You are on page 1of 28

BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng


Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”

Ai trong chúng ta đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi
nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến
những tai nạn thương tâm.Nhớ lại lời dạy của ông cha ta “thương người như thể
thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng
nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm là ánh sáng trong mỗi con người, mỗi gia đình cũng như
toàn xã hội. thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc
sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu
mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô
cảm, vô đạo đức. Tại sao chúng ta không can thiệp?hay bởi chúng ta vô cảm trước
nỗi đau của đồng loại,sợ liên lụy và mang vạ vào thân. Thế mới biết xã hội chúng ta
ngày nay “vô cảm” như thế nào ?.

Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo dục, các bậc
cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân
của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương cách
để chống lại căn bệnh quái ác này.

1
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

BỆNH VÔ CẢM

I. Giải thích: Bệnh vô cảm là gì?


Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có
thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện
vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất
bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến
nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội
lan rộng?

“ Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không
nảy sinh cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nổi buồn,
nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại, hay như một cách nói hình tượng là con
người bị “ rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn vô tình. Vô cảm chính là
sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung
quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy
may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án,
không dám chống lại... Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một sô" người chỉ lo vun
vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với eộng đồng xã hội. Một số người tự
làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn
của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con
người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung
túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau,
thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người
gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu, cái ác. Những người sống vô
cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái. Những
kẻ sống vô cảm còn lạnh lung, nhẫn tâm gieo rắc đau khổ cho người khác mà không
mảy may động lòng trắc ẩn.

II. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm hiện nay:

Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều
hướng gia tăng, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn
bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc
tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của

2
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần dần hình thành lối
sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.

Một con số đáng báo động là: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận
tham nhũng và đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có
cảm xúc (vô cảm) nhất. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ,
dửng dưng của không ít người Việt hiện nay. Thực chất, “bệnh vô cảm” là căn bệnh
tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,
cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu
xa hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Biểu hiện
của nó trong xã hội hiện đại thì muôn hình, muôn vẻ, người mắc chứng này cũng rất
đa dạng, không chừa bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh vô cảm không chỉ
xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó còn có thể có ở cả những người vẫn được coi là người tốt.
Bởi lẽ, khi người tốt làm ngơ, im lặng trước cái xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá
trị nhân văn, thậm chí nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì cũng chính là một biểu hiện
không thể chối cãi của chứng vô cảm.
Sáng 3-12, nhiều người đi trên chuyến xe buýt xuất phát từ ĐHQG TP.HCM đã
bất bình trước hình ảnh nhiều bạn trẻ không nhường ghế cho một ông cụ ngoài 60
tuổi, tóc bạc.

Ông phải ngồi lắc lư trên ba chiếc hộp nhựa được xếp chồng lên nhau ngay phía sau
ghế tài xế (ảnh).
Trên xe buýt, hai hàng ghế đầu thường dành cho người già và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lên xe rất nhanh chân ngồi vào hàng ghế này và không chịu
đứng lên nhường ghế nên khi ông cụ lên xe không tìm ra chỗ ngồi.

Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều không quên vụ việc hôi của hàng ngàn
thùng bia xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 4/12/2013 tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp

3
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

(thuộc KP.1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Chiếc xe tải chở 1,5 ngàn
thùng bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người lao vào hôi của. Có cả người mang xe
ba gác ra chở bia. Khoảng 12h30, chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger do tài xế
Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết.
Khi vừa ôm cua vòng xoay Tam Hiệp do đường đông phương tiện tham gia giao
thông nên tài xế Hậu đánh tay lái sang đường Bùi Văn Hòa để tránh va chạm. Vì đang
đi với tốc độ cao nên khi bất ngờ đổi hướng, hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe đã
đổ xuống đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người. Trong số bia bị đổ
xuống đường, ngoài loại bia chai vẫn còn nhiều thùng bia lon.
Thấy bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người đi đường cũng như ở xung quanh
hiện trường ập tới hôi của. “Mặc dù tôi và lơ xe đã cố gắng thu gom số bia bị đổ ra
đường để vớt vát tài sản, nhưng hàng trăm người dân đã nhảy vào tranh giành nhau
lấy hết số bia lon còn nguyên vẹn. Không những thế, nhiều người còn lợi dụng leo lên
cả thùng xe để lấy bia”, tài xế Hậu buồn bã cho biết. Một số người dân chứng kiến cho
biết, trong số những người đến hôi của có nhiều người đã đưa cả xe ba gác ra chở bia.
Được biết, chiếc xe tải trên đang chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai
nhưng sau vụ tai nạn số bia còn lại chỉ khoảng 10%.

Một số hình ảnh về vụ việc hôi bia chấn động dư luận Việt Nam:

4
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Trước sự việc này, dư luận đã choáng váng và bàng hoàng về thái độ vô cảm trắng
trợn của người dân ở hiện trường. Rất dễ để ta có thể đọc được những ý kiến: “
Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được quyền ăn cướp của người khác”. Cư dân
mạng có nickname Ben Nguyen nhận xét: "Mỗi người chắc uống được vài lon bia cho
hả hê cái lương tâm rẻ tiền của mình còn người lái xe phải đối diện với việc phải đền
tiền toàn bộ và có thể sẽ bị đuổi việc. Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được quyền
ăn cướp của người khác"'.

5
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Độc giả Nguyễn Hiếu Trinh bức xúc lên tiếng "Ngày xưa lúc mới vào lớp 1 điều
đầu tiên ba mẹ và cô giáo dạy luôn là "Nhặt của rơi trả lại cho người mất, hoặc
không được gian dối tham lam ..." Khái niệm đúng sai rất mơ hồ nhưng chí ít bản
thân chúng ta đều nên biết làm thế nào cho phải. Người lớn đàn ông đàn bà lớn hết
mà còn như thế thì họ dạy con cháu họ như thế nào đây?... Lấy được vài lon hay vài
két, Tết này khỏi mua bia nhưng khi uống nó có nghĩ đến việc mình làm đã góp phần
cho cuộc sống của chú tài xế thêm khó khăn. Tết đến nơi, tiền đâu mà chú ấy có thể
đền bao nhiêu đó két bia? Chưa kể chú sẽ bị cho thôi việc, khiển trách. Tết của chú sẽ
thế nào, con cái chú sẽ có cái Tết ra làm sao... Vậy mà họ vẫn thu gom được thì thực
sự không thể nào hiểu nổi. Liệu đạo đức con người đang xuống dốc? Hay tình thương
đồng loại giữa con người với con người không còn tồn tại?..."

