You are on page 1of 2

Mỗi người sinh ra vốn có trái tim nguyên sơ thiện lành nhưng trong thời đại mà công nghệ

số ngày một
phát triển, dường như trái tim ấy đã bị xâm lấn bởi sự tăm tối của ngôn từ khắc nghiệt trong những cuộc
chiến "bạo lực ngôn từ" trên mạng xã hội. Để giải cứu trái tim đang chênh vênh ấy, mỗi người cần tích
cực tìm ra giải pháp để ngăn chặn cuộc chiến này.

Vậy trước tiên chúng ta cần biết bạo lực ngôn từ là gì?bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ nói
hoặc viết để chế giễu,lăng mạ,xúc phạm,hạ thấp giá trị người khác,tấn công tâm lí một cách vô hình gây
nên tổn thương tinh thần cho người tiếp nhận. Khi một người bị ám ảnh của việc luôn bị bạo hành bằng
ngôn ngữ, sẽ gây ra những biểu hiện bất thường và có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và hành hạ bản thân
mình.Lúc nào cũng có cảm giác bất an, sợ hãi những thứ xung quanh và thường sẽ nhốt mình lại, hạn
chế giao tiếp. Dần dà, dẫn đến hệ lụy đáng sợ hơn đó chính là bản thân họ cũng nghĩ những lời nói đó
dành cho mình là đúng.Càng ngày sẽ càng đánh giá thấp bản thân, không có mục tiêu trong cuộc sống,
họ tự chế giễu mình bằng những câu nói tiêu cực .Đôi khi đánh mất cả cảm xúc, vui buồn khá thất
thường và không kiểm soát được hành động và suy nghĩ của bản thân.Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc
như vậy xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta. Điều đáng buồn là những trường hợp như vậy càng ngày
càng nhiều nhưng lại có mấy ai quan tâm hoặc lo lắng thật sự với vấn đề đáng báo động này.Nếu như
bạo hành bằng vũ lực có pháp luật can thiệp thì bạo hành ngôn ngữ lại không. Đó cũng là một trong
hàng trăm lý do khiến cho việc bạo hành ngôn ngữ là được phép sử dụng.

Người ta nói rằng, ngôn ngữ chính là thứ vũ khí đáng sợ nhất trên cuộc đời này. Vết thương ngoài da rồi
cũng có ngày lành lại, còn những tổn thương do lời nói gây ra sẽ in hằn mãi mãi.Thay vì dùng những
hành động để làm tổn thương thể xác của một cá nhân hoặc nhóm thì công cụ chính của việc bạo hành
ngôn ngữ lại là lời nói. Họ sử dụng lời nói với tính chất tiêu cực, sỉ nhục, lăng mạ thậm chí có cả trường
hợp công kích tự tử và gây ra những hậu quả đáng tiếc.Các cụ ta có câu “Lời nói đọi máu”. Một lời nói có
thể cứu sống một người nhưng cũng có thể giết chết một người. Đôi khi một vài lời nói đùa, đôi ba câu
trách mắng vu vơ mà chúng ta nghĩ là vô hại lại khiến cho người nghe tổn thương nặng nề. tôi đã vô tình
xem được nhiều video trên tik tok hay các bài đăng trên mạng; đối với 1 số video có những bình luận
như mang ý xúc phạm người khác. Họ đáng giá cách ăn mặc hay phán xét thói quen sống của người
khác. Những gì họ comment ở dưới nếu chính chủ đọc hay 1 ai đó đọc được sẽ rất tự ti và có thể ảnh
hưởng tới tâm lý chưa kể nguy hiểm hơn là dẫn tới tự sát. Thử hỏi xem những câu chữ của họ bấm ra
hay mấy cách "cào bán phím" như vậy làm người khác tổn thương liệu có hạnh phúc hơn không? Tại sao
trước khi nói ra một suy nghĩ gì đó của mình không thử nghĩ tới người khác? Sao không tự hỏi rằng nếu
mình bị "đả kích" như vậy sẽ ra sao? Hay họ chỉ biết nhắn cho vui. Với mấy cái bình luận phỉ báng người
khác như vậy những lại được cho là góp ý hay là ý kiến riêng đều hoàn toàn sai lệch.

