi lại bỏ đi. Sự việc đang gây nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.Thời gian tai nạn diễn
ra lúc này là 3 giờ sáng, có lẽ thời gian này đa phần muốn về nhà cho nhanh để nghỉ ngơi.
Trong đoạn clip cho thấy có người đến để xem rồi bỏ đi, nói họ vô cảm thì cũng chưa đúng lắm.
Vì họ đã đến, có lẽ cần làm sáng tỏ hơn, khi họ đến có gọi điện thoại cho 115 hay 113 không.
Nếu họ đến và đã gọi nhưng lại bỏ đi, có lẽ một phần vị ngại dính vào các khâu phải cho lời
khai, rườm rà, một phần sợ bị cướp dàn cảnh vì tâm lý chung của người Việt….”, anh Nguyễn
Tấn Đạt (người vẽ tranh cá 3D tại TP.HCM) nhìn nhận.
Có quá nhiều sinh mệnh đã bị bỏ lại vì sự thờ ơ, có quá nhiều giọt nước mắt đã bị vùi dập
vì sự vô cảm. Vấn đề cấp bách của loài người là chữa trị từ trong chính con người. Sự vô cảm
thực sự là mầm mống của mỗi cá nhân và xã hội. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu thờ ơ,
lãnh đạm, thiếu đồng cảm ở bản thân và những người xung quanh, ta nên hãy ngồi lại và nhìn
nhận nhiều điều hơn. Đầu tiên đó là hãy tập đọc cảm xúc của người khác. Như với bất kỳ kỹ
năng nào, nếu bạn dành thời gian luyện đọc cảm xúc của người khác, bạn sẽ có cách cư xử tiến
bộ hơn. Từ đó để có kĩ năng xử lí khéo léo về những tình huống trong cuộc sống thường gặp.
Đó cũng là phương tiện về cảm xúc, thể hiện sự quan tâm. Bạn phải hiểu chính mình, hiểu nhu
cầu tình cảm của bản thân để có thể bảo vệ mình tránh khỏi bị thiệt. Cảm xúc khiến bạn khó
chịu, khó xử hoặc có thể bạn đã được dạy phải che giấu hoặc kìm nén cảm xúc của mình hay
chỉ nghe theo lý trí. Dù lý do là gì, bạn cần giảm bớt những cảm xúc cá nhân khiến bạn dễ vô
cảm. Vì vậy với bất kì các nhân nào, tình yêu mãi là nhiên liệu cần thiết để thay đổi cuộc sống
và sự cân bằng là đòn bẩy ta có thể sử dụng để thoát ra khỏi bế tắc.
Để ngăn chặn sự độc hại của viruss vô cảm, mỗi người cần tự nhận thức và thay đổi thái
độ sống. Hãy giữ cho trái tim luôn mở cửa, sẵn sàng chia sẻ và yêu thương. Đừng sống tách biệt
với thế giới này vì có lẽ nó luôn thầm lặng yêu thương ta. Hãy sống là một cá nhân trong cộng
đồng, nói không với vô cảm và mang một trái tim yêu thương.

Nói tóm lại, bệnh vô cảm là một con sâu đang dần đục khoét đi những sự tốt đẹp của xã
hội ngày nay, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Người ta thường mất đi sự
nhạy cảm và quan tâm đến người khác, dần trở nên thờ ơ và lạnh nhạt. Thái độ sống này không
chỉ gây tổn thương cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tình cảm gia
đình.Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy tự thay đổi nhận thức của mình, mỗi hành động nhỏ, mỗi
lời nói nhỏ có thể làm thay đổi thế giới xung quanh. Đừng để bản thân trở nên vô cảm, cùng
chung tay đẩy lùi sự vô cảm trong cuộc sống để bảo vệ cuộc sống của mình cũng như giữ gìn
những điều tốt đẹp trong xã hội ngày nay.

You might also like