Hay "Chỉ còn từ "rẻ tiền" là miêu tả đúng nhất bản chất của những kẻ hám của như
vậy thôi và rất đáng buồn khi bộ phận này lại chiếm số lượng đông đảo. Có dư tiền
mua xe tay ga chạy nhưng lại đi giành giật từng lon bia rơi rớt của người khác cho
bằng được để rồi lương tâm xem như bị tha mất, còn danh dự lại mặc nhiên mời gọi
để người đời sỉ vả, chà đạp.

Những người này đã lợi dụng thời cơ để hôi của đâu khác trộm cắp bao nhiêu, chỉ
có điều hôi của có cả lực lượng bầy đàn khổng lồ, trộm cắp thường đơn thân 1 tên,
trộm cắp thì cố gắng giấu giếm, còn hôi của thì công khai hành vi trắng trợn mà kẻ
cắp ti tiện đến mức đã không ý thức bản thân sai trái thế nào còn chặn đường, đánh
đập người khác", một độc giả khác nhận xét.

Cùng chung nỗi bức xúc với những độc giả trên, một bạn có nickname Vo Minh
Cong bình luận "Ý thức của người dân quá kém. Lòng tự trọng đã được đánh đổi bằng
vài lon bia. Vật chất đã điều khiển ý thức. Lòng tham đã chiến thắng không có chỗ
cho lòng tự trọng. Điều đáng buồn đó không phải là 1 cá nhân mà là cả một tập thể.
Thật đáng xấu hổ. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ đi chính lương tâm của mình.
Nếu trong 15 phút đó họ thu gọn số bia lại gửi trả tài xế thì điều đó thật đẹp đẽ làm
sao. Nếu cứ như thế này thì ngàn năm nữa cũng chẳng khá hơn được. Cứ bảo sao
nước mình nghèo mãi. Cái nghèo nhất của nước ta là "nghèo ý thức". Đến bao giờ
mới có ý thức giống người dân Nhật Bản sau vụ sóng thần ???!???"

Ngoài những lời bình luận thể hiện sự phẫn nộ trước hành vi hôi của đáng xấu hổ
của một người dân, rất nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra thương cảm cho người tài xế
trong vụ tai nạn đáng tiếc này. Độc giả Linh An nhận xét "Khổ thân chú lái xe quá!
Không phải lỗi do mình nhưng bị những người ý thức kém lấy trộm hết. Người ta khóc
để xin đừng lấy thế mà một nhóm người vẫn hùng hục lao ra để ăn cướp giữa ban
ngày! Liệu uống được ngụm bia vào có ngon không hay sẽ phải mang tiếng xấu đến

6
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

suốt đời. Có thể họ nghĩ người ta không biết mình là ai nên họ cứ thoải mái hôi của,
nhưng họ không nghĩ rằng lấy cái gì không phải của mình thì sẽ phải trả giá gấp trăm
nghìn lần à?"

Ngày 9/12/2013 (theo giờ địa phương), một trong những Đài truyền hình hàng đầu
Liên Bang Nga có tên gọi RenTV đã đưa tin về vụ "hôi bia" chấn động dư luận suốt
những ngày qua tại Việt Nam.

Đài truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga đã đưa tin về vụ "hôi bia" diễn ra vào ngày
4/12 vừa qua tại Việt Nam.

Với tiêu đề "Biển Bia", một phần bản tin 24h do phóng viên Andrei Dobrov thực
hiện, đã cung cấp cho khán giả Nga cái nhìn toàn cảnh về sự việc "hôi bia" tại Đồng
Nai. Bản tin miêu tả, sự việc này mới xảy ra tại Việt Nam. Do chiếc xe ô tô gặp nạn,
hơn ngàn két bia bị đổ xuống đường. Chỉ ít phút sau đó, người dân quanh khu vực xảy
ra tai nạn cũng như người đi đường đã đổ xô tới hiện trường và bắt đầu "hôi bia" như
đi trẩy hội. Mặc mọi việc xung quanh, ai cũng tranh thủ lấy được nhiều bia nhất có
thể. Không chỉ gây rúng động dư luận trong nước suốt thời gian qua, vụ "hôi bia" này
còn khiến nhiều người nước ngoài bàng hoàng, ngạc nhiên trước lối suy nghĩ, cách
ứng xử xấu xí của một bộ phận người dân Việt Nam. Chắc chắn rằng, với bản tin thời
sự này, hành động "hôi bia" của một bộ phận người dân đã vô tình khiến hình ảnh của
Việt Nam trở nên xấu xí hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

Qua vụ việc trên, được xác định là chiếm đoạt bia với số lượng lớn, đủ yếu tố cấu
thành tội phạm, 2 lái xe ba gác hôi bia sau tai nạn lật xe bị khởi tố. Cơ quan điều tra
xác định, khi chiếc xe tải bị lật, hàng nghìn thùng bia đổ xuống đường đã bị nhiều
người xông vào cướp. Trong đó, ông Vinh và Cường đã lấy một lượng lớn bia
rồi dùng xe ba gác chở đi. Qua giám định, số bia mỗi người này lấy có giá trị trên 3
triệu đồng, đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự…

7
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Vinh (áo trắng) và Cường tại phiên tòa.

Trước vành móng ngựa, 2 bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và tỏ ra hối
hận. Cường và Vinh đều cho rằng mình không ý thức được việc lấy bia là sai trái và
vi phạm pháp luật, chỉ đến khi báo chí vào cuộc mới biết nhưng đã quá muộn. Tại
phiên tòa, HĐXX đã đưa ra nhiều lý lẽ để răn dạy Cường và Vinh. Một vị Hội thẩm
nhân dân đã đọc bài thơ dân gian:
“Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau”
Vị Hội thẩm nhân dân này nói rằng bài thơ “bà còng” chắc là người dân Việt Nam
ai cũng biết. Đáng lẽ khi thấy người gặp nạn phải giúp đỡ họ, đằng này các bị cáo lại
tham gia “hôi của”, lấy đi tài sản của người bị nạn.

