You are on page 1of 5

Soạn Đề Cương Môn Ngữ Văn 8

I. TIẾNG VIỆT:
1. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: Câu nghi vấn, Câu cầu
khiến, Câu cảm thán, Câu trần thuật, Câu phủ định
- Câu Nghi Vấn: Là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao,
bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa, …)
hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Có chức năng
chính dùng để hỏi. Câu nghi vấn kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
- Trong nhiều trường hợp, mà câu nghi vấn không dùng để hỏi mà
dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,
cảm xúc,… và không người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn
có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm
lửng.
- Câu cầu khiến: Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,
… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu
cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than,
nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc
bằng dấu chấm.
- Câu cảm thán: Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi,
hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng
nào,… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người
viết); xuất hiên chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn
ngữ văn chương
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Câu trần thuật: Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu
câu nghi vấn, cầu khiến; thường dùng để kể, thông báo, nhận
định, miêu tả,…
- Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng
để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… (vốn là chức
năng chính của các kiểu câu khác)
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi
khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp
- Câu phủ định: Là câu có những từ ngữ phủ định như: không,
chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là),
đâu (có),…
- Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự
việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận đính (câu phủ định bác bỏ)

III. TẬP LÀM VĂN:


1. Bạo lực học đường:
Khoảng thời gian được sách cặp đến trường đến lớp là khoảng thời
gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng hiện nay, sự
trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa.
Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ không phù
hợp với văn hóa học đường. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh
nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. Tình trạng bạo lực học đường
đang diễn ra rất phổ biến, phức tạp và được lan rộng trên các trang
mạng xã hội.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn
mình, đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ
học sinh. Chỉ cần lướt vài trang mạng xã hội thì chúng ta có thể bắt gặp
hàng loạt clip nói về vẫn đề bạo lực học đường. Bạo lực học đường có
thể biểu hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau, không chỉ đơn thuần
là các hành động xúc phạm hay tác động vật lý như đánh đập, tra tấn.
Những hành động khủng bố bạn học trên môi trường ảo cũng có thể tác
động mạnh mẽ đến tâm lý của người bị hại và gây ra những hậu quả
đáng tiếc. Đã có những vụ việc đau lòng như sỉ nhục, đay nghiến, chà
đạp nhân phẩm của các em học sinh đã dẫn đến những sự việc đau
lòng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường, có
thể xét đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước
hết là do chính bản thân của học sinh, do nhận thức lệch lạc, muốn thể
hiện bản thân nên đã lựa chọn con đường bạo lực. Về khách quan, do
chưa có sự quan tâm của cha mẹ, nhà trường còn lỏng lẻo trong việc
quản lí, giáo dục nên đã dẫn đến những hành động và suy nghĩ lệch lạc
ở các bạn học sinh. Thực tế đã chứng minh rằng bạo lực học đường gây
ra những tổn thương về tinh thần, đau đớn về thể xác, thậm chí là hình
thành nỗi sợ suốt đời cho người bị bắt nạt. Để khắc phục tình trạng này,
mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này,
đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực
ra khỏi phạm vi học đường. Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng
trong việc dạy bảo học sinh, còn cha mẹ cũng nên chăm lo và quan tâm
đến con cái nhiều hơn.
Từ những hậu quả khôn lường này, em thấy bạo lực học đường học
đường là một hành vi không tốt, chúng ta nên tích cực học tập, rèn
luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, không
nên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.
2. Vức rác bừa bãi:
Thế giới đang đứng trước nguy cơ rất lớn từ việc ô nhiễm mội trường.
Các vấn đề như thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề
vô cùng bức thiết của xã hội. Một hiện tượng đáng lo ngại trong môi
trường học đường ngày nay, đó là việc xả rác bừa bãi của các bạn học
sinh.
Vức rác bừa bãi là vức rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ
đang diễn ra rất phổ biến gây nên ô nhiễm môi trường. Trong khuôn
viên trường học cũng vậy, chúng ta không khó để bắt gặp các bạn học
sinh xả rác vào ngăn bàn, dưới chân cầu thang, rác bị vứt lung tung mà
không được thu gọn vào đúng nơi quy định, đó không chỉ là những tờ
giấy nháp, những chiếc bút hết mực mà còn là những chiếc túi ni-lông,
hộp nhựa khó phân hủy do học sinh mang đồ ăn sáng đến trường hay
đồ ăn vặt được mang lên lớp. Việc xả rác bừa bãi trong khuôn viên
trường học không chỉ gây mất mĩ quan, ảnh hưởng đến môi trường học
tập mà còn tạo những áp lực, vất vả cho những cô lao công. Nguyên
nhân của việc xả rác bừa bãi do sự hồn nhiên, lười nhác và cả thiếu ý
thức của một số bạn học sinh, nhiều bạn cho rằng đã có cô chú lao công
làm nhiệm vụ dọn vệ sinh nên xả rác một cách vô tư. Việc xã rác để lại
rất nhiều hậu quả, nó có thể gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến cảnh quan, thẩm mĩ của trường học. Để khắc phục tình trạng này,
mỗi cá nhân người học sinh cần có ý thức tự giác, bỏ rác đúng nơi quy
định, không vứt rác bừa bãi, biết phân loại và thu gom rác thải không
chỉ của mình mà còn biết thu gom những rác thải ngoài môi trường.
Từ những hậu quả này, em thấy việc xả rác bừa bãi là hành vi không
tốt, chúng ta không nên xả rác bừa bãi, thay vào đó hãy tuyên truyền
vận động bạn bè cùng nâng cao ý thức để bảo vệ một môi trường học
tập xanh, sạch, đẹp.

You might also like