Hôm nay, bạn mặc cảm về điều gì? Với tôi, mặc cảm là khi một bạn trai cùng lớp nói rằng miệng tôi trông
méo xệch khi cười. Không ai nhận ra rằng tôi đã cố tình lấy tay che miệng khi cười đùa với bạn bè suốt
cả ngày hôm ấy.Với một bạn nữ khác, mặc cảm là khi các bạn chơi thân với cô ấy nhận xét rằng đùi cô
trông rất to. Không ai nhận ra được lý do cô tạm biệt những chiếc quần sóoc, váy ngắn để trung thành
với quần jeans dài khi đi ra ngoài kể từ ngày hôm ấy.Những nỗi mặc cảm sinh ra từ lời nói như vậy hiện
diện xung quanh chúng ta từng ngày. Chỉ có điều, ít ai đủ tinh tế để nhận thấy được. Ít ai quan sát đủ
nhiều để nhận ra cái thoáng cau mày trên gương mặt người bạn của họ khi họ trêu đùa rằng cô ấy béo.
Ít ai đủ nhạy cảm để nhìn thấu qua nụ cười gượng gạo trên môi các nạn nhân của bạo lực ngôn từ. Bạn
có bao giờ tự hỏi sự tự ti về cân nặng của mình là tự nhiên mà có, hay là do một lời bình phẩm bâng quơ
của chúng bạn? Bạn có bao giờ chấp nhận thu mình và từ chối các cuộc vui vì sợ bị chỉ trích là tẻ nhạt?.

Cuộc thi hoa hậu hòa bình quốc tế 2022 vừa trải qua là một hình ảnh xấu để lại trong giới mộ điệu săc
đẹp,khi chúng ta chứng kiến những lời lẽ đầy miệt thị về ngoại hình từ vị chủ tịch Mr Nawat đối với đại
diện của Việt Nam ,ông ta thẳng thừng đưa ra những nhận xét,đánh giá thậm tệ về hình thể của một cô
gái,một người phụ nữ mà trước đó ông đã từng dành nhiều lời khen có cánh.là một cuộc thi sắc đẹp
quốc tế nhưng lại có một vị giám đốc hơi kỳ cục,đánh giá cá nhân và thiếu sự kiềm chế cảm xúc.việc
thiếu tôn trọng và có những lời lẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí của đại diện việt nam cũng chính là biểu
hiện rõ ràng của bạo lực ngôn từ.hơn cả sự công bằng,chúng ta cần lên tiếng vì sự tôn trọng phụ
nữ,tránh xa bạo lực ngôn từ,hãy là những con người văn minh trong chính cuộc sống của bạn,trong
chính suy nghĩ,trong chính lời nói.
Lời nói luôn là con dao hai lưỡi. Đôi khi chẳng cần dao kéo gì đâu, lời nói là thứ vũ khí có sức sát thương
cao nhất.Từ một người hoạt bát,vui vẻ lại trở thành một người buồn bã và tiêu cực.tâm trạng họ thay
đổi rất nhanh và vô cùng khó chịu và nóng nảy.khiến họ cảm thấy xung quanh là những điều tiêu cực và
rồi họ có những suy nghĩ tiêu cực đối với cuộc sống của mình.ngoài ra bạo lực ngôn từ còn làm ảnh
hưởng đến cảm xúc của mỗi người. Vì thế, ta cần học cách lý trí, suy xét cẩn thận và không để cảm xúc
lấn lướt, điều khiển hành vi, cách cư xử, lời lẽ của mình. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và xã hội
cũng cần có những hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng chống bạo lực ngôn ngữ và mở rộng các lớp
học kĩ năng giao tiếp, ứng xử giúp mỗi người trẻ nâng cao kĩ năng xử lí khi gặp phải vấn đề trên mạng xã
hội. Các bậc phụ huynh, thầy cô cần học cách lắng nghe, thấu hiểu vết thương trong lòng mỗi đứa trẻ để
chữa lành những vết thương ấy, không nên dùng sự trưởng thành của mình để phán xét, xem nhẹ cảm
xúc của con em mình. Nếu mỗi người đều có trách nhiệm với lời nói của mình, đều biết quan tâm và san
sẻ với người khác thay vì miệt thị, chỉ trích thì "bông hoa tuyết lê" Sulli- một cô ca sĩ trẻ đầy tài năng,
nhiệt huyết của xứ sở Kim Chi có lẽ không phải đau đớn và tuyệt vọng mà từ bỏ cuộc đời khi đang trong
độ tuổi thanh xuân rực rỡ nhất của đời người như thế.Hãy dừng lại trước khi quá muộn vì biết đâu sẽ có
lúc bản thân chúng ta trở thành nạn nhân của bạo hành bằng ngôn từ

You might also like