Tuy số tài sản không lớn nhưng lại làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam. Xưa nay cha ông ta thường dạy con cháu từ thuở bé thơ là ra đường,
về nhà “nhặt được của rơi tìm người trả lại” chứ không phải tham lam muốn chiếm
của người khác thành của mình. HĐXX cũng đã đưa ra những câu chuyện về các tấm
gương người tốt việc tốt khắp cả nước về những hành động ý nghĩa là trả lại tiền hoặc
những thứ nhặt được trên đường cho người bị mất. Những người đó họ cũng nghèo
khổ nhưng lại không tham của rơi, còn các bị cáo chỉ vì thấy cái lợi trước mắt mà lao
vào lấy bia mặc cho tài xế nài nỉ, thậm chí khóc lóc van xin. Tại tòa, anh Hậu có đơn
bãi nại gửi lên HĐXX xin giảm nhẹ án và cho rằng các bị cáo cũng do quá khổ, học

8
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

hành ít, không hiểu luật pháp nên mới hành động thiếu suy nghĩ. Anh Hậu cũng cho
rằng rất thương các bị cáo vì đều chung cảnh tha phương kiếm sống giống như mình
nên xin tòa xem xét để họ có thể sớm trở về để lo cho gia đình. HĐXX đã tuyên phạt
Cường và Vinh mỗi ngưởi 6 tháng tù. Hàng trăm người dân có mặt tại phiên xử cũng
đồng tình với phán quyết này. Một mức án không nặng nhưng cũng là bài học đắt giá
với 2 bị cáo cho thói tham lam, và cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều người.

Thời gian gần đây, tội phạm giết người càng ngày càng được trẻ hóa. Rất nhiều tội
phạm đang ở thế hệ 8x, 9x. Chắc hẳn mọi người trong chúng ta nhớ vụ án giết người
chấn động cả nước mà hung thủ khi ấy mới 17 tuổi. Đó chính là Vụ án Lê Văn
Luyện, một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn,
Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết
chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8
tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh
hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật
phòng chống tội phạm. Lê Văn Luyện nổi tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do
vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt
Nam tại thời điểm đó.

Lê Văn Luyện - hung thủ chính của vụ án giết người, cướp tài sản tiệm vàng Ngọc Bích

Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền
để chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp
cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi không thấy bóng người, Lê Văn
Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao
nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện
xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và
camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung
dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của
anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn.

9
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém
nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn.
Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thông minh nên tìm điện thoại liên
lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm
nhiều nhát. Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi. Với cô con gái thứ khóc to quá
nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn.
Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1.
Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời
đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho
người anh họ đến đón rồi bỏ trốn. Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ
có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng. Ngày 31 tháng
8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện chẳng may rơi vào tay lực lượng
biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung
Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và
gây án.

Sau vụ thảm sát, trên trang mạng xã hội Facebook còn có cả một trang Hội những
người hâm mộ Lê Văn Luyện. Những người tham gia bình luận chia sẽ, cảm thông

10
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

cho…kẻ gây án vị thành niên này. Thậm chí còn có nickname tôn thờ Luyện làm thần
tượng.

Ngày 2/2/2015, trên trang mạng xã hội http://kenhtin360.com , bài báo mang
tên “Âm mưu tàn độc của hai sát thủ nhí và sự mù quáng từ người mẹ yêu con”
đã thu hút được rất nhiều độc giả khi mà hung thủ của vụ án giết người là hai tay sát
thủ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vụ án để lại nỗi kinh hoàng và không ít xót
xa…
Một ngày cuối xuân cách đây vài năm, tại một vùng quê nghèo của huyện Kim
Thành (Hải Dương) bỗng rúng động bởi một số người dân phát hiện ra một xác chết
nằm dưới mương nước. Thông tin tức tốc được báo cáo lên chính quyền địa phương,
công an huyện Kim Thành và Công an tỉnh. Cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc
bảo vệ hiện trường và khám nghiệm tử thi.

Nạn nhân là một thanh niên xác định độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 18-22.

Nạn nhân bị tử vong do bị một sợi dây nhỏ siết vào cổ, khuôn mặt biến dạng, tàn ác
hơn kẻ giết người còn mổ bụng nạn nhân từ đoạn xương ức xuống tới rốn với ý định
để xác nạn nhân không nổi lên mặt nước. Khám nghiệm hiện trường cơ quan công an
thu được một chiếc áo phông cộc tay màu trắng và con dao nhọn chuôi bằng gỗ được
vứt ở chân đê ngay sát mép nước. Từ những vật chứng thu thập tại hiện trường cơ
quan điều tra nhận định rất có thể đây là vụ án giết người do thù hằn cá nhân. Kẻ thủ
ác ở ngay tại địa bàn bởi hiện trường phát hiện xác chết là một nơi khá kín đáo, vắng
vẻ phải là người trên địa bàn mới có thể biết được. Tin tức lan truyền khắp nơi cuối
cùng cũng có người phụ nữ đến trình báo với cơ quan chức năng về việc con trai mình
mất tích. Chị là Trần Thị Thêu ở xã Ngũ Phúc huyện Kim Thành.

11
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Người phụ nữ này đồng thời cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin mới là
con trai chị tên Trần Văn Tâm, sinh năm 1989 làm nghề lái máy xúc. Tâm đi ra ngoài
từ ngày 29 tháng 4 đến hôm đó là 2 tháng 5 vẫn chưa thấy về. Khi đi Tâm mang theo
1 xe máy nhãn hiệu Jupiter, một điện thoại di động và 1 ví da trong đó có nhiều giấy
tờ. Cơ quan điều tra lập tức tiến hành so sánh dấu vân tay trên chứng minh thư của
Tâm thì hoàn toàn trùng khớp với dấu tay của nạn nhân. Không ai khác chính Tâm là
nạn nhân của vụ án nghiêm trọng này.

Các mũi điều tra của công an tỏa đi khắp nơi để tìm hiểu về các mối quan hệ ngoài
xã hội của Tâm. Cùng thời điểm xác định ra danh tính của Tâm cơ quan điều tra được
người dân trên địa bàn cho biết một số cháu nhỏ đã nhặt được đôi dày thể thao và 1
chiếc áo bò gần nơi phát hiện ra xác chết. Cơ quan công an đã chuyển hướng nhận
định rằng nạn nhân Tâm đã bị giết ở nơi khác rồi mang đến đây để phi tang. Trong
khi đó, mũi điều tra tìm hiểu về các mối quan hệ của Tâm đặc biệt chú ý đến mối tình
đơn phương của nạn nhân với một cô gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường tên
Nhung sinh năm 1990. Nhung hiện là học sinh lớp 12 của trường PTTH bán công
Kim Thành đang thuê trọ tại xã Kim Anh. Mẹ của nạn nhân cho biết, có lần con trai
đã tâm sự với bà là rất yêu Nhung và có ý đinh sẽ lấy Nhung làm vợ. Tuy nhiên, qua
tìm hiểu các trinh sát điều tra được biết tình cảm của Tâm chỉ là đơn phương. Bởi, khi
đó cô bé Nhung đã có người yêu là Bùi Văn Huy cùng tuổi và đang thuê trọ sát phòng.
Biết hoa đã có chủ nhưng Tâm không bỏ cuộc mà tuyên bố rằng nhất định sẽ giành
được Nhung từ tay Huy. Cũng chính vì nguyên nhân này mà giữa hai bên đã từng xảy
ra xô xát.

Từ những nguồn tin có được cơ quan điều tra quyết định triệu tập Huy đến trụ sở để
làm việc. Chỉ mất một thời gian ngắn đấu tranh, Huy đã cúi đầu nhận tội. Đồng thời,
Huy khai ra đồng phạm là Vũ Văn Hoàn. Cơ quan công an cũng chính thức thực hiện
lệnh bắt giữ đối với Bùi Văn Huy và Vũ Văn Hoàn đều sinh năm 1990 ở xã Đại Đức
huyện Kim Thành. Tại cơ quan điều tra, Huy khai rằng vì sự ghen tuông mù quáng,
bởi sợ mất người yêu trong cuộc tình trẻ con mà Huy đã lên kế hoạch giết người. Toàn
bộ kế hoạch phạm tội được Huy kể và mời người bạn chí cốt học cùng từ thời cấp 2
tham gia, đó là Đỗ Văn Hoàn. Trong những phương thức gây án được chúng vạch ra
như dùng dao đâm, dùng dây điện dí vào người và cuối cùng chúng thống nhất cách
lấy dây siết cổ nạn nhân rồi đem vứt xác phi tang. Tàn độc hơn, chúng còn bảo nhau
khi giết xong sẽ mổ bụng nạn nhân cho thoát hơi để xác chết chìm xuống đáy mương
nước.

12
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Để thực hiện mưu đồ giết Tâm, Huy và Hoàn rủ nhau ra quán sửa xe gần đó mua dây
phanh xe đạp thủ sẵn. Tuy nhiên, kế hoạch ấy cứ dần lui lại bởi không có cơ hội cho
chúng ra tay.

Đúng 20 giờ 30 ngày 29 tháng 4, Tâm đến phòng trọ của Nhung chơi nhưng tất cả
đã về quê nên khu trọ vắng vẻ. Nhận thấy đây là một cơ hội hiếm có để thực hiện kế
hoạch giết hại Tâm nên Huy đã mời anh sang phòng chơi. Tâm không biết rằng, sau
cái lời mời thân thiện ấy là một dã tâm, một cái bẫy rất thâm độc. Khi Tâm đang ngồi
trên giường nói chuyện thì Hoàn ngồi sau quàng dây vào cổ Tâm siết chặt còn Huy
giữ chặt người tâm không cho giãy giụa. Mỗi tên một đầu siết dây phanh vào cổ Huy
cho đến khi nạn nhân tử vong. Gây án xong, hai tên lục lọi trên người nạn nhân lấy đi
một điện thoại, một ví tiền rồi kéo xác nạn nhân giấu vào gầm giường và ung dung đi
xem ca nhạc.

Đến khoảng 23 giờ 30 chúng đi xem ca nhạc về leo lên giường ngủ như không hề
có chuyện gì xảy ra. 3 giờ sáng chúng tỉnh dậy ôm xác Tâm lên xe chở ra bờ đê cống
Thượng cởi áo, tụt giầy dùng dao rạch bụng và mặt nạn nhân rồi vứt xác xuống nước.
Huy cởi bỏ chiếc áo bò đang mặc trên người của mình và con dao gần nơi vứt xác.
Ngay sáng hôm sau, hai tên mang chiếc xe máy đến hiệu cầm đồ ở huyện An Dương
cầm cố lấy 3 triệu đồng rồi tiếp tục bắt xe sang Hải Phòng bán chiếc điện thoại. Hoàn
thành việc giết Tâm 2 tên sát nhân trở về Kim Thành đi liên hoan lớp thời cấp 2 nhân
ngày 1-5. Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng phát đi thông tin, rồi cơ quan
công an ráo riết truy tìm hung thủ của vụ án người mẹ của Huy đã nghi ngờ đến con
trai mình.

Thấy con trai về sau buổi liên hoan bà đã gặng hỏi và Huy đã thành thật kể lại hành
trình tội ác của mình cho mẹ nghe. Sự thương con mù quáng, sợ Huy sa lưới pháp luật
không những không khuyên con ra tự thú mà bà ta đã vạch ra kế hoạch để con trai che

13
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

giấu tội ác ấy. Đầu tiên, bà ta sai con trai đi chuộc lại chiếc xe máy ở hiệu cầm đồ rồi
mang ra một cánh đồng thuộc xã An Hòa để vứt. Tất cả giấy tờ liên quan đến nạn
nhân đều được mang đi đốt, công cụ gây án là chiếc dây phanh xe đạp cũng được phi
tang ở một cái ao gần nhà trọ. Số tiền còn lại chưa tiêu hết cũng được mang đi giấu.

Khi con trai tra tay vào còng, người mẹ tội lỗi ấy mới ngã gục xuống đau đớn, ân
hận nhưng đã quá muộn màng. Vụ án cũng là những bài học cho những kẻ coi thường
pháp luật, coi mạng người rẻ rúng và cũng như một thông điệp rằng dù có tính toán
hoàn hảo đến thế nào thì cuối cùng cái ác vẫn phải đền tội.

Bệnh vô cảm nặng hơn khi ta quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn.
Chúng ta ai cũng từng chứng kiến những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn
hoặc va chạm. Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kì xúm vào xem rồi lẳng lẽ bỏ đi
thì nhiều. Có kẻ vô cảm đến mức dã mang, vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đi tài
sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động
quay lại cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng.

Người đi đường đứng xung quanh... nhìn người bị nạn.

14
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Cụ già nằm chơ vơ trên cầu Thanh Trì.

Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn

15
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Sự việc diễn ra trước nhà số 203 Võ Thị Sáu (P.7 Q.3 TP.HCM) khi một thanh niên bị
nạn nằm bất động trước hàng chục cặp mắt hiếu kỳ nhưng không một ai động lòng ra tay
trợ giúp.

Tối ngày 6/4, trên đường 2A khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa
B, quận Bình Tân, Tp.HCM đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy làm
hai cô gái bị thương, trong đó một người bị thương khá nặng.

Hiện trường vụ tai nạn.


Hai cô gái được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Lúc này, một thanh niên
chạy tới tự xưng là người nhà nạn nhân rồi mở cốp xe lấy đồ đạc ra ngoài nhưng bị
lực lượng bảo vệ khu Công nghiệp Vĩnh Lộc ngăn cản và báo cho lực lượng dân

16
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

phòng đến bảo vệ hiện trường. Thấy lực lượng dân phòng, người này tìm cách chống
chế cho hành động của mình rồi rời đi. Trước đó, khoảng 20h30', hai thanh niên (chưa
rõ danh tính) đi trên xe máy hiệu Exciter chạy trên đường 2A khu công nghiệp Vĩnh
Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân hướng từ đường A5 về quốc lộ 80. Do
di chuyển với tốc độ nhanh, khi đến khúc cua, xe của hai thanh niên lấn sang chiều
ngược lại rồi đâm mạnh vào xe máy biển số 84E1 – 122.18 của hai cô gái chạy hướng
ngược lại. Cú đâm mạnh làm hai cô gái đều bị thương, trong đó một người bị thương
khá nặng, nằm bất tỉnh trên đường. Lợi dụng trong lúc lộn xộn, mọi người tập trung
đưa hai cô gái đi cấp cứu, hai thanh niên gây ra tai nạn dựng xe lên rồi trốn khỏi hiện
trường. Sau khi hai thanh niên này bỏ trốn thì một nam thanh niên khác tự xưng người
nhà của nạn nhân đến định "hôi của" nhưng bất thành. Sự việc nhanh chóng được báo
lên cơ quan chức năng và Tổ xử lý tai nạn Công an quận Bình Tân có mặt ghi nhận vụ
việc, lấy lời khai các nhân chứng để xác minh truy tìm chiếc xe máy đã trốn khỏi hiện
trường.

Vô cảm trước cái xấu là một nhẽ, vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ hơn. Tình yêu
thương là nguồn gốc sự sống của con người. Người ta mất đi tình yêu thương thì sự
sống cũng không tồn tại. Khi đọc một cuốn sách hay, hay một câu châm ngôn trong
cuộc sống, người ta vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạc nhẽo. Thế nhưng
người ta lại thấy điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tỉu truyền từ blog này
sang blog kia..;Người ta nghe một bài nhạc kháng chiến hay một bài nhạc vàng, người
ta thấy nó cũ rích hay không phù hợp. Nhưng người ta lại thấy cái hay, cái mới mẻ
trong những bài hát thị trường mà âm nhạc bị sáo đi sáo lại, lời lẻ thì thẳng đuộc và vô
hồn. Tại sao một người nhạc sĩ cần hàng ngàn bài hát để được nổi tiếng trong khi có
những người chỉ có một tác phẩm thì tên tuổi đã sống mãi với thời gian. Người ta nhìn
thấy tấm gương đôi bạn ở Tây Nguyên cõng nhau đi học 6 năm trời, người ta thấy thật
ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng quan tâm ở
những scandal của một ca sĩ, diễn viên, người mẫu nào đấy. Những thứ đáng đọc,
đáng nghe, đáng nhìn, …để mà học tập, để mà noi gương, xúc động và rung cảm…thì
người ta không đọc, không nghe, không nhìn, không hiểu. Sự vô cảm trước cái tốt, bắt
nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại với
bản thân chính họ mà thôi. Sẽ có người bảo: “ Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết
lắng nghe, biết đọc, biết nhìn,..tại sao lại bảo là vô cảm?”. Xin trả lời rằng, cảm xúc
của họ chỉ tồn tại cho chính họ, mà không hề được chia sẽ, hòa chung cùng cộng
đồng. Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà làm cho nó
ngày cảng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống mà thôi.

Đối lập với lối sống vô cảm bàng quan là lòng yêu thương con người, vốn là một lối
sống văn hóa truyền thống thể hiện lối sống tốt đẹp từ bao đời nay: “ Nhiễu điều phủ
lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

17
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Khuya ngày 9/11, hai sinh viên trên đường dự sinh nhật bán gái trở về phát hiện
một người nằm bất động ngày dải phân cách giữa đường. Chiếc xe máy của nạn nhân
nằm chông chênh một bánh trên lề phân cách. Cả hai tiến tới phát hiện người bị nạn là
một cô gái còn rất trẻ. Vẫn còn sống mặc dù bất tỉnh, hai sinh viên quyết định bế cô
gái đưa thẳng vào khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Khi bệnh viện
thông báo yêu cầu đóng tiền để chụp CT, cả hai ngỡ ngàng vì trong túi chỉ còn rất ít
tiền. Bàn bạc với nhau cầm cố chiếc xe đang đi. Không thể được vì đã khuya.

Chợt nhớ tới một người bạn, hai sinh viên gọi điện cầu cứu. Ngay sau đó, người
bạn có mặt ở bệnh viện đóng đủ tiền cho cố gái và nạn nhân được cứu sống. Không
quen biết, không có quan hệ huyết thống nhưng tình thần xả thân cứu người này đã
được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ và trân trọng.
Một hành động khác cũng rất đáng khen xảy ra vào ngày 28/1 khi 2 CSGT bất
chấp các thủ tục thông thường khi tiếp cận hiện trường tai nạn trên đại lộ Võ Văn
Kiệt. Phát hiện nạn nhân nằm thoi thóp, 2 CSGT thuộc đội CSGT Chợ Lớn đã xốc
nạn nhân đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trước đó, nhiều người đi đường chứng kiến cảnh tượng xảy ra bằng con mắt dửng
dưng. Không một ai dừng lại giúp đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nhiều người thản nhiên
bỏ đi trong khi nạn nhân nằm bất động trên đường. Một số khác hiếu kỳ vây quanh.
Sau khi đưa nạn nhân vào bệnh viện, cả hai trở lại hiện trường tiếp tục làm nhiệm vụ
của mình. Chính nhờ sự nhanh nhạy và lòng thương người đó nạn nhân đã được cứu
sống.

18
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Tình người lại một lần nữa được thể hiện trong vụ cháy xảy ra ngày 15/2 tại căn
nhà số A2/11A tỉnh lộ 10 (xã Lê Minh Xuân H. Bình Chánh TPHCM). Thiếu úy
Vương Huỳnh Hải Đăng của đội CSPCCC quận Bình Tân đã không ngại hiểm nguy
xông vào biển lửa cứu người bị nạn. Cũng trong đám cháy này, 2 sinh viên của một
trường cao đẳng đã tìm mọi cách cứu một thiếu nữ đang tuyệt vọng không thể thoát
thân. Cả hai tìm cách leo qua rào lên đến tầng 2 mặc cho khói và sức nóng đưa được
thiếu nữ ra ngoài ban công. Những người bên ngoài đã hỗ trợ họ và thiếu nữ đã được
an toàn.
Khoảng 0h ngày 22/1, tại TP.Phủ Lý, Hà Nam. Tài xế taxi Mai Linh Trần Trung
Dũng (SN 1991), đón sản phụ Vũ Thị Huyền (32 tuổi, ngụ Lạc Tràng, Lam Hạ,
TP.Phủ Lý, Hà Nam) cùng người mẹ già đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Tài xế taxi Mai Linh đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên xe (Ảnh: Nld)
Tuy nhiên, khi di chuyển được khoảng 2km, chị Huyền bất ngờ trở dạ, bụng đau
dữ dội. Lúc này đã qua 0h ngày 22/1, giữa cánh đồng hoang vắng không có người trợ
giúp ngoài mẹ của chị Huyền tuổi cao sức yếu. Trước tình hình trên, anh Dũng nhanh
trí ngả ghế sau để chị Huyền nằm thoải mái, và nhanh chóng đỡ đẻ thành công cho sản
phụ Huyền. Sau khi cháu bé ra đời, anh Dũng lấy áo khoác gió của mình ủ ẩm cho
cháu bé rồi nhanh chóng chở mẹ con sản phụ đến bệnh viện.

Thực trạng của “bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa,
tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ. Ông
cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã tích cực phê phán, lên án những

19
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

thói xấu chỉ biết vun quén cho riêng mình: “Đèn nhà ai nhà ấy sáng”, hay “Cháy nhà
hàng xóm bình chân như vại”. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động vô
cảm ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính
bản thân mình.
III. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức, nhưng tựu
chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ
trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
1. Nguyên nhân từ bản thân:
Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí
sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con
người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản
thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào
điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối với họ,
nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan
như không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp
người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng
chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh, không hề giúp đỡ
nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường,
họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém
may mắn đó. Quả thật, đó là những hành động đáng lên án.

Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn nhân và Gia
đình TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình’ khá phổ biến trong giới trẻ
ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ!”
Hơn nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên
nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là,
những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.

2. Nguyên nhân từ gia đình:


“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp
được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay,
trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những
người chung quanh. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm
Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi
ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống
mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo
trên mạng game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ, đầy rẫy
trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh; những thú vui giải trí được

20
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc xảy ra xung quanh, đó
là một hệ quả không tránh khỏi”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn
thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều
gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải có
sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu
gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Hiện nay,
có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết
tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha
và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư
cách là một con người?

Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những yêu cầu vô
lối của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia sẻ,
quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận"
chứ không biết "cho" sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người,
và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.

3. Nguyên nhân từ nhà trường:


Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi
người và tích cực phục vụ cho nhân quần xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số
trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức
dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân
cho qua lần chiếu lệ.

Bên cạnh một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục, vẫn còn đó
những thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. “Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao,
có thầy cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng
học sinh như kiểu dân chợ búa, … Chính các em đã phải thốt lên rằng “giáo viên ăn
nói thô lỗ, vô văn hóa như vậy thì trách sao học sinh không bắt chước” . Những hành
động đó ít nhiều xâm nhập vào thế giới quan của giới trẻ, dần dà hình thành lối hành
xử thô bạo, thiếu tình thương. Sự vô cảm lẽ nào chẳng bắt nguồn từ đó? Thầy cô được
xem như cha mẹ thứ hai của học sinh. Nếu họ vô cảm thì sẽ thiếu tình thương dành
cho những đứa con của mình, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì “vô cảm” họ cũng sẽ “đào tạo” ra những học trò
vô cảm như họ. Như thế, ta phải nói sao về những chủ nhân tương lai của đất nước?
Đây chính là một mối họa lớn cho xã hội.

Quả thật, môi trường giáo dục đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Đó thật sự là
mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả xã hội. Nguyên nhân của vấn nạn

21
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

trên thì có nhiều. Nhưng có một nguyên nhân mà khiến người ta day dứt, trăn trở
nhiều nhất, đó là căn bệnh vô cảm, nó giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh đang
bao trùm ở khắp nơi, với mọi đối tượng.

4. Nguyên nhân từ xã hội:


Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng
hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi
cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm
đến những việc xung quanh. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng internet
thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi blog, mạng xã hội xuất
hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế
giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô
cảm,…

Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống: một
mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức mới
được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm
cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm
thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Dường như đang có
một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô
cảm".

Hơn nữa, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu
vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần,
lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chỗ
cho chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không
còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những bất công
xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống “phong bì”, người lớn không còn
là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.

IV. Tác hại của căn bệnh vô cảm:


Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, nó không chỉ làm suy giảm đạo đức
của một cá nhân mà còn đẩy đất nước đến bờ tụt hậu, suy thoái.

1. Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người:


Một bác sĩ nếu “vô cảm” sẽ không có đủ tình thương đối với con bệnh của mình, sẽ
đánh mất đi lương tâm của một thầy thuốc, sẽ quên đi phương châm: “Lương y như từ
mẫu”. Chẳng hạn, trước một ca cấp cứu, bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch,
nhưng vì gia cảnh nghèo, không có tiền để đóng viện phí hay không có tiền để “bồi
dưỡng” cho bác sĩ, thì “bệnh vô cảm” khiến cho bác sĩ ấy chậm trễ, thờ ơ hay không

22
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

nhiệt tình cấp cứu bệnh nhân, cuối cùng để bệnh nhân chết oan uổng, gây đau khổ cho
những người thân của họ. Càng đau đớn và chua xót hơn nếu bệnh nhân kia là cha mẹ,
là người cột trụ về kinh tế trong gia đình. Họ phải tất tưởi ra đi, để lại những đứa con
thơ dại, cha mẹ già không ai phụng dưỡng trong cảnh cô đơn, già yếu. Mới đây tại
Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm của bác sĩ và các y tá, đã dẫn đến cái
chết oan uổng của một em bé chưa kịp chào đời. Chị Hao kể: “Chồng tôi đã bồi dưỡng
bác sỹ An một triệu đồng, nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông rồi gia đình sẽ “hậu tạ” sau.
Thế nhưng, bác sĩ An không mổ ngay cho tôi mà đi vào phòng riêng ngồi xem vô
tuyến đến tận 23h40, còn 2 hộ sinh nữ là Vũ Thị Diệu Vân và Trần Hoàng Linh ngồi ở
một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện, làm việc riêng để mặc cho tôi đau đớn trên
bàn sinh. Tôi đau đớn khi biết con mình trong bụng đang chết dần chết mòn mà không
thể cứu được. Tuyệt vọng, tôi cầu cứu các y tá đang ở gần đó nói giúp với bất cứ bác
sĩ nào cũng được, mổ giúp tôi lấy con ra mà không một ai đứng dậy tìm bác sĩ. Họ vẫn
cứ thờ ơ, thản nhiên ăn uống, cười đùa với nhau như không có chuyện gì xảy ra cả” .
Còn nói về người giữ sinh mạng của nhiều người như tài xế chẳng hạn, mà mắc “bệnh
vô cảm” thì cái chết không chỉ mang đến cho một người. Người tài xế “vô cảm” sẽ coi
mạng con người chẳng ra gì, cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để về trước,
sẽ gây hậu quả khôn lường. Một vụ tai nạn giao thông tại Bình Thuận mới đây, đã
cướp đi sinh mạng của mười người và rất nhiều người bị thương. Nguyên nhân cũng
chỉ vì tài xế “vô cảm”, coi mạng người như cỏ rác.

2. Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hội:


Thầy cô giáo được xem là “kỹ sư tâm hồn”, là “cha mẹ thứ hai” của học sinh.
Nhưng nếu “vô cảm” sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình, thiếu
nhiệt tình trong việc giảng dạy, không có trách nhiệm trong việc giáo dục, hờ hững
trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, không quan tâm đến chất lượng giảng
dạy, chỉ biết dạy hết giờ là ra về còn kết quả ra sao không quan tâm! Vì “vô cảm” họ
sẽ “đào tạo” ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí cũng… “vô cảm” như họ.
Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra
sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối
họa vô cùng lớn cho xã hội!

3. Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong:

Các cán bộ Nhà nước là “đầy tớ của nhân dân”, hết lòng phục vụ cho công ích, điều
hành mọi hoạt động của đất nước. Thế nhưng, họ lại “vô cảm” trước các nguyện vọng
chính đáng của người dân, thì họ sẽ không thể nào nhìn thấy và thấu hiểu được những
khốn khó trăm bề của dân đen. Thậm chí, lại không giải quyết những tranh chấp,
khiếu kiện về tài sản, đất đai của người dân; trái lại, còn nhũng nhiễu, gây khó dễ để
được “chung chi”, hoặc trù giập, dùng vũ lực để chiếm lấy cho một tổ chức nào đó để
mình được “phong bì” dằn túi riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà đánh mất

23
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một cán bộ
“cho dân và vì dân”. Từ đó, nhân dân sẽ không còn tin tưởng vào chính quyền nữa, sẽ
mạnh ai nấy sống, sẽ vơ vét cho riêng mình, sẽ sống “vô cảm” như cán bộ, chẳng ai lo
cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc, phó mặc cho ngoại xâm xâu xé đất nước, tự
do giành đất giành biển của chúng ta. Chính những cán bộ “vô cảm” thiếu trách nhiệm
này đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong.

V. Giải pháp:
“Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng chính nó là con đường dẫn đến tội ác.
Hơn nữa, nó còn lây lan trong cộng đồng: một người vô cảm thì mọi người xung
quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng, có thể là cả một xã hội vô cảm. Vô cảm còn ví
như căn bệnh “ung thư tâm hồn”. Nói đến căn bệnh thể xác thì người ta sợ nhất là ung
thư, còn nói đến căn bệnh tâm hồn thì “vô cảm” cũng đáng sợ không kém. Bởi lẽ, nó
có sức công phá ghê gớm trên nhân cách và đạo đức của con người. Từ đó, nó phá hủy
toàn bộ nền kinh tế và chính trị của cả một dân tộc. Chính vì thế, từ cá nhân đến gia
đình, từ trong nhà trường ra ngoài xã hội, phải chung tay góp sức, tích cực đẩy lùi căn
“bệnh vô cảm” này ra khỏi đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

1. Về phía bản thân:


Về phía bản thân, mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết
đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự
công bằng, bác ái, yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn
thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của
những người đạo đức, đồng cảm trong xã hội. Chẳng hạn mẫu gương các nữ tu đang
phục vụ tại trung tâm Sida giai đoạn cuối - Mai Hòa - Củ Chi. Các nữ tu đã đồng cảm
với số phận của những người kém may mắn qua cách phục vụ tận tình giúp đỡ họ.
Chính vì thế, có những bệnh nhân đã phải thốt lên rằng: “Ở đây, chúng em thật là
hạnh phúc vì có các nữ tu phục vụ chăm sóc tận tình và đồng cảm với số phận của
chúng em còn hơn những người ruột thịt trong gia đình, chúng em có chết cũng mãn
nguyện”. Hay mẫu gương của chàng sinh viên Hiến thuộc Học viện Bưu chính Viễn
thông TPHCM. Thấy một cô gái nằm sõng soài bên con lươn xa lộ, “quan sát kỹ hơn,
Hiến hốt hoảng thấy hàng chục xe tải, xe khách, container cứ vô tư đi ngang qua,
không ai thèm đoái hoài đến cô gái. Trong giây phút ấy, Hiến cùng Sơn vội vàng lao
ra đường, không cần đắn đo, bế thốc cô gái, máu ướt đẫm chạy thẳng đến bệnh viện”
.những hành động trên khiến chúng ta phai cuối dấu cảm phục. các bạn hãy nhớ rằng
chúng ta là chủ nhân tương lai có hoài bão và ước mơ, có quyền theo đuổi đam mê
của mình và giới trẻ ngày nay hãy nói không với vô cảm.

2. Về phía gia đình:

24
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được
nhân cách làm người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi
người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống
phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ mới biết học hỏi, noi gương nếp sống đạo
đức. Giáo dục phải cải cách để tăng cường đạo đức, nhân cách cho các em, không chỉ
“dạy chữ’ mà nhất là phải “dạy người”. Hơn nữa, phải “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Theo Tiến sĩ tâm lý giáo dục Đinh Đoàn: “Nếu người lớn có trách nhiệm và quan tâm
hơn tới con cái, hành động và cư xử đúng đắn hơn để làm tấm gương cho các em thì
sự vô cảm có lẽ đã không lan nhanh và mạnh như thế”.

Nhất là, gia đình phải tích cực, bằng cách quan tâm giáo dục cảm xúc một cách
thực tế cho con cái ngay từ nhỏ. “Không chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác
mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của
cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình. Các nhà
tâm lý học cũng đưa ra khuyến cáo, gia đình phải thay đổi thói quen dạy con kiểu Á
Đông: Chỉ ra lệnh mà không quan tâm đến suy nghĩ độc lập của con. Học cách lắng
nghe, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với con cái là việc mà cha mẹ là những người đầu
tiên phải làm. Con cái chỉ có thể hiểu được một cách rõ ràng nhất khi được cha mẹ
hướng dẫn cụ thể bằng những việc phù hợp. Chính những điều nhỏ nhặt này tạo nền
tảng đầu tiên để trẻ bớt nghĩ đến bản thân, mở rộng lòng ra cùng người khác. Và điều
quan trọng, người lớn phải tạo cơ hội cho các em thực hiện.”

3. Về phía nhà trường:


Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và đồng cảm với các bạn trẻ. Một khi
nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả
quan hơn. Vấn đề này, chúng ta thấy rõ trong các trường Công giáo và các cơ sở nội
trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ
biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, và biết quan
tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại
học Sư phạm TPHCM: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà
quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo
đức cho các em noi theo”.

Mặt khác, nhà trường nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết quan tâm giúp đỡ
mọi người và giáo dục kỹ năng sống có chất lượng, thiết thực, sinh động, bằng cách
khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dám đấu tranh trong mọi học sinh. Chỉ có như thế, cái
xấu, cái tiêu cực, cái thô bạo ở môi trường giáo dục, trong học sinh mới hết đất sống.
Đây cũng là cơ sở để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu tình nghĩa, yêu thương nhưng

25
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

lại mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác thường nảy sinh, ẩn nấp dưới
nhiều hình, nhiều dángvẻ trong cuộc sống.
4. Về phía xã hội:
Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo
chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là giúp họ biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và
biết giúp đỡ mọi người. Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: “Giới trẻ ngày
nay, không phải là họ không muốn sống cho ra người mà còn muốn sống tốt hơn
nữa”. Có người đã nói: “Cơn khát làm một người sống lương thiện, sống đạo đức cháy
âm ỉ trong tâm khảm của họ. Chính vì thế, họ đang cần được xã hội quan tâm giúp đỡ,
nhất là mở những lớp học về cách ứng xử trong cuộc sống. Đồng thời, họ mong muốn
những người có trách nhiệm nên làm gương cho họ”.

V. Kết luận:
Bệnh vô cảm không chị làm tâm hồn khô cằn mà còn làm hủy hoại đạo đức con
người. Những hành vi vô cảm có thể dẫn đến chết người, làm rối loạn trật tự xã hội và
xa hơn nữa là kĩm hãm sự phát triển của đất nước.

Nguyên nhân của bệnh vô cảm có cỏ chủ quan và khách quan, vậy nên để chữa trị
căn bệnh “ung thư tâm hồn” này, cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp. Từ mỗi con
người cho đến toàn xã hội.

Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc
đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Từ tư tưởng của Nguyễn Trãi
trong Bình Ngô Đại Cáo đến tấm lòng yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh, Từ
truyền thống tương thân tương ái đến những nghĩa cử cao đẹp của con người. Tất cả
đã cho thấy rằng con người sống với nhau quan trọng nhất phải có tình cảm.

Để nói nên tình cảm của con người với con người, chúng ta không thể đánh đổi
bằng những vật chất tầm thường mà chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì
một mối quan hệ bền vững. Trao đi thật nhiều yêu thương, chúng ta nhân về yêu
thương.

Hơn nữa, một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của
một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Một nhà văn Nga đã từng nói:

26
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

"Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Con người
sống mà không có tình thương thì chẳng khác chi con vật, chẳng khác chi cái xác
không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa, và sẽ chết dần mòn trong cô đơn,
lạnh lẽo.

Thế nên, chúng ta hãy tích cực chống lại "bệnh vô cảm", phải sống có tình thương,
có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là phải mở lòng mình ra với cuộc sống.
Chúng ta nên có một "trái tim nóng" để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu
thương, biết rung cảm với mọi người. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
"Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân"; phải yêu thương, kính
trọng và sống hết lòng với mọi người chung quanh; phải biết: "Vui cùng người vui,
khóc cùng kẻ khóc . Đó là liều thuốc đặc hiệu để chữa "bệnh vô cảm". Như vậy, giới
trẻ mới là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam giàu đẹp, hiện đại và văn minh;
xứng đáng với nòi giống "con rồng cháu tiên" của một dân tộc Việt Nam bốn ngàn
năm văn hiến.

Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa
đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống
này, hãy lấy cái “tình” mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi
vị trung tâm của cuộc sống, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi
người, hãy thông cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình
cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm.

Để kết thúc bài viết, xin mượn một đoạn thơ của Tố Hữu:

“ Nếu là con chim, là chiếc lá


Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ".

HẾT

27
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM

Các thành viên thực hiện của nhóm 5.6:


1. Bùi Thị Mỹ Nhung B1407611
2. Trần Thanh Tân B1407686
3. Võ Thanh Phúc B1407614
4. Nguyễn Hoàng Cung B1406644
5. Lê Khả Liên B1409041
6. Huỳnh Duy Khương B1409038
7. Lê Văn Út B1409109
8. Giã Thị Kim Ngân C1400121
9. Lê Quốc Trưởng B1408320

28

You